Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH GIA LAI BẢNG A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.55 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO </b> <b>KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH </b>


<b>GIA LAI</b> <b>LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 – 2013</b>


<b>Mơn: Địa lí – Bảng A</b>
ĐỀ CHÍNH THỨC <b>Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)</b>


<b>Ngày thi: 06/12/2012</b>
(Đề này gồm có 02 trang và 07 câu)


<i><b>Câu 1: (3,0 điểm)</b></i>


a) Tại sao thời tiết vào mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng bức, mùa thu mát mẻ cịn mùa
đơng thì lạnh lẽo? (Giải thích nhận định trên ở bán cầu Bắc hoặc ở bán cầu Nam)


b) Vì sao các hoang mạc phân bố chủ yếu ở khu vực chí tuyến hoặc ở sâu trong lục
địa?


<i><b>Câu 2: (2,0 điểm)</b></i>


a) Tại sao sản xuất cơng nghiệp có tính chất tập trung cao độ? Tính chất tập trung cao
độ của sản xuất công nghiệp được thể hiện như thế nào?


b) Để phát triênr kinh tế - xã hội miền núi, tại sao giao thông vận tải phải đi trước một
bước?


<i><b>Câu 3: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:</b></i>


a) Giải thích tại sao chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa theo khơng gian và thời
gian?



b) Giải thích tại sao thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển?
<i><b>Câu 4: (3,0 điểm)</b></i>


a) Cho bảng số liệu:


Nhiệt độ ở Hà Nội và Cà Mau, năm 2010.
Hà Nội


Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12


Trung
bình
năm
Nhiệt


độ
(0o<sub>C)</sub>


18,


1 20,9 21.9 23,5 28,7 30,9 30,7 28,6 28,7 25,5 22,1
19,


4 24,9


Cà Mau


Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12


Trung


bình
năm
Nhiệt


độ
(0o<sub>C)</sub>


25,


1 26,7 28,6 28,9 28,2 28,8 27,2 28,1 27,0 25,5 27,4 26,7 27,4
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011)


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

a) Nhận xét tình hình phát triển dân số ở nước ta trong giai đoạn 1960 – 2007. Nêu
một số giải pháp nhằm giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.


b) Giải thích tại sao vùng kinh tế Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất nước ta.
<i><b>Câu 6: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:</b></i>


a) Phân tích các thế mạnh để phát triển cơng nghiệp điện lực ở nước ta.


b) Chứng minh rằng các nhà máy nhiệt điện ở nước ta phân bố có tính quy luật.
<i><b>Câu 7: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:</b></i>


a) Giải thích vì sao ngành thương mại ở Đơng Nam Bộ lại phát triển nhất so với các
vùng khác?


b) Phân tích những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản ở vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ ?


---Hết



--- <i>Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Công ty Cổ phần Bản đồ và Tranh </i>


<i>ảnh Giáo dục xuất bản năm 2011; không được sử dụng các tài liệu khác khi làm bài thi.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO </b> <b>KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH </b>


<b>GIA LAI</b> <b>LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 – 2013</b>


<b>ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC</b>
<b>MƠN: ĐỊA LÍ –Bảng A</b>


<i>(Hướng dẫn chấm này có 05 trang)</i>


<b>Câu </b> <b>Nội dung – Yêu cầu</b> <b>Điểm</b>


<b>Câu 1</b>
<b>(3,0 đ)</b>


<b>a) Giải thích tiết vào mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng bức, mùa thu</b>
<b>mát mẻ cịn mùa đơng thì lạnh lẽo.</b>


<b>1,5</b>
- Một năm có 4 mùa, mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.


- Ở bán cầu Bắc mùa xuân từ 21/3 đến 22/6, tiết trời ấm áp vì Mặt
Trời bắt đầu di chuyển từ Xích Đạo lên chí tuyến Bắc.


- Lượng nhiệt tăng dần nhưng vì mới bắt đầu tích lũy nên lượng
nhiệt chưa cao.



- Mùa hạ từ 22/6 đến 23/9, tiết trời nóng bức vì góc nhập xạ lớn,
nhiệt được tiếp tục tích lũy nhiều.


- Mùa thu từ 23/9 đến 22/12, tiết trời mát mẻ, vì góc nhập xạ giảm
nhưng cịn lượng nhiệt dự trữ trong mùa hạ.


- Mùa đông từ 22/12 đến21/3, tiết trời lạnh lẽo vì góc nhập xạ nhỏ,
mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dự trữ.


0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
<b>b) Các hoang mạc phân bố chủ yếu ở khu vực chí tuyến hoặc ở </b>


<b>sâu trong lục địa:</b>


<b>1,5</b>
<b>* Các hoang mạc phân bố ở khu vực chí tuyến, vì: </b> <b>0,75</b>
- Có áp cao ngự trị.


- Tỉ lệ lục địa lớn.


- Có gió Tín phong đi qua lục địa nên khơ nóng.


0,25
0,25


0,25
<b>* Hoang mạc chủ yếu nằm sâu trong lục địa, vì:</b> <b>0,75</b>


- Ảnh hưởng của biển và đại dương rất ít.


- Mùa hè hấp thụ nhiệt mạnh nên rất nóng, mùa đơng tỏa nhiệt
nhanh nên hình thành hoang mạc.


0,25
0,5
<b>Câu 2</b>


<b>(2,0 đ)</b>


<b>a) Tại sao sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ? </b>
<b>Tính chất tập trung cao độ của sản xuất công nghiệp được thể </b>
<b>hiện như thế nào?</b>


<b>1,0</b>


<b>* Sản xuất cơng nghiệp có tính chất tập trung cao độ, vì:</b> <b>0,5</b>
- Do công ngiệp gồm nhiều ngành phức tạp, được phân cơng tỉ mỉ…
để tạo sản phẩm cuối cùng. Tính chất tập trung cao độ góp phần thúc
đẩy q trình chun mơn hóa, hợp tác hóa…đem lại hiệu quả kinh tế
cao.


<b>* Tính chất tập trung cao độ được thể hiện ở:</b> <b>0,5</b>
- Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị…), nhân công.


- Sản phẩm, vốn đầu tư.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>đi trước một bước,vì:</b>


- Giao thơng vận tải ở miền núi được ophats triển góp phần tăng
cường giao lưu giữa các địa phương ở miền núi, giữa miền núi với
đồng bằng.


- Tạo điều kiện khai thác các tài nguyên ở miền núi.
- Thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.


- Thúc đẩy sự phân cơng lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu
kinh tế miền núi. Các hoạt động dịch vụ cũng có điều kiện phát triển.


0,25


0,25
0,25
0,25
<b>Câu 3</b>


<b>(3,0 đ)</b>


<b>a) Chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa theo khơng gian và thời </b>
<b>gian, vì:</b>


<b>1,75</b>


<b>* Thêo khơng gian:</b> <b>1,25</b>


- Do càng vào nam càng gần Xích đạo nên góc nhập xạ và thời gian


chiếu sáng trong năm tăng dần.


- Do càng vào nam thì tác động của gió mùa Đơng Bắc càng yếu.
- Do chịu ảnh hưởng của qui luật đai cao: trung bình cứ lên cao 100
m nhiệt độ giảm trung bình 0,6o<sub>C.</sub>


- Đối với gió mùa Đơng Bắc khu vực đón gió nhiệt độ hạ thấp, khu
vực khuất gió có nền nhiệt cao hơn.


- Đối với gió mùa Tây Nam khu vực khuất gió có nền nhiệt cao hơn
khu vực đón gió.


0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


<b>* Theo thời gian</b> <b>0,5</b>


- Do nước ta chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, vào mùa đơng
nhiều bộ phận lãnh thổ chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc lạnh.
- Do sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời nên có sự chênh lệch
về góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm.


0,25
0,25
<b>b) Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, vì:</b> <b>1,25</b>


- Vị trí tiếp giáp Biển Đông rộng lớn nên tạo lượng mưa và độ ẩm


dồi dào.


- Lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài theo chiều vĩ tuyến.
- Các khối khí thường di chuyển qua biển vào đất liền.


- Các dãy núi, thung lũng sơng phần lớn theo hướng TB-ĐN nên hút
gió ĐN từ biển vào mang mưa và ẩm lớn.


0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
<b>Câu 4</b>


<b>(3,0 đ)</b>


<b>a) Phân tích và giải thích sự khác nhau về chế độ nhiệt của Hà </b>
<b>Nội và Cà Mau, năm 2010.</b>


<b>2,5</b>
- Nhiệt độ tháng thấp nhất (tháng 1) Cà Mau cao hơn Hà Nội là 70<sub>C.</sub>
- Nhiệt độ tháng cao nhất ở Hà Nội (tháng 6) cao hơn ở Cà Mau
(tháng 4) là 2,0 0<sub>C.</sub>


- Nhiệt độ trung bình năm Cà Mau cao hơn Hà Nội là 2,5 0<sub>C.</sub>
- Hà Nội có 2 tháng nhiệt độ thấp dưới 20 0<sub>C, Cà Mau khơng có </sub>
tháng nào nhiệt độ thấp dưới 20 0<sub>C (trên 25 </sub>0<sub>C).</sub>


<b>Giải thích:</b>



<b>+ Do Hà Nội năm gần chí tuyến Bắc và chịu ảnh hưởng mạnh của </b>
gió mùa mùa đơng.


<b>+ Cà Mau nằm gần Xích đạo và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa </b>


0,25
0,25
0,25
0,25


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

đông.


<b>- Biên độ nhiệt độ của Hà Nội là 12,8 </b>0<sub>C và của Cà Mau 3,8 </sub>0<sub>C.</sub>
<b>- Biên độ nhiệt độ của Hà Nội cao hơn Cà Mau là 9,0 </b>0<sub>C.</sub>


<b>Giải thích:</b>


+ Do càng vào nam độ chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu
sáng càng ít.


+ Càng vào nam ít chịu sự ảnh hưởng của gió mùa mùa đơng.


0,25
0,25
0,25
0,25
<b>b) Nam Trung Bộ có lượng mưa thấp hơn so với Bắc Trung Bộ, </b>


<b>vì:</b>



<b>0,5</b>
- Nam Trung Bộ có hướng địa hình song song với nhiều hướng gió


thịnh hành trong năm.


- Do Nam Trung Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão hơn so với Bắc
Trung Bộ.


0,25
0,25
<b>Câu 5</b>


<b>(3,0 đ)</b>


<b>a) Nhận xét tình hình phát triển dân số ở nước ta trong giai đoạn </b>
<b>1960 – 2007. Nêu một số giải pháp nhằm giảm tỉ lệ gia tăng dân số</b>
<b>tự nhiên.</b>


<b>1,75</b>


<b>* Nhận xét tình hình phát triển dân số ở nước ta trong giai đoạn </b>
<b>1960 – 2007. </b>


<b>0,75</b>
- Từ năm 1960 đến năm 2007, dân số nước ta tăng liên tục qua các


năm.


- Năm 2007 so với năm 1960, dân số nước ta tăng 55 triệu người


(tăng hơn 2,8 lần).


- Bình quân mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu người.


0,25
0,25
0,25
<b>* Nêu một số giải pháp nhằm giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.</b> <b>1,0</b>
- Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác kế hoạch hóa gia đình bằng nhiều biện
pháp cụ thể.


- Tiếp tục đầu tư vào những vùng có tỉ suất sinh cao như miền núi,
hải đảo và nơng thơn.


- Phấn đấu kiểm sốt được tỉ lệ tăng dân số tự nhiên phù hợp với
chiến lược sử dụng lao động.


- Nâng cao mức sống của người dân.


0,25
0,25
0,25
0,25
<b>b) Vùng kinh tế Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất nước ta, </b>


<b>vì:</b>


<b>1,25</b>
- Có địa hình cao, phát triển giao thơng cịn gặp nhiều khó khăn.



- Là vùng kinh tế chưa phát triển mạnh.


- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
- Thiếu sự đầu tư của nước ngồi.


0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
<b>Câu 6.</b>


<b>(3,0 đ)</b>


<b>a) Các thế mạnh để phát triển cơng nghiệp điện lực ở nước ta.</b> <b>2,25</b>


<b>* Về tự nhiên:</b> <b>1,0</b>


- Than có trữ lượng lớn, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh chiếm hơn
90% trữ lượng than cả nước.


- Dầu khí có trữ lượng lớn, tập trung ở thềm lục địa với trữ lượng vài


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3<sub> khí.</sub>


- Tiềm năng thủy điện lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung nhiều nhất
ở hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai.


- Nguồn năng lượng khác như: mặt trời, gió, thủy triều…dồi dào.



0,25
0,25


<b>* Về kinh tế - xã hội:</b> <b>1,25</b>


- Công ngiệp khai thác nhiên liệu, năng lượng phát triển.


- Nhu cầu điện năng của nước ta ngày càng lớn trong sản xuất và sinh
hoạt.


- Chính sách ưu tiên của Nhà nước: công nghiệp năng lượng được
đầu tư phát triển đi trước một bước…


- Nguồn vốn đầu tư ngày càng lớn.


- Nhân tố khác: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn lao
động…


0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
<b>b) Các nhà máy nhiệt điện ở nước ta phân bố có tính quy luật.</b> <b>0,75</b>
- Phân bố gần nguồn nhiên liệu:


+ Nhiệt điện điện than: ng Bí, Na Dương, Cẩm Phả. Nhiệt điện
khí: Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau.



- Gần thị trường tiêu thụ: Thủ Đức, Trà Nóc.


0,25
0,25
0,25
<b>Câu 7</b>


<b>(3,0 đ)</b>


<b>a) Ngành thương mại ở Đông Nam Bộ lại phát triển nhất so với </b>
<b>các vùng khác, vì:</b>


<b>1,0</b>
- Có nền kinh tế phát triển nhất: tốc độ tăng trưởng cao, có nhiều


trung tâm kinh tế thuộc loại lớn nhất, gdp chiếm 32,3% cả nước.
- Có nhiều điều kiện thuận lợi để xuất khẩu hàng hóa: dàu khí, sản
phẩm cây công nghiệp, các mặt hàng công nghiệp đặc biệt là công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng…


- Dân cư đông, mức sống cao.


- Nhân tố khác: cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ…


0,25
0,25


0,25
0,25
<b>b) Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản ở vùng</b>



<b>Duyên hải Nam Trung Bộ.</b>


<b>2,0</b>


<b>* Điều kiện tự nhiên:</b> <b>1,0</b>


- Có nhiều bãi cá, bãi tôm, đặc biệt ngư trường cực Nam Trung Bộ và
Hồng Sa – Trường Sa.


- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
- Tất cả các tỉnh đều giáp biển, tập trung nhiều hải sản quý, vùng biển
biển sâu và thềm lục địa hẹp thuận lợi phát triển nghề lộng và nghề
khơi.


0,5
0,25
0,25


<b>* Điều kiện kinh tế - xã hội:</b> <b>1,0</b>


- Nguồn lao động dồi dào, người dân có kinh nghiệm trong đánh bắt
và ni trồng thủy sản.


- Có nhiều chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước.


- Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện: nhà máy chế biến,
cảng cá, phương tiện tàu thuyền,…


- Thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>Lưu ý khi chấm bài: thí sinh có thể có cách diễn đạt khác với đáp án hoặc nêu những </b></i>
<i>nội dung khác, nếu đúng thì giám khảo vẫn cho điểm thêm song không vượt quá khung </i>
<i>điểm từng câu.</i>


</div>

<!--links-->

×