Tải bản đầy đủ (.doc) (223 trang)

Quản lý hoạt động thực hành, thực tập của học sinh ở các trường trung cấp trên địa bàn thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 223 trang )

B QUC PHềNG
HC VIN CHNH TR

NGễ TH HNG

QUảN Lý HOạT ĐộNG THựC HàNH, THựC TậP
CủA HọC sinh ở CáC TRƯờNG TRUNG CấP TRÊN
ĐịA BàN
THàNH PHố Hà NộI THEO HƯớNG PHáT TRIĨN
N¡NG LùC THùC HIƯN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


HÀ NỘI – 2021
BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGƠ THỊ HNG

QUảN Lý HOạT ĐộNG THựC HàNH, THựC TậP
CủA HọC sinh ở CáC TRƯờNG TRUNG CấP TRÊN
ĐịA BàN
THàNH PHố Hà NộI THEO HƯớNG PHáT TRIểN
NĂNG LựC THựC HIệN

Chuyờn ngnh: Qun lý giáo dục
Mã số
: 914 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Trần Đình Tuấn
2. TS. Trần Xuân Phú


HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được trình
bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và
xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Ngô Thị Hằng


MỤC LỤC
Tran
g
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.
Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động thực
hành, thực tập của người học ở các trường đào tạo nghề theo
hướng phát triển năng lực thực hiện
1.2.
Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý hoạt
động thực hành, thực tập của người học ở các trường đào tạo
nghề theo hướng phát triển năng lực thực hiện
1.3.
Khái qt các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC
HÀNH, THỰC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG CẤP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC THỰC HIỆN
2.1.
Những vấn đề lý luận về hoạt động thực hành, thực tập của
học sinh ở các trường trung cấp theo hướng phát triển năng
lực thực hiện
2.2.
Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động thực hành, thực
tập của học sinh ở trường trung cấp theo hướng phát triển
năng lực thực hiện
2.3.
Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động thực hành, thực
tập của học sinh ở các trường trung cấp
Chương 3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
THỰC HÀNH, THỰC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG CẤP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC THỰC HIỆN
3.1.
Khái quát các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2.
Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng
3.3.
Thực trạng hoạt động thực hành, thực tập của học sinh ở các

5
15

15

22
28

34

34

52
66

72
72
74
76



trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.4.
Thực trạng quản lý hoạt động thực hành, thực tập của học sinh ở
các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.5.
Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản
lý hoạt động thực hành, thực tập của học sinh ở trường trung cấp
3.6.
Đánh giá chung về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực
trạng quản lý hoạt động thực hành, thực tập
Chương 4. BIỆN PHÁP VÀ KIỂM NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, THỰC TẬP CỦA HỌC
SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC THỰC HIỆN
4.1.
Biện pháp quản lý hoạt động thực hành, thực tập cuả học sinh
ở các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo
hướng phát triển năng lực thực hiện
4.2.
Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
4.3.
Thử nghiệm các biện pháp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

85

103
106

114

114
151
157
168
170
171
183


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Cán bộ, giáo viên
Cán bộ doanh nghiệp
Chương trình đào tạo
Đại học và giáo dục chuyên nghiệp
Đào tạo nghề
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục nghề nghiệp
Năng lực nghề nghiệp
Năng lực thực hiện
Quản lý đào tạo
Thực hành, thực tập
Ủy ban nhân dân

CHỮ VIẾT TẮT

CB,GV
CBDN
CTĐT
ĐH&GDCN
ĐTN
GD&ĐT
GDNN
NLNN
NLTH
QLĐT
TH,TT
UBND

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số
Tên bảng
bảng
2.1. Tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện của học sinh trong thực
hành, thực tập ở doanh nghiệp
3.1. Mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung

Trang
41
73


tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030
3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về tầm quan

trọng của các hoạt động TH,TT
3.3. Đánh giá sự chuẩn bị của học sinh trước kỳ thực tập
3.4. Tâm trạng học sinh trước kỳ thực tập
3.5. Kết quả khảo sát về điều kiện đảm bảo cho TH,TTcủa học sinh
3.6. Thực trạng kết quả hoạt động TH,TT của học sinh
3.7. Thực trạng kế hoạch hóa hoạt động TH,TT của học sinh
3.8. Thực trạng chỉ đạo phân hóa mục tiêu, đổi mới nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức hoạt động TH,TT của học sinh
3.9. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong tổ chức hoạt động
TH,TT của học sinh
3.10. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng chỉ đạo xây dựng quy trình
tổ chức hoạt động thực hành, thực tập của học sinh
3.11. Thực trạng tổ chức các điều kiện đảm bảo cho hoạt động TH,TT
của học sinh
3.12. Thực trạng kiểm tra, đánh giá chất lượng và kết quả hoạt động TH,TT
của học sinh
3.13. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố tác động đến quản lý hoạt động TH,TT ở trường trung cấp
3.14. Tổng hợp chung về thực trạng quản lý hoạt động TH,TT của học sinh
4.1. Thống kê kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp
4.2. Thống kê kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp
4.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
4.4. Đánh giá phẩm chất năng lực của học sinh trước thử nghiệm
4.5. Tổng hợp kết quả TH,TT của học sinh sau thử nghiệm

77
78
79
80
83

86
89
92
95
98
101
104
107
152
154
156
159
162


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số biểu đồ
3.1.
3.2.

Tên biểu đồ
Thực trạng kế hoạch hóa hoạt động TH,TT của học sinh
Thực trạng chỉ đạo phân hóa mục tiêu, đổi mới nội dung,

Trang
88
91

3.3.


phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động TH,TT của học sinh
Tổng hợp chung về thực trạng phối hợp các lực lượng trong tổ

94

3.4.

chức hoạt động TH,TT của học sinh
Tổng hợp chung thực trạng chỉ đạo xây dựng quy trình tổ chức

97

3.5.

hoạt động thực hành, thực tập của học sinh
Tổng hợp chung thực trạng tổ chức các điều kiện đảm bảo cho

100

3.6.

hoạt động TH,TT của học sinh
Tổng hợp chung thực trạng kiểm tra, đánh giá chất lượng và kết

3.7.
3.8.

quả hoạt động thực hành, thực tập của học sinh
So sánh mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động

So sánh thứ bậc các nội dung về thực trạng quản lý hoạt động

103
105

3.9.
3.10.
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.
4.6.
4.7.
4.8.

TH,TT của học sinh
Ý kiến đánh giá của CB,GV về mức độ của từng thực trạng
Ý kiến đánh giá của học sinh về mức độ của từng thực trạng
So sánh tính cần thiết của các biện pháp
So sánh tính khả thi của các biện pháp
So sánh tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
So sánh thái độ của học sinh 2 lớp trong TH,TT
So sánh năng lực phương pháp của học sinh 2 lớp
So sánh năng lực xã hội của học sinh 2 lớp
So sánh năng lực chuyên môn, kỹ thuật của học sinh 2 lớp
So sánh mức độ phát triển năng lực thực hiện của học sinh lớp

107
108

108
153
155
156
163
164
164
165

thử nghiệm và lớp đối chứng sau khi thử nghiệm

166


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp theo
hướng phát triển năng lực thực hiện là yêu cầu cấp thiết nhằm thực hiện
quan điểm của Đảng về đổi mới giáo dục. “Học đi đôi với hành, giáo dục
kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà
trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [18, tr.119]. Đó là
nguyên lý giáo dục định hướng cho mọi hoạt động đổi mới giáo dục ở tất
cả các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đối với các trường
đào tạo nghề, việc vận dụng nguyên lý giáo dục nhằm gắn kết nhà trường
với doanh nghiệp, kết hợp học lý thuyết với rèn luyện tay nghề cho học
sinh đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang là vấn đề có tính cấp thiết hiện nay.
Nghị quyết số 29/NQ-TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo đã chỉ ra những bất cập giữa học lý thuyết trong nhà trường với khả
năng thực hành của người học trong thực tiễn. Để khắc phục những bất cập,

hạn chế đó, các nhà trường đào tạo nghề đang thực hiện đổi mới theo
hướng giảm bớt thời lượng học lý thuyết, tăng thời lượng học TH,TT của
học sinh. Vấn đề TH,TT của học sinh theo hướng phát triển năng lực thực
hiện đang nổi lên như một xu hướng mới ở các nhà trường đào tạo nghề.
Quản lý hoạt động TH,TT theo lý thuyết phát triển năng lực thực hiện
là một vấn đề mới, đang có các khuynh hướng quan điểm khác nhau trong
nghiên cứu lý luận đào tạo nghề hiện nay. TH,TT của học sinh ở trường trung
cấp là một giai đoạn trong quá trình đào tạo nghề. Lý luận về hoạt động
TH,TT luôn vận động, phát triển cùng với sự vận động, phát triển của lý luận
đào tạo nghề nói riêng và lý luận giáo dục, đào tạo nói chung. Trong xu
hướng đổi mới giáo dục và đào tạo ngày nay, hoạt động TH,TT của học sinh ở
các trường trung cấp đang chuyển từ lý thuyết TH,TT truyền thống nhằm rèn


6
luyện kỹ năng, kỹ xảo theo hướng thành thạo tay nghề bằng quy trình, cơng
nghệ cố định của nhà trường sang lý thuyết TH,TT mới theo hướng phát triển
năng lực thực hiện. Q trình chuyển đổi đó đang đặt ra nhiều vấn đề mới về
lý luận TH,TT theo hướng phát triển năng lực thực hiện. Phạm trù “năng lực
thực hiện” vừa bao gồm năng lực cá nhân, vừa phải thực hiện theo yêu cầu
của doanh nghiệp trong bối cảnh cụ thể. Để quản lý hoạt động TH,TT theo
hướng phát triển năng lực thực hiện, trước hết cần phải nghiên cứu làm rõ các
phạm trù khoa học về vấn đề này.
Thực trạng hoạt động TH,TT và thực trạng quản lý hoạt động TH,TT
của học sinh ở các trường trung cấp hiện nay hiệu quả chưa cao. TH,TT của
học sinh ở các trường trung cấp hiện nay vẫn thiên về rèn luyện kỹ năng, kỹ
xảo theo hướng thành thạo tay nghề, chưa hướng vào phát triển năng lực thực
hiện của học sinh. Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức TH,TT chậm
đổi mới, chưa theo kịp sự vận động, phát triển của thực tiễn nghề.
Quản lý hoạt động TH,TT nghề của học sinh cịn nặng về quản lý hành

chính trong nội bộ nhà trường, chưa đi sâu vào quản lý nội dung theo các mơ
hình quản lý năng lực thực hiện trong đào tạo nghề. Chưa có các phương thức
quản lý mang tính đặc thù của lĩnh vực đào tạo nghề, chưa có quy chế quy
định về sự phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo nghề.
Thực trạng đó dẫn đến khơng ít học sinh ra trường chậm thích ứng với
sự biến động của cơng nghệ sản xuất trong thực tiễn, chưa đáp ứng được yêu
cầu của các doanh nghiệp và của thị trường lao động hiện nay. Đó là vấn đề
cấp bách đặt ra cần phải nghiên cứu giải quyết.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra những yêu cầu
mới về TH,TT và quản lý hoạt động TH,TT của học sinh. Những thành tựu của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đang tấn cơng vào q trình đào tạo
nghề, làm thay đổi quy trình các bước TH,TT theo phương thức đào tạo


7
truyền thống. Phương pháp và hình thức tổ chức TH,TT với sự hỗ trợ của
công nghệ hiện đại đang dần dần thay thế cho các phương pháp và hình thức
tổ chức TH,TT thủ công theo truyền thống.
Mặt khác, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đang
tác động mạnh mẽ đến trang thiết bị, máy móc và quy trình sản xuất của các
doanh nghiệp. Các thiết bị điện tử thông minh đang thay thế cho các máy móc
cơng nghiệp truyền thống. Điều đó, địi hỏi các doanh nghiệp phải liên kết với
các nhà trường để đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề cụ thể. Xu
hướng gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra
yêu cầu mới trong quản lý hoạt động TH,TT của học sinh.
Quá trình đổi mới cơ cấu tổ chức của hệ thống trường đào tạo nghề
đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới quy chế quản lý của các nhà
trường trung cấp. Hệ thống trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội
đang có những biến động về cơ cấu tổ chức. Những năm qua, cùng với sự phát
triển về kinh tế, về khoa học công nghệ, nhiều nhà trường nghề đã được hình

thành và phát triển. Số lượng các trường nghề tăng lên nhanh, hình thức tổ chức
các loại trường khá đa dạng. Xu hướng phát triển các mơ hình trường nghề gắn
với doanh nghiệp ngày càng tăng. Quá trình chuyển đổi từ quản lý của Bộ Giáo
dục và Đào tạo sang quản lý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang đặt
ra nhiều vấn đề mới về quản lý của các nhà trường. Cơ chế quản lý và phương
thức tổ chức thực hiện chưa đồng bộ đã có tác động đến hoạt động TH,TT ở
các nhà trường với những khuynh hướng quan điểm khác nhau.
Xuất phát từ những lý do trên đây, tác giả chọn vấn đề “Quản lý hoạt
động thực hành, thực tập của học sinh ở các trường trung cấp trên địa bàn
thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực thực hiện” làm đề tài luận
án với mong muốn sẽ học hỏi được nhiều nội dung lý luận và thực tiễn phục
vụ cho công việc của bản thân tốt hơn.


8
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quản lý hoạt
động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp theo quan điểm tiếp cận
năng lực. Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động TH,TT theo hướng phát
triển năng lực thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TH,TT trong đào
tạo nghề, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp đáp
ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động TH,TT và quản lý hoạt
động TH,TT của học sinh ở nhà trường trung cấp theo hướng phát triển năng
lực thực hiện.
Nghiên cứu thực trạng hoạt động TH,TT và thực trạng quản lý hoạt
động TH,TT của học sinh ở nhà trường trung cấp hiện nay, đánh giá thực

trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động, rút ra những ưu điểm, hạn
chế và rút ra nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế đó.
Đề xuất hệ thống biện pháp quản lý hoạt động TH,TT của học sinh theo
hướng phát triển năng lực thực hiện, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của
nhà trường trung cấp.
Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quản lý quá trình đào tạo nghề ở trường trung cấp
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động TH,TT nghề ở các trường trung cấp theo hướng phát
triển năng lực thực hiện.


9
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận án tập trung nghiên cứu về hoạt động TH,TT và quản lý
hoạt động TH,TT; có đề cập đến vấn đề năng lực và phát triển năng lực thực
hiện nhưng không đi sâu vào vấn đề này. Luận án chỉ bàn đến TH,TT về
chuyên môn nghề nghiệp mà người học được đào tạo ở nhà trường trung cấp.
Bao gồm TH,TT ở nhà trường và TH,TT ở các doanh nghiệp.
Đề tài nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động TH,TT của học sinh trong
quá trình đào tạo nghề ở các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khảo sát lấy số liệu từ 6 trường đại diện.
Các số liệu khảo sát, thống kê, minh chứng tính từ năm 2017 đến 2020.
4. Giả thuyết khoa học
Trước yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay, hoạt động TH,TT
theo lý thuyết dạy học truyền thống đang bộc lộ nhiều bất cập. Nếu quản lý
hoạt động TH,TT của học sinh ở trường trung cấp được thực hiện dựa trên lý
thuyết tiếp cận năng lực – hoạt động và vận dụng các mơ hình quản lý hoạt

động trải nghiệm thực tiễn trong đào tạo nghề, đề xuất được hệ thống các biện
pháp quản lý hoạt động TH,TT theo hướng phân quyền tự chịu trách nhiệm
của các chủ thể hoạt động; tổ chức phối hợp được các lực lượng trong nhà
trường với cơ sở thực tập; đổi mới nội dung, phương thức TH,TT theo hướng
tiếp cận năng lực cá nhân thì sẽ điều khiển được các hoạt động TH,TT của
học sinh ở các trường trung cấp theo hướng phát triển năng lực thực hiện, góp
phần nâng cao phẩm chất, năng lực của người học đáp ứng yêu cầu đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Đề tài luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng về vai trò của hoạt động thực tiễn trong nhận thức,


10
cải tạo thế giới và phát triển bản chất người. Các nội dung khoa học trong
luận án được quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và nguyên lý giáo dục
của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự thống nhất giữa học với hành, lý luận với
thực tiễn. Luận án được thực hiện dựa trên các phương pháp tiếp cận như sau:
Tiếp cận hệ thống – cấu trúc. Xem xét hoạt động TH,TT và quản lý
hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp là một giai đoạn trong
q trình đào tạo của nhà trường, có mối quan hệ nhân quả với các giai đoạn
dạy học, giáo dục trang bị kiến thức lý thuyết, chuẩn bị các phẩm chất nghề
nghiệp cho học viên ngay từ khi bắt đầu vào trường.
Tiếp cận lịch sử - logic. Xem xét mọi vấn đề liên quan đến hoạt động
TH,TT và quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp theo
quan điểm lịch sử và logic. Tức là các quan điểm và thực tiễn về hoạt động TH,TT
và quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp đã được hình
thành, phát triển trong bối cảnh lịch sử cụ thể nào, đã trải qua các giai đoạn phát
triển như thế nào và hiện nay đang ở tình trạng như thế nào. Chỉ ra mối quan hệ,

sự chi phối lẫn nhau giữa các giai đoạn phát triển đó.
Tiếp cận thực tiễn – phát triển. Mọi vấn đề về hoạt động TH,TT và
quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp được luận giải
theo quan điểm tiếp cận thực tiễn và phát triển. Nghĩa là phải đặt vấn đề hoạt
động TH,TT và quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp
trong bối cảnh thực tiễn của nhà trường, thực tiễn của địa phương và đất
nước. Phải tổng kết, đánh giá đúng thực trạng hoạt động TH,TT và quản lý
hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp đã đáp ứng yêu cầu về
nguồn nhân lực lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
hiện nay hay chưa. Các giải pháp quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở các
trường trung cấp phải hướng vào giải quyết các bất cập trong thực tiễn, cải tạo
thực tiễn GDPL hiện nay.


11
Tiếp cận năng lực – hoạt động. Dựa trên lý thuyết năng lực trong khoa
học giáo dục để luận giải những vấn đề lý luận về năng lực và xây dựng năng
lực thực hiện của học sinh. Năng lực là khả năng của con người được biểu
hiện ra bằng hoạt động. Năng lực được phát triển trong hoạt động. Giáo dục,
đào tạo ở các nhà trường phải đưa người học vào hoạt động trải nghiệm thực
tiễn, đánh giá năng lực thực hiện của người học phải thông qua hoạt động.
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đề tài được sử dụng thường xuyên các phương pháp phân tích, tổng hợp,
hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu lý luận. Nghiên cứu các tác phẩm
kinh điển liên quan về giáo dục, đào tạo; Các lý thuyết về tiếp cận năng lực, tiếp
cận hoạt động trong giáo dục; Các tài liệu chuyên ngành về giáo dục và quản lý
giáo dục. Đặc biệt là nghiên cứu các tài liệu lý thuyết về đào tạo nghề và quản lý
đào tạo nghề, các cơng trình, tài liệu liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động
TH,TT nghề. Sử dụng các phương pháp suy luận, phán đoán nhằm xây dựng và

chứng minh giả thuyết khoa học của vấn đề nghiên cứu. Sử dụng phương pháp
mơ hình hóa trong nghiên cứu các mơ hình quản lý giáo dục, đào tạo nghề và
xây dựng mơ hình quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở trường trung cấp.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát. Quan sát thực tiễn các hoạt động đào tạo, các
hoạt động quản lý đào tạo ở trong nhà trường trung cấp; Quan sát hoạt động
TH,TT của học sinh ở các cơ sở thực tập.
Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến. Điều tra bằng phiếu
hỏi đối với cán bộ, giáo viên, học viên của 6 trường trung cấp. Số lượng khảo
sát 455 người, trong đó 265 học viên, 70 cán bộ quản lý, 120 giáo viên.
Phương pháp trò chuyện và phỏng vấn. Sử dụng phương pháp trò
chuyện để tiếp xúc với các học sinh TH,TT, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của


12
họ trong TH,TT. Sử dụng phương pháp phỏng vấn các các giáo viên chủ
nhiệm lớp. Mục đích và nội dung trò truyện, phỏng vấn tập trung các vấn đề
về nội dung, phương thức tổ chức TH,TT của học sinh.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục. Nghiên cứu hồ
sơ, tài liệu TH,TT của học sinh các khóa để xem những nhận xét đánh giá về
kết quả TH,TT của học sinh. Xin ý kiến của các đơn vị cơ sở về việc phối hợp
giữa nhà trường với đơn vị trong tổ chức TH,TT của học sinh. Xin ý kiến các
cán bộ quản lý nhà trường và các nhà khoa học về nội dung luận án và về các
biện pháp đề xuất.
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. Tiến hành khảo nghiệm
tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp; thử nghiệm một số biện
pháp mà đề tài đã đề xuất. Sử dụng các phương pháp toán học để thống
kê, lập biểu bảng, xử lý kết quả số liệu để kiểm chứng kết quả nghiên
cứu của đề tài.
Nhóm phương pháp sử dụng toán thống kê.

Thu thập và xử lý số liệu thực trạng và thực nghiệm bằng phương pháp
thống kê toán học. Số liệu thu thập bằng phiếu điều tra được nhập vào bảng
tính excel, thống kê số lượng trả lời từng phương án theo từng câu theo từng
đối tượng khảo sát, cuối cùng sử dụng cơng thức tính điểm trung bình và tỷ lệ
phần trăm như sau:
Khảo sát về các mức độ quan trọng/ thường xuyên/ ảnh hưởng trong
luận án quy định điểm như sau:
Điểm 4: Rất quan trọng/ Tốt/ Rất ảnh hưởng
Điểm 3: Quan trọng/ Khá/ ảnh hưởng
Điểm 2: Ít quan trọng / TB/ Ít ảnh hưởng
Điểm 1: Khơng quan trọng/ Yếu/ Ít ảnh hưởng
Tính điểm theo mỗi mức độ:


13
n

Xử lý số liệu bằng cơng thức tính giá trị trung bình: X =

 f ix

i

i 1

n

f
i 1


;

i

Trong đó:
X

: Điểm trung bình

Xi: Điểm ở mức độ i
ƒi: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi
n: Số người tham gia đánh giá
Các nhận định mức độ được xác định như sau:
Loại Tốt: 3,25  X 4,0; Loại Khá: 2,5  X  3,25;
Loại Trung bình: 1,75  X  2,5; Loại Yếu: 1,0  X  1,75.
6. Những đóng góp mới của luận án
Về lý luận
Luận án xây dựng các khái niệm mới về TH,TT và quản lý hoạt động
TH,TT của học sinh theo hướng phát triển năng lực thực hiện. Xác định mối
quan hệ giữa hoạt động TH,TT với phát triển năng lực của học sinh. Xác định
mô hình và nội dung, phương thức quản lý hoạt động TH,TT của học sinh
theo lý thuyết giáo dục hiện đại.
Về thực tiễn
Cung cấp thông tin chân thực về thực trạng hoạt động TH,TT và thực
trạng quản lý hoạt đồng TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Chỉ ra nguyên nhân cơ bản của những hạn chế là chưa
cập nhật các lý thuyết quản lý đào tạo nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện
trong quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp. Đề xuất
hệ thống biện pháp quản lý có thể vận dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao
chất lượng hoạt động TH,TT và phát triển năng lực thực hiện của học sinh.



14
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở trường trung cấp theo hướng
phát triển năng lực thực hiện; cung cấp những luận cứ khoa học, giúp cho
Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường và chỉ huy các cơ quan, khoa chuyên
ngành trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động TH,TT của học sinh, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, giúp học sinh ra trường có
năng lực thực hành vững chắc đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ của xã hội.
Sản phẩm của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ,
giáo viên, học sinh các nhà trường trung cấp, các doanh nghiệp,các nhà
nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục và những ai quan tâm đến hoạt động thực
hành thực tập của học sinh.
8. Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu gồm: Mở đầu; 4 chương; Kết luận, kiến nghị;
Danh mục các cơng trình khoa học đã cơng bố của tác giả, danh mục tài liệu
tham khảo và các bản phụ lục


15
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động thực
hành, thực tập của người học ở các trường đào tạo nghề theo hướng phát
triển năng lực thực hiện
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
William E.Blank (1982): Handbook for Developing Competency-Based

Training Programs, (Sổ tay phát triển chương trình đào tạo dựa trên năng lực
thực hiện) [130]. Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề như: Phân tích nghề,
xây dựng hồ sơ năng lực, phát triển công cụ đánh giá, phát triển các gói học
tập, cải tiến chương trình đào tạo. Tác giả đã lập luận mối quan hệ giữa năng
lực thực hiện với thực hành, thực tập của người học.
John W. Burke (1995), Competency Based Education and Training,
(Giáo dục và đào tạo dựa trên năng lực thực hiện) [109]. Tác giả đã trình bày
nguồn gốc của giáo dục và đào tạo dựa trên năng lực thực hiện, quan niệm
về năng lực thực hiện và tiêu chuẩn về năng lực thực hiện, về vấn đề đánh
giá dựa trên năng lực thực hiện và cải tiến chương trình đào tạo dựa trên
năng lực thực hiện. Tác giả chỉ ra con đường, biện pháp hình thành, phát
triển năng lực thực hiện là đưa người học vào thực hành trong thực tiễn.
Shirley Fletcher (1995), Competence - Based Assessment Techniques,
(Các kỹ thuật đánh giá dựa trên năng lực thực hiện) [121]. Trong đó phân tích sự
khác biệt về đào tạo theo NLTH ở Anh và Mỹ, các nguyên tắc và thực hành đánh
giá theo tiêu chuẩn, mục tiêu và sử dụng đánh giá dựa trên NLTH, việc thiết lập
các tiêu chí cho sự thực hiện, thu thập bằng chứng cho đánh giá NLTH. Tác giả
cho rằng năng lực thực hiện phải được thể hiện ra bằng các hoạt động thực hành
của người học. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đánh giá dựa
trên NLTH, một khâu của quá trình dạy học.


16
Shirley Fletcher (1997), Designing Competence - Based Training,
(Thiết kế đào tạo dựa trên năng lực thực hiện) [122]. Tác giả đề cập các cơ
sở khoa học của việc thiết lập các tiêu chuẩn đào tạo, các kỹ thuật phân tích
nhu cầu người học và phân tích cơng việc, xây dựng mơ dun dạy học và
khung chương trình. Trong đó, chú trọng các nội dung dạy học thực hành
trong thực tiễn.
Kerka, Sandra (1997), Competency-based education and training:

Myths and Realities (GD&ĐT dựa trên năng lực thực hiện: Huyền thoại và
thực tiễn) [111]. Tác giả đã tổng kết về đào tạo dựa trên NLTH vốn phát triển
mạnh mẽ trong những năm 1990 với hàng loạt các tổ chức có tầm cỡ ở Mỹ,
Anh, Úc, New Zealand, xứ Wales v.v... Tác giả cho rằng, giáo dục, đào tạo ở
các nhà trường phải hướng vào hình thành năng lực thực hiện cho người học.
Chính năng lực thực hiện đó sẽ làm cho khả năng thực hành nghề nghiệp
trong thực tiễn được phát triển.
Thomas D., Slilke H. (2011), Structures and functions of competencybased education and training (CBET) [124] (cấu trúc và chức năng của giáo
dục và đào tạo trên cơ sở năng lực: Một quan điểm so sánh). Tác giả đã dựa
trên những kinh nghiệm ĐTN mà mình đang trực tiếp tiến hành để đưa ra
quan điểm về cấu trúc và chức năng của CTĐT dựa trên NLTH. Việc xây
dựng cấu trúc và chức năng của CTĐT theo NLTH cần phải được thảo luận rõ
bao gồm cả kế hoạch xây dựng chương trình, phát triển chương trình và kiểm
định chương trình trước khi thực thi. Ngồi ra, cũng cần xem xét sự khác biệt,
ưu điểm, nhược điểm của việc xây dựng cấu trúc, chức năng CTĐT theo
NLTH với các lý thuyết xây dựng CTĐT nghề khác. Một điều nữa là những
chương trình xây dựng theo NLTH cần có sự đối sánh với hệ thống GD&ĐT ở
Úc, Anh, xứ Wales, Bắc Ireland và Scotland, như vậy mới bảo đảm chất lượng
đào tạo và được công nhận ở quốc tế.


17
Leesa Wheelahan (2012), The problem with competency-based
training, Educating for the knowledge economy: critical perspectives?
[112] (Vấn đề với đào tạo dựa trên năng lực, Giáo dục cho nền kinh tế tri
thức: Quan điểm phê phán?). Tác giả đã phát triển và mở ra một góc nhìn
thực tế khác về đào tạo theo NLTH. Tác giả phê phán cách tiếp cận đặt sự
thực hiện công việc nghề nghiệp của người học vào vị trí trung tâm thay
cho việc phải bắt đầu từ việc tiếp nhận hệ thống tri thức khoa học chuyên
sâu. Tác giả đã chỉ ra hạn chế của phương pháp xây dựng CTĐT theo

NLTH và đề xuất cần phải có những nghiên cứu sâu hơn trong các lý thuyết
xây dựng CTĐT.
Schenk, John P. (2013), The Life and Times of Victor Karlovich
Della- Vos, (Cuộc đời và thời đại của Victor Karlovich Della- Vos) [120].
Tác giả đã giới thiệu những nghiên cứu của Victor Karlovich Della-Vos,
Giám đốc Học viện Kỹ thuật Hoàng Gia Matxcơva (Nga) về đào tạo nghề.
Ông chủ trương, muốn dạy nghề cho có hiệu quả thì phải phân tích nghề, tổ
chức xưởng theo nghề chuyên môn và dạy nghề “phải có phương pháp thiết
thực”. Về chương trình học, Della Vos cho rằng chương trình học được
thiết lập dựa trên cơ sở của sự phân tích nghề, phải phân tích mỗi nghề ra
thành các động tác cơ bản, xếp đặt những động tác đó theo thứ tự từ dễ đến
khó và tổ chức cho người học học theo thứ tự đó. Về phương pháp dạy
nghề, Della Vos khuyến cáo người học thực tập theo mẫu nào thì phải vẽ
mẫu đó. Hoàn tất mẫu trước cho thật hoàn hảo rồi mới bắt đầu mẫu kế tiếp.
Người học chỉ được phép làm việc trong các xưởng sau khi đã hồn thành
các khóa học lý thuyết theo yêu cầu. Kết quả đạt được của phương pháp
này là người học nắm vững những nguyên tắc thiết yếu, cơ bản của ngành
nghề họ học. Sáng kiến của Della Vos đặt nền tảng khoa học về phương
pháp dạy nghề và phát triển CTĐT theo NLTH.


18
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
Từ cuối thế kỷ XX đã có một số cơng trình nghiên cứu cơ bản về đào
tạo nghề theo hướng phát triển năng lực thực hiện được xuất bản thành sách:
Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Tiến Dũng, Vũ Hữu Bài (1994), Phương
pháp đào tạo nghề theo Mô đun kỹ năng hành nghề [23]. Cuốn sách được
biên soạn cùng cho bồi dưỡng giáo viên Trung học chuyên nghiệp và Dạy
nghề. Trên cơ sở đó, Vụ Trung học chuyên nghiệp – Dạy nghề đã tổ chức
biên soạn 20 bộ chương trình đào tạo nghề theo modun kỹ năng hành nghề

được chia thành các đơn nguyên học tập tích hợp cả lý thuyết và thực hành
cho các Trung tâm dạy nghề. Tuy nhiên, những chương trình này chỉ áp
dụng cho đào tạo nghề ngắn hạn.
Nguyễn Minh Đường (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu
CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, tồn cầu hóa và hội nhập
quốc tế [25]. Cuốn sách đã giới thiệu cơ sở lý luận và thực trạng về đào
tạo nhân lực, đồng thời đề xuất các giải pháp về đào tạo nhân lực trong
bối cảnh mới. Tác giả đã phân tích vai trị của phương thức đào tạo theo
hướng phát triển năng lực thực hiện đối với việc đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao. Theo đó, đào tạo nghề đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, tồn cầu hóa và hội nhập
quốc tế phải coi trọng các nội dung thực hành nghề, phải nâng cao tay
nghề cho người lao động.
Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổng cục Dạy nghề (2011), Kỹ năng dạy
học, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên và người dạy nghề,
[61]. Đây là tài liệu dùng cho bồi dưỡng giáo viên các trường đào tạo nghề
đáp ứng yêu cầu phát triển mới của lý luận và thực tiễn dạy nghề. Nội dung
cuốn sách chủ yếu hướng dẫn các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm trong dạy nghề.
Trong đó, nhấn mạnh kỹ năng dạy thực hành nghề.


19
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu cơ bản đã được xuất bản thành
sách, đã xuất hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề này:
Nguyễn Đức Trí (1996), Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực
hiện và xây dựng tiêu chuẩn nghề [72]. Đây là cơng trình đầu tiên nghiên
cứu khá tồn diện về hệ thống ĐTN theo NLTH ở Việt Nam. Đề tài đã góp
phần làm sáng tỏ lý luận của phương thức đào tạo dựa trên NLTH, đồng
thời chỉ ra các bước phát triển chương trình đào tạo theo năng lực thực
hiện và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật năng lực nghề quốc gia. Tác giả cho

rằng, TH,TT vừa là con đường hình thành năng lực thực hiện, vừa là tiêu
chí đánh giá mức độ phát triển năng lực thực hiện của người học.
Nguyễn Đức Trí (2000), Xây dựng mơ hình đào tạo giáo viên kỹ thuật
ở trình độ đại học cho các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề [73].
Tác giả đã đề xuất các mơ hình đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật, trong đó đề cập
đến triết lý, các đặc điểm cơ bản, ưu nhược điểm của phương thức đào tạo theo
hướng phát triển năng lực thực hiện thực hiện. Tác giả cho rằng, giáo viên ở
các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề không chỉ giỏi thực hành nghề
mà phải nắm được lý thuyết về thực hành, không chỉ thành thạo quy trình cơng
nghệ thực hành mà phải hiểu bản chất của các hành động và quy trình đó.
Đỗ Mạnh Cường (2011), Năng lực thực hiện và dạy học tích hợp trong
đào tạo nghề [16]. Tác giả cho rằng, trong đào tạo nghề người ta quan tâm đến
năng lực thực hiện hoạt động chuyên môn (Professional Action Competency).
Năng lực này được coi là tích hợp của bốn loại năng lực sau: Năng lực cá nhân
(Individual competency). Năng lực chuyên môn, kỹ thuật (Professional/Technical
competency). Năng lực phương pháp luận (Methodical competency) và năng lực
xã hội (Social competency). Con đường hình thành năng lực thực hiện là phải
dạy học tích hợp cả lý thuyết với thực hành, kết hợp thực hành trong nhà trường
với thực tập trong thực tiễn ở các doanh nghiệp.


20
Nguyễn Ngọc Hiếu (2013), Quy trình hình thành kỹ năng thực hành sư
phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện [33]. Tác giả đã xác định cơ sở lý luận
của vấn đề tổ chức thực hành sư phạm cho sinh viên theo hướng phát triển
năng lực thực hiện. Trong đó đã tổng quan những cơng trình nghiên cứu ngồi
nước, những nghiên cứu trong nước và xây dựng các khái niệm công cụ của
đề tài như: Hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên tại các cơ sở đào tạo sư
phạm; Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên của sinh viên;
TH,TT sư phạm; Quy trình thực hành sư phạm; Năng lực thực hiện. Tác giả

đã phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về quá trình tổ chức thực hành sư
phạm cho sinh viên theo hướng phát triển năng lực thực hiện.
Những năm gần đây, đã xuất hiện ngày càng nhiều đề tài luận án tiến sĩ
nghiên cứu về đào tạo nghề dưới những góc độ tiếp cận khác nhau. Hồng
Ngọc Trí (2005), Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo công
nhân kỹ thuật xây dựng ở Thủ đô Hà Nội [71]. Tác giả đã đề xuất những giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, trong đó đã tập trung phân
tích lý luận và đề xuất giải pháp đổi mới phương thức đào tạo theo hướng
phát triển năng lực thực hiện thực hiện. Tác giả đề xuất giảm bớt các nội dung
dạy học lý thuyết, tăng các nội dung TH,TT.
Dương Thị Nga (2012), Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh
viên cao đẳng sư phạm [47]. Tác giả xác định cấu trúc của năng lực nghề gồm
các thành tố cơ bản: Tri thức về nghề; Kỹ năng nghề; Thái độ với nghề; Mức
độ (kết quả) thực hiện các hành động nghề (hành nghề). Đồng thời, tác giả
xác định cấu trúc của năng lực thích ứng nghề bao gồm các thành tố: Tri thức
để thích ứng (đáp ứng yêu cầu) của nghề; Mức độ vận dụng các kĩ năng nghề
linh hoạt trong các tình huống; Mức độ tích cực trong rèn luyện nghề; Sự linh
hoạt trong biểu hiện các phẩm chất và năng lực nghề. Con đường cơ bản để
phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên là tổ chức cho sinh viên tham
gia các hoạt động TH,TT nghề trong các tình huống khác nhau.


×