Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.28 KB, 3 trang )
Giá cao nhưng vẫn đắt hàng
Cứ khi nào sản phẩm, dịch vụ ở trong tình trạng ế ẩm thì
các doanh nghiệp lại cho rằng nguyên nhân là do họ đã bán
sản phẩm với giá cao. Để "đẩy" hàng tồn, họ tung ra các
chiến lược giảm giá khuyến mại nhưng rồi cuối cùng vẫn
tiếp tục “hứng chịu” thua lỗ. Đó là một thực tế diễn ra
thường ngày tại nhiều doanh nghiệp. Giá cả sản phẩm
không phải lúc nào cũng là nguyên nhân.
Không ít trường hợp sản phẩm của các công ty có giá "cao … ngất ngưởng" nhưng vẫn đắt hàng.
“Ngày nay khách hàng quan tâm đến bất cứ thứ gì liên quan đến phong cách riêng của họ, bao
gồm cả những nhãn hiệu hàng hoá phù hợp với phong cách đó”, Thiery Mane, giám đốc điều hành
Dupont, tập đoàn quảng cáo và xúc tiến
marketing hàng đầu thế giới, nhận định, “Thay vì
hạ giá thành sản phẩm để thu hút khách hàng,
các công ty cần tăng cường sự thâm nhập vào thị
trường với những khách hàng cả cũ và mới,
thông qua đó để đẩy mạnh công tác truyền thông
quảng bá hình ảnh trên toàn thị trường”.
Dưới đây là một số bài học thành công sẽ cho
bạn thấy không phải cứ giá rẻ mới bán được
nhiều hàng.
Hogen Dazs – bán đắt nhờ nhãn hiệu riêng
biệt
Tập đoàn thực phẩm Gran Met sáng lập ra nhãn
hiệu kem cao cấp Hogen Dazs tại Anh vào năm
1989. Cho dù lúc đó đang diễn ra suy thoái kinh
tế trầm trọng và ngành kinh doanh kem đã quá
bão hoà với nhiều tên tuổi lớn như Unilever,
Nestle, Mars, rồi hàng loạt hãng kem nhỏ hơn
khác như Scheller của Đức, Movenpic ở Thuỵ Sỹ
và Sagit ở Ý. Tất cả đều được quảng cáo với tần