Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn ở nhật bản và bài học cho phát triển nông thôn ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.5 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

I: Đặt vấn đề
1.1: Tính cấp thiết………………………………………………………………
1.2: Mục tiêu…………………………………………………………………...
1.3: Đối tương và phạm vi nghiên cứu………………………………………...
1.4: Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….
II: Nội dung
2.1:Đặc điểm địa bàn…………………………………………………………..
2.2:Bối cảnh lịch sử……………………………………………………………
2.3:Nội dung nghiên cứu……………………………………………………….
2.4:Thực trạng vấn dề nghiên cứu………………………………………………
2.5:Kết quả……………………………………………………………………..
2.6:Bài học kinh nghiệm……………………………………………………….
III: Kết luận

I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1: Sự cần thiết

Bước vào cơ chế thị trường trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nhất là sau khi gia
nhập WTO, hộ nông dân Việt Nam phải đối đầu với nhiều đối thủ sản xuất kinh doanh
mạnh. Đó là các hàng hố nơng sản nhập khẩu và cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu
của nơng dân các nước phát triển hơn, có tổ chức rất tốt về quy mơ, về trình độ hợp tác.
Trong khi 50% giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam dành cho xuất khẩu thì tình
trạng đơn thương độc mã hiện nay không cho phép các hộ tiểu nông cạnh tranh nổi trong
sản xuất, thương thuyết nổi trong mua bán, tranh thủ được về chính sách. Phải nói rằng,
hơn lúc nào hết người nơng dân cần có tổ chức thực sự của mình, được tổ chức tốt từ
trên xuống dưới do họ bầu ra và thực sự quản lý, giúp cho họ vốn, tiêu thụ sản phẩm và
kỹ thuật sản xuất tiên tiến,…Bên cạnh đó phát triển nơng thơn có vai trị quan trọng trong
sự phát triển của đất nước. Nông thôn là nơi sản xuất cà cung cấp lương thực thực phẩm


cho tiêu dung xã hội nông thơn được phát triển bền vững thì đảm bảo an ninh lương thực
cho mọi người dân. Bên cạnh đó ở nơng thơn cịn nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sự phát
triển chung của đất nước như nghèo đói, dân trí thấp thiếu thốn cơ sở hạ tầng….

1.2: Mục tiêu

Mục tiêu chung: tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nơng thơn ở nhật bản và bài học cho
phát triển nông thôn ở Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể

- Phát triển nông thôn

- CNH-HĐH

- Nâng cao đời sống của người dân.

1.3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.

a. Đối tượng nghiên cứu
Kinh nghiệm phát triển nông thôn của Nhật Bản.
b. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi thời gian:
Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2: 1945-2012
- Phạm vi không gian:
Dựa trên những kinh nghiệm PTNT của Nhật Bản.

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

- Thu thập thông tin từ các nguồn số liệu sau đó xử lí sao cho phù hợp với nội dung của

bài nghiên cứu, nhằm đảm bảo được tính khái quát và chính xác của tài liệu, tư liệu.

II: NỘI DUNG

2.1: Khái quát đặc điểm địa bàn

- Điều kiện tự nhiên: Nhật Bản là một quần đảo với trên 3.000 đảo được tạo thành từ các
ngọn núi cao nổi lên từ một dãy núi nằm sâu dưới biển Thái Bình Dương, phía ngồi lục
địa châu Á. Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới
Alaska. Nhật Bản có bờ biển dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ nhưng rất tốt và
đẹp. Đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó khơng ít núi là núi lửa, có
một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000 mét. Ngọn núi cao
nhất là núi Phú Sĩ cao 3776 mét. Vì nằm ở tiếp xúc của một số đĩa lục địa, nên Nhật Bản
hay có động đất gây nhiều thiệt hại. Động đất ngồi khơi đơi khi gây ra những cơn sóng
thần. Mỗi năm Nhật Bản chịu vào khoảng 1000 trận động đất và người ta cho rằng cứ 60
năm Tokyo lại gặp một trận động đất khủng khiếp. Nhật Bản có rất ít tài ngun thiên
nhiên. Các khống sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng
lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản
khiến người nơng dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một
số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước
ngoài.

- Điều kiện kinh tế - xã hội Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và
hải sản, trong khi dân số thì q đơng, phần lớn ngun nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh
tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật
Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973) làm thế giới
phải kinh ngạc. Người ta gọi đó là "Thần kì Nhật Bản". Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển
tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế lớn đứng thứ ba trên thế
giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc). Trước đây Nhật Bản luôn giành vị trí thứ hai
về kinh tế và mới chỉ bị Trung Quốc vượt qua từ đầu năm 2011. Đến tháng 7, 2010, dân

số Nhật Bản hiện nay lên tới gần 127 triệu người, xếp hàng thứ 10 trên thế giới. Phần lớn
là đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa ngoại trừ thiểu số…..

2.2: Bối cảnh lịch sử

Ngay sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945-1946 sản lượng sản xuất giảm 20% so
với giai đọan đỉnh điểm của chiến tranh, hay giảm 30% so với giai đọan trước chiến tranh

1934-1936. Ngun nhân chính là thiếu ngun vật liệu khơng phải thiếu năng lực. Sau

chiến tranh, năm 1946, việc thiếu hụt hàng hóa và mức sống thấp đặc biệt trở nên nghiêm

trọng. Lương thực trở nên khan hiếm nhiều người có nguy cơ bị chết đói. Ngịai ra, nạn

thất nghiệp cũng là vấn đề rất trầm trọng. Số lượng người thất nghiệp dự báo lên tới con

số 10 triệu người………

2.3: Nội dung vấn đề

2.3.1: Phát triển nông nghiệp

a, Phát triển khoa học-kỹ thuật nông nghiệp

Sau Chiến tranh thế giới II, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, không chỉ sản xuất
công nghiệp mà nông nghiệp cũng đạt ở mức rất thấp, nguyên liệu và lương thực trong
nước thiếu thốn trầm trọng. Do vậy trong điều kiện đất chật người đông, để phát triển
nông nghiệp Nhật Bản coi phát triển khoa học-kỹ thuật nông nghiệp là biện pháp hàng
đầu. Nhật Bản tập trung vào các công nghệ tiết kiệm đất như: tăng cường sử dụng phân
hoa học; hồn thiện cơng tác quản lý và kỹ thuật tưới tiêu nước cho ruộng lúa; lai tạo và

đưa vào sử dụng đại trà những giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét; nhanh chóng đưa
sản xuất nơng nghiệp sang kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất... Đây là một thành công
quan trọng về định hướng đầu tư khiến cho sản xuất nông nghiệp vào năm 1950 đã được
phục hồi xấp xỉ mức trước chiến tranh, sản lượng tiếp tục tăng và tới năm 1953 đã vượt
mức trước chiến tranh 30%. sản lượng nâng cao là điều kiện thuận lợi để Nhật Bản thực
hiện Chương trình HĐH sản xuất nơng nghiệp. Để phát triển khoa học-kỹ thuật nông
nghiệp Nhật Bản chủ yếu dựa vào các viện nghiên cứu nông nghiệp của Nhà nước và
chính quyền các địa phương. Viện quốc gia về khoa học nông nghiệp được thành lập ở
cấp Nhà nước là cơ quan có trách nhiệm tổng hợp gắn kết toàn bộ các viện nghiên cứu
cấp ngành thành một khối. Bên cạnh đó, các viện nghiên cứu nơng nghiệp cũng tăng
cường liên kết nghiên cứu vối các trường đại học, các xí nghiệp tư nhân và các hội
khuyến nơng; liên kết vối các tổ chức này và các tổ chức của nông dân để giúp nông dân
tiếp cận công nghệ, trang thiết bị tiên tiến, giúp tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo nông
nghiệp tăng trưởng ổn định.

b, Cải cách ruộng đất
Cải cách ruộng đất năm 1945 và 1948 đã tạo động lực kích thích mạnh mẽ nơng nghiệp

phát triển, mở rộng việc mua bán nông phẩm và tăng nhanh tích lũy. Để duy trì, bảo vệ
những vùng đất tốt dùng cho mục đích nơng nghiệp, năm 1969 Nhà nước đã ban hành
Luật Cải tạo và phát triển những vùng đất có khả năng mở rộng sản xuất nông nghiệp.
Đến năm 1970, Luật Đất đai nông nghiệp và Luật Hợp tác xã nông nghiệp được sửa đổi
bổ sung đã nối rộng quyền hạn cho thuê, phát canh đất sản xuất nông nghiệp cũng như
quyền quản lý cho các tập đồn và các hợp tác xã (HTX) nơng nghiệp. Năm 1975, Nhật
Bản quyết định thực hiện chính sách phát triển nơng nghiệp tồn diện, bao gồm: đảm bảo
an tồn lương thực; xem xét lại chính sách giá cả; hồn thiện cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh
các cơng trình phúc lợi trong các làng xã. Đồng thời chương trình "Đẩy mạnh sử dụng đất

nơng nghiệp" được triển khai. Chương trình này được bổ sung vào năm 1980, và nhờ vậy
nó giữ vai trị quan trọng trong việc hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Từng hộ sản

xuất riêng lẻ, với quy mô q nhỏ thì khơng thể có đủ điều kiện kinh tế và kỹ thuật để
HĐH q trình sản xuất nơng nghiệp hàng hóa lớn. Năm 1995 số lượng nơng trại giảm
791 nghìn cái (giảm 18,7%) so vối năm 1985. Quy mơ ruộng đất bình qn của một nơng
trại có sự thay đổi theo hướng tích tụ ruộng đất vào các trang trại lớn để tăng hiệu quả sản
xuất. Xu hướng này thể hiện rõ nhất trong giai đoạn 1990-1995, qui mơ đất lúa bình
qn/hộ tăng từ 7180m2 lên 8120m2.

c, Phát triển sản xuất có chọn lọc, nâng cao chất lượng nơng sản

Bước ngoặt của chính sách nơng nghiệp của Nhật Bản thực sự bắt đầu khi Luật Nông
nghiệp cơ bản được ban hành vào năm 1961, với hai phương hướng chính sách chủ yếu:
Phát triển sản xuất có chọn lọc, cụ thể là đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm có nhu cầu
tiêu thụ ngày càng tăng và giảm sản xuất những nơng phẩm có sức tiêu thụ kém; Hồn
thiện cơ cấu nơng nghiệp, kể cả việc phát triển những nơng hộ và HTX có năng lực về
quản lý kinh doanh và canh tác. Trong những năm 1960 và 1970, sự phát triển mạnh mẽ
của nền kinh tế Nhật đã đẩy thu nhập của nhân dân tăng đáng kể. Cũng trong thời gian
này, lao động trong nông nghiệp giảm xuống khoảng 50%, song năng suất lao động lại
tăng bình quân hàng năm 5-8% nhờ tăng cường cơ giới hoa và cải tiến quy trình kỹ thuật.
Đây là tỷ lệ tăng bình quân cao nhất ở những nước phát triển. Các ngành thực phẩm chế
biến phát triển, giúp cho người dân sống ở nơng thơn có thêm nhiều việc làm, thu nhập
được cải thiện, do đó Nhật Bản đã tạo cho mình một thị trường nội địa đủ lốn cho hàng
hoa cơng nghiệp tích lũy lấy đà chuyển sang xuất khẩu. Khi sản xuất hàng hóa lớn phát
triển, Nhật Bản tập trung đất đai, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển nông hộ lớn hoặc
trang trại để tạo điều kiện cơ giới hóa, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh.

d, Phát triển các HTX và các tổ chức kinh tế HTX dịch vụ

Hợp tác xã có vị trí rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản. Hầu hết
những người nông dân đều là xã viên của HTX nơng nghiệp. Chính phủ rất coi trọng thể
chế vận hành các HTX nông nghiệp và đã ban hành, thực hiện nhiều chính sách giúp đỡ

phát triển, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất nhằm giúp người nơng dân thốt khỏi
cảnh đói nghèo và cùng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Theo Luật Hợp tác xã nông
nghiệp, năm 1972 Liên hiệp các HTX nơng nghiệp quốc gia Nhật Bản chính thức được
thành lập và được Chính phủ giao thực hiện các mục tiêu về phát triển nông nghiệp và
nông thôn. Hệ thống HTX nông nghiệp Nhật Bản được phân làm 3 cấp, hoạt động vối tôn
chỉ dựa vào sự nỗ lực hợp tác giữa các HTX nông nghiệp cấp cơ sở, các liên đoàn cấp
tỉnh và cấp trung ương tạo thành một bộ máy thống nhất hoàn chỉnh từ trung ương đến
địa phương. Vai trò của các HTX và tổ chức kinh tế HTX dịch vụ đã thúc đẩy q trình
tích tụ, tập trung ruộng đất và chun mơn hóa sâu theo hướng thương mại hóa trong
nơng nghiệp nước này. Ở Nhật Bản, các hợp tác xã nông nghiệp được tổ chức theo ba
cấp: Liên đồn tồn quốc hợp tác xã nơng nghiệp; Liên đồn hợp tác xã nơng nghiệp tỉnh;

Hợp tác xã nông nghiệp cơ sở. Các Hợp tác xã nông nghiệp cơ sở gồm hai loại: đơn chức
năng và đa chức năng. Từ năm 1961 trở về trước các hợp tác xã đơn chức năng khá phổ
biến. Nhưng từ năm 1961 trở về đây, do chính phủ Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các
hợp tác xã nơng nghiệp nhỏ thành hợp tác xã nông nghiệp lớn, nên mô hình hoạt động
chủ yếu của hợp tác xã nơng nghiệp Nhật Bản hiện nay là đa chức năng. Các hợp tác xã
nông nghiệp đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực dịch
vụ như cung cấp nơng cụ, tín dụng, mặt hàng, giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm
và bảo hiểm cho hoạt động của nơng dân. Có thể thấy ưu nhược điểm của hợp tác xã
nông nghiệp Nhật Bản qua phân tích cơ chế quản lý và chức năng hoạt động của chúng.

Các hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng của Nhật bản thường đảm đương các
nhiệm vụ sau:

- Cung cấp dịch vụ hướng dẫn nhằm giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng trọt,
chăn ni có năng suất, hiệu quả cao cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt
động sản xuất. Thơng qua các cố vấn của mình, các hợp tác xã nông nghiệp đã giúp nông
dân trong việc lựa chọn chương trình phát triển nơng nghiệp theo khu vực; lập chương
trình sản xuất cho nơng dân; thống nhất trong nông dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản

xuất tiên tiến,… Các tổ chức Liên hiệp tỉnh và Trung ương thường quan tâm đào tạo bồi
dưỡng cố vấn cho hợp tác xã nông nghiệp cơ sở.

- Mục tiêu của hợp tác xã là giúp nông dân tiêu thụ hàng hố có lợi nhất. Do đó,
mặc dù các hợp tác xã nơng nghiệp là đơn vị hạch tốn lấy thu bù chi nhưng các hợp tác
xã không đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà chủ yếu là trợ giúp nơng dân. Các hình
thức giao dịch giữa hợp tác xã với nông dân khá linh hoạt. Nông dân có thể ký gửi hàng
hố cho hợp tác xã, hợp tác xã sẽ thanh tốn cho nơng dân theo giá bán thực tế với một
mức phí nhỏ; nơng dân cũng có thể gửi hợp tác xã bán theo giá họ mong muốn và hợp tác
xã lấy hoa hồng; thông thường nơng dân ký gửi và thanh tốn theo giá cả thống nhất và
hợp lý của hợp tác xã.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản do hợp tác xã tiêu thụ, hợp
tác xã đã đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống
nhất với nhau và ưu tiên bán cho hợp tác xã. Về phần mình, hợp tác xã định tỷ lệ hoa
hồng thấp. Các hợp tác xã tiêu thụ nông sản theo quy mô lớn, không chỉ ở chợ địa
phương mà thơng qua liên đồn tiêu thụ trên tồn quốc với các khách hàng lớn như xí
nghiệp, bệnh viện,… Hợp tác xã đã mở rộng hệ thống phân phối hàng hoá khá tốt ở Nhật
Bản.

- Hợp tác xã cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo giá thống
nhất và hợp lý. Các hợp tác xã đã đạt đến trình độ cung cấp cho mọi xã viên trên tồn
quốc hàng hố theo giá cả như nhau, nhờ đó giúp cho những người ở các vùng xa xơi có
thể có được hàng hố mà khơng chịu cước phí quá đắt. Hàng tiêu dùng không cần đặt
hàng theo kế hoạch trước. Thông thường các hợp tác xã nhận đơn đặt hàng của xã viên,
tổng hợp và đặt cho liên hiệp hợp tác xã tỉnh, sau đó tỉnh đặt cho liên hiệp hợp tác xã tồn
quốc. Đơi khi liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp tỉnh hoặc hợp tác xã nông nghiệp cơ sở
đặt hàng trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất. Nhìn chung các liên hiệp hợp tác xã nông
nghiệp tỉnh và Trung ương không phải là cấp quản lý thuần tuý mà là các tổ chức kinh tế,
các trung tâm phân phối và tiêu thụ hàng hoá.


- Hợp tác xã nơng nghiệp cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình và nhận
tiền gửi của họ với lãi suất thấp. Các khoản vay có phân biệt: cho xã viên khó khăn vay
với lãi suất thấp (có khi chính phủ trợ cấp cho hợp tác xã để bù vào phần lỗ do lãi suất
cho vay thấp). Hợp tác xã nông nghiệp cũng được phép sử dụng tiền gửi của xã viên để
kinh doanh. Ở Nhật Bản có tổ chức một trung tâm ngân hàng hợp tác xã nông nghiệp để
giúp các hợp tác xã quản lý số tín dụng cho tốt. Trung tâm này có thể được quyền cho các
tổ chức kinh tế công nghiệp vay nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp.

- Hợp tác xã nông nghiệp cịn sở hữu các phương tiện sản xuất nơng nghiệp và
chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả
nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân. Các loại phương tiện thuộc sở hữu hợp tác xã
thường là: Máy cày cỡ lớn, phân xưởng chế biến, máy bơn nước, máy phân loại, đóng gói
nơng sản. Hợp tác xã trực tiếp quản lý việc sử dụng các tài sản này.

- Các hợp tác xã cịn là diễn đàn để nơng dân kiến nghị Chính phủ các chính sách
hợp lý cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các hợp tác xã và địa phương.

- Ngồi ra, các hợp tác xã nơng nghiệp Nhật Bản còn tiến hành các nhiệm vụ giáo
dục xã viên tinh thần hợp tác xã thông qua các tờ báo, phát thanh, hội nghị, đào tạo, tham
quan ở cả ba cấp hợp tác xã nông nghiệp cơ sở, tỉnh và Trung ương.

Như vậy, có thể thấy rằng hợp tác xã nơng nghiệp Nhật Bản đã phát triển từ các
đơn vị đơn năng đến ngày nay trở thành các đơn vị đa năng dịch vụ mọi mặt cho cho nhu
cầu của nông dân và tổ chức liên kết qui mơ lớn tồn quốc. Một nước cơng nghiệp hố
như Nhật Bản, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả vẫn là hộ gia đình, do đó
hợp tác xã nơng nghiệp, một mặt được thành lập để hỗ trợ nông dân, giúp cho họ vừa
nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa cải thiện cuộc sống ở nông thôn, mặt khác vẫn tôn trọng
mô hình kinh tế nơng hộ và chỉ thay thế hộ nông dân và tư thương ở khâu nào hợp tác xã
tỏ ra có ưu thế hơn hẳn trong tương quan với mục tiêu hỗ trợ nơng dân.


e, Chính sách hỗ trợ nơng nghiệp

Về chính sách giá cả, đặc biệt chính sách trợ giá cho lúa gạo khá lớn, đã kích thích sản
xuất và dẫn đến sản xuất thừa gạo. Từ năm 1970, Nhật Bản bắt đầu hạn chế mức sản xuất
gạo, do vậy Nhật Bản chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu lương thực trong nước so vối 79%
của năm 1960. Theo quan điểm an ninh lương thực là mục tiêu số một nên ngành nông
nghiệp được bảo hộ rất cao. Cuối năm 1999 Nhật Bản đã đưa ra "Luật cơ bản mối về
lương thực, nông nghiệp và khu vực nông thôn" vối nhiều hứa hẹn về những cải cách mới
trong lĩnh vực nông nghiệp. Song thực tế cải cách nông nghiệp diễn ra hết sức chậm chạp
và Nhật Bản vẫn duy trì mức thuế cao đối vối một số mặt hàng như gạo, lúa mỳ và các
sản phẩm từ sữa, nếu đem so sánh về chính sách giữa các nước, khối nước khác nhau như
Mỹ, Eu,... Với việc duy trì mức thuế cao, Nhật Bản phải đối mặt với những phản ứng của
các đối tác thương mại trên các diễn đàn song phương và đa phương về sức ỳ quá lớn của
Nhật Bản đối vối tiến trình tự do hóa trong lĩnh vực nơng nghiệp. Đồng thời, chính sách
hỗ trợ nông nghiệp kéo dài của Nhật Bản đã đẩy giá nông phẩm trong nước lên cao, song

nó lại làm giảm sức mua của người tiêu dùng, làm tổn thương tới các nhà cung cấp khác
trên cơ sở tạo ra các ảnh hưởng kinh tế mang tính dây chuyền; Bên cạnh đó nó cũng làm
cho tính cạnh tranh của khu vực này về mặt dài hạn và khả năng đảm bảo an ninh lương
thực của Nhật Bản bị giảm sút. Tuy nhiên Nhật Bản ln có chính sách hỗ trợ kịp thời để
khuyến khích phát triển nơng nghiệp như: hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp các
trang thiết bị, vật tư cho nông nghiệp, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, cho vay
vốn tín dụng,...

2.Về phát triển nơng thơn

a, Chính sách "ly nơng bất ly hương"

Với chính sách "ly nơng bất ly hương", Nhật Bản đã thực hiện thành công với hai nhóm

chính sách chính: phát triển doanh nghiệp nơng thơn và đưa công nghiệp lốn về nông
thôn để tạo sự gắn bó hài hoa phát triển nơng thơn vối phát triển cơng nghiệp, xóa bỏ
khoảng cách về mức sống giữa đơ thị và nông thôn. Đây là một thành công chưa từng có
ở các nước CNH trước đây và hiện đây vẫn là thách thức lớn cho mọi quốc gia trong q
trình CNH. Ở Nhật Bản, khơng chỉ các ngành cơng nghiệp chế biến nơng sản mà cả các
ngành cơ khí, hóa chất đều được phân bố trên tồn quốc. Từ khi bắt đầu CNH (năm
1883), 80% nhà máy lớn đã được xây dựng ở nông thôn; 30% lao động nông nghiệp tham
gia hoạt động phi nông nghiệp, năm 1960 tỷ lệ này tăng lên 66%. Nhờ chủ trương này mà
công nghiệp sử dụng được một nguồn lao động rẻ, dân cư nơng thơn có thu nhập cao.
Năm 1950 thu nhập phi nơng nghiệp đóng góp gần 30% tổng thu nhập của cư dân nông
thôn Nhật Bản, năm 1990 tăng lên tối 85%.

b, Phát triển cộng đồng nông thôn qua các tổ chức HTX

Góp phần vào việc đưa cơng nghiệp về nông thôn, các HTX và tổ chức kinh tế hợp tác
dịch vụ nơng nghiệp đã đóng một vai trị hết sức quan trọng trong xây dựng kết cấu hạ
tầng nông thôn, cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản. HTX nông nghiệp được xây dựng
trên nền tảng làng xã nông thôn Nhật Bản. Trong mỗi làng xã, những mối quan hệ nhiều
chiều đa dạng đã tồn tại từ rất lâu giữa các gia đình, giữa những người nơng dân. Tận
dụng ưu điểm này, HTX nông nghiệp được xây dựng trên cơ sở cộng đồng nông thôn để
tạo quan hệ cộng đồng mối vững chắc được bắt nguồn từ bên trong cộng đồng làng xã.
Do vậy HTX cũng rất chú trọng đến các hoạt động mang tính cộng đồng để làm cho cuộc
sống ở nông thôn tốt đẹp hơn.

3. Về vấn đề nông dân

Ở Nhật Bản, sau khi cải cách ruộng đất người nơng dân có ruộng cày và các tư liệu sản
xuất khác, các chính sách thúc đẩy sản xuất phát triển được áp dụng nhằm tiếp sức cho

đối tượng nông dân này và họ đã thực sự trở thành một tầng lớp xã hội quan trọng trong

xã hội. Để khuyến khích nơng dân đầu tư sản xuất kinh doanh, Nhật Bản đánh thuế nông
nghiệp theo hạng đất và ổn định hàng chục năm, giá nông sản duy trì ở mức cao, giá vật
tư được giữ thấp. Tầng lớp nông dân nhỏ cạnh tranh thành công trên thị trường là nhờ
kinh tế hợp tác rất phát triển. Gần 100% nông dân ở Nhật Bản là hội viên nông hội và xã
viên HTX. Hệ thống HTX và nông hội được tổ chức theo ngun tắc hồn tồn tự
nguyện, bình đắng và dân chủ ra quyết định. Các cấp quản lý có trách nhiệm thực hiện
đúng nhiệm vụ được nơng dân uỷ thác, bảo vệ và phản ánh quyền lợi của nhân dân. Trên
cơ sở là tổ chức thực sự của dân, vì dân và do dân, HTX và nơng hội được nhà nước hỗ
trợ và trao cho các quyền hết sức quan trọng, quyết định vận mệnh sống còn của sản xuất
và đời sống nông dân. HTX là kênh tiêu thụ nơng sản chính cho phần lốn nơng sản, cung
ứng vật tư, máy móc thiết bị, tín dụng, bảo hiểm rủi ro, khuyến nơng. Từ năm 1990, HTX
cịn mở rộng hoạt động ra các lĩnh vực phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa, cải
thiện điều kiện sống, du lịch, tư vấn nông nghiệp và đặc biệt là thương mại.

Ở nước phát triền như Nhật Bản hiện nay, tỷ lệ dân nơng thơn chỉ cịn gần 5% dân số,
nhưng chế độ đảm bảo số phiếu bầu theo địa bàn bầu cử (không căn cứ theo tỷ lệ dân cư)
cho phép một lá phiếu nơng thơn có giá trị bằng 3 lá phiếu thành thị trong bầu cử Hạ nghị
viện, 6 lá phiếu vối bầu cử thượng nghị viện. Vì vậy các quyết định quan trọng về đầu tư
kết cấu hạ tầng, chính sách thương mại,... đều không thể coi nhẹ quyền lợi của cư dân
nông thôn. Đó là lý do vì sao chính sách của quốc gia này rất cứng rắn trong những vấn
đề liên quan đến tự do

2.4: Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu

Phát triển nông thôn là vấn đề quan trọng đối với hầu hết các nước trên thế giới, nơi có
một phần kinh tế hoạt động dựa vào nông nghiệp trên địa bàn nông thôn. Đối với các
nước đang phát triển có nền tảng kinh tế quốc dân dựa chủ yếu vào nơng nghiệp thì phát
triển nơng thơn lại càng trở nên hết sức quan trọng có ảnh hưởng tới kinh tế chính trị xã
hội của quốc gia. Ở Nhật Bản sau những khó khăn gặp phải khi chiến tranh thế giới thứ 2
chấm dứt thì Nhật Bản đã từng bước xây dựng hệ thống phát triển kinh tế một cách tồn

diện đồng thời là phát triển nơng thơn. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 sản xuất nông
nghiệp hiện chỉ còn chiếm 1,2% sản lượng nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, chỉ đáp ứng
39% nhu cầu thực phẩm của Nhật Bản. “Đây là lúc cứu các nông trang của Nhật Bản.
Cách duy nhất là phải thu hút được sự quan tâm của giới trẻ và tạo điều kiện để phụ nữ
tham gia nhiều hơn trong lĩnh vực nông nghiệp” . Theo Giáo sư Masao Fukunaga, một
chuyên gia kinh tế về phát triển nông thôn, xu hướng này bắt nguồn từ nhiều nguyên
nhân, trong đó xuất phát từ sự căng thẳng với cuộc sống nơi thành thị cũng như nhận thức
ngày càng cao về tăng cường an ninh lương thực quốc gia. Tỷ lệ tự cung tự cấp lương
thực của Nhật Bản dao động ở mức 39%, giảm mạnh so với năm 1965 (73%). Trong khi
đó, tỷ lệ này ở Mỹ là 100%. Chỉ có lúa gạo là có thể đáp ứng được nhu cầu của 127 triệu
người dân Nhật Bản mà không cần phải dựa vào nhập khẩu như các mặt hàng chủ lực
khác: lúa mì, thịt và rau.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng tình trạng này là kết quả của một chính sách quốc gia bỏ
qua nông nghiệp để dành sự tập trung cho phát triển cơng nghiệp. Chính sách đó đã giúp
nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh của Nhật Bản trở thành cường quốc lớn thứ 2 thế
giới (trước khi bị Trung Quốc qua mặt vào năm 2011) và là một trong những quốc gia
hàng đầu về xuất khẩu công nghệ cao. Nhưng rồi, chính sách đó có mặt trái là phá hủy
nghiêm trọng nền nơng nghiệp nước này. Q trình đơ thị hóa nhanh chóng đã “cướp” đi
phần lớn diện tích đất nông nghiệp, chuyển đổi thành nhà máy. Các nông trại gia đình
cịn sót lại giờ chỉ trơng cậy vào sự trông nom của cha mẹ già, khi con cái của họ di cư
đến các thành phố để tìm kiếm cơ hội việc làm với thu nhập tốt hơn..Nhận thấy sẽ tiếp tục
phải dành khoản tiền không nhỏ cho nhập khẩu lương thực và khả năng thất bại ngay tại
thị trường trong nước do không cạnh tranh nổi với các nhà sản xuất lương thực nước
ngồi, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu đầu tư mạnh cho các giải pháp nhằm phát triển
ngành nơng nghiệp mà một trong số đó là thúc đẩy nhận thức về quyền phụ nữ với nơng
nghiệp. Chính phủ Nhật Bản vừa qua đã chi 50 tỷ USD cho giải pháp này. Truyền thống
từ xưa đến nay tại Nhật Bản, chỉ có người đàn ơng trong nhà là làm nơng. Khuyến khích
phụ nữ tham gia sản xuất nơng nghiệp sẽ giúp Nhật Bản có một lực lượng lao động lớn
và đầy sức trẻ. Hơn thế, theo nhà nghiên cứu các vấn đề nông nghiệp Tomoko Ichida,

những người phụ nữ làm nghề nông rất sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách làm mới. Họ sản xuất
ra các sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn như các sản phẩm chế biến lương thực thực
phẩm, trong đó mứt và dưa chua làm từ trái cây và rau, những sản phẩm đã trở nên thân
thuộc với người tiêu dùng Nhật Bản. Chính vì vậy, theo nhiều chun gia, khơng chỉ thực
hiện chính sách hỗ trợ nơng dân trong nước, Chính phủ Nhật Bản cịn phải dành một vị
trí đặc biệt đối với phụ nữ lao động nông nghiệp, hiện đang được xem là nhân tố phục hồi
một trong những lĩnh vực sản xuất quan trọng của nước này.

2.5: Kết quả

Nông nghiệp nông thôn luôn là vấn đề được quan tâm ở tất cả các nước. Ở các nước
khác nhau tùy theo cách giải quyết của mỗi nước trong quá trình cơng nghiệp hóa mà
vấn đề này tác dộng tiêu cực hay tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.
Nhật Bản-một nước phát triển nông nghiệp,nơng thơn với trình độ cơ giới hóa,hố học
hóa,thủy lợi hóa và điện khí hóa với trình độ bậc nhất thế giới đã đạt đựợc những kết quả
rất khả quan như………..

+ Sau khi cải cách ruộng đất thì người nơng dân có ruộng cầy và các tư liệu sản xuất khác
các chính sách thúc đẩy sản xuất phát triển được áp dụng nhằm tiếp sức cho đối tượng
nông dân này và họ đã thực sự trở thành một tầng lớp xã hội quan trọng trong xã hội. Để
khuyến khích nơng dân đầu tư sản xuất kinh doanh.
+ Với chính sách "ly nông bất ly hương", Nhật Bản đã thực hiện thành cơng với hai nhóm
chính sách chính: phát triển doanh nghiệp nông thôn và đưa công nghiệp lớn về nông
thôn để tạo sự gắn bó hài hoa phát triển nơng thơn vối phát triển cơng nghiệp, xóa bỏ
khoảng cách về mức sống giữa đô thị và nông thôn.

+ Về chính sách giá cả, đặc biệt chính sách trợ giá cho lúa gạo khá lớn, đã kích thích sản
xuất và dẫn đến sản xuất thừa gạo.
+ Cải cách ruộng đất năm 1945 và 1948 đã tạo động lực kích thích mạnh mẽ nơng nghiệp
phát triển, mở rộng việc mua bán nơng phẩm và tăng nhanh tích lũy. Để duy trì, bảo vệ

những vùng đất tốt dùng cho mục đích nơng nghiệp

2.6: Bài học kinh nghiệm

a,. Tình hình nơng nghiệp, nông thôn hiện nay của Việt Nam

Cũng giống như nhiều nước đi trước, ở Việt Nam đã xuất hiện tình trạng "coi nhẹ nơng
nghiệp" làm nơng nghiệp tăng trưởng chậm dần. Giai đoạn 1995-2000, tốc độ tăng GDP
riêng của nơng nghiệp là 4%, thì giai đoạn 2000-2005 giảm xuống còn 3,7%; năm 2006
còn 2,8% và năm 2007 giảm xuống còn 2,3%. Mặc dù trong 20 năm trở lại đây, sản xuất
nông nghiệp Việt Nam đã đạt mức phát triển cao, GDP nông - lâm – thủy sản tăng trung
bình trên 4%/năm, song nhìn chung, sản xuất nơng nghiệp chưa hiệu quả, chất lượng
nông sản thấp. Khối lượng hàng hóa xuất khẩu lớn nhưng chủ yếu là nơng sản thô, giá trị
gia tăng nhờ chế biến, tiếp thị thấp. Hiệu quả sản xuất thấp nên nông dân không gắn bó
vối nơng nghiệp, sức đẩy lao động ra từ nơng nghiệp khá lớn.

Trong khi đầu tư toàn xã hội cho nơng nghiệp giảm từ 13,8% năm 2000 xuống cịn 7,5%
năm 2006, thì các chương trình đầu tư cơng lớn như đầu tư cho thủy lợi, giao thông, cho
trồng rừng, cho nghiên cứu khoa học, cho đào tạo, giáo dục, khuyến nông, quy hoạch...
thực hiện chưa hiệu quả. Việc hỗ trợ, đầu tư thấp cho nông nghiệp khiến cho liên kết giữa
nơng nghiệp và cơng nghiệp rất khó khăn. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm
trên 56% tổng số lao động cả nước nhưng đến năm 2006, cả nước mới có 7.237 HTX
nơng nghiệp thu hút 5% lao động nơng — lâm — ngư nghiệp. HTX chưa đủ sức cạnh
tranh trên thị trường, chưa có sức hấp dẫn, thu hút xã viên và người lao động gắn bó tích
cực xây dựng HTX. Vai trị, vị thế tiếng nói của HTX trong kinh tế - xã hội rất yếu kém..

b. Một số gợi mở chính sách cho Việt Nam

Các kinh nghiệm thành công ở Nhật Bản rất rõ ràng, song điều quan trọng là việc áp
dụng xử lý để phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam sao cho có hiệu quả. Sau

đây là một số gợi mở chính sách cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, tăng cường đầu tư vào phát triển nghiên cứu có chọn lọc; tích cực chuyển giao
cơng nghệ, đào tạo và dạy nghề cho nông dân nhằm phát huy tài nguyên con người và áp
dụng khoa học — cơng nghệ có hiệu quả. Đây là động lực chính cho tăng trưởng nơng
nghiệp tương lai, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng của nông sản; tăng khả
năng cạnh tranh ở trong nước và ngoài nước.

Thứ hai, có chính sách bảo hộ hợp lý đối vối nông sản trên cơ sở tuân thủ các quy định
của WTO cùng các chính sách hỗ trợ khác. Chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp gồm 2
loại: hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Nông dân Việt Nam vẫn cần tiếp tục nhận
được những hỗ trợ khác để giúp đỡ nông dân trong phát triển sản xuất nơng sản nhằm xóa
đói giảm nghèo. Nhà nước cần hỗ trợ mạnh cho các HTX, hội nông dân để giúp các tổ
chức này hoạt động tốt trong vai trò cung ứng vật tư nông nghiệp thiết yếu, đào tạo, dạy
nghề, cung cấp thơng tin, hỗ trợ kinh phí, điều kiện sinh hoạt, buôn bán xuất khẩu nông
sản, bảo vệ lợi ích của người nông dân. Sự phát triển của các tổ chức HTX và hội nông
dân giúp cho cộng đồng xã hội nơng thơn phát triển hài hịa cả về kinh tế, xã hội, chính trị
và mơi trường.

Thứ ba, hiện tích tụ ruộng đất bình qn ở Việt Nam chỉ có 0,6 ha/hộ vào loại thấp nhất
thế giói, điều này dẫn đến sản xuất phân tán manh mún, năng suất khơng cao, khơng hiệu
quả. Chính sách dồn điền đổi thửa cho phép xử lý vấn đề đất đai manh mún, song cần có
những tác động hỗ trợ cần thiết của Chính phủ trong tiến trình này, và nên tiến hành từng
bước tích tụ ruộng đất gắn vối phân cơng lại lao động trong nông thôn, nông nghiẹp trên
cơ sỏ phát triển kinh tế hộ gia đình.

Thứ tư, kiên quyết thực hiện liên kết nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp và đô thị
nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn. Hoạch định rõ chiến lược phát triển
công nghiệp gắn với nông nghiệp về thu hút lao động, chế biến nơng phẩm, cung cấp vật
tư, máy móc cho nông nghiệp. Điều chỉnh kế hoạch mở rộng các đô thị lớn thành xây

dựng nhiều thành phố vệ tinh nhỏ nằm ồ nông thôn. cải thiện hệ thống giao thông để cư
dân nơng thơn và đơ thị có thể di chuyển cư trú thuận lợi.

Thứ năm, để tạo điều kiện cho người nơng dân có thể tự tăng được thu nhập và có động
lực ở lại nơng thơn, Chính phủ cần xây dựng hạ tầng cơ sở tốt, đào tạo dạy nghề tốt ở
nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy ở nông thôn vì xây dựng
ở nơng thơn sẽ rẻ hơn đơ thị. Nơng thơn nếu tìm được những ngành nghề có ưu thế để
phát triển (phát triển các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp sản
xuất vật tư, thiết bị cho nông nghiệp và hàng tiêu dùng cho nông thơn...) sẽ hình thành
nhiều đơ thị. Việc này vừa giúp tăng thu nhập cho cư dân nông thôn vừa giúp giảm áp lực
dân nông thôn đổ dồn vào thành thị

III: KẾT LUẬN


×