Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Vì sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.5 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Vì sao trẻ ăn nhiều mà khơng tăng</b>


<b>cân?</b>



<b>Suckhoedoisong.vn - Có những bà mẹ rất chăm con nhưng bé </b>
<b>vẫn bị chê cịi, gầy. Điều này vơ tình làm mẹ cảm thấy áp lực vì </b>
<b>ni con chưa đúng cách, dẫn đến ép con ăn nhiều hơn, lâu dần</b>
<b>có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Một trong những </b>
<b>nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trẻ kém hấp thu. Các</b>
<b>chất dinh dưỡng, vitamin và khống chất từ thực phẩm khơng </b>
<b>được tiếp nhận tốt trong q trình tiêu hóa dẫn đến thiếu hụt </b>
<b>dinh dưỡng cần cho sự phát triển nên dù ăn tốt thì bé vẫn cịi </b>
<b>cọc và chậm tăng cân.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Khơng phải chỉ có trẻ biếng ăn mới mang đến nỗi lo cho các bậc phụ</i>
<i>huynh, mà những bé ăn nhiều không tăng cân cũng khiến cha mẹ đau</i>


<i>đầu (ảnh minh họa)</i>


Khi tình trạng kém hấp thu kéo dài, bé sẽ bị thiếu năng lượng và thiếu
chất dinh dưỡng, dẫn tới chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao,
gây còi xương, suy dinh dưỡng và kém phát triển về trí não.


Khi đó, hệ lụy là bé sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng chống
đỡ với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, làm tăng nguy cơ
viêm nhiễm cao như cảm cúm, viêm đường hô hấp, tiêu chảy… Điều
này dẫn đến bé càng chậm phát triển. Đây là vịng luẩn quẩn bệnh tật
rất khó thốt ra.


Chưa kể, bé thiếu dinh dưỡng và ốm yếu còn dễ bị rối loạn nhận thức
và cảm xúc, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, học tập
trước mắt và có thể kéo dài về sau.



Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong năm đầu của cuộc đời, sự phát
triển của trẻ thường chia thành các giai đoạn.


Trong 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh, tăng cân từ


1.000-1.200g/tháng, chiều dài tăng khoảng 3cm/1 tháng. 3 tháng tiếp theo
trẻ tăng cân nặng từ 400-600g/tháng và chiều dài thường tăng
2-2,5cm/tháng.


6 tháng tiếp theo cân nặng của trẻ tăng ít hơn, từ 300-400g/tháng. Từ
tháng thứ 7-9 chiều cao của trẻ tăng 2cm/tháng, đến 3 tháng tiếp theo
thì cịn giảm xuống 1-1,5cm/tháng. Như vậy, đến lúc 1 tuổi cân nặng
của trẻ gấp 3 lần lúc sinh (từ 9-10kg) và chiều cao tăng gấp 1,5 lần lúc
sinh (khoảng 75cm).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Để theo dõi sự phát triển của trẻ các bà mẹ phải thường xuyên cân và
đo chiều cao cho trẻ. Thường trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên cân đo cho trẻ 1
lần trong 1 tháng. Trẻ từ 1-3 tuổi, 2 tháng cân đo 1 lần và trẻ trên 3 tuổi
là 3 tháng 1 lần.


Nếu trẻ suy dinh dưỡng hoặc thừa cân thì phải cân đo hàng tháng thậm
chí 2 tuần 1 lần. Sau mỗi đợt trẻ bệnh cũng phải cân đo để theo dõi sự
phục hồi của trẻ. Tốt nhất, mẹ nên sử dụng bảng chiều cao theo tuổi,
cân nặng theo tuổi, để xác định tình trạng sức khỏe của trẻ.


<i>Biểu đồ tăng trưởng theo cân nặng bé trai (nguồn Bộ Y tế - Viện Dinh</i>
<i>dưỡng)</i>


Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý nếu trẻ có các triệu chứng


của kém hấp thu như chậm lên cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển
chiều cao; thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị đau bụng, chướng và sôi
bụng; sút cân, mệt mỏi, kém linh hoạt thì nên đưa trẻ đến khám với bác
sĩ để chẩn đốn và có hướng xử lý kịp thời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

hiện và được tư vấn cách khắc phục sớm sẽ mang đến hiệu quả cao,
tránh ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.


Bé nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ăn dặm đúng thời
điểm khi trẻ được 6 tháng tuổi. Bởi việc cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng
tuổi không đem lại bất kỳ hiệu quả nào, ngược lại còn có thể khiến bé
gặp phải nhiều vấn đề về tiêu hóa.


Để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn vàng phát triển, chế độ
ăn của bé phải đảm bảo đủ năng lượng và có đủ các dưỡng chất hỗ trợ
tăng trưởng chiều cao, kích thích sự thèm ăn là chất đạm, lysine,


vitamin nhóm B, vitamin A, D, E, canxi, kẽm, sắt, iốt.


Không nên cho trẻ dùng các đồ uống có đường nhiều hoặc các chất
kích thích như nước ngọt, trà và cà phê. Tránh ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên
nhiều dầu mỡ.


<i>Đối với những gia đình có con nhỏ, mong muốn lớn nhất là mỗi bữa ăn,</i>
<i>trẻ ăn uống ngon miệng, hấp thu tốt dinh dưỡng đã nạp vào cơ thể và</i>


<i>bé tăng cân tốt (ảnh minh họa)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Bên cạnh dinh dưỡng, giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của
bé. Trẻ sơ sinh đến dưới 3 tuổi cần ngủ dài hơn, trung bình từ 12 đến 14


tiếng mỗi ngày, hormone tăng trưởng giúp phát triển chiều cao được
tiết ra nhiều từ 23h đêm đến 2h sáng.


</div>

<!--links-->

×