Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 74: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.45 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. Ngày soạn: 9/1/2012 Ngày giảng: 11/1/2012 Tiết 74:. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN. A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: I- Chuẩn: 1. Kiến thức: Giúp hs nắm - Khái niệm văn bản nghị luận. - Nhu cầu nghị luận trong đời sống. - Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận. 2. Kỹ năng: - Nhận biết văn nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này. 3. Thái độ: - Thấy được tầm quan trọng của thể loại văn nghị luận II- Nâng cao, mở rộng: B- CHUẨN BỊ: + Thầy: SGK, SGV, hệ thống câu hỏi + Trò: SGV, đọc và trả lời các câu hỏi sgk C- PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH: + Phương pháp: Phân tích, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận. + KTDH: Động não, hoạt động nhóm. D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: + Ổn định: (1’) + Kiểm tra bài cũ: Không + Triển khai bài mới: Giới thiệu bài mới: Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống. Vậy văn nghị luận là gì ? khi nào chúng ta có nhu cầu nghị luận ? Tiết học này, sẽ trả lời cho câu hỏi đó. Triển khai: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức *Hoạt động 1: (35’) HD tìm hiểu nhu I- Tìm hiểu chung: cầu nghị luận và khái niệm văn nghị luận. 1. Nhu cầu nghị luận: ? Trong cuộc sống hàng ngày, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như: Vì sao em đi học hoặc vì sao con Nguyễn Hữu Phúc. Trường THCS Lê Thế Hiếu Lop7.net. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. người cần phải có bạn bè không ? - HS: Rất thường gặp ? Em hãy nêu một số câu hỏi khác về những vấn đề tương tự ?Vì sao em thích đọc sách ?Vì sao em thích xem phim?Làm thế nào để học giỏi môn ngữ văn ? ? Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không ? Vì sao ? - HS: Thảo luận, trình bày - Không thể vì: Tự sự là thuật lại, kể câu chuyện dù đời thường hay tưởng tượng, dù hấp dẫn, sinh động đến đâu cũng mang tính cụ thể – hình ảnh, vẫn chưa có sức thuyết phục - Miêu tả là dựng chân dung cảnh, người, vật, sự vật, sinh hoạt .. cũng tương tự như tự sự - Biểu cảm đánh giá đã ít nhiều cần dùng lí lẽ, lập luận nhưng chủ yếu vẫn là cảm xúc, tình cảm, tâm trạng mang nặng tính chủ quan và cảm tính nên cũng không có khả năng giải quyết các vấn đề trên một cách thấu đáo ? Để trả lời những câu hỏi như thế, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết ? - HS: Bình luận , xã luận , bình luận thời sự , bình luận thể thao , các mục nghiên cứu , phê bình , hội thảo khoa học … Hs đọc văn bản “ Chống nạn thất học “ của Hồ Chí Minh - Bác viết bài này nhằm mục đích gì ? Bác viết cho ai đọc, ai thực hiện ? Bài viết nêu lên luận điểm nào? Tìm những câu văn mang luận điểm đó ? Học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện. 2. Thế nào là văn nghị luận: a) Ví dụ: Văn bản: “ Chống nạn thất học “ của HCM. Nguyễn Hữu Phúc. Trường THCS Lê Thế Hiếu Lop7.net. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. trả lời câu hỏi - Mục đích Bác viết bài này là chống giặc dốt , đối tượng Bác hướng tới là quốc dân Việt Nam – toàn thể nhân dân Việt Nam - Luận điểm: Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là: nâng cao dân trí * Những câu mang luận điểm đó - Chính sách ngu dân của thực dân pháp đã làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ - Phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ thì mới có kiến thức để tham gia xây dựng tổ quốc - Làm cách nào để nhanh chóng biết chữ quốc ngữ ? những điều kiện tiến hành công việc ? Vâỵ em hiểu thế nào là văn nghị luận ? ( ghi nhớ sgk) - GV: Như vậy văn nghị luận tồn tại khắp nơi. - Mục đích Bác viết bài này là chống giặc dốt , đối tượng Bác hướng tới là quốc dân Việt Nam – toàn thể nhân dân Việt Nam - Luận điểm: Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là: nâng cao dân trí * Những câu mang luận điểm đó - Chính sách ngu dân của thực dân pháp đã làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ - Phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ thì mới có kiến thức để tham gia xây dựng tổ quốc - Làm cách nào để nhanh chóng biết chữ quốc ngữ ? những điều kiện tiến hành công việc b) Ghi nhớ: (sgk). E- TỔNG KẾT-RÚT KINH NGHIỆM: + Củng cố phần KT-KN: (4’) - Thế nào là văn bản nghị luận? - Sử dụng văn bản nghị luận trong những trường hợp nào? + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (5’) - Nắm được khái niệm văn bản nghị luận. Các trường hợp cần sử dụng và cách sử dụng văn bản nghị luận. - Làm bài tập trong SGK phần luyện tập và sưu tầm những đoạn văn, bài văn nghị luận. + Đánh giá chung về buổi học: ………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. + Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………….. Nguyễn Hữu Phúc. Trường THCS Lê Thế Hiếu Lop7.net. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. Ngày soạn: 9/1/2012 Ngày giảng: 11/1/2012 Tiết 75:. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN (tiếp). A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: I- Chuẩn: 1. Kiến thức: Giúp hs - Làm các bài tập về vưn nghị luận 2. Kỹ năng: - Nhận biết văn nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này. 3. Thái độ: - Thấy được tầm quan trọng của thể loại văn nghị luận II- Nâng cao, mở rộng: B- CHUẨN BỊ: + Thầy: SGK, SGV, hệ thống câu hỏi + Trò: SGV, đọc và trả lời các câu hỏi sgk C- PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH: + Phương pháp: Phân tích, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận. + KTDH: Động não, hoạt động nhóm. D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: + Ổn định: (1’) + Kiểm tra bài cũ: (4’) ? Thế nào là văn bản nghị luận? Cách sử dụng? + Triển khai bài mới: Giới thiệu bài mới: Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu thế nào là văn bản nghị luận, cách sử dụng. Tiết hôm nay chúng ta sẽ tiến hành luyện tập về thể loại văn bản này. Triển khai Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức *Hoạt động 1: (35’) HD luyện tập II- Luyên tập: 1. Bài tập 1 - HS đọc phần luyện tập bài tập 1. - Thảo Luận nhóm câu hỏi sgk - Đây là một bài văn nghị luận vì nhan đề - Đây là một bài văn nghị luận vì nhan là một ý kiến , một luận điểm . Mở bài là đề là một ý kiến , một luận điểm nghị luận kết bài là nghị luận, Thân bài trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ . Bài viết gọn + Ý kiến đề xuất của tác giả: Cần chống * Ý kiến đề xuất của tác giả: Cần chống Nguyễn Hữu Phúc. Trường THCS Lê Thế Hiếu Lop7.net. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. lại những thói quen xấu và tạo ra những thói quen tốt trong đời sống xã hội. + Ý kiến đó được thể hiện bằng những câu sau : có thói quen tốt và thói quen xấu ..có người biết phân biệt + Tác giả đưa ra những lí lẽ dẫn chứng - Thói quen tốt: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách - Thói quen xấu: Hút thuốc là, hay cáu giận, mất trật tự, gạt tàn thuốc bừa bãi ra cả nhà, vứt rác bừa bãi ( ăn chuối xong là vứt toẹt cái vỏ ra cửa, ra đường …) những nơi khuất, nơi công cộng, rác đâỳ rẫy, ném bừa chai, cốc vỡ ra đường rất nguy hiểm. + Bài viết này nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế khắp cả nước ta. Chúng ta tán thành với ý kiến trong bài viết vì những ý kiến giải thích của tác giả nêu đều đúng đắn , cụ thể tốt xấu… nhưng đã thành thói quen …xã hội. lại những thói quen xấu và tạo ra những thói quen tốt trong đời sống xã hội. * Ý kiến đó được thể hiện bằng những câu: có thói quen tốt và thói quen xấu ..có người biết phân biệt * Tác giả đưa ra những lí lẽ dẫn chứng : - Thói quen tốt: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách - Thói quen xấu: Hút thuốc là, hay cáu giận, …. * Bài viết này nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế khắp cả nước ta.. 2. Bài tâp 2: - Bố cục của vb trên - Bài văn này chỉ có bố cục 2 phần + Phần 1 : từ đầu đến nguy hiểm + Phần hai phần còn lại. Bố cục của vb trên Bài văn này chỉ có bố cục 2 phần + Phần 1 : từ đầu đến nguy hiểm + Phần hai phần còn lại ? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ? (HSTLN). Đây là bài văn nghị luận viết theo lối qui nạp mà phần tự sự ở cầu đoạn chính là dẫn chứng được đưa ra trước để rồi từ đó rút ra 1 suy nghĩ , một định lí trong cuộc sống con người - GV: Hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng, từ hai cái hồ mà nghĩ tới hai cách sống của con người - Gv: Hướng dẫn khuyến khích học sinh sưu tầm bài, đoạn văn nghị luận ngắn trên báo chí. 3. Bài tập 4 : Đây là bài văn nghị luận viết theo lối qui nạp mà phần tự sự ở cầu đoạn chính là dẫn chứng được đưa ra trước để rồi từ đó rút ra một suy nghĩ , một định lí trong cuộc sống con người. Nguyễn Hữu Phúc. Trường THCS Lê Thế Hiếu Lop7.net. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. E- TỔNG KẾT-RÚT KINH NGHIỆM: + Củng cố phần KT-KN: Thực hiên trong tiết học + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (5’) - Nắm khái niệm và các trường hợp sử dụng văn nghị luận. - Làm các bài tập còn lại. - Phân biệt văn bản nghị luận và văn bản tự sự ở những văn bản cụ thể. - Soạn bài: Tục ngữ về con người và xã hội. Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK + Đánh giá chung về buổi học:…………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. + Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. ****************************** Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 76:. TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI. A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: I- Chuẩn: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm. - Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội. - Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội. 2. Kỹ năng: - Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ. - Đọc- hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ vế con người và xã hội. - Vận dụng ở mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống. 3. Thái độ: - Giữ gìn và phát huy nền văn học dân gian Việt Nam. - Từ ý nghĩa của tục ngữ để rút ra bài học cho bản thân. II- Nâng cao, mở rộng. B- CHUẨN BỊ: + Thầy: SGK, SGV, sưu tầm các câu tục ngữ về con người và xã hội. + Trò: SGK, đọc và trả lời câu hỏi. C- PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH: + Phương pháp: Phân tích, thảo luận. + KTDH: Động não. D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Nguyễn Hữu Phúc. Trường THCS Lê Thế Hiếu Lop7.net. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. + Ôn định: (1’) + Kiểm tra bài cũ: (4’) ? Đoc thuộc long các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Nội dung chung của các câu tục ngữ đó? + Triển khai bài mới: Giới thiệu bài: Ngoài những câu tục ngữ được đút rút trong cuộc sống về thiên nhiên và lao động sản xuất, nhân dân ta còn rút ra những kinh nghiệm về con người và xã hội. Triển khai: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn đọc và I- Đọc và tìm hiểu chú thích: tìn hiểu chú thích. HD đọc: Chú ý vần lưng, đối, hai câu lục bát thứ 9. Đọc rõ, chậm. GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc lại. Hoạt động 2: (25’ Hướng dẫn tìm hiểu II- Tìm hiểu văn bản: văn bản. Văn bản có thể chia thành mấy nhóm? 1. Bố cục: Chia 3 nhóm. Hãy phân và đặt tên nội dung của từng - Tục ngữ về phẩm chất con người câu nhóm? 1,2,3. - Tục ngữ về học tập tu dưỡng câu 4,5,6. - Tục ngữ về quan hệ ứng xử câu 7,8,9. 2. Phân tích: a) Câu 1:. ? Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật gì.. *NT: Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, so sánh, vần lưng.. ? Câu TN đề cao cái gì.. => Đề cao giá tri con người so với mọi thứ của cải, người quý hơn của rất nhiều lần. ? Nó còn có tác dụng an ủi khi nào.Tìm những câu tục ngữ tương tự. - Người sống đóng vàng. - Người làm ra của chứ của không làm ra người. - Của đi thay người.. An ủi những người không may mất của.. b) Câu 2:. ? Tại sao nói “Cái răng cái tóc là góc con người”? Góc con người là gì? - Cái răng cái tóc thể hiện một phần hình Nguyễn Hữu Phúc. Trường THCS Lê Thế Hiếu Lop7.net. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. thức, tính cách con người. Người răng trắng, tóc đen, mượt mà là người khỏe mạnh. Tóc bạc răng long là biểu hiện của tuổi già. ? Câu tục ngữ được sử dụng trong trường hợp nào.. - Khuyên nhủ mọi người cần phải giữ gìn răng tóc của mình. - Thể hiện cách bình phẩm, nhìn nhận con người qua hình thức của người đó.. ? Về hình thức, câu này có gì đáng chú ý. - Vần lưng, đối chỉnh, nhịp 3/3 ? Câu tục ngữ này giáo dục chúng ta về điều gì.. c) Câu 3: - Cho dù thiếu thốn vật chất nhưng vẫn giữ phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa có hại đến nhân phẩm. - Hãy biết giữ gìn nhân phẩm, đừng để cho nhân phẩm bị hoen ố. d) Câu 4:. ? Vế câu tục ngữ này có gì đặc biệt. - 4 vế đẳng lập, bổ sung cho nhau. ? Cho biết nét nổi bật về nghệ thuật của câu tục ngữ này. Tác dụng? - NT: Điệp từ học -> Nhấn mạnh, mở ra những điều con người cần phải học ? Ý nghĩa cảu câu tục ngữ.. - NT: Điệp từ - Học cách ăn,cách nói,cách gói,cách mở. - Con người cần thành thạo mọi việc, khéo léo nơi giao tiếp. e) Câu5:. ? Cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ.. - Vai t rò quyết định và công lao to lớn của người thầy => Phải kính trọng, biết ơn, tìm thầy mà học.. ? Câu tục ngữ này có gì mâu thuẩn với câu tục ngữ trên không? Vì sao. - Câu tục ngữ có hai vế đặt theo lối so sánh, người bình dân đề cao việc học thầy nhưng cũng đề cao việc học bạn.. f) Câu 6:. Nguyễn Hữu Phúc. Trường THCS Lê Thế Hiếu Lop7.net. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. ? Biện pháp nghệ thuật và ý nghĩa của câu tục ngữ. GD kỹ năng sống: Các em rút ra được bài học gì từ câu tục ngữ này ? ( Cần phải học ở thầy những kiến thức, học ở bạn những đức tính tốt đẹp). - NT: So sánh. ? Cho biết biện pháp nghệ thuật. Ý nghĩa của câu tục ngữ. ? Tìm những câu tục ngữ tương tự. (- Lá lành đùm lá rách, Bầu ơi thương lấy bí cùng….) ? Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.. - NT: So sánh. - Đề cao vai trò của việc học bạn.. g) Câu 7: - Khuyên con người yêu thương người khác như chính bản thân mình. Hãy sống bằng lòng nhân ái, vị tha. h) Câu 8: - Nghĩa đen: Khi được ăn quả phải nhớ ơn người trồng cây. - Bóng: Khi được hưởng thành quả phải nhớ công ơn những người gây dựng. i) Câu 9:. ? Câu tục ngữ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu lên chân lí gì?. - NT: Ẩn dụ. ? Nêu biện pháp nghệ thuật chính của các câu tục ngữ trên.. ? Nội dung của các câu tục ngữ. HS trả lời, GV chốt ghi nhớ. ? Nêu ý nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội.. - Nêu lên chân lí về sức mạnh của sự đoàn kết, chia sẻ. Lẻ loi thì chẳng làm được gì, nếu biết hợp sức đồng lòng thì sẽ làm nên việc lớn. 3. Tổng kết: a) Nghệ thuật: - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc. - Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ. - Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. b) Nội dung: (Ghi nhớ) c) Ý nghĩa văn bản: - Không ít câu tục ngữ là những kinh nghiệ quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế.. E- TỔNG KẾT- RÚT KINH NGHIỆM: Nguyễn Hữu Phúc. Trường THCS Lê Thế Hiếu Lop7.net. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. + Củng cố phần KT-KN: (2’) Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ. + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (3’) - Học thuộc các câu tục ngữ. Nắm được nội dung, ý nghĩa. - Sưu tầm các câu tục ngữ tương đương về con người và xã hội. - Soạn bài: Rút gọn câu. Thế nào là rút gọn câu, cách dùng câu rút gọn. Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK. + Đánh giá chung về buổi học:…………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. + Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. --------------------------------------------Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 77:. RÚT GỌN CÂU. A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: I- Chuẩn: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm - Khái niệm câu rút gọn - Tác dụng của việc rút gọn câu. - Cách dùng câu rút gọn. 2. Kỹ năng: - Nhận biết và phân tích câu rút gọn. - Rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Thái độ: - Tự hào về những nét đặc sắc của Tiếng Việt. II- Nâng cao, mở rộng: B- CHUẨN BỊ: + Thầy: SGK, SGV, hệ thống câu hỏi, bài tập bổ sung + Trò: SGK, đọc và trả lời câu hỏi. C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH: + Phương pháp: Phân tích, thảo luận. + KTDH: Động não. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: + Ổn định (1’) + Kiểm tra bài cũ (5’) Trường THCS Lê Thế Hiếu 10. Nguyễn Hữu Phúc Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. - Đọc thuộc long các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Nội dung chung của các câu tục ngữ đó? + Triển khai bài mới Giới thiệu bài mới: (1’) Ngoài những câu tục ngữ được đút rút trong cuộc sống về thiên nhiên và lao động sản xuất, nhân dân ta còn rút ra những kinh nghiệm về con người và xã hội. Triển khai bài HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: (10’) Tìm hiểu thế nào là rút I. Thế nào là rút gọn câu: gọn câu 1. Ví dụ: GV: Chép các ví dụ 1(a,b) lên bảng phụ và a) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, hướng dẫn HS theo dõi. học mở. GV: Cấu tạo của 2 câu 1(a,b)có gì khác  Câu chưa rút gọn. nhau ? HS: Câu a: Có Chủ ngữ Câu b: Không có chủ ngữ GV: Tìm từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong ví dụ 1(a). b) Học ăn, học nói, học gói, học mở  Câu rút gọn CN.. HS: Chúng ta, người Việt Nam, chúng em... GV: Theo em vì sao chủ ngữ trong câu a lại bị lược bỏ (HS thảo luận) c) Hai người đuổi theo nó. Rồi ba HS: Đây là câu cầu khiến có ý khuyên mọi người, bốn người, sáu bảy người. người cùng thực hiện  Chủ ngữ bị lược  Câu rút gọn VN. bỏ GV: Hãy xác định 2 bộ phận có trong câu ở ví dụ (b) GV: Tại sao em có thể xác định được ?. d)- Bao giờ cậu đi Hà Nội? - Ngày mai  Câu rút họn cả chủ ngữ – Vị ngữ. HS: Đặt câu hỏi ai? Thế nào? GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp ví dụ 4(a,b) theo cách tương tự như trên. GV kết luận: Ta gọi những câu 1(a); 4(b) là câu rút gọn (tỉnh lược). GV: Vậy em hiểu thế nào là câu rút gọn? Cho ví dụ ?. 2. Ghi nhớ:(SGK) HS đọc ghi nhớ 1 ở SGK II. Cách dùng câu rút gọn: Hoạt động 2: (10’) Cách dùng câu rút Trường THCS Lê Thế Hiếu 11. Nguyễn Hữu Phúc Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. gọn GV cho HS đọc ví dụ SGK (15). 1.Ví dụ:. Ví dụ 1: Sáng chủ nhật, trường em tổ GV: Em hãy nhận xét những câu in đậm em chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. vừa đọc thiếu thành phần nào ? HS: Thiếu thành phần chủ ngữ. GV: Có nên rút gọn như vậy không ? Vì sao? HS: Không nên rút gọn như vậy làm cho người đọc, người nghe khó hiểu. GV: Em nào có thể khôi phục lại câu đó cho đầy đủ ? HS: Sáng chủ nhật... vui. Một số bạn chạy loăng quăng. Một số bạn nữ chơi nhảy dây. Xa xa, một số bạn nam chơi kéo co. HS đọc tiếp ví dụ 2 GV: Em có nhận xét gì về câu trả lời của người con qua câu in đậm trong ví dụ em vừa đọc ? HS: Không lễ phép. * Chạy loăng quăng. Nhảy dây. (Câu rút gọn)  Không nên rút gọn vì người đọc, người nghe không hiểu đầy đủ nội dung câu nói. Ví dụ 2: Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10. - Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế ? - Bài kiểm tra toán. (Câu rút gọn).  Không nên rút gọn vì câu cộc lốc, GV: Vậy theo em ta cần thêm những từ ngữ không lễ phép. nào vào câu rút gọn in đậm để thể hiện thái  Sửa: (Dạ thưa!) Bài kiểm tra toán ạ ! độ lễ phép của con người ? HS: “dạ thưa” vào câu đầu; “dạ” vào cuối câu sau. GV lưu ý HS: Không nên rút gọn câu đối với người lớn, người bề trên (ông, bà, cha, mẹ...). Nếu dùng phải kèm theo tình thái từ. GV: Hãy phân tích ví dụ sau: - Đêm ! Trời không trăng nhưng đầy sao. (Đây là câu đặc biệt) GV: Vậy giữa câu đặc biệt và câu rút gọn có gì khác nhau ? HS: Câu đặc biệt do 1 thành phần chính tạo nên, không khôi phục lại được “không thêm được thành phần nào cả”. Ví dụ : .... Gió mưa... não nùng.... (Câu rút gọn có thể xác định được thành phần có mặt nhưng là vắng mặt chứ không Trường THCS Lê Thế Hiếu 12. Nguyễn Hữu Phúc Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. phải là không có thể khôi phục được) VD: Những ai là HS giỏi lớp 7A4. Hùng, Thảo, An. (Lược bớt VN) GV: Qua phần tìm hiểu các ví dụ trên, các em hãy cho biết khi rút gọn câu, ta cần chú ý những điều gì ? Hoạt động 3(15') HD luyện tập GV gọi HS lên bảng làm.. 2. Ghi nhớ: (SGK) III. Luyện tập: 1. Bài tập 1. 1. Bài tập 1: Xác định yêu cầu của bài tập (3 yêu cầu ) GV: Muốn thực hiện từng yêu cầu ta làm thế nào? Hãy thực hiện các yêu cầu của bài tập ? 2. Bài tập 2: Tìm câu rút gọn và khôi phục lại.. 3. Bài tập 3: Gợi ý Cậu bé và người khách hiểu nhầm vì: Dùng nhiều câu rút gọn.. - Các câu TN là câu rút gọn là câu b, c  Rút gọn CN làm cho câu văn ngắn gọn hơn, thông tin nhanh hơn. 2. Bài tập 2 a) Bước tới Đèo Ngang ... bước tới Đèo Ngang....  Tôi. - Dừng chân đứng lại... dừng chân đứng lại..  Tôi. b) Đồn rằng ... Người ta đồn rằng.... . - Cưỡi ngựa... Quan cưỡi ngựa.... . - Ban khen ... ban khen....  Vua. - “Mất rồi” (Đứa bé mất tờ giấy, ông khách - Đánh giặc... nghĩ là bố đứa bé mất) giặc....  Quan đánh. E. TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM + Củng cố phần KT-KN: (3’) - Thế nào là câu rút gọn ? - Khi rút gọn cần lưu ý điều gì ? - Phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn ? + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (4’) - Học kĩ bài + Ghi nhớ. Trường THCS Lê Thế Hiếu 13. Nguyễn Hữu Phúc Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. + Làm các bài tập còn lại. + Tìm hiểu bài mới: Câu đặc biệt. + Đánh giá chung về buổi học …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… + Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ------------------------------------------------Ngày soạn: 16/1/2012 Ngày giảng: 17/1/2012 Tiết 78:. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN. A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: I- Chuẩn: 1. Kiến thức:Giúp hs nắm: - Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau. 2. Kỹ năng: - Biết xác định luận điểm. luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận. - Bước đầu biết xác định luận điểm, , xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề bài cụ thể. 3. Thái độ: - Vận dụng văn biểu cảm để tập viết bài văn. II- Nâng cao, mở rộng: B- CHUẨN BỊ: + Thầy: SGK, SGV, hệ thống câu hỏi. + Trò: SGK, đọc và trả lời các câu hỏi C- PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH: + Phương pháp: Phân tích, thảo luận. + KTDH: Động não, hoạt động nhóm. D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: + Ổn định: (1’) + Kiểm tra bài cũ: (4’) ? Trong cuộc sống chúng ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào ? ? Văn nghị luận là gì ? Hãy lấy ví dụ minh hoạ. + Triển khai bài mới : Trường THCS Lê Thế Hiếu 14. Nguyễn Hữu Phúc Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. Giới thiệu bài mới : Ở tiết trước chúng ta đã đi tìm hiểu được khái niệm văn nghị luận. Vậy văn nghị luận có những đặc điểm gì thì tiết học này sẽ giải đáp vấn đề đó Triển khai : Hoạt động của thầy và trò Nôi dung kiến thức *Hoạt động 1 : (20’) Tìm hiêu chung. I- TÌM HIỂU CHUNG: 1. Luận điểm, luận cứ và lập luận : - HS : Đọc văn bản “ Chống nạn thất học “ ( bài 18 ) ? Luận điểm chính của bài viết là gì ? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hoá thành những câu văn như thế nào. - GV : Hướng dẫn. - HS : Thảo luận nhóm 2p. ? Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt yêu cầu gì ? - HS : Phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế ? Vậy luận điểm là gì ? a) Luận điểm: ? Em hãy tìm ra những luận cứ trong vb - Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm chống nạn thất học và cho biết những luận của bài văn được nêu ra dưới hình thức cứ ấy đóng vai trò gì ? Muốn có sức câu khẳng định ( hay phủ định ) thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu cầu gì ? ( HSTLN) - HS : + Những luận cứ đóng vai trò làm sáng tỏ thêm cho luận điểm, làm cơ sở cho luận điểm + Muốn có sức thuyết phục luận cứ b) Luận cứ : - Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở phải chân thật , đúng đắn, tiêu biểu, được minh hoạ bằng các dẫn chứng xứng đáng cho luận điểm ? Luận điểm và luận cứ thường được diễn đạt dưới hình thức nào và có tính chất gì ? ? Vai trò của những cách diễn đạt ấy trong vb nghị luận ấy ntn? - HS : Lập luận có vai trò cụ thể hoá luận c) Lập luận : điểm, luận cứ thành các câu văn, đoạn văn - Là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày có tính chất liên kết về hình thức, nội luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững dung chắc cho luận điểm ? Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của vb “ Chống nạn thất học” - Trước hết tác giả nêu lí do vì sao phải Trường THCS Lê Thế Hiếu 15. Nguyễn Hữu Phúc Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. chống nạn thất học, chống nạn thất học để làm gì ? - HS : Lập luận như vậy là chặt chẽ ? Vậy lập luận là gì ? Gọi hs đọc ghi nhớ. 2. Ghi nhớ : (Sgk) *Hoạt động 2:(15’) Hướng dẫn luyện II. LUYỆN TẬP: - Luận điểm : tập GV gọi HS đọc văn bản Cần tạo ra thói - Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống quen tốt trong đời sống xã hội. xã hội ? Cho biết luận điểm, luận cứ và cách lập - Luận cứ : + Có thói quen tốt và thói quen xấu luận trong bài. + Có người biết phân biệt tốt xấu, như vì đã thành thói quen rất khó bỏ, khó sửa + Tạo được thói quan tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ ? Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn - Lập luận : + Luôn dậy sớm …là thói quen tốt ấy. + Hút thuốc lá…..là thói quen xấu + Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày …. + Có nên xem lại mình ngay từ mỗi người. E- TỔNG KẾT-RÚT KINH NGHIỆM: + Củng cố phần KT-KN: (2’) ? Nêu các đặc điểm của văn bản nghị luận. + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (3’) - Nhớ các đặc điểm của văn bản nghị luận qua các văn bản nghị luận đã học. - Sưu tầm các bài văn, đoạn văn nghị luận ngắn trên báo chí, tìm hiểu đặc điểm nghị luận của văn bản đó. - Soạn bài mới: Đề văn nghị luân và việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận. Tìm hiểu đề văn nghị luận, lập dàn ý cho bài văn nghị luận. Trả lời các câu hỏi trong sgk.. + Đánh giá chung về buổi học:………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. + Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. ************************************. Trường THCS Lê Thế Hiếu 16. Nguyễn Hữu Phúc Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. Ngày soạn: 28/1/2012 Ngày giảng: 30/1/2012 Tiết 79:. ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN. A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: I- Chuẩn: 1.Kiến thức: Giúp HS nắm - Đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và lập ý cho một đề văn nghị luận. 2. Kĩ năng: - Nhận biết luận điểm biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận. - So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận và các đề tự sự, miêu tả, biểu cảm. 3. Thái độ: - Hứng thú, nghiêm túc học tập và tìm hiểu về thể loại văn nghị luận. II. Nâng cao, mở rộng: Học sinh biết đặc điểm riêng của đề văn nghị luận B. CHUẨN BỊ : + Thầy: SGK, SGV, Soạn bài, nghiên cứu tài liệu. + Trò: SGK, đọc và trả lời các câu hỏi C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH: + Phương pháp: Phân tích, thảo luận. + KTDH: Động não, hoạt động nhóm. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: + Ổn định (1’) + Kiểm tra bài cũ (5’) - Nêu đặc điểm văn bản nghị luận? + Triển khai bài mới: Giới thiệu bài mới (1’) Văn tự sự, văn biểu cảm: Trước khi làm bài phải tìm hiểu kĩ càng đề bài và yêu cầu của đề. Với văn nghị luận cũng vậy. Yêu cầu đề bài văn nghị luận có đặc điểm riêng. Vậy đặc điểm riêng ấy như thế nào? Bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu. Triển khai bài HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NÔI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 : (7’)HD tìm hiểu đề văn I. Tìm hiểu đề văn nghị luận nghị luận 1. Nội dung và tính chất của đề bài văn Cho HS đọc to các đề trong SGK/21. nghị luận: GV: Các đề văn nêu trên có thể xem là đề - 11 đề bài SGK có thể là đề bài văn nghị bài văn nghị luận được không ? Có thể Trường THCS Lê Thế Hiếu 17. Nguyễn Hữu Phúc Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. làm bài văn viết có được không ?. luận..  Mục đích người viết đưa ra bàn luận (Bắt nguồn từ cuộc sống xã hội, con làm sáng tỏ luận điểm. người) GV: Các vấn đề xuất phát từ đâu ?. Người viết vấn đề ấy nhằm mục đich gì ?. - Tính chất đề:. (Người viết đưa ra bàn luận làm sáng tỏ Đề 1- 2: Ca ngợi luận điểm) Đề 3-4-5-6-7: Khuyên nhủ GV: Hãy tìm luận đề, luận điểm, tính chất Đề 8-9: Tính chất suy nghĩ, lý luận. của 11 đề SGK? Đề 10-11: Tranh luận phản bác GV: Tính chất đề văn có ý nghĩa gì đối  Ca ngợi, khuyên nhủ, phản bác, tranh với việc làm văn? luận (Ghi nhớ Y1 SGK/23) * Ghi nhớ SGK. GV cho HS đọc đề lên bảng. 2. Tìm hiểu đề văn nghị luận GV: Tìm hiểu đề theo các câu hỏi SGK Đề: Tìm hiểu đề văn chớ nên tự phụ GV: Đề nêu lên vấn đề gì? - Vấn đề: Khuyên nhủ (Thái độ chúng ta đối với tự phụ) - Thái độ đối với tự phụ GV: Đối tượng và phạm vi nghị luận là - Đối tượng: tự phụ gì? - Tính chất: khuyên, khẳng định (Đối tượng: tự phụ, vấn đề: tự phụ)  Xác định vấn đề, phạm vi, tính chất. GV: Tính chất của đề là gì? (Khuyên răn) GV: Vậy muốn tìm hiểu đề văn nghị luận chúng ta phải làm gì? *Hoạt động 2: (15’) Hd cách lập ý bài văn nghị luận GV: Sau khi đọc và tìm hiểu đề, ta phải vận dụng trí lực, kiến thức và vốn sống để lập ý ta phải theo một quy trình xác định luận điểm, tìm luận cứ và xây dựng lập luận.. * Ghi nhớ: (SGK). GV: Xác định luận điểm như thế nào ?. + Tự phụ là gì? Là đánh giá cao bản thân.. GV : Luận điểm là gì ?. + Vì sao chớ nên tự phụ ?. (Quan niệm, tư tưởng của người viết). + Làm gì để tránh tự phụ.. II. Lập ý bài văn nghị luận Đề bài: Chớ nên tự phụ 1. Luận điểm : - Luận điểm lớn: Chớ nên tự phụ - Luận điểm nhỏ:. GV : Em có tán thành ý kiến người viết ở  Xác lập cụ thể hóa luận điểm chính Trường THCS Lê Thế Hiếu 18. Nguyễn Hữu Phúc Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. đề bài không ?. thành các luận điểm phụ.. (Tán thành). 2. Xác định luận cứ (Lý lẽ và dẫn chứng). GV : Để thể hiện luận điểm lớn em cần - Tự phụ là gì: là tự đề cao mình (lấy ví thông qua luận điểm nhỏ nào ? dụ minh họa) GV : Em có nhận xét gì xác định luận - Vì sao chớ nên tự phụ ? điểm ? + Làm cho con người ta tự thỏa mãn GV : Tìm luận cứ bằng cách nào ? không cần học hỏi để nâng cao trình độ, kiến thức. GV : Tự phụ là gì ? GV : Vì sao chớ nên tự phụ vì không nên + Coi thường phủ nhận những tiến bộ người khác. làm những điều xấu có hại ? GV : Vậy tự phụ có hại như thế nào ? Có + Chủ quan dẫn đến thất bại (dẫn chứng) hại cho ai ? Nêu dẫn chứng để thuyết - Tránh tự phụ: phục mọi ngừơi ? + Khiêm tốn học hỏi GV : Làm cách nào để tránh tự phụ ? + Không thỏa mãn những kiến thức. GV : Qua tìm hiểu em rút ra kết luận gì + Có ý thức vươn lên... tìm luận cứ ?  Lý lẽ và dẫn chứng sắc bén, đanh thép, GV : Xây dựng lập luận ntn ? hùng hồn, xác thực, chặt chẽ. GV : Theo em có mấy cách xây dựng lập 3. Xây dựng lập luận luận bài văn này ? 2 cách - Xây dựng lập luận là trình bày lý lẽ và - Cách 1 : Quy nạp : Làm dẫn chứng cụ dẫn chứng theo cách dựng đoạn (quy ra thể về tự phụ  Chỉ ra tự phụ . hoặc diễn đạt) làm cho lý lẽ và dẫn chứng - Cách 2 : Dẫn chứng : Định nghĩa tự phụ luôn liên kết với nhau một cách chặt chẽ, rồi lấy dẫn chứng để minh họa. sắc bén. HS đọc ghi nhớ SGK. * Ghi nhớ: SGK *Hoạt động 3 (10’) III. Luyện tập GV : Em hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài sách là ngừơi bạn lớn của con 1.Bài tập 1 người” ? a)Tìm hiểu đề GV : Em hãy tìm luận điểm chính bài - Vấn đề nghị luận: Tác dụng của sách: văn ? “Sách là người bạn...” GV : Xây dựng luận cứ cho bài văn ? - Tính chất: Khẳng định và ca ngợi. GV : Cách xác định lập luận ?. - Đối tượng: Sách tốt.. Cho hs tự làm, trình bày miệng trên lớp. b) Lập dàn ý: GV nhận xét, sửa Trường THCS Lê Thế Hiếu 19. Nguyễn Hữu Phúc Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Ngữ văn 7. Năm học: 2011- 2012. E. TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM + Củng cố phần KT-KN: (2’) - Nhắc lại từng phần cách xây dựng lập luận, kiểm điểm, luận cứ. + Dặn dò: (3’) - Học kĩ bài + Ghi nhớ. - Vận dụng làm bài tập các đề SGK. - Đọc thân bài: Vì lợi ích của đọc sách. - Soạn bài mới: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Tìm bố cục - Đọc kĩ tìm hiểu từng phần câu hỏi SGK. + Đánh giá chung về buổi học …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… + Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ----------------------------------------------Ngày soạn: 30/1/2012 Ngày giảng: Tiết 80:. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA -Hồ Chí Minh-. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: I. Chuẩn 1.Kiến thức: Giúp hs nắm được - Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. - Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết văn bản nghị luận xã hội. - Đọc - hiểu văn bản nghị luận xã hội. - Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước ,ý thức giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc Trường THCS Lê Thế Hiếu 20. Nguyễn Hữu Phúc Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×