Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống gốm sứ Arita (Nhật Bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.58 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>V</b>

<b>A</b>



<b>BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ THỦ CÔNG </b>


<b>TRUYỀN THỐNG GỐM SỨ ARITA (NHẬT BẢN)</b>



<b>NGUYỄN THỊ LAN ANH*</b>


<b>Tóm tắt</b>


<i>Nằm ở phía Tây của tỉnh Saga, Arita là cái nôi của công nghiệp sản xuất gốm sứ Nhật Bản. Sau </i>
<i>khi tiếp nhận kỹ thuật tiên tiến từ Trung Quốc qua con đường Triều Tiên, đã có thời gian dài Arita mơ </i>
<i>phỏng hồn tồn theo các sản phẩm sứ Trung Quốc. Qua nhiều lần cải tiến kỹ thuật, cùng với những </i>
<i>lợi thế của từng địa phương trong khu vực, Arita đã dần dần cải biến, dung nhập những yếu tố ngoại lai </i>
<i>và thực sự thành công trong kỹ thuật chế tác để đưa ra các sản phẩm thực sự tinh tế của mình. Trải qua </i>
<i>hơn 400 năm lịch sử hình thành và phát triển, cùng chính sách bảo tồn nghề thủ cơng truyền thống </i>
<i>của Nhật Bản, sản phẩm sứ Arita đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường tiêu thụ trong nước và có chỗ đứng </i>
<i>trên thị trường thế giới.</i>


<b>Từ khóa:</b> Gốm sứ Arita, gốm sứ Nhật Bản, nghề thủ công truyền thống, bảo tồn, phát triển


<b>Abstract</b>


<i>Located in the western part of Saga province, Arita is the cradle of Japanese porcelain industry. After </i>
<i>receiving advanced technology from China via the Korean route, Arita had fully simulated of Chinese </i>
<i>porcelain products for a long time. Through many technical improvements, along with the advantages </i>
<i>of each locality of the region, Arita has gradually transformed, tolerated foreign elements and been </i>
<i>really successful in manipulating techniques to produce truly exquisite products. Over 400 years of </i>
<i>history of formation and development, together with the policy of preserving traditional crafts of </i>
<i>Japan, porcelain products of Arita have dominated the domestic market and gained a stable position </i>
<i>in the world market.</i>



<b>Keywords: </b>Arita ceramics, Japanese ceramics, traditional handicraft, conservation, development

N

ghề sản xuất gốm sứ của Nhật Bản


bắt đầu cách đây hơn 400 năm
tại phía tây bắc quần đảo Kyushu,
Nhật Bản. Gốm sứ Nhật Bản gắn liền với các
mốc quan trọng trong lịch sử Nhật Bản. Cho
đến thời Trung thế (thời kỳ Momoyama), phần
lớn các lò sản xuất ở Nhật Bản đều là lò sản xuất
gốm. Các dụng cụ bằng sứ được sử dụng trong
sinh hoạt hàng ngày hầu hết là nhập khẩu từ
Trung Quốc. Khi kỹ thuật phát triển, sứ mới bắt


đầu được sản xuất, các sản phẩm tráng men và
nung ở nhiệt độ cao được thực hiện, khởi đầu
cho công nghiệp sản xuất sứ. So với các nước
trong khu vực, Trung Quốc là nước có lịch sử
sản xuất sứ lâu đời và nếu tính ở thời điểm thế
kỷ thứ XV thì Triều Tiên, Việt Nam cũng đã sở
hữu kỹ thuật sản xuất sứ và đã có những sản
phẩm nhất định tiêu biểu của mình. Tuy ra đời
muộn hơn một số nước trong khu vực, nhưng
sứ Nhật Bản nói chung, sứ Arita nói riêng đã có
những bước tiến nổi bật mà không phải quốc
gia nào cũng đạt được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>V</b>

Ă N HÓ

<b>A</b>



<b>1. Bốn trăm năm phát triển của gốm sứ Arita</b>



<i><b>1.1. Lịch sử hình thành và phát triển</b></i>


Arita là thị trấn nằm ở phía tây bắc tỉnh
Saga, thuộc quần đảo Kyushu, với diện tích
khoảng 65,85km2<sub>. Phía bắc tiếp giáp với thành </sub>


phố Imari, phía đơng tiếp giáp với thành phố
Takeo, phía nam tiếp giáp với thị trấn Hasami
(tỉnh Nagasaki), phía tây tiếp giáp với thành
phố Sasebo (tỉnh Nagasaki)1<sub>. Thị trấn Arita </sub>


được Nhà nước công nhận danh hiệu <i>“Khu </i>
<i>phố kiến trúc truyền thống”</i> vào năm 1991, hiện
có 157 ngơi nhà được xếp vào di sản truyền
thống của quốc gia và được trao danh hiệu


<i>“ngơi nhà có kiến trúc truyền thống”</i>, 130 ngôi
nhà đạt danh hiệu <i>“thân thiện với môi trường” </i>


[5, tr.121].


Là quần đảo nằm gần với bán đảo Triều
Tiên, nên từ sớm Kyushu đã tiếp nhận văn hóa
từ đại lục qua con đường Triều Tiên và cũng đã
tiếp nhận kỹ thuật sản xuất sứ. Thời gian này,
các lò gốm sứ hoạt động riêng lẻ, khơng chính
thức. Đến cuối thế kỷ thứ XVI, các lị sản xuất
mới chính thức đi vào hoạt động.


Theo kết quả điều tra khảo cổ học giai


đoạn 1965 - 1970 tại lò nung Tengudanikoyo,
các nhà khảo cổ đã làm sáng tỏ nhận định là
giai đoạn trước năm 1616, các lò nung đã sản
xuất đồng thời cả gốm và sứ với nhiều nguyên
liệu và phương pháp khác nhau. Năm 1616,
một dấu mốc quan trọng của Arita khi nghệ
nhân Ri Sampei2<sub> đã tìm thấy nguồn đất cao </sub>


lanh chất lượng tốt tại vùng núi Izumi-yama và
Arita đã trở thành tâm điểm bắt đầu sản xuất
sứ của Nhật Bản. (Sau này, Ri Sampei được tôn
vinh là “ông tổ của nghề gốm sứ” và hiện nay
ngôi đền thờ ông vẫn được bảo tồn tại thị trấn
Arita). Thời gian này, Arita thuộc quản lý của
phiên Saga3<sub> (Saga-han) và được công nhận là </sub>


khu phố sản xuất sứ chính thức với tên gọi là
Arita-Sengen4<sub>.</sub>


Từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII, Arita tiếp
nhận và bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ kỹ thuật
cũng như thiết kế của Trung Quốc thông qua
con đường Triều Tiên. Không chỉ Arita mà các
vùng lân cận như Hasami, Mikawachi (tỉnh
Nagasaki) cũng tiếp nhận và đồng hành phát
triển cùng Arita. Qua nhiều năm cải tiến kỹ


cuối thế kỷ XVIII đã xóa bỏ hồn tồn bóng
dáng gốm sứ Trung Quốc trong sản phẩm của
mình.



Năm 1828, do sự cố hỏa hoạn ở Arita nên
toàn bộ sử sách, tài liệu đã bị đốt cháy. Vì vậy,
hầu như khơng cịn các tài liệu liên quan đến
gốm sứ Arita từ trước thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ
XIX. Các nhà nghiên cứu, khảo cổ học đã tìm lại
các tư liệu có ghi chép tại phiên Nabeshima5<sub>, </sub>


các tài liệu buôn bán như “sổ kinh doanh”,
“Nhật ký” buôn bán của công ty Đông Ấn Hà
Lan6<sub> (gọi tắt là VOC), giấy tờ của thương nhân </sub>


Trung Hoa để làm sáng tỏ thời gian bắt đầu và
thời gian kết thúc xuất khẩu của gốm sứ Nhật
Bản. Theo sử liệu, những năm 1630, do có sự
biến động chính trị trong nước, ngành sản
xuất gốm sứ Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng
nề, đặc biệt là lò gốm Cảnh Đức Trấn7<sub>. Hơn nữa, </sub>


cùng với chính sách “hải cấm” của Nhà Minh
khiến cho gốm sứ Trung Quốc vắng bóng trên
thị trường khu vực và quốc tế. Trước nhu cầu
ngày càng gia tăng của thị trường, công ty
VOC đã đặt hàng và chấp nhận sản phẩm gốm
sứ Hizen8<sub> Nhật Bản thay thế cho gốm sứ Trung </sub>


Quốc. Thời gian này, các sản phẩm của sứ Arita
cũng đã dần gặt hái được nhiều thành cơng
trong q trình cải tiến kỹ thuật sản xuất, mẫu
mã và năm 1647 đánh dấu bước ngoặt lớn cho


gốm sứ Nhật Bản, đặc biệt sản phẩm gốm sứ
được sản xuất trong lãnh địa Hizen đã có mặt
trên thị trường khu vực và quốc tế. Năm 1659,
số lượng gốm sứ xuất khẩu tăng vượt bậc và
đỉnh cao là giai đoạn 1660 - 1670. Năm 1684,
giai đoạn gốm sứ Arita nói riêng, gốm sứ Hizen
nói chung gặp nhiều bất lợi khi Trung Quốc ổn
định chính trị và quay lại thị trường buôn bán.
Giá thành sản phẩm khi xuất khẩu cũng là một
trong những nguyên nhân chính khiến gốm
sứ Arita khơng thể cạnh tranh được so với giá
cả của gốm sứ Trung Quốc [6, tr.25].


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>V</b>

<b>A</b>


giá thành sản phẩm, thiết kế mẫu mã cho phù


hợp với người tiêu dùng trong nước, các dòng
gốm sứ cao cấp thế kỷ XVIII đã được dùng phổ
biến trong đời sống của nhân dân trong thế kỷ
XIX, đánh dấu sự phát triển thịnh vượng của
văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Ngày nay, văn hóa
ẩm thực Nhật Bản được cơng nhận là di sản
văn hóa phi vật thể và gốm sứ Arita đóng góp
một vai trị lớn trong kỳ tích này.


Có thể tóm tắt q trình phát triển các
dòng sản phẩm của sứ của Arita như sau:


<b>Imari sơ kỳ:</b> Dòng sản phẩm đời đầu với
hoa lam đơn sắc trên nền sứ trắng, được gọi là


sứ trắng vẽ lam (hay còn gọi là sứ hoa lam). Sản
phẩm sứ sản xuất ra hầu hết là dụng cụ dùng
cho sinh hoạt hàng ngày như bát, đĩa, cốc chén
với các họa tiết đơn giản, nhẹ nhàng [3, tr.11].
Thời kỳ này chưa có kỹ thuật trang trí họa tiết
màu nên hầu hết các sản phẩm đều có điểm
chung như đế cốc, đĩa cao và nhỏ, họa tiết
được trang trí phía trong mặt sản phẩm, cịn
phía ngồi để sứ trơn. Cốt sứ dày, đường nét
trang trí họa tiết trên sản phẩm khá to, không
thanh mảnh nhưng đem lại vẻ đẹp mộc mạc
của sản phẩm thời kỳ này. Theo sử liệu, vào
khoảng cuối thời kỳ Asuka (thế kỷ VII), người
Nhật rất ưa chuộng đồ gốm từ Trung Quốc nên
số lượng không nhỏ gốm sứ Trung Quốc được
nhập vào Nhật Bản. Người Nhật rất quan tâm
đến đồ gốm sứ màu xanh và trắng của Trung
Quốc thời Minh (1368 - 1644) và của bán đảo
Triều Tiên thời Cao Ly. Có lẽ vì thế, để đáp ứng
nhu cầu của thị trường trong nước, sản phẩm
sứ Arita giai đoạn này mang phong cách hoàn
toàn giống với sứ Trung Hoa.


<b>Sứ màu Kokutani:</b> Giai đoạn 1640 - 1650,
Nhật Bản đã bắt đầu phát triển kỹ thuật trang
trí họa tiết màu và sứ màu Kokutani là sản
phẩm tiêu biểu cho giai đoạn sơ kỳ này. Khác
với Imari sơ kỳ, dòng sản phẩm này đã chú
trọng hơn đến họa tiết phía mặt ngồi của sản
phẩm, đáy bát, cốc, chén cao và rộng hơn. Bên


cạnh đó, cốt sứ mỏng và trắng sáng hơn so với
thời kỳ đầu [3, tr.11].


<b>Kakiemon: </b>Từ năm 1670, một tiến bộ vượt
bậc trong quá trình phát triển của sứ Arita, là


bản từ Trung Quốc, Arita đã từng bước phát
triển dựa trên điểm mạnh của các vùng sản
xuất để đưa ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng trong nước và nước ngoài,
tạo một bước ngoặt lớn cho gốm sứ Nhật Bản.
Kakiemon được biết đến là sản phẩm có họa
tiết màu như đỏ, xanh, vàng, lam được trang trí
trên nền sứ trắng sáng<i>.</i> Sứ Kakiemon đạt đến
sự bóng láng tuyệt hảo, màu men trắng bóng
mờ như màu ngọc. Họa tiết của sản phẩm này
không đơn thuần là sao chép ý tưởng họa tiết
từ gốm sứ Cảnh Đức Trấn nữa mà đã mang
đậm phong cách Nhật Bản trong từng chi
tiết tỉ mỉ của họa tiết trên bề mặt sản phẩm.
Dòng sản phẩm Kakiemon không chỉ được ưa
chuộng trong nước mà ngay cả các tầng lớp
quý tộc nước ngoài cũng đánh giá rất cao. Đặc
biệt, dòng sản phẩm Kakiemon đã được lấy
làm mẫu để sản xuất tại một số lò gốm sứ ở
Âu, Mỹ, tiêu biểu là lò Meisei (Đức) [3, tr.12].


<b>Nabeshima: </b>Cuối những năm 1650, với
vai trò là quà tặng cho tầng lớp quý tộc, sản
phẩm sứ màu Nabeshima ra đời với những họa


tiết tinh tế thu hút người dùng. Các họa tiết
đỏ, vàng, xanh được trang trí trên nền sứ hoa
lam. Dòng sản phẩm Nabeshima được mệnh
danh là “gốm sứ quý tộc” hay “sản phẩm dành
cho sức khỏe”. Họa tiết của Nabeshima như
một bức tranh khắc họa đủ thời khắc của mùa
xuân, hạ, thu, đông<i>.</i> Đặc trưng của dòng sản
phẩm này là đế cao, vành chân đế cũng được
trang trí bởi các đường viền màu xanh hoặc
màu chàm.


<b>Ko-Imari Kirande: </b>Dòng sản phẩm Kirande


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>V</b>

Ă N HÓ

<b>A</b>



cho ra thị trường nhiều sản phẩm với mẫu mã
được ưa chuộng và đánh giá cao.


Các nhà nghiên cứu lịch sử trà đạo đã từng
đánh giá rằng với kỹ thuật và mẫu mã sản
phẩm thì sứ màu Nabeshima và Kakiemon
là niềm tự hào của gốm sứ Arita. Ngoại trừ
Kakiemon và Nabeshima, tính đến thời Cận
thế, các dịng còn lại của Arita đều được gọi
với tên Ko-Imari. Theo ghi chép trong cuốn


<i>“Lịch sử thành phố Arita”,</i> từ giai đoạn 1760 -
1820, hầu hết các sản phẩm mang phong cách
Trung Hoa đã không hiện diện nữa, mà thay
vào đó, hoa văn họa tiết của Arita mang đậm


phong cách Nhật Bản. Họa tiết trên sản phẩm
được sử dụng là những họa tiết đơn giản, gần
gũi với cuộc sống thường nhật của người dân
[1, tr.210].


Năm 2016, kỷ niệm 400 năm gốm sứ Arita,
hàng loạt các sự kiện “lễ hội gốm sứ Arita” được
tổ chức để giới thiệu kỹ thuật sản xuất từ quá
khứ đến hiện tại, các dòng sản phẩm từ bình
dân đến cao cấp của dịng gốm sứ này.


<i><b>1.2. Nghệ nhân </b></i>


Hiệp hội nghệ nhân gốm sứ Arita được
thành lập từ năm 1981 với mục đích kế thừa và
phát huy kỹ thuật sản xuất truyền thống của
gốm sứ Arita. Theo ghi chép của Hiệp hội, từ
khi thành lập đến nay, hiệp hội đã quy tụ 54
nghệ nhân có tay nghề cao của nghề truyền
thống Arita. Chủ tịch hiệp hội là nghệ nhân
Imaemon Kakiemon (1962) - người được công
nhận danh hiệu nghệ nhân bảo tồn di sản văn
hóa phi vật thể vào năm 2014. Ngồi ra, ơng
cịn nhận được nhiều giải thưởng ở các năm
1998, 2004, 2008, 2009 và 2012. 53 thành viên
còn lại như Manji Inoue (1929) - danh hiệu
nghệ nhân quốc gia năm 1995 và đã nhận
giải thưởng các năm 1967, 1987, 1993, 1999,
2002, 2003; Ken Shomura (1949) được công
nhận nghệ nhân quốc gia năm 1969 và năm


1996, ông đã nhận được danh hiệu bàn tay
vàng. Ngoài ra, ông còn nhận các giải thưởng
danh giá khác ở các năm 1981, 1983, 1988,
1996. Các nghệ nhân khác như Yasunori Inoue
(1958) nhận giải thưởng các năm 1988, 2002,
2007, 2009, 2011); Toshio Shimada (1946) nhận
giải thưởng các năm 1981, 1984, 1986, 1993,
2003… Bên cạnh thế hệ nghệ nhân có bề dày


đã theo đuổi học nghề để được công nhận
nghệ nhân, bước vào sự nghiệp gìn giữ và bảo
tồn nghề truyền thống của nước nhà. Trong
đó, phải kể đến một số nghệ nhân trẻ tiêu
biểu như Yashimitsu Ogawa (1975) đã nhận
giải thưởng năm 2007, 2013; Yasuo Nakashima
(1968) vinh dự 9 lần nhận giải thưởng cao tại
các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006,
2009; Makoto Nakamura (1975) nhận giải
thưởng năm 2014, 2017; Hisaki Somura (1974)
nhận giải thưởng các năm 2002, 2004, 2011,
2016... Có thể nhận thấy sự tiếp nối nghề
truyền thống của gia đình, nhiều gia đình có
ba đời được ghi danh tại các cuộc thi và có
đóng góp nhất định cho công cuộc bảo tồn và
phát triển nghề truyền thống của địa phương.


<i><b>1.3. Sản phẩm và thị trường </b></i>


Mặt hàng chủ yếu của gốm sứ Arita là bát
đĩa, cốc chén, bình và các vận dụng trang trí


phù hợp với cuộc sống sinh hoạt thường nhật.
Hoa văn họa tiết của sản phẩm đa dạng phong
phú. Chủ đề động vật như rồng, sư tử, hổ, hạc,
cá, dơi… thực vật như tùng, cúc, trúc, mai, mơ,
đào, phù dung và nhiều họa tiết phù hợp với
từng mùa. Sản phẩm từ bình dân được bán ở
cửa hàng tạp hóa có giá 100 yên (tương đương
với 20.000 VND) đến các mặt hàng thủ công
cao cấp làm theo kỹ thuật truyền thống. Các
sản phẩm chủ yếu là sứ hoa lam, sứ xanh, sứ
trắng và sứ màu được ưa chuộng. Hoa văn
trang trí đa dạng phong phú, phù hợp với
nhiều lĩnh vực như dùng trong sinh hoạt hàng
ngày, dành cho lễ hội, sự kiện...


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>V</b>

<b>A</b>


tục đưa sản phẩm sang thị trường Trung Quốc


với số lượng khiêm tốn. Theo ghi chép của tổ
chức Jestro, từ năm 2010, Arita đã cung cấp
các sản phẩm cao cấp cho Thượng Hải. Theo
số liệu công bố của Jestro, năm 2011, công ty
Shinemon là công ty độc quyền cung cấp gốm
sứ Arita cho cuộc “Triển lãm mỹ thuật Thượng
Hải” các chủng loại cốc chén khác nhau mỗi
loại 100 sản phẩm (6000 yên/1 sản phẩm). Từ
năm 2011 đến nay, sản phẩm Arita xuất sang
thị trường Trung Quốc chiếm 1/4 trong tổng
sản phẩm mà Shinemon xuất ra nước ngoài.
Số lượng xuất khẩu khiêm tốn nhưng cũng đã


đánh dấu bước ngoặt quay lại chinh phục thị
trường thế giới của Arita. Hiện nay, thành phố
Saga, cũng như thị trấn Arita đang xây dựng
các chiến lược liên kết với các doanh nghiệp
khẩu xuất để thăm dò nhu cầu của các nước,
dần tiến tới đáp ứng nhu cầu của khách hàng
thế giới.


<b>2. Bảo tồn và phát triển gốm sứ Arita</b>


<i><b>2.1. Bảo tồn và phát triển kỹ thuật truyền </b></i>
<i><b>thống </b></i>


Trong lịch sử, Arita được biết đến là thị trấn
cổ với hàng loạt lò gốm hoạt động từ rất lâu
đời. Arita có hơn 66 lị bầu nung gốm sứ được
phân bổ khắp thị trấn. Hiện nay các di tích lị
bầu này được nhà nước cơng nhận là di sản
văn hóa, trong đó phải kể đến các lị tiêu biểu
như lò Kakiemon, Tengudanikoyo, Yanbeta,
Haraakega, v.v. Gốm sứ Arita được công nhận
là nghề thủ công truyền thống9<sub> vào năm 1977 </sub>


(năm Chiêu Hòa 52), đã thành công trong công
cuộc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống
của mình.


Trước đây, tất cả các cơng đoạn từ khâu
nhào đất, xử lý tạp chất, tạo hình đến khâu
nung và hồn thiện sản phẩm đều được làm


tại một xưởng sản xuất. Mỗi công đoạn sẽ
chun mơn hóa với các thợ gốm chun
nghiệp như thợ trộn đất, thợ tạo hình trên
bàn xoay, thợ trang trí họa tiết thơ, trang trí
họa tiết màu… tất cả sẽ tạo thành một vòng
tròn tại một xưởng sản xuất. Trong thời Edo,
các xưởng sản xuất hoạt động riêng biệt và
có truyền thống truyền nghề từ đời trước cho
đời sau và để trang trí, vẽ họa tiết cho một sản


riêng biệt khi đưa ra sản phẩm của mình. Từ
thời Minh trị cho đến nay, các công đoạn từ
chọn đất, tạo hình, trang trí họa tiết, nung,…
khơng cịn tập trung tại một xưởng nữa mà
được chia ra tại các xưởng khác nhau, làm
theo dây chuyền, tạo thành một liên kết giữa
các lò sản xuất. Cụ thể: 1) Nguyên liệu được
lấy từ vùng núi Amakusa (thuộc Kumamoto);
2) Trộn đất, loại bỏ tạp chất,… được tiến hành
tại thị trấn Shiota (Saga); 3) Tạo hình, vẽ mẫu
tại thị trấn Hasami (Nagasaki); 4) Nung, trang
trí họa tiết màu, hoàn thiện sản phẩm tại Arita
(Saga) và các sản phẩm hoàn thiện sẽ từ Arita
phân phối sang các cửa hàng trên toàn quốc
[1, tr.368]. Như vậy, có thể thấy các xưởng sản
xuất khơng làm việc nhỏ lẻ mà có sự gắn kết
giữa các xưởng với nhau trong tồn khu vực.
Mỗi xưởng có điểm mạnh riêng, giúp cho các
sản phẩm ngày được cải thiện hơn.



Thời gian trước đây, Arita sử dụng lò bầu
để nung sản phẩm, khi sử dụng lò bầu và đốt
bằng than, củi thì tỷ lệ sản phẩm lỗi khá nhiều.
Ngày nay, kỹ thuật tiên tiến hơn, các dụng cụ
trong sản xuất cũng thay đổi nhiều, chẳng hạn
như sử dụng các lò nung bằng gas hay lò nung
điện. Với các loại lò này, nhiệt độ sẽ luôn được
giữ ở mức cần thiết cho các loại sản phẩm khác
nhau. Họa tiết trang trí trên sản phẩm cũng
dần chuyển sang cơng nghiệp hóa bằng cách
sử dụng khn thạch cao để tạo hình. Khuôn
thạch cao sẽ cho phép cấp hồ để tạo hình cho
đồng loạt các sản phẩm giống nhau. Họa tiết
trang trí cũng được đơn giản hóa bằng cách sử
dụng mẫu có sẵn để in và sao chép.


Hơn 400 năm hình thành và phát triển, Arita
đã đạt được những thành tựu đáng kể, trong
đó phải kể đến dòng sản phẩm Kakiemon và
sứ màu Nabeshima. Theo ghi chép của của Sở
Văn hóa thành phố Saga, kỹ thuật sản xuất sứ
trắng nigoshide10<sub> của Kakiemon đời thứ 14 </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>V</b>

Ă N HÓ

<b>A</b>



như màu trắng trong suốt làm nền nên bức
tranh trở nên sống động. Các sản phẩm khác
thường dựa nhiều vào vào dụng cụ hay cách
pha màu để tạo ra nét riêng của sản phẩm. Tuy
nhiên, Kakiemon nigoshide có bí quyết riêng


trong cách pha trộn các thành phần để đạt
được độ trong suốt của sứ trắng.


Ngày 23 tháng 4 năm 1975 (năm Chiêu hòa
51), Arita một lần nữa gặt hái thành công khi
kỹ thuật chế tác, hoa văn họa tiết của sứ màu
Nabeshima được cơng nhận là di sản văn hóa
phi vật thể. Năm 1996, sở Văn hóa thành phố
Saga kết hợp với Trung tâm nghiên cứu lịch sử
thị trấn Arita tổ chức cuộc triển lãm các sản
phẩm đạt giải thưởng của các nghệ nhân tiêu
biểu. Hiện nay, các sản phẩm đạt giải thưởng
được bảo tồn, lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng
gốm sứ Kyushu thuộc thành phố Saga - cái nôi
ra đời của công nghiệp chế tác sứ Nhật Bản.


<i><b>2.2. Điều phối sản xuất và tiêu thụ sản </b></i>
<i><b>phẩm truyền thống</b></i>


Để đưa sản phẩm thủ công truyền thống
đến với người tiêu dùng, nhà điều phối -
Tonya11<sub> đóng vai trị khơng thể thiếu trong </sub>


chiến lược marketing. Trước đây, vai trò của
Tonya khá mờ nhạt và hầu hết các xưởng sản
xuất có cơ chế hoạt động riêng dẫn đến có
nhiều vấn đề khi tiêu thụ sản phẩm. Quy trình
từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng có thể
tóm lược theo sơ đồ sau: Xưởng sản xuất ->
Tonya điều phối làng nghề -> Tonya quản lý


tiêu thụ -> Cửa hàng kinh doanh -> Người tiêu
dùng [2, tr.94].


Với mơ hình quản lý như trên dẫn đến tình
trạng những phản hồi của người tiêu dùng
khơng đến được nhà sản xuất và chiến lược
kinh doanh dần khơng có hiệu quả. Các Tonya
lựa chọn các mặt hàng cần thiết từ các xưởng
sản xuất để đưa đi tiêu thụ, vì thế, các cơng
đoạn tiêu thụ sản phẩm Arita hầu như chưa
có quy định chặt chẽ. Các vấn đề đặt ra cho
Arita là cần phải tìm hiểu nhu cầu của người
tiêu dùng, tìm cách mở rộng sản xuất các mặt
hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ... Do đó,
Tonya khơng chỉ tham gia vào tiêu thụ sản
phẩm ngẫu nhiên như trước, mà đã tham gia
điều phối toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu
nhận yêu cầu đặt hàng đến khâu tiêu thụ hàng


cho các loại sản phẩm. Tonya kết hợp với thành
phố Saga đã đưa ra chiến lược phát triển sản
phẩm Arita dựa trên đặc điểm của các lò sản
xuất. Cụ thể, đã chia các xưởng sản xuất thành
3 loại hình: 1) <i>Loại hình thứ nhất, </i>các xưởng
sản xuất có lị gốm với quy mơ lớn, sử dụng
máy móc hóa sẽ tận dụng điểm mạnh của
mình để phát triển thị trường không cần các
Tonya điều phối làng nghề làm trung gian như
xưởng Iwao (hiện nay là doanh nghiệp Iwao);
Koransha (doanh nghiệp Koransha); Fukagawa


(doanh nghiệp Fukagawa); 2) <i>Loại hình thứ hai,</i>


các xưởng có kỹ thuật sản xuất sản phẩm cao
cấp như Kakiemon, Imakakiemon, Genemon…
Các xưởng này không thông qua các Tonya
trung gian mà tự thành lập bộ phận kinh doanh
để phát triển thị trường; 3) <i>Loại hình thứ ba</i>,
các xưởng có lị sản xuất nhỏ sẽ nhờ vào sự trợ
giúp của các Tonya để tiêu thụ sản phẩm như
các lò thuộc thành phố Imari, Ureshino, thị trấn
Hasami (thuộc Nagasaki), lò Mikawachi ở thành
phố Sasebo (Nagasaki) [2, tr. 96].


Ngồi ra, thành phố Saga đã thành cơng
trong chiến lược đưa thương hiệu của gốm sứ
Arita lan rộng ra cả nước. Thành phố Saga đã
xác lập thương hiệu sản phẩm độc quyền của
mình và là đơn vị tiên phong đưa Arita đến
tận tay người tiêu dùng trong cả nước. Bên
cạnh đó, nhờ vào chiến lược chia các xưởng
sản xuất thành 3 loại hình, các xưởng có quy
mơ lớn như Koransha, Fukagawa,… đã tích
cực mở rộng thị trường và làm nên thương
hiệu cho Arita. Bên cạnh đó, góp phần khơng
nhỏ để nhiều người biết đến Arita hơn đó là
các danh hiệu nghệ nhân quốc gia; di sản
văn hóa phi vật thể của kỹ thuật chế tác
Kakiemon, Nabeshima.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>V</b>

<b>A</b>



ở kết quả điều tra xã hội học năm 2012 của


GS. Uehara Noriko (Trường Đại học Kaetsu)
về mối quan tâm của người tiêu dùng đối với
các sản phẩm gốm sứ. Giáo sư đã điều tra 421
người trong 1 năm đã mua trên 5 sản phẩm
gốm sứ tại các thành phố Tokyo, Kanagawa,
Saitama, Chiba. Kết quả thu được như sau:
81,6% số người tham gia trả lời phiếu điều tra
biết đến dòng gốm sứ Arita và các thương hiệu
khác như Kutani (60,4%), Mashiko (55,6%),
Shigaraki (42,2%), Bizen (32,0%), Yagi (30,3%),
Kyoyaki (23,1%)… Một số thương hiệu khác
như Bankoyaki, Igayaki, Tanbayaki… hầu như
không được biết đến [2, tr.91]. Kết quả khảo
sát đã cho thấy gốm sứ Arita được nhiều người
biết đến hơn so với các dòng gốm sứ khác.


Hiện nay, các doanh nghiệp tiêu biểu như
Koransha, Marukei, Marubun, Masuda, Kihara,
Hokodo và nhiều các doanh nghiệp khác chủ
yếu phát triển thương hiệu gốm sứ Arita. Để
phát triển nghề truyền thống, các doanh
nghiệp liên kết chặt chẽ để điều tra nhu cầu
của người tiêu dùng và đặt hàng tại các lò sản
xuất truyền thống. Bên cạnh đó, các cơng ty
cịn có chiến lược thu mua, trao đổi các sản
phẩm gốm sứ Arita đã qua sử dụng để tái
chế, qua đó người tiêu dùng cũng có cơ hội
sử dụng các sản phẩm mới của Arita thường


xuyên hơn.


<i><b>2.3. Hỗ trợ sản xuất và đào tạo nghề </b></i>
<i><b>truyền thống </b></i>


Để đạt được các thành tựu trong phát triển
sản phẩm gốm sứ truyền thống, thị trấn Arita
nói riêng, thành phố Saga nói chung đã nỗ lực
trong bảo tồn và phát triển nghề truyền thống
có từ lâu đời của địa phương mình, trong đó,
phải kể đến vai trò của <i>Trung tâm kỹ thuật sản </i>
<i>xuất thành phố Saga, Hiệp hội nghệ nhân gốm </i>
<i>sứ Arita, Hiệp hội gốm sứ thành phố Saga. </i>


Cơng việc chính của Trung tâm kỹ thuật
sản xuất là hỗ trợ các làng nghề phát triển, cải
tiến kỹ thuật sản xuất. Với chiến lược phân chia
các xưởng sản xuất theo 3 mơ hình như đã đề
cập ở phần trên, với mơ hình các xưởng sản
xuất hiện đại hóa bằng máy móc thì trung tâm
ln hỗ trợ các phầm mềm, các kỹ thuật tiên
tiến để đưa vào sản xuất ở các khâu cần thiết.


nếu có những vấn đề phát sinh trong mảng
kỹ thuật thì sẽ hỗ trợ trực tiếp. Những vấn đề
phức tạp phát sinh, Trung tâm sẽ kết hợp với
Hiệp hội nghệ nhân gốm sứ Arita, Hiệp hội
gốm sứ thành phố Saga tiến hành tổ chức các
buổi sinh hoạt chuyên mơn để nghệ nhân của
các lị gốm cùng trao đổi ý kiến nhằm cải tiến


kỹ thuật cho phù hợp với tình hình thực tế tại
các doanh nghiệp sản xuất. Bất kỳ khi nào các
xưởng sản xuất gặp khó khăn về mặt kỹ thuật
đều nhận được trợ giúp từ các nhà nghiên cứu,
các nghệ nhân ở Trung tâm. Ngoài hỗ trợ kỹ
thuật, các kỹ sư của Trung tâm thường xuyên
nghiên cứu chất đất, quy trình xử lý đất, nhiệt
độ lị nung và tìm hiểu kỹ thuật mới để đề xuất
đến các xưởng sản xuất, nhằm đưa ra nhiều
sản phẩm với chất lượng và mẫu mã đa dạng,
phong phú hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>V</b>

Ă N HĨ

<b>A</b>



trang trí họa tiết: 20 sinh viên; khóa học bổ túc
1 năm thực hành tạo hình trên bàn xoay: 5 học
viên; trang trí họa tiết: 5 học viên). Sau khi kết
thúc khóa học, thời gian đầu hầu hết các thợ
gốm trẻ đều được giới thiệu vào các doanh
nghiệp sản xuất để thực tập và học nghề. Sau
thời gian tích lũy kinh nghiệm, có nhiều thợ
gốm trẻ đã phát triển xưởng gốm độc lập của
mình. Cũng giống như thời Edo, có hai hình
thức đào tạo tay nghề cho các thợ gốm trẻ:


<i>Một là,</i> chế độ “đệ tử - người học việc”. Các
nghệ nhân có tay nghề cao sẽ đào tạo, truyền
bí quyết nghề nghiệp cho thợ gốm trẻ. Để có
thể trở thành thợ cả có tay nghề, nhiều nghệ
nhân tốn mất gần 10 năm học việc. <i>Hai là,</i>



học tập tại trường và thực hành tại trung tâm
kỹ thuật, hiệp hội. Cho dù học tập theo hình
thức nào, các thợ gốm trẻ vẫn phải học việc
tại chính xưởng sản xuất, các doanh nghiệp
tại địa phương. Số lượng tuyển sinh hàng
năm tuy còn khiêm tốn nhưng cũng cho thấy
sự cố gắng của thành phố Saga trong công
cuộc bảo tồn nghề thủ công truyền thống địa
phương. Theo báo cáo của trường thì 100%
số sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm ngay
sau khi ra trường. Đây cũng là chính sách
khuyến khích các bạn trẻ đến với nghề thủ
cơng truyền thống của nước nhà.


Ngồi hỗ trợ của thành phố Saga, hàng
năm, Arita còn nhận được hỗ trợ từ Hiệp hội
bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền
thống. Theo Luật bảo tồn và phát triển nghề
thủ công truyền thống ban hành ngày 25
tháng 5 năm 1974, được bổ sung sửa đổi vào
năm 1992 (năm Bình Thành 4) và năm 2001
(năm Bình Thành 13), các hạng mục sau đây sẽ
nhận được hỗ trợ từ Hiệp hội bảo tồn và phát
triển nghề thủ công truyền thống: 1) Đào tạo
đội ngũ kế nghiệp; 2) Bảo tồn, duy trì và phát
triển kỹ thuật truyền thống; 3) Nghiên cứu
đảm bảo nguồn nguyên vật liệu truyền thống;
4) Kế hoạch điều tra thị trường; 5) Kế hoạch
nghiên cứu phát triển mẫu mã sản phẩm mới.


Ngân quỹ dự kiến hỗ trợ cho 230 làng nghề
thủ công truyền thống năm 2018 là 700 triệu
yên và Hiệp hội gốm sứ Saga cũng đã nhận
được hỗ trợ cho kế hoạch đào tạo đội ngũ kế
nghiệp và phát triển sản phẩm mới trong làng


<i><b>2.4. Phát huy sản phẩm truyền thống </b></i>
<i><b>trong phát triển du lịch </b></i>


Hàng năm các lễ hội gốm sứ được tổ chức
kết hợp với du lịch vào kỳ nghỉ lễ như lễ hội
gốm sứ mùa xuân (tổ chức vào kỳ nghỉ tuần
lễ vàng vào cuối tháng 4 kéo dài đến mùng 5
tháng 5), lễ hội gốm sứ mùa hè, lễ hội gốm sứ
mùa thu… Theo thống kê của thị trấn Arita,
số lượng khách du lịch trong và ngồi nước
đến Arita năm sau ln tăng cao hơn so với
cùng kỳ các năm trước. Tính riêng lễ hội gốm
sứ mùa xuân năm 2018, Arita đã thu hút hơn
1.000.000 người đến du lịch và tham gia lễ
hội. Lễ hội gốm sứ mùa thu năm 2018 tại Arita
được diễn ra trong các ngày từ 21 đến 25
tháng 11. Qua các các lễ hội đó, khách du lịch
được tham quan vùng núi Izumiyama - vùng
đất cao lanh là nguyên liệu chính của gốm sứ
Arita trước đây, cũng như các lò gốm truyền
thống và các quy trình sản xuất gốm sứ Arita.
Bên cạnh đó, khách du lịch khơng chỉ có cơ
hội mua sản phẩm trực tiếp tại các cửa hàng
trưng bày mà cịn có thể trải nghiệm làm các


sản phẩm gốm theo sở thích của mình tại các
lò gốm địa phương.


Để Arita được nhiều người biết đến hơn nữa,
thành phố kết hợp với các doanh nghiệp đưa
sản phẩm gốm sứ Arita đến các cuộc triển lãm
khắp các vùng trong cả nước như Nihonbashi,
Ikebukuro (Tokyo), Fukuoka, Osaka, Hiroshima…
Với viện Bảo tàng gốm sứ Kyushu, các sản phẩm
từ 400 năm trước cùng với các sản phẩm đạt
giải thưởng hàng năm vẫn được trưng bày hàng
ngày phục vụ các nhà nghiên cứu nói chung,
khách du lịch nói riêng.


<i><b>2.5. Kinh nghiệm đối với Việt Nam</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>V</b>

<b>A</b>


để hỗ trợ làng nghề đưa ra các sản phẩm đáp


ứng nhu cầu của người tiêu dùng.


- Thành lập Trung tâm kỹ thuật sản xuất
nghiên cứu các kỹ thuật mới và triển khai tại
các làng nghề nhằm đưa ra các sản phẩm có
chất lượng cao. Bên cạnh đó, trung tâm sẽ hỗ
trợ đào tạo đội ngũ kế nghiệp nghề thủ cơng
truyền thống.


- Thực hiện chương trình đào tạo nghề và
bảo tồn nghề truyền thống cho đội ngũ kế


nghiệp.


- Xây dựng ngân sách hỗ trợ cho các làng
nghề có thể bảo tồn, duy trì và phát triển kỹ
thuật truyền thống, hỗ trợ kế hoạch nghiên
cứu phát triển mẫu mã sản phẩm mới.


- Có chính sách tơn vinh nghệ nhân để
khuyến khích phát huy vai trò của các nghệ
nhân tại các làng nghề.


Trên đây là vài đề xuất các chính sách hỗ trợ
bảo tồn và phát triển nghề gốm sứ, tuy nhiên,
sự nỗ lực nội tại của các làng sản xuất gốm sứ
là điều kiện cần thiết và tiên quyết. Trên thực
tế, phần lớn các lao động tại các làng nghề
là do tự học ngay tại làng nghề nên số lượng
lao động có tay nghề cao khơng nhiều. Vì thế,
với sự hỗ trợ từ Chính phủ, các làng nghề cần
tổ chức kế hoạch đào tạo để các nghệ nhân
truyền nghề cho số lao động trẻ sẽ tạo ra thế
hệ những người lao động có tay nghề cao, đáp
ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lao
động phù hợp với nhu cầu của thị trường. Bên
cạnh đó, các cơ sở sản xuất cần chú trọng đến
các sản phẩm có hình thức, mẫu mã mới, cải
tiến công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm để
có thể cạnh tranh với các sản phẩm trên thị
trường trong nước và thế giới.



<b>Kết luận</b>


Trước khi sản xuất sứ, Arita đã được biết
đến trong các câu vè, câu hát: thứ nhất Raku,
thứ nhì Hagi, thứ 3 Karatsu (「一楽 二萩 三唐
津」). Karatsu là khởi nguồn đưa Arita, hay còn
gọi là Imari, được biết đến là một trung tâm
sản xuất gốm sứ của Nhật Bản trong thế kỷ
XVII, XVIII. Từ Karatsu, Arita đã phát triển và
đưa ra các dòng sản phẩm đáp ứng được nhu
cầu của người tiêu dùng. Trải qua hơn 400 năm


lĩnh phần lớn thị trường tiêu thụ trong nước.
Với sự năng động và quyết liệt của người Nhật,
thông qua trung tâm sản xuất gốm sứ, Arita
đã khẳng định vai trò chiếm lĩnh của loại mặt
hàng này trên thị trường xuất khẩu thay thế
khi “đại gia” gốm sứ Trung Hoa thất thế do ảnh
hưởng của chính trị trong nước và các cường
quốc khác trong khu vực khơng tận dụng được
thời cơ. Ngồi ra, Arita cũng có ảnh hưởng lớn
đến các lị gốm sứ ở một số nước châu Âu, các
lị này đã mơ phỏng các sản phẩm của dòng
Kakiemon, đây là một minh chứng xác thực
cho thành công của Arita. Mặc dù có một thời
gian dài vắng bóng trên thị trường khu vực và
thế giới, nhưng các chính sách bảo tồn và phát
triển nghề thủ công truyền thống của chính
phủ Nhật Bản cũng như của thành phố Saga
đã dần tiếp sức Arita một lần nữa dần quay lại


và có vị trí nhất định trong khu vực. Năm 2016,
kỷ niệm 400 năm - một chặng đường của sứ
Arita, thị trấn Arita cũng như tỉnh Saga đã tổ
chức chương trình kỷ niệm, đồng thời tiếp tục
đưa các dự án để bảo tồn và phát triển nghề
truyền thống này. Hiện nay, sản phẩm mẫu mã
của Arita đa dạng, phong phú và đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu thị trường trong nước
và từng bước quay lại thị trường khu vực và
thế giới. Thực tiễn phát triển của gốm sứ Arita
cùng những chính sách và hoạt động bảo tồn,
phát triển nghề thủ công truyền thống của
Nhật Bản là những bài học kinh nghiệm thiết
thực đối với việc bảo tồn và phát triển nghề
gốm ở Việt Nam.


N.T.L.A


<b>Chú thích</b>


1<sub> Theo số liệu thống kê của tỉnh Saga tháng </sub>


6 năm 2018, hiện nay dân số Arita vào khoảng
21.000 người. Tháng 3 năm 2006, thị trấn
Nishi-Arita được sát nhập vào thị trấn Nishi-Arita (cũ) và
thống nhất với tên gọi Arita-cho, mở rộng diện
tích như hiện nay. Arita được biết đến là một thị
trấn nhiều ruộng vườn và được bao quanh bởi
các dãy núi trùng điệp tạo nên bầu khơng khí
trong lành khác biệt với các vùng khác.



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>V</b>

Ă N HÓ

<b>A</b>



Saga trong cuộc chiến Nhật - Triều (1592 - 1598),
người đã tìm ra nguồn đất sét trắng và đã thử
nghiệm thành công việc chế tác gốm sứ từ
nguồn đất sét này vào năm 1610.


3<sub> Trong thời Edo (thế kỷ XVII), quần đảo </sub>


Kyushu được chia ra thành 9 tiểu quốc trong
đó có Chikugo (Fukuoka), Chikuzen (Fukuoka),
Hizen (Nagasaki và Saga), Higo (Kumamoto),
Buzen (Fukuoka), Bugo (Oita), Hyuga (Miyazaki),
Osumi (Kagoshima), Satsuma (Kagoshima).
Trong các tiểu quốc này chia nhỏ thành nhiều
phiên (Han) khác nhau và Saga thuộc phiên Saga
thời bấy giờ.


4<sub> Khu phố có 1.000 hộ dân sản xuất sứ.</sub>
5<sub> Phiên Nabeshima là tên gọi khác của phiên </sub>


Saga. Thời gian này, dòng họ Nabeshima cai
quản vùng đất này nên người ta biết đến với tên
gọi là phiên Nabeshima.


6 <sub>Công ty Đơng Ấn Hà Lan (VOC) thành lập </sub>


năm 1602 có trụ sở ở Amsterdam và năm 1619
đặt trụ sở ở Batavia (Jakarta) trên đảo Java (nay


thuộc Indonesia). Tổ chức thương mại hoạt động
ở Đông Nam Á thế kỷ XVII, XVIII và góp phần đưa
sứ Hizen, Nhật Bản thay thế gốm sứ Cảnh Đức
Trấn ở thị trường khu vực và châu Âu.


7<sub> Gốm sứ Cảnh Đức Trấn: Là trung tâm sản xuất </sub>


gốm quan trọng của Trung Quốc ra đời từ rất sớm.
Theo sử liệu thì lị gốm sứ này có thể hoạt động từ
thời Nam Triều (410 - 598) đến thời Đường (618 -
907) và tiếp tục phát triển về sau này.


8<sub> Gốm sứ Hizen: dòng gốm sứ được sản xuất </sub>


tại lãnh địa Hizen (ngày này thuộc thành phố
Saga và 1 phần thành phố Nagasaki). Hizen bao
gồm các vùng sản xuất chính là Arita, Hasami,
Mikawachi.


9<sub> Theo Khoản 2 Điều 57 </sub><i><sub>Luật bảo tồn và phát </sub></i>
<i>triển nghề thủ công truyền thống</i> của Nhật Bản,
được ban hành năm 1974 (năm Chiêu Hòa 49),
quy định 5 điều kiện để các ngành nghề được
công nhận là nghề thủ công truyền thống. <i>Thứ </i>
<i>nhất,</i> sản phẩm phải là mặt hàng phục vụ cho
cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. <i>Thứ 2,</i> các cơng
đoạn chính trong quy trình sản xuất phải được
thực hiện bằng tay. <i>Thứ 3,</i> sản phẩm được sản
xuất bằng kỹ thuật truyền thống. <i>Thứ 4,</i> thành
phần nguyên liệu chính phải là nguyên liệu


truyền thống. <i>Thứ 5</i>, được sản xuất trong một
khu vực làng nghề nhất định.


Theo thống kê của Bộ Kinh tế Nhật Bản, từ
năm 1975 (năm Chiêu Hòa 50) bắt đầu với 11
làng nghề được công nhận là nghề thủ công
truyền thống và đến ngày 30 tháng 11 năm 2017,
có 230 làng nghề đáp ứng đủ các điều kiện của


<i>Luật bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền </i>
<i>thống.</i> Trong 230 làng nghề được cơng nhận
chính thức vào năm 2018, gốm sứ có 31 làng
nghề, chiếm 14%. 31 làng nghề gốm sứ được
công nhận là nghề thủ công truyền thống gồm
có Arita, Hasami, Mikawachi, Kyoyaki, Binoyaki,
Kutaniyaki, Bizenyaki, Satsumayaki, Igayaki…


10<sub> Nigoshide: Theo tiếng địa phương của Saga </sub>


thì Nigoshi có nghĩa là màu trắng của nước gạo.
Khi Kakiemon đưa ra sản phẩm có sứ trắng ngọc
tinh xảo thì được đặt cho biệt danh là Nigoshide.


11<sub> Tonya là nhà điều phối trong quy trình sản </sub>


xuất và tiêu thụ sản phẩm hay chính là các doanh
nghiệp độc quyền phân phối sản phẩm.


<b>Tài liệu tham khảo</b>



1.有田町史編纂委員会(1985a)『有田町史
陶業編Ⅰ』有田町, p.368.


2.上原義子(2015)“統的工芸品の現状と
マーケティング課題について:伝統的陶磁器
の流通問題と付加価値の視点から”嘉悦大学
論文集, pp.94-96.


3.久我俊郎、富岡行昌:監修(2011)『図
説唐津・伊万里・有田の歴史』郷土出版社,
p.11.


4.櫻庭美咲(2014)『西洋宮廷美術と日本
輸出磁器:東西貿易の文化創造』藝華書院
中島浩気(1985)『肥前陶磁史考』青潮社,
pp.37-39.


5.中島浩気(1985)『肥前陶磁史考』青潮
社, p121.


6.松本源次(1996)『炎の里有田の歴史物
語』山口印刷, pp37-39.


Ngày nhận bài: 10 - 01 - 2020


</div>

<!--links-->

×