Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Giải pháp - Kinh nghiệm "Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn Sinh học 6" của cô giáo Nguyễn Thị Thắm - GV trường THCS Quỳnh Hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.52 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUỲNH PHỤ</b>
************************************


<b>KINH NGHIỆM</b>


<b>ĐỀ TÀI</b>



<b>V</b>

<b>ẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP </b>



<b>BÀN TAY NẶN BỘT TRONG DẠY HỌC </b>


<b>MÔN SINH HỌC 6 </b>



<b> </b>


<b> </b>



<b> </b>

<b>Họ và tên: </b>

<b>Nguyễn Thị Thắm</b>



<b>Ngy thỏng nm sinh: 15/9/1977</b>


<b>Trình độ đào tạo : Đại học</b>


<b>Năm vào ngành : 1998</b>



<b>Đơn vị công tác: Trờng THCS Quỳnh Héi</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>DANH MỤC VIẾT TẮT.</b>
<b> </b>


<b>---***---STT</b> <b>Ký hiệu</b> <b>Diễn giải</b>


1 THCS Trung học cơ sở


2 GV Giáo viên



3 HS Học sinh


4 BTNB Bàn tay nặn bột


5 SGK Sách giáo khoa


6 PPDH Phương pháp dạy học


7 SH Sinh học


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b> Xu thế phát triển của thế giới đang có những thay đổi sâu sắc về nhiều mặt, nhiều</b>
lĩnh vực.Trong xu thế đó nền giáo dục của thế giới cũng có những chuyển biến sâu
sắc về một số mặt như: Tồn cầu hóa, mang tính đại chúng, xuất hiện q trình dạy –
tự học, ứng dụng cơng nghệ thơng tin…


Từ ngày 11.01.2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), theo đó giáo dục nước ta cũng phải có những chiến lược phù hợp
nhằm đạt được các mục tiêu góp phần cùng cả nước hội nhập với thế giới, phát triển
nền giáo dục tiên tiến theo kịp nền giáo dục của thế giới. Để thực hiện được yêu cầu
đổi mới nền giáo dục thì trước hết phải đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy
học trong đó quan trọng hơn cả là phải đổi mới về phương pháp dạy học. Thế nhưng
cho đến nay sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở trường phổ thông chưa được
là bao, vẫn không đáp ứng được những nhu cầu đổi mới của xã hội vì vậy cần có sự
đổi mới trong giáo dục nhiều hơn nữa, trong đó sự đổi mới về phương pháp dạy và
học cần phải đạt hiệu quả thực sự.


Đổi mới phương pháp dạy học khơng chỉ đơn thuần là dạy những vấn đề gì mà còn
phải là dạy như thế nào. Phải dạy cho học sinh phương pháp tự học, phát huy cao độ
năng lực tự học ở học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra. Vì vậy đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể hoạt động của HS trong học tập là


một vấn đề cấp thiết và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.


Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, phương pháp bàn tay nặn bột ln
coi học sinh là trung tâm của q trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả
lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.


Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ
những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa
ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến
thức.


Bàn tay nặn bột tạo nên tính tị mị, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học
của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, bàn tay nặn bột còn chú ý
nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS.


Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài:
<b>“VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG DẠY HỌC</b>


<b>MÔN SINH HỌC 6 ”</b>
<b>2. Đối tượng nghiên cứu:</b>


- Học sinh lớp 6.


- Sách giáo khoa, sách tham khảo Sinh học 6.


<b> - Phương pháp “Bàn tay nặn bột”, những nguyên tắc cơ bản của phương pháp</b>
BTNB, tiến trình hoạt động dạy học theo phương pháp BTNB…


- Một số bài vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn
Sinh học 6.



<b>3, Nhiệm vụ nghiên cứu:</b>


- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của dạy học tích cực theo phương pháp BTNB để GV


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

cứu, chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thơng qua
tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra…nhằm tích cực hóa
hoạt động của học sinh.


- Phân tích những ngun tắc cơ bản, phương pháp tiến hành tìm tịi nghiên cứu, tiến
trình hoạt động dạy học làm cơ sở cho việc vận dụng phương pháp BTNB vào dạy
học môn Sinh học nói chung, mơn Sinh học 6 nói riêng một cách hiệu quả.


<b>4, Phương pháp nghiên cứu:</b>


- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp điều tra cơ bản
- Phương pháp tham vấn….


<b>Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ</b>
<b>I .CƠ SỞ LÍ LUẬN :</b>


<b>1, Khái quát về phương pháp “Bàn tay nặn bột”.</b>


"Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên
cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.


"Bàn tay nặn bột" chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho HS bằng các thí
nghiệm tìm tịi - nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được
đặt ra trong cuộc sống. Thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu


hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.


<b>2, Những nguyên tắc cơ bản của phương pháp BTNB.</b>


Dạy học theo phương pháp BTNB được áp dụng hoàn toàn khác nhau giữa các lớp
khác nhau, phụ thuộc vào trình độ của HS. Dạy học theo phương pháp này buộc GV
phải năng động, không theo một khuôn mẫu nhất định. GV được biên soạn tiến trình
hoạt động dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng lớp học. Tuy vậy, dạy
học theo phương pháp BTNB cũng cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:


<i><b>2. 1. Học sinh phải hiểu rõ câu hỏi đặt ra hay vấn đề cần quan tâm.</b></i>


<i><b> Để HS có thể tiếp cận thực sự với tìm tịi nghiên cứu và cố gắng để hiểu kiến thức,</b></i>
HS cần thiết phải hiểu rõ câu hỏi hay vấn đề đặt ra cần giải quyết trong bài học. Để
đạt được yêu cầu này bắt buộc HS phải tham gia vào bước hình thành các câu hỏi. Có
nghĩa là HS phải có thời gian để khám phá chủ đề của bài học, thảo luận các vấn đề
và các câu hỏi đặt ra từ đó có thể suy nghĩ về những gì cần được nghiên cứu, phương
án thực hiện việc nghiên cứu đó như thế nào?


2.2. Tự làm thí nghiệm là cốt lõi của việc tiếp thu kiến thức khoa học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

của việc tiếp thu kiến thức là vì các thí nghiệm trực tiếp là cơ sở cho việc phát hiện và
hiểu các khái niệm, đờng thời thơng qua tự làm thí nghiệm mà HS có thể tự hình
thành kiến thức liên quan đến thế giới xung quanh mình.


<i><b>2.3. </b><b>Tìm tòi nghiên cứu khoa học đòi hỏi học sinh nhiều kỹ năng. Một trong</b></i>
<i><b>những kỹ năng đó là thực hiện một quan sát có chủ đích.</b></i>


<b> Tìm tịi nghiên cứu yêu cầu HS nhiều kỹ năng như: Kỹ năng đặt câu hỏi, đề xuất dự</b>
đoán, giả thiết, phương án thí nghiệm, phân tích dữ liệu, giải thích và bảo vệ các kết


luận của mình thơng qua trình bày bằng lời nói hoặc chữ viết ... Một trong những kỹ
năng đó là HS phải biết xác định và quan sát một sự vật, hiện tượng nghiên cứu. Nếu
quan sát không có chủ đích mà chỉ quan sát chung chung và thơng tin được ghi nhận
một cách tổng qt thì sẽ khơng thể giúp HS sử dụng để tìm câu trả lời cho các câu
hỏi cụ thể.


2.4. Học khoa học không chỉ là hành động với các đồ vật, dụng cụ thí nghiệm mà
<i><b>HS còn cần phải biết lập luận, trao đổi với HS khác, biết viết cho mình và cho</b></i>
<i><b>người khác hiểu.</b></i>


Trong một số trường hợp chúng ta có thể xem dạy học theo phương pháp BTNB là
những thực hành đơn giản. Để các thí nghiệm được thực hiện đúng và thành công <i><b>,</b></i>
đưa lại lý luận mới về kiến thức, HS phải suy nghĩ và hiểu những gì mình đang làm,
đang thảo luận với HS khác. Các ý tưởng, dự đoán, dự kiến, các khái niệm, kết luận
phải được phát biểu rõ ràng để chia sẻ thảo luận với các HS khác.


<i><b>2.5. Dùng tài liệu khoa học để kết thúc quá trình tìm tòi nghiên cứu.</b></i>


<b> Mặc dù cho rằng làm thí nghiệm trực tiếp là quan trọng nhưng không thể bỏ qua</b>
việc nghiên cứu tài liệu khoa học. Với các thí nghiệm đơn giản khơng thể đáp ứng
nhu cầu về kiến thức cần tìm của HS và cũng không truyền tải hết nội dung của bài
học. Có ng̀n tài liệu như: Sách khoa học, thơng tin trên internet, báo chí chun
ngành, phim ảnh .... mà GV cần chuẩn bị để hỗ trợ cho HS nghiên cứu.


<i><b>2.6. Khoa học là một công việc cần sự hợp tác.</b></i>


Tìm tịi nghiên cứu khoa học rất ít khi là một hoạt động mang tính cá nhân thuần túy
mà đó là một hoạt động mang tính hợp tác. Khi các em làm việc cùng nhau trong
nhóm nhỏ hay các đội, các em làm các công việc tương tự như hoạt động của các nhà
khoa học, chia sẻ ý tưởng, tranh luận, suy nghĩ về những gì cần làm và phương pháp


giải quyết vấn đề đặt ra.


<b>3. Một số phương pháp tiến hành tìm tòi nghiên cứu.</b>
<b>3.1. Phương pháp quan sát.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

ngay cả khi sự nhìn thấy (qua thị giác) chiếm ưu thế; Tổ chức sự nghiên cứu một cách
chặt chẽ và có phương pháp; Xác lập các mối quan hệ bằng cách so sánh với các mơ
hình, những hiểu biết và các đối tượng khác; Sử dụng các phương tiện để quan sát
(kính lúp, kính hiển vi, ống nhịm…)


Có thái độ khoa học: Tò mò, chặt chẽ, khách quan; Quan sát quan trọng hơn nhìn (có
những cảm giác thị giác); Quan sát quan trọng hơn chú ý (xác định các cảm giác thị
giác); Quan sát khơng phải là mục đích, đó chỉ là một phương tiện của nghiên cứu;
Quan sát giúp học sinh phát triển các khả năng: Chặt chẽ trong nhìn nhận; Tò mò
trước một sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh; Khách quan Tinh thần phê
bình (óc phê phán) Nhận biết So sánh; Chọn lọc những điểm chủ yếu, quan trọng và
đặc trưng của sự vật hiện tượng.


Trước khi cho học sinh quan sát, giáo viên cần làm rõ mục đích quan sát và định
hướng hoạt động quan sát của học sinh. Đây là mấu chốt quan trọng khi thực hiện
phương pháp quan sát. Nếu để học sinh quan sát tự do bằng một lệnh chung chung
không định hướng sẽ gây phân tán chú ý của học sinh khi quan sát và không đạt được
ý đồ dạy học (học sinh không quan sát những điểm cần quan sát).
<b>3.2. Phương pháp thí nghiệm trực tiếp.</b>


Đây là phương pháp được khuyến khích thực hiện trong bước tiến hành thí nghiệm
tìm tịi, nghiên cứu khi giảng dạy theo phương pháp BTNB. Phương pháp thí nghiệm
trực tiếp được thực hiện đối với các kiến thức cần làm thí nghiệm để chứng minh.
Các thí nghiệm phải do chính học sinh thực hiện. Giáo viên tuyệt đối khơng được
thực hiện thí nghiệm biểu diễn như đối với các phương pháp dạy học khác.



<b>3.3. Phương pháp làm mô hình.</b>


Trong một số trường hợp việc sử dụng phương pháp làm mơ hình sẽ giúp học sinh
hiểu về cơ chế hoạt động mà các phương pháp quan sát và thí nghiệm trực tiếp khơng
làm rõ được. Ví dụ như các kiến thức về giải phẫu người (sự bố trí các cơ chính và cơ
chế hoạt động của cánh tay).


Phương pháp làm mơ hình thường được tiến hành theo nhóm vì học sinh cần thảo
luận với nhau để làm mơ hình hợp lý. Hơn nữa, việc chuẩn bị vật liệu cho từng học
sinh quá lãng phí mà khơng đạt được ý đờ dạy học


<b>3.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

ra câu trả lời cho câu hỏi mà chính các em tự đề xuất dựa trên cơ sở mâu thuẫn giữa
các nhận thức ban đầu (biểu tượng ban đầu) của học sinh, không phải là nghiên cứu
tài liệu để trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.


Phương pháp nghiên cứu tài liệu chỉ nên sử dụng khi đã thực hiện được các phương
pháp khác vì phương pháp này khơng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh
như các phương pháp nói trên. Có thể nói đây là một phương pháp bổ trợ cho các
phương pháp nói trên trong việc giúp học sinh tìm hiểu kiến thức một cách đầy đủ
hơn.


4. Tiến trình hoạt động dạy học theo phương pháp BTNB.
<i><b>4.1. Cơ sở sư phạm của tiến trình dạy học.</b></i>


GV tùy theo tình hình, từ một câu hỏi của HS có thể đề xuất những tình huống cho
phép tìm tịi một cách có lý lẽ. GV hướng dẫn HS chứ không làm thay cho HS.



<i><b>4.2. Các bước dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”.</b></i>
<i><b>Bước 1: Tình h́ng x́t phát và nêu vấn đề.</b></i>


Tình huống xuất phát hay nêu vấn đề do GV đưa ra như một cách dẫn dắt vào bài
học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với HS. Tình huống
xuất phát nhằm lờng ghép câu hỏi nêu vấn đề. Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì
việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ.


<b>Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu. </b>


Bộc lộ biểu tượng ban đầu để từ đó hình thành các câu hỏi của HS là bước quan
trọng, đặc trưng của phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Trong bước này GV khuyến
khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình trước khi được học kiến
thức mới. Để làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS, GV có thể yêu cầu HS nhắc lại
kiến thức cũ đã học có liên quan đến kiến thức mới của bài học. Khi yêu cầu HS trình
bày biểu tượng ban đầu, GV có thể u cầu bằng nhiều hình thức như lời nói, vẽ hoặc
viết ....


<b>Bước 3: Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết.</b>


<b> Từ những khác biệt phong phú ban đầu của HS, GV giúp HS đề xuất các câu hỏi từ</b>
những khác biệt đó. Chú ý xốy vào những quan niệm liên quan đến các kiến thức
trọng tâm của bài học.


Đây là bước khó khăn của GV, vì cần phải chọn lựa biểu tượng ban đầu tiêu biểu
trong các biểu tượng ban đầu của HS một cách nhanh chóng theo mục đích dạy học.
Sau khi HS đề xuất phương án thí nghiệm tìm tịi – nghiên cứu, GV nêu nhận xét
chung và quyết định tiến hành phương án thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn. Trường hợp HS
khơng đưa ra được phương án thí nghiệm tìm tịi – nghiên cứu thích hợp, GV có thể
gợi ý hoặc đề xuất cụ thể phương án nếu gợi ý mà HS chưa nghĩ ra.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Từ các phương án tìm tịi nghiên cứu mà HS nêu ra, GV khéo léo nhận xét lựa chọn
dụng cụ thí nghiệm hay các thiết bị dạy học thích hợp để HS tiến hành nghiên cứu.
Nếu phải làm thí nghiệm thì ưu tiên thí nghiệm trực tiếp trên mẫu vật thật. Một số
trường hợp khơng thể tiến hành thí nghiệm trên mẫu vật thật có thể cho HS làm trên
mơ hình hoặc quan sát tranh vẽ nên cho quan sát mẫu vật thật trước.


<b>Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.</b>


Sau khi thực hiện các thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu các câu trả lời dần dần được
giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên kiến
thức chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học.


GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để HS ghi vào vở như là kiến thức
của bài học. Trước khi kết luận nên yêu cầu một vài ý kiến của HS cho kết luận sau
khi thực nghiệm. GV khắc sâu kiến thức cho HS bằng cách cho HS nhìn lại, đối chiếu
lại biểu tượng ban đầu. Như vậy những biểu tượng ban đầu sai lệch chính HS tự phát
hiện ra và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động, những thay đổi giúp HS khắc sâu
hơn, ghi nhớ lâu hơn.


<b>5, Sử dụng vở thí nghiệm của HS trong phương pháp BTNB.</b>


- Vai trò của vở thí nghiệm: Vở thí nghiệm là một cơng cụ quan trọng của phương
pháp BTNB. Nó là nơi hội tụ của việc học tập mơn Sinh học nói riêng và rèn luyện
ngôn ngữ tiếng Việt.


- Hướng dẫn HS sử dụng vở thí nghiệm: HS thường xuyên sử dụng vở thí nghiệm để
ghi chép các quan sát được, hình vẽ, vẽ sơ đờ, lập bảng biểu, tính tốn số liệu… và
ghi lại những nội dung đã được thống nhất trong mỗi bài học.



<b>II. MỘT SỐ BÀI VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT </b>
<b>TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 6.</b>


<b>1, Vận dụng phương pháp BTNB dạy các nội dung: Các loại lá biến dạng và ý </b>
<b>nghĩa của lá biến dạng trong bài 25: BIẾN DẠNG CỦA LÁ.</b>


1.Mục tiêu:


Kiến thức: - HS Phân biệt được các loại lá biến dạng: Gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự
trữ, lá bắt mồi theo chức năng của chúng.


- Nhận dạng một số loại lá biến dạng thường gặp.
- Hiểu được ý nghĩa biến dạng của lá.


- Trình bày vở thí nghiệm khoa học theo sơ đờ, bảng biểu;


Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, kĩ năng quan sát mẫu vật, quan sát tự nhiên.
2. Phương pháp sử dụng: Phương pháp bàn tay nặn bột.


3. Chuẩn bị:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Tranh ảnh, clip, hình về cây bèo đất, cây nắp ấm, cây bắt mồi…
- Dao nhỏ, khăn lau, khay nhựa…


Học sinh: Các loại củ, cây như trên ( mỡi em có ít nhất ba loại) và tranh ảnh, hình
cây nắp ấm, cây bắt mời.


4. Tiến trình dạy học ( theo 5 bước).
<b>Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát:</b>



- GV yêu cầu HS đưa ra các mẫu vật và tranh ảnh đã chuẩn bị.


- GV ? Ví dụ như: Thân và rễ đều có sự biến dạng. Theo các em lá có biến dạng
khơng? Chúng có chức năng gì ?


<b>Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu cho học sinh:</b>


- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân (viết, vẽ vào vở thí nghiệm) nêu quan điểm của
mình về các loại lá biến dạng: Tên cây, hình vẽ, chức năng.


- GV yêu cầu HS trình bày ý kiến của các em về các loại lá biến dạng.
<b>Bước 3: Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết:</b>


- GV tập hợp các ý kiến ban đầu của HS thành các nhóm biểu tượng ban đầu, hướng
dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến ban đầu, sau đó giúp các em đề
xuất các câu hỏi nghi vấn đến lá biến dạng.


HS có thể nêu ra các câu hỏi như:


? Có chắc chắn gai xương rồng là lá biến dạng không? Tại sao lá biến thành gai?
? Có phải tay móc của mây, tua cuốn của bầu, bí, mướp là lá biến dạng? Chúng có
chức năng gì?


? Vỏ của củ dong ta có phải là lá khơng? Chúng có chức năng gì ?....


- GV tập hợp các câu hỏi của HS (có thể chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung bài
học), HS ghi lại các câu hỏi vào vở thí nghiệm.


- GV? Em làm thế nào để trả lời câu hỏi đã đặt ra?



- GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất cách kiểm chứng những quan điểm khác
nhau của cá nhân (hoặc nhóm) đã nêu.


HS có thể đề xuất nhiều phương án khác nhau: Quan sát đặc điểm bên ngoài của lá
bài 19, cắt ngang mẫu vật để quan sát cấu tạo trong của phiến lá bài 20…GV phân
tích chọn phương pháp quan sát mẫu vật dựa trên dấu hiệu nhận biết lá là mọc ra từ
thân, cành, thường có chời nách, cấu tạo thường có phiến, gân và cuống lá.


- GV chia nhóm HS, phân chia mẫu vật để các nhóm tiến hành.
<b>Bước 4: Tìm tòi - nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả thuyết </b>


<b>-</b> HS viết các dự đốn các lá biến dạng vào vở thí nghiệm theo bảng.
TT Tên cây Tên thường gọi


của lá biến dạng


Đặc điểm
nhận biết lá


Đặc điểm của
sự biến dạng


Ý nghĩa của lá
biến dạng
1


2
3



- GV đề nghị các nhóm HS thực hiện quan sát và phân tích đặc điểm của lá biến dạng
trên mẫu vật thật, tranh ảnh, hình hiện có.


<b>Bước 5: Kết ḷn, hế thống hố kiến thức:</b>
- GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

sâu kiến thức.


- GV nhấn mạnh: Lá biến dạng chính là lá đã biến đổi hình dạng, cấu tạo thích
<b>nghi với chức năng đặc biệt hoặc điều kiện sống đặc biệt.</b>


- GV đưa ra câu hỏi, khắc sâu kiến thức cho HS: Có mấy loại lá biến dạng? Đặc điểm
và chức năng của từng loại lá biến dạng đó? Tại sao phải làm giàn vững chắc cho bầu,
bí…


- GV u cầu HS hồn thiện bảng trên vào vở thí nghiệm.


<b>2, Vận dụng phương pháp BTNB dạy các nội dung: Cấu tạo và chức năng của </b>
<b>hoa trong bài 28: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA</b>


1, Mục tiêu:


Kiến thức: - Phân biệt được các bộ phận của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng
của từng bộ phận


- Giải thích được vì sao nhị và nhụy là những bộ phận sinh sản chủ yếu của
hoa.


Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hành quan sát mẫu vật thật, kỹ năng vẽ hình.
2 Phương pháp sử dụng: Phương pháp bàn tay nặn bột.



3, Chuẩn bị:


GV: - Một số hoa thật, tốt nhất là hoa sen.


- Tranh vẽ (hình lắp ghép 1 bông hoa sen đầy đủ).
- Kính lúp, dao lam, kim mũi mác, giấy trắng, bơng…
HS: Mẫu hoa có ở địa phương.


4, Tiến trình dạy học


<b>Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát:</b>


- GV đưa ra một số loại hoa đã chuẩn bị đồng thời đề nghị HS đặt mẫu vật và tranh
ảnh các loại hoa lên bàn theo nhóm.


- GV đặt vấn đề: Vẽ bông hoa sen và đài sen. Dùng mũi tên chỉ các bộ phận tương
ứng giữa hai hình vẽ.


<b>Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu của học sinh.</b>


- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm vẽ vào giấy khổ lớn quan điểm của nhóm về
cấu tạo của hoa sen.


- GV có thể yêu cầu HS điền vào bảng:


Cấu tạo và chức năng các bộ phận của hoa


STT Tên các bộ phận của hoa Chức năng



1
2
3


- GV yêu cầu các nhóm HS trình bày quan điểm của nhóm về các bộ phận của hoa
sen. Cho HS so sánh kết quả làm việc của mỡi nhóm.


HS có thể nêu ý kiến khác nhau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

quả…


- Các chức năng tương ứng với các bộ phận: Bảo vệ, thụ phấn, tạo hương thơm,
nuôi dưỡng hoa, tạo màu sắc, nâng đỡ hoa, quang hợp…


<b>Bước 3: Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết:</b>


- GV tập hợp các ý kiến ban đầu của HS thành các nhóm biểu tượng ban đầu, hướng
dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến ban đầu, sau đó giúp các em đề
xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức về các bộ phận của hoa và chức
năng của chúng.


- HS có thể nêu ra các câu hỏi liên quan như:
? Hoa sen có những bộ phận nào.


? Từng bộ phận của hoa có đặc điểm gì.
? Vị trí, số lượng, màu sắc.


? Chức năng của từng bộ phận của hoa là gì.
? Bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản.



? Những bộ phận nào của hoa bọc lấy nhị và nhụy? Chúng có chức năng gì.
? Bộ phận nào của hoa là quan trọng nhất?....


- GV tập hợp các câu hỏi của nhóm (chỉnh sửa câu hỏi cho phù hợp với nội dung bài
học).


- GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất cách kiểm chứng quan điểm của nhóm.
HS có thể đề xuất nhiều phương án khác nhau:


+ Bổ đôi hoa sen quan sát chiều dọc.


+ Tách từng bộ phận của hoa từ ngoài vào trong và quan sát hoặc đếm số lượng.
- GV phân tích chọn phương pháp thực hành quan sát dựa trên mẫu vật thật, tranh ảnh
hiện có, nêu các bước tiến hành quan sát.


<b>Bước 4: Tìm tòi - nghiên cứu:</b>


- Các nhóm tiến hành bổ đôi hoa sen quan sát chiều dọc, tách từng bộ phận của hoa từ
ngoài vào trong và quan sát. Vẽ hình quan sát được vào giấy khổ lớn.


- So sánh kết quả làm việc của các nhóm, giải thích những điểm khác nhau cùng đi tới
thống nhất về cấu tạo và chức năng của hoa.


- HS viết kết quả vào vở thí nghiệm theo bảng như sau:
Cấu tạo và chức năng của hoa sen:


TT Tên các bộ phận của hoa Đặc điểm Chức năng


1


2
3


<b>Bước 5: Kết luận, hệ thống hóa kiến thức:</b>


- GV đề nghị các nhóm dựa trên mẫu vật, đối chiếu với tranh ảnh, hình trong SGK
thực hiện nghiên cứu quan sát, nhận biết các bộ phận của hoa phù hợp với chức năng
sinh sản của chúng.


- GV hướng dẫn HS so sánh lại với biểu tượng ban đầu của HS ở bước 2 để khắc sâu
kiến thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- GV cho hệ thống kiến thức về các bộ phận của hoa và chức năng các bộ phận, yêu
cầu HS hoàn chỉnh bảng cấu tạo và chức năng các bộ phận của hoa vào vở thí


nghiệm:


+ Hoa gồm 4 bộ phận chính (đài, tràng, nhị, nhụy). Đài hoa và tràng hoa làm
thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy. Tràng hoa gồm nhiều cánh hoa, màu sắc cánh hoa
tùy loại.


+ Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực, là bộ phận sinh sản của hoa.
+ Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái, là bộ phận sinh sản của hoa.
<b>3, Vận dụng phương pháp BTNB dạy các nội dung: Cấu tạo bên trong của hạt </b>
<b>đậu trong bài 33: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT</b>


1. Mục tiêu


Kiến thức: - Học sinh hiểu và mô tả được cấu tạo bên trong của hạt đậu.


- Phân biệt được hạt một lá mầm với hạt hai lá mầm.


- Giải thích được tác dụng của các biện pháp chọn, bảo quản hạt giống.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm quan sát, các thao tác trình bày khoa học
vào vở thí nghiệm.


2, Phương pháp sử dụng: Phương pháp bàn tay nặn bột.
3. Chuẩn bị:


GV: - Mẫu vật thật: Hạt đỗ đen, đỗ tương, đỗ đỏ, lạc đã ngâm nước trước một ngày,
hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3-4 ngày, giá đỗ, hạt ngô, hạt lúa đã nảy mầm.


- Kim mũi nhọn, mũi mác, kính lúp.


HS: Hạt đỡ đen, đỡ tương, đỡ đỏ, lạc đã ngâm nước trước một ngày, hạt ngô đặt trên
bơng ẩm trước 3-4 ngày.


4 Tiến trình dạy học:


<b>Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát.</b>


- GV đặt câu hỏi: Trong hạt đậu có những gì?


<b>Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu của HS:</b>


- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân vẽ vào vở thí nghiệm mơ tả trong hạt đậu có gì?
GV nhận được những biểu tượng ban đầu của học sinh qua các hình vẽ.


- GV yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em về điểm khác nhau giữa hạt đỗ
(hoặc hạt lạc) so với hạt ngơ (hoặc hạt thóc).



TT Đặc điểm của hạt Hạt đỡ (lạc) Hạt ngơ (thóc)
1


2
3


HS có thể nêu ý kiến khác nhau như:
<b>-</b> Khác nhau về màu sắc của vỏ hạt.


<b>-</b> Khác nhau về hình dạng, kích thước, khối lượng của hạt.
<b>-</b> Khác nhau về cấu tạo của vỏ hạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>-</b> Khác nhau về làm thực phẩm, hay làm lương thực….


<b>Bước 3: Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết:</b>


- GV tập hợp các ý kiến ban đầu của HS thành các nhóm biểu tượng ban đầu, hướng
dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến ban đầu, sau đó giúp các em đề
xuất các câu hỏi nghi vấn liên quan đến nội dung kiến thức về điểm khác nhau giữa
hạt đỗ (hoặc hạt lạc) so với hạt ngơ (hoặc hạt thóc).


Các câu hỏi liên quan như:


? Hạt ngô gồm những bộ phận nào.
? Hạt đậu gờm có những bộ phận nào.
? Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt.
? Phơi có mấy lá mầm.



? Vị trí, chức năng của vỏ hạt.


? Các bộ phận của phôi? Chức năng của phôi.
? Vị trí, chức năng của chất dinh dưỡng dự trữ.


- GV tập hợp các câu hỏi của HS (chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung bài học).
- GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để chúng ta tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi trên? Và
tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất cách kiểm chứng những điểm khác nhau của cá
nhân (hoặc nhóm) đã nêu.


HS có thể đề xuất nhiều phương án khác nhau:


+ Bổ dọc, mở, tách, bóc hạt để quan sát các bộ phận của hạt.
+ Quan sát màu sắc của vỏ hạt.


+ Đo các chiều của hạt, cân hạt, ngửi, nếm hạt.


- GV phân tích chọn phương pháp thực hành tách hạt để quan sát các bộ phận
của hạt, đối chiếu với tranh ảnh hiện có.


- GV có thể chia nhóm để thực hiện.


<b>Bước 4: Tìm tòi – nghiên cứu:</b>


- HS lấy hạt đỗ đen đã ngâm nước một ngày, dùng dao nhỏ bóc vỏ đen sau đó tách đơi
2 mảnh hạt. Dùng kính lúp quan sát. Vẽ hình quan sát được vào vở thí nghiệm.


- HS lấy hạt ngơ đã để trên bơng ẩm 3-4 ngày, bóc lớp vỏ hạt. Dùng kính lúp quan
sát. Vẽ hình quan sát vào vở thí nghiệm.



- HS sử dụng kết quả quan sát trả lời câu hỏi vào vở thí nghiệm.
Các bộ phận của hạt:


TT Câu hỏi Trả lời


Hạt đỡ (lạc) Hạt ngơ (thóc)
1 Hạt gồm những bộ phận nào?


2 Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt?
3 Phôi gồm những bộ phận nào?
4 Phơi có mấy lá mầm?


5 Chất dinh dưỡng của hạt chứa ở đâu?


- GV đề nghị HS (hoặc cả nhóm HS) thực hành bóc, tách hạt và quan sát, đối chiếu
với hình hoặc tranh vẽ, quan sát thêm giá đỡ, hạt ngơ, thóc nảy mầm.


<b>Bước 5: Kết ḷn, hệ thống hóa kiến thức:</b>


- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- GV đặt câu hỏi liên hệ, khắc sâu kiến thức: Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá
mầm.


- GV cho HS hệ thống hoặc mô tả các bộ phận của hạt, phân biệt hạt một lá mầm và
hạt hai lá mầm, yêu cầu HS hoàn chỉnh bảng các bộ phận của hạt.


<b>III. THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI</b>


<b>1. Ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học</b>


<b> môn Sinh học 6.</b>


- Tạo nên tính tị mị, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của HS.
- HS được rèn luyện kỹ năng diễn đạt thơng qua ngơn ngữ nói và viết.


- Thay đổi hình thức hoạt động trên lớp, thay đổi hình thức kiểm tra.
- Làm cho khơng khí lớp học thoải mái, dễ chịu hơn.


- Giúp HS khai thác vốn kiến thức của bản thân trong hoạt động học.


- Vừa phát huy đuợc sự nhanh trí, sáng tạo, vừa rèn luyện tính tự lập của HS.
<b>2. Những thuận lợi và khó khăn của việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn </b>
<b>bột” trong dạy học môn Sinh học 6.</b>


<b>2.1.Thuận lợi.</b>


- Phương pháp BTNB là một phương pháp có tiến trình dạy rõ ràng, dễ hiểu, có thể
áp dụng được. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ln nhiệt tình, ham học hỏi là
điều kiện tốt thúc đẩy việc áp dụng phương pháp BTNB vào trong dạy học các môn
khoa học ở trường THCS đặc biệt là môn Sinh học 6.


- Qua quá trình thử nghiệm, áp dụng phương pháp BTNB vào trong các lớp học, có
thể nhận thấy sự ham thích của học sinh. Các em hứng thú với những hoạt động tìm
hiểu kiến thức mới. Điều này chứng tỏ học sinh ln ham thích được học tập, hăng
say tìm tịi và sáng tạo.


- Phát huy được tính sáng tạo, năng động của cá nhân HS .
+ Huy động được sức mạnh, trí tuệ của HS.


+ Rèn luyện được tính tự lập của HS.



+ HS tự tìm ra đơn vị kiến thức mới hoặc củng cố, khắc sâu những kiến thức cũ.


<b>2.2. Khó khăn.</b>


a) Về điều kiện, cơ sở vật chất.


- Trong các lớp học hiện nay, bàn ghế được bố trí theo dãy, nối tiếp nhau, không
thuận lợi cho việc tổ chức học theo nhóm.


- Trang thiết bị nói chung trong các lớp học chưa đầy đủ phục vụ cho việc tổ chức
các hoạt động dạy học, nhất là còn thiếu các phương tiện hỗ trợ hoạt động báo cáo,
thảo luận của học sinh như máy tính,... Dụng cụ thí nghiệm cịn chưa đờng bộ và
thiếu chính xác. Ng̀n tài liệu bổ trợ cho hoạt động tìm tịi - khám phá của học sinh
còn hạn chế.


- Mặt khác, số học sinh trên một lớp quá đông nên việc tổ chức học tập theo nhóm rất
khó khăn. Điều này cũng gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động tham quan,
dã ngoại, điều tra thực tế cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Trình độ giáo viên hiện nay chưa đồng đều cả về chuyên môn và năng lực sư phạm.
Kiến thức chuyên sâu về khoa học của một bộ phận không nhỏ giáo viên cịn hạn chế.
Vì vậy, giáo viên thường gặp nhiều khó khăn trong việc trả lời, giải đáp các câu hỏi
cũng như khó khăn trong việc lí giải thấu đáo các thắc mắc của học sinh nêu ra trong
quá trình học. Đây là một trở ngại rất lớn trong việc áp dụng các phương pháp dạy
học tích cực nói chung và phương pháp BTNB nói riêng.
- Năng lực sư phạm của giáo viên trong việc áp dụng các phương pháp dạy học mới
nói chung cịn hạn chế. Điều đó thể hiện ở việc giáo viên thường gặp nhiều khó khăn
trong việc nêu ra tình huống mở đầu cho mỡi bài dạy trong phương pháp BTNB.
Thường thì tình huống đưa ra phải gắn với nội dung bài dạy, làm sao đảm bảo được


vấn đề khơi sự tị mị, ham thích trước vấn đề sắp học nhưng vẫn "giấu kín được kết
quả của bài học". Đây là việc làm gây nhiều lúng túng cho người dạy. Trong tiến trình
dạy học, ở một số bài học, giáo viên khơng có đủ kiến thức, khả năng để tìm ra một
số thí nghiệm chứng minh cho kiến thức bài học trong trường hợp học sinh không tự
nêu ra được thí nghiệm kiểm chứng cho biểu tượng ban đầu.
3. Những đóng góp của đề tài.


3.1. Xác định được vai trò việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy
học môn Sinh học 6 nói riêng trong dạy học sinh học ở trường THCS nói chung, làm
tài liệu cho việc đổi mới PPDH ở trường THCS là cần thiết.


3.2. Đề xuất các ngun tắc, phương pháp tiến hành tìm tịi nghiên cứu, tiến trình
hoạt động dạy học theo phương pháp BTNB theo hướng tích cực hố hoạt động học
tập của HS góp phần nâng cao hiệu quả học tập mơn sinh học THCS.


3.3. Xây dựng một số bài giảng theo phương pháp BTNB hỗ trợ dạy học sinh học
THCS để phục vụ cho dạy từng bài, từng phần.


4. Kết quả đạt được.


Thực tế bản thân đã nghiên cứu và dạy thực nghiệm theo phương pháp BTNB và đạt
được kết quả như sau:


* Nhận xét đánh giá, chỉ đạo của đờng chí Nguyễn Văn Roanh – Phó phịng Giáo dục
- Đào tạo về dự giờ tôi dạy chuyên đề cấp trường: Bài 25: Biến dạng của lá


Giáo viên: - Thực hiện nghiêm túc và tích cực theo tinh thần chỉ đạo.
- Giờ dạy đúng tinh thần, đúng phương pháp bàn tay nặn bột.


- Ch̉n bị cơng phu mẫu vật, hình ảnh, viđeo cây nắp ấm bắt mồi, cây bèo


đất…


- Đã xác định rõ giáo viên chỉ là người nhạc trưởng, đạo diễn mà thôi.


- Đảm bảo nguyên tắc kích thích học sinh hoạt động học tập: GV khơng
chêm, khơng bình luận thêm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

cho HS thoải mái… tìm ra được kiến thức trọng tâm của bài.
Học sinh:


- Tìm tịi kiến thức thơng qua thực tế.
- HS cơ bản phát hiện ra kiến thức.


- HS bàn bài rất hăng hái, trả lời rất vô tư thoải mái, tự loại nhau về kiến thức để đến
đựơc kiến thức cơ bản cần học trong giờ .


* Bản thân đánh giá kết quả của học sinh học tập theo phương pháp BTNB:


- 95% HS có phương pháp tự học, phát huy cao độ năng lực tự học đáp ứng mục
tiêu giáo dục đề ra.


- 100% Học sinh được rèn luyện kỹ năng diễn đạt thơng qua ngơn ngữ nói và viết.
- 90% HS tự mình thực hiện các thí nghiệm, các suy nghĩ và thảo luận để hiểu được
phần đóng góp của mình.


- 100% HS sử dụng tốt vở thí nghiệm.


- 95% HS chiếm hội kiến thức một cách vững vàng, chắc chắn, có chiều sâu, tư duy
sáng tạo, so sánh, phân tích...



- 90% HS có tính tị mị, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học.


- Học sinh hình thành kiến thức bằng các thí nghiệm tìm tịi nghiên cứu để chính các
em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thơng qua tiến hành
thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra…


- Học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến
hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp
thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.


- Học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả
lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.


- HS học tập nhờ hành động cuốn hút mình vào hành động, HS học tập tiến bộ dần
bằng cách tự nghi vấn, HS học tập bằng hỏi đáp với bạn kết đôi và với bạn hiểu biết
hơn, bằng cách trình bày quan điểm của mình đối lập với quan điểm của bạn và nêu
các kết quả thực nghiệm để kiểm tra sự đúng đắn và tính hiệu lực của nó.


<b>Phần thứ ba: KẾT THÚC VẤN ĐỀ.</b>
1. Kết luận:


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

nặn bột” trong dạy học mơn Sinh học 6 góp phần nhỏ trong việc đổi mới phương
pháp dạy học hiện nay. Ngoài vai trò kiểm tra đánh giá, củng cố kiến thức của học
sinh thì vai trị khơng kém phần quan trọng là để định hướng về mặt nhận thức, rèn
luyện khả năng quan sát, khả năng xử lí thơng tin trong q trình học tập của học sinh
do đó có tác dụng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh
khơng những tìm tịi, phát hiện được kiến thức mà còn nhớ lâu, khắc sâu kiến thức,
rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, phát triển năng lực tư duy, được rèn luyện kỹ
năng diễn đạt thơng qua ngơn ngữ nói và viết.



Trong đề tài, tơi đã trình bày được khái quát một số cơ sở lí luận phương pháp
BTNB và thực tiễn vận dụng phương pháp BTNB dạy học sinh học 6 THCS. Dựa
trên thực tế việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Sinh
học 6 ở trường THCS, trong năm học này được sự chỉ đạo của phòng Giáo dục - Đào
tạo giao cho trường và tổ chuyên môn giao nhiệm vụ cho bản thân nhưng tôi thấy là
một việc làm hoàn toàn đúng và cần thiết cho việc đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay.


Qua đề tài này, tơi có dịp hiểu kĩ hơn khái quát về phương pháp “Bàn tay nặn
bột”, những nguyên tắc cơ bản của phương pháp BTNB, một số phương pháp tiến
hành tìm tịi nghiên cứu, tiến trình hoạt động dạy học theo phương pháp BTNB, sử
dụng vở thí nghiệm của HS, một số bài vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
trong dạy học môn Sinh học 6... Thơng qua đó giúp tơi học tập và đúc kết một số kinh
nghiệm trong việc dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS.


2. Kiến nghị: Qua quá trình thực hiện đề tài, tơi xin có một số kiến nghị sau:
2.1. Đề tài này cần được nghiên cứu, phát triển và thực hiện trên phạm vi rộng,
chuẩn mực. Các cấp có thẩm quyền tổ chức tập huấn, tổ chức chuyên đề về phương
pháp BTNB để giáo viên được học tập trực tiếp và có tài liệu hướng dẫn cụ thể đi
đúng hướng của phương pháp này nhằm nâng cao chất lượng dạy học.


2.2. Cần thiết phải tăng cường bời dưỡng chun mơn, nghiệp vụ, ch̉n hố giáo
viên, thay đổi nhận thức của GV về vị trí của mơn học. Từ đó khuyến khích GV
chun tâm trong việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn
Sinh học cùng các phương pháp dạy học khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

pháp dạy học khác.


2.4. Bên cạnh đó những nhà quản lý giáo dục phải có cái nhìn đúng đắn hơn về vị
trí của mơn học. Từ đó nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, đưa lý thuyết đã dạy vào áp


dụng thực tế cuộc sống.


Với những kết quả khiêm tốn trên, tơi hi vọng ý kiến của mình có thể góp phần
nhỏ vận dụng phương pháp BTNB vào dạy học môn sinh học 6 nói riêng và sinh học
nói chung được tốt hơn và hoàn thiện hơn theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Do vốn kiến
thức của bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu đề tài ngắn nên chắc chắn khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp của q thầy cơ cho
đề tài này.


<b> Tôi xin chân thành cám ơn!</b>


<i><b> Ngêi thùc hiện</b></i>


<i><b> Nguyễn Thị Thắm</b></i>
<b>Xỏc nhõn của Trường THCS Quỳnh Hội</b> <b>Xác nhận của Phòng Giáo Dục - </b>


<b> Đào Tạo Huyện Quỳnh Phụ</b>




<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

2, Nguyễn Vinh Hiển - Ngô Văn Hưng – Nguyễn Thị Hoa, 2011: Vận dụng phương
<b>pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Sinh học THCS.</b>


3, Bộ Giáo dục và đào tạo 2010, Sách giáo khoa Sinh học 6, Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam.


4, Bộ Giáo dục và đào tạo 2010, Sách giáo viên Sinh học 6, Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam.



5, Bộ Giáo dục và đào tạo 2010, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng
<b>môn Sinh học THCS, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. </b>


6, Ngô Văn Hưng 2011, Vở bài tập Sinh học 6, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam


Mục lục


<b>Phần I: Đặt vấn đề.</b>


<b>Trang</b>
<b>2</b>


1. Lí do chọn đề tài. 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

3, Nhiệm vụ nghiên cứu 3


4, Phương pháp nghiên cứu 3


<b>Phần II: Giải quyết vấn đề.</b> <b>4</b>


<b>I: Cơ sở lí luận.</b> <b>4</b>


1, Khái quát về phương pháp“Bàn tay nặn bột”. 4
2, Những nguyên tắc cơ bản của phương pháp BTNB. 4
3, Một số phương pháp tiến hành tìm tịi nghiên cứu. 5
4, Tiến trình hoạt động dạy học theo phương pháp BTNB. 6
5, Sử dụng vở thí nghiệm của học sinh trong phương


pháp BTNB.



7
<b>II. Một số bài vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” </b>


<b>trong dạy học môn Sinh học 6.</b>


8
1, Vận dụng phương pháp BTNB dạy các nội dung: Các loại lá biến


dạng và ý nghĩa của lá biến dạng trong bài 25:
<b>Biến dạng của lá.</b>


8


2, Vận dụng phương pháp BTNB dạy các nội dung: Cấu tạo và chức
năng của hoa trong bài 28:


<b>Cấu tạo và chức năng của hoa.</b>


10


3, Vận dụng phương pháp BTNB dạy các nội dung: Cấu tạo bên trong
của hạt đậu trong bài 33:


<b>Hạt và các bộ phận của hạt.</b>


12


<b>III. Thực tiễn của đề tài.</b> 14



1. Ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
trong dạy học môn Sinh học 6.


14
2. Những thuận lợi và khó khăn của việc vận dụng phương pháp


“Bàn tay nặn bột” trong dạy học mơn Sinh học 6.


14


3. Những đóng góp của đề tài. 15


4. Kết quả đạt được. 15


<b>Phần III: Kết thúc vấn đề.</b> 17


1. Kết luận. 17


2. Kiến nghị. 17


</div>

<!--links-->

×