Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 196 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢ N

ỌC

O DỤC

NGUYỄN YÊN T ẮNG

QUẢN LÝ ỨNG DỤN
TRONG D Y HỌC T

CÔN

N

Ệ T ÔN

C C CƠ SỞ

O DỤC

ÀO T O N ÀN

LUẬN N T ẾN SĨ QUẢN LÝ

À NỘI, 2021

Y

O DỤC



TN
I HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢ N

ỌC

O DỤC

NGUYỄN YÊN T ẮNG

QUẢN LÝ ỨNG DỤN
TRONG D Y HỌC T

CÔN

N

Ệ T ÔN

C C CƠ SỞ

O DỤC

ÀO T O N ÀN
C UYÊN N ÀN : QUẢN LÝ


Y
O DỤC

Mã số: 9.14.01.14

LUẬN N T ẾN SĨ QUẢN LÝ

O DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. P S. TS. Lê Kim Long
2. GS. TS. Trần Trung

À NỘI, 2021

TN
I HỌC


L

CAM OAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội
dung, số liệu và kết quả trình bày trong luận án là hồn tồn trung thực và chưa
có tác giả nào cơng bố trong bất cứ một cơng trình nào khác.
Hà Nội, tháng 2 năm 2021
Tác giả luận án

Nguyễn Yên Thắng


i


L

CẢM ƠN

Cơng trình nghiên cứu này được thực hiện tại Trường Đại học giáo dụcĐại học quốc gia Hà Nội, các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành y phía Bắc
Việt Nam.
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ giảng viên hướng
dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Kim Long và PGS.TS. Trần Trung đã tận tình hướng
dẫn khoa học và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tác giả luận án xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo;
Khoa quản lý giáo dục Trường Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội;
Ban Giám hiệu, cán bộ, giảng viên và sinh viên của các cơ sở giáo dục đại học
đào tạo ngành y: Trường Đại học Y khoa Vinh, Trường Đại học Y Hà Nội,
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, Y Dược Thái Bình đã ủng hộ và giúp đỡ để
hồn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, các nhà Khoa học đã quan tâm
giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu, cổ vũ và động viên tác giả hồn thành
cơng trình khoa học này.
Hà Nội, Tháng 2 năm 2021
Tác giả luận án

Nguyễn Yên Thắng

ii



MỤC LỤC
L

CAM OAN ................................................................................................. i

L

CẢM ƠN ......................................................................................................ii

DAN

MỤC C C C Ữ V ẾT TẮT ............................................................. viii

DAN

MỤC BẢN

DAN

MỤC C C SƠ Ồ, B ỂU Ồ

........................................................................................... ix
ÌN

VẼ ............................................ x

MỞ ẦU .............................................................................................................. 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨN
T ÔN


T N TRON

T O N ÀN

D Y

ỌC T

CƠ SỞ

DỤN
O DỤC

CÔN

N



ỌC ÀO

Y .................................................................................................. 8

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 8
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................. 8
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................... 9
1.1.3. Đánh giá, nhận định .................................................................................. 13
1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................... 14
1.2.1. Công nghệ thông tin .................................................................................. 14
1.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ........................................... 15

1.2.3. Quản lý, quản lý dạy học ........................................................................... 17
1.2.4. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các cơ sở giáo
dục đại học .......................................................................................................... 22
1.3. Dạy học của các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành y ............................ 23
1.3.1. Đặc điểm chương trình đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học đào tạo
ngành y ................................................................................................................ 23
1.3.2. Đặc điểm dạy học của các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành y ......... 25
1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các cơ sở giáo dục đại học
đào tạo ngành y ................................................................................................... 27
1.4.1. Vai trị của cơng nghệ thơng tin và ứng dụng cơng nghệ thông tin trong
dạy học tại các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành y ..................................... 27
1.4.2. Mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở giáo dục đại học đào
tạo ngành y .......................................................................................................... 29

iii


1.4.3. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đại học tại các cơ
sở giáo dục đại học đào tạo ngành y ................................................................... 30
1.4.4. Đặc trưng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các cơ sở
giáo dục đại học đào tạo ngành y ........................................................................ 31
1.4.5. Hình thức ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học tại các cơ sở giáo
dục đại học đào tạo ngành y ................................................................................ 33
1.5. Nội dung quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các cơ sở
giáo dục đại học đào tạo ngành y ........................................................................ 36
1.5.1. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đại học tại các cơ sở
giáo dục đại học ................................................................................................... 36
1.5.2. Nội dung quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các cơ
sở giáo dục đại học đào tạo ngành y ................................................................... 39
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong

hoạt động dạy học của các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành y ................... 46
1.6.1. Các yếu tố chủ quan .................................................................................. 46
1.6.2. Các yếu tố khách quan .............................................................................. 49
Quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giảng viên tại các
cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành y .............................................................. 52
KẾT LUẬN C ƢƠN

1 .................................................................................. 53

Chƣơng 2 CƠ SỞ T ỰC T ỄN VỀ QUẢN LÝ ỨN
T ÔN

T N TRON

T O N ÀN

D YT

C C CƠ SỞ

DỤN
O DỤC

CÔN

N



ỌC


ÀO

Y ................................................................................................ 54

2.1. Vài nét về các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành y ở Việt Nam ............ 54
2.1.1. Trường Đại học y khoa Vinh – Nghệ An .................................................. 56
2.1.2. Trường Đại học Y - Dược Thái Bình ........................................................ 59
2.1.3 Trường Đại học Y- Dược Hải Phòng ......................................................... 60
2.1.4. Trường Đại học Y Hà Nội ......................................................................... 61
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ......................................................................... 62
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ...................................................................................... 62
2.2.2. Nội dung khảo sát ...................................................................................... 62
2.2.3. Mẫu khảo sát ............................................................................................. 62

iv


2.2.4. Phương pháp khảo sát ............................................................................... 63
2.2.5. Cách thức xử lý số liệu .............................................................................. 64
2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các cơ sở giáo
dục đại học đào tạo ngành y ................................................................................ 65
2.3.1. Nhận thức của đội ngũ giảng viên đại học y đối với vai trị, đặc trưng ứng
dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học ngành y ............................................... 65
2.3.2. Thực trạng trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của đội
ngũ giảng viên các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành y ............................... 67
2.3.3. Thực trạng kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các cơ
sở giáo dục đại học đào tạo ngành y ................................................................... 68
2.3.4. Thực trạng điều kiện thiết bị CNTT phục vụ DH tại các cơ sở giáo dục đại
học đào tạo ngành y ............................................................................................. 69

2.4. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các cơ
sở giáo dục đại học đào tạo ngành y ................................................................... 72
2.4.1. Thực trạng quản lý đầu tư sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học về công
nghệ thông tin tại cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành y ................................. 72
2.4.2. Thực trạng quản lý bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin
cho đội ngũ giảng viên đại học y ........................................................................ 74
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy có ƯDCNTT của GV tại các cơ
sở GDĐH ĐT ngành Y ........................................................................................ 76
2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học tại các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành y ............ 77
2.4.5. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh
viên tại các cơ sở GDĐHĐT ngành y ................................................................. 78
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học tại các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành y ............................ 80
2.5.1. Thực trạng các yếu tố chủ quan ................................................................ 80
2.5.2. Thực trạng các yếu tố khách quan ............................................................. 82
2.6. Đánh giá chung về thực trạng ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong
dạy học tại các cơ sở GDĐH ĐT ngành Y .......................................................... 83

v


2.6.1. Mặt mạnh ................................................................................................... 83
2.6.2. Mặt hạn chế ............................................................................................... 83
2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng ..................................................................... 84
KẾT LUẬN C ƢƠN

2 .................................................................................. 87

Chƣơng 3 B ỆN P


P QUẢN LÝ ỨN

DỤN

T N TRON

D Y

ỌC T

T O N ÀN

Y ................................................................................................ 88

C C CƠ SỞ

CÔN
O DỤC

N

Ệ T ÔN
ỌC

ÀO

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ................................................................ 88
3.1.1. Nguyên tắc thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế tại các cơ sở giáo dục
đại học đào tạo ngành y ....................................................................................... 88

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ........................................................... 88
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ............................................................ 88
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hài hòa các mục tiêu giáo dục .......................... 89
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và bổ sung ........................................... 89
3.2. Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các cơ sở
giáo dục đại học đào tạo ngành y ........................................................................ 89
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ về ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học cho đội ngũ giảng viên các cơ sở giáo dục đại học đào
tạo ngành y .......................................................................................................... 89
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành ứng dụng công nghệ
thông tin cho đội ngũ giảng viên, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học tại các cơ sở GDĐH ĐT ngành Y ........................................... 97
3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý sử dụng có hiệu quả các phần mềm ƯDCNTT trong
dạy học tại các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành y ................................... 104
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng ứng dụng
công nghệ thông tin trong học tập cho sinh viên đại học y ............................... 106
3.2.5. Biện pháp 5: Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị để ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học tại các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành y 109
3.2.6. Biện pháp 6: Kiểm tra đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học tại các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành y .......................... 112

vi


3.2.7. Biện pháp 7: Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục đại học đào
tạo ngành y và các Bệnh viện thực hành để quản lý ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học thực hành cho sinh viên ........................................................ 114
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý .................................................... 121
3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các cơ sở giáo dục đại học đào tạo

ngành y .............................................................................................................. 123
3.4.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất ......... 123
3.4.2. Thăm dị tính khả thi của các biện pháp .................................................. 126
3.4.3. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản
lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các cơ sở giáo dục đại học đào
tạo ngành y ........................................................................................................ 129
3.5. Thử nghiệm biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
tại cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành y ....................................................... 130
3.5.1. Mục đích thử nghiệm .............................................................................. 131
3.5.2. Nội dung thử nghiệm ............................................................................... 131
3.5.3. Chọn mẫu và địa bàn thử nghiệm ........................................................... 131
3.5.4. Tổ chức thử nghiệm ................................................................................ 132
3.5.5. Phân tích kết quả thử nghiệm .................................................................. 139
KẾT LUẬN C ƢƠN

3 ................................................................................ 144

KẾT LUẬN VÀ K UYẾN N

Ị ................................................................. 145

1. Kết luận ......................................................................................................... 145
2. Khuyến nghị .................................................................................................. 147
DAN

MỤC C C CƠN

TRÌN

N


ÊN CỨU CỦA T C

Ả L ÊN

QUAN ẾN LUẬN N .................................................................................. 151
TÀ L ỆU T AM K ẢO .............................................................................. 152
P Ụ LỤC

vii


DAN

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

MỤC C C C Ữ V ẾT TẮT

Cụm từ viết tắt
BV
CBQL
CLDH
CNTT
CSVC

DH
ĐH

ĐT
ĐHQG
ĐPT
GAĐT
GP 3D
E-L
GD
GV
GD&ĐT
GDĐH
HĐDH
HT
KHCN
KHKT
KTTT
ƯDCNTT
PPDH
PPGD
PM
PMDH
QL
QLGD
SGK
SV
TB

Cụm từ đầy đủ
Bệnh viện
Cán bộ quản lý
Chất lượng dạy học

Công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất
Cao đẳng
Dạy học
Đại học
Đào tạo
Đại học quốc gia
Đa phương tiện
Giáo án điện tử
Giải phẫu 3D
E- leaning
Giảng dạy
Giảng viên
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục đại học
Hoạt động dạy học
Hiệu trưởng
Khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật
Kinh tế tri thức
Ứng dụng công nghệ thông tin
Phương pháp dạy học
Phương pháp giảng dạy
Phần mềm
Phần mềm dạy học
Quản lý
Quản lý giáo dục
Sách giáo khoa
Sinh viên
Thiết bị


viii


DAN

MỤC BẢN

Bảng 2.1. Thống kê đội ngũ GV đang giảng dạy ở 4 trường ĐHY đã khảo sát .........63
Bảng 2.2. Đánh giá nhận thức của đội ngũ GV đối với vai trò, đặc trưng ƯDCNTT
trong DH ngành y .............................................................................................................66
Bảng 2.3. Thực trạng trình độ ƯDCNTT trong DH của GV ĐHY .............................67
Bảng 2.4. Đánh giá thực trạng kết quả ƯDCNTT trong DH tại các cơ sở giáo dục đại
học đào tạo ngành y .........................................................................................................69
Bảng 2.5. Đánh giá hoạt động QL việc sử dụng và bảo quản TBDH về CNTT ........73
Bảng 2.6. Đánh giá hoạt động quản lý công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng CNTT
cho đội ngũ CBQL-GV ở các cơ sở GDĐH ĐT ngành Y ............................................75
Bảng 2.7. Đánh giá hoạt động giảng dạy có ƯDCNTT của GV tại các cơ sở GDĐH
ĐT ngành Y .......................................................................................................................76
Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý các điều kiện đảm bảo cho việc
ƯDCNTT trong DH tại các cơ sở GDĐH ĐT ngành y ................................................77
Bảng 2.9. Đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập
của sinh viên tại các cơ sở GDĐHĐT ngành y ..............................................................79
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý
ƯDCNTT trong DH tại các cơ sở GD ĐH đào tạo ngành y ........................................80
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý
ƯDCNTT trong DH tại các cơ sở GD ĐH đào tạo ngành y ........................................82
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về sự cấp thiết của các biện pháp ...........................123
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp ...................................126
Bảng 3.3. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản

lý ƯDCNTT trong DH tại các cơ sở GDĐH ĐT ngành y ..........................................129
Bảng 3.4. Bảng so sánh trình độ ƯDCNTT của GV nhóm thử nghiệm và đối
chứng ...............................................................................................................................134
Bảng 3.5. So sánh kết quả nhóm TN và nhóm ĐC .....................................................139
Bảng 3.6. So sánh nhóm TN trước và sau TN .............................................................140

ix


DAN

MỤC C C SƠ Ồ, B ỂU Ồ

ÌN

VẼ

Sơ đồ 1.1. CNTT trong giáo dục và đào tạo [27] ................................................ 17
Sơ đồ 1.2. Mơ hình hoạt động quản lý [10] ........................................................ 18
Sơ đồ 1.3. Các chức năng quản lý [36] ............................................................... 20
Sơ đồ 1.4. Các chức năng Quản lý ƯDCNTT trong DH .................................... 23
Sơ đồ 1.5. Quan hệ tương tác diễn ra trong q trình DH bằng TBDH có ứng
dụng CNTT ......................................................................................................... 31
Sơ đồ 1.6. Biểu diễn mối quan hệ giữa mục tiêu nội dung, phương pháp và người
học [71] ............................................................................................................... 43
Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá sự cấp thiết của các biện pháp .......................... 125
Biểu đồ 3.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp .................................. 128
Biểu đồ 3.3. Mối tương quan giữa tính khả thi và cấp thiết của các biện pháp 130
Biểu đồ 3.4. So sánh nhóm trước và sau thử nghiệm ....................................... 141


x


MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và kỷ nguyên
của CNTT cùng với nền KTTT đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động của đời
sống xã hội ở tất cả các nước trên thế giới, đòi hỏi con người phải có nhiều kỹ
năng và thái độ tích cực để tiếp nhận làm chủ thông tin một cách sáng tạo. Đổi
mới GD&ĐT, trong đó có giáo dục ĐH đang diễn ra trên qui mơ tồn thế giới,
tạo nên những biến đổi sâu sắc cho giáo dục toàn cầu cũng như giáo dục ở Việt
Nam theo hướng tiên tiến, hiện đại.
Những thành tựu của KHCN đang đưa thế giới chuyển sang kỷ nguyên
của CNTT làm tác động tới tất cả mọi lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu
sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Các phương tiện truyền thông ĐPT
(Internet, mạng XH,...) tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, hội nhập văn hóa và
cũng là điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới và phát triển GD ĐH ở thế giới và
Việt nam. Các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam học từ chỗ hoạt động trong khuôn
khổ cho phép chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội, gắn bó hơn với
nghiên cứu KHCN và ƯDCNTT; GV không chỉ truyền đạt tri thức mà còn
hướng dẫn cho SV phương pháp tự thu nhận thơng tin có phân tích và tổng hợp.
Xác định được vai trò to lớn của CNTT đối với GD&ĐT, Đảng ta đã có
Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị (Khố VIII) trong đó có u cầu: “Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các
cấp học, bậc học, ngành học,...Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục
vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào
tạo”[1] Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/09/2008 của Bộ GD&ĐT đã
nhấn mạnh: “Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương
pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm
nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ

thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục là một nhiệm vụ quan

1


trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển cơng nghệ thơng tin của đất nước”[7].
Ngày 25/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 117/QĐ-TTg phê
duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt
động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT giai
đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” [16].
CNTT đóng vai trị then chốt làm thay đổi các hoạt động kinh tế và xã hội,
trong đó có có các cơ sở GDĐH. Việc khai thác các PM tiện ích và truyền thơng
ĐPT đang được áp dụng phổ biến trong quá trình DH ở nhiều nước trên thế giới.
Tăng cường ƯDCNTT trong DH sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong quá trình
cập nhật kịp thời các tiến bộ KHCN vào nội dung chương trình ĐT, đổi mới
PPDH để phát huy tính tích cực, sáng tạo và chủ động của SV, góp phần nâng
cao chất lượng ĐT trong các trường ĐH.
Việc ƯDCNTT vào hoạt động quản lý nhà trường, trong đó có hoạt động
DH là xu thế tất yếu cho mọi nhà trường, đặc biệt đối với GD ĐH. Đòi hỏi
CBQL các trường ĐH cần phải làm tốt cơng tác quản lý ƯDCNTT trong q
trình DH, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ĐH, cung cấp nguồn nhân
lực chất lượng cao cho xã hội.
Những năm gần đây, đội ngũ CBQL và GV tại các cơ sở GDĐH, trong đó
có các cơ sở GDĐH ĐT ngành Y đã có nhiều cố gắng trong việc ƯDCNTT vào
hoạt động quản lý nói chung và DH nói riêng. Đặc thù của các cơ sở GDĐH ĐT
ngành Y là: GV và SV phải tham gia giảng dạy và học tập thực hành khá nhiều,
trong quá trình thực hành lại phải sử dụng khá nhiều phương tiện DH liên quan
đến CNTT, trong đó có một số phần mềm y học: Phần mềm giải phẫu 3D, phần
mềm nội soi mô phỏng, hệ thống định vị,...Các môn học từ môn cơ bản đến mơn
chun ngành đều có sử dụng CNTT để nâng cao hiệu quả DH bộ mơn. Tuỳ theo

tính chất, đặc trưng từng mơn học, thậm chí từng bài học mà áp dụng sao cho
phù hợp với mục tiêu, nội dung của mơn học, bài học. Nhìn chung, việc
ƯDCNTT trong DH của GV các cơ sở GDĐH ĐT ngành y được thể hiện ở các
hoạt động: GV sử dụng máy tính làm cơng cụ soạn thảo văn bản để soạn giáo án,

2


đề thi, kiểm tra, in ấn tài liệu, truy cập Internet sưu tầm tài liệu phục vụ công tác
DH; Thiết kế bài giảng điện tử. Tổ chức giảng dạy bằng bài giảng điện tử trên
lớp; Đồng thời sử dụng các PM chuyên ngành để mô phỏng, minh họa cho các
kiến thức y khoa: PM mô phỏng, PM giải phẫu 3D, định vị, thí nghiệm lâm
sàng,... một số bộ mơn chun sâu đã bắt đầu thí điểm ƯDCNTT thơng qua
đường truyền trực tuyến kết nối giữa các trường và các bệnh viện thực hành để
tham gia hội chẩn và rèn luyện tay nghề đáp ứng chuẩn đầu ra cho SV ngành y;
ngoài ra GV sử dụng CNTT trong việc kiểm tra, đánh giá SV như: Ra đề thi, tính
điểm, tổng kết xếp loại. GV tham gia các diễn đàn mạng internet, cộng đồng
mạng xã hội về GĐ&ĐT, GD ĐH,... để trao đổi thơng tin, nâng cao trình độ, kỹ
năng về ứng dụng CNTT, trao đổi các học liệu điện tử, tài liệu chun mơn số
hóa phục vụ cho cơng tác DH và NCKH.
Tuy nhiên, tại các cơ sở GDĐH ĐT ngành y việc khai thác sử dụng các
thiết bị CNTT trong dạy học DH vẫn còn rất hạn chế, đa số mới sử dụng cho
việc dạy bộ môn tin học. Các cơ sở GDĐH ĐT ngành y đã đầu tư một số phòng
dạy học trực tuyến, thực hành giải phẫu 3D, hệ thống mơ phỏng, định vị, phịng
nghe nhìn, phịng vi tính được trang bị hiện đại, nhưng chưa được khai thác và
sử dụng hiệu quả phục vụ cho DH thực hành.
Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả việc ƯDCNTT trong DH: Đó
là do nhận thức, trình độ về CNTT của GV còn nhiều hạn chế, tư duy của GV
trực tiếp DH chưa thực sự đổi mới, thậm chí ngại tiếp cận với CNTT nên họ
chưa tập trung đầu tư thời gian, công sức để ƯDCNTT vào DH. Đặc biệt công

tác quản lý ƯDCNTT trong DH của các cơ sở GDĐH ĐT ngành y còn nhiều bất
cập; Điều kiện ƯDCNTT trong DH tại các trường ĐHY không đồng nhất về cơ
sở vật chất, thiết bị CNTT, thiết bị dạy học. Chưa có những biện pháp cụ thể để
tạo nên một bước chuyển biến thực sự về ƯDCNTT trong DH tại các cơ sở
GDĐH ĐT ngành y.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các cơ sở giáo dục đại học
đào tạo ngành y”

3


2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý việc ƯDCNTT vào DH tại các cơ sở GDĐH
ĐT ngành Y trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng về
ƯDCNTT trong DH của đội ngũ GV và công tác quản lý ƯDCNTT của các cơ
sở GDĐH ĐT ngành y nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành y.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các cơ sở giáo dục đại
học đào tạo ngành y
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các cơ sở giáo
dục đại học đào tạo ngành y
4. Câu hỏi nghiên cứu:

Nội dung quản lý ƯDCNTT trong DH tại các cơ sở GDĐHĐT ngành y
gồm những gì? Cần có những giải pháp nào để quản lý hiệu quả việc
ƯDCNTT trong DH tại các cơ sở GDĐHĐT ngành y hiện nay, đặc biệt là là
những học phần chuyên ngành đặc thù của đào tạo y khoa?

5. Giả thuyết khoa học:
ƯDCNTT trong DH kiến thức ngành và chuyên ngành tại các cơ sở GDĐH
ĐT ngành Y đã và đang có các bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên sinh viên và
giảng viên cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế khi tiếp cận và khai thác sử dụng. Có
nhiều nguyên nhân, trong đó có cơng tác quản lý DH tại các trường ĐHY. Nếu đề
xuất và sử dụng hợp lý các biện pháp quản lý ƯDCNTT trong DH thì sẽ góp
phần nâng chất lượng đào tạo ở các cơ sở GDĐH ĐT ngành y, đáp ứng yêu cầu
chất lượng nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn hiện nay.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về QL ƯDCNTT trong DH tại cơ sở GDĐHĐT
ngành y;
6.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về ƯDCNTT và QL ƯDCNTT trong DH
tại cơ sở GDĐH ĐT ngành y.

4


6.3. Đề xuất các biện pháp QL ƯDCNTT trong DH tại cơ sở GDĐH ĐT
ngành y.
6.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp pháp
QL; Thử nghiệm một biện pháp QL ƯDCNTT đã đề xuất.
7.

iới hạn phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện thời gian và yêu cầu nội dung luận án, Luận án chỉ thực hiện
nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đề xuất các các biện pháp quản lý ƯDCNTT
trong DH tại cơ sở GDĐH ĐT ngành y trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Các trường được lựa chọn khảo sát là 04 trường ĐHY phía Bắc gồm ĐHY khoa
Vinh, ĐHY Hà Nội, ĐHY Dược Thái Bình, ĐHY Dược Hải Phịng.

Thời gian nghiên cứu: đề tài sử dụng số liệu từ năm 2016 đến năm 2018.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Các tiếp cận nghiên cứu chính
Luận án nghiên cứu dựa trên các quan điểm và tiếp cận sau:
- Quan điểm thực tiễn: Xem xét việc quản lý ƯDCNTT trong DH tại các cơ
sở GDĐH ĐT ngành y trong môi trường DH hiện đại, đổi mới. Đề xuất các biện
pháp quản lý ƯDCNTT trong DH xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu thực tế DH tại
các cơ sở GDĐH ĐT ngành y hiện nay.
- Quan điểm hệ thống: Nghiên cứu việc QL ƯDCNTT trong DH trong mối
quan hệ với các thành tố nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở GDĐH
ĐT ngành y.
- Tiếp cận chức năng cơ bản của quản lý: Các biện pháp quản lý ƯDCNTT
trong DH tại các cơ sở GDĐH ĐT ngành y được xây dựng dựa trên các góc độ
quản lý.
8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung chủ yếu
trong các tài liệu, cơng trình nghiên cứu về ƯDCNTT và quản lý ƯDCNTT
trong DH tại trường ĐH, CĐ, PT nước ngoài và Việt Nam. Đặc biệt các đề tài,
các tài liệu, cơng trình có liên quan đến quản lý ƯDCNTT trong quản lý, dạy

5


học ở các trường ĐH, CĐ trong đó có các trường ĐHY. Từ đó kế thừa, vận dụng
lý luận, xây dựng cơ sở lý luận và đề xuất các biện pháp quản lý ƯDCNTT trong
DH tại các cơ sở GDĐH ĐT ngành y.
8.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phương pháp này nhằm khảo sát bằng phiếu hỏi về thực trạng ƯDCNTT

trong DH và quản lý ƯDCNTT trong DH tại cơ sở GDĐH ĐT ngành y.
8.2.2.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý
Phương pháp này nhằm tổng kết kinh nghiệm QL ƯDCNTT trong DH ở
cơ sở GDĐH ĐT ngành y thông qua các hoạt động ƯDCNTT trong DH tại các
cơ sở GDĐH ĐT ngành y; các hội thảo khoa học của các trường ĐH và Bộ
GD&ĐT/Bộ Y tế để nắm được thực trạng, đồng thời chỉ ra được các yêu cầu về
quản lý ƯDCNTT trong DH tại các cơ sở GDĐH ĐT ngành y.
8.2.2.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phương pháp này nhằm lấy ý kiến của một số chuyên gia có kinh nghiệm
về ƯDCNTT, có kinh nghiệm trong QL ƯDCNTT tại các cơ sở GDĐH ĐT
ngành y.
8.2.2.4 Phương pháp quan sát
Phương pháp này nhằm quan sát các hoạt động dạy và học của GV và SV
tại các cơ sở GDĐH ĐT ngành Y; quan sát các hoạt động QL ƯDCNTT của
BGH, các khoa chuyên môn, bộ môn của các cơ sở GDĐH ĐT ngành y
8.2.2.5 Phương pháp thử nghiệm
Phương pháp này để thử nghiệm một biện pháp quản lý đã đề xuất.
8.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Đề tài sử dụng một số cơng thức tốn học để xử lý dữ liệu thu được.

9. Những luận điểm đƣa ra bảo vệ
9.1. Quản lý ƯDCNTT trong DH tại các cơ sở GDĐH ĐT ngành y có hiệu
quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo y khoa do GV và SV được DH qua
trực quan sinh động để tiến tới tư duy trừu tượng, phù hợp với yêu cầu đặc thù
của ngành y.

6


9.2. Nội dung quản lý ƯDCNTT trong DH tại các cơ sở GDĐH ĐT ngành y

cần thực hiện được các chức năng cơ bản của quản lý và các điều kiện quản lý dạy
học, bao gồm: Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT trong DH;
Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV; Quản lý hoạt động
giảng dạy có ƯDCNTT của GV; Quản lý các điều kiện đảm bảo cho việc
ƯDCNTT trong dạy học; Quản lý việc ƯDCNTT trong quá trình học tập của SV.
9.3. Quản lý ƯDCNTT và trong DH tại các GDĐH ĐT ngành y cần được
đảm bảo bởi các điều kiện quản lý như đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị DH phải
gắn kết với việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực ƯDCNTT của GV,... từ
đó sẽ phát huy tối đa hiệu quả ƯDCNTT trong DH tại các cơ sở GDĐH ĐT
ngành y.
10. Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng cơ sở lí luận về quản lý ƯDCNTT trong DH tại các cơ sở
GDĐH ĐT ngành Y. Khảo sát thực trạng ƯDCNTT và quản lý ƯDCNTT trong
DH tại các cơ sở GDĐH ĐT ngành Y.
- Đề xuất và khẳng định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý
ƯDCNTT trong DH tại các cơ sở GDĐH ĐT ngành y .
- Thử nghiệm biện pháp: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho GV về
ƯDCNTT trong DH tại một số cơ sở GDĐH ĐT ngành y”
11. Cấu trúc luận án: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và Khuyến nghị,
Phụ lục, luận án bao gồm các nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về QL ƯDCNTT trong DH tại các cơ sở GDĐH
ĐT ngành y.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn QL ƯDCNTT trong DH tại các cơ sở GDĐH ĐT
ngành y.
Chương 3: Biện pháp QL ƯDCNTT trong DH tại các cơ sở GDĐH ĐT
ngành y.

7



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨN DỤN CÔN N
TRON D Y ỌC T

CƠ SỞ

O DỤC

Ệ T ÔN T N

ỌC ÀO T O N ÀN Y

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, những nước có nền GD phát triển đều quan tâm đến việc
ƯDCNTT như: Hoa kỳ, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,...Cuối thế
kỷ XX, một số nước trên thế giới đã ƯDCNTT ngày càng rộng rãi CNTT, nhiều
quốc gia đã xây dựng chiến lược ƯDCNTT, đặc biệt là ở các nước phát triển, mà
một bộ phận quan trọng của chiến lược này là xác định cách thức đưa tin học vào
DH ở các cơ sở GD.
Plande Cancul -Pháp đề xuất đẩy mạnh CNTT vào giữa những năm 60. Ở
Nhật Bản: Xây dựng chương trình Quốc gia có tên: "Kế hoạch một xã hội thông
tin – mục tiêu quốc gia đến năm 2000” đã được công bố từ những năm 1972. Tại
Philippin: Kế hoạch CNTT Quốc gia của Philippin công bố năm 1989 xác định
một chiến lược chung nhằm đưa CNTT phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Năm 1981, Tại Singapor đã thông qua một đạo luật về Tin học hóa
Quốc gia. Chính sách tin học của Đài Loan (1980) đã được công bố và “Kế
hoạch 10 năm phát triển CNTT ở Đài Loan” đã được đề cập đến cấu trúc tổ chức
của CNTT trong nước và những nội dung mà Chính Phủ cần làm để phát triển
CNTT, tiếp tục khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới.

Jeannette Vos – Gorden Dryden, trong cuốn cách mạng học tập những yếu
tố và phương pháp để học tập tốt nói đến vai trị mới của những phương tiện liên
lạc điện tử: “Chính sự kết hợp Internet, máy tính và cách mạng trang Web, thế
giới đang được định hình lại tồn bộ thế hệ, thậm chí cịn mạnh mẽ hơn so với
trước đây khi báo chí, in ấn, radio và TV đã tạo ra” [63]. Tác giả còn đề cập đến
vai trò của máy vi tính đối với GV và SV: “Máy vi tính với cơng nghệ tiên tiến
cao có khả năng phục vụ những người thầy phụ đạo và như những thư viện,
cung cấp thơng tin và ý kiến phản hồi nhanh chóng cho từng SV” [63].

8


Ở các nước phát triển họ đều đưa những nội dung kiến thức TH cơ bản, kỹ
năng ƯDCNTT vào giảng dạy ở hầu hết các cơ sở GD theo nhiều hình thức.
Nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng CNTT cấp thiết để
ứng dụng trong cuộc sống và hỗ trợ việc học tập các môn học khác. Đồng thời
trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về máy tính, mạng Internet và
cách sử dụng hiệu quả.
Trong giai đoạn hiện nay các nước đều khẳng định vai trị mũi nhọn, có tính
đột phá của CNTT trong GD&ĐT nói chung và trong quản lý DH ở các trường
nói riêng. Theo tác giả Christ Abbot:“ CNTT và truyền thông đang thay đổi bộ
mặt của Giáo dục” [86]. David Mousund, ĐH Oregon- Úc, khi nghiên cứu về
thúc đẩy phát triển ƯDCNTT trong GD, đã đưa ra nhận xét: “Lĩnh vực CNTT
đang thay đổi nhanh chóng đến mức nó vượt quá khả năng cập nhật của đa số
nhà lãnh đạo khiến họ ngần ngại” [65]. John Mcbeath and Kate Myer khẳng
định: “Những tư tưởng chủ đạo cơ bản về việc sử dụng CNTT trong giáo dục tuy
đã thay đổi nhưng thay đổi rất chậm” [87].
Tóm lại, qua nghiên cứu các tài liệu ở nước ngoài, các tác giả đã có những
cơng trình nghiên cứu việc ứng dụng CNTT trong dạy học và ƯDCNTT trong
quản lý GD là chủ yếu. Các đề tài nghiên cứu về quản lý ƯDCNTT trong DH ở

trường ĐH vẫn là quá ít so với những yêu cầu của công tác quản lý hiện nay ở
các các cơ sở GDĐH, trong đó có các cơ sở GDĐH ĐT ngành y.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vào đầu những năm 90, ngành GD&ĐT nhận thức được sự
cấp thiết phải trang bị cho HSSV các kiến thức cơ bản về TH, do đó những kiến
thức nhập mơn TH đã được triển khai dạy thí điểm ở một số địa phương. CNTT
được đưa vào trường ĐH, CĐ, PT với tư cách là công cụ hỗ trợ công các quản lý
như quản lý CSVC, quản lý HSSV, Quản lý PM DH, quản lý thư viện, quản lý
kết quả học tập, xếp thời khố biểu, trao đổi thơng tin TS, ĐT kết nối giữa các
trường CĐ, ĐH, PT. Việc ƯDCNTT là sử dụng máy vi tính cùng với các PM và
mạng Internet với tư cách là phương tiện DH mới.

9


Tuy nhiên, mặc dù ra đời sau, nhưng CNTT đã và đang phát triển với tốc độ
rất nhanh. Có nhiều tài liệu, cơng trình, báo cáo viết về ƯDCNTT trong GD: Lưu
Lâm, “CNTT với việc dạy và học trong nhà trường Việt Nam”, Tạp chí GD số 20,
năm 2002 [40]; Lê Hồng Sơn, “CNTT và truyền thông với GD&ĐT ở Việt Nam”,
Tạp chí GD số 32, năm 2002 [45]; Đỗ Trung Tá, “ƯDCNTT truyền thông để đổi
mới GD đại học ở Việt Nam”, Tạp chí GD số 84, năm 2004 [48]; Đào Thái Lai,
“Những yêu cầu đối với người GV về ƯDCNTT trong hoạt động nghề nghiệp”, tạp
chí Nghiên cứu Khoa học giáo dục số 5, năm 2006 [38]; Lê Công Triêm - Nguyễn
Đức Vũ (2006), “ƯDCNTT trong DH”, NXB GD [52]; Trần Khánh, “Tổng quan
về ƯDCNTT và truyền thông trong GD”, Tạp chí GD số 161, 2007 [37]; Phó
Đức Hồ - Ngơ Quang Sơn, Ứng dụng CNTT trong DH tích cực, NXB GD, Hà
Nội 2008 [30]; Ngơ Quang Sơn, “ƯDCNTT và truyền thông trong quản lý
trường THCS- Thực trạng và biện pháp”, Tạp chí GD số 174, 179 năm 2007
[44]; Lê Thị Phương Hồng, “ƯDCNTT và truyền thông trong quản lý, DH ở
trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bằng sơng Hồng”, Tạp chí GD số 368,

năm 2015 [32]; Đề tài “ƯDCNTT trong DH ở trường phổ thông Việt Nam” do
tác giả Đào Thái Lai làm chủ nhiệm, dưới sự chủ trì của Viện Chiến lược và
Chương trình GD. Đề tài đã đưa ra được những nguyên tắc chung và phương
pháp ƯDCNTT trong DH một số môn [39].
Qua nghiên cứu các bài viết, đề tài, cơng trình trên chỉ nhấn mạnh đến vai
trò của CNTT và việc ứng dụng nó trong DH các trường phơ thơng mà chưa đề
cập nhiều đến quản lý ƯDCNTT trong dạy học các trường phổ thông, nhất là các
trường CĐ, ĐH.
Ở nước ta, giai đoạn 2015-2020 đã có Quyết định số 260-QĐ/TW ngày 1
tháng 10 năm 2004 về việc ban hành chương trình ứng dụng công nghệ thông
tin trong các cơ quan đảng giai đoạn 2025-2020 [2]. Quyết định số 117/QĐTTG ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học, NCKH góp phần nâng cao chất lượng GD và đào tạo giai đoạn 2016 2020, định hướng đến năm 2025” [16].

10


Các hội thảo/hội nghị hay trong các đề tài KH nghiên cứu về CNTT đã đề
cập đến vấn đề QL ƯDCNTT trong GD và khả năng áp dụng vào môi trường
GD Việt Nam. Phần lớn những cuộc hội nghị/hội thảo đều bàn về vai trò của
CNTT đối với GD và các biện pháp nhằm QL ƯDCNTT vào đổi mới PPDH.
CNTT nên được đưa vào sử dụng ở các cơ sở đào tạo với tư cách là công cụ hỗ
trợ công tác QL: Như quản lý quá trình DH, quản lý nhân sự, quản lý CSVC,
quản lý kết quả học tập của HSSV, hỗ trợ việc xếp thời khoá biểu…Về các nội
dung này đã được một số tác giả viết trên Kỷ yếu Hội thảo KH và trên các tạp
chí ngành GD: Lê Hồng Sơn, Lưu Lâm, Nguyễn Thị Thanh Bình, Vương Thanh
Hương, Trần Khánh, Nguyễn Mạnh Hùng, Ngô Thị Minh Thực…
Từ đặc trưng tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể của con người, CNTT sẽ là
phương tiện và điều kiện rất tốt để tiến hành quá trình DH và NC đạt hiệu quả.
Có nhiều tác giả nghiên cứu theo nhiều khía cạnh khác nhau về vai trị và những
ưu điểm nổi bật của CNTT mang lại nhằm góp phần nâng cao chất lượng DH cụ

thể như: Đào Thái Lai [39], Đỗ Trung Tá [48], Lê Công Triêm [52],…các tác giả
đã đánh giá thực trạng việc ƯDCNTT trong các trường học và khẳng định việc
ƯDCNTT trong DH là rất cấp thiết.
Việc ƯDCNTT trong DH ở một số bộ môn cũng đã được nhiều tác giả
nghiên cứu như: Đào Thái Lai [38], Trần Trung [53], Bùi Văn Nghị, Trịnh Đình
Tùng, Hồng Ngọc Anh, Trịnh Thanh Hải, Nguyễn Văn Hồng,... đã chỉ ra những
phương pháp tiếp cận mới về hình thức tổ chức DH có ƯDCNTT, đồng thời tận
dụng tối đa các tiện ích mà CNTT mang lại trong q trình DH bộ mơn. Nhìn
chung các bài báo, cơng trình của các tác giả đều tập trung về vai trò của CNTT
trong các trường CĐ, ĐH, THPT và các biện pháp để ƯDCNTT trong DH có
hiệu quả.
Chúng ta thấy, hiện nay nền GD Việt Nam đang cần đến công tác QL
ƯDCNTT ở nhiều khía cạnh đó là: quản lý bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về
CNTT và sử dụng CNTT cho đội ngũ GV để hỗ trợ trong giảng dạy, góp phần
thực hiện đổi mới PPDH.

11


Nghiên cứu về QL ƯDCNTT trong DH, QL ở các trường CĐ, ĐH...có
các tác giả như Đào Thái Lai [39], Phó Đức Hịa Ngơ Quang Sơn [30], Nguyễn
Thanh Bình[6], Vương Thanh Hương [35], Trần Minh Hùng [33], Triệu Thị Thu
[51], Nguyễn Thanh Giang,…có chung một đánh giá các trường ĐH, CĐ bước
đầu đã bước đầu quan tâm đến công tác QL ƯDCNTT trong DH song hiệu quả
còn thấp. Việc khai thác và phát huy hiệu quả sử dụng thiết bị DH có ƯDCNTT
chưa hiệu quả. Đặc biệt cơng tác QL ƯDCNTT trong DH chưa có biện pháp
đồng bộ, từ việc xây dựng kế hoạch tới việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm
tra đánh giá.
Trong những năm vừa qua việc ứng dụng CNTT trong QL và tổ chức hoạt
động dạy học đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Gần đây các hội

nghị, hội thảo hay trong các đề tài khoa học nghiên cứu về CNTT đã đề cập
nhiều đến vấn đề QL ứng dụng CNTT trong giáo dục và khả năng áp dụng vào
môi trường GD&ĐT ở Việt Nam như:
- Bộ GD&ĐT, Bộ y tế, các trường ĐH, CĐ, THPT đã tổ chức nhiều hội
thảo khoa học, hội nghị nhằm thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong DH. Ví dụ
như Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Viện CNTT
(ĐHQG Hà Nội) và Khoa CNTT (ĐH BK Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng
3/2005 là hội thảo khoa học về ứng dụng trong hệ thống giáo dục đầu tiên được
tổ chức tại Việt Nam [58]. Hội thảo khoa học toàn quốc về CNTT&TT “Các
giải pháp công nghệ và QL trong ứng dụng CNTT&TT vào đổi mới PPDH”
Trường ĐHSP Hà Nội phối hợp với Dự án GDĐH tổ chức từ 9,10/12/2006 tại
Trường ĐHSP Hà Nội [24]. Hội thảo về “Các giải pháp công nghệ và QL
ƯDCNTT trong giáo dục” được tổ chức tại ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh
(năm 2006) [23];Trong hội nghị quốc tế về ƯDCNTT trong dạy học tích cực tại
Singapore, tác giả Ngơ Quang Sơn đã có báo cáo tham luận với nội dung “Phát
triển nguồn học tập đa phương tiện”. Bộ Y tế tổ chức Hội nghị “Ứng dụng công
nghệ thông tin ngành y tế lần thứ V”, 2/2012 để thảo luận về việc UWDCNTT
trong cải cách hành chính, quản lý điều hành ngành y tế, khám chữa bệnh và y tế
dự phòng... [90]

12


Đa số các hội thảo này đều cơ bản bàn về vai trò của CNTT đối với
GD&ĐT và các giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh việc ƯDCNTT vào DH, tập
trung vào các nội dung:
+ Các giải pháp về công nghệ trong đổi mới GD: Cơng nghệ trí thức, cơng
nghệ mã nguồn mở và công cụ tạo nội dung trong E-learning, các chuẩn trao đổi
nội dung bài giảng, công nghệ trong kiểm tra đánh giá….
+ Các giải pháp, chiến lược phát triển trong ƯDCNTT vào đổi mới PPDH:

Chiến lược phát triển, kinh nghiệm quản lý, mơ hình tổ chức trường học điện tử,
mơ hình dạy học điện tử…
+ Các kết quả và kinh nghiệm của việc ƯDCNTT trong DH: Xây dựng và
sử dụng PMDH trong đó có PM DH chuyên ngành, học liệu thư viện, tư liệu
điện tử,…
1.1.3. Đánh giá, nhận định
- Nghiên cứu về ƯDCNTT đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước quan
tâm, nhưng đối với quản lý ƯDCNTT trong đào tạo ĐH nói chung và quản lý
DH ở các cơ sở GDĐH ĐT ngành Y nói riêng cịn rất khiêm tốn. Hầu hết các
cơng trình nghiên cứu đều tập trung vào nghiên cứu phương pháp, hình thức tổ
chức DH, nghiên cứu môi trường DH đặc thù của ngành y và các tác giả cũng đã
khẳng định vị trí và vai trị của ƯDCNTT trong đào tạo y khoa nhưng chưa có
nghiên cứu cụ thể về QL ƯDCNTT ở cơ sở GDĐH ĐT ngành Y.
- Ở Việt Nam vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy
đủ về quản lý ƯDCNTT ở cơ sở GDĐH ĐT ngành Y. Các nghiên cứu về quản lý
ƯDCNTT cũng chỉ mới dừng lại ở mức trao đổi, thảo luận và được đề cập như là
những nét chấm phá trong các cơng trình nghiên cứu dưới góc độ QLGD. Có
những cơng trình nghiên cứu các tác giả mới chỉ đưa ra nhận định và mới đề cập
đến một số luận điểm mang màu sắc QL nhưng chưa có kết quả nghiên cứu cụ
thể để rút ra kết luận thực sự thuyết phục.
- Việc quản lý ƯDCNTT trong DH tại các cơ sở GDĐH ĐT ngành Y hầu
như chưa có tài liệu, cơng trình nghiên cứu. Luận án này tiếp tục đi sâu nghiên

13


×