Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài soạn T19,20,21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.04 KB, 8 trang )

Vật lý 8 – Chương I: Cơ học 2011
Tiết 20:
Ngày soạn: 6/1/2011 Ngày dạy: 13/1/2011
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Tìm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng.
Thấy được một cách định tính, thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với
mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khói lượng và vận tốc của vật. Tìm được ví dụ ming
hoạ.
2. Kỹ năng:
Tìm được ví dụ minh hoạ và vận dụng các kiến thức vào thưc tế
Đề xuất được phương án tránh tai nạn giao thông và an toàn trong lao động.
II. Chuẩn bị
Tranh vẽ phóng to hình 16.1a,b SGK.
Thiết bị TN mô tả ở hình 16.2 SGK.
III. Tiến trình dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ
HS1: Khái niệm công suất? Viết công thức tính công suất và giải thích các đại lượng có trong
công thức?
HS2: Khi nào xuất hiện công cơ học? Công cơ học phụ thuộc vào các yếu tố nào? Viết công thức
tính?
2. Bài mới
a. Đặt vấn đề
GV đặt vấn đề mở đầu như SGK, yêu cầu HS tự đọc.
b. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ năng
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Giới thiệu cơ năng.
Hướng dẫn HS liên hệ
giữa cơ năng và công cơ
học.


Tìm hiểu sự liên hệ
giữa cơ năng và công
cơ học.
I. Cơ năng
Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ
học thì ta nói vật đó có cơ năng.
Vật có khả năng thực hiện công lớn thì cơ
năng càng lớn.
Đơn vị cơ năng: J
Hoạt động 2: Tìm hiểu thế năng
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
• Yêu cầu HS đọc SGK
kết hợp với thảo luận
• Đọc SGK và thảo
luận nhóm.
II. Thế năng.
1. Thế năng hấp dẫn.
Trịnh Xuyến
Vật lý 8 – Chương I: Cơ học 2011
theo nhóm, tìm hiểu
các nội dung:
1.Phân loại thế năng?
2.Trả lời C1, C2.
3.Đặc điểm của từng
loại thế năng?
• Gọi đại diện nhóm
trình bày kết quả, các
nhóm khác nhận xét,
bổ sung.
• Nhận xét và chốt lại

kiến thức.
• Trình bày kết quả
và nhận xét, bổ
sung.
C1. Quả nặng A chuyển động xuống dưới, tức là
có lực tác dụng và làm vật dịch chuyển. Vậy
vật đó có khẳ năng sinh công tức là có cơ năng.
* Cơ năng của vật trong trường hợp này được
gọi là thế năng. Thế năng được xác định bởi vị
trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp
dẫn.
- Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao.
- Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp
dẫn bằng 0.
2. Thế năng đàn hồi.
C2. Đốt cháy sợi dây, lò xo đẩy miếng gỗ lên
cao tức là thực hiện công. Vậy vật có cơ năng.
- Cơ năng này cũng gọi là thế năng. Vì nó phụ
thuộc vào độ đàn hồi nên gọi là thế năng đàn
hồi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu động năng
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
• Yêu cầu hs làm thí
nghiệm H16.3, quan
sát và nhận xét hiện
tượng.
• Phân tích, hướng
dẫn hs tìm hiểu về
động năng.
• Yêu cầu hs tiếp tục

làm thí nghiệm,
nhưng cho quả A lăn
từ vị trí cao hơn, tiếp
theo làm với quả A
nặng.
• Hướng dẫn HS phân
tích và chỉ ra sự phụ
thuộc của động
năng.
• Làm thí nghiệm,
nhận xét hiện tượng
và trả lời các câu
hỏi.
• Tìm hiểu về động
năng theo hướng
dẫn của giáo viên
• Làm thí nghiệm,
nhận xét và rút ra
kết luận.
• Thảo luận và chỉ ra
các yếu tố động
năng phụ thuộc.
III. Động năng.
1. Khi nào vật có động năng.
C4. Quả A lăn xuống đập vào miếng gỗ làm nó
chuyển động. Tức là nó đã thực hiện công.
C5. Một vật chuyển động có khả năng thực
hiện công tức là có cơ năng.
* Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là
động năng.

2. Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố
nào.
C6. Lần này miếng gỗ chuyển động đI xa hơn.
Vậy công lớn hơn.
- Quả A lăn từ vị trí cao nên vận tốc của nó đập
vào miếng gỗ lớn hơn. Vậy vận tốc càng lớn thì
động năng càng lớn.
C7. Khối lượng của vật càng lớn thì động năng
càng lớn.
C8. Động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối
lượng.
Hoạt động 4: Vận dụng
Giáo viên hướng dẫn HS làm C9, C10.
Trịnh Xuyến
Vật lý 8 – Chương I: Cơ học 2011
C9. Con lắc lò xo dao động.
C10. a. Thế năng. b. Động năng c. Thế năng.
Hoạt động 5: Bổ sung kiến thức môi trường
Khi một vật chuyển động, khối lượng và vận tốc của vật càng lớn thì động năng càng lớn. Vì vậy
khi tham gia giao thông, phương tiện giao thông có vận tốc lớn khiến cho việc xử lý sự cố gặp
nhiều khó khăn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Các vật rơi từ trên cao xuống dưới đất có động năng rất lớn nên rất nguy hiểm đến tính mạng con
người.
 Mọi công dân cần tuân thủ quy tắc an toàn giao thông và an toàn lao động.
3. Củng cố: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
4. Hướng dẫn về nhà: Làm BT trong SBT.
IV. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
Ký duyệt , ngày 10 Tháng 1 năm 2011

Giáo án tuần 20
Tổ phó
Nguyễn Thị Dung
Trịnh Xuyến
Vật lý 8 – Chương I: Cơ học 2011
Tiết 21:
Ngày soạn: 14/1/2011 Ngày dạy: 20/1/2011
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Lấy được ví dụ về định
luật này.
2. Kỹ năng: Lắp và làm được thí nghiệm với con lắc đơn.
II. Chuẩn bị
Con lắc đơn, bóng bàn.
III. Tiến trình dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ
HS1: Thế năng của vật có mấy dạng? Các dạng thế năng ấy phụ thuộc vào những yếu tố nào?
HS2: Khi nào vật có động năng? Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu ví dụ
vật vừa có động năng, vừa có thế năng?
2. Bài mới
a. Đặt vấn đề
Giống SGK Tr.59.
b. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển hóa của các dạng cơ năng
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
• Hướng dẫn HS làm
thí nghiệm với quả
bóng rơi.
• Hướng dẫn HS làm
TN lần lượt trả lời
các câu C1, C2, C3,

C4.
• Yêu cầu HS tiến hành
thí nghiệm 2, quan
sát, nhận xét hiện
tượng xảy ra và trả
lời các câu hỏi C5,
C6, C7, C8.
• Hướng dẫn HS đưa
• Làm thí nghiệm
với quả bóng rơi.
• Trả lời các câu C1,
C2, C3, C4.
• Tiến hành thí
nghiệm 2, quan sát
và nhận xét hiện
tượng xảy ra và trả
lời các câu hỏi C5,
C6, C7, C8.
• Rút ra kết luận.
I. Sự chuyển hoá của các dạng cơ năng.
* Thí nghiệm 1: Quả bóng rơi.
C1. Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của
quả bóng giảm dần, vận tốc của quả bóng
tăng dần.
C2. Thế năng của quả bóng giảm dần, còn
động năng tăng dần.
C3. Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả
bóng tăng dần, vận tốc quả bóng giảm dần.
Thế năng tăng, động năng giảm dần.
C4. + Vị trí A thế năng lớn nhất và động năng

nhỏ nhất.
+ Vị trí B thế năng nhỏ nhất và động năng
lớn nhất.
* Thí nghiệm 2: Con lắc dao động.
Trịnh Xuyến
Vật lý 8 – Chương I: Cơ học 2011
ra kết luận từ hai thí
nghiệm.
C5. + Từ A

B: Vận tốc tăng.
+ Từ B

C: Vận tốc giảm.
C6. + Từ A

B: Thế năng

Động năng.
+ Từ B

C: Động năng

Thế năng.
C7. + Vị trí A và C thế năng lớn nhất.
+ Vị trí B động năng lớn nhất.
C8. Kết luận: Trong chuyển động của con lắc
đã có sự chuyển hoá liên tục các dạng cơ
năng: Thế năng


Động năng và Động năng

Thế năng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật bảo toàn cơ năng
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
• Yêu cầu HS đọc thông
tin SGK, liên hệ kết
luận của các thí
nghiệm tìm hiểu về sự
bảo toàn cơ năng.
• Tìm hiểu về sự bảo
toàn cơ năng dưới
sự hướng dẫn của
gv từ đó đưa ra
định luật.
II. Bảo toàn cơ năng.
* Định luật:
Trong quá trình cơ học, động năng và thế
năng không tự sinh ra hoặc mất đI mà chỉ
chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
Hoạt động 3: Vận dụng
Giáo viên hướng dẫn HS làm C9.
C9:
a) Thế năng

Động năng.
b) Thế năng

Động năng.
c) Đi lên: Động năng


Thế năng.
Đi xuống: Thế năng

động năng
Hoạt động 4: Bổ sung kiến thức môi trường
Trong cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa cho nhau. Thế năng của dòng nước từ
trên cao chuyển thành động năng làm quay tuabin của máy phát điện. Việc xây dựng các nhà
máy thủy điện có tác dụng điều tiết dòng chảy, dự trữ nước, hạn chế lũ lụt, bảo đảm môi trường.
Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển thủy điện và cũng đã có nhiều
nhà máy thủy điện có công suất lớn. Tuy vậy, vẫn cần phải có kế hoạch xây dựn nhà máy thủy điện
một cách hợp lý nhằm phát triển kinh tế quốc dân.
3. Củng cố:
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
4. Hướng dẫn về nhà:
Làm BT trong SBT.
Trịnh Xuyến

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×