Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

SKKN Giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 45 trang )

SKKN Đề tài “Giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho học sinh THPT thơng qua
các lễ hội dân gian”
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài

1.1.Ngày 4.11.2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Từ đó đến nay, giáo dục đã có những
bước phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng những thay đổi của xã hội.
1.2. Các giá trị văn hóa, lịch sử là một trong những yếu tố căn cốt để làm nên diện mạo
của một quốc gia nên cần giữ gìn và phát huy. Điều đó càng phải quan tâm đặc biệt hơn
bởi trước sự tác động của đời sống hiện đại, nhiều giá trị có nguy cơ bị mai một. Trong
thời kỳ hội nhập phát triển, vấn đề hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội phù hợp với
truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại là một trong những vấn đề mà các
nhà trường cần được quan tâm và coi trọng.Vì thế giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa
là một trong những nội dung cơ bản của chương trình giáo dục phổ thơng.
1.3. Các giá trị lịch sử, văn hóa của Việt Nam được thể hiện ở nhiều yếu tố khác nhau,
trong đó có lễ hội dân gian. Theo thống kê chưa đầy đủ của các nhà nghiên cứu văn hóa, cả
nước hiện tại có khoảng gần 8.000 lễ hội, trong đó có hơn 7.000 lễ hội dân gian. Với một
dân tộc có lịch sử hàng ngàn năm như Việt Nam thì bản sắc văn hóa được xác lập một cách
rõ ràng. Ở các lễ hội đó nhiều giá trị được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hơn
nữa, ngoài các lễ hội chung cho nhân dân cả nước thì đại đa số các lễ hội dân gian của Việt
Nam đều có tính chất vùng, có nghĩa là ở khắp các địa phương đều có những lễ hội giàu bản
sắc. Nhưng việc giáo dục các giá trị, các truyền thống văn hóa, lịch sử từ các lễ hội dân gian
chưa thực sự được chú trọng đúng mức. Vì thế học sinh vừa thiếu sự thấu hiểu, vừa khơng
có dịp trải nghiệm, vừa thiếu hụt về tình yêu quê hương đất nước.
1.4. Hiện nay một bộ phận học sinh có biểu hiện quay lưng và coi thường quá khứ,
sống thờ ơ vô trách nhiệm với các giá trị truyền thống, không quan tâm đến các giá trị đạo
đức, nhân văn. Đây là điều đáng báo động bởi đạo đức, nhân cách cũng như bản lĩnh của
một con người ln gắn bó mật thiết với truyền thống của quê hương, đất nước. Khi hành


trang các em chưa đủ, khi lịng tự tơn dân tộc các em cịn thiếu thì chắc chắn việc hội nhập
quốc tế, việc trở thành cơng dân tồn cầu sẽ gặp mn vàn khó khăn.
1.5. Một trong những mục tiêu và định hướng giáo dục hiện nay là hình thành, phát
triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Mục tiêu đó được thể hiện trong nội dung

1


chương trình, trong phương pháp kiểm tra đánh giá, trong việc sử dụng các hình thức, kĩ
thuật dạy học tích cực, trong đó có việc hướng học sinh vận dụng những điều đã biết, đã học
vào trong thực tế cuộc sống đồng thời phải ln ln có sự trải nghiệm từ thực tiễn. Chính
q trình trải nghiệm sẽ giúp học sinh có thêm hứng thú học tập, có sự soi chiếu giữa lý
thuyết và thực tiễn. Vì lẽ đó, trải nghiệm cùng với các lễ hội dân gian là một trong những nội
dung cần quan tâm.
Xuất phát từ những thực tế trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Giáo dục truyền thống
lịch sử, văn hóa cho học sinh THPT thơng qua các lễ hội dân gian”. Với đề tài này, chúng
tơi mong muốn bồi đắp thêm cho học sinh lịng tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của
dân tộc, đặc biệt là truyền thống của chính mảnh đất mà mình đang sống, để tạo niềm tin
vững chắc cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Cùng với đó sẽ rèn luyện thêm một số kĩ
năng mềm cho học sinh, giúp các em có thể tự tin, chủ động, thích ứng trước mọi tình huống
trong cuộc sống.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có một số đề tài nghiên cứu, một số bài báo nói về các phương pháp, biện pháp
để giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa cho học sinh các cấp.
Mỗi đề tài mới chỉ dừng ở việc chú ý đến một số vấn đề mang tính lý thuyết chung hoặc
giáo dục các giá trị truyền thống qua các môn học, qua chương trình lịch sử địa phương,
qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp được tôt chức tại trường học hoặc các chuyến trải
nghiệm về các “địa chỉ đỏ”. Các bài viết được đăng tải rải rác trên các tạp chí chuyên
ngành giáo dục như: Tạp chí giáo dục, Tạp chí văn học và tuổi trẻ, Tạp chí ngơn ngữ, Thế
giới trong ta… hay trong các website bàn về giáo dục hoặc các website có chuyên mục

văn hóa – giáo dục. Tuy nhiên, chưa có đề tài nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa
cho học sinh thơng qua các lễ hội dân gian.
Ngồi ra cịn có các văn bản chỉ đạo như Nghị quyết 29 của BCH TW Đảng cộng sản
Việt Nam về công tác giáo dục, các văn bản chỉ đạo Bộ giáo dục đào tạo và Sở giáo dục
đào tạo Nghệ An về việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức các chủ đề dạy
học tích hợp liên mơn, dạy học theo chủ đề … nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy, nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, nâng cao kĩ năng sống cho
học sinh.
Tuy vậy, qua q trình khảo sát, chúng tơi nhận thấy rằng: những bộ tài liệu, những
văn bản hướng dẫn chỉ là những căn cứ, những cơng cụ có tính chất nền tảng còn việc việc
thực hiện hiệu quả đến đâu là phụ thuộc vào nhân tố con người, vào thực tế của từng cơ sở
giáo dục, vào đặc điểm văn hóa, xã hội tại địa phương, vào những điều kiện chủ quan và
khách quan khác. Chính vì vậy, khi lựa chọn nghiên cứu đề tài chúng tơi muốn có một cái

2


nhìn mang tính hệ thống, tồn diện đồng thời mong muốn góp một kinh nghiệm nhỏ trong
việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa gắn với các lễ hội dân gian. Từ đó góp phần
nâng cao chất lượng chất lượng giáo dục tồn diện, từ đó tạo ra những cơng dân hồn thiện
trong tương lai, có đủ Đức – Trí – Thể - Mĩ, có đủ kĩ năng sống, có thể đến hiện đại từ
truyền thống.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho học sinh gắn với các lễ
hội dân gian.
3.2. Phạm vi tài liệu khảo sát
Phạm vi tài liệu khảo sát của sáng kiến kinh nghiệm là chương trình Hoạt động
ngồi giờ lên lớp, các giá trị văn hóa lịch sử, các lễ hội dân gian, hoạt động trải nghiệm
dành cho học sinh, các kĩ năng mềm cần hình thành cho học sinh, các phương pháp dạy

học tích cực.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài: Vai trị của giáo dục truyền
thống lịch sử văn hóa trong nhà trường phổ thông; các văn bản chỉ đạo liên quan, vai trò
của các lễ hội dân gian trong việc lưu giữ các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài: Thực tế hoạt động giáo dục
truyền thống của nhà trường, những quan niệm của phụ huynh học sinh cũng như ý thức,
thái độ của học sinh đối với vấn đề liên quan.
- Đề xuất một số biện pháp để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho học sinh
thơng qua các lễ hội dân gian.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
5.2. Phương pháp khảo sát thực tiễn
5.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp
5.4. Phương pháp so sánh đối chiếu
5.5.Phương pháp thực nghiệm
6. Đóng góp của SKKN

3


Với mục đích đi sâu tìm hiểu vai trị của giáo dục truyền thống trong nhà trường, đề
xuất một số biện pháp phợp, chúng tôi mong rằng SSKN sẽ cung cấp một cái nhìn tổng
hợp trong giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho cho học sinh qua các lễ hội dân gian.
7. Cấu trúc SKKN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và thư mục tham khảo, đề tài được chia làm 3
chương:

Chương 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Thực trạng của việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho học sinh
hiện nay.
Chương 3. Một số biện pháp giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho học sinh
gắn với các lễ hội dân gian.

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơng tác giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa
1.1.1. Khái niệm
Giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa (GDTTLSVH) là một hoạt động có định
hướng, có tổ chức nhằm hình thành năng lực nhận thức, thái độ ứng xử đúng đắn với các
giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc; để từ đó góp phần hồn thiện phẩm chất, đức tính tốt đẹp
cho học sinh trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
GDTTLSVH trước hết là phổ biến tri thức về những giá trị lịch sử, văn hóa truyền
thống cho học sinh. Sự hiểu biết GDTTLSVH không chỉ dừng ở việc nắm được một cách
cơ bản một vài giá trị nào đó mà cịn là khả năng bao quát hệ thống các giá trị lịch sử, văn
hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời phải làm thế nào để học sinh có thể trải nghiệm
với các giá trị đó, từ đó lựa chọn được cách ứng xử với các giá trị đó một cách phù hợp, có
trách nhiệm.
Do vậy, GDTTLSVH thực chất là giáo dục văn hóa kết hợp với giáo dục đạo đức,
giáo dục kĩ năng sống nhằm xây dựng những thế hệ học sinh phát triển tồn diện về chính
trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống... góp phần vào việc phát triển đất nước nói chung và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói riêng. Và việc giáo dục
này cần được tiến hành một cách đồng bộ, có kế hoạch và sự chung tay của tất cả các
thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường bên cạnh gia đình, xã hội
1.1.2.Vai trị việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho học sinh trong nhà

trường phổ thơng
Để học sinh có đủ những phẩm chất và phát triển được năng lực cá nhân cần đến
nhiều nội dung giáo dục, từ văn hóa, đạo đức cho đến kĩ năng. Một trong những nội dung
giáo dục đóng vai trị rất quan trọng là giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa.
Hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng với thế giới trên mọi lĩnh
vực, việc giáo dục truyền thống cho học sinh càng có vai trị quan trọng. Vậy, vai trị của
cơng tác này được thể hiện như thế nào?
Giáo dục truyền thống cho học sinh, trước hết giúp cho thế hệ trẻ nhận thức đầy đủ
sâu sắc về lịch sử dân tộc, thấy được những giá trị truyền thống, ý thức cội nguồn dân tộc,
hiểu được những đức tính, phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Những hiểu biết sâu

5


sắc về truyền thống đó sẽ giúp học sinh biết kế thừa và phát huy những truyền thống quý giá
của dân tộc, đồng thời biết phê phán, đấu tranh với những quan niệm, biểu hiện đi ngược với
những giá trị truyền thống.
GDTTLSVH còn giúp học sinh biết quý trọng các thành quả lao động của cha ơng
bởi văn hóa chính là những giá trị vật chất và tinh thàn do con người sáng tạo ra trong quá
trình lịch sử . Do đó, sẽ giúp học sinh có ý thức trách nhiệm phải bảo vệ các di sản mà ông
cha đã để lại.
GDTTLSVH sẽ giúp hình thành nhân cách học sinh một cách toàn diện, giúp các
em biết yêu quê hương nguồn cội. Và chắc chắn, khi biết yêu, biết quý thì các em sẽ biết
cách bảo vệ các giá trị trước những sự xâm hại của văn hóa ngoại lai.
Có thể nói, đạo đức, nhân cách cũng như bản lĩnh của một con người ln gắn bó
mật thiết với truyền thống của quê hương, đất nước. Muốn cho con em chúng ta phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong thời kỳ mới, chúng ta cần coi trọng giáo dục truyền
thống lịch sử và văn hóa của dân tộc.Vì thế, mà trong định hướng Chương trình giáo dục
phổ thơng mới, một trong những phẩm chất cốt lõi cần được hình thành cho học sinh chính
là lịng u nước.

1.2. Các văn bản chỉ đạo liên quan
GDTTLSVH được xác định là một nội dung chủ đạo trong nội dung chương trình
giáo dục phổ thơng. Nó được thể hiện ở đường lối của Đảng, các chỉ đạo của các cấp, của
ngành giáo dục.
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về
“Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước” đã xác định mục tiêu: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn
diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa
học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh
quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng về « Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo » xác định: Giáo dục con
người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của
mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Về mục
tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thơng có đoạn: "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và
kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.".

6


Ngày 24/3/2015, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 42-CT/TW về
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức,
lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030”, trong đó cũng xác định: Giáo dục lý
tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài,
quan trọng, địi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng.
Chỉ thị số 40/2008 ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục đào tạo “Về việc phát
động phong trào thi đua xây dựng xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các
trường phổ thơng giai đoạn 2008 - 2013”, trong đó có nội dung: Mỗi trường đều nhận chăm

sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di
tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các cơng trình, di tích của
địa phương với bạn bè. Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa
dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính
quyền, đồn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và
cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch. Mục tiêu của phong
trào này là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để xây dựng môi trường giáo dục
dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương, của trường, đây là một
phong trào thi đua lâu dài với 5 nội dung phong phú và thiết thực được thực hiện trên diện
rộng
Trong các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục đào tạo Nghệ
An đều có nội dung cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo trên.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, GDTTLSVH là một nội dung định hướng cơ bản
trong nhiệm vụ giáo dục phổ thông; là một trong những cơng việc có tính chất chủ đạo trong
chương trình nội dung, kế hoạch giảng dạy và giáo dục của các nhà trường.
1.3.Vai trò của các lễ hội dân gian
1.3.1.

Khái quát chung về lễ hội dân gian Việt Nam

Theo thống kê 2009 của các nhà nghiên cứu văn hóa, hiện cả nước Việt Nam có 7.966
lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%),
544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại
là lễ hội khác (chiếm 0,5%).
Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia
khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Chính những nét đó
làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hóa rất
đặc trưng. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước.


7


Những lễ hội đó đều gắn với các câu chuyện lịch sử, văn hóa. Vì vậy, những lễ hội đều kết
tinh các giá trị rất thiêng liêng, kể cả vật chất lẫn tinh thần.
Trong số các lễ hội Việt Nam thì có những lễ hội lớn, hầu hết đều được mọi người
trên khắp mọi miền Tổ quốc biết đến biết đến, đó làTết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan và tết Trung
Thu. Đây là những lễ hội lớn, có giá trị thiêng liêng, bền vừng, ăn sâu vào tâm thức của
người dân Việt tự ngàn đời nay.
Bên cạnh đó, có một số lễ hội lớn ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn, tiêu biểu như: hội
Gióng (xứ Kinh Bắc), Hội Lim (Kinh Bắc), hội phủ Giày (Nam Định), lễ hội bà chúa
Xứ (An Giang)...
1.3.2. Lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt và lễ hội tại tỉnh Nghệ An
* Tết cổ Truyền
Tết hay còn gọi là Tết cổ truyền của dân tộc luôn mang ý nghĩa rất sâu sắc. Đây được
coi là lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt. Tết là dịp để những người con xa quê đồn
tụ với gia đình. Chỉ những người châu Á mới “ăn Tết Nguyên Đán”. Nguyên nghĩa của Tết
là “Tiết”. Nền văn hóa Việt Nam thuộc văn minh nơng nghiệp lúa nước. Do nhu cầu canh tác
nông nghiệp mà thời gian trong năm được phân chia thành 24 tiết khác nhau. Ứng với mỗi
tiết có một thời khắc “giao thời”. Trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu
kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán. Sau này được gọi là Tết Nguyên Đán.
Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, Tết Nguyên Đán trước hết là Tết của gia đình.
Chiều 30 Tết, nhà nhà làm lễ “rước” gia tiên và gia thần, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ
nguồn”. Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi năm Tết đến, dù đang ở đâu,
làm gì… hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về đồn tụ với gia đình.
Tết cổ truyền mang trong minh nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Người Việt ăn mừng Tết
với niềm tin thiêng liêng: Tết là ngày đoàn tụ và là ngày của hi vọng. Đây là nỗi mong mỏi
của tất cả các thành viên trong gia đình. Người đi xa cũng như người ở nhà đều mong dịp
Tết để gặp mặt và quây quần cùng gia đình. Tết cũng là ngày đồn tụ với người đã khuất. Từ
bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình theo Phật giáo đã thắp hương mời hương

linh ông bà và tổ tiên đã qua đời về ăn cơm Tết với các con các cháu.
Bên cạnh đó, Tết là ngày đầu tiên của năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ơn lại việc
cũ và làm mới mọi việc. Việc làm mới có thể về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa
nhà cửa. Hoặc làm mới về mặt tình cảm và tinh thần của con người, để mối liên hệ giữa
người thân được cảm thông hơn hoặc để tinh thần được thoải mái, tươi mát hơn. Sàn nhà
được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm
rửa gội đầu sạch sẽ, mặc quần áo mới bảnh bao. Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán
trước khi bước qua năm mới để xả xui hay để tạo một sự tín nhiệm nơi người chủ nợ. Những

8


buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười hồ với
nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối liên hệ được tốt đẹp. Năm mới
đến, mọi người đều cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp.
* Lễ hội tại Nghệ An
Nghệ An cũng được coi là xứ sở của lễ hội truyền thốn: Lễ hội gia đình, dịng họ, hội
làng, lễ hội vùng, lễ hội dân tộc, tôn giáo… đặc biệt các lễ hội gắn với di tích. Khơng phải
ngẫu nhiên mà hầu hết tên gọi của các lễ hội đều gắn với tên gọi của di tích như: Lễ hội đền
Cờn, Lễ hội đền Quả Sơn, Lễ hội đền Vua Mai, Lễ hội đền Cuông, Lễ hội đền Chín Gian, lễ
hội Đền Rậm, lễ hội đền Quy Lĩnh… Mỗi một vùng đất, một miền quê, một tộc người với
những phong tục, tập quán, điều kiện, hồn cảnh riêng, có những cách tổ chức, những đặc
trưng riêng tạo nên sự phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức cho các lễ hội ở Nghệ
An.
Hiện nay, Nghệ An có 2 lễ hội được cơng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc
gia là lễ hội Đền Cờn (thị xã Hoàng Mai) và lễ hội đền Chín Gian (huyện Quế Phong).
1.3.2.

Những giá trị cơ bản của các lễ hội dân gian


Những lễ hội dân gian là một hoạt động đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam. Đó là một
loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, ở đó có sự tổng hịa của nhiều yếu tố như tín ngưỡng,
tơn giáo, phong tục tập quán, văn học dân gian, sân khấu dân gian, diễn xướng dân gian...
Hình thức sinh hoạt đó gắn liền với một cộng đồng dân cư nhất định, nhất là ở các làng xã,
được tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định và thường có tính chất chu kì (diễn ra
hàng năm). Điều đó cũng có nghĩa lễ hội dân gian xuất hiện ở khắp mọi miền đất nước.
Theo dòng thời gian, những lễ hội dân gian được nhân dân sáng tạo nhằm phục vụ
đời sống tinh thần. Các lễ hội đó thường gắn liền với những sự tích, những câu chuyện có
tính chất huyền thoại, mang màu sắc tâm linh từ đó gửi gắm ước mong, thái độ của nhân
dân. Cứ thế, tự bao đời nay, những lễ hội dân gian được trao truyền từ thế này sang thế hệ
khác với tính cố kết cộng đồng ngày càng bền sâu. Nó trở thành một tài sản vơ giá của nhân
dân ta, dân tộc ta.
Lễ hội gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng,
nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh và củng cố ý thức cộng đồng. Nhiều yếu tố văn hóa tinh
thần được lễ hội bảo lưu và trao truyền từ đời này sang đời khác, trở thành di sản văn hóa vơ
giá của dân tộc. Hiện nay, lễ hội là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giúp cho thế hệ hôm
nay hiểu được công lao của cha ông và thêm tự hào về truyền thống của quê hương, đất
nước.

9


Lễ hội là sinh hoạt cộng đồng để mỗi người cùng nhau chuẩn bị lễ vật và trò diễn, vui
chơi, hưởng thụ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Bởi lễ hội bao giờ cũng bao gồm
hai phần là phần lễ và phần hội. Từ những lễ hội đó, những giá trị tinh thần được hình thành
và phát triển. Đó là:
Giá trị gắn kết cộng đồng: lễ hội thuộc về một cộng đồng người nhất định. Bất kể một
lễ hội nào, dù là lễ hội nông nghiệp, lễ hội lịch sử, suy tôn các vị thần linh hay anh hùng dân
tộc thì bao giờ cũng là lễ hội của một cộng đồng; biểu dương các giá trị văn hóa và sức
mạnh của cộng đồng trên mọi bình diện, là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng. Như

vậy, tính cộng đồng và cố kết cộng đồng là nét đặc trưng và là giá trị văn hóa tiêu biểu nhất
của lễ hội.
Giá trị giáo dục: lễ hội là q trình mơ phỏng, tái hiện sinh động các nhân vật, sự kiện
lịch sử, văn hóa đã diễn ra trong quá khứ dưới hình thức lễ tế, diễn xướng, trò diễn dân gian.
Giá trị giáo dục của lễ hội được thể hiện trong tính hướng về cội nguồn. Điều đó nhắc nhở
mọi người trong cộng đồng những bài học về đạo lý, truyền thống cha ông, về lịch sử làng,
lịch sử dân tộc. Con người đến với lễ hội là đến với lịng thành kính tổ tiên và các bậc tiền
nhân, nhắc nhở mọi người nhớ đến bổn phận và trách nhiệm của mình với ơng bà, tổ tiên,
dịng tộc… Do vậy, lễ hội có giá trị lớn trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống
lịch sử của quê hương, đất nước.
Giá trị văn hóa tâm linh: trong quá trình lao động sáng tạo, để đáp ứng nhu cầu cuộc
sống của mình, con người khơng chỉ biến đổi cải tự nhiên để tạo ra sản phẩm văn hóa, mà
cịn hịa mình vào với thế giới hữu hình và vơ hình trong tự nhiên. Khơng ít người bất lực
trước một sự việc nào đó và họ phải nhờ tới sự che chở của một sức mạnh siêu nhiên, của tổ
tiên, dòng tộc, các vị thần linh... cầu mong cuộc sống được bình an, sức khỏe và thành đạt.
Nhờ có lễ hội, các cộng đồng dân cư mới có dịp thỏa mãn đời sống tâm linh.
Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần: khi tham gia vào lễ hội, con người
được sáng tạo, hóa thân thành văn hóa. Đây chính là q trình trao truyền văn hóa từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Trong các lễ hội, nhân dân là người đứng ra tổ chức, sáng tạo, tái hiện
các sinh hoạt văn hóa cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hóa tâm linh. Khi tất cả mọi
người chìm vào khơng khí thiêng liêng, hứng khởi của lễ hội thì khoảng cách giữa con người
dường như khơng cịn, mọi người cùng nhau sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.
Giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: lễ hội là một hình thức
tái hiện quá khứ thơng qua các hoạt động tế lễ, các trị diễn dân gian. Các hoạt động ấy
không những tái hiện cuộc sống mà cịn góp phần giữ gìn và bảo tồn văn hóa dân tộc. Những
sự kiện lịch sử, đời sống xã hội được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua dịp

10



lễ hội hàng năm. Và như vậy, lễ hội góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc ngay trong chính tâm
thức của cộng đồng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Có thể nói, lễ hội là sản phẩm văn hóa kết tinh lâu đời trong tiến trình lịch sử của cộng
đồng dân cư, nhiều giá trị được trao truyền. Nhờ nó mà văn hóa bản địa có sức đề kháng
những độc tố từ bên ngồi tác động vào. Vì thế, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng
đồng dân cư trong việc giữ gìn, phát huy giá trị của lễ hội, góp phần vào cơng cuộc xây dựng
nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc. Nhiệm vụ đó một phần là ở các nhà trường.

11


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG, LỊCH SỬ
CHO HỌC SINH HIỆN NAY
Ở trong chương 2 này chúng tơi sẽ đi tìm hiểu thực trạng của cơng tác giáo dục
truyền thống lịch sử văn hóa tại đơn vị cơng tác, tìm hiểu quan điểm của phụi huynh cũng
như ý thức, thái độ của học sinh về vấn đề này. Để trên cơ sở đó có những giải pháp phù
hợp để công tác GDTTLSVH đạt hiệu quả cao, nhất là khi gắn với các lễ hội dân gian.
2.1.Từ thực tế tại nhà trường
Giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa là một trong các nội dung then chốt trong các
Nghị quyết của Đảng, được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, xã hội; là một trong
những nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thơng. Thế nên tại các Trung
học phổ thơng nói chung, trường THPT Quỳnh Lưu nói riêng cũng đã chú trọng cơng tác
này và được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trước hết, được thể hiện rõ trong nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ, giáo
viên. Tập thể lãnh đạo nhà trường đều ý thức sâu sắc nội dung này nên quán triệt đầy đủ,
sâu sắc tới toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường cũng như học sinh. Tinh thần đó được
thể hiện rõ trong công tác chỉ đạo chuyên môn, chỉ đạo hoạt động của các tổ chức đoàn thể

cũng như phối hợp cùng các cơ quan ban ngành trong quá trình triển khai nội dung này.
Về tổ chức thực hiện, hoạt động này được triển khai tương đối đồng bộ. Dựa trên các
văn bản hướng dẫn của cấp trên, Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng phân phối chương
trình Hoạt động ngồi giờ lên lớp cụ thể cho các khối lớp. Dó đó, các hoạt động được tổ
chức một cách quy củ, hệ thống, có chất lượng.
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGLL KHỐI 10
Thán
g
9

Tiết Môn
1 + NGL
2
L

Tên bài dạy
Thực hiện
Thanh niên học tập, rèn BGH;
luyện vì sự nghiệp CNH, Đồn trường
HĐH đất nước

Địa
Ghi
điểm
chú
Tập
Khai
trung
giảng
cả

3

12


khối
10

3
4

NGL
L
NGL
L

Ở lớp
Tập
Mít tinh
trung
cả
3 kỷ niệm
khối
20/11

NGL
L

Thanh niên với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ Chủ nhiệm

quốc

Ở lớp

8

NGL
L

Tập
kỷ niệm
Thanh niên với sự nghiệp BGH;
trung
xây dựng và bảo vệ Tổ Cựu chiến
cả
3 ngày
quốc (tiếp)
binh
khối
22/12

9

NGL
L

10

NGL
L


11
7

12

1

Thanh niên
gìn bản sắc
tộc
Thanh niên
gìn bản sắc
tộc (tiếp)

với việc giữ
văn hóa dân Chủ nhiệm

Ở lớp

với việc giữ
văn hóa dân Chủ nhiệm

Ở lớp

11

NGL
L


Thanh niên với lý tưởng BGH;
cách mạng
Đoàn trường

Tập
kỷ niệm
trung
cả
3 ngày
khối
03/02

12

NGL
L

Thanh niên với lý tưởng
Chủ nhiệm
cách mạng (tiếp)

Ở lớp

13 + NGL
14
L
Thán

Ở lớp


Thanh niên với truyền
BGH;
thống hiếu học và tôn sư
Đồn trường
trọng đạo

5 + NGL
6
L

2

Thanh niên với tình bạn,
Chủ nhiệm
tình yêu và gia đình
Thanh niên với tình bạn,
Chủ nhiệm
tình yêu và gia đình (tiếp)

Tiết

Mơn

Tập
Mít tinh
Thanh niên với vấn đề lập
Đồn trung
kỷ niệm
nghiệp
trường

cả
3
26/3
khối
Tên bài dạy
Thực hiện
Địa
Ghi

13


g

điểm
15

4

5

NGL
L

16

NGL
L

17


NGL
L

Thanh niên với hịa bình,
Chủ nhiệm
hữu nghị và hợp tác

chú

Ở lớp

Tập
Kỷ
BGH;
Thanh niên với hịa bình,
trung
niệm
Cựu chiến
hữu nghị và hợp tác
cả
3 ngày
binh
khối
30/4
Kỷ
BGH
Tập
niệm
Thanh niên với Bác Hồ

ngày
Đồn trường trung
19/5

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HĐNGLL KHỐI 11
Thán
g

Tiết

Mơn

9

1+2

NGL
L

3

NGL
L

4

NGL
L

10


11

Địa
điểm
Thanh niên học, tập rèn
Tập
luyện

BGH;
trung
sự nghiệp CNH, HĐH đất Đồn trường cả 3
nước
khối
Thanh niên với tình bạn,
tình
u
Chủ nhiệm
Ở lớp
và gia đình
Thanh niên với tình bạn,
Chủ nhiệm
Ở lớp
tình yêu và gia đình (tiếp)
Tên bài dạy

Thực hiện

Ghi
chú

Khai
giảng

5+6

NGL
L

Mít
Tập
Thanh niên với truyền
tinh
BGH;
trung
thống hiếu học và tơn sư
kỷ
Đồn trường cả 3
trọng đạo
niệm
khối
20/11

7

NGL
L

Thanh niên với sự nghiệp
Chủ nhiệm
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc


NGL
L

Tập
Thanh niên với sự nghiệp BGH;
trung
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Cựu chiến
cả 3
(tiếp)
binh
khối

12
8

Ở lớp
kỷ
niệm
ngày
22/12

14


9

NGL
L


10

NGL
L

1

2

11

NGL
L

Thán
g

Tiết

Mơn

2

12

NGL
L

4


13+1
4

NGL
L

15

NGL
L

16

NGL
L

17

NGL
L

Thanh niên với việc giữ gìn
Chủ nhiệm
bản sắc văn hóa dân tộc
Thanh niên với việc giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc Chủ nhiệm
(tiếp)

Ở lớp
Ở lớp


Tập
Thanh niên với lý tưởng BGH;
trung
cách mạng
Đoàn trường cả 3
khối
Địa
Tên bài dạy
Thực hiện
điểm
Thanh niên với lý tưởng
Chủ nhiệm
Ở lớp
cách mạng (tiếp)

kỷ
niệm
ngày
03/02
Ghi
chú

Mít
Tập
tinh
Thanh niên với vấn đề lập
Đồn trung
kỷ
nghiệp

trường
cả 3
niệm
khối
26/3
Thanh niên với hịa bình,
hữu
nghị
Chủ nhiệm
Ở lớp
hợp tác
Tập
Kỷ
Thanh niên với hịa bình, BGH;
trung niệm
hữu
nghị
Cựu chiến
cả 3 ngày
hợp tác
binh
khối
30/4
Tập
Kỷ
BGH;
trung niệm
Thanh niên với Bác Hồ
Đồn
cả 3 ngày

trường
khối
19/5

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HĐNGLL KHỐI 12
Thán
g

Tiết

Môn

Tên bài dạy

Thực
hiện

Địa
điểm

Ghi
chú

15


9

10


1+ 2

NGL
L

3

NGL
L

4

NGL
L

5+ 6

NGL
L

7

NGL
L

8

NGL
L


9

NGL
L

10

NGL
L

1

Thanh niên với tình bạn,
tình
u
hơn nhân và gia đình
Thanh niên với tình bạn,
tình u hơn nhân và gia
đình (tiếp)

Tập
trung Khai
cả 3 giảng
khối

Chủ
nhiệm

Ở lớp


Chủ
nhiệm

Ở lớp

Thanh niên với truyền BGH;
thống hiếu học và tơn sư Đồn
trọng đạo
trường
Thanh niên với sự nghiệp
Chủ
xây dựng và bảo vệ Tổ
nhiệm
quốc
BGH;
Thanh niên với sự nghiệp
Cựu
xây dựng và bảo vệ Tổ
chiến
quốc (tiếp)
binh
Thanh niên với việc giữ Chủ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhiệm
Thanh niên với việc giữ
Chủ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc
nhiệm
(tiếp)

Mít

Tập
tinh
trung
kỷ
cả 3
niệm
khối
20/11
Ở lớp
Tập
Kỷ
trung
niệm
cả 3
22/12
khối
Ở lớp
Ở lớp
Tập
Kỷ
trung
niệm
cả 3
03/02
khối

11

NGL
L


BGH;
Thanh niên với lý tưởng
Đoàn
cách mạng
trường

12

NGL
L

Thanh niên với lý tưởng Chủ
cách mạng (tiếp)
nhiệm

Ở lớp

Tiết

Môn

Tên bài dạy

Thực
hiện

Địa
điểm


2

Thán
g

Thanh niên học tập rèn BGH;
luyện vì sự nghiệp CNH, Đồn
HĐH đất nước
trường

Ghi
chú

16


3

13+1
4

NGL
L

15

NGL
L

16


NGL
L

17

NGL
L

4

5

Mít
Tập
tinh
Thanh niên với vấn đề lập
Đồn trung
kỷ
nghiệp
trường
cả 3
niệm
khối
26/3
Thanh niên với hịa bình,
Chủ
hữu
nghị
Ở lớp

nhiệm
hợp tác
BGH;
Tập
Kỷ
Thanh niên với hịa bình,
Cựu
trung niệm
hữu
nghị
chiến
cả 3 ngày
hợp tác (tiếp)
binh
khối
30/4
Tập
Kỷ
BGH;
trung niệm
Thanh niên với Bác Hồ
Đoàn
cả 3 ngày
trường
khối
19/5

Từ phân phối chương trình trên, chúng tối thấy thời lượng dành cho công tác giáo dục
TTLSVH cũng ở mức tương đối. Các nội dung được quan tâm như: giáo dục truyền thống
tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, lí tưởng cách

mạng. Tại các buổi sinh hoạt chung, nhà trường đã có những chương trình phù hợp để thực
hiện được mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó, ở các bộ mơn văn hóa, nhà trường chỉ đạo cụ thể: Tất cả các môn học
GDCD, Lịch sử, Ngữ văn... ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh thì thơng qua đó
phải coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. Khơng thể giao
phó nhiệm vụ ấy cho riêng một mơn học nào mà cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, biện
chứng với nhau hoặc tích hợp liên mơn hướng tới một mục đích chung cuối cùng là giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
Tuy nhiên nói như vậy khơng có nghĩa giáo dục truyền thống trong học đường khơng
tồn tại những khó khăn nhất định. Cụ thể, bên cạnh việc đảm bảo nội dung chương trình
khung bắt buộc đối với các mơn học chính thức thì hiện nay trong chương trình giáo dục phổ
thơng đã có nhiều nội dung cần lồng ghép, “tích hợp”. Do đó, khơng cịn nhiều thời gian cho
việc lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống.

17


Ở các bộ môn đã kể trên, các giáo viên đã cố gắng đổi mới phương pháp giáo dục, để
đưa những nội dung giáo dục truyền thống vào bài học tạo sân chơi, hoạt động nhóm một
cách nhẹ nhàng, sáng tạo.
Trong các hoạt động chủ điểm đều có các hoạt động kỉ niệm, các pano tuyên truyền,
tổ chức sân khấu hóa... gắn với các ngày lễ lớn để từ đó giáo dục truyền thống, lịch sử cho
học sinh. Bên cạnh đó là các hoạt động hướng về cội nguồn, báo cơng dâng hương... giúp
học sinh có nhiều trải nghiệm thú vị hấp dẫn lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống. Hoạt
động trải nghiệm đến các địa chỉ đỏ rất cần thiết nhưng phải đi xa nên vấn đề kinh phí và
khâu an tồn cũng gây ra khơng ít khó khăn.
Có thể nói, trong những năm qua nhà trường đã xác định một cách nghiêm túc vai trị
của cơng tác giáo dục truyền thống đối với học sinh; từ đó có chương trình tun truyền,
giáo dục phù hợp nhằm khơi dậy ý thức tự tôn, tự hào dân tộc ở các em
Một số hoạt động GDTTLSVH đã được tổ chức

tại Trường THPT Quỳnh Lưu trong những năm học vừa qua
Tác giả sáng kiến triển khai 1 dự án dạy học liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập

Ngoại khóa Văn học dân gian

18


Tổ chức các lễ kỉ niệm

19


Về nguồn - học sinh thăm khu di tích lịch sử Truông Bồn
Tuy nhiên, từ thực tiễn công tác, chúng tôi nhận thấy các hoạt động chưa thực sự chú ý
đến các lễ hội dân gian. Trong khi đó ở các lễ hội kết tinh nhiều mà giá trị mà chúng tơi đã
trình bày ở chương 1. Thế nên, nếu biết cách tổ chức, khai thác các lễ hội dân gian sẽ tiếp
tục góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết cho học sinh về các giá trị truyền thống, bồi đắp
thêm niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương cho các em học sinh.
2.2.Từ quan niệm, cách ứng xử của phụ huynh học sinh
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân
cách con người Việt Nam… bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh
viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con
người Việt Nam”.
Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã và đang ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt
trong đời sống xã hội của Việt Nam. Ngành giáo dục khơng thể đứng ngồi cuộc. Chính điều
này đã làm thay đổi nhiều quan điểm, nhiều suy nghĩ của các phụ huynh học sinh. Hiện nay,
do sự tác động của đời sống kinh tế thị trường nên rất nhiều bậc phụ huynh “chỉ đạo” con chỉ
được học các môn tự nhiên để thi vào những trường dễ kiếm ra tiền, không được chú trọng

học các môn xã hội. Trong khi đó, các giá trị TTLSVH lại chủ yếu được lồng ghép từ các
môn như Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục cơng dân... Rồi nhiều gia đình khơng cho con đi trải
nghiệm, khơng phải vì lí do kinh tế mà không muốn con ra khỏi nhà cùng người khác, sợ
con say xe... Chính điều này đã tạo ra khơng ít khó khăn cho cơng tác giáo dục truyền thống

20


Qua khảo sát, trao đổi chúng tôi cũng nhận thấy ở tại các gia đình, cơng tác trang bị kiến
thức và kĩ năng của bố mẹ cho con cái trong các dịp lễ hội truyền thống lớn cũng chưa đúng,
chưa đủ. Chẳng hạn, dịp Tết cổ truyền, nhiều cha mẹ chưa chia sẻ cùng con về ý nghĩa của
Tết, chưa động viên con chuẩn bị các món ăn đón tết như gói bánh chưng, làm mứt...; chưa
yêu cầu con dọn nhà, đi chúc Tết người thân. Các bậc phụ huynh cần phải cho các em thấy
đó vừa là tình cảm nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm, bổn phận. Hoặc có lúc quan tâm, tổ
chức chào mừng ngày lễ truyền thống lại hơi thái q. Khơng khó để chúng ta thấy hình ảnh
các xóm, các nhà tổ chức tiệc linh đình trong dịp Tết trung thu cho người lớn mà quên đi đối
tượng cần quan tâm là các bạn nhỏ.
Bên cạnh đó, tại các lễ hội dân gian tại địa phương, nhiều bậc phụ huynh không cho con
cái tham gia trải nghiệm lễ hội khi sắp xếp được thời gian. Họ cho rằng: đi chơi mệt người,
tốn thời gian, ở nhà mà học... Đó hồn tồn là cách nghĩ khơng đúng. Chính điều đó đã để
lại cho các em những thiệt thòi bởi được trải nghiệm cùng lễ hội các em sẽ được thư giãn,
được hiểu hơn về truyền thống quê hương, cũng là dịp để tăng cường việc giao lưu, kết nối
cùng những người xung quanh.
Rõ ràng là cần một sự thay đổi để gia đình có thể chung tay cùng nhà trường để giáo
dục truyền thống, để hình thành nhân cách cho các em bởi gia đình và xã hội là mơi trường
vun đắp, ni dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành giá trị đạo đức cho học sinh.
Từ thực tế chúng tôi nhận rõ: có những phụ huynh “rất ngại thay đổi”, vì vậy mà sự thay đổi
cần đến từ chính những học sinh – những đối tượng mà phụ huynh quan tâm nhất.
2.3. Đến ý thức, thái độ, tình cảm của học sinh
Với mong muốn có một cái nhìn thấu đáo về vấn đề nghiên cứu, chúng tơi đã tiến hành

trao đổi, trị chuyện với nhiều học sinh trong nhiều năm học liên tiếp khi lên kế hoạch thực
hiện đề tài. Đặc biệt, để có một con số mang tính định lượng, chúng tôi đã tiến hành làm
phiếu khảo sát với 153 học sinh ở 4 lớp đang trực tiếp giảng dạy tại trường THPT ….. Gồm
có các lớp: 12A1, 12A3, 12D4, 11D5.
* Mục đích khảo sát
- Tìm hiểu nhận thức, hiểu biết của học sinh về sự cần thiết của việc giáo dục
truyền thống lịch sử, văn hóa cũng như những hiểu biết về các lễ hội dân gian.
- Xác định rõ tâm thế, tình cảm của học sinh trước các giá trị truyền thống cốt lõi để
từ đó xác định những khó khăn của giáo viên và học sinh gặp phải, để bước đầu đề xuất

21


những biện pháp nhằm giáo dục truyền thống cho phù hợp, nhất là thông qua các lễ hội
dân gian.
* Phương pháp khảo sát
Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành: Dùng phiếu khảo sát, trao đổi trực tiếp với học
sinh.
Mẫu phiếu khảo sát
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ HIỂU BIẾT VỀ CÁC LỄ HỘI DÂN GIAN
Họ và tên: ........................................
Lớp: .................................................
Địa chỉ: ............................................
1.Theo em, có cần thiết phải giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa trong nhà trường?
A.Rất cần thiết
B. Cần thiết
E. Hồn tồn khơng cần thiết

C. Bình thường


D. Không cần thiết

2.Trong các lễ hội dân gian tại Việt Nam, lễ hội nào được xem là lớn nhất trong năm?
A. Tết cổ truyền dân tộc

B. Lễ hội chùa Hương

C. Lễ hội Đền Hùng

C.Tết trung thu

3. Với Tết cổ truyền dân tộc, em thích điều gì?
A. Gói bánh chưng, soạn Tết

B. Được mừng tuổi, được đi chơi

C. Được sum họp cùng gia đình

D. Tất cả các ý trên

4. Em có thể kể được bao nhiêu lễ hội dân gian tại khu vực Huyện Quỳnh Lưu và thị xã
Hoàng Mai?(Ghi cụ thể tên lễ hội)
A. 0

B. 1 (.....................................)

C. 2 (.........................................)

D. 3 trở lên (...................................................................................................................)

5. Nếu được hỏi, em có thể giới thiệu cụ thể về một trong những lễ hội đó được khơng?
A. Có thể

B. Khơng thể

6. Em đã từng đi xem, trải nghiệm các hoạt động tại các lễ hội dân gian ở địa bàn Quỳnh
Lưu, Hoàng Mai chưa?
A. Đã từng tham gia

B. Chưa từng tham gia
Xin trân trọng cảm ơn!
-----------------------

22


* Kết quả khảo sát
Sau khi xử lí phiếu khảo sát, chúng tơi có kết quả cụ thể như sau:
Bảng tỉ lệ học sinh hiểu về sự cần thiết giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa
Tổng
số học
sinh

Rất cần
thiết

153

90
58,8%


Cần
thiết

Bình
thường

50
32,7 %

Khơng
cần thiết

13
8,4%

Hồn
khơng
thiết

tồn
cần

0

0

Được
sum họp
cùng gia

đình

Tất cả các ý
trên

9
5,9%

127
83%

Bảng tỉ lệ học sinh hiểu về Tết cổ truyền
Tổng
số
học
sinh

Tết
cố
truyền là
lễ hội lớn
nhất trong
năm

Thích nhất ở Tết cổ truyền là...

153

153 100%


10 15,3%

Gói bánh
chưng,
soạn tết

Được
mừng
tuổi,
được
chúc
mừng
7
4,6%

Bảng tỉ lệ học sinh hiểu và tham gia lễ hội dân gian tại địa phương
Bảng 1
Tổng số
học sinh

153

Kể tên được các lễ hội tại Huyện Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai

0 lễ hội

1 lễ hội

2 lễ hội


3 lễ hội trở lên

0
%

25
16,3%

47
30,7%

81
52,9%

Bảng 2

23


Tổng số
học sinh
153

Có thể giới thiệu về một lễ
hội tại địa phương
Có thể
Khơng thể
52
101 66,1%
33,9%


Đã từng đi xem, trải nghiệm lễ hội
dân gian
Đã từng
Chưa từng
60
93
39,2%
60,7%

Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy:
- Học sinh đều nhận thức rõ về việc cần thiết của việc giáo dục truyền thống lịch sử,
văn hóa. Đó là tín hiệu đáng mừng. Vì nó chứng tỏ học sinh khơng hề thờ ơ với những giá
trị tốt đẹp của dân tộc ta. Đó cũng là điều kiện tốt để giáo viên có thể tổ chức các hoạt
động trải nghiệm, giáo dục kĩ năng sống.
- Học sinh có những suy nghĩ, những hiểu biết đúng về Tết cổ truyền dân tộc, Đại
đa số các em đều mong chờ Tết – một lễ hội lớn nhất trong năm, kết tinh nhiều giá trị tinh
thần thiêng liêng.
- Về những lễ hội dân gian tại địa phương, học sinh có hiểu biết khá khiêm tốn. Đây
là một thiếu sót trong cơng tác giáo dục. Vì việc chăm sóc, tìm hiểu các di tích là trách
nhiệm của học sinh. (Thông thường, các lễ hội đều gắn liền với các di tích lịch sử, văn
hóa).
- Đại đa số học sinh đều không thể giới thiệu một cách tường tận một lễ hội tại địa
bàn huyện Quỳnh Lưu hoặc thị xã Hồng Mai. Lí do là các em chỉ biết tên lễ hội mà chưa
có cơ hội để tìm hiểu kĩ càng.
- Học sinh ít tham gia trải nghiệm tại các lễ hội, nhất là các lễ hội dân gian tại địa
bàn dân cư các em đang sinh sống.
* Nguyên nhân
Trên cơ sở trao đổi trực tiếp cùng học sinh, từ kết quả thu được qua q trình xử lí
phiếu khảo sát, chúng tôi ghi nhận nguyên nhân đến từ hai phía:

Về phía giáo viên:
- Giáo viên chưa giới thiệu một cách đầy đủ về các lễ hội dân gian, từ Tết cổ truyền
dân tộc, các lễ hội có quy mơ lớn của cả nước, nhất là các lễ hội tại địa phương. Một số
giáo viên đơi khi cịn khơng thực sự quan tâm về vấn đề này.
- Một số giáo viên còn thiếu sự phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể, phụ huynh
trong việc giáo dục truyền thống cho học sinh
- Hình thức giới thiệu chưa thực sự ấn tượng, vì thế khơng thực sự kích thích sự
khám phá, tìm hiểu nơi học sinh
Về phía học sinh:

24


- Nhiều học sinh khơng xác định được việc tìm hiểu các giá trị truyền thống cũng là
một nhiệm vụ học tập.
- Một bộ phận không nhỏ học sinh nhận thức hết sức nông cạn và hời hợt đối với
truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc
- Kĩ năng để trình bày những hiểu biết của mình cịn rất hạn chế
- Tỉ lệ HS tích cực, chủ động, thích thú với việc trải nghiệm các lễ hội dân gian tại
địa phương đang ở mức độ vừa phải, lí do là do thời gian học quá nhiều, do không được
thông tin, giới thiệu một cách đầy đủ, do phụ huynh không ủng hộ việc tham gia.
Tất cả những nguyên nhân trên khiến cho công tác GDTTLSVH thông qua các lễ
hội dân gian gặp nhiều khó khăn, chưa đi vào chiều sâu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho thế hệ trẻ trong đó có học sinh phổ
thông là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, quan trọng, địi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư
thích đáng. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, của các cấp, các ngành, đồn thể, gia đình và
tồn xã hội; tạo điều kiện tối đa cho thế hệ trẻ học tập, lao động, cống hiến, là lực lượng
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân

tộc. Để làm sao để sau khi ra trường mỗi học sinh đều phải có lý tưởng đẹp, có tình u Tổ
quốc và lịng tự hào tự tơn dân tộc, phát triển về trí tuệ và thể chất, kỹ năng sống tốt, năng
động, sáng tạo, là nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển của
thủ đô, đất nước, hướng tới cơng dân tồn cầu.
Mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì lớn nhưng hiện tại công tác giáo dục truyền thống
chưa phát huy hết tại các nhà trường và đang gặp khơng ít những trở ngại từ chính phụ
huynh và ý thức, thái độ của học sinh.Vậy, làm thế nào để có thể giáo dục được truyền
thống lịch sử, văn hóa một cách hiệu quả nhất khi gắn nhiệm vụ đó với các lễ hội dân gian,
chúng ta cùng tìm hiểu ở chương 3.

25


×