Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận tâm lý học nguyên tắc quyết định luận trong tâm lý học và việc vận dụng vào trong các lĩnh vực hoạt động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.56 KB, 22 trang )

1
MỞ ĐẦU
Mỗi bộ môn khoa học, đặc biệt đối với tâm lý học, phương pháp luận có
một ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Cơ sở phương pháp luận của tâm lý học là triết
học Mác-Lênin. Dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tâm lý học Mác xít đã định ra những nguyên
tắc phương pháp luận riêng của mình, đó là các cơ sở có tính ngun tắc trong
xem xét, đánh giá, nghiên cứu, lý giải các hiện tượng tâm lý người và tập thể
người theo lập trường của triết học Mác xít. Trên cơ sở đó, chỉ ra những cách
thức, biện pháp khoa học để xây dựng và cải biến cái tâm lý con người. Cơ sở
phương pháp luận của tâm lý học có bốn nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc quyết
định luận duy vật; nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức và hoạt động; nguyên tắc
phát triển tâm lý; nguyên tắc tiếp cận nhân cách.
Trong các nguyên tắc phương pháp luận trên, nguyên tắc quyết định luận
duy vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó tìm ra lời giải đáp đúng đắn về bản
chất, nguyên nhân của tâm lý, chỉ dẫn cho các nhà nghiên cứu cách xem xét, tác
động hình thành tâm lý. E.V.Sơ-Rơ-Khơ-Va cho rằng: “Vấn đề quyết định luận
có một ý nghĩa rất lớn đối với bất kỳ lĩnh vực kiến thức nào, đặc biệt là tâm lý
học, vì trong tâm lý học, quyết định luận liên quan trực tiếp đến vấn đề bản tính
của các hiện tượng tâm lý, đến bản chất của chúng. Cách giải quyết này hay cách
giải quyết khác vấn đề quyết định luận trong tâm lý học quy định đặc tính nhận
thức và tâm lý học của các hiện tượng tâm lý”1.

1

Tâm lý học - Những cơ sở lý luận và phương pháp luận, HVCTQS, 1984, tr.201


2
Chương 1
NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU NGHIÊN CỨU


NGUYÊN TẮC QUYẾT ĐỊNH LUẬN TRONG TÂM LÝ HỌC
1.1. Thuyết vô định luận
Trong giai đoạn phát triển của tâm lý học, khi nó tồn tại trong lòng triết
học, vấn đề bản chất tâm lý trùng với vấn đề cơ bản của triết học về mối quan
hệ giữa tinh thần và vật chất. Vô định luận trong triết học từ đó cũng di
chuyển sang tâm lý học, coi tâm lý là cái gì đó được đặt vào trong con người,
không phụ thuộc vào sự tác động từ bên ngoài và sự biến đổi của cơ thể con
người. Từ thời R.Descartes, tâm hồn là tất cả những gì diễn ra ở trong chúng
ta mà chúng ta có thể cảm nhận chúng một cách trực tiếp trong cơ thể mình.
Từ thuyết vơ định luận đó, họ coi cái tâm lý là cái đồng nhất với cái được
nhận thức, tâm lý được coi như tính hiện thực đặc biệt mà chủ thể chỉ nhận
thức được trong cảm xúc, nhờ có nội quan.
Tâm lý học ý thức là học thuyết có tính chất vơ định luận, thể hiện ở
chỗ nó cho ta cái tâm lý, ý thức được tách ra từ cái tồn tại thực của con người
và được coi như là chủ thể lý tưởng nội tại đóng kín. Chủ thể lý tưởng này
tách rời khỏi thế giới khách quan, khỏi hành vi thực của con người, khỏi hoạt
động thực tiễn. Theo R.Descartes: “Bản chất của thực thể tinh thần hồn tồn
khơng bị phụ thuộc vào cơ thể” 1.
Các nhà tâm lý học liên tưởng thì chủ trương không thừa nhận sự tồn tại
của thế giới khách quan, chủ trương tách thế giới tinh thần ra khỏi các quan hệ
vật chất, họ chia ý thức ra thành các yếu tố đơn giải sau đó tìm ra quy luật liên
kết yếu tố đó lại với nhau.

1

Lịch sử tâm lý học và tâm lý học quân sự, Nxb QĐND, H.2003, tr.63


3
G.Berkeley viết: “Một điều kỳ lạ là trong nhiều người có ý kiến cho rằng,

các ngơi nhà, sơng núi, tóm lại là các sự vật cảm tính lại có được sự tồn tại hiện
thực mang tính tự nhiên khác với sự tồn tại mà lý tính đang cảm nhận chúng, tôi
cho rằng tất cả sự vật cấu thành vũ trụ khơng có sự tồn tại bên ngồi tinh thần” 1.
Đavit Hium thì cho rằng, cảm giác là nguồn gốc tuyệt đối của nhận thức. Ý niệm
là sự sao chép lại các ấn tượng trong phạm vi của ý thức. Ông viết: “Tất cả các ý
niệm đều được mô phỏng lại từ các ấn tượng”2.
Như vậy, theo tâm lý học ý thức, tâm lý, ý thức khơng liên quan gì đến
tồn tại hiện thực của con người và nó như là chủ thể lý tưởng nội tại đóng kín.
Chủ thể lý tưởng này tách rời khỏi thế giới khách quan, khỏi hành vi thực của
con người, khỏi hoạt động thực tiễn.
1.2. Quyết định luận
Ngược lại với vô định luận là quyết định luận, quyết định luận không chỉ
kiến giải về mối liên hệ của tâm lý với thế giới bên ngoài mà còn cả mối liên hệ
của chúng với hoạt động của bộ não.
1.2.1. Quyết định luận máy móc
Thuyết quyết định luận máy móc giải thích sự hình thành các hiện tượng
tâm lý liên quan trực tiếp với các tác động bên ngồi, nó trực tiếp liên quan đến
hoạt động của con người.
Quan điểm quyết định luận máy móc được biểu hiện rõ nét trong thuyết
hành vi. Quan điểm này không chú ý đến thế giới bên trong của con người và
khơng quan tâm đến ảnh hưởng thực tế của nó đối với hành vi của con người,
đặc biệt họ đã phủ nhận sự tồn tại của các hiện tượng tâm lý. Họ cho rằng, tâm lý
là tổng hợp các phản ứng của cơ thể, nảy sinh như là sự đáp lại trực tiếp các tác
động bên ngoài. Quan niệm ấy được biểu đạt bằng công thức nổi tiếng S  R.
1
2

G.Berkeley, Bàn về cơ sở của tri thức con người, Matxcơva, 1978, tr.172
D.Hium, Tuyển tập, Matxcơva, 1965, tr.271



4
Trong cơng thức này thì hành vi chỉ được coi là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể
với môi trường. Còn tâm lý, ý thức chẳng qua chỉ là những hiện tượng phụ,
khơng có vai trị gì trong việc điều khiển hành vi. Theo J.Watson thì tâm lý học
hành vi không phủ nhận tâm lý, ý thức, nhưng họ không quan tâm tới việc mô tả
trạng thái ý thức mà chỉ quan tâm tới hành vi của con người; quan tâm tới những
biểu hiện bề ngoài. Theo quan điểm của J.Watson, khi điều chỉnh tác nhân kích
thích bên ngồi, có thể chế tạo được con người theo bất kỳ khn mẫu nào. Ơng
khẳng định “hãy cho tơi một tá trẻ em khỏe mạnh, phát triển bình thường và thế
giới riêng của tơi, trong đó tơi có thể chăm sóc chúng và tôi cam đoan rằng, khi
chọn một cách ngẫu nhiên một đứa trẻ, tơi có thể biến nó thành một chuyên gia
bất kỳ lĩnh vực nào - một bác sĩ, một luật sư, một thương gia hay thậm chí một
kẻ trộm cắp hạ đẳng - không phụ thuộc vào tư chất và năng lực của nó, vào nghề
nghiệp và chủng tộc của cha ông chúng”1.
Theo quan điểm cực đoan này, chủ nghĩa hành vi khơng thể tồn tại được
vì họ đã phủ nhận ngay chính sự tồn tại của các hiện tượng tâm lý. Tính khơng
đúng đắn của cách hiểu máy móc của thuyết hành vi được thể hiện trên sơ đồ
“kích thích- phản ứng”. Một trong những cố gắng nhằm khắc phục chủ nghĩa
máy móc của thuyết hành vi là việc đưa vào hệ thống của tâm lý học những biến
số trung gian. Nhưng sự khắc phục đó cũng không cải tạo hợp lý cho thuyết hành
vi. Những biến số trung gian mà các nhà tâm lý học hành vi mới cho vào vẫn
không giải quyết được những vấn đề thực tiễn của các hiện tượng tâm lý. Thực
chất những biến số trung gian đó chỉ làm chức năng phân tích. Nổi bật trong các
thuyết hành vi mới là E.Tolman, ơng và cộng sự của mình đã đưa vào giữa S và
R biến số trung gian liên quan đến hai yếu tố cơ bản, đó là “điều kiện mơi
trường”: Khi kích thích S tác động đến cơ thể thì điều kiện mơi trường diễn ra
như thế nào. Ở đây liên quan đến tư tưởng quyết định luận vật lý. Tại thời điểm
1


Oát-xơn. Hành vi chủ nghĩa, Mat-cơ-va, 1924, tr.103


5
kích thích S phát huy tác dụng thì trạng thái, nhu cầu của cơ thể diễn ra như thế nào?
Khía cạnh này liên quan đến tư tưởng quyết định luận sinh vật. Đương nhiên việc bổ
sung của E.Tolman và cộng sự của ông đã không khắc phục được những thiếu sót của
tâm lý học hành vi là loại bỏ ý thức, lấy hành vi với tư cách là tổng các phản ứng của
cơ thể trước các điều kiện kích thích bên ngoài, là đối tượng của tâm lý học.
Các quan điểm trên sai lầm chỉ thừa nhận bản chất nội tại tâm lý nó tồn
tại độc lập khơng liên quan gì đến thế giới. Chủ thể tách rời hoạt động thực
tiễn, thế giới khách quan. Các quan điểm trên nhìn nhận, đánh giá phiến diện
chủ quan các hiện tượng tâm lý của con người không thấy được bản chất thực
sự của tâm lý người.
1.2.2. Quyết định luận duy vật biện chứng
Để khắc phục hồn tồn và có hiệu quả những khuyết điểm, sai lầm của
các nhà tâm lý học ý thức điển hình thuyết vơ định luận, các nhà tâm lý học
liên tưởng, chủ nghĩa duy vật máy móc thì cần phải có cách hiểu duy vật biện
chứng về mối liên hệ giữa hành vi với các tác động bên ngoài, giữa tâm lý với
hoạt động thực tiễn. Trong nội dung về cuộc đấu tranh giữa quyết định luận và
vô định luận, Sô-Rô-Khô-Va cũng cho rằng, sự ra đời của khoa học tâm lý Xô
Viết liên quan đến cuộc đấu tranh cho quan điểm quyết định luận trong việc
giải thích các hiện tượng tâm lý và vấn đề này được giải quyết theo từng giai
đoạn, ở mỗi thời gian khác nhau, các nhà tâm lý học Xô Viết cũng đã nghiên
cứu các mặt khác nhau.
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, vấn đề quyết định luận trong tâm lý
học Xô Viết được hiểu như là mối quan hệ tương hỗ giữa những tác động bên
ngoài với các hiện tượng tâm lý nhưng chưa nhấn mạnh được tính tích cực của
chủ thể. Tuy nhiên, quan điểm quyết định luận về các hiện tượng tâm lý đã đẩy
lùi phương pháp luận nội quan và tương ứng với nó là sự tổ chức các thực

nghiệm tâm lý, nó khơng cịn coi tâm lý là hiện tượng đóng kín, khơng bị tác


6
động từ bên ngồi, khơng biểu hiện bản chất của nó ra hoạt động bên ngồi, đã
mở rộng tâm lý cho việc nghiên cứu khách quan. Phương pháp khách quan đã
thay thế vị trí của phương pháp đặc trưng cho tâm lý học nội quan là phương
pháp tự quan sát. Cốt lõi của phương pháp khách quan nhằm biết một cách chính
xác cái gì tác động vào con người, xác định đặc điểm về số lượng và chất lượng
của các tác động đó, ghi lại được những phản ứng bên ngồi, những hành vi có
thể nhìn thấy, định ra mối quan hệ giữa các nguồn kích thích với các hoạt động
đáp ứng lại các kích thích đó.
Nhược điểm của thời kỳ này là đã đem các phương pháp mô tả vay mượn
ở các môn khoa học khác lấn át các phương pháp phân tích tâm lý. Phương pháp
được sử dụng trong tâm lý học thực chất đã lẫn lộn với các phương pháp mơ tả
trong sinh học nói chung, trong sinh lý học nói riêng.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này có ưu điểm là, đã tách được tâm lý học ra
khỏi chủ nghĩa nội quan và đã định hướng nghiên cứu vào việc mở rộng nghiên
cứu các yếu tố quyết định bên ngoài. Nhà tâm lý học tiêu biểu của thời kỳ này là
P.P. Blôn-xki, ông đã đưa các nhân tố xã hội thành một trong những mặt quyết
định chủ yếu của hành vi và đặc biệt là sự hình thành nên quan điểm văn hốlịch sử của ơng đã trở thành một sự khắc phục cho tâm lý học nội quan.
Trong những năm 30 của thế kỷ XX, tâm lý học Xơ Viết hình thành tư
tưởng cho rằng, trong các mối quan hệ qua lại với thế giới xung quanh, con
người khơng chỉ mang ý thức của mình đương đầu với thế giới bên ngồi và tri
giác nó, mà cả con người hoạt động và tích cực tri giác thế giới khách quan và
cải tạo nó. Trong q trình hoạt động, trong các mối quan hệ qua lại với thế giới
xung quanh, con người tích cực tri giác, dần dần chiếm lĩnh nền văn hoá xã hội
cho bản thân. Người đề ra và có cơng lao to lớn cho việc hình thành quan điểm
này phải kể đến X.L.Rubinstêin, A.N. Lêonchiev và một số nhà tâm lý học khác.



7
Kế thừa những luận điểm khoa học về phạm trù hoạt động mà L.X.
Vưgốtxki đã trình bày, Rubinstêin là một trong những nhà tâm lý học đầu tiên
thấy rõ nhiệm vụ hàng đầu khi cải tổ tâm lý học là nhiệm vụ xây dựng được cơ
sở triết học mới làm nền tảng cho tâm lý học Mác xít. Từ nhận thức đó, ơng đã
viết bài báo rất cơ bản với tiêu đề: “Những vấn đề tâm lý học trong tác phẩm của
Các Mác”, trong bài báo này Rubinstêin đã phân tích những nội dung tâm lý học
trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” của C.Mác, ông cho rằng
chỉ có trong tác phẩm ấy chúng ta mới tìm thấy cả một hệ thống các luận điểm
trực tiếp đề cập đến tâm lý học. Rubinstêin cũng chỉ ra rằng học thuyết duy
vật biện chứng về hoạt động của con người là hạt nhân trong luận điểm của
C.Mác về tâm lý học, do đó chúng ta phải sử dụng luận điểm này để giải
quyết những vấn đề cơ bản của tâm lý học, như vấn đề ý thức và hoạt động,
vấn đề cái tâm lý và thế giới đối tượng, vấn đề nhân cách…Theo ông: “Quan
niệm trung tâm đó của Mác về sự hình thành tâm lý con người trong q trình
hoạt động thơng qua sản phẩm của hoạt động đó đã giải quyết vấn đề mấu
chốt của tâm lý học hiện đại và vạch ra con đường đi tới cách giải quyết vấn
đề đối tượng của tâm lý học hoàn toàn khác với các khuynh hướng đang
chống đối nhau trong tâm lý học hiện đại” 1.
Quán triệt quan điểm của C.Mác về hoạt động của con người và tiếp tục
đi theo con đường của L.X.Vưgốtxki, Rubinstêin khẳng định đối tượng nghiên
cứu của tâm lý học là phạm trù hoạt động, và ông coi đây là một quan điểm hết
sức khoa học. Nó khơng những khắc phục được quan niệm máy móc về hành vi
theo cách hiểu của chủ nghĩa hành vi mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hoạt

động của con người. Như vậy, hoạt động của con người không phải là phản
ứng đối với kích thích bên ngồi, thậm chí khơng phải q trình làm việc với tính
cách là thao tác của chủ thể lên khách thể, mà đó là sự chuyển hố của chủ thể
1


Tâm lý học - những cơ sở lý luận và phương pháp luận, Học viện Chính trị quân sự, 1984, tr.38


8
thành khách thể, đồng thời đó là sự chuyển hố từ khách thể vào chủ thể. Trên cơ
sở đó, Rubinstêin xây dựng nên nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý - ý thức và
hoạt động, đây được coi là “nguyên lý chủ đạo số một của tâm lý học xô viết”.
Dựa trên những nguyên tắc đó, chúng ta có thể vận dụng phương pháp tiếp cận
phạm trù hoạt động để nghiên cứu tâm lý, ý thức một cách khách quan.
Nguyên tắc này có ý nghĩa trực tiếp đối với việc nghiên cứu các mối quan
hệ phức tạp của con người với thế giới khách quan, khẳng định hình thức và cơ
chế ảnh hưởng mang tính quyết định của các nhân tố bên ngoài và bên trong đối
với các hiện tượng tâm lý. Rubinstein đã khẳng định về nội dung của nguyên tắc
này: nguyên tắc quyết định luận thể hiện ở sự khẳng định các mối liên hệ qua lại
và các mối tạo nên điều kiện qua lại giữa chúng; hoạt động của con người tạo
điều kiện cho sự hình thành ý thức; các mối liên hệ tâm lý, các quá trình và thuộc
tính của con người, tất cả những cái đó, trong khi thực hiện việc điều chỉnh hoạt
động của con người lại là điều kiện của sự hoàn thành chức năng của chúng.
Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác về hoạt động của con người,
đồng thời kế thừa tư tưởng của Vưgôtxki, Rubinstêin, và các nhà tâm lý học
trước đó, nhà tâm lý học kiệt xuất người Nga là A.N.Lêonchiev và các cộng sự
đã nghiên cứu và đi đến kết luận khoa học về phạm trù hoạt động trong tâm lý
học Mác xít, ơng khẳng định: Mọi dạng hoạt động của con người đều là tâm lý,
chúng chính là đối tượng của tâm lý học. Nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là xác
lập về mặt tâm lý học phạm trù hoạt động có đối tượng, tức là phải tiến hành
phân tích được cơ cấu của hoạt động và làm rõ vai trò trung gian của hoạt động
trong quan hệ giữa con người (chủ thể) với thế giới xung quanh (khách thể).
“Chính vì vậy, hoạt động đã thiết lập được mối quan hệ giữa chủ thể với thế giới
đối tượng; và do đó, thế giới đối tượng cần được phản ánh trong đầu óc con

người. Về phần mình, sự phản ánh tâm lý nảy sinh trong hoạt động là yếu tố cần
thiết của chính hoạt động đó - yếu tố định hướng và điều khiển nó. Q trình


9
hình như hai chiều của các đường chuyển hố giao nhau đã tạo nên sự vận động
thống nhất, từ đó sự phản ánh tâm lý không tách rời ra được vì nó khơng thể tồn
tại theo cách khác mà phải tồn tại trong chính sự vận động đó”1.
Như vậy, có thể thấy trong mối quan hệ qua lại phức tạp giữa ý thức và
hoạt động thì sự liên hệ giữa chúng với thế giới bên ngồi giữ vai trị quyết định.
Và những hình thức khác nhau của các mối quan hệ ấy thể hiện ở những mối liên
hệ đặc thù của các hiện tượng tâm lý với hiện thực khách quan. Hoạt động, với
tư cách là nhân tố quyết định sự ra đời và phát triển các hiện tượng tâm lý, tự nó
chỉ đóng vai trị phương tiện để cuối cùng cái tâm lý được quy định do tác động
từ thế giới bên ngồi. Như vậy, vấn đề tính quyết định của các hiện tượng tâm lý
thực chất không tách riêng biệt, mà được thực hiện thông qua việc áp dụng
nguyên tắc thống nhất giữa ý thức với hoạt động.
Cùng với việc đưa hoạt động vào lĩnh vực thực nghiệm tâm lý, cùng với
việc nghiên cứu bằng thực nghiệm vai trị của hoạt động trong việc hình thành
các hiện tượng tâm lý, nguyên tắc quyết định luận được sử dụng khơng những
chỉ để quan sát xem cái gì quyết định tâm lý mà cịn để hiểu xem sự quyết định
đó diễn ra như thế nào. Vấn đề đặt ra, nghiên cứu các cơ chế của hiện tượng
quyết định của các tác động bên ngoài, và hơn nữa là các cơ chế nảy sinh các
hiện tượng tâm lý. Ý nghĩa của nguyên lý quyết định luận là ở chỗ bản chất của
các hiện tượng tâm lý đã được khám phá.
Để hiểu bản chất của cái tâm lý thì việc so sánh cái khách quan với cái chủ
quan, cái bên ngoài với cái bên trong, cái tâm lý với cái sinh lý là rất quan trọng.
Lý giải một cách duy vật biện chứng những vấn đề này cũng là sự cụ thể hoá
nguyên lý quyết định luận.
Chương 2

1

Tâm lý học - những cơ sở lý luận và phương pháp luận, Học viện Chính trị quân sự, 1984, tr.242


10
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN ĐẾN NGUYÊN TẮC QUYẾT ĐỊNH LUẬN DUY VẬT
2.1. Nội dung cơ bản của nguyên tắc quyết định luận
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này nêu rõ: Mọi hoạt động tâm lý con
người từ đơn giản đến phức tạp nhất đều phụ thuộc một cách tất yếu và có tính
quy luật vào những nhân tố xác định. Đó là các tác động từ bên ngồi, các điều
kiện xã hội lịch sử cụ thể. Các tác động từ bên ngồi vào con người giữ vai trị
quyết định thơng qua các điều kiện bên trong.
Các tác động bên ngoài (cái bên ngồi), đó là thế giới bên ngồi con
người, bao gồm tất cả những điều kiện đặc trưng của hồn cảnh xã hội - lịch
sử cụ thể, mơi trường xã hội với tất cả các mối quan hệ xã hội mà cá nhân
tham gia vào đ; các điều kiện sống và làm việc của cá nhân và gia đình….Cái
bên ngồi cịn là chính các trạng thái, các q trình sinh vật xảy ra trong con
người ở thời điểm cụ thể.
Các điều kiện bên trong (cái bên trong), đó chính là những đặc điểm tâm
sinh lý cá thể, hoạt động thần kinh cấp cao với các quy luật của nó, nhu cầu, tâm
thế, tình cảm, năng lực, khí chất, hệ thống các kỹ xảo, kỹ năng, kiến thức trong
đó chứa đựng kinh nghiệm của con người. Toàn bộ những đặc điểm bên trong đó
quy định đặc điểm tâm lý của nhân cách.
Tìm hiểu tâm lý phải tìm hiểu cả cái bên ngồi và cái bên trong, cái bên
ngồi đóng vai trị quyết định sự nảy sinh tâm lý nhưng khơng quyết định trực
tiếp mà quyết định gián tiếp thông qua cái bên trong. Cái bên trong là cơ sở nảy
sinh các hiện tượng tâm lý. Cái bên trong là điều kiện tiếp nhận cái bên ngồi và
nó làm cho chủ thể mỗi người khác nhau (cá bên trong mỗi người khác nhau

khơng ai giống ai). Cái bên ngồi và cái bên trong là của sự phản ánh tâm lý chứ


11
khơng phải là bên ngồi hay bên trong cơ thể. Cả hoạt động bên ngoài và hoạt
bên trong đều chứa đựng cái tâm lý. Tâm lý tồn tại trong hoạt động.
Tác dụng nổi bật của nguyên lý quyết định luận duy vật biện chứng là ở
chỗ: nó khám phá ra cái gọi là bên ngoài, nhằm giúp cho người ta hiểu được cái
bên trong là thế nào và hiểu nguyên tắc các ngun nhân bên ngồi tác động
thơng qua các điều kiện bên trong, gián tiếp bằng các điều kiện bên trong ra sao.
Các hiện tượng tâm lý nảy sinh đều có ngun nhân việc tìm ra ngun
nhân là con đường căn bản cải tạo tâm lý, nguyên nhân của các hiện tượng
tâm lý là các tác động từ bên ngoài. Con đường tác động nảy sinh hiện tượng
tâm lý là tác động bên ngồi thơng qua các điều kiện bên trong, tác động bên
ngồi giữ vai trị quyết định.
Sự vận dụng quan điểm quyết định luận duy vật biện chứng áp dụng cho
tâm lý học chính là ở chỗ: sao cho trong một tập hợp phức tạp các tác động từ
bên ngoài vào cơ thể, chọn và đưa ra được những tác động đã quy định sự hình
thành hành vi, và cũng chọn ra được những cái bên trong đã thực sự là các điều
kiện để các tác động từ bên ngồi thơng qua, xác định được cơ chế, tính chất của
sự ảnh hưởng bên trong lên q trình tri giác từ các tác động từ bên ngoài vào,
xác định được cơ chế của tính chọn lọc, chỉ ra được q trình chuyển từ cái bên
ngồi thành cái bên trong. Vấn đề quan hệ giữa ý thức và hoạt động, giữa tâm lý
và hành vi cũng thường được xem là cách giải quyết vấn đề liên hệ giữa cái bên
ngồi với cái bên trong trong tâm lý học.
Vai trị điều chỉnh của cái tâm lý trong hành vi người cũng được thể hiện
trong các nghiên cứu như là tính tích cực của ý thức. Vấn đề về mối liên hệ giữa
hoạt động bên trong với hoạt động bên ngoài ở đây được nêu lên như là vấn đề
quan hệ giữa sự quy định từ bên ngoài của hành vi người với tính tích cực bên
trong của nó, tính tích cực của ý thức.



12
Nguyên tắc quyết định luận trong lý thuyết cũng như thực tiễn của tâm
lý học được thực hiện bằng việc giải quyết một vấn đề nữa, đó là vấn đề phát
triển tâm lý, huấn luyện và giáo dục. Trong việc này, vấn đề quan trọng hơn cả
là vấn đề về các động lực của sự phát triển tâm lý mà cách hiểu thế này hay
thế khác quyết định luận trong lý thuyêt phát triển lại phụ thuộc vào việc giải
quyết vấn đề đó.
2.2 Một số vấn đề có liên quan nguyên tắc quyết định luận
2.2.1. Thuyết phản xạ trong tâm lý học
Thuyết phản xạ của I.M. Xê-trê-nốp và I.P. Paplôp với hạt nhân của nó là
quyết định luận là nguyên lý mà chính Paplơp đã gọi là một trong ba nguyên lý
của thuyết phản xạ, nguyên lý tối cao của mọi nghiên cứu khoa học, phù hợp với
cách hiểu quyết định luận về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Nhờ phương pháp nghiên cứu phản xạ có điều kiện, Paplôp đã chứng
minh bằng thực nghiệm rằng, các quá trình sinh lý được quy định bởi các tác
động từ bên ngồi. Theo X.L.Rubinstêin: Mỗi q trình tâm lý (phân tích, tổng
hợp) cũng đồng thời là một q trình sinh lý, nhưng nó có nét đặc thù của nó.
Q trình phân tích (và tổng hợp) có được nội dung tâm lý, khi cùng với cảm
giác nảy sinh trong tiến trình hoạt động phản xạ của não, những kích thích xuất
hiện đối với con người như những đối tượng của nhận thức và hành động được
nó phản ánh1. Trong hoạt động của cơ thể, hệ thần kinh chính là cơ quan mà nhờ
nó, sự quy định từ bên ngồi của hành vi được thực hiện. Nghiên cứu các cơ chế
phản xạ của hoạt động của não là rất cần thiết cho việc hiểu nguyên nhân các
hiện tượng tâm lý.
Nguyên lý quyết định luận có mối liên hệ với nguyên lý phản ánh, nguyên
lý phản xạ. Tất cả các nguyên lý đó có ý nghĩa quyết định đối với việc phân tích
về mặt tâm lý học bản chất của các hiện tượng tâm lý. Vấn đề phương pháp luận
1


Tâm lý học Liên Xô, Nxb Tiến bộ, Mác-xcơ-va, 1978, tr.279


13
của tính quy định từ bên ngồi thơng qua hoạt động phản xạ của hệ thần kinh
liên quan trực tiếp tới vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa cái tâm lý và cái sinh
lý. Hoạt động phản xạ, phản ánh chứa đựng các hiện tượng sinh lý và tâm lý. Bởi
vậy, nó đã được nghiên cứu như là một hoạt động sinh lý với các quy luật sinh lý
đặc thù như: lan toả, tập trung, cảm ứng lẫn nhau, hưng phấn, ức chế, và như là
một hiện tượng tâm lý với các quá trình tri giác, tư duy…được quy định bởi các
quy luật tâm lý học khách quan.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong khi thực hiện hoạt động phản xạ đối
với các tác động từ bên ngồi, đã xuất hiện các hiện tượng tâm lý có hình thức,
mức độ phức tạp khác nhau, phản ánh tác động từ bên ngoài vào. Thuyết phản xạ
giúp đỡ một cách trọn vẹn cách hiểu tính tích cực của cơ thể và hoạt động bên
trong của nó. Hành vi của cơ thể dù có phức tạp đến đâu, nó vẫn là cái được quy
định từ bên ngoài, là sự trả lời có quy luật đối với các tác động đó.
Quyết định luận của thuyết phản xạ không chỉ là khái niệm về tác động
từ bên ngoài lên cơ thể như những người đối lập đã từng giải thích một cách
đơn giản, đồng nghĩa với sơ đồ kích thích- phản ứng của thuyết hành vi, mà
nó cịn là lý luận về sự hồi đáp một cách tích cực của cơ thể đối với các kích
thích, và cịn là lý luận về các quan hệ nhân quả ngày càng phức tạp của cơ
thể theo thời gian với môi trường.
Nguyên tắc quyết định luận của thuyết phản xạ về hoạt động thần kinh cấp
cao có ý nghĩa ở chỗ, nó cho phép, trong khi khẳng định sự đặc thù của cái tâm
lý, thấy được tính quy luật của sự hình thành cái tâm lý, thấy được mối liên hệ
bên trong của nó với hoạt động thần kinh, với sinh lý của não và khám phá ra các
quy luật của sự quyết định cái tâm lý bởi những tác động từ bên ngoài. Quan
điểm phản xạ chính là quyết định luận của các hiện tượng tâm lý, hành vi của

động vật và của con người.


14
Trên cơ sở khẳng định ý nghĩa to lớn của thuyết phản xạ, tác giả cũng khái
quát một số quan điểm đối lập. Trong giai đoạn đó cũng có nhiều cách hiểu
khơng đồng tình với cách hiểu tâm lý mang bản chất phản xạ. Ví dụ: N.A.
Bestein đã đưa ra quan niệm “sinh lý học của tính tích cực” để chống đối lại học
thuyết phản xạ trong tâm lý học. Khái niệm tích cực đã được đặt đối lập với
quyết định luận. Ông đã phản đối thuyết phản xạ của I.P. Páplôp, coi học thuyết
của Páplôp là “nguyên tử luận” và khơng có khả năng lý giải hoạt động phức tạp,
trọn vẹn của cơ thể. Ông coi thuyết phản xạ của Páplôp giống như quan niệm của
Đê-các coi va đập, đụng chạm là nguyên nhân của phản xạ. Quan điểm của
Bestein là sai lầm, ông đã không hiểu rằng, trong lý thuyết của thuyết phản xạ,
quan hệ của cơ thể với môi trường không phải là phản ứng thụ động của cơ thể
lên các tác động từ ngoài vào, mà cịn cả ở trong cơ thể như một thuộc tính của
cơ thể. Các tác động từ ngoài vào cơ thể mang tính ngun nhân, gây ảnh hưởng
của mình lên hành vi của cơ thể, nhưng lại gián tiếp qua hoạt động thần kinh của
hệ thần kinh. Như vậy, vai trò to lớn của thuyết phản xạ và mối quan hệ của nó
với nguyên lý quyết định luận, nó là cơ sở để khẳng định cái tâm lý được quy
định bởi ngun nhân bên ngồi thơng qua hoạt động phản xạ của hệ thần kinh.
Chỉ có trên cơ sở của sự phù hợp ...có các phản ứng hành vi bên trong
trong khi nó tạo ra các chu trình....hành vi của cơ thể dù cho phức tạp tới đâu
nó vẫn được quyết định bởi cái bên ngoài là sự trả lời các tác động đó ..Cấu
trúc đó là sản phẩm của tồn bộ lịch sử trước đó.(trang 226). Mối quan hệ
này có ý nghĩa ở chỗ chính là nó cho phép trong khi khẳng định sự đặc thù
của cái tâm lý, cho thấy được các quy luật của sự hình thành cái tâm lý, thấy
được mối liên hệ bên trong của nó với hoạt động thầnh kinh, với sinh lý của
não và khám phá ra các quy luật của sự quyết định cái tâm lý bởi những tác
động từ bên ngoài.



15

2.2.2. Tính quy định sinh vật và xã hội của tâm lý
Nguyên lý quyết định luận duy vật trong tâm lý cịn thể hiện ở chỗ xác
định tính quy định sinh vật và xã hội của cái tâm lý và vấn đề này là có một ý
nghĩa to lớn. Xung quanh vấn đề này có một số quan điểm, Xpen-xơ và một số
nhà nghiên cứu khác đã xem xét con người một cách tự nhiên. Trong khi giải
thích quan điểm tiến hố trong tâm lý học và vận dụng nó để giải thích sự phát
triển của lịch sử cũng như sự phát triển của cá thể, họ cho rằng, con người trong
sự phát triển lịch sử của mình, phụ thuộc vào các tác động của các quy luật sinh
vật giống như ở động vật và tác động của các quy luật lịch sử- xã hội quy định sự
phát triển đặc thù người. Quan điểm có mặt hạn chế là đã đánh đồng các cơ chế
quan hệ qua lại của người với hiện thực khách quan và các quan hệ của giới sinh
vật, nếu có sự khác nhau thì chỉ về mặt số lượng.
Ngược lại với trường phái này là trường phái xã hội trong tâm lý học. Đại
biểu cho trường phái này là Duykêm, Hôn- bách. Họ cho rằng: con người được
hình thành bởi xã hội, xã hội quy định ý thức con người. Trong quan niệm này,
tính xã hội được hiểu một cách duy tâm. Nó là tập hợp các biểu tượng tập thể,
tách rời các quan hệ sản xuất và xã hội thực của con người. Được hình thành
dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng. Thực ra ở đây, tính xã hội đã được quy kết và
nó nằm ở bên ngoài, bên trên các cơ sở tự nhiên của con người. Do đó nhị
nguyên luận vẫn chưa được khắc phục. Tâm lý học Mác xít xem mơi trường xã
hội, yếu tố xã hội, lịch sử quy định cái tâm lý. Những đặc điểm di truyền sinh vật
tạo nên tiền đề nhất định cho phát triển tâm lý nhưng quan điểm này cho rằng:
các đặc điểm này được phát huy ảnh hưởng dưới tác động của các nhân tố xã
hội. Theo X.L.Rubinstêin: “Tính quy định của xã hội đối với tư duy ở con người
biểu thị một cách cụ thể ở chỗ, mỗi một cá thể phát triển trong q trình lĩnh hội
những tri thức do lồi người tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử - xã



16
hội…”1. V.Stecner viết: “Cá thể người vào những tháng đầu của thời kỳ thơ
ấu, có các tình cảm bậc thấp, với sự tồn tại các phản xạ vô nghĩa và bột phát,
nằm trong giai đoạn động vật có vú. Vào nửa năm sau, sau khi phát triển
hoạt động nắm bắt và bắt chước đa dạng, anh ta đạt được sự phát triển của
động vật có vú cấp cao - khỉ, và ở năm thứ hai, khi đã có dáng đi thẳng và lời
nói - trạng thái của con người đơn giản. Trong năm năm đầu tiên trò chơi và
các câu chuyện cổ tích, nó ở mức các bộ tộc ngun thuỷ. Sau đó là tới
trường, tham gia một cách mạnh mẽ hơn vào xã hội với trách nhiệm nhất
định – anh ta là người nhập vào nền văn hoá với các tổ chức kinh tế và nhà
nước của nó. Trong những năm học đầu tiên ở trường, nội dung đơn giản của
thế giới cổ đại và thế giới kinh cựu ước phù hợp hơn cả với tâm hồn trẻ thơ.
Những năm trung học mang những nét cuồng tín của văn hoá cơ đốc giáo, và
chỉ khi trưởng thành mới đạt được sự phân hố tinh thần phù hợp với tình
trạng văn hố của thời kỳ mới” 2.
Vấn đề tính quy định sinh vật, xã hội biểu hiện ở hai hình thức: một là,
sự phát triển của nhân loại có quan hệ gì với tiến hố của thế giới hữu cơ
trước đó, tức là vấn đề tính kế thừa, phát triển và những đặc điểm về chất
của nó ở người; hai là, vấn đề về sự ảnh hưởng có tính quy định của môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội trong sự phát triển cá thể người.
Xét dưới khía cạnh hai hình thức đó, trong q trình phát triển tiến hố
người, sự xuất hiện tính xã hội được biểu hiện trong hoạt động lao động và
các hình thức chuyên biệt của giao tiếp; nó được quy định bởi các cấu trúc
sinh vật nhất định. Theo Mác: “Con người có một lịch sử, vì họ phải sản xuất
ra đời sống của họ và hơn nữa họ phải sản xuất như vậy theo một phương

1


Tâm lý học Liên Xô, Nxb Tiến bộ, Mác-xcơ-va, 1978, tr.273

2

Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000, tr.538-539


17
thức nhất định: đó là do tổ chức thể xác của họ quy định; ý thức của họ cũng
bị quy định giống như vậy” 1.
Những tổ chức thể xác, những đặc điểm sinh vật di truyền tạo nên những
tiền đề nhất định cho sự phát triển sau này. Sự phát triển đó được thực hiện dưới
những ảnh hưởng của các nhân tố xã hội. Trong các nhân tố đó, vai trị đặc biệt
thuộc về lao động. Mơi trường xã hội, hoạt động của con người đã tác động
mạnh mẽ vào sự phát triển của hệ thần kinh, vào quá trình tiến hố của hệ thần
kinh, hình thành các cơ quan cảm giác của con người. Nhờ có lao động mà tri
giác của con người phong phú hơn động vật.
Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, con người phát triển như
một tồn tại tự nhiên, nhưng chính cái tự nhiên đó cũng là sản phẩm của lịch sử.
Yếu tố sinh vật không quy định trực tiếp sự phát triển của tâm lý nhưng khơng
thể phủ nhận vai trị của yếu tố sinh vật. Không nên phủ nhận ý nghĩa của yếu tố
di truyền trong việc truyền lại những tố chất tự nhiên nhất định ở con người.
X.L.Rubinstêin cho rằng: “Đôi khi họ khẳng định rằng, với cái khởi đầu của sự
phát triển lịch sử, vai trò của sự phát triển tự nhiên, sinh vật khơng cịn nữa.
Nhưng luận điểm này chỉ có nghĩa là: trong q trình phát triển lịch sử, yếu tố
hữu cơ, tự nhiên, kể cả yếu tố sinh lý vẫn có vai trị khơng thay đổi, nghĩa là nó
vẫn có vai trị thường xun, chứ khơng phải khơng có vai trị gì hết”2.
Giữa cái tâm lý và cái sinh lý khơng có mối liên hệ kiểu nhân quả. Cái tâm
lý không phải phản ánh các q trình sinh lý xảy ra trong não vốn nó là cơ sở vật
chất của các quá trình tâm lý. Cái tâm lý phản ánh hiện thực khách quan bên

ngoài con người. Cả cái tâm lý và cái sinh lý đều được quy định bởi các nguyên
nhân từ bên ngoài. Tính quy định lịch sử đã để lại dấu vết trong quá trình hình
thành nhiều hiện tượng tâm lý. Trong nhân cách cuối cùng đều bị quy định bởi
xã hội. Tính quy định xã hội được thực hiện thơng qua sự tham gia của hệ thống
1
2

C.Mác và F.Ăng-ghen, Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tập 1, tr.289
Tâm lý học - những cơ sở lý luận và phương pháp luận, Học viện Chính trị quân sự, 1984, tr.235


18
tín hiệu thứ hai, trong đó các cơ sở tự nhiên của con người, các thuộc tính của cơ
thể, đặc điểm của hệ thần kinh đóng vai trị là các điều kiện mà trên cái nền đó
tính quy định xã hội được thực hiện.
Nguyên tắc quyết định luận duy vật là chìa khóa để điều khiển các q
trình tâm lý. Việc nghiên cứu, nắm vững nguyên tắc quyết định luận duy vật giúp
cho các nhà tâm lý học vận dụng, tổ chức các nghiên cứu khoa học tâm lý một
cách đúng đắn, xây dựng một loạt những luận điểm trung tâm để lý giải cái tâm
lý. Nguyên tắc này đóng vai trò là phương thức lý giải các hoạt động tâm lý và là
cơ sở để điều khiển các hoạt động tâm lý. Cái tâm lý được hiểu như là chức năng
của não, nó là thuộc tính của vật chất có tổ chức cao đã hình thành và phát triển
trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới hữu cơ. Tâm lý là sự phản ánh
thực tại khách quan. Những hiện tượng tâm lý trong cuộc sống của con người
được quy định bởi hiện thực khách quan đó. Tâm lý người không phải do
thượng đế, do trời sinh ra, tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan
vào não con người thơng qua lăng kính chủ quan. Trong các loại phản ánh thì
phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt. Đó là sự tác động của hiện thực
khách quan vào con người, vào hệ thần kinh, vào bộ não người- tổ chức cao
nhất của thế giới vật chất. Chỉ có hệ thần kinh và bộ não người mới có khả

năng nhận tác động của hiện thực khách quan, tạo ra trên não hình ảnh tinh
thần chứa đựng trong vết vật chất. Tâm lý cũng khơng phải là hiện tượng, q
trình thụ động mà là hoạt động tích cực của con người, nó mang tính chủ thể.
Tính tích cực của chủ thể do mỗi người có điều kiện bên trong khác nhau,
chiếm lĩnh mơi trường xã hơị, lịch sử khác nhau.
Hình thức phát triển cao nhất của phản ánh là ý thức. Ý thức của con
người suy cho cùng đều bị quy định bởi điều kiện đời sống vật chất của xã hội.
Tính quy định xã hội của ý thức, sự phụ thuộc của nó vào các điều kiện lịch sử
cụ thể của cuộc sống xã hội thể hiện trong những đặc điểm đặc thù của nhân


19
cách trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định. Từ vấn đề này cho ta thấy rằng, những
hiện tượng tâm lý dù phức tạp và bí ẩn đến đâu, nó cũng chỉ là sự phản ánh thế
giới bên ngoài, phản ánh điều kiện lịch sử xã hội nhất định. Do vậy, đứng trước
những hiện tượng tâm lý phức tạp, bí ẩn trong thực tiễn mà khoa học chưa lý giải
được một cách thuyết phục, chúng ta không được hoang mang, dao động, cho đó
là những hiện tượng mà chúng ta sẽ khơng thể khám phá được, nó như là một lực
lượng siêu nhiên, ngoài khả năng nhận thức của con người. Thực tế, có rất nhiều
hiện tượng tâm lý bí ẩn và phức tạp tồn tại trong cuộc sống của con người, như
hiện tượng thần đồng, chưa cần dạy đọc đã biết đọc, không ai dạy ngoại ngữ
cũng biết đọc ngoại ngữ, hiện tượng tìm mộ của một số nhà ngoại cảm…đã làm
cho khơng ít nhà tâm lý phải tìm hiểu, thậm chí có chiều hướng rơi vào chủ
nghĩa duy tâm. Vì vậy, mỗi nhà tâm lý cần trang bị cho mình kiến thức nhất định
về tâm lý học nói chung, ngun tắc quyết định luận nói riêng để ln đứng
vững trên lập trường của tâm lý học mác-xit.
Nghiên cứu ngun tắc này, chúng ta cịn thấy rõ tính khoa học của luận
điểm: mọi hiện tượng tâm lý đều do yếu tố bên ngồi quyết định, đó là các
điều kiện xã hội, lịch sử nhất định, các yếu tố bên ngồi tác động vào con
người thơng qua những điều kiện bên trong. Tuy nhiên, điều đặc biệt chú ý ở

đây là, các yếu tố bên ngoài quyết định tâm lý của con người nhưng khơng
phải là yếu tố bên ngồi nào cũng mang tính quyết định mà nó có tính chọn
lọc, tức là mỗi yếu tố bên ngồi sẽ có sự tham gia vào quá trình hình thành
tâm lý ở mức độ khác nhau. Tính chọn lọc đó cũng diễn ra ở các điều kiện
bên. Tính chọn lọc ở bên trong được biểu hiện đó là, ở mỗi người, họ sẽ có
kinh nghiệm, tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, thói quen, xu hướng, tính cách, năng
lực…khác nhau, do đó họ cũng tiếp thu, lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử
khác nhau, có thái độ và cách ứng xử khác nhau.


20
Đối với hoạt động quân sự, nguyên tắc quyết định luận duy vật các hiện
tượng tâm lý có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong hoạt động quản lý, lãnh đạo, chỉ
huy, giáo dục bộ đội để hình thành những hiện tượng tâm lý tích cực ở qn
nhân, hình thành nhân cách tốt đẹp ở quân nhân. Lãnh đạo, chỉ huy nhìn thấy
những yếu tố mang tính quyết định từ trong điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể,
quan tâm xây dựng mơi trường văn hố tốt đẹp ở đơn vị, đặc biệt là môi trường
gần gũi, môi trường mà quân nhân thường xuyên hoạt động, tiếp xúc. Tổ chức
nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, lành mạnh cho quân nhân. Biết quan tâm
tới đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội.
Ngồi việc tạo ra mơi trường tốt đẹp, lành mạnh thì cán bộ lãnh đạo chỉ
huy trong xem xét các diễn biến khác nhau của đời sống tâm lý quân nhân cần
phải tính đến cả những nhân tố sinh vật của cơ thể, các đặc điểm của hoạt động
thần kinh cấp cao, các thuộc tính tâm lý của nhân cách để dự báo trước những
tác động của xã hội, mơi trường và hồn cảnh sẽ được khúc xạ như thế nào qua
cái bên trong (trình độ, kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng, nhu cầu, tâm thế…).


21
KẾT LUẬN

Nguyên tắc quyết định luận duy vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với tâm lý học, nó là cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu, đánh giá
các hiện tượng tâm lý một cách khách quan, khoa học, thấy được tâm lý
không phải tự nhiên mà có, cũng khơng phải là hiện tượng đóng kín trong ý
thức con người, đồng thời nó cũng khơng phải là hiện tượng thụ động. Đây là
cơ sở để hiểu được bản chất thực sự của tâm lý học như nguyên nhân, con
đường hình thành hiện tượng tâm lý người, đấu tranh với những quan điểm
duy tâm, quan điểm duy vật máy móc về hiện tượng tâm lý con người. Trên cơ
sở đó, có những biện pháp tác động nhằm phát triển đúng đắn các hiện tượng
tâm lý. Trong quá trình sống và hoạt động, con người cải tạo thể giới khách
quan làm cho môi trường sống phong phú và đa dạng hơn, con người chịu sự
tác động của thế giới khách quan mà cịn thể hiện tính tích cực, chủ động,
sáng tạo hoàn thiện bản thân và phát triển thế giới.
Bên cạnh việc vận dụng nguyên tắc quyết định luận, trong khi xem xét
nghiên cứu hiện tượng tâm lý phải đặt vào trong hệ thống các nguyên tắc
phương pháp luận (gồm 4 nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc quyết định luận duy
vật; nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức và hoạt động; nguyên tắc phát triển
tâm lý; nguyên tắc tiếp cận nhân cách), thấy được vị trí, vai trị, ý nghĩa từng
nguyên tắc, đồng thời thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các nguyên tắc.


22
MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử tâm lý học, Nxb ĐHQG, Hà Nội, 2004
2. Lịch sử tâm lý học và tâm lý học quân sự, Nxb ĐHQG, Hà Nội, 2003
3. Nhập môn tâm lý học, Nxb GD, 1980
4. Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học, Nxb ĐHQG
Hà Nội, 2000
5. Tâm lý học, tập 1, Nxb GD, 1977
6. Tâm lý học - những cơ sở lý luận và phương pháp luận, HVCTQS, 1984

7. Tâm lý học Liên Xô, Nxb Tiến bộ, Mác-xcơ-va, 1978
8. Tâm lý học quân sự, Nxb QĐND, Hà Nội, 1998



×