Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Quản lý nhà nước về phương tiện và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 120 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

........./.........

........./.........

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN ĐÌNH SƠN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHƢƠNG TIỆN VÀ NGƢỜI
ĐIỀU KHIỂN XE MÁY KÉO NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 8 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ LÊ VĂN TỪ

Đắk Lắk, 10/2020


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công với đề tài “Quản lý nhà
nước về phương tiện và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh
Gia Lai” đƣợc tác giả viết với sự hƣớng dẫn của TS. Lê Văn Từ. Luận văn
này đƣợc viết trên cơ sở vận dụng lý luận chung về kỹ năng quản lý và thực
trạng công tác quản lý xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ
của tỉnh Gia Lai để phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng
cƣờng công tác quản lý xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ


để từ đó nâng cao hiệu lƣc, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc.
Khi thực hiện luận văn này, tác giả có tham khảo và kế thừa một số lý
luận chung trong lĩnh vực giao thông vận tải và sử dụng những thông tin số
liệu từ các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp trên địa bàn, các cơ quan quản lý
nhà nƣớc cùng các tài liệu, sách báo, mạng internet...
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tơi.
Các số liệu trong luận văn đƣợc sử dụng trung thực; các tài liệu tham khảo có
nguồn trích dẫn; kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố
trong các cơng trình nghiên cứu khác, nếu có gì sai trái, tơi xin hồn tồn chịu
trách nhiệm.
Gia Lai, ngày 15 tháng 10 năm 2020
Tác giả luận văn

Trần Đình Sơn


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Quản lý nhà nước về phương tiện và người điều khiển xe
máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai” đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ,
hƣớng dẫn nhiệt tình của các giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia; sự
quan tâm, tạo điều kiện trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu của Sở Giao
thơng vận tải, Ban An tồn giao thơng tỉnh Gia Lai.
Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành sâu sắc tới Tiến sĩ Lê Văn Từ vì sự tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ
tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám đốc, các thầy
giáo, cơ giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và toàn thể cán bộ,
nhân viên của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo những điều kiện học tập
thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành
chƣơng trình cao học.

Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Giao thơng vận tải, Lãnh đạo Ban
An tồn giao thơng tỉnh Gia Lai, Lãnh đao Phịng Cảnh sát giao thơng và lãnh
đạo các cơ sở đào tạo lái xe, đồng nghiệp, gia đình đã động viên, quan tâm
giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả hồn thành chƣơng trình học tập và bản luận
văn này
Xin trân trọng cảm ơn!
Gia Lai, ngày 15 tháng 10 năm 2020
Tác giả luận văn

Trần Đình Sơn


Mục lục
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu luận văn ...................................................................... 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 5
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ...................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 6
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XE MÁY
KÉO NHỎ VÀ NGƢỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY KÉO NHỎ ........................ 8
1.1. Xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ .............................. 8
1.2. Quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo
nhỏ ................................................................................................................... 15
1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều
khiển xe máy kéo nhỏ. .................................................................................... 24
1.4. Quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo
nhỏ ở một số địa phƣơng trên địa bàn Tây Nguyên và bài học kinh nghiệm

cho tỉnh Gia Lai.......................................................................................................26
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 35
Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XE MÁY KÉO
NHỎ VÀ NGƢỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY KÉO NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH GIA LAI ................................................................................................ 38
2.1. Những yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai ảnh hƣởng đến quản
lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ ........... 37
2.2. Thực trạng xe máy kéo nhỏ, ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa
bàn tỉnh Gia Lai ............................................................................................... 43


2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe
máy kéo nhỏ. ................................................................................................... 48
2.4. Đánh giá quản lý nhà nƣớc về xe kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy
kéo nhỏ. ........................................................................................................... 70
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 77
Chƣơng 3: MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG
CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XE MÁY KÉO NHỎ VÀ NGƢỜI
ĐIỀU KHIỂN XE MÁY KÉO NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI ....... 79
3.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và
ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai........................... 79
3.2. Một số giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và
ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai........................... 84
3.3. Đề xuất, kiến nghị .................................................................................... 98
Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 100
KẾT LUẬN ................................................................................................... 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 103


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATGT

: An tồn giao thơng

TNGT

: Tai nạn giao thơng

TTATGT

: Trật tự an tồn giao thơng

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Chƣơng trình và phân bổ thời gian đào tạo....................................12
Bảng 2.2: Thống kê tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Gia
Lai.................................................................................................................... 41
Bảng 2.3: Thống kê tai nạn giao thông liên quan đến ngƣời đồng bào dân tộc
thiểu số............................................................................................................. 42
Bảng 2.4: Thống kê tai nạn giao thông liên quan đến xe máy kéo nhỏ...........48
Bảng 2.5: Thời gian đào tạo lái xe hạng A4...................................................67


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1: Số lƣợng ô tô đƣợc đăng ký, cấp biển số tỉnh Gia Lai.……......40
Đồ thị 2.1: Số liệu tai nạn giao thông đƣờng bộ tỉnh Gia Lai........................ ..42

Biểu đồ 2.2: Tai nạn giao thông theo loại đƣờng......................... ... ................43


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Giao thơng vận tải luôn đƣợc xem là một bộ phận quan trọng trong kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, một trong ba khâu đột phá, cần ƣu tiên đầu tƣ
phát triển đi trƣớc một bƣớc với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Cùng với sự phát triển về kết cấu hạ
tầng giao thông đƣờng bộ, thì các phƣơng tiện giao thơng cơ giới đƣờng bộ
cũng phát triển không ngừng, ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, cũng nhƣ
phục vụ sản xuất kinh doanh phù hợp với từng vùng địa hình tự nhiên của đất
nƣớc, từ đồng bằng, đến miền núi...
Gia Lai là một tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, nhiều đồi dốc, vì vậy
các loại phƣơng tiện phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp cũng cần phải
phù hợp với địa hình và có sự khác biệt so với các vùng miền khác trên toàn
quốc. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có khoảng 40.578 xe máy kéo nhỏ, các
phƣơng tiện này đã và đang là phƣơng tiện chủ yếu để phục vụ trong hoạt
động sản xuất nông, lâm nghiệp của bà con nông dân, là lực lƣợng vận tải hết
sức quan trọng, nhất là việc đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hàng
nơng sản mà nơng dân làm ra; ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, vào mùa mƣa loại phƣơng tiện này còn giúp ngƣời nông dân trong
việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày. Mặt khác, điều kiện kinh tế của đa số hộ dân
cịn khó khăn, vì vậy xe máy kéo nhỏ đang là loại phƣơng tiện đƣợc ngƣời
dân lựa chọn làm phƣơng tiện vận chuyển hàng hóa, nơng sản, và các chức
năng khác nhƣ tuốt lúa, bơm nƣớc…
Trong thời gian qua, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo Sở Giao thông vận
tải, Cơng an tỉnh và các cơ quan, chính quyền các địa phƣơng tăng cƣờng
công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho Nhân dân quy định về xe máy

1


kéo nhỏ, ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ; tổ chức triển khai và thực hiện
công tác quản lý nhà nƣớc theo quy định của pháp luật, đồng thời chủ động
kiến nghị, đề xuất với các cơ quan Trung ƣơng tháo gỡ những khó khăn,
vƣớng mắc trong cơng tác quản lý; tổ chức đăng ký, cấp biển số xe máy kéo
nhỏ và đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe cho ngƣời điều khiển xe máy
kéo nhỏ.
Tuy nhiên, kết quả cơng tác quản lý nhà nƣớc vẫn cịn hạn chế, quy
định của pháp luật có nhiều bất cập, chƣa theo kịp với tình hình thực tiễn,
chồng chéo, bỏ sót các quy định; cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật
chƣa mang lại hiệu quả cao; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ quan,
lực lƣợng chức năng chƣa quyết liệt, đồng bộ, có lúc cịn bng lỏng; chƣa có
sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng;
tình trạng vi phạm các quy định nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ, ngƣời điều
khiển xe máy kéo nhỏ còn diễn ra phổ biến nhƣ: Đa số xe máy kéo nhỏ tham
gia giao thơng khơng có đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, khơng có cịi; rơ móoc
sản xuất khơng có thiết kế, mỗi nơi sản xuất mỗi kiểu nên không đảm bảo an
tồn kỹ thuật khi tham gia giao thơng; xe máy kéo nhỏ không đủ giấy tờ, thủ
tục để đƣợc đăng ký, cấp biển số; ngƣời điều khiển phƣơng tiện khơng có
giấy phép lái xe... Nghiêm trọng hơn, vào mùa thu hoạch nông sản số lƣợng
xe máy kéo nhỏ chở nhiều ngƣời trên thùng xe và chở hàng cồng kềnh, q
khổ, q tải gây ra tình hình giao thơng càng trở nên phức tạp, tiềm ẩn những
nguy cơ gây mất an tồn giao thơng, đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thơng đặc
biệt nghiêm trọng, điển hình là vụ tại nạn giao thơng thảm khốc trên đƣờng
Hồ Chí Minh (đoạn qua huyện Chƣ Păh, tỉnh Gia Lai), làm cả 14 ngƣời trên
một xe máy kéo nhỏ bị hất xuống đƣờng, 05 ngƣời tử vong, 09 ngƣời còn lại
bị thƣơng nặng nhập viện cấp cứu; vụ xe máy kéo nhỏ chở đến 25 ngƣời đi
lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh để thăm ngƣời thân bị bệnh đang nằm viện, khi

2


trở về thì gặp nạn, vụ tai nạn làm 25 ngƣời bị thƣơng phải đƣa đi cấp cứu,
trong đó có 15 ngƣời bị thƣơng nặng… và nhiều vụ tai nạn đau lòng khác ở
huyện Chƣ Pƣh, Chƣ Sê… khiến dƣ luận trong ngƣời dân địa phƣơng lo lắng,
bàng hoàng. Nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông do ngƣời điều khiển
xe máy kéo nhỏ không chấp hành các quy tắc khi tham gia giao thơng nhƣ:
Khơng có giấy phép lái xe, không chấp hành hệ thống báo hiệu đƣờng bộ, chở
ngƣời vƣợt quá quy định… đối tƣợng vi phạm chủ yếu là ngƣời đồng bào dân
tộc thiểu số.
Những vấn đề trên đã tồn tại nhiều năm, nhƣng vẫn chƣa có những giải
pháp đồng bộ để giải quyết. Là một công chức đang công tác trong lĩnh vực
quản lý nhà nƣớc về giao thông vận tải của tỉnh Gia Lai, đã gắn bó và cơng
tác trong lĩnh vực quản lý phƣơng tiện và ngƣời điều khiển phƣơng tiện cơ
giới đƣờng bộ nhiều năm , tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về
phương tiện và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đến nay, chƣa có cơng trình khoa học đƣợc cơng bố có liên quan đến
đề tài của luận văn trong công tác quản lý phƣơng tiện và ngƣời điều khiển xe
máy kéo nhỏ, chỉ có một số cơng trình khoa học đƣợc cơng bố liên quan đến
ngƣời điều khiển xe cơ giới đƣờng bộ nói chung, nhƣ:
- Năm 2002, có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lễ về đề tài “Quản
lý nhà nước đối với công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới
đường bộ nhìn từ thực tế tỉnh Quảng Ninh” để làm luận văn bảo vệ thạc sĩ
chuyên ngành quản lý nhà nƣớc (Học viện Hành chính Quốc gia). Luận văn
đã nghiên cứu tồn diện cơng tác quản lý nhà nƣớc từ quản lý đào tạo, sát
hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đƣờng bộ; đề xuất nhiều giải pháp nâng cao


3


chất lƣợng công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho ngƣời
điều khiển phƣơng tiện giao thơng đƣờng bộ. [26]
- Năm 2009, có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Nguyên về đề tài
“Quản lý nhà nước về an tồn giao thơng đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia
Lai” để làm luận văn bảo vệ thạc sĩ chun ngành Hành chính cơng (Học viện
Hành chính Quốc gia). Qua nghiên cứu luận văn đã phân tích thực trạng về tai
nạn giao thơng đƣờng bộ và tình hình quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này ở
Gia Lai và đề xuất các giải pháp về quản lý nhà nƣớc để giảm thiểu tai nạn
giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai [27].
- Năm 2017, có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trung Sơn về đề tài “
Quản lý nhà nước về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia
Lai ” để làm luận văn bảo vệ thạc sĩ chuyên ngành quản lý cơng (Học viện
Hành chính Quốc gia). Qua nghiên cứu, luận văn đề xuất nhiều giải pháp,
trong đó có giải pháp về nâng cao chất lƣợng quản lý đào tạo, sát hạch, cấp
giấy phép lái xe cho ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ. [32]
- Năm 2016, có nghiên cứu của tác giả Trần Sơn Hà về đề tài “Quản lý
nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay” để
làm luận án bảo vệ Tiến sĩ ngành Quản lý công (Học viện Hành chính Quốc
gia). Luận án đã đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp để nâng cao
quản lý chất lƣợng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho ngƣời điều
khiển phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ. [21]
- Năm 2019, có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền về đề tài
“ Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh
Gia Lai ” để làm luận văn bảo vệ thạc sĩ ngành quản lý cơng ( Học viện Hành
chính Quốc gia ). Qua nghiên cứu, luận văn đề xuất nhiều giải pháp, trong đó
có giải pháp về nâng cao chất lƣợng quản lý phƣơng tiện và quản lý đào tạo,


4


sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ.[22]
Tuy nhiên, đến nay chƣa có cơng trình nào nghiên cứu chun sâu, tồn
diện về quản lý xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ của tỉnh
Gia Lai. Vì vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài này mang ý nghĩa lý luận và thực
tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo
nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ của tỉnh Gia Lai.
3. Mục đích nghiên cứu luận văn
3.1. Mục đích
Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nƣớc về xe máy
kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ để củng cố và làm sâu sắc thêm
cơ sở lý luận và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về xe máy
kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục đích trên luận văn có nhiệm vụ cụ thể dƣới đây:
- Hệ thống hóa, phân tích và làm rõ thêm lý luận quản lý nhà nƣớc về
xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ;
- Đánh giá và phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về phƣơng tiện và
ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Đề xuất các giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo
nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn
quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ trên
địa bàn tỉnh Gia Lai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

5


- Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2019.
- Phạm vi về nội dung: Trong khuôn khổ Luận văn, tác giả chỉ đi sâu
vào nghiên cứu và phân tích các nội dung cơ bản đối với quản lý nhà nƣớc về
xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
làm cơ sở phƣơng pháp luận cho việc nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Phƣơng pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Tìm hiểu các nghiên cứu đã có
về quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ
trên địa bàn tỉnh Gia Lai và ở Việt Nam, đánh giá các quan điểm hợp lý và
chƣa hợp lý từ đó đƣa ra các kiến giải theo cách tiếp cận của tác giả.
Phƣơng pháp thực chứng: Dựa trên những tƣ liệu thực tiễn của các
ngành, các địa phƣơng để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về
xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia
Lai, những kết quả và hạn chế làm cơ sở để đối chứng, phân tích và đề xuất
các giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều
khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Ngoài ra còn sử dụng phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân tích trong
q trình nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Đóng góp về lý luận
Về lý luận, luận văn hệ thống hóa, làm rõ thêm khái niệm liên quan
đến xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ, xác định rõ sự cần
thiết, những nội dung cơ bản của quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và

6


ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai; chỉ rõ vai trò các
chủ thể trong quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe
máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai; những yếu tố ảnh hƣởng đến xe máy
kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về thực tiễn, những đề xuất của Luận văn là cơ sở để hoàn thiện hệ
thống pháp luật, cơ chế chính sách nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về xe
máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
luận văn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở
đào tạo, bồi dƣỡng và cơ quan có thẩm quyền trong quản lý về xe máy kéo
nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung chính của luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và
ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời
điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Chƣơng 3: Mục tiêu, phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng quản lý
nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa
bàn tỉnh Gia Lai.

7


Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XE MÁY KÉO

NHỎ VÀ NGƢỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY KÉO NHỎ
1.1. Xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ
1.1.1. Xe máy kéo nhỏ
1.1.1.1. Khái niệm xe máy kéo nhỏ
- Xe máy kéo nhỏ: Là loại phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ
chạy bằng động cơ, đƣợc liên kết với thùng chở hàng qua khớp nối, lái bằng
càng hoặc vơ lăng lái, có bốn bánh xe (hai bánh của đầu kéo và hai bánh của
thùng hàng).[12]
- Phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ ( gọi là xe cơ giới ) gồm xe
ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc đƣợc kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe
mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại
xe tƣơng tự.[28]
1.1.1.2. Những quy định của pháp luật có liên quan về xe máy kéo nhỏ
- Về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe:
+ Theo quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 quy định:
Xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lƣợng, an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trƣờng theo quy định đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền cấp đăng ký và biển số. Bộ trƣởng Bộ Công an đƣợc giao là cơ quan
quy định và quản lý nhà nƣớc về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới.[27 ]
+ Văn bản quy phạm pháp luật quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển
số xe máy kéo nhỏ đƣợc Bộ trƣởng Bộ Công an quy định tại Thông tƣ số
Thông tƣ số 15/2014/TT-BCA ngày 04 tháng 4 năm 2014 và Thông tƣ số
64/2017/TT-BCA ngày 28 tháng 12 năm 2017 sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số
15/2014/TT-BCA.
8


- Về chất lƣợng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng:
+ Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lƣợng an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trƣờng của xe cơ giới đƣợc phép tham gia giao thông, trừ

xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh.
[28]
+ Hiện tại, Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải không ban hành quy định
về cơng tác kiểm định an tồn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng đối với xe máy
kéo nhỏ nói riêng, cũng nhƣ xe máy kéo nói chung; còn đối với các phƣơng
tiện cơ giới khác đƣợc quy định tại Thông tƣ số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09
tháng 11 năm 2015. Nhƣ vậy, xe máy kéo nhỏ không thuộc đối tƣợng bắt
buộc đăng kiểm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng và cấp Giấy chứng
nhận kiểm định; trách nhiệm đảm bảo các điều kiện an toàn kỹ thuật của xe
máy kéo nhỏ khi tham gia giao thông thuộc về chủ phƣơng tiện, ngƣời điều
khiển xe máy kéo nhỏ.
+ Tuy nhiên, cũng với phần đầu của xe máy kéo nhỏ sau khi đã tháo bỏ
thùng chở hàng và gắn với các bộ phận nhƣ cày, bừa... thì đƣợc gọi là xe máy
chuyên dùng và đƣợc kiểm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng khi sử dụng
và đƣợc Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định tại Thông tƣ số
89/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 Quy định về kiểm tra an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng xe máy chuyên dùng trong khai thác, sử
dụng.
+ Chủ phƣơng tiện không đƣợc tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ
thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã
đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chủ phƣơng tiện muốn cải tạo xe
máy kéo nhỏ phải thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 85/2014/TTBGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về cải tạo phƣơng tiện cơ giới đƣờng bộ.
9


1.1.2. Người điều khiển xe máy kéo nhỏ
1.1.2.1. Khái niệm người điều khiển xe máy kéo nhỏ
Hiện nay chƣa có khái niệm về ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ, khái
niệm về ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ đƣợc hiểu là ngƣời điều khiển đối

với phƣơng tiện không tự di chuyển, chuyển động theo hƣớng mà ngƣời điều
khiển mong muốn.
Ngƣời điều khiển phƣơng tiện gồm ngƣời điều khiển xe cơ giới, xe thô
sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đƣờng bộ. [28]
1.1.2.2. Những quy định của pháp luật về người điều khiển xe máy kéo
nhỏ
Ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ tham gia giao thơng phải có giấy
phép lái xe do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp. Ngƣời điều khiển xe
máy kéo nhỏ muốn có giấy phép lái xe phải đảm bảo các điều kiện về cá nhân
và phải tham gia các khóa đào tạo do các cơ sở đào tạo lái xe đƣợc cơ quan có
thẩm quyền cấp phép và đƣợc sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A4:
Thứ nhất, điều kiện đối với ngƣời học lái xe:
- Là công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài đƣợc phép cƣ trú hoặc đang
làm việc, học tập tại Việt Nam.
- Đủ 18 tuổi trở lên (tính đến ngày dự sát hạch lái xe)
- Có sức khỏe đảm bảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền
Thứ hai, ngƣời học lái xe lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào
tạo. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cƣớc cơng dân hoặc
hộ chiếu cịn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cƣớc

10


cơng dân đối với ngƣời Việt Nam; hộ chiếu cịn thời hạn đối với ngƣời Việt
Nam định cƣ ở nƣớc ngồi.
- Bản sao hộ chiếu cịn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ
thƣờng trú hoặc chứng minh thƣ ngoại giao hoặc chứng minh thƣ công vụ đối
với ngƣời nƣớc ngoài;

- Giấy khám sức khỏe của ngƣời lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp
theo quy định. Theo Khoản 2 Điều 60 Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008
quy định về giấy khám sức khỏe: ngƣời lái xe phải có sức khỏe phù hợp với
loại xe, công dụng của xe. Bộ trƣởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trƣởng
Bộ Giao thơng vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của ngƣời lái xe, việc
khám sức khỏe định kỳ đối với ngƣời lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế
khám sức khoẻ của ngƣời lái xe. Tiêu chuẩn sức khỏe của ngƣời điều khiển xe
máy kéo nhỏ đƣợc thực hiện theo Thông tƣ Liên tịch số 24/2015/TTLT-BYTBGTVT ngày 21 tháng 8 năm 2015 giữa Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải quy
định về tiêu chuẩn sức khỏe của ngƣời lái xe việc khám sức khỏe định kỳ của
ngƣời lái xe ô tô và quy định về cơ sở khám sức khỏe cho ngƣời lái xe.
- Ngƣời học lái xe máy kéo nhỏ khi đến nộp hồ sơ đƣợc cơ sở đào tạo
chụp ảnh trực tiếp lƣu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe. Cơ sở đào tạo
lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học sinh; báo cáo gửi bằng
đƣờng bƣu chính và truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe về
Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải ngay sau khai
giảng khóa học.
Thứ ba, ngƣời học lái xe máy kéo nhỏ phải tham gia học theo nội dung,
chƣơng trình đào tạo lái xe hạng A4 theo quy định của Bộ Giao thông vận tải:
- Thời gian đào tạo: 80 giờ (lý thuyết: 40, thực hành lái xe: 40).
Bảng 2.1: Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
11


Số
TT

Chỉ tiêu tính tốn mơn học

Đơn vị


Hạng giấy phép

tính

lái xe A4

1

Pháp luật giao thông đƣờng bộ

giờ

28

2

Cấu tạo và sửa chữa thông thƣờng

giờ

4

3

Nghiệp vụ vận tải

giờ

4


4

Kỹ thuật lái xe

giờ

4

Thực hành lái xe

giờ

40

Số giờ học thực hành lái xe/học viên

giờ

8

Số km thực hành lái xe/học viên

km

60

học viên

5


5

Số học viên/1 xe tập lái
6

Số giờ/học viên/khóa đào tạo

giờ

48

7

Tổng số giờ một khóa đào tạo

giờ

80

Thời gian đào tạo
1

Số ngày thực học

ngày

10

2


Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng

ngày

1

3

Cộng số ngày/khóa học

ngày

11

( Nguồn: Thơng tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Giao thơng vận tải )
- Sau khi ngƣời lái xe hồn thành nội dung, chƣơng trình đào tạo lý
thuyết và thực hành lái xe máy kéo nhỏ, đƣợc cơ sở đào tạo lái xe kiểm tra
các môn sau:
12


+ Pháp luật giao thông đƣờng bộ.
+ Thực hành lái xe trong hình.
+ Ngƣời học lái xe hạng A4 đƣợc tự học các môn lý thuyết, nhƣng phải
đăng ký tại cơ sở đƣợc phép đào tạo để đƣợc ôn luyện và kiểm tra.
- Ngƣời học lái xe hạng A4 đạt kết quả kiểm tra các môn đƣợc cơ sở
đào tạo lái xe cấp chứng chỉ đào tạo.
Thứ tư, ngƣời học lái xe có nhu cầu sát hạch để cấp giấy phép lái xe
hạng A4, đƣợc cơ sở đào tạo lái xe đăng ký sát hạch với Sở Giao thông vận

tải. Ngƣời học lái xe phải sát hạch, để cấp giấy phép lái xe hạng A4 theo các
quy định sau:
- Về sát hạch:
+ Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A4 ở các đô thị từ loại 2
trở lên phải đƣợc thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện
hoạt động; các địa bàn khác thực hiện tại các sân sát hạch có đủ các hạng mục
cơng trình cơ bản, phịng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch và xe cơ giới dùng
để sát hạch theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát
hạch lái xe cơ giới đƣờng bộ. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A4 cho
đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt, Sở Giao thông vận
tải xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ƣơng ban hành hình thức đào tạo phù hợp điều kiện thực tế của địa phƣơng.
+ Về nội dung sát hạch cấp giấy phép lái xe: Sát hạch lý thuyết và sát
hạch thực hành lái trong hình.
- Về Giấy phép lái xe:
+ Giấy phép lái xe là chứng chỉ cấp cho ngƣời điều khiển xe cơ giới (
ngƣời lái xe ) để đƣợc phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới. [11]
+ Giấy phép lái xe hạng A4 cấp cho ngƣời lái xe để điều khiển các loại
máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
13


+ Giấy phép lái xe hạng A4 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
1.1.2.3. Điều kiện của người điều khiển xe máy kéo nhỏ khi tham gia
giao thông
Lái xe ơ tơ nói chung và điều khiển xe máy kéo nhỏ nói riêng là loại
hình hoạt động lao động trực tiếp, độc lập, có năng lực vận động tổng hợp của
tay, chân, thị giác, thính giác …và các yếu tố tâm lý xã hội khi xử lý tình
huống. Hoạt động của ngƣời lái xe máy kéo nhỏ diễn ra chủ yếu trong lúc
điều khiển xe tham gia giao thông trên đƣờng bộ. Trong q trình điều khiển

xe họ cịn bị ảnh hƣởng của môi trƣờng giao thông nhƣ: Ánh sáng, màu sắc,
tiếng ồn, nhiệt độ, khói, bụi và độ rung do điều kiện mặt đƣờng, với mức độ
tác động lớn hơn các loại hình hoạt động khác. Điều khiển xe máy kéo nhỏ là
công việc lao động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (mƣa gió, sƣơng mù,
bùn lầy, trơn trƣợt, nắng nóng, ẩm ƣớt, v.v…), khơng kể ngày đêm, các vùng
khí hậu, cả trên tuyến đƣờng vắng vẻ, heo hút, cheo leo, đến nơi có nhiều
ngƣời, phƣơng tiện cùng tham gia giao thông. Điều khiển xe máy kéo nhỏ
thực sự là công việc lao động nặng nhọc, lƣu động, căng thẳng, thƣờng xuyên
phải quan sát và thực hiện các thao tác chính xác. Khơng những phải có kỹ
năng thuần thục, mà cịn phải có đầu óc ln tỉnh táo, phán đốn và đánh giá
sớm mọi tình huống, xử lý hợp lý, kịp thời. Nếu chỉ lơ là, không tập trung
hoặc chậm xử lý một chút là có thể xảy ra tai nạn nguy hiểm cho bản thân, gia
đình và xã hội. Điều khiển xe máy kéo nhỏ là loại hình hoạt động tiềm ẩn
nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đƣờng bộ.
Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 quy định điều kiện của ngƣời điều
khiển xe máy kéo nhỏ khi tham gia giao thông:
- Ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ:
+ Phải đủ 18 tuổi trở lên.

14


+ Đảm bảo sức khoẻ về tâm thần, thần kinh, tai - mũi - họng, cơ xƣơng
khớp, hô hấp, nội tiết, khơng có chất kích thích và nồng độ cồn trong ngƣời
+ Có Giấy phép lái xe hạng A4
- Ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ phải mang theo các giấy tờ sau:
- Đăng ký xe máy kéo nhỏ do ngành Công an cấp;
- Giấy phép lái xe hạng A4 do ngành giao thông vận tải cấp;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
1.2. Quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe

máy kéo nhỏ
1.2.1. Một số khái niệm
Quản lý nhà nước: Quản lý nhà nƣớc là hoạt động thực thi quyền lực
nhà nƣớc do các cơ quan nhà nƣớc tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân, tổ
chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng
quyền lực nhà nƣớc có tính cƣỡng chế đơn phƣơng nhằm mục tiêu phục vụ
lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì, ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã
hội phát triển theo những định hƣớng thống nhất của nhà nƣớc.
Chủ thể quản lý nhà nước: Chủ thể quản lý nhà nƣớc là các cơ quan
nhà nƣớc (cán bộ, cơng chức có thẩm quyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
được giao). Những chủ thể này tham gia vào quá trình tổ chức quyền lực nhà
nƣớc về lập pháp, hành pháp, tƣ pháp theo quy định của pháp luật.
Đối tượng quản lý nhà nước: Đối tƣợng của quản lý nhà nƣớc bao gồm
tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Quản lý hành chính nhà nước: Quản lý hành chính nhà nƣớc là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nƣớc đối với các quá trình
xã hội và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành
pháp từ Trung ƣơng đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và
15


nhiệm vụ của nhà nƣớc, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an
ninh, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc.
Đào tạo lái xe cơ giới đường bộ: Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp năm
2014, đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức,
kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho ngƣời học để có thể tìm đƣợc
việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khóa học hoặc để nâng cao
trình độ nghề nghiệp. Hay nói theo cách khác, đào tạo nghề là q trình tác

động có mục đích, có tổ chức đến ngƣời học nghề để hình thành và phát triển
một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần
thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong đó có nhu cầu quốc gia, nhu cầu
doanh nghiệp và nhu cầu bản thân ngƣời học nghề. Từ những khái niệm cơ
bản này, ta có thể hiểu Đào tạo lái xe cơ giới đƣờng bộ nhƣ sau: Đào tạo lái
xe cơ giới là việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay những kiến
thức liên quan đến lái xe cơ giới đƣờng bộ nhằm trang bị cho ngƣời học
những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết đối với các hoạt
động lái xe cơ giới đƣờng bộ để ngƣời học có thể tìm đƣợc việc làm hoặc tự
tạo việc làm hoặc để nâng cao trình độ lái xe cơ giới sau khi hồn thành khóa
học.
Cơ sở đào tạo lái xe ơ tơ: Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện
chức năng đào tạo nghề lái xe ô tô. [19]
Trung tâm sát hạch lái xe: Là cơ sở đƣợc xây dựng phù hợp với Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia, cung cấp dịch vụ sát hạch lái xe và đƣợc phân loại
nhƣ sau: [19]
- Sân sát hạch lái xe: Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A4 ở
các đô thị từ loại 3 trở xuống và các địa bàn khác đƣợc thực hiện tại các sân
sát hạch có đủ các hạng mục cơng trình cơ bản, phịng sát hạch lý thuyết, sân
16


×