Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ ngôn nhơn tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.69 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

PHAN THỊ NGỌC HÂN

KHÔNG GIAN
VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ NGÔ NHƠN TĨNH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

PHAN THỊ NGỌC HÂN

KHÔNG GIAN
VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ NGÔ NHƠN TĨNH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Việt Hằng

HÀ NỘI - 2019



LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô khoa Ngữ văn
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tơi học tập và nghiên
cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp. Và đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
TS. Nguyễn Thị Việt Hằng đã tận tình hướng dẫn để tơi hồn thành khóa
luận này.
Trong q trình hồn thành khóa luận dù đã rất cố gắng xong do trình
độ lý luận và kinh nghiệm vẫn cịn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những
sai sót. Tơi rất mong nhận được góp ý của các q thầy cơ và bạn đọc để
nghiên cứu này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2019
Người thực hiện

Phan Thị Ngọc Hân


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả
nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và khơng trùng với bất kì cơng
trình nghiên cứu nào đã từng được cơng bố trước đó.
Tơi xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình!

Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2019
Người thực hiện

Phan Thị Ngọc Hân



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
6. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 4
NỘI DUNG ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................. 5
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác............................................................... 5
1.1.1. Tiểu sử ................................................................................................. 5
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác ................................................................................ 7
1.2. Giới thuyết về không gian và thời gian nghệ thuật trong văn học trung
đại ................................................................................................................ 11
CHƯƠNG 2. SỰ THỂ HIỆN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ
THUẬT TRONG THƠ NGƠ NHƠN TĨNH ............................................ 15
2.1. Khơng gian nghệ thuật .......................................................................... 15
2.1.1. Không gian thiên nhiên, vũ trụ .......................................................... 15
2.1.2 Không gian lữ thứ ............................................................................... 21
2.1.3. Không gian đời thường ...................................................................... 28
2.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................. 32
2.2.1. Thời gian đơn vị................................................................................. 32
2.2.2. Thời gian hồi tưởng............................................................................ 38
2.2.3. Thời gian khoảnh khắc ....................................................................... 43
KẾT LUẬN................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nhiều năm trở lại đây nghiên cứu văn học trung đại từ góc độ thi
pháp trở thành một hướng đi giúp các nhà nghiên cứu tiếp cận với tác phẩm
văn chương một cách khoa học và lô-gic. Không gian và thời gian nghệ thuật
là một trong những khía cạnh quan trọng của hướng nghiên cứu đó, từ đây có
thể đánh giá khá hồn chỉnh và chuẩn xác về những tác phẩm được nghiên
cứu cũng như những đóng góp của tác giả trong văn học trung đại Việt Nam.
Vào thế kỷ XIX Ngô Nhơn Tĩnh cùng Trịnh Hoài Đức và Lê Quang
Định được người đời tôn vinh là “Gia Định tam gia” bởi những thành tựu về
văn chương mà ba tác giả đã đạt được. Trong đó Ngơ Nhơn Tĩnh đóng góp
vào kho tàng văn chương ở mảnh đất Gia Định với hồn thơ trong sáng với
một tính cách đạm bạc, thâm trầm đầy nghệ sĩ, những lời thơ của ơng chan
chứa tình cảm về đạo nghĩa quân thần, về quê hương, đất nước và cả những
tâm sự khó giãi bày của một tâm hồn đa cảm. Nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn
từng nhận xét: “Trong “Gia Định tam gia” thi, Ngô Nhân Tĩnh là người có
nhiều tâm sự trăn trở nhất và cũng là nhà thơ hay nhất. Ông làm quan tới
Thượng thư mà vẫn bị vua ngờ vực, không tin tưởng.”[15,303]
Hiện nay Ngô Nhơn Tĩnh cũng như các tác giả trong “Gia Định tam
gia” phần lớn là được quan tâm bởi giới nghiên cứu chuyên sâu chứ chưa phổ
quát một cách rộng rãi. Đặc biệt ở trong các chương trình Đại học, phổ thơng
thì chưa được đề cập đến vì thế việc nghiên cứu về tác giả giúp cho chúng tơi
có thêm những kiến thức về tác giả cũng như thơ ca của ơng. Với những tác
phẩm để lại có rất nhiều phương diện để nghiên cứu về cả nội dung và nghệ
thuật thơ Ngô Nhơn Tĩnh, tuy nhiên chúng tôi chọn hướng nghiên cứu về
không gian và thời gian nghệ thuật để nhìn nhận và đánh giá thơ của ơng.
Nghiên cứu đề tài này người viết có cơ hội hiểu thêm về con người, tính
cách của tác giả Ngơ Nhơn Tĩnh cũng như các tác phẩm của ông. Là một sinh
viên khoa văn khóa luận này giúp ích cho việc học tập cũng như giảng dạy sau

này của tôi đồng thời cung cấp thêm cho bạn đọc những tư liệu về tác giả Ngô
Nhơn Tĩnh cũng như không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ của ông.
1


2. Lịch sử vấn đề
Ngô Nhơn Tĩnh là một tác giả trong “Gia Định tam gia” nên khi nghiên
cứu các chun gia thường đặt ơng trong nhóm này để tìm hiểu và đánh giá,
ngồi ra cũng có những nghiên cứu riêng về ông tuy nhiên chưa nhiều.
Trước năm 1975 thơ của Ngơ Nhơn Tĩnh chưa được tìm hiểu cũng
như giới thiệu nhiều đa phần là đặt trong “Gia Định tam gia” để nghiên cứu.
“Việt Nam văn học sử yếu” của Dương Quảng Hàm, có nhắc đến Trịnh
Hồi Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tĩnh là những nhà thơ, danh thần
triều Lê Mạt - Nguyễn Sơ với thông tin sơ giản [4,345].
“Sài Gòn năm xưa” của Vương Hồng Sển xuất bản năm 1957, nhận xét
về “Gia Định tam gia” là “những bậc cơng thần có cơng xây dựng cõi Nam,
đua nhau nâng cao nền văn hiến Việt Nam” [19,34].
Sau năm 1975 các cơng trình nghiên cứu về “Gia Định tam gia” đã
xuất hiện nhiều hơn, ngồi việc tìm hiểu một cách tổng qt thì cũng đã có
những nghiên cứu riêng biệt về các tác giả trong “Gia Định tam gia”.
“Người xưa bàn về văn chương” [8] của Đỗ Văn Hỷ tiếp nối công việc
mà các tác giả đã làm trong cuốn sách “Từ trong di sản” [21] xuất bản năm
1981. Với mục đích là sưu tầm và giới thiệu những phát biểu bàn về văn
chương của người xưa, tác giả cũng trích dịch bài tựa của Bùi Dương Lịch
viết cho tập “Thập Anh thi tập” của Ngô Nhơn Tĩnh.
Năm 1990, “Những danh sĩ miền Nam” của Hồ Sĩ Hiệp và Hoài Anh
cũng đã dành khá nhiều trang viết về tác giả và điểm qua một vài tác phẩm
của Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngơ Nhơn Tĩnh.
“Tiến trình văn nghệ miền Nam” của Nguyễn Quang Thắng cũng có
giới thiệu về Ngô Nhơn Tĩnh cùng với Lê Quang Định và Trịnh Hoài Đức

cũng như các tác phẩm trong “Gia Định tam gia” [22].
“Trịnh Hồi Đức, Lê Quang Định, Ngơ Nhơn Tĩnh, Gia Định tam gia”
của tác giả Hoài Anh [1], xuất bản nhân dịp trùng tu và tôn tạo di tích lịch sử
văn hóa văn miếu Trấn Biên, Đồng Nai, cũng đóng góp đáng kể vào cơng
2


việc nghiên cứu thơ của ba nhà Trịnh, Ngô, Lê. Có thể nói, đây là cơng trình
biên khảo về thơ “Gia Định tam gia” nhiều nhất từ trước đến nay.
Năm 2007, Nguyễn Quang Thắng tiếp tục với cơng trình “Tiến trình
văn nghệ miền Nam” xuất bản trước đây biên soạn bộ “Văn học Việt Nam,
nơi miền đất mới”. Trong tập 1 của cơng trình nghiên cứu này, ơng lại giới
thiệu và bổ sung thêm tư liệu về tác giả tác phẩm của Trịnh Hồi Đức, Ngơ
Nhơn Tĩnh và Lê Quang Định [23].
Những bài viết được đăng trên tạp chí và báo về Ngô Nhơn Tĩnh cũng
chưa nhiều:
“Công thần triều Nguyễn: Ngô Nhân Tĩnh” của Nguyễn Triệu đăng
trên báo Tri Tân số 6, ngày 8-7-1941 [24].
“Gia Định tam gia trong tiến trình văn học Hán Nơm Nam bộ” và “Ngơ
Nhân Tĩnh và tâm sự một nho thần” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn học,
số 6 - 2009 của Lê Quang Trường [26].
Từ đây ta thấy các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến thơ ca Ngơ Nhơn
Tĩnh cịn chưa tập trung đến phương diện nghệ thuật đặc biệt là không gian và
thời gian nghệ thuật. Vì thế chúng tơi tiếp tục nghiên cứu vấn đề này để đánh
giá những đóng góp của tác giả một cách tồn diện hơn chính xác hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tác giả Ngơ Nhơn Tĩnh, chúng
tôi sử dụng văn bản thơ của ông được in trong cuốn “Trịnh Hồi Đức, Ngơ
Nhơn Tĩnh, Lê Quang Định, “Gia Định tam gia” (Hoài Anh, nhà xuất bản
Đồng Nai).

Thành tựu thơ của Ngô Nhơn Tĩnh nhiều nhưng ở khóa luận này chúng
tơi chú trọng tới khơng gian và thời gian nghệ thuật trong tập “Thập Anh
đường thi tập”.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tơi thực hiện khóa luận này với mục đích là để hồn thành một
nghiên cứu về không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Ngô Nhơn Tĩnh.

3


Để thực hiện được mục đích đó chúng tơi đặt ra những nhiệm vụ sau:
Tập hợp các tài liệu để khái quát về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp văn chương
của Ngơ Nhơn Tĩnh. Trên cơ sở đó chúng tơi đi vào phần tích một cách kỹ
lưỡng về khơng gian và thời gian nghệ thuật trong thơ của ông
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành khóa luận này chúng tôi đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp liên ngành
- Phương pháp so sánh đối chiếu
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận gồm 2 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Sự thể hiện không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ
Ngô Nhơn Tĩnh

4



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
1.1.1. Tiểu sử
Về tên gọi của tác giả hiện nay có nhiều tài liệu với những cách đọc tên
khác nhau như: Ngô Nhơn Tịnh, Ngô Nhân Tĩnh, Ngô Nhân Tịnh, Ngơ Nhơn
Tĩnh. Văn bản chúng tơi tìm hiểu các tác giả sử dụng tên gọi là Ngô Nhơn
Tĩnh bởi vậy tôi tôn trọng những nỗ lực dịch và tìm hiểu về tác giả của các
nhà nghiên cứu đi trước, chúng tơi thống nhất trong tồn bộ khóa luận của
mình tên tác giả là Ngơ Nhơn Tĩnh.
Về năm sinh của tác giả thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ Ngô Nhơn
Tĩnh sinh năm nào, ông mất năm1813. Tên tự của ông là Nhữ Sơn, hiệu Thập
Anh, là một trong “Gia Định tam gia” thi” thuộc nhóm Bình Dương thi xã, và
là một vị quan ở triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ngô Nhơn Tĩnh là
người gốc ở Minh Hương, nguyên tổ phụ là người Quang Đông khi nhà
Minh bị nhà Thanh đánh đổ, tiên tổ ông lánh sang Gia Định lập nghiệp và ông
ra đời tại đây. Lúc thiếu thời, ông theo học với thầy Võ Trường Toản ở làng
Hịa Hưng (Gia Định), và là đồng mơn với Lê Quang Định, Trịnh Hồi
Đức, Ngơ Tùng Châu. Ơng dùng tài trí của mình ra giúp nước cũng với hai
người bạn học đó là Trịnh Hồi Đức và Lê Quang Định đồng thời nhận chức
Hàn lâm viện Thị độc.
Tháng 6 âm lịch năm Mậu Ngọ (1798) nhờ học vấn giỏi giang và phẩm
hạnh ngay thẳng ông được thăng chức Binh bộ Hữu tham tri và cử sang Trung
Quốc đi sứ, lãnh quốc thư, theo thuyền buôn sang Quảng Đông thì nghe tin
vua Lê băng hà liền quay trở về. Sau lần đi sứ đó Ngơ Nhơn Tĩnh tỏ ra là
người hiểu biết, đúng mực dù thời gian đi sứ ngắn. Trên chặng đường đi sứ
đầy gian khổ này, Ngô Nhơn Tĩnh cũng đã sáng tác khá nhiều bài thơ với
những người bạn ở Trung Quốc, nhưng kín đáo bày tỏ nỗi niềm của người

bầy tôi xa quê hương, mong vua biết đến tấm lịng trung thành của mình và
5


giãi bày tâm trạng phải tha hương nơi xứ người như một sự áy náy với bạn bè
ông đang ở giữa phong ba ở quê nhà.
Đến năm Canh Thân (1800) ông theo chúa Nguyễn ra cứu viện thành
Quy Nhơn. Năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, lấy niên
hiệu là Gia Long, ơng được làm giáp phó sứ cùng với chánh sứ Trịnh Hồi
Đức và phó sứ Hồng Ngọc Uẩn đi sứ nhà Thanh để trình quốc thư và nộp trả
ấn sách mà nhà Thanh đã phong cho nhà Tây Sơn. Tuy nhiên do đi biển gặp
bão nên đến tháng 7 mới đến Hổ Mơn quan. Đồng thời, đồn sứ thần cũng
giải theo các cướp biển Tề Ngôi giao cho nhà Thanh. Trong khi tiếp xúc với
các xứ thần của nhà Thanh, Ngơ Nhơn Tĩnh thể hiện mình là người thơng
minh, tài chí và khéo léo. Ơng dùng tài đối ứng, đấu kế để giữ gìn danh dự
cho tổ quốc đồng thời sử dụng văn chương để thuyết phục vua quan của nhà
Thanh. Năm Gia Long thứ 6 Đinh Mão (1807), ơng được sung làm Chánh sứ
cùng với Phó sứ Trần Công Đàn sang Chân lạp, đem sắc ấn đến thành La
Bích phong cho Nặc Ong Chân làm Cao Miên quốc vương.
Đến năm Tân Mùi (1811), Gia Long năm thứ 10, ơng lãnh chức Hiệp
Trấn tỉnh Nghệ An. Ơng làm quan thanh liêm, mẫu mực, không dung túng kẻ
tham ô, hết lòng lo cho dân cho nước. Khi thấy đời sống nhân dân thảm khổ,
ông dâng sớ về kinh xin hoãn nộp thuế, tất cả đều được vua Gia Long phê
chuẩn. Cũng trong thời gian này ông cùng Đốc Học Nghệ An là Bùi Dương
Lịch soạn quyển “Nghệ An Phong Thổ Ký.”
Năm Nhâm Thân (1812), Gia Long thứ 11 ông được thăng làm Thượng
thư bộ Công kiêm Hiệp Hành Tổng Trấn tỉnh Gia Định đi kiểm soát tiền
lương và văn án các dinh cùng với Tham tri bộ Hộ Lê Viết Nghĩa.
Năm Quý Dậu (1813), Gia Long thứ 12, ông cùng Tổng trấn thành Gia
Định là Lê Văn Duyệt (1764-1832) đem hơn 13.000 quân binh hộ tống Quốc

vương Nặc Chăn về nước. Cùng năm này, sau khi đi hội đàm cùng Xiêm
La (Thái Lan) bàn việc Chân Lạp. Đến khi ơng về thì bị vu tội tham ơ, ăn của
đút lót của Chân Lạp và Xiêm La. Tổng trấn Lê Văn Duyệt tin thực đem lên
tâu vua dù không có bằng cớ, vua Gia Long khơng quở trách gì, nhưng từ đó
vua có ý khơng tin dùng nữa. Chính điều này làm ông đau khổ, uất hận đêm
6


ngày lo nghĩ mà không sao thanh minh được sự trong sạch của mình mà sinh
ra bệnh, qua mùa xuân năm 1813 ơng chết vì bệnh nặng và được an táng ở
Gia Định. Trong sử sách thì khơng có ở đâu ghi về đám tang cũng như những
nghi lễ được làm trong đám tang của ơng. Có thể là vua Gia Long lúc đó vẫn
cịn khơng hài lịng vì những tin đồn về ông nên những nghi lễ cho đám tang
của một cơng thần đã khơng được tổ chức.
Sau đó nhiều lần Trịnh Hồi Đức có xin vua truy tặng cho Ngô Nhơn
Tĩnh nhưng không được vua đồng ý. Mãi đến năm Tự Đức thứ 5 (1852), ông
mới được phụ thờ vào miếu thờ Trung hưng công thần ở Huế.
Sau này khi mộ của ông bị khai phá Người ta thấy có tấm triệu trải trên
quan cữu, chữ trên tấm triệu đó có ghi là:
“Hồng Việt tán trợ cơng thần, đặc tiến Kim tử đại phu, Chính trị Vinh
lộc thượng khanh Khâm sai Công bộ Thượng thư, hiệp hành Gia Định thành
Tổng trấn sự. Tĩnh Viên hầu, thụy Túc Gian Ngô phủ quan chi cữu.
Hiếu tôn Ngô Tế Thế, Ngô Nhơn Thọ” [1,369].
Nghĩa là:
“Linh cữu của ông quan họ Ngô là một vị công thần giúp đỡ Việt Nam
được phong tới chức Kim tử đại phu. Chính trị Vinh lộc thượng khanh Khâm
sai Công bộ Thượng thư Hiệp Tống trấn thành Gia Định, tước Tĩnh Viên hầu,
thụy Túc Gian.
Cháu Ngô Tế Thế, Ngô Nhơn Thọ”.
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác

Ngô Nhơn Tĩnh là người học rộng, giỏi văn chương. Ông cùng với hai
người bạn thân thiết của mình là Lê Quang Định và Trịnh Hồi Đức, sáng lập
“Bình Dương thi xã” nổi danh một thời đồng thời cũng là ba nhà thơ được
tặng danh xưng là ba nhà thơ lớn nhất ở đất Gia Định (Gia Định tam gia).
Theo như Trịnh Hồi Đức thì Ngơ Nhơn Tĩnh sáng tác rất nhiều thơ văn xong
đã thất lạc rất nhiều. Sự nghiệp văn chương của ông để lại đến hiện tại cho
nền văn học nước nhà gồm có:
7


- Thập Anh đường văn tập: gồm 81 bài kinh nghĩa, lấy đề tài từ Kinh
thi, Kinh thư dùng làm mẫu, tài liệu cho những người đi thi tham khảo.
- Thập Anh đường thi tập: gồm 187 bài thơ chữ Hán chủ yếu làm trong
thời gian đi sứ, lúc làm quan và đôi khi xướng họa với bạn bè.
- Gia Định tam gia thi tập: gồm một số bài thơ, in chung với thơ của
Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định.
- Nghệ An phong thổ ký (Ký Nghệ An): Nội dung sách viết về những
danh thắng, núi sơng, cổ tích, phong tục, nhân vật... ở Nghệ An. Đây được
xem là một trong những tác phẩm về địa phương chí sớm nhất của đất Nghệ
An (đất Hoan Châu xưa).
- Hoàng Việt nhất thống dư địa chí: do Lê Quang Định soạn, Ngơ
Nhơn Tĩnh nhuận chính.
Thơ ca của Ngơ Nhơn Tĩnh cũng có nét khá tương đồng với bạn của
ơng là Lê Quang Định và Trịnh Hoài Đức bởi cùng là thơ đi sứ, thơ bang giao
nhằm xúc tiến và tăng cường mối quan hệ ngoại bang và giao lưu văn hóa
giữa nước ta và Trung Hoa.
Tuy nhiên về tính ngoại giao thì thơ của Ngơ Nhơn Tĩnh khơng đậm
chất bằng của Trịnh Hoài Đức. Như trong tập “Thập Anh đường thi tập” thì
khơng có nhiều bài thơ dùng để đáp lại hay gửi tặng các thi sĩ nhà Thanh song
Trịnh Hoài Đức thì có khá nhiều.

Khi đi sứ các nhà thơ xưa thường viết đến vinh dự khi được vào chầu
vua Trung Hoa tuy nhiên với Ngơ Nhơn Tĩnh đó lại là “Minh chiêu cao ngọa
bích xa lung” (Ngày mai sẽ nằm cao lơng lụa biếc) ý nói dù là vinh hoa nhưng
cũng là cái lồng giam người ham danh. Mặt khác ơng là người có tâm hồn
nghệ sĩ nên trên đường đi sứ khơng ít lần ơng say sưa cảnh sắc thiên nhiên mà
làm thơ. Ví dụ như “Hà Bắc đạo trung vãn hành” Ngơ Nhơn Tĩnh có viết:
Tây phong bắc quách nhật tà huân,
Vạn lý chiêu chiên nhãn giới nhân.
Hà bảo lâu thành ngân quyển lãng,
Nhạc khai đồ họa bích liên vân.
Đê sơ nhược liễu sương uy trọng,

8


Lộ ấp kinh trần vũ trạch ân.
Tiếu ngã thông thông ngô vạn tứ,
Sổ thanh lâm ngoại mộ chung văn.
(Hà Bắc đạo trung vãn hành)
(Sắc cây xanh xanh, sắc cỏ tối,
Mấy tiếng gà gáy ồ trên đài.
Gió sớm man mác thổi đi ưu phiền cõi trần,
Nối lại giấc mộng thấy rành rành nước cũ.
Liễu che rợp quán khách mới mái bằng,
Hương hoa ngôi nhà sơ sài như thôn của người cổ.
Roi ngọc cười chỉ sao sớm rụng,
Mấy chốn lâu đài còn đóng cửa).
Thơ của Ngơ Nhơn Tĩnh cịn thể hiện niềm ưu ái của một Nho thần
triều Nguyễn. Niềm ưu quân ái quốc ấy, khi chưa được bề trên soi tỏ, chưa
được dịp để thể hiện, thì bao giờ cũng được kết tinh thành những nỗi niềm

dằn vặt trong tâm hồn người thi sĩ nhiều tâm sự, trong “Đồng Trần Tuấn Hà
Bình xích hạ chu trung tạp vịnh” ơng viết:
Phủ kiếm vị thù bang quốc hận,
Bất tài mỗi ngộ hữu bằng lân.
(Đồng Trần Tuấn Hà Bình xích hạ chu trung tạp vịnh)
(Vỗ kiếm hận chưa đền nợ nước,
Bất tài thường khiến bạn bè thương).
Và đâu đó trong thơ ơng cịn là nỗi oan và tâm sự khó giãi bày. Nỗi oan
này cịn được Trịnh Hồi Đức nhắc đến trong khi nghe tin ông mất:
… Hư

thanh hữu lực sinh năng bác,

Bất bạch chi ngôn tử khả ai.
Bán thế hùng tâm không phục nhĩ,
Nhị niên đại thể vị hà tai.
9


Liên khanh khống đạt phiên thành tích,
Mai ốn Trang Sinh nhập dạ đài.
(Khi sống làm quan, anh đủ tài sức để thi thố tài năng rộng rãi,
Vì một lời nói mù mờ chẳng rõ mà chết thật đáng đau xót.
Hùng tâm nửa đời phí uổng khơng báo được,
Đại thể hai năm biết nói gì đây?
Thương anh tính tình khống đạt, lại trở thành khối bệnh,
Đành ôm hận Trang Sinh xuống suối vàng).
Nhận xét về thơ ca của Ngô Nhơn Tĩnh “Từ điển văn học bộ mới” có
viết: “Thơ đi sứ của Ngô Nhơn Tĩnh đau đáu nỗi niềm thương nhớ nước Việt
Nam (Họa Trịnh Cấn Trai thứ lạp Ông tam thập vận, kỳ tam, Khách trung dạ

vũ, Khách trung thất tịch, Khách trung ngẫu thành...). Nhưng khi về nước,
ông ngỡ ngàng nhận ra mình cũng chỉ là một vị “khách” xa lạ trên chính nơi
“chơn nhau cắt rún” của mình. Nhất là ở giai đoạn cuối đời, ông phải sống
trong sự nghi ngờ của vua và của một số người (Tiên thành lữ thứ)” [2,1072].
“Là một vị công thần bị bỏ rơi như Ngơ Nhơn Tịnh, ơng chỉ cịn biết ẩn
mình gửi gắm nỗi niềm vào rượu và Ly tao (Thuyết tình ái). Mang nặng nỗi
niềm tâm sự của một vị trượng phu "muốn đền nợ nước" nhưng "tấm lòng
chưa thấu đến cửa vua", nên ơng ln tự ví mình như Khuất Nguyên, Hàn
Tín (Lưu biệt Tiên thành chư hữu; Đồng Trần Tuấn, Hà Bình Xích hạ chu
trung tạp vịnh)” [11].
“Thơ ơng xót xa, u uẩn nhưng khơng chất chứa oán hờn, khinh bạc. Với
lời lẽ trung hậu, thấy trải lẽ xuất xử của kẻ sĩ ở đời. Những vần thơ nhiều trăn
trở ấy đã tạo nên sức rung động rất lớn.” [10].
Hay trong “Thanh Hiên thi tập” Nguyễn Du đánh giá:
Bát đại kỳ văn hoa lưỡng quốc
Nhất xa cao vũ nhuận tồn Hoan.
Tức là:
(Văn chương ơng hay như tám nhà cổ văn lớn làm tăng vẻ đẹp hai nước
Mưa móc theo sau xe ơng thấm nhuần cả châu Hoan) [10].
10


1.2. Giới thuyết về không gian và thời gian nghệ thuật trong văn học
trung đại
Theo Nguyễn Xuân Kính: “thời gian và không gian là những mặt của
hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ
thuật của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật một mặt
thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản của việc tổ
chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật.” [14]
Về khơng gian thì trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” Hồng Phê đã lí

giải khơng gian là: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật
hiện tượng xung quanh đời sống con người”. [13,334]
Như vậy qua sự lí giải, cắt nghĩa của Hồng Phê có thể hiểu “khơng
gian chính là mơi trường chúng ta đang sống với sự tồn tại của các sự vật.
Khơng gian chính là hình thức tồn tại của vật chất với những thuộc tính như
cùng tồn tại và tách biệt, có chiều kích và kết cấu” [8]. Và Khơng gian thực
này chính là nguồn gốc là cơ sở để cho mỗi nhà thơ nhà văn sáng tạo nên
không gian nghệ thuật.
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” thì: “Khơng gian nghệ thuật là hình
thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chính thể của nó”
[5,213]. Qua đó có thể thấy khơng gian nghệ thuật là một phạm trù trong hình
thức nghệ thuật, đó vừa là phương thức tồn tại cũng vừa là phương thức triển
khai của thế giới nghệ thuật. Đối với một hay nhiều tác phẩm văn học thì
khơng gian khơng chỉ là địa điểm là nơi chốn mà nó cịn là nơi để bộc lộ quan
điểm, tâm trạng của nhân vật hay của tác giả về thế giới xung quanh. Hay nói
một cách khác dễ hiểu hơn thì khơng gian nghệ thuật chính là hình thức tồn
tại của hình tượng nghệ thuật cũng vì vậy mà khó có thể tách rời hình tượng
ra ngồi khơng gian tồn tại của nó.
Về đặc điểm thì khơng gian nghệ thuật thống nhất nhưng lại không hề
đồng nhất với không gian khách thể. Không gian vật chất tồn tại một cách
khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người tức là không gian vật
chất ở đây chỉ biến thành không gian nghệ thuật khi mà tác giả có cảm nhận
về nó sau đó qua các tác phẩm văn học của mình thể hiện một quan điểm về
11


thế giới về nhân sinh, một thái độ sống trước sự việc hay rộng hơn là cuộc
đời. Như trong phần I của “Tiên hành lữ thứ” Ngô Nhơn Tĩnh viết:
Bản trản cô đăng khách mộng tàn,
Bách niên tâm sự thoại vưu nan.

Lão thiên bất dữ nhân phương tiện,
Mạc mạc minh minh nhất thái khoan.
(Tiên hành lữ thứ)
(Nửa ngọn đèn lẻ loi giấc mơ khách vừa tàn,
Câu tâm sự trăm năm càng khó nói ra.
Trời già khơng giúp mình phương tiện,
Mịt mịt, mù mù một trời đất bao la).
Ở hai câu thơ trên ta thấy “ngọn đèn” sẽ mãi chỉ là một ngọn đèn vô tri
không cảm xúc, không biết buồn vui nếu không được sự cảm nhận đầy tinh tế
của tác giả sau đó tái hiện lại qua “Tiên hành lữ thứ”.Ở đó tác giả tái hiện lại
ngọn đèn lẻ loi như chính bản thân mình khơng tìm được người tâm sự, không
được trời cao giúp đỡ tương lai trở nên mịt mờ.
Ngồi ra, khơng gian nghệ thuật trong các tác phẩm văn học cịn ln
có một ranh giới để phân biệt với khơng gian thực bên ngồi. tuy nhiên không
phải lúc nào cái ranh giới này cũng hiện lên một cách rõ nét và chắc chắc, đơi
khi đó chỉ là sự mờ nhạt khó phát hiện, cũng khó nắm bắt. Và một điều nữa
khơng thể khơng nhắc đến đó là khơng gian nghệ thuật thì mang nhiều ý
nghĩa cảm xúc và có tính ước lệ cao.
Về thời gian nghệ thuật theo cuốn “Từ điển tiếng Việt” thì “thời gian là
một phạm trù triết học, cùng với không gian là hình thức tồn tại của vật chất,
của thế giới. Khơng có sự vật hiện tượng nào tồn tại ngồi nó, chỉ trong thời
gian và khơng gian thì sự vật mới có tính xác định” [13, 345]. Qua định nghĩa
trên có thể thấy nhờ có thời gian mà ở đó thế giới vật chất được xác định và dĩ
nhiên được xác định bởi thời gian thế giới vật chất đã, đang và sẽ biến đổi
không ngừng.
12


Và cũng theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” thì thời gian nghệ thuật
là “Hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của

nó” [6,67]. Thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù thuộc thi pháp
của tác phẩm văn học. Đây vừa là một hình thức hiện hữu lại vừa là một hình
thức tư duy của con người được diễn đạt lại bằng ngơn từ trong q trình mà
tác giả miêu tả tính cách, hồn cảnh hay cả con đường đời của mỗi nhân vật.
Thời gian nghệ thuật cũng chính là phương tiện nghệ thuật để tác giả
nhận thức, tiếp nhận hiện thực và phản ánh đời sống trong văn chương. Cũng
bởi đó mà thời gian nghệ thuật mang tính chủ quan của người viết khá rõ nét.
“Thời gian nghệ thuật luôn mang tính cảm xúc (tâm lý) và tính quan niệm, do
đó đầy tính chủ quan” [12]. Tính chủ quan của thời gian nghệ thuật được thể
hiện rõ ở các cách cảm nhận, miêu tả, tái hiện thời gian của tác giả và dĩ nhiên
mỗi tác giả sẽ có cách thể hiện khác nhau. Bởi ở đây, các tác giả có toàn
quyền sử dụng, phản ánh thời gian theo nhu cầu và mục đích của riêng mình
để phù hợp với hình tượng, nhân vật cũng như sự kiện mà mình muốn phản
ánh mà không gặp bất cứ một cản trở nào.
Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ mang ý nghĩa rất quan
trọng, bởi thông qua không gian và thời gian bạn đọc có thể xác định được
những giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Trần Đình Sử nói rằng không gian
nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương là không gian “buồng khuê”, nếu thơ
của Hồ Xuân Hương đặt ra khỏi khơng gian đó thì nó sẽ mất đi một lớp nghĩa
nữa, bởi thơ Hồ Xuân Hương viết nhiều về khát khao hạnh phúc cá nhân dù
khát vọng này bị cấm đốn trong văn học trung đại nói chung:
Một đèo một đèo lại một đèo,
Khen ai khéo vẽ cảnh treo leo.
Cửa son tía ngắt lơ thơ móc,
Đường đá xanh rì lún nhún rêu.
Phưởng phất chồi thơng cơn gió tốc,
Mịt mờ ngọn cỏ lúc sương reo.
Hiền nhân quân tử ai là chẳng,
Mỏi gối chồn chân cũng muốn trèo.
(Đèo Ba Dọi)

13


Ở đây nếu đặt thơ của Hồ Xuân Hương ra khỏi khơng gian “buồng
kh” thì bài thơ khơng thể tốt ra lớp nghĩa thứ hai đó là chuyện ham muốn
của vua chúa đối với việc “chèo đèo”. Người đọc có thể nhận ra ngoài cái đèo
thật mà Hồ Xuân Hương diễn tả là hình ảnh của một cái “đèo khác”.
Hay trong “Truyện Kiều” thời gian đêm ở đây được Nguyễn Du dùng
để khắc sâu thêm tâm trạng buồn sầu, cô đơn của Thúy Kiều.
Một mình nàng ngọn đèn khuya,
Áo dầm giọt lệ tóc se mái sầu
(Truyện Kiều)
Qua đó thấy được thời gian và không gian nghệ thuật mang ý nghĩa rất
lớn để cho tác giả thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.

14


CHƯƠNG 2
SỰ THỂ HIỆN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ NGƠ NHƠN TĨNH
2.1. Khơng gian nghệ thuật
2.1.1. Khơng gian thiên nhiên, vũ trụ
Cũng giống như nhiều tác giả văn học trung đại cùng thời khác Ngô
Nhơn Tĩnh cũng sử dụng không gian thiên nhiên, vũ vụ để bộc lộ hoài bão,
khát khao nghiệp lớn và niềm mong mỏi trả ơn vua đền nợ nước. Người đọc
có thể bắt gặp không gian này trong những sáng tác của ông chẳng hạn như ở
“Đăng nhạc Lâu Dương vọng Động Đình” ông viết:
Vạn lý nam lai độc thướng lâu,
Mang mang thiên ngoại Động Đình thu.

Vũ hàn Sở quốc tơng thần lệ,
Vân ám Quân sơn đế nữ sầu.
Cô mễ thực dư miêm nhạn phố,
Yên ba điếu bãi bạc ngư chu.
Ngũ hồ tri ngã tâm đồng đạm,
Thiết địch vô thanh thủy tự lưu.
(Đăng nhạc Lâu Dương vọng Động Đình)
(Từ nam tới, bước lên lầu,
Động Đình xa thẳm màu thu tuyệt vời.
Mưa như lệ Khuất Nguyên rơi,
Sầu Đế nữ ám mây trời quân sơn.
No nỗi nhạn ngủ bên cồn,
Câu xong, khói sóng đậu con thuyền chài.
Ngũ hồ khách hiểu ta rồi,
Vô thanh sáo sắt, nước trơi vơ tình).
Trên mảnh đất in đậm dấu vết của văn chương - Trung Quốc, giữa không
gian đẹp rộng lớn, nhưng sâu thẳm một nỗi buồn xuất hiện hình ảnh con người

15


nhỏ bé, bơ vơ giữa đất trời. Tác giả bước lên lầu cao để phóng tầm mắt ra xa
rộng, qua mắt nhìn của nhà thơ người đọc có thể hình dung ra được một không
gian mênh mông với màu thu đẹp tuyệt vời nhưng được bao trùm bởi một nỗi
buồn mà ông nhắc tới. Không gian vũ trụ mênh mông đó khiến cho Ngơ Nhơn
Tĩnh nhìn hồ Động Đình mà muốn noi gương Phạm Lãi giúp Việt vương câu
Tiễn diệt Ngô rồi cùng Tây Thi đi chu du Ngũ hồ nhưng đến khi nhìn thấy tấm
bình phong khắc “Nhạc Dương lâu ký” lại nhớ đến câu “Tiên thiên hạ chi ưu
nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (tức là “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau
cái vui của thiên hạ”). Rồi ông lại nhớ đến người suốt đời lo cho dân cho nước

Khuất Ngun thì Ngơ Nhơn Tĩnh lại tự thấy bản thân chưa được phép an nhàn
bởi nhân dân vẫn cịn cực khổ, cịn đói lạnh. Ở đây con người được đặt vào một
không gian hùng vĩ, hoang sơ mà đẹp như tranh vẽ, những tưởng con người sẽ
bị cuốn vào thiên nhiên, đắm chìm trong cảnh sắc hồ Động Đình thì bất giác
người lữ khách nhớ đến trách nhiệm đền nợ nước. Con người bé nhỏ trước
thiên nhiên khi đó bỗng chốc làm chủ được không gian trở nên to lớn vĩ đại bởi
tấm lịng trung qn ái quốc.
Hay trên dịng Xích Hạ hai bên bờ gió thổi cỏ bồng, giữa dịng một
cành củi khô rơi xuống bị nước cuốn đi, ngay ở không gian đó con người xuất
hiện như một sự đối lập với cảnh vật nhỏ bé, cô đơn khi bộc lộ khát vọng
nghiệp lớn, mong ước vua thấu được lòng thành của kẻ trượng phu trong
“Đồng Trần Tuấn Hà Bình, Xích hạ chu trung tạp vịnh” bài 2:
Phiêu bồng, đoạn ngạnh cộng du du,
Không đới nam quan vạn lý sầu.
Tráng sĩ tự năng thù quốc trái,
Trượng phu thùy khẳng vị thân mưu.
Phiến tâm vị đạt môn trùng toản,
Nhất sự vô thành lệ ám lưu.
(Đồng Trần Tuấn Hà Bình, Xích hạ chu trung tạp vịnh, 2)
(Gió thổi bồng, nước trơi cành gãy, man mác cảnh phiêu lưu.
Trùm đầu mũ phương Nam, mà đeo sầu ở nơi quan san muôn dặm.
Tráng sĩ bèn gan cần phải đền bồi nợ nước,
16


Trượng phu lập chí nghĩ đâu riêng mình.
Cửa vua mấy lần khóa thâm nghiêm, tấm lịng thành chưa hay thấu tới.
Nước mắt biết bao phen sùi sụt, một việc gì cũng chẳng làm xong).
Đó là năm 1798, Ngơ Nhơn Tĩnh được phong chức Binh bộ Tham tri,
sang Trung Quốc hỏi thăm tin tức vua Lê. Đây là lần đi sứ khơng chính thức

của Ngơ Nhơn Tĩnh khi đất nước vẫn cịn trong tình hình chiến loạn. Với tâm
thế đó, ơng mang tâm trạng của người như buộc rời khỏi chiến trận quê nhà
khi các bạn ông vẫn đang bận rộn việc quân. Vì thế, bài thơ làm trong giai
đoạn này mang nỗi niềm phức tạp, vừa như được ơn tri ngộ của vua, vừa như
tự dằn vặt bản thân đã thốt khỏi trận tuyến khơng ở q nhà lo việc qn.
Đối với Ngơ Nhơn Tĩnh dốc hết lịng son báo đáp ơn vua, đất nước là ý
nguyện lớn nhất trong đời. Điều này cũng đã được ông nhắc đến trong “Đối kính”:
Báo quốc đan tâm tận,
Tư hương bạch phát tân.
(Đối kính)
(Báo nước dốc hết lịng son,
Nhớ q tóc trắng thêm mãi.)
Hay dù là vượt biển rộng, vượt non cao người nam tử cũng khơng hề
ngại ngần vì nghiệp lớn, khí đó chí khí của kẻ trượng phu sánh ngang với trời
đất, bao trùm khắp cả không gian.
Tằng kinh thương hải dương dương đạo,
Cánh lịch thanh sơn bộ bộ cao...
Vạn kim bảo kiếm trường thiên ngoại,
Bất quý nam nhi chí khí hào.
(Nhâm tuất niên mạnh đông sứ hành do
Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây hoạ Trịnh
Cấn Trai thứ Lạp ơng tam thập vận, 19)
(Từng vượt qua biển rộng mênh mông xanh thẳm,
Từng trèo núi non xanh ngát cao cao...
Thanh kiếm báu giá ngàn vàng vẫn cịn ở ngồi trời xa,

17


Làm trai chẳng thẹn, chí khí hào sảng ngút trời.)

Khơng gian rộng lớn ấy là khơng gian để nói đến chí lớn của người
quân tử. Tác giả dựng lên một không gian biển rộng mênh mông, núi non bát
ngát cùng với sự vượt qua những khó khăn hiểm trở đó để diễn tả chí làm trai.
Hình ảnh con người lúc này được đặt trong tư thế đối ngược với thiên nhiên,
vũ trụ, đó là con người vượt qua biển rộng trời cao vì nghĩa lớn, chí khí của
kẻ làm trai ngang tầm vũ trụ. Chí trai ở đây được hình dung qua hình ảnh
“thanh kiếm báu giá ngàn vàng” vẫn cịn ở mãi phía trời xa cho nên khát vọng
của ông lớn đến ngút trời để xứng đáng với phận làm trai trong thiên hạ.
Không gian thiên nhiên vũ trụ có lúc lại khiến tác giả bận lịng với bao
nhiêu là suy nghĩ, trên thuyền từ Quảng Đông đến Quảng Tây ơng viết:
Nhật Trí chí sơ đơng dạ tiệm trì,
Thiên tương ảnh sắc cánh tương nghi.
Sương ngưng quất diệp châu thiên khỏa,
Tuyết điểm mai hoa ngọc nhất tri.
Quế lĩnh lĩnh đầu vân biến thái,
Ba giang giang thượng thủy lưu kỳ.
Anh hùng sự nghiệp đồng kim cổ,
Mãn mục sơn hà hữu sở tư.
(Nhâm tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đơng thuỷ
trình vãng Quảng Tây hoạ Trịnh Cấn Trai thứ Lạp ông tam thập vận, 4)
(Ngày tới đầu đông đêm dần chậm,
Cảnh sắc trời thích nghi với người.
Sương đọng trên lá quất như ngàn hạt châu,
Tuyết điểm hoa mai thành một cành ngọc.
Đầu núi quế vẻ mây biến đổi,
Trên sông Ba nước chảy ngoặt sang hướng khác.
Sự nghiệp anh hùng dài với xưa nay,
Cảnh non sông trước mắt gợi nên suy nghĩ trong lòng).

18



Bốn câu thơ đầu tác giả tái hiện lại cảnh sắc trời rất đồng với cảm xúc
của con người, thiên nhiên đẹp mà đáng quý tựa như ngọc ngà châu báu. Bỗng
chốc khơng gian lại như thay đổi, phía trên cao đầu ngọn núi mây thay màu,
nước sông như đổi hướng chảy làm gợi lên nhiều suy nghĩ trong lòng tác giả.
Thế nhưng cũng có khi Ngơ Nhơn Tĩnh lại tự trách mình có tài kinh
ln mà chưa giúp được gì cho đất nước:
Kinh luân tụ thủ hận niên niên,
Cử mục quan hà mỗi sảng nhiên.
Thảo mộc tận quy thu khí sắc,
Lâu đài bán yểm tịch dương thiên.
(Đồng Trần Tuấn Hà Bình, Xích hạ chu trung tạp vịnh,2)
(Bao năm hận có tài kinh ln nhưng phải bó tay,
Ngước mắt nhìn sông núi, thường rơi lệ buồn.
Cây cỏ đã ngả màu sang thu,
Lầu đài khuất nửa trong bầu trời chiều).
Ở đây tác giả không miêu tả sông núi cụ thể mà chỉ nhắc đến “quan
hà” nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự đối lập của con người với thiên
nhiên khi đó. Người cơ đơn, nhỏ bé cịn thiên nhiên thì cao rộng hùng vĩ. Bởi
thế nên người quân tử lúc này tự trách mình chưa giúp được gì cho đất nước
nên mỗi khi ngước mắt lên nhìn ra khơng gian của non sơng gấm vóc lại rơi
lệ. Khi đó cỏ cây, sông núi, bầu trời cũng mang tâm trạng của người con yêu
nước mà đổi sang màu buồn, không gian như càng làm cho con người thêm
sầu thêm dằn vặt bản thân.
Trên đường đi sứ Trung Quốc Ngô Nhơn Tĩnh khi đến thơn Thủy Biện
ơng bày tỏ nỗi lịng ưu tư về cuộc đời, đồng thời khẳng định làm quan nhưng
ln giữ cái tâm mình trong sáng:
Thủy Biện sơn thơn lý,
Đăng lâm trướng vọng thâm.

Long sầu trì thiển cục,
Nhân ái thụ nùng âm.
19


Dĩ giải yên hà thú,
Hà lao mộng mị tầm.
Túng giao nhàn tản bộ,
Bất thất bản sơ tâm.
(Chí Thủy Biện thơn)
(Thủy Biện làng núi đến,
Lên cao nhìn bâng khuâng.
Rồng buồn ao nức cạn,
Người thích bóng cây râm.
n hà thú đã hiểu,
Mộng mị hơi đâu tầm.
Dù cho nhàn tản bộ
Không để mất bản tâm).
Đó là một khơng gian cao rộng giữa làng núi thơn Thủy Biện tác giả
nhìn từ cao xuống thấp rồi được đẩy ra xa hơn rộng hơn với núi rừng. Ở giữa
không gian như vậy người con xa sứ bộc lộ những trăn trở, suy nghĩ về cuộc
đời đồng thời khẳng định bản thân dù như thế nào cũng vẫn giữ vững cho
mình “bản tâm”. Trên đường đi sứ lần hai (1802-1803), Ngơ Nhơn Tĩnh cùng
với Trịnh Hồi Đức hoạ vận làm thơ 30 bài. Mỗi bài đều mang phong cách
riêng của người nghệ sĩ nhưng chung quy lại với 30 bài thơ này đa phần được
viết để bộc lộ những nỗi niềm, ưu tư, suy cho cùng đều là trĩu nặng tâm sự về
nỗi sầu cô đơn, nỗi niềm ưu ái của một nho thần đi sứ, nỗi ưu hồi giữa đất
trời bao la kim cổ.
Như vậy, có thể thấy không gian thiên nhiên, vũ trụ trong thơ của Ngô
Nhơn Tĩnh được ông thể hiện khá rõ nét. Với không gian này tác giả cũng đã

làm nổi bật lên hồi bão, chí khí và niềm mong mỏi trả ơn vua đền nợ nước
của mình. Con đường mà Ngơ Nhơn Tĩnh đang đi là con đường vì quê hương,
vì đất nước, trên con đường đó ơng thường ngước lên để nhìn ngắm núi sơng,
đất trời, và khơng gian ấy mang ý nghĩa diễn tả hồi bão đó của người quân

20


×