BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
TẠ THÚY NGA
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO KHU CÔNG NGHIỆP CHÂU SƠN
– TỈNH HÀ NAM
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60-85-02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Quốc Lập
Hà Nội – 2015
LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ này được hoàn thành với sự cố gắng không ngừng của tác giả
cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè trong trường và các cá nhân,
tập thể trên địa bàn nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Bùi Quốc Lập, người thầy đã trực
tiếp hướng dẫn tôi xây dựng luận văn, luôn theo sát, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho
tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tơi xin được cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Thắng, người thầy đã có những chỉ
bảo, góp ý chân thành, sâu sắc giúp tơi hồn thiện được luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường Đại học Thủy Lợi, các Thầy,
Cô trong khoa Môi Trường trường Đại học Thủy Lợi đã quan tâm và tạo điều kiện
thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến chị Nguyễn Thị Hường - Chi cục Bảo vệ môi
trường Hà Nam, Ban quản lý Khu công nghiệp Châu Sơn – tỉnh Hà Nam đã ủng hộ,
cung cấp thơng tin, đóng góp các ý kiến q báu, đồng thời tạo điều kiện cho tôi
trong thời gian khảo sát thực địa, thu thập tài liệu được diễn ra thuận lợi.
Sau cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè
đã quan tâm, chia sẻ khó khăn và động viên tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Do kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn hạn chế, luận được hồn thành
trong thời gian có hạn nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong sẽ nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ cùng tồn thể các bạn đọc để luận văn
tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn nữa.
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2015
Người thực hiện
Tạ Thúy Nga
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là
: Tạ Thúy Nga
Mã số học viên
: 138.440.301.022
Lớp
: 21KHMT21
Chun ngành
: Khoa học Mơi trường
Mã số
: 60-85-02
Khóa học
: K21 (2013 - 2015)
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề
xuất một số giải pháp quản lý môi trường cho khu cơng nghiệp Châu Sơn – tỉnh
Hà Nam” được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Bùi Quốc Lập.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào
trước đây, do đó khơng có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận
văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử
dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nơi dung luận văn này, tơi xin chịu hồn tồn trách
nhiệm theo quy định./.
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
Tạ Thúy Nga
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT
TẮT DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu................................................ 3
4. Kết quả dự kiến đạt được.................................................................................... 4
5. Bố cục của luận văn............................................................................................ 4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN.................................................................................... 5
1.1.
Tổng quan tình hình phát triển khu cơng nghiệp tại Việt Nam........................5
1.1.1.
Khái niệm và các loại hình khu cơng nghiệp............................................... 5
1.1.2.
Đặc điểm các khu công nghiệp ở Việt Nam................................................. 6
1.1.3.
Tình hình phát triển khu cơng nghiệp ở Việt Nam....................................... 7
1.1.4.
Ơ nhiễm mơi trường và cơng tác quản lý bảo vệ mơi trường KCN.............8
1.1.4.1.
Ơ nhiễm mơi trường KCN........................................................................ 8
1.1.4.2.
Quản lý môi trường KCN....................................................................... 10
1.1.5.
Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm
2035......................................................................................................................... 15
1.2.
Tổng quan về khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam............................. 16
1.2.1.
Tình hình phát triển KCN của tỉnh Hà Nam.............................................. 16
1.2.2.
Ơ nhiễm môi trường và quản lý bảo vệ môi trường công nghiệp tỉnh Hà
Nam........................................................................................................... 20
1.2.2.1.
Ơ nhiễm mơi trường cơng nghiệp........................................................... 20
1.2.2.2.
Quản lý bảo vệ môi trường công nghiệp................................................. 22
1.3.
1.3.1.
Giới thiệu về khu công nghiệp Châu Sơn – tỉnh Hà Nam.............................. 24
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên............................................................... 24
1.3.2.
MỤC LỤC
Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................... 26
1.3.3.
Quy hoạch đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN Châu Sơn...................27
1.3.4.
Các ngành cơng nghiệp chính trong KCN Châu Sơn................................. 30
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG
NGHIỆP CHÂU SƠN – TỈNH HÀ NAM............................................................ 33
2.1.
Hiện trạng các nguồn thải phát sinh tại KCN Châu Sơn...............................33
2.1.1.
Nước thải công nghiệp............................................................................... 33
2.1.1.1.
Lượng nước thải..................................................................................... 33
2.1.1.2.
Đặc tính nước thải theo loại hình sản xuất.............................................. 34
2.1.2.
Chất thải rắn............................................................................................... 38
2.1.2.1.
Lượng chất thải rắn phát sinh................................................................. 38
2.1.2.2.
Đặc trưng CTR cơng nghiệp................................................................... 41
2.1.3.
Khí thải – tiếng ồn...................................................................................... 42
2.1.3.1.
Nguồn phát sinh khí thải – tiếng ồn........................................................ 42
2.1.3.2.
Đặc trưng khí thải – tiếng ồn.................................................................. 44
2.2.
Hiện trạng mơi trường tại KCN Châu Sơn.................................................... 46
2.2.1.
Môi trường nước........................................................................................ 47
2.2.1.1.
Chất lượng nước thải.............................................................................. 47
2.2.1.2.
Chất lượng nước mặt.............................................................................. 49
2.2.1.3.
Chất lượng nước ngầm........................................................................... 52
2.2.2.
Môi trường khơng khí................................................................................ 56
2.2.3.
Mơi trường đất........................................................................................... 60
2.3.
Tình hình quản lý bảo vệ môi trường tại KCN Châu Sơn.............................62
2.3.1.
Hệ thống tổ chức quản lý........................................................................... 62
2.3.2.
Tình hình quản lý bảo vệ mơi trường......................................................... 64
CHƯƠNG III. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI
THIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
CHÂU SƠN – HÀ NAM.......................................................................................73
MỤC LỤC
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp................................................................................. 73
3.1.1. Cơ sở pháp lý............................................................................................. 73
3.1.2.
3.2.
Cơ sở thực tiễn........................................................................................... 74
Các giải pháp đề xuất.................................................................................... 74
3.2.1.
Các giải pháp kỹ thuật................................................................................ 74
3.2.1.1.
Kiểm soát xử lý nước thải....................................................................... 74
3.2.1.2.
Kiểm sốt xử lý khí thải và tiếng ồn....................................................... 84
3.2.2.
Các giải pháp quản lý................................................................................. 87
3.2.2.1.
Tăng cường thanh tra, giám sát............................................................... 87
3.2.2.2.
Quản lý chất thải rắn............................................................................... 88
3.2.2.3.
Áp dụng các công cụ quản lý môi trường............................................... 89
3.2.3.
Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng............................................. 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 99
PHỤ LỤC............................................................................................................. 102
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQL
Ban quản lý
BVMT
Bảo vệ môi trường
CCN
Cụm cơng nghiệp
CNH - HĐH
Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CTNH
Chất thải nguy hại
CTR
Chất thải rắn
DN
Doanh nghiệp
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
KCN
Khu công nghiệp
KCX
Khu chế xuất
KCNC
Khu công nghệ cao
KD
Kinh doanh
KTTĐ
Kinh tế trọng điểm
MTV
Một thành viên
ƠNMT
Ơ nhiễm mơi trường
SX
Sản xuất
SXCN
Sản xuất công nghiệp
SXSH
Sản xuất sạch hơn
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH
Trách nhiệm hữu
hạn TNMT Tài nguyên Môi trường
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
UBND Ủy ban nhân dân
USD Đô-la Mỹ
VLXD
Vật liệu xây dựng
XLNT
Xử lý nước thải
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Sự phân bố KCN theo khu vực.................................................................6
Bảng 1.2. Số lượng KCN trên cả nước từ năm 1999 đến năm 2012..........................7
Bảng 1.3. Quy hoạch các KCN trên địa bản tình Hà Nam......................................17
1.2.2.
Ơ nhiễm mơi trường và quản lý bảo vệ môi trường công nghiệp tỉnh Hà
Nam...........................................................................Error! Bookmark not
defined.
Bảng 1.4. Lượng rác thải tại một số khu công nghiệp.............................................21
Bảng 1.5. Số lượng, trình độ đội ngũ cán bộ QLMT tại các KCN..........................22
Bảng 1.6. Hiện trạng sử dụng đất tại KCN Châu Sơn.............................................29
Bảng 1.7. Cơ cấu sử dụng đất theo các ngành công nghiệp tại KCN Châu Sơn......29
Bảng 1.8. Các DN và ngành nghề SX chính trong KCN Châu Sơn........................31
Bảng 2.1. Lượng nước thải phát sinh theo ngành nghề SX tại KCN Châu Sơn.......33
Bảng 2.2. Tính chất và thành phần nước thải ngành công nghiệp sản xuất bia......35
Bảng 2.3. Hàm lượng các chất ô nhiễm của nước thải trong công đoạn rửa chai bia
...................................................................................................................................35
Bảng 2.4. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của nhà máy bia.................36
Bảng 2.5. Các chất gây ơ nhiễm và đặc tính nước thải của ngành dệt-nhuộm.........37
Bảng 2.6. Tổng khối lượng nước thải trong ngành dệt............................................38
Bảng 2.7. Lượng CTR phát sinh theo ngành nghề tại KCN Châu Sơn....................39
Bảng 2.8. Đặc điểm chất thải rắn công nghiệp........................................................41
Bảng 2.9. Thành phần CTR nguy hại phát sinh theo ngành nghề SX công
nghiệp.42 Bảng 2.10. Nguồn phát sinh khí thải - tiếng ồn trong KCN Châu Sơn. . .43
Bảng 2.11. Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm môi trường khơng khí.....................44
Bảng 2.12. Hệ số ơ nhiễm đối với một số ngành công nghiệp...............................45
Bảng 2.13. Tải lượng ô nhiễm phát sinh trung bình trên diện tích đất sản xuất công
nghiệp...................................................................................................................... 46
Bảng 2. 15. Thiết bị quan trắc môi trường...............................................................47
Bảng 2.16. Vị trí lấy mẫu nước thải........................................................................47
Bảng 2.17. Kết quả phân tích chất lượng nước thải KCN Châu Sơn.......................48
Bảng 2.18. Vị trí lấy mẫu nước mặt........................................................................49
Bảng 2.19. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt của KCN Châu Sơn................49
Bảng 2.20. Vị trí lấy mẫu nước ngầm.....................................................................52
Bảng 2.21. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm của KCN Châu Sơn.............53
Bảng 2.22. Vị trí lấy mẫu khơng khí.......................................................................56
Bảng 2.23. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng mơi trường khơng khí KCN
Châu Sơn năm 2010................................................................................................57
Bảng 2.24. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng mơi trường khơng khí KCN
Châu Sơn năm 2011................................................................................................57
Bảng 2.25. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng mơi trường khơng khí KCN
Châu Sơn năm 2012................................................................................................58
Bảng 2.26. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng mơi trường khơng khí KCN
Châu Sơn năm 2013................................................................................................58
Bảng 2.27. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng mơi trường khơng khí KCN
Châu Sơn năm 2014................................................................................................59
Bảng 2.28. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng mơi trường khơng khí KCN
Châu Sơn năm 2015................................................................................................59
Bảng 2.29. Vị trí lấy mẫu đất..................................................................................60
Bảng 2.30. Kết quả phân tích đánh giá chất lượng đất của KCN Châu Sơn qua các
năm (từ năm 2010 đến năm 2015)...........................................................................61
Bảng 2.31. Tình hình quản lý xử lý nước thải tại các DN trong KCN Châu Sơn....66
Bảng 2.32. Quản lý xử lý khí thải tại các DN trong KCN Châu Sơn......................69
Bảng 3.1. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của Công ty Dệt Hà
Namd....................................................................................................................... 76
Bảng 3.2. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của Công ty Dệt Hà Nam....76
Bảng 3.3. Thành phần nước thải dệt nhuộm của công ty Thái Tuấn.......................78
Bảng 3.4. Phương án khống chế ô nhiễm môi trường.............................................85
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý BVMT KKT, KCNC, KCN và CCN......11
Hình 1.2. Vị trí KCN Châu Sơn trên bản đồ vệ tinh [31]........................................24
Hình 2.1. Biểu đồ diễn biến nồng độ COD, BOD5 qua các năm.............................50
Hình 2.2. Biểu đồ diễn biến nồng độ NH4+ qua các năm.........................................51
Hình 2.3. Biểu đồ diễn biến nồng độ PO43- qua các năm.........................................52
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện diễn biến hàm lượng COD trong nước ngầm qua các
năm.......................................................................................................................... 54
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện diễn biến hàm lượng NH 4+ trong nước ngầm qua các
năm.......................................................................................................................... 55
Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện diễn biến hàm lượng Colifom trong nước ngầm qua các
năm.......................................................................................................................... 55
Hình 2.7. Sơ đồ tổ chức của Ban QL KCN tỉnh Hà Nam........................................63
Hình 2.8. Nước thải của Cơng ty CP Dược phẩm Việt Hoa chưa qua xử lý được xả
trực tiếp ra cống thốt nước mưa............................................................................68
Hình 3.1. Hệ thống xử lý nươc thải dệt nhuộm công ty VIKOTEX Bảo Lộc............77
Hình 3.2. Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ xử lý nước thải nhà máy dệt Thái Tuấn.....79
Hình 3.3. Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm của Công ty Choonggnam Việt Nam
Textile (Đồng Nai)...................................................................................................80
Hình 3.4. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải đề xuất cho Công ty Dệt Hà Nam........81
Hình 3.5. Vị trí đặt trạm xử lý nước thải Cơng ty Dệt Hà Nam...............................84
Hình 3.6. Sơ đồ hệ thống xử lý dập bụi sơn.............................................................86
11
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tốc độ đơ thị hố, cơng nghiệp hố tại các thành
phố và các khu đô thị ở Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ và đang có xu hướng tiếp
tục tăng trong những năm tới. Phát triển khu công nghiệp (KCN) là giải pháp quan
trọng nhằm thu hút vốn đầu tư thúc đẩy công nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và
xuất khẩu. Ở nước ta, năm 1991, Đảng và Nhà nước có chủ trương triển khai thí
điểm việc thực hiện giải pháp quan trọng này. Từ đó đến nay cả nước có hơn 200
KCN với các quy mơ, loại hình được phân bố hầu khắp các tỉnh, thành phố. Sự phát
triển các KCN đã góp phần to lớn vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
của đất nước. Các KCN trở thành điểm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngồi, đón
nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tạo ra những nhân tố quan trọng thúc đẩy
cơng nhiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh
những đóng góp tích cực, q trình phát triển cơng nghiệp nói chung và hệ thống
các KCN nói riêng ở Việt Nam đang tạo ra nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi
trường do chất thải rắn (CTR), nước thải và khí thải cơng nghiệp.
Cùng với nhịp điệu phát triển kinh tế chung của cả nước, nền kinh tế tỉnh Hà
Nam nói chung và thành phố Phủ Lý riêng ngày một phát triển và mở rộng. Đây là
một trong các tỉnh có đóng góp lớn trong cơng cuộc đổi mới diện mạo đất nước,
tiến đến mục tiêu nước ta trở thành một nước công nghiệp với các làng nghề sản
xuất và hàng loạt các KCN có quy mơ lớn. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa
bàn tồn tỉnh có 8 KCN tập trung đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt với tổng
diện tích 1773ha, trong đó có 4 KCN với diện tích 758 ha đã cơ bản đầu tư xây
dựng xong về hạ tầng kỹ thuật và đi vào hoạt động; 01 KCN đang tiến hành giải
phóng mặt bằng, 2 KCN đã có quy hoạch chi tiết chủ đầu tư đang tiến hành các
bước lập dự án; 1 KCN đang kêu gọi các chủ đầu tư có đủ năng lực vào đầu tư xây
dựng hạ tầng.
Tại 4 KCN đang hoạt động, đã thu hút được 143 dự án đầu tư cịn hiệu lực,
trong đó có 85 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 856 triệu USD và 58 dự án trong
nước với tổng vốn đăng ký khoảng 7.000 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại đã có 105
dự án đã đi vào hoạt động, cịn lại 38 dự ánđang tiến hành xây dựng. Dự kiến 6
tháng cuối năm có thêm 14 dự án đi vào hoạt động.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) tại các
KCN đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động. Trong 6 tháng đầu năm 2014, giá trị
sản xuất công nghiệp đạt 6.676 tỷ đồng tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt
53,4% kế hoạch năm; Thu ngân sách nhà nước đạt 468 tỷ đồng tăng 21,8% so với
cùng kỳ năm 2013 và đạt 55,3% kế hoạch năm; Giá trị xuất khẩu đạt 311 triệu USD
tăng 53,1% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 55,2% kế hoạch năm; tạo việc làm mới
cho 2.030 lao động nâng số lao động làm việc trong các KCN lên 31.102 lao động,
trong đó lao động địa phương chiếm khoảng 75% tổng số lao động.
Bên cạnh đó, vấn đề ơ nhiễm mơi trường do KCN gây ra trong quá trình hoạt
động vẫn chưa được quan tâm xửlý đúng mức, gâyảnh hưởng nghiêm trọng tới sức
khỏe và mơi trường sống của chính người dân địa phương. Nước mặt, nước ngầm
đã và đang bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu: BOD 5, COD, NH4+, PO43- (đối với nước
mặt); COD, NH4+, Colifom (đối với nước ngầm); Đất có dấu hiệu ơ nhiễm bởi Nitơ
tổng số và nguyên tố Đồng (Cu).
Công tác quản lý môi trường tại KCN Châu Sơn – tỉnh Hà Nam đã được quan
tâm thực hiện như: tiến hành quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường được tiến
hành định kỳ mỗi năm, đầu tư các cơng trình bảo vệ mơi trường, đào tạo nâng cao
trình độ nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý,... Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn
tại như một số DN không tự giác trong công tác BVMT, quản lý và xử lý chất thải,
nước thải cịn lỏng lẻo, khơng đầu tư xây dựng hệ thống xử lý ơ nhiễm nội bộ,...
Dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi trường vẫn tiếp tục xảy ra, địi hỏi sự quan tâm hơn
nữa từ các nhà quản lý và chính các doanh nghiệp cũng như cộng đồng.
Từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề
xuất một số giải pháp quản lý môi trường cho khu công nghiệp Châu Sơn – tỉnh
Hà Nam” để nghiên cứu làm cơ sở góp phần bảo vệ môi trường và phát triển sản
xuất một cách bền vững tại KCN Châu Sơn.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của luận văn bao gồm:
- Đánh giá được hiện trạng mơi trường KCN Châu Sơn.
- Tìm hiểu được tình hình quản lý mơi trường tại KCN Châu Sơn.
- Đề xuất được một số giải pháp bảo vệ môi trường cho KCN Châu Sơn – tỉnh
Hà Nam.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
a) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Môi trường khu công nghiệp Châu Sơn.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi không gian: khu công nghiệp và môi trường xung quanh.
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2015.
b) Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu: tổng hợp số liệu về các thành
phần môi trường từ báo cáo kết quả quan trắc môi trường hàng năm tại KCN
Châu Sơn, tiến hành so sánh các kết quả này với nhau và so sánh với các quy
chuẩn để lập được các biểu đồ diễn biến của các thành phần môi trường. Qua
đó đánh giá được chất lượng mơi trường tại KCN Châu Sơn.
- Phương pháp điều tra, khả sát thực địa: tiến hành điều tra, khảo sát tình hình
lấp đầy các doanh nghiệp; khảo sát hiện trạng các cơng trình, hạ tầng cơ sở như
hệ thống thu gom nước mưa, nước thải, hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống
cây xanh, nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Châu Sơn để nắm được
tình hình hoạt động của các cơng trình này cũng như cơng tác quản lý mơi
trường tại các doanh nghiệp trong KCN Châu Sơn.
- Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan:
Luận văn đã kế thừa kết quả, số liệu của các Luận văn thạc sĩ, các nghiên cứu
về KCN tại Việt Nam, từ đó có cái nhìn tổng quan về tình hình phát triển KCN
ở nước ta.
Luận văn cũng kế thừa các kết quả từ báo cáo hiện trạng môi trường công
nghiệp tỉnh Hà Nam, báo cáo kết quả quan trắc môi trường tại KCN Châu Sơn
được tiến hành định kỳ hàng năm để so sánh và đánh giá được chất lượng môi
trường tại KCN này.
- Phương pháp đánh giá và quản lý môi trường: Từ các số liệu thu thập và tổng
hợp được qua các báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ hàng năm tại
KCN Châu Sơn, tiến hành phân tích, so sánh với các QCVN, TCVN hiện hành
để đánh giá chất lượng môi trường tại KCN này. Đồng thời, nghiên cứu các thể
chế, chính sách, các biện pháp quản lý mơi trường KCN nói chung để đề xuất
các giải pháp quản lý BVMT phù hợp cho KCN Châu Sơn.
4. Kết quả dự kiến đạt được
Luận văn dự kiến đạt được các kết quả như sau:
- Tổng quan được tình hình phát triển các khu công nghiệp trong cả nước
cũng như trên địa bàn tỉnh Hà Nam và khu công nghiệp Châu Sơn.
- Đánh giá được hiện trạng môi trường và tình hình quản lý bảo vệ mơi trường
tại khu cơng nghiệp Châu Sơn.
- Đề xuất được các giải pháp quản lý và kỹ thuật phù hợp nhằm đảm bảo công
tác bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất một cách bền vững tại khu
công nghiệp
Châu Sơn.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp Châu Sơn
– tỉnh Hà Nam
Chương 3. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác bảo vệ
môi trường tại khu công nghiệp Châu Sơn – tỉnh Hà Nam
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tình hình phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam
1.1.1. Khái niệm và các loại hình khu cơng nghiệp
Ở Việt Nam, khái niệm về KCN được quy định theo Điều 2 – Nghị định
36/CP ngày 24/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về ”Quy chế hoạt động
của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao” như sau: KCN là khu
tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, khơng có
dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
[20]
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đổi mới, ở nước ta đã và
đang hình thành một số loại hình KCN, cụ thể là:
KCN, hiểu theo nghĩa KCN tập trung: là khu vực tập trung các doanh nghiệp
(DN) công nghiệp chuyên sản xuất (SX) hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất cơng nghiệp (SXCN), có ranh giới địa lý xác định, khơng có dân xư
sinh sống, do Chính phủ quyết định thành lập, trong đó có thể có DN chế xuất.
Khu chế xuất (KCX): khu vực công nghiệp chuyên SX các sản phẩm phần lớn
để xuất khẩu, có ranh giới rõ rệt, được hưởng quy chế pháp lý và những ưu đãi đặc
biệt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, SX hàng xuất khẩu, tiến hành dịch vụ và hoạt
động kinh tế hỗ trợ cho việc SX hàng xuất khẩu và cho xuất khẩu.
Khu công nghệ cao (KCNC): khu tập trung các DN công nghệ, kỹ thuật cao và
các cơ sở phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu – triển khai khoa
học, cơng nghệ, đào tạo và các dịch vụ có liên quan, có ranh giới xác định, do
Chính phủ quyết định thành lập, trong đó có thể có DN chế xuất.
KCN vừa và nhỏ: là các KCN có quy mơ dưới 50ha đặt tại các thị trấn, thị tứ
và các vùng nông thôn, tập trung các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
như hợp tác xã, hộ gia đình... hoạt động trong lĩnh vực SX và cung cấp các dịch vụ
phục vụ cho nông – lâm – ngư nghiệp.
Hai loại hình phổ biến hiện nay ở nước ta là KCN và KCX. [20]
1.1.2. Đặc điểm các khu công nghiệp ở Việt Nam
a. Quy mơ
Các KCN của Việt Nam phần lớn có quy mơ diện tích nhỏ hơn 500ha, trong
đó các KCN có diện tích dưới 200ha chiếm hơn 50%. Tính đến hết năm 2010 cả
nước có 50 KCN có quy mơ dưới 10ha (chiếm 19,2%), trong đó: 17KCN của miền
Bắc, 10 KCN miền Trung và 23 KCN của miền Nam. Các KCN có diện tích từ 100200 ha có 83 KCN (chiếm 31,9%). Các KCN có diện tích từ 200-500 có 102 KCN
(chiếm 39,2%). Các KCN có diện tích từ 500-1.000 ha có 21 KCN (chiếm 8,1%).
Các KCN có diện tích lớn hơn 1.000ha có 4 KCN (chiếm 1,54%) và đều nằm ở các
tỉnh phía Nam (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: 3 KCN, tỉnh Long An: 01 KCN). [21]
b. Sự phân bố
Tính đến hết tháng 9/2012, cả nước đã có 283 KCN được hình thành, các
KCN phân bố trên 58/63 tỉnh, thành phố tập trung chủ yếu tại các khu vực như bảng
1.1.
Bảng 1.1. Sự phân bố KCN theo khu vực
TT
Khu vực
Số lượng KCN
Tỷ lệ (%)
1 Đông Nam Bộ
94
33
2 Đồng bằng sông Hồng
72
25
3 Đồng bằng sông Cửu Long
44
16
4
Miền Trung
43
15
5
Trung du miền núi phía Bắc
22
8
6
Tây Ngun
8
3
283
100
Tổng
Nguồn: Tổng cục Mơi trường, 2012, Báo cáo trình Chính phủ về hiện trạng cơng
tác quản lý và BVMT tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm cơng nghiệp.
Có thể thấy, các KCN phân bố khơng đều theo lãnh thổ; tập trung chủ yếu ở
các thành phố lớn, tỉnh liền kể, hoặc nơi có cơ sở hạ tầng tốt, như vùng Đông Nam
Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng duyên hải Miền Trung, trong khi đó vùng Trung
du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chỉ có vài KCN.
Các KCN tập trung chủ yếu ở 20 tỉnh, thành phố thuộc 3 vùng kinh tế trọng
điểm (KTTĐ). Vùng KTTĐ phía Nam hiện có 90 KCN với diện tích 30.706 ha,
gồm các tỉnh, thành phố như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An,
Bà Rịa – Vũng Tàu, đây là những địa phương phát triển công nghiệp mạnh nhất
trong cả nước. Vùng KTTĐ phía Bắc có 52 KCN với diện tích 12.393 ha, các KCN
tập trung chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải
Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc. Vùng KTTĐ miền Trung có 23 KCN và được phân
bố tương đối đồng đều, các tỉnh có nhiều KCN nhất là Đà Nẵng, Bình Thuận, Phú
Yên, Quảng Nam. [21]
1.1.3. Tình hình phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam
a. Số lượng KCN trên cả nước
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ năm 1991 đến năm 2012,
trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, cả nước có 283 KCN được hình thành
với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 80.000 ha, trong đó có 179 KCN đã đi vào
hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên trên 47.300 ha; các KCN còn lại đang
trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản.
Sự gia tăng số lượng KCN ở nước ta từ năm 1991 đến năm 2012 được trình
bày như trong bảng 1.2
Bảng 1.2. Số lượng KCN trên cả nước từ năm 1999 đến năm 2012
TT Năm
Số lượng KCN
Diện tích (ha)
1
1991
01
01
2
1995
12
2.360
3
2000
65
11.964
4
2005
131
29.392
5
2006
139
31.116
6
2007
179
42.986
7
2008
219
57.264
8
2009
223
61.472
9
2010
253
68.541
10
2011
260
71.394
11
2012
283
76.000
Nguồn: Tổng cục Mơi trường, 2012, Báo cáo trình Chính phủ về hiện trạng công
tác quản lý và BVMT tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Từ bảng 1. cho thấy, từ năm 2000 đến nay, số lượng KCN trên cả nước gia
tăng mạnh mẽ. Sự phát triển KCN đã thúc đẩy SXCN, xuất nhập khẩu; thu hút vốn
đầu tư, nộp ngân sách Nhà nước; tạo công ăn việc làm cho người lao động; đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng trình độ cơng nghệ SX, tạo sản phẩm có sức
cạnh tranh,... đây là một động lực mạnh mẽ để thực hiện mục tiêu biến nước ta
thành một nước công nghiệp.
b. Tỷ lệ lấp đầy trong KCN
Tính đến hết tháng 6 năm 2012, các KCN trên cả nước đã cho thuê hơn
21.000 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất cơng nghiệp có thể cho thuê
đạt 47%. Riêng các KCN đã đi vào hoạt động đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất cơng
nghiệp có thể cho th gần 65%.
Tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp khá đồng đều giữa các vùng trên cả nước. Tỷ lệ
lấp đầy đất cơng nghiệp tính chung cho các KCN đã vận hành và đang xây dựng cơ
bản của các vùng từ 50 – 60%; nếu tính riêng các KCN đã vận hành thì thường ở
mức 65 – 75%. Một số vùng phát triển KCN từ lâu có tỷ lệ lấp đầy đất cơng nghiệp
đã vận hành cao như Đông Nam Bộ (cả Long An) là 73%, Đồng bằng sông Hồng là
73%, Đồng bằng sông Cửu Long là 89%. [21]
1.1.4. Ơ nhiễm mơi trường và cơng tác quản lý bảo vệ mơi trường KCN
1.1.4.1. Ơ nhiễm mơi trường KCN
Việc hình thành các KCN nhằm tạo điều kiện để các chủ DN đầu tư mở rộng
qui mô SX, song thực tế cho thấy, nhiều DN đã nhập dây chuyền công nghệ lạc hậu
hàng chục năm. Điều này không chỉ làm giảm sức cạnh tranh, mà còn khiến hoạt
động SX khơng ổn định, gây ơ nhiễm mơi trường (ƠNMT). Cụ thể như:
Ơ nhiễm do nước thải
Theo ước tính, mỗi KCN thải khoảng từ 3.000 – 10.000m
3
nước thải/ngày
đêm. Như vậy, tổng lượng nước thải công nghiệp của các KCN trên cả nước lên
khoảng 500.000 – 700.000 m3/ngày đêm.
Thành phần nước thải của các KCN chủ yếu bao gồm các chất lơ lửng (SS),
chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), các chất dinh dưỡng (biểu hiện
bằng hàm lượng tổng Nitơ và tổng Phốt pho) và kim loại nặng . Hàm lượng cặn lơ
lửng trong nước thải KCN thường xuyên vượt ngưỡng cho phép. Kết quả phân tích
mẫu nước thải từ các KCN cho thấy, nước thải các KCN có hàm lượng các chất lơ
lửng (SS) cao hơn QCVN từ 2 lần (KCN Hòa Khánh) đến hàng chục lần (KCN
Điện Nam– Điện Ngọc).
Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc nước
thải có được xử lý hay khơng. Tính đến cuối năm 2012, trong số 179 KCN đang
hoạt động có 145 KCN đã có hệ thống xử lý nước thải (XLNT) tập trung, chiếm
hơn 80% tổng số KCN, và 25 KCN đang xây dựng hệ thống XLNT tập trung trong
năm 2012, đầu năm 2013. Nhiều KCN đã có hệ thống XLNT tập trung nhưng tỷ lệ
đấu nối của các doanh nghiệp trong KCN còn thấp. Nhiều nơi doanh nghiệp xây
dựng hệ thống XLNT cục bộ nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả.
Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra mơi
trường đều có các thơng số ơ nhiễm cao hơn nhiều lần so với quy chuẩn Việt Nam
(QCVN).
Ô nhiễm do khí thải, tiếng ồn
Tại các KCN, ơ nhiễm khí bụi và tiếng ồn là loại hình ơ nhiễm khó kiểm sốt
và khơng được quan tâm. Khí thải của các cơ sở SX chứa nhiều chất độc hại được
xả trực tiếp vào môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân quanh vùng.
Theo kết quả quan trắc, nồng độ chất SO 2, CO và NO2 gần KCN hoặc các
KCN đang gia tăng. Nồng độ bụi tại ven các trục giao thơng chính đều đã vượt tiêu
chuẩn cho phép từ 2-6 lần. Tại nhiều nhà máy cơ khí, luyện kim, cơng nghiệp hóa
chất, cơng nghiệp vật liệu xây dựng, cơng nghiệp chế biến khống sản... trong
KCN, nống độ bụi và khí độc hại (điển hình là khí SO 2) trong khơng khí vượt tiêu
chuẩn cho phép từ 2-5 lần.
Ơ nhiễm do chất thải rắn
Lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh từ các KCN đang tăng lên cùng với việc
gia tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN, phần lớn tập trung tại các KCN ở vùng KTTĐ Bắc
Bộ và vùng KTTĐ phía Nam. Nếu như tính trung bình cả nước, năm 2005 – 2006,
một ha diện tích đất cho thuê phát sinh CTR khoảng 134 tấn/năm, thì đến năm 2008
– 2009, con số này đã tăng lên 204 tấn/năm (tăng 50%). Theo thống kê năm 2011,
mỗi ngày các KCN nước ta thải ra khoảng 8 nghìn tấn chất thải rắn, tương đương
khoảng ba triệu tấn một năm. Dự báo tổng phát thải CTR từ các KCN năm 2020 đạt
từ 9 đến 13,5 triệu tấn/năm.
CTNH chiếm khoảng 15-20% lượng CTR công nghiệp. Đây là nguồn ô nhiễm
tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường sức khỏe của cộng đồng. CTNH phát sinh
từ các KCN của khu vực phía Nam khoảng 82.000 – 134 nghìn tấn/năm, cao hơn
các khu vực khác (gấp 3 lần miền Bắc và khoảng 20 lần miền Trung). Thành phần
của CTNH gồm dầu thải, dung môi, bùn thải, dung dịch tẩy rửa, bao bì hóa chất,
giẻ dầu, pin, acquy, thùng phi...có nguồn gốc phát sinh chủ yếu từ các ngành điện
tử, SX hóa chất, lắp ráp thiết bị cao cấp...
Có thể nói, chất thải công nghiệp đang là mối nguy cơ đe dọa tới cuộc sống
của một số địa phương có KCN đóng trên địa bàn. Chất thải cơng nghiệp chưa được
xử lý kỹ càng sẽ gây ô nhiễm trầm trọng tới nguồn nước, khơng khí, tiếng ồn,...
1.1.4.2. Quản lý mơi trường KCN
Quản lý bảo vệ môi trường KCN cần phải được thực hiện thống nhất, đồng bộ
và áp dụng nhiều biện pháp cụ thể mới có thể đạt được kết quả cao. Hiện nay, công
tác quản lý môi trường KCN trên cả nước đã được quan tâm và thực hiện tương đối
đồng bộ, thể hiện trên các mặt cụ thể như:
a. Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý KKT, KCNC, KCN và CCN
Để quản lý BVMT KKT, KCNC, KCN và CCN cần có sự thống nhất chỉ đạo
từ cấp Trung Ương đến địa phương. Cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý BVMT
KCN được biểu diễn như hình 1.1.
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý BVMT KKT, KCNC, KCN và CCN
Từ hình 1.1, có thể xác định vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý như sau:
Chính phủ là cơ quan đứng đầu hệ thống quản lý, ban hành các văn bản pháp
luật về BVMT, chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trong phạm vi cả nước. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính Phủ, giúp việc
cho Thủtướng có các Phó thủ tướng.
Bộ TNMT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
BVMT, có nhiệm vụ: trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội,
dự án pháp lệnh,..; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương
trình, dự án, cơng trình quan trọng quốc gia thuộc ngành TNMT; phê duyệt chiến
lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ,..; ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của
Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi
trường; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,...
Các Bộ ngành khác có trách nhiệm phối hợp với Bộ TNMT thực hiện các
nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT với
KKT, KCNC, KCN và CCN thuộc phạm vi quản lý của mình.
Tổng cục Mơi trường chịu trách nhiệm giúp Bộ TNMT thực hiện các nhiệm
vụ, trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT KKT, KCNC, KCN và CCN, hướng
dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác BVMT tại các cấp phía dưới.
UBND Tỉnh có trách nhiệm ban hành Quy chế phối hợp giữa BQL với cơ quan
chuyên môn của UBND cấp tỉnh và cấp huyện trong việc quản lý và BVMT KCN
trên địa bàn; chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra; giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị và xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường; chỉ đạo các Sở, ban,
ngành hỗ trợ các DN trong KCN về việc ứng cứu và khắc phục sự cố mơi trường.
Sở TNMT có trách nhiệm: phối hợp với BQL KCN kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT trong KCN; chủ trì, phối hợp với
BQL KCN và cơ quan được ủy quyền thẩm định báo cáo ĐTM trong việc kiểm
tra, xác nhận kết quả chạy thử nghiệm các cơng trình xử lý chất thải của KCN và
của các DN trước khi đi vào hoạt động chính thức; kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện BVMT và các nội dung của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của chủ đầu
tư và KD hạ tầng kỹ thuật KCN và các cơ sở SX, KD, dịch vụ trong KCN theo
thẩm quyền,...
UBND cấp Huyện có trách nhiệm: xác nhận các bản cam kết BVMT và các dự
án đầu tư vào KCN theo thẩm quyền; chỉ đạo kiểm tra, giám sát kế hoạch vận hành
thử nghiệm các cơng trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư vào KCN trước khi
đi vào hoạt động chính thức theo thẩm quyền; chỉ đạo cơng tác kiểm tra, thanh tra,
xử lý vi phạm pháp luật về BVMT; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị về BVMT đối với CCN trong địa bàn huyện theo thẩm quyền; hỗ trợ, ứng cứu
và khắc phục các sự cố môi trường đối với các cơ sở SX, KD và dịch vụ trong
CCN;...
BQL các KCN có trách nhiệm: chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư XD
và KD hạ tầng kỹ thuật KCN, các cơ sở SX, KD, dịch vụ trong KCN quản lý thực
hiện các quy định của pháp luật về BVMT; chỉ đạo các chủ đầu tư KCN xây dựng
kế hoạch phòng, chống sự cố mơi trường và thực hiện việc ứng phó khắc phục sự
cố môi trường; giám sát, kiểm tra, thanh tra về BVMT KCN trong quá trình thẩm
định
của dự án, thi công xây dựng và hoạt động của KCN theo thẩm quyền; tiếp nhận và
giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về BVMT giữa các cơ sở SX, KD, dịch vụ
trong KCN.
UBND cấp Xã có trách nhiệm: xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ BVMT,
giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung
BVMT trong hương ước; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật
về BVMT hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về BVMT cấp trên trực tiếp; hòa
giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn; hàng năm, tổ chức đánh giá và
lập báo cáo công tác BVMT; chủ trì, phối hợp với cơ sở SX, KD, dịch vụ trên địa
bàn tổ chức công khai thông tin về BVMT với cộng đồng dân cư; chịu trách nhiệm
trước UBND cấp huyện nếu đểxảy ra ÔNMT nghiêm trọng trên địa bàn.
Chủ đầu tư XD và KD hạ tầng KCN phải có bộ phận chun mơn về BVMT
(có ít nhất 03 người có trình độ đại học trở lên thuộc các ngành có liên quan, có 2
năm kinh nghiệm); phải vận hành thường xun, liên tục cơng trình kỹ thuật
BVMT, đảm bảo diện tích cây xanh (14%); thực hiện chương trình quan trắc môi
trường KCN; tổng hợp, báo cáo kết quả quan trắc môi trường và công tác BVMT
KCN, các cơ sở SX, KD, dịch vụ trong KCN gửi BQL các KCN, Sở TNMT trước
ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Các cơ sở SX, KD trong KCN có trách nhiệm thống nhất và ký văn bản thỏa
thuận điều kiện đấu nối nước thải với chủ đầu tư XD, KD hạ tầng KCN; phải có hệ
thống XLNT đảm bảo đạt QCVN, tổ chức quan trắc nước thải và kê khai nộp phí
BVMT cho chủ đầu tư XD, KD hạ tầng KCN.
Cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý BVMT KCN được phân cấp rõ ràng và
quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên, các cấp chính quyền chưa nhận
thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác BVMT, dẫn đến buông lỏng
quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát vềmôi trường. Công tác
thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở SX
dường như vẫn mang tính hình thức. Cơng tác thẩm định và đánh giá tác động môi
trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng,
thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục,
dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.
b. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý BVMT
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về
BVMT được ban hành để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt
động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng ngun liệu trong SX. Trong
số đó, có thể liệt kê một số văn bản như:
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ - quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ TN&MT Quy định quản
lý và BVMT khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công
nghiệp.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ TN&MT về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính Phủ - quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường.
Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn cịn chưa hồn thiện, thiếu đồng bộ,
thiếu chi tiết, tính ổn định khơng cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa
lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh
hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế,... trong việc BVMT.
c. Tình hình thực thi pháp luật BVMT tại các KCN
Từ năm 2010 đến năm 2012, Bộ TNMT đã tổ chức gẩn 300 lượt thanh tra các
KCN, các cơ sở SX trong KCN trên địa bàn cả nước và thu được các kết quả sau:
Năm 2010, Bộ TNMT chỉ đạo Tổng cụ Môi trường thực hiện thanh tra công
tác BVMT đối với 122 KCN trên phạm vi 46 tỉnh, thành phố trong cả nước. Kết
quả, trong số 82 KCN đã đi vào hoạt động vẫn còn 20,5% số KCN chưa lập báo
cáo
ĐTM; 26,8% số KCN có hệ thống XLNT tập trung; 63,3% số KCN không thực
hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong báo cáo ĐTM được phê duyệt; 51,8% số
KCN xả nước thải ra môi trường vượt QCVN thừ 5 lần trở lên.
Năm 2011, Bộ TNMT đã giao Tổng cục Môi trường tiến hành thanh tra đối
với 269 cơ sở SX và KCN trên phạm vi 23 tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Cầu,
sông Nhuệ - Đáy và hệ thống sông Đồng Nai. Kết quả, đã phát hiện nhiều vi phạm,
tình hình chấp hành pháp luật của các cơ sở về BVMT chưa tốt. Cụ thể: có 66,54%
cơ sở đã có hệ thống XLNT tập trung; 56,6% số cơ sở không thực hiện theo đúng
cam kết BVMT; 50% cơ sở khơng thực hiện đầy đủ chương trình giám sát mơi
trường.
Năm 2012, Bộ TNMT đã tổ chức 04 đồn thành tra công tác BVMT đối với
50 cơ sở SX và 25 KCN trên địa bản 10 tỉnh. Kết quả, 9/25 KCN chưa thực hiện
đúng các quy định của pháp luật về quản lý CTNH; 11/25 KCn chưa thực hiện đúng
tần suất và vị trí quan trắc mơi trường xung quanh theo quy định trong báo cáo
ĐTM đã được phê duyệt hoặc bản cam kết BVMT; 2/25 KCN chưa xây dựng hệ
thống XLNT tập trung; 6/25 KCN chưa được cấp giấy phép xả thải.
1.1.5. Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm
2035.
Ngày 09/6/2014, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 879/QĐ-TTg phê
duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2035 và Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2035 Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành cơng nghiệp lựa chọn ưu tiên
phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, Ngành Điện tử và viễn thông, Năng
lượng mới và năng lượng tái tạo. Đồng thời Chiến lược cũng định hướng quy hoạch
không gian theo các cùng lãnh thổ sẽ bao gồm vùng công nghiệp lõi và vùng cơng
nghiệp đệm, trong đó các địa phương thuộc vùng lõi gồm 4 vùng kinh tế trọng
điểm và 5 khu kinh tế biển được ưu tiên phát triển.
Chiến lược đã đề ra mục tiêu đến năm 2025, công nghiệp Việt Nam phát
triển với cơ cấu hợp lý theo ngành và lãnh thổ, có khả năng cạnh tranh để phát triển