Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chuyên đề thể dục - Năm học 2018-2019 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hành tốt môn thể thao tự chọn: Đá cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.1 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 THỰC HÀNH TỐT</b>
<b>MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN: ĐÁ CẦU</b>


<b>A. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường có vai trị hết sức quan
trọng, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ….Bên
cạnh đó, cịn giúp các em hiểu được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để tập
luyện, giữ gìn sức khỏe, nâng cao năng lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành
mạnh, tác phong nhanh nhẹn, thói quen tự giác tập luyện TDTT. Giáo dục thể
chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt cùng với các hoạt động giáo dục
khác (đạo đức, thẩm mỹ….) góp phần giáo dục tồn diện cho thế hệ trẻ.


Mơn Thể dục cấp tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri
thức, kỹ năng đơn giản cần thiết nhằm rèn luyện tư thế cơ bản; làm giàu vốn kỹ
năng vận động để các em học tập một cách hiệu quả nhất. Từ đó góp phần bảo
vệ, tăng cường sức khỏe và phát triển các tố chất thể lực cho học sinh. Ngồi ra,
cịn góp phần giáo dục ý thức tổ chức, kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức
khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách tốt cho học sinh.


Khi nói đến giờ học thể dục hầu hết các em học sinh rất hứng thú say mê
đặc biệt là các em có năng khiếu về thể dục thể thao. Song bên cạnh đó vẫn cịn
một bộ phận nhỏ các em học sinh do điều kiện sống của các em hay sự phát triển
tâm sinh lý của các em còn chậm chưa phù hợp với kiến thức nội dung bài học
hay tác phong còn chậm chạp chưa nhạy bén, chưa linh hoạt, ý thức tự tin trong
học tập còn hạn chế dẫn đến sự tiếp thu bài học còn thụ động khi thực hiện
môn thể thao tự chọn (TTTC): (Đá cầu) – Trò chơi: “ Chuyển đồ vật”. Hơn nữa
đá cầu là mơn thể thao mang tính nghệ thuật cao cho nên trong chuyên đề này
tôi đã lựa chọn nội dung: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hành tốt
<i><b>môn thể thao tự chọn: Đá cầu”. Hy vọng qua chuyên đề này sẽ góp thêm một</b></i>
tiếng nói vào việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh nói chung


và giúp đồng nghiệp nâng cao tay nghề khi dạy học sinh đá cầu nói riêng.


<b>B.</b> <b>GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ</b>
<b>I. THỰC TRẠNG</b>


<b>1. Thuận lợi</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Các em học sinh được phụ huynh quan tâm không chỉ ở việc học tập các
môn học chính mà cả mơn học này cho nên các em đều trang bị thể thao tốt, có
các đồ dùng học tập như: Cầu lơng, bóng bàn, cầu chinh …


- Ban Giám hiệu nhà trường thường quan tâm tới phong trào thể dục thể thao.
<b>2. Khó khăn</b>


- Chưa có nhà thể chất cũng như chưa có sân tập riêng đặc thù cho bộ
mơn TDTT nên việc tập luyện của hs và giảng dạy trao đổi chun mơn của giáo
viên vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.


- Cơ sở vật chất thiết bị dạy học môn Thể dục vẫn còn thiếu thốn.
- Một số học sinh chưa tích cực, say mê tập luyện.


- Một số học sinh do ham thích mơn Đá cầu nên các em tổ chức chơi theo
ý thích tự phát thành nhóm đơng đảo trong giờ ra chơi và do không được hướng
dẫn từ lúc nhỏ nên thành kỹ năng đá chưa đúng yêu cầu kỹ thuật.


- Cơ quan vận động của học sinh Tiểu học đang trong thời kỳ phát triển
nên đơi chân đưa đi, đưa lại khi đá cầu cịn ngượng nghịu, sức đá chưa mạnh.


- Một số ít học sinh chưa biết đến trò chơi đá cầu. Hơn nữa đá cầu hiện
nay đòi hỏi học sinh phải tập luyện rất nhiều động tác như: Tâng cầu bằng đùi,


tâng cầu bằng mu bàn chân, chuyền cầu theo nhóm 2 người. Do đó địi hỏi học
sinh phải tập luyện thường xun và liên tục trong thời gian dài mới có thể tiến
bộ.


<b>* Quan sát học sinh tập luyện đá cầu từng động tác, tôi thấy:</b>
<i><b>+ Tâng cầu bằng mu bàn chân. Học sinh thường mắc lỗi:</b></i>
- Tung cầu lệch hướng.


- Đưa chân sớm quá hoặc muộn quá.


- Di chuyển không đúng hướng cầu rơi hoặc chậm.


<i><b>+ Chuyền cầu bằng mu bàn chân. Học sinh thường mắc lỗi:</b></i>
- Phán đoán cầu rơi khơng chính xác nên khơng đỡ được cầu.
- Dùng tay đỡ cầu.


- Chuyền cầu khơng chính xác (q mạnh hay quá yếu).
<i><b>+ Phát cầu bằng mu bàn chân. Học sinh thường mắc lỗi:</b></i>
- Tung cầu khơng chính xác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Từ thực tế trên cho thấy kỹ năng đá cầu bằng mu bàn chân của học sinh
còn hạn chế. Vì biết mơn thể thao Đá cầu là mơn tự chọn được đưa vào chương
trình lớp 5 ở tuần 28 nên ngay từ đầu năm học giáo viên có kế hoạch huấn luyện
cho học sinh chơi đá cầu. Tôi đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân việc học sinh
đá cầu chưa đạt hiệu quả như mong muốn.


<b>* Có nhiều nguyên nhân khác nhưng nguyên nhân chủ yếu là:</b>


<i><b>- Một là: Một số học sinh cho rằng môn đá cầu không phải thi nên không</b></i>
cần học.



<i><b>- Hai là: Các em chưa được tập luyện thường xuyên.</b></i>


<i><b>- Ba là: Các em chưa nắm chắc được kỹ thuật của từng động tác. Có lẽ</b></i>
những nguyên nhân đó cũng là nguyên nhân chung ở các trường Tiểu học.


Xét cho cùng những nguyên nhân trên phần lớn thuộc về trách nhiệm của
giáo viên. Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên Thể dục cũng cho rằng Thể dục
khơng phải là mơn học chính, đá cầu chỉ là môn tự chọn nên không coi trọng
việc tập luyện cho học sinh. Nhiều giáo viên chỉ để cho học sinh tự do đá cầu
mà không chú ý hướng dẫn kỹ thuật đá cầu. Hoặc có những nguyên nhân khách
quan đó là do đội ngũ giáo viên dạy Thể dục cịn thiếu về nhân sự, chưa sâu về
chun mơn, chưa tâm huyết với nghề. Như vậy qua tìm hiểu nguyên nhân dẫn
đến học sinh bị hạn chế về năng lực đá cầu nêu trên, bản thân tôi rất trăn trở khi
mình là một giáo viên có chun mơn về đá cầu nên trong q trình cơng tác,
giảng dạy bộ môn, tôi đã áp dụng một số việc làm cụ thể sau để góp phần nâng
cao chất lượng mơn thể thao tự chọn Đá cầu.


<b>II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN</b>


<b>1. Biện pháp 1: Tạo hứng thú cho học sinh u thích mơn thể thao tự chọn</b>
<b>đá cầu</b>


Để nhiều học sinh u thích mơn thể thao tự chọn này ngồi việc nói cho
học sinh nghe về lợi ích của mơn đá cầu, giáo viên nên cho các em theo dõi qua
màn hình một số trận thi đấu về đá cầu ở một số cuộc thi. Giáo viên nên chọn
những học sinh có năng khiếu đá cầu biểu diễn. Khi xem xong, giáo viên nên
hỏng vấn học sinh để biết cảm xúc, sự ham muốn được chơi của các em. Giáo
viên có thể tặng cho các em một số quả cầu tự làm để khơi gợi các em sự yêu
thích.



<b>2. Biện pháp 2: Tổ chức hướng dẫn tỉ mỉ các kỹ thuật cơ bản cho học sinh</b>
<b>đá cầu</b>


<i><b>2.1: Hướng dẫn học sinh cách cầm cầu</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>2.2: Hướng dẫn học sinh cách tâng cầu</b></i>
<i>* Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân:</i>


Chuẩn bị 2 chân đứng rọng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân
trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu,
hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khaongr
0,5m, khi cầu rơi xuống, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0,5m, khi
rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng
cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu.


<i><b>2.3. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật phát cầu bằng mu bàn chân</b></i>


Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân
trước khoảng 1 bàn chân (xa hơn tâng cầu), chạm đất bằng nửa bàn chân, hai
đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao
khoảng 0,5m, khi cầu rơi xuống dùng mu bàn chân đá cầu cho cầu bay lên cao –
ra xa đến phía bạn hoặc qua lưới sang sân đối phương.


<i><b>2.4. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật chuyền cầu bằng bàn chân (chuyền cầu</b></i>
<i><b>theo nhóm)</b></i>


Tư thế chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai, chân trước chân sau cách nhau 1/2
bàn chân, mắt nhìn theo cầu. Khi bạn chuyền cầu sang cách người 0,5m bên
phải, chân thuận đá lăng từ dưới lên trên và tiếp xúc với cầu, kết thúc chân thuận


tiếp đất sẽ chuẩn bị các kỹ thuật khác (bên trái thì ngược lại).


<b>3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh các kỹ thuật nâng cao để học sinh phát</b>
<b>triển năng khiếu cá nhân</b>


<i><b>3.1. Kỹ thuật chắn cầu bằng ngực</b></i>


Tư thế chuẩn bị giống như phát cầu, quan sát thấy cầu bay tới cách ngực
khoảng 0,3 – 0,5cm, cần nhanh chóng chuyển trọng tâm về chân sau, thân người
hơi ngả phía sau, hơi xoay sang một bên, hay tay thả lỏng tự nhiên. Khi cầu cách
ngực 10 cm thì đạp mạnh chân sau, hất nhẹ ngực đưa thân trên chuyển động ra
trước để phần trước ngực tiếp xúc với cầu sao cho quả cầu bật ra về phía chân đá
cách người khoảng 0,3 – 0,5m, thông thường nếu chân đá là chân phải thì tiếp
xúc với cầu ở phần ngực trái và ngược lại, kết thúc chuyển trọng tâm về trước,
nhanh chóng xử lý thăng bằng.


<i><b>3.2. Kỹ thuật đánh đầu</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>3.3. Kỹ thuật móc cầu bằng mu bàn chân</b></i>


Chân đá đặt phía sau, trọng tâm để cơ thể dồn vào 2 chân, tay thả lỏng,
mắt quan sát đồng đội nhận cầu của đồng đội, người móc cầu tâng lần một sau
đó chuyển trọng tâm cơ thể sang mũi bàn chân trước, kết hợp kiễng chân trụ,
ngả người ra phía sau, lăng chân thuận ra trước lên cao về phía có cầu, cổ chân
thả lỏng, khi tiếp xúc cầu bàn chân gập nhanh, móc cầu sang đối phương, khi hai
chân tiếp đất học sinh nhanh chóng xoay người lại.


<b>4. Biện pháp 4: Sử dụng hệ thống bài tập luyện</b>


Sau khi củng cố kĩ năng đá cầu, cung cấp kĩ thuật đá cầu như trên, nếu


học sinh còn mắc những sai lầm trong từng kĩ thuật, tùy từng lỗi học sin mắc
phải, giáo viên có thể áp dụng biện pháp khắc phục với những bài tập như sau:


<b>Bài tập 1: Với những học sinh sai về mặt di chuyển (di chuyển không</b>
đúng hướng cầu rơi, di chuyển chậm) giáo viên nên cho học sinh tập các động
tác bổ trợ để tăng độ linh hoạt của khớp hông, gối như:


- Xoạc ngang, dọc.


- Chạy nhẹ kết hợp với đá má trong, má ngoài.
- Đá lăn chân theo chiều ngang, dọc.


- Tập các bài tập chuyển vị trí kết hợp với xoay người, chuyển hướng.
<b>Bài tập 2: Với những học sinh khơng dự đốn được điểm rơi của cầu, tốc</b>
độ bay của cầu, giáo viên nên phân tích cho học sinh tầm quan trọng chú ý theo
điểm rơi của cầu, phân tích tầm quan trọng tốc độ bay của cầu. Giáo viên nên
cho học sinh tập:


- Tập tung cầu, đúng động tác.
- Tự tung bắt cầu.


- Tập co chân và hướng mu bàn chân tâng cầu lên cao khơng cầu và có
cầu.


- Tập đón cầu do người khác tung cho.
- Treo cầu ở độ cao nhất định và tập đá cầu.


<b>5. Biện pháp 5. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho bản thân</b>


- Giáo viên cần phải thường xuyên tăng cường học tập, bồi dưỡng nghiệp


vụ chuyên môn qua sách vở, qua truyền hình, học tập ở đồng nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Việc nghiên cứu và vận dụng các biện pháp khắc phục những sai lầm
trong học kĩ thuật đá cầu nêu trong đề tài là nhằm góp phần nâng cao chất lượng
bộ môn giáo dục thể chất trong nhà trường. Đề tài đã góp phần nâng cao được
thể lực, phát triển được trí tuệ, tạo hứng thú cho học tập tốt hơn, mai sau trở
thành những con người phát triển tồn diện: Có đủ đức, trí, thể, mĩ để phục vụ
cho đất nước. Tuy nhiên khi thực hiện đề tài, giáo viên phải biết khéo léo lựa
chọn những phương pháp thích hợp đúng khoa học mới có thể sửa chữa được
những sai lầm thường mắc trong học sinh.


<b>2. Kiến nghị</b>


- Ban giám hiệu quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho môn thể dục
được đầy đủ.


- Nhà trường và các cấp xây dựng nhà thể thao và có sân chơi thể thao
rộng rãi đảm bảo tiêu chuẩn cho hs tập luyện.


Trên đây tôi đã nêu một số biện pháp mà tôi đã áp dụng để giúp học sinh
học tốt môn đá cầu ở Tiểu học. Đó chỉ là những kinh nghiệm của bản thân tơi
đúc kết được qua quá trình giảng dạy nên chắc chắn sẽ cịn nhiều thiếu sót, tơi
rất mong được sự đóng góp ý kiến của các quý đồng nghiệp cũng như tất cả các
thầy cô, để cho đề tài ngày càng hồn thiện hơn giúp cho bản thân tơi rút ra
được những kinh nghiệm quý báu góp phần phát triển nâng cao hơn nữa để tơi
có thể vận dụng tốt vào giảng dạy môn Thể dục ở bậc Tiểu học.


<i>Xin chân thành cảm ơn!</i>


<b>Duyệt của Ban giám hiệu</b> TT Yên Lạc, ngày 12 tháng 4 năm 2019


Người viết


<b>Đỗ Thị Huyền</b>


<b>Bài soạn minh họa dạy chuyên đề</b>
Ngày soạn: 12 / 04 / 2019


Ngày giảng: 18/ 04 / 2019


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>MƠN THỂ THAO TỰ CHỌN: ĐÁ CẦU</b>
<b>TRỊ CHƠI: “CHUYỂN ĐỒ VẬT”</b>
<b>I/ MỤC TIÊU</b>


<b>1. Kiến thức</b>


- Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân.
- Trò chơi “Chuyển đồ vật”.


<b>2. Kỹ năng</b>


- HS thực hiện động tác tương đối đúng và nâng cao thành tích.
- Nắm được luật chơi và biết các tự tổ chức trò chơi vận động.


3. Thái độ


GD học sinh tinh thần đoàn kết, ý thức phối hợp hoạt động hiệu quả.
<b>II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN</b>


1. Địa điểm



- Sân tập trường TH Minh Tân, sân trường được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an
toàn tập luyện.


2. Phương tiện


- Còi, trang phục phù hợp, cầu đá, thiết bị để tổ chức trò chơi.
<b>III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP</b>


<b>NỘI DUNG</b> <b>PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC</b>


<b>I/ MỞ ĐẦU</b>
<b>1. Nhận lớp </b>


- GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học









</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>2. Khởi động </b>


- Chạy nhẹ nhàng 1 vịng sân (200m) trên địa
hình tự nhiên theo chiều kim đồng hồ.


- Xoay các khớp cổ, cổ tay, cổ chân, đầu gối,
hơng, vai


- Trị chơi khởi động “Anh em đoàn kết”



<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>


(kiểm tra trong quá trình dạy học)
<b> II/ CƠ BẢN</b>


a. Đá cầu (Lớp chia thành 2 nhóm tập luyện)





 <sub></sub>
 GV <sub></sub>


 <sub></sub>


 <sub></sub> <sub></sub> <sub></sub> <sub></sub> <sub></sub>
 <sub></sub> <sub></sub> <sub></sub> <sub></sub>
 <sub></sub> <sub></sub> <sub></sub> <sub></sub> <sub></sub>


(GV)


- GV hướng dẫn và quan sát HS tập
luyện.


- GV bao quát sửa sai.


- Cán sự chỉ huy và tập cùng lớp
- GV nhận xét











</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

* Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân


Lớp chia thành từng nhóm, mỗi nhóm
2 người thi đấu với nhau.


* Ôn phát cầu bằng mu bàn chân:


- Lớp xếp thành 2 hàng ngang, 2 bạn đứng
đối diện, phát cầu qua lại với nhau.


- GV gọi 2 HS lên thực hiện kĩ thuật tâng
cầu bàng mu bàn chân, 2 HS lên thực hiện kĩ


 <sub></sub> <sub></sub>
<sub></sub> <sub></sub>




 <sub></sub> <sub></sub>
- G.viên hướng dẫn, quan sát làm
mẫu, HS quan sát luyện tập theo.


 <sub></sub> <sub></sub> <sub></sub> <sub></sub> <sub></sub>



 <sub></sub> <sub></sub> <sub></sub> <sub></sub> <sub></sub>


- GV hướng dẫn, quan sát làm
mẫu, HS quan sát thực hiện theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

thuật séc cầu bàng mu bàn chân.


- GV gọi HS lên nhận xét, GV nhận xét
chung.


b. Trò chơi: “Chuyển đồ vật”.


- GV gọi 1 HS lên nhắc lại luật chơi và cách
chơi, GV gọi một hs khác lên nhận xét.
- GV nhận xét chung và tổ chức trò chơi cho
các em…


<b>III/ KẾT THÚC</b>


- GV cho HS thả lỏng: rũ tay, chân, cúi
người thả lỏng.


- Đấm lưng cho bạn.
- Nhận xét giờ học


- Dặn dị: Ơn các nội dung đã học


- Xuống lớp: GV hô “Giải tán” HS hô


“Khỏe”





GV tổ
chức, làm trọng tài, HS thực hiện
trị chơi.


- Đội hình xuống lớp







</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Duyệt của Ban giám hiệu</b> TT Yên Lạc, ngày 12 tháng 4 năm 2019
Người soạn


</div>

<!--links-->

×