Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.38 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN THỊ THU VÂN

ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TRONG THÀNH TẠO BAZAN PHỤC VỤ CẤP NƯỚC SINH HOẠT
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC BỀN VỮNG
NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2019

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN THỊ THU VÂN

ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TRONG THÀNH TẠO BAZAN PHỤC VỤ CẤP NƯỚC SINH HOẠT
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC BỀN VỮNG


NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60440301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1. GS.TS. Lê Đình Thành

2. TS. Hà Hải Dương

HÀ NỘI, NĂM 2019

2


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Thị Thu Vân

Mã số học viên: 1582440301009

Lớp: 23KHMT21

Khóa học: 23

Chun ngành: Khoa học Mơi trường

Mã số: 60440301

Tôi xin cam đoan tập luận văn được chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.
TS. Lê Đình Thành và TS. Hà Hải Dương với đề tài nghiên cứu trong luận văn: “Đánh
giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong vững thành tạo bazan phục vụ cấp nước

sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây,
do đó, khơng phải là bản sao chép của bất kỳ một luận văn nào. Nội dung của luận văn
được thể hiện theo đúng quy định. Các số liệu, nguồn thông tin trong luận văn là do tơi
điều tra, trích dẫn và đánh giá. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện
trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung tơi đã trình bày trong luận văn này.
Hà Nội, ngày ……. tháng …… năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Vân

i


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo bộ môn Quản lý môi trường,
trường đại học Thủy lợi đã giảng dạy tận tình, quan tâm, trau dồi kiến thức, động viên
học viên không ngừng nỗ lực trang bị thêm nguồn kiến thức, kỹ năng tốt nhất để hoàn
thành luận văn, sự giảng dạy và chỉ bảo không mệt mỏi của các thầy cô giáo trong suốt
thời gian qua. Đặc biệt là sự hướng dẫn ân cần, tỉ mỉ của GS.TS. Lê Đình Thành và sự
giúp đỡ tận tâm của TS. Hà Hải Dương trong suốt thời gian từ khi tôi được nhận đề tài
Luận văn đã giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi rất nhiều điều, trau dồi thêm kiến thức chuyên
môn, cách thức hồn thành luận văn mà tự tơi khó có thể hồn thiện được.
Tơi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới các cán bộ tại các phòng ban Đào tạo đại học và sau
đại học, cán bộ tại văn phịng khoa Hóa và Mơi trường - Trường Đại học Thủy lợi đã
tạo điều kiện, cũng như cung cấp cho tơi những thơng tin bổ ích và kịp thời để tơi có
thể hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


ii


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 3
5. Nội dung chính của luận văn....................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH
GIA LAI..........................................................................................................................5
1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai .............................. 5
1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ...........................................................................5
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................11
1.2. Tổng quan về khai thác và sử dụng nước dưới đất tỉnh Gia Lai .........................13
1.2.1. Khai thác nước cho ăn uống sinh hoạt ở nông thôn .....................................13
1.2.2. Hiện trạng cấp nước đô thị ...........................................................................16
1.2.3. Hiện trạng cấp nước cho nông nghiệp ..........................................................17
1.3. Tổng quan các phương pháp bảo vệ tài nguyên nước ngầm ............................... 18
1.3.1. Phương pháp giếng khai thác........................................................................18
1.3.2. Kỹ thuật bổ sung nhân tạo trực tiếp từ bề mặt ..............................................19
1.3.3. Kỹ thuật bổ sung nhân tạo trực tiếp dưới bề mặt..........................................21
1.3.4. Kỹ thuật bổ sung nhân tạo trực tiếp kết hợp .................................................23
1.3.5. Kỹ thuật bổ sung nhân tạo gián tiếp ............................................................. 23
Tổng kết chương 1 .....................................................................................................24
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG

THÀNH TẠO BAZAN PHỤC VỤ CẤP NƯỚC SINH HOẠT ............................... 26
2.1. Đánh giá tài nguyên nước tỉnh Gia Lai ............................................................... 26
2.1.1. Nguồn tài nguyên nước mưa.........................................................................26
2.1.2. Nguồn tài nguyên nước mặt..........................................................................29
2.1.3. Nguồn tài nguyên nước dưới đất ..................................................................32

iii


2.2. Đánh giá tình hình KTSD nước ngầm và các yếu tố ảnh hưởng đến việc suy
giảm mực nước ngầm tại tỉnh Gia Lai ....................................................................... 44
2.2.1. Tình hình khai thác sử dụng và hạ thấp mực nước ngầm tại tỉnh Gia Lai ... 44
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc suy giảm mực nước ngầm tại tỉnh Gia Lai 45
2.3. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất tỉnh Gia Lai ............................... 49
2.3.1. Nguyên tắc đánh giá ..................................................................................... 49
2.3.2. Đánh giá trữ lượng nước dưới đất tỉnh Gia Lai ............................................ 51
2.3.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất tỉnh Gia Lai......................... 57
2.4. Phân vùng nước dưới đất .................................................................................... 67
2.4.1. Phân vùng trữ lượng nước dưới đất tỉnh Gia Lai ......................................... 67
2.4.2. Phân vùng chất lượng nước dưới đất tại tỉnh Gia Lai .................................. 71
Tổng kết Chương 2 .................................................................................................... 74
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC BỀN VỮNG NGUỒN
NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH GIA LAI .......................................................................... 76
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................................... 76
3.2. Giải pháp phi cơng trình ..................................................................................... 77
3.3. Giải pháp cơng trình............................................................................................ 78
3.3.1. Định hướng cho giải pháp cơng trình ........................................................... 78
3.3.2. Nghiên cứu cụ thể thiết kế cơng trình bồi bổ nước dưới đất cho một trường
hợp cụ thể ............................................................................................................... 79
3.3.3. Tính tốn thiết kế kênh thu gom nước mưa .................................................. 80

3.3.4. Tính tốn bể bổ cập ...................................................................................... 94
3.3.5. Giếng khai thác ............................................................................................. 95
3.3.6. Đánh giá hiệu quả khai thác ......................................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 102
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 104

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Dân số, mật độ dân số tỉnh Gia Lai năm 2016 ..............................................11
Bảng 1.2. Giếng đào khai thác nước hiện có ở tỉnh Gia Lai .........................................14
Bảng 1.3. Điểm lộ, nguồn tự chảy và lỗ khoan đang khai thác .....................................15
Bảng 1.4. Hiện trạng cấp nước tập trung của tỉnh Gia Lai ............................................16
Bảng 1.5. Cơng trình lỗ khoan khai thác nước ở Gia Lai. .............................................17
Bảng 1.6. Tỷ lệ phần trăm nhu cầu tưới từ nước mặt và nước ngầm ............................ 18
Bảng 2.1. Tần suất phân phối mưa năm trên các vùng (mm) ........................................29
Bảng 2.2. Phân phối dòng chảy tháng các lưu vực (m3/s) .............................................30
Bảng 2.3. Dòng chảy kiệt ở một số trạm thủy văn ........................................................32
Bảng 2.4. Kết quả hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước bazan bq1 ....................34
Bảng 2.5. Kết quả hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước bazan b(n2- qI) .............35
Bảng 2.6. Kết quả hút nước thí nghiệm lỗ khoan trong tầng q1 ...................................39
Bảng 2.7. Kết quả hút nước thí nghiệm lỗ khoan trong bazan bq1................................ 40
Bảng 2.8. Kết quả hút nước thí nghiệm lỗ khoan trong bazan b(n2- q1) .......................41
Bảng 2.9. Kết quả hút nước thí nghiệm lỗ khoan trong bazan b(n2- q1) .......................43
Bảng 2.10. Trữ lượng nước tĩnh tỉnh Gia Lai theo lưu vực sông ..................................52
Bảng 2.11. Trữ lượng nước tĩnh tỉnh Gia Lai theo địa giới hành chính ........................53
Bảng 2.12. Trữ lượng động tự nhiên tỉnh Gia Lai theo địa giới hành chính .................54
Bảng 2.13. Trữ lượng động tự nhiên tỉnh Gia Lai theo địa giới hành chính .................56

Bảng 2.14. Kết quả chất lượng NNĐ mùa khô tại LVS Sêsan .....................................59
Bảng 2.15. Kết quả chất lượng NNĐ mùa khô tại LVS Đăbla .....................................60
Bảng 2.16. Kết quả chất lượng NNĐ mùa khô tại LVS Ba ..........................................61
Bảng 2.17. Kết quả chất lượng NNĐ mùa khô tại LVS Ia mơ – Ia Lốp .......................62
Bảng 2.18. Khả năng đáp ứng của nước dưới đất với các nhu cầu sử dụng năm 2015 67
Bảng 2.19. Khả năng đáp ứng của nước dưới đất với các nhu cầu sử dụng năm 2025 68
Bảng 3.1. Lượng mưa thời đoạn 1, 3, 5, 7 ngày max ....................................................81
Bảng 3.2 Lượng mưa lớn nhất và nhỏ nhất của các thời đoạn mưa tiêu .......................82
Bảng 3.3. Tính chất bao của các nhóm ngày mưa lớn nhất...........................................82
Bảng 3.4. Tỷ lệ lượng mưa giữa các thời đoạn (%) ......................................................83
Bảng 3.5. Đặc trưng thống kê của đường tần suất lý luận ............................................83
Bảng 3.6. Sắp xếp số liệu lượng mưa 5 ngày max ........................................................83
Bảng 3.7. Tần suất mưa lý luận .....................................................................................84
Bảng 3.8. Số lần xuất hiện đỉnh mưa trong mơ hình mưa 5 ngày max .........................85
Bảng 3.9. Một số trận mưa có lượng mưa xấp xỉ lượng mưa thiết kế........................... 86
Bảng 3.10. Mơ hình mưa tiêu thiết kế khu vực nghiên cứu ..........................................88
v


Bảng 3.11. Hệ số tiêu cho các loại thảm phủ ................................................................ 88
Bảng 3.12. Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu ............................................... 88
Bảng 3.13. Hệ số tiêu sơ bộ theo hiện trạng của hệ thống ............................................ 89
Bảng 3.14. Hiệu chỉnh hệ số tiêu của hệ thống theo hiện trạng .................................... 91
Bảng 3.15. Tổng hợp khối lượng bơm thổi rửa và hút nước thí nghiệm ...................... 97
Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả hút nước thí nghiệm và khai thác thử giếng đào Trường
TH Nguyễn Du .............................................................................................................. 98
Bảng 3.17. Kết quả trữ lượng theo phương pháp thủy lực ............................................ 99

vi



DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1. Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai ...................................................................... 5
Hình 1. 2. Bản đồ địa hình tỉnh Gia Lai .......................................................................... 7
Hình 1. 3. Lượng nước sử dụng cho các loại hình kinh tế năm 2015-2016 .................. 17
Hình 1. 4. Cấu tạo giếng đứng khai thác nước ngầm .................................................... 18
Hình 1. 5. Giếng ngang khai thác nước ngầm ............................................................... 19
Hình 1. 6. Sơ đồ hệ thống sử dụng phương pháp làm ngập đất .................................... 19
Hình 1. 7. Sơ đồ hệ thống sử dụng phương pháp sử dụng kênh, mương ...................... 20
Hình 1. 8. Sơ đồ hệ thống sử dụng phương pháp hồ chứa BSNT ................................. 20
Hình 1. 9. Sơ đồ hệ thống sử dụng phương pháp trữ nước từ dịng chảy mặt .............. 21
Hình 1. 10. Giếng khoan bổ cập nước ngầm nhân tạo .................................................. 22
Hình 1. 11. Giếng đào bổ cập nước ngầm nhân tạo trọng lực ....................................... 22
Hình 1. 12. Hồ chứa kết hợp với giếng bổ cập nước ngầm ........................................... 23
Hình 1. 13. Đập ngầm.................................................................................................... 24
Hình 2.1. Phân phối mưa năm lưu vực sơng Sê San ..................................................... 27
Hình 2.2. Phân phối mưa năm lưu vực sơng Ba ............................................................ 28
Hình 2.3. Phân phối mưa năm theo khơng gian ............................................................ 28
Hình 2.4. Trữ lượng động tự nhiên tỉnh Gia Lai ........................................................... 55
Hình 2.5. Sơ đồ vị trí lấy mẫu NDĐ .............................................................................. 58
Hình 2.6. Phân vùng trữ lượng khai thác an toàn khu vực Gia Lai năm 2015 .............. 70
Hình 2.7. Phân vùng trữ lượng khai thác an tồn khu vực Gia Lai năm 2025 .............. 70
Hình 2.8. Phân vùng tổng khống hóa TDS nước dưới đất .......................................... 72
Hình 2.9. Phân vùng nhiễm Sắt nước dưới đất.............................................................. 73
Hình 2.10. Phân vùng tổng Nitơ nước dưới đất ............................................................ 74
Hình 3.1. Vùng xây dựng mơ hình ................................................................................ 80
Hình 3.2. Mưa ngày trạm Pleiku (từ 1988 đến 2018) ................................................... 81
Hình 3.3. Biểu đồ phân phối mưa năm 2007 và năm 2011 ........................................... 87
Hình 3.4. Giản đồ hệ số tiêu sơ bộ theo hiện trạng của hệ thống. ................................. 89

Hình 3.5. Giản đồ hệ số tiêu của hệ thống sau khi hiệu chỉnh. ..................................... 91
Hình 3.6. Mặt cắt rãnh thốt nước ................................................................................. 93
Hình 3.7. Mặt cắt bể bổ cập ........................................................................................... 95
Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn kết quả bơm nước thí nghiệm và hồi thủy bơm thí nghiệm97
Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn kết quả bơm nước thí nghiệm khai thác thử và hồi thủy bơm
thí nghiệm khai thác thử ................................................................................................ 98

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BSNT

: Bổ sung nhân tạo

ĐCCT

: Địa chất cơng trình

ĐCTV

: Địa chất thủy văn

KCN


: Khu công nghiệp

NDĐ

: Nước dưới đất

NN & PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp

NSH & VSMT

: Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường

LK

: Lỗ khoan

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam



: Quyết định

QH & ĐT

: Quy hoạch và Điều tra


TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD

: Tiêu chuẩn xây dựng

TNN

: Tài nguyên nước

TN & MT

: Tài nguyên và Môi trường

TP

: Thành phố

TT

: Thị trấn

XD

: Xây dựng

UBND


: Ủy ban nhân dân

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đợt El Ninõ kỷ lục năm 2014-2015 đã gây ra đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong
vòng 50-60 năm trở lại đây cho nhiều vùng của Việt Nam, trong đó có Tây Nguyên.
Ngay từ mùa khô 2014, hạn hán cũng đã bắt đầu xuất hiện cục bộ ở Tây Nguyên, và
tiếp tục hoành hành trong mùa khô 2015 với mức độ cao hơn, trên quy mô rộng hơn,
kéo dài đến hết mùa khô năm 2016. Tính đến hết đợt hạn hán 2015-2016, Tây Nguyên
đã có gần 179.206 ha cây trồng bị hạn hán, thiếu nước và hàng chục nghìn người thiếu
nước sinh hoạt, thiệt hại khoảng 1.700 tỷ đồng. Trong đó, riêng Gia Lai, tổng diện tích
cây trồng bị thiệt hại là 22.849ha, và 8.483 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, ước tính thiệt
hại khoảng 372,832 tỷ đồng (Sở NN&PTNT Gia Lai, 2016).
Tài nguyên nước của Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng khá dồi dào.
Tổng trữ lượng nước mặt của Gia Lai khoảng 23 tỷ m3 phân bố trên các hệ thống sơng
chính (sơng Ba, sơng Sê San và phụ lưu hệ thống sông Srêpok). Sông suối của tỉnh Gia
Lai có đặc điểm ngắn và độ dốc lớn, rất thuận lợi trong việc xây dựng các cơng trình
hồ chứa vừa và nhỏ. Tuy nhiên, các cao nguyên lại đang đối mặt với tình trạng rất
thiếu nước mặt, do khơng có điều kiện để xây dựng cơng trình tưới. Hiện tại, trên cao
nguyên Pleiku chỉ có Biển Hồ là nơi dự trữ nước mặt lớn nhất, song cũng chỉ được sử
dụng để cung cấp nước sinh hoạt của thành phố Pleiku và các vùng phụ cận. Về tài
nguyên nước dưới đất, theo kết quả điều tra của Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài
nguyên nước miền Trung, tổng lượng dịng ngầm của Gia Lai là khoảng 950 triệu
m3/năm. Nhìn chung, tiềm năng nước dưới đất của tỉnh có trữ lượng khá lớn, chất
lượng nước khá tốt, và phân bố chủ yếu trong phức hệ chứa nước phun trào bazan.
Cùng với các nguồn nước mặt dồi dào, Gia Lai là tỉnh rất có tiềm năng về tài nguyên
nước, có thể đảm bảo cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Tuy nhiên, theo Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, hiện nay hàng ngàn hộ dân ở địa phương
đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Nguyên nhân là do vấn đề quản lý tài
nguyên nước chưa hợp lý và việc vận hành các cơng trình cấp nước chưa đạt hiệu quả
cao. Hiện trạng khai thác nước ngầm trên địa bàn diễn ra phổ biến và hầu như khơng
có sự giám sát của cơ quan chức năng. Việc tự động đào giếng, khoan giếng theo nhu
1


cầu sử dụng nước diễn ra phổ biến trong nhân dân, phần lớn ở khu vực nông thôn dẫn
đến việc mực nước ngầm bị hạ thấp nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến khả năng khai
thác nước ngầm của toàn tỉnh. Nhiều địa phương trong tỉnh do cần nước tưới cà phê,
hồ tiêu nên người dân đã tự thuê dịch vụ khoan giếng lấy nước ngầm tưới vườn, nhiều
giếng khoan sâu đến hàng trăm mét, làm ảnh hưởng lớn đến hệ thống nước ngầm dưới
lòng đất, tác động xấu đến cấu tạo địa chất của cả vùng. Ngay tại TP. Pleiku, năm
2005, tồn thành phố chỉ có 47 giếng khoan thì năm 2011 lên đến hơn 200 giếng, trong
đó chỉ có 70 giếng có phép. Hiện nay, số lượng giếng khoan của Pleiku là bao nhiêu
thì cơ quan quản lý chưa nắm chính xác được nhưng chắc chắn không dưới 2.000
giếng.
Nguồn nước ngầm sụt giảm, đã vậy địa hình của Gia Lai phổ biến là cao nguyên, đồi
núi chiếm đến 2/5 diện tích tồn tỉnh. Các tầng nước nơng trên địa bàn hiện bị ô
nhiễm, tầng nước sâu được bảo vệ bởi các tầng chứa nước phía trên; tuy nhiên cần có
biện pháp bảo đảm an tồn khi khoan và khai thác giếng khoan hợp lý. Theo báo cáo
hiện trạng bảo vệ môi trường Gia Lai từ năm 2010: Môi trường nước mặt tại hầu hết
các điểm được quan trắc cho thấy bị ô nhiễm BOD5, COD và ni tơ, nghiêm trọng nhất
là ở lưu vực sông Ba. Kể cả môi trường nước ngầm ở một vài thời điểm cũng có dấu
hiệu chua hóa, ơ nhiễm nitrat, nitrit, kim loại nặng; nghiêm trọng nhất là nguồn nước ở
các phường Thắng Lợi, Diên Hồng, Ia Kring (TP. Pleiku) bị nhiễm dầu, nhiễm phèn;
thị xã An Khê, xã Ia Mơr (huyện Chư Prông), Hbông (huyện Chư Sê), các xã trên địa
bàn huyện Krông Pa đã thiếu nước trầm trọng, mạch nước ngầm lại bị ô nhiễm vôi và
phèn, người dân không thể sử dụng được.

Do vậy, với mục đích đánh giá trữ lượng, chất lượng tài nguyên nước dưới đất để bảo
vệ và góp phần vào việc định hướng khai thác bền vững nguồn nước dưới đất của tỉnh
Gia Lai, đề tài “Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan
phục vụ cấp nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước
dưới đất tỉnh Gia Lai” được lựa chọn để nghiên cứu cho luận văn cao học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá trữ lượng và chất lượng nước dưới đất trong thành tạo bazan tỉnh Gia Lai.
- Đề xuất các giải pháp nhằm định hướng khai thác bền vững nước dưới đất tỉnh Gia Lai.

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Gia Lai
- Đối tượng nghiên cứu: Nước trong tầng chứa nước bazan
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
* Cách tiếp cận:
- Tiếp cận theo mục tiêu
- Tiếp cận theo quan điểm bền vững
- Tiếp cận theo quyết định QĐ 264/TTG cuả Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt
Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các
vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.
- Tiếp cận theo sự tham gia của người hưởng lợi
* Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn, học viên có sử dụng các phương pháp sau
để thực hiện:
- Phương pháp kế thừa: sử dụng các số liệu điều tra về trữ lượng, chất lượng nước dưới
đất trong Đề tài Nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ Quốc gia “Nghiên cứu đề xuất các
mô hình, giải pháp cơng nghệ khai thác và bảo vệ nguồn nước trong các thành tạo
bazan phục vụ cấp nước sinh hoạt bền vững tại các vùng núi cao, khan hiếm nước khu
vực Tây Nguyên”.

- Phương pháp phân tích, thống kê: Được sử dụng để phân tích, đánh giá về trữ lượng,
chất lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng như phân tích, đánh giá khả
năng đáp ứng của nguồn tài nguyên nước dưới đất với các nhu cầu của các ngành kinh
tế sử dụng nước.
- Phương pháp điều tra:
+ Tham vấn các cấp chính quyền và cộng đồng dân cư các thông tin về hiện trạng khai
thác, chất lượng của nguồn nước ngầm tại tỉnh Giai Lai (phỏng vấn bảng biểu).
+ Các tài liệu, báo cáo chuyên đề của các chuyện gia trong ngành về nước dưới đất
vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng.
+ Điều tra hiện trạng quản lý sử dụng nước dưới đất; Hiện trạng khai thác (thông số kĩ
thuật các lỗ khoan khai thác phục vụ tính tốn trữ lượng nước dưới đất)

3


- Phương pháp bản đồ số: phần mềm bản đồ ArcGis được sử dụng để phân vùng trữ
lượng, chất lượng nước dưới đất.
5. Nội dung chính của luận văn
Kết cấu luận văn cao học của học viên được chia làm 3 chương chính, nội dung cơ bản
của các Chương cụ thể như sau:
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan khai thác, sử dụng nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Chương 2. Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước trong thành tạo bazan phục vụ cấp
nước sinh hoạt
Chương 3. Đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước dưới đất tỉnh Gia Lai
Kết luận và kiến nghị.

4



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TỈNH GIA LAI
1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai
1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Gia Lai là tỉnh miền núi thuộc Bắc Tây Nguyên, với diện tích tự nhiên 15.536,93km2
(theo Quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 27/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ), có tọa
độ địa lí từ 12058’20” đến 14036’30” vĩ độ Bắc và từ 107027’23” đến 108054’40” kinh
độ Đơng. Tiếp giáp theo địa giới hành chính gồm: Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum; phía
Đơng giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú n; phía Nam giáp tỉnh ĐắkLăk;
phía Tây giáp CamPuChia với khoảng 90km là đường biên giới quốc gia (Hình 1.1).

Hình 1. 1. Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai

5


Tỉnh có Gia Lai có 17 đơn vị hành chính, gồm: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị
xã Ayun Pa, các huyện: K’Bang, Đăk Đoa, Chư Păh, Ia Grai, Mang Yang, Kông Chro,
Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Đăk Pơ, Ia Pa, Phú Thiện, Krông Pa và huyện Chư Pưh.
Với 34 dân tộc anh em sinh sống, dân số năm 2016 là 1.342.696 người, mật độ dân số
87,53 người/km2, trong đó: Nam 685.553 người chiếm 51,06%; nữ 657.143 người
chiếm 48,94%; dân số thành thị 394.197 người chiếm 29,36%; nông thơn 948.499
người chiếm 70,64%.
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình tỉnh Gia Lai có xu hướng cao dần về phía Bắc- Đơng Bắc, Nam - Đơng Nam
thoải dần về phía Tây – Tây Nam. Hướng gị núi có hình cánh cung, phần lớn quay về
hướng Đông ôm lấy cao nguyên tạo nên một ranh giới tự nhiên về khí hậu giữa Đơng
và Tây Trường Sơn. Nét nổi bật của địa hình Gia Lai là có tính phân bậc, các bậc cao
thường nằm ở phía đơng (Hình 1.2).

Bao qt, có thể thấy địa hình Gia Lai gồm các kiểu: Địa hình núi cao đến trung bình,
địa hình cao nguyên, địa hình các miền trũng và thung lũng tích tụ.
- Địa hình đồi núi từ cao đến trung bình: Chiếm khoảng 2/5 diện tích tự nhiên tồn
Tỉnh, bao gồm những vùng, khu đồi núi liền dải hoặc cục bộ, có độ cao từ 400-800m
đến 1000m, đỉnh Kon Ka Kinh cao 1748m, và độ dốc lớn hơn 150, chúng phân bố ở
các huyện ChưPhả, An Khê, KrơngPa. Dạng địa hình này thích hợp cho bảo tồn và
phát triển tài nguyên rừng, đồng thời nó trực tiếp lưu giữ lượng nước mưa đầu nguồn
của các lưu vực.
- Địa hình cao ngun: Tỉnh Gia Lai có hai cao nguyên được tạo nên từ phun trào
bazan là cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng chiếm khoảng 1/3 diện tích
tự nhiên tồn tỉnh, độ cao trung bình 400-800m, địa hình dạng lượn sóng nhẹ. Thuộc
kiểu địa hình này là các bồn chứa nước dưới đất và là các vùng, khu trồng cây công
nghiệp, nông nghiệp, cũng như quy hoạch phát triển đơ thị.
- Địa hình miền trũng và thung lũng tích tụ: Kiểu địa hình này phân bố dọc theo các
thung sông Ba và các suối nhánh của nó chủ yếu ở các huyện Krơng Pa và AYunPa.
Dạng địa hình này ít bị chia cắt khá bằng phẳng được tạo thành bởi các sản phẩm trầm

6


tích, phần trên mặt là các lớp phù sa giàu dinh dưỡng, phù hợp với quy hoạch phát
triển nơng nghiệp.

Hình 1. 2. Bản đồ địa hình tỉnh Gia Lai
1.1.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo phân loại của FAO thì đất đai, thổ nhưỡng của tỉnh Gia Lai gồm 10 nhóm cơ bản
như sau:
- Nhóm đất cát
Được hình thành chủ yếu từ trầm tích sơng và sản phẩm phá huỷ của granit, cát kết,
quartzit. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 41 ha đất cát, phân bố dọc theo sơng Ba

và chủ yếu ở huyện Krông Pa. Do khả năng giữ nước của đất rất kém nên ít sử dụng
trong nông nghiệp.
7


- Nhóm đất phù saĐất phù sa tồn tỉnh có diện tích 56.076 ha, chiếm 3,61% diện tích
tự nhiên. Phân bố trên địa bàn ở thị xã Ayun Pa 9.726 ha; huyện Ia Pa 9.347 ha; huyện
Krông Pa 10.197 ha; huyện Chư Sê 8.527 ha; huyện Chư Prông 6.126 ha. Nhóm đất
phù sa phân bố ở nơi có địa hình bằng phẳng, thường là bãi bồi của sông hay suối lớn,
tầng đất dày. Khác với phù sa ở các vùng đồng bằng, đất phù sa ở tỉnh Gia Lai có
nhiều dải đất hẹp ven sông suối hoặc từng khu vực nhỏ do ảnh hưởng của địa hình chia
cắt mạnh. Nhìn chung đất phù sa ở tỉnh Gia Lai thuộc loại đất tốt, phù hợp với việc
gieo trồng các cây lương thực như lúa, ngô, khoai, các loại cây công nghiệp như mía,
các loại đậu đỗ, các loại rau quả.
- Nhóm đất xám và bạc màu
Có diện tích 345.399 ha, chiếm 22,23% diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở các huyện
Krông Pa 55.963 ha; K’Bang 27.480 ha; Ayun Pa 26.859 ha. Đất được hình thành trên
nền trầm tích cổ, cát kết và magma. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, khả
năng giữ chất dinh dưỡng kém nên nghèo dinh dưỡng. Nhóm đất xám và bạc màu
thường phân bố ở nơi chuyển tiếp giữa đồi núi và vùng bằng, có địa hình bằng hoặc
lượn sóng. Đất thích hợp chủ yếu cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày hoặc trồng
rừng để bảo vệ đất.
- Nhóm đất đỏ vàng
Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất với 756.842 ha, chiếm 48,71% tổng diện tích tự
nhiên. Đây cũng là nhóm đất có nhiều loại đất có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là
loại đất đỏ trên đá bazan. Tập trung chủ yếu ở các huyện trên cao nguyên Pleiku và
cao nguyên Kon Hà Nừng như K’Bang 96.590 ha; Ia Grai 105.373 ha; Chư Prông
85.098 ha; Chư Păh 82.071 ha; Chư Sê 71.194 ha. Đất thích hợp cho các loại cây cơng
nghiệp dài ngày, u cầu độ phì cao như cà phê, chè, cao su và các loại cây ăn trái.
- Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khơ hạn

Có diện tích 1.719 ha, phân bố ở địa hình sườn thoải, khá bằng, trong vùng khí hậu
bán khơ hạn, tập trung ở thị xã Ayun Pa 606 ha và huyện Krơng Pa 1.113 ha. Trong
đất vừa có q trình phá hủy khống sét và rửa trơi vào mùa mưa, vừa có q trình di

8


chuyển các muối hòa tan từ các lớp đất sâu hơn lên các lớp đất phía trên theo sự bốc
thốt hơi nước vào mùa khơ hơn q trình rửa trơi chúng vào mùa mưa.
- Nhóm đất đen
Diện tích 26.957 ha, chiếm 1,74% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Nhóm đất này chủ yếu
ở độ cao 300 - 700 m, độ dốc 3o - 8o, phân bố chủ yếu ở các huyện Chư Sê 12.674 ha;
Chư Prông 8.234 ha… tại các hợp thủy hoặc thung lũng có địa hình thấp trũng, thoát
nước tốt, tầng đất mỏng, nhiều đá lẫn và đá lộ đầu, thích nghi cho gieo trồng nhiều loại
cây nơng nghiệp dài ngày như cây ăn trái và các cây màu ngắn ngày như ngô, đậu đỗ,
các loại rau, màu...
- Nhóm đất dốc tụ
Có diện tích 14.631 ha, phân bố rải rác ở tất cả các huyện, tập trung nhiều nhất ở
huyện Đăk Đoa 7.727 ha và thành phố Pleiku 3.896 ha. Đất dốc tụ hình thành và phát
triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở các chân, sườn đồi thoải và
hoặc các khe dốc, do ở địa hình thấp, nước mặt đọng nên đất thường bị glây.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ
Có diện tích 180.443 ha, chiếm 11,61% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các
huyện K’Bang 57.383 ha; Mang Yang 33.504 ha; Ia Pa 41.895 ha. Đất được hình
thành và phát triển trên độ cao nhất định (> 1.000 m), nơi có thảm thực vật là rừng
hoặc rừng mới bị khai phá để đưa vào sản xuất nông nghiệp. Do đó đất ít có khả năng
sử dụng cho phát triển nông nghiệp. Hiện nay, đất chủ yếu đang được che phủ bởi
rừng, chỉ một bộ phận được khai phá làm nương rẫy. Việc bảo vệ rừng và tái tạo rừng
là biện pháp sử dụng loại đất này có hiệu quả nhất.
- Nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá

Diện tích 143.791 ha, chiếm 9,25% diện tích tự nhiên. Tập trung ở các huyện Phú
Thiện, Krông Pa và thị xã An Khê. Đất bị xói mịn nhiều nên tầng mặt bị trơ ra những
lớp đá hoặc lớp kết vón. Địa hình đồi hoặc núi thấp nhưng lượn sóng mạnh và chia cắt
sâu, ở độ cao từ 800 m trở xuống. Đất không có khả năng cho sản xuất nơng nghiệp,
cần giữ rừng và khoanh ni rừng để bảo vệ đất.
- Nhóm đất lầy thụt và than bùn
9


Đây là loại đất được hình thành ven các sơng suối hoặc đầm lầy ngập nước thường
xuyên. Phân bố rải rác với diện tích nhỏ khơng tập trung, hiện nay tồn tỉnh có 162 ha.
1.1.1.4. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Gia Lai thuộc vùng nhiệt đới gió mùa cao nguyên, mỗi năm có hai mùa: Mùa
mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng X hàng năm và mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến
tháng IV năm sau.
a. Nắng
Số giờ nắng trung bình tháng tương đối lớn trong các tháng mùa khô (từ tháng XII cho
đến tháng V) và nhỏ hơn trong các tháng mùa mưa (tháng VI - XI).
b. Lượng mưa
Chế độ mưa ở tỉnh Gia Lai phụ thuộc vào sự hoạt động của các hệ thống hoàn lưu và
chịu sự tác động mạnh mẽ của địa hình, trong năm có 2 mùa: mùa mưa và mùa khơ
(mùa ít mưa). Từ cuối tháng IV, đầu tháng V, các đợt gió mùa Tây Nam đã gây mưa
trên toàn lãnh thổ Tây Nguyên. Do đó, mùa mưa hàng năm thường bắt đầu từ tháng V,
cũng có năm, có nơi từ tháng IV. Mùa mưa kéo dài cho đến tháng X ở vùng phía Tây,
tháng XI thậm chí có nơi tới tháng XII ở các vùng giữa và phía Đông tỉnh Gia Lai. Sự
kết thúc mùa mưa muộn ở vùng trung tâm và vùng phía Đông là do hai vùng này chịu
ảnh hưởng mạnh của các hình thế thời tiết gây mưa ở ven biển Trung Bộ.
Cũng do ảnh hưởng của địa hình, đặc biệt là dãy Trường Sơn và sự hoạt động của các
hệ thống thời tiết gây mưa nên dạng phân phối mưa trong năm cũng có sự khác biệt
giữa các vùng trong tỉnh. Dạng phân phối mưa tháng trong năm thường có 2 đỉnh ở

vùng phía Đơng và vùng giữa, nhưng chỉ có 1 đỉnh ở vùng phía Tây. Ở vùng phía Tây,
lượng mưa trung bình tháng lớn nhất xuất hiện vào tháng VII hay tháng VIII, có nơi
vào tháng IX (Yaly). Lượng mưa trung bình tháng trung bình thời kì quan trắc tại các
trạm đo mưa và bản đồ phân phối mưa trong năm (dưới dạng tỉ số % lượng mưa tháng
so với lượng mưa năm) tại một số trạm đại biểu: trạm An Khê và KrôngPa đại biểu
cho vùng phía Đông, trạm Pleiku và Chư Prông đại biểu cho vùng phía tây, trạm
AyunPa đại biểu cho vùng trung tâm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 85 - 95%
tổng lượng mưa năm, cịn lượng mưa trong mùa khơ chỉ chiếm 5 - 15%.

10


Ba tháng liên tục có lượng mưa lớn nhất thường xuất hiện vào các tháng IX - XI ở
vùng giữa và vùng phía Đông, các tháng VII - IX, hay VI - VIII (trạm Chư Prông) ở
vùng phía Tây. Lượng mưa của ba tháng này chiếm tới 45 - 60% tổng lượng mưa năm.
Trong mùa khô, ba tháng liên tục có lượng mưa nhỏ nhất xuất hiện vào các tháng I III. Lượng mưa trung bình tháng thường dưới 10 mm, thậm chí khơng có mưa trong
các tháng I và tháng II, tăng lên 15 - 30 mm trong tháng III. Lượng mưa của ba tháng
này chỉ chiếm 1 - 3,5% tổng lượng mưa năm.
Rõ ràng, mưa phân hoá theo mùa rất sâu sắc. Đây chính là nguyên nhân gây nên lũ lụt
trong mùa mưa lũ và hạn hán trong mùa khô.
1.1.1.5. Mạng lưới sông
Sông, suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai thuộc 3 con sông lớn là: sông Ba, sơng Sê San và
sơng Srê-pốc. Ngồi ra, thượng nguồn sơng Kôn và sông Kỳ Lộ cũng bắt nguồn từ
phần phía Đông của tỉnh Gia Lai.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê, dân số năm 2016 của tỉnh Gia Lai có 1.359.877 người, trong đó
khu vực dân số thành thị 399.343 người chiếm 29,37%; nông thôn 960.534 người
chiếm 70,63%.
Mật độ dân số bình quân thấp, chỉ đạt 87,53 người/km2, dân cư phân bố không đều, tập

trung nhiều ở các đô thị, ven các trục đường giao thông và các vùng cây cơng nghiệp.
Thành phố Pleiku là nơi có mật độ dân số cao nhất đạt 847,54 người/km2, tiếp đến là
thị xã An Khê 327,16 người/km2, huyện Chư Sê 175,29 người/km2; huyện Phú Thiện
148,52 người/km2; nơi có mật độ dân số thấp là huyện Kông Chro 31,49 người/km2 và
KBang 35,2 người/km2 (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Dân số, mật độ dân số tỉnh Gia Lai năm 2016
Tên đơn vị hành chính
Tồn tỉnh
1. Thành phố Pleiku
2. Thị xã An Khê

Dân số
(người)

Trong đó
Thành thị

Nơng thơn

Mật độ dân số
(người/km2)

1.359.877
222.050

399.343
177.092

960.534
44.958


87,53
847,54

65.646

44.660

20.986

327,16

11


Tên đơn vị hành chính

Dân số
(người)

Trong đó
Thành thị

Nơng thơn

Mật độ dân số
(người/km2)

3. Thị xã Ayun Pa


36.591

22.436

14.155

127,26

4. Huyện Kbang

64.825

17.318

47.507

35,2

5. Huyện Đăk Đoa

105.549

9.680

95.869

106,76

6. Huyện Chư Păh


70.473

5.514

64.959

71,88

7. Huyện Ia Grai

92.969

11.113

81.856

82,84

8. Huyện Mang Yang

59.009

8.631

50.738

52,37

9. Huyện Kông Chro


45.450

10.048

35.402

31,49

10. Huyện Đức Cơ

65.772

11.905

53.867

90,96

11. Huyện Chư Prông

105.324

9.259

96.065

62,12

12. Huyện Chư Sê


112.708

28.374

84.334

175,29

13. Huyện Đăk Pơ

40.960

0

40.960

81,39

14. Huyện Ia Pa

52.448

0

52.448

60,39

15. Huyện Krông Pa


77.536

11.578

65.958

47,62

16. Huyện Phú Thiện

74.962

19.592

55.370

148,52

17. Huyện Chư Pưh

67.605

12.143

55.462

94,30

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai năm 2016


Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh trong những năm qua liên tục giảm, từ 2,38%
năm 2005 giảm xuống còn 1,84% năm 2010 và 1,44% năm 2016. Tuy nhiên tỉ lệ này
vẫn là tỉ lệ phát triển dân số cao trên toàn quốc.
Năm 2010 nguồn lao động có 711.673 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động
là 649,5 ngàn người chiếm 91,3% tổng nguồn lao động. Năm 2016, tổng lao động
trong độ tuổi là 807,058 người; trong đó lao động làm việc trong các ngành kinh tế là
801,663 người chiếm 99,33% số người trong độ tuổi lao động.
Số lao động được đào tạo qua ngành nghề tại Gia Lai đến năm 2010 chỉ chiếm 26%
trong tổng số lao động, trong đó người dân tộc thiểu số được đào tạo chỉ chiếm 7,7%
số lao động. Số lao động có tay nghề cao, kĩ thuật giỏi và có trình độ cơ bản từ trung
cấp đến đại học được tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nhà nước, các đơn vị quốc
doanh và ở cấp tỉnh, thành phố; cấp huyện và cấp xã còn quá ít. Năm 2013 số lao động
được đào tạo ở thành thị là 21,32%, ở nông thôn là 4,41%; năm 2016 ở thành thị
21,86%, ở nông thôn 5,65% trong tổng số lao động.

12


1.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế
Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh và sự phấn đấu không ngừng của các
cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh trong những năm qua nhằm đã khai thác tốt hơn thế
mạnh về đất và rừng, bước đầu phát huy để phát triển cây công nghiệp, cây ăn trái,
chăn nuôi gia súc và kinh tế trang trại. Cơng nghiệp của tỉnh đã có bước phát triển phù
hợp với điều kiện của vùng như chế biến nông sản, phát triển thủy điện… Tốc độ tăng
trưởng kinh tế năm 2016 (GDP) đạt 12,3%, trong đó nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng
8,53%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,66%; dịch vụ tăng 16,15% (năm 2012 đạt
12,9%, trong đó nơng, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 7,29%; cơng nghiệp - xây dựng tăng
16,35%; dịch vụ tăng 15,26%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, trong
đó nông lâm nghiệp - thủy sản chiếm 40,24%, công nghiệp - xây dựng chiếm 32,04%,
dịch vụ chiếm 27,72%. GDP bình quân đầu người đạt 30,23 triệu đồng (tương đương

1.440 USD), tăng 15,56% so với năm 2015;
1.2. Tổng quan về khai thác và sử dụng nước dưới đất tỉnh Gia Lai
1.2.1. Khai thác nước cho ăn uống sinh hoạt ở nông thôn
Nguồn nước cấp cho ăn uống sinh hoạt ở khu vực nông thôn tỉnh Gia Lai được khai
thác từ nước mặt và nước dưới đất, bằng nhiều giải pháp công trình khác nhau: giếng
đào, lỗ khoan đường kính nhỏ, trạm cấp nước tự chảy, điểm lộ nước (giọt nước), do
Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường thực hiện, hoặc do các doanh nghiệp
nước tư nhân, thậm chí có những cơng trình cấp nước do nhân dân tự giải quyết cho
họ. Theo báo cáo của Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh
Gia Lai thì đến hết năm 2002 với tất cả các loại cơng trình cấp nước do Trung tâm và
nhân dân thực hiện đã giải quyết được nước ăn uống sinh hoạt cho khoảng 60% dân cư
nông thôn.
- Giếng đào: Là cơng trình khai thác nước ngầm rất thơng dụng ở nông thôn thuộc các
vùng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Theo kết quả thống kê thì lưu lượng nước khai thác từ
các giếng đào cho ăn uống và sinh hoạt thường không nhiều, khoảng từ 0,3 – 0,5
m3/ngày/giếng đối với bà con dân tộc và 1,0 – 2,0 m3/ngày/giếng đối với nhân dân
người Kinh. Hiện nay, có tới 70 – 85% gia đình bà con người Kinh ở nơng thơn có
giếng đào, nhưng đối với bà con người dân tộc tỷ lệ này chỉ khoảng 10 - 15%, số bà
13


con dân tộc còn lại sử dụng nước các điểm lộ (giọt nước) phục vụ cho ăn uống và sinh
hoạt theo tập quán của họ.
Theo số liệu khảo sát, điều tra của Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh mơi trường
nơng thơn, thì tồn Tỉnh hiện nay có 5.481 giếng đào đang được sử dụng đảm bảo vệ
sinh và nước đạt chất lượng cho ăn uống sinh hoạt, trong đó số giếng đào do Trung
tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn thực hiện là 2.766 giếng chiếm
5,1%, số còn lại 51.415 giếng chiếm 94,9% do nhân dân tự thực hiện. Trữ lượng nước
khai thác tính toán từ các giếng đào khoảng 16.080,9 m3/ngày được thống kê theo đơn
vị cấp huyện, thể hiện ở Bảng 1.2

- Giếng khoan đường kính nhỏ: Từ năm 1990, chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh
môi trường nông thôn được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến nay (tính hết năm
2002) chương trình đã xây dựng được 1.638 lỗ khoan lắp bơm tay hoặc bơm điện. Trữ
lượng nước khai thác tính tốn từ các lỗ khoan đường kính nhỏ khoảng 491,4 m3/ngày,
được thống kê theo các huyện thể hiện ở Bảng 1.2
Bảng 1.2. Giếng đào khai thác nước hiện có ở tỉnh Gia Lai

TT

Huyện, thị

Tổng số
giếng
đào

Giếng đào do TT
NSH & VSMT –
NT thực hiện

Giếng đào do
nhân dân tự
thực hiện

Số giếng

%

Số giếng

%


Trữ lượng
khai thác
tính tốn
(m3/ngày)

1

Thành phố Pleiku

8739

99

1.1

8640

98.9

2621.7

2

Huyện An Khê

4941

260


5.3

4729

94.7

1482.3

3

Huyện KBang

2842

179

5.6

2711

94.4

852.6

4

Huyện Mang Yang

2144


145

5.5

2047

94.5

643.2

5

Huyện ĐăkĐoa

4279

249

5.7

4078

94.3

1293.7

6

Huyện Chư Păh


3148

194

5.6

3002

94.4

944.4

7

Huyện IaGrai

3809

226

5.7

3631

94.3

1142.7

8


Huyện ChưPrông

3719

222

5.7

3545

94.3

1115.7

9

Huyện Chư Sê

6191

341

5.7

5898

94.3

1857.3


10

Huyện AuynPa

6829

373

5.8

6504

94.2

2048.7

11

Huyện Krông Pa

3097

191

5.6

2954

94.4


929.1

12

Huyện Kon Chro

1708

134

5.9

1624

94.1

512.4

13

Huyện Đức Cơ

2157

153

5.9

2052


94.1

647.1

54181

2766

Tổng

51415

16080.9

Nguồn: Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Gia Lai.

14


- Mạch nước (điểm lộ): Sử dụng nước ở các điểm lộ tự nhiên là hình thức khai thác
nước ngầm phục vụ ăn uống, sinh hoạt khá phổ biến đối với bà con đồng bào dân tộc
và các thôn, bản vùng cao có điều kiện giao thơng khó khăn và cơ sở hạ tầng kinh tế
còn hạn chế. Với những điểm lộ nước ngầm có lưu lượng từ 3-5 l/s (259-430
m3/ngày). Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn thường xây
dựng thành các trạm cấp nước tập trung cho ăn uống sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi
trường. Theo số liệu của Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn
tỉnh Gia Lai thì số lượng các điểm lộ nước đang sử dụng trên địa bàn toàn tỉnh là 231
điểm, với trữ lượng nước khai thác tính tốn khoảng 346,5 m3/ngày, được thống kê
theo các huyện trên địa bàn Tỉnh thể hiện ở Bảng 1.3.
- Hệ thống nước tự chảy: Trong những điều kiện thích hợp khác, giải pháp cơng trình

khai thác các nguồn nước mặt, mà chủ yếu là nước suối phục vụ cho ăn uống sinh hoạt
bằng hệ thống tự chảy. Mặc dù là sử dụng nguồn nước mặt, nhưng do các hệ thống tự
chảy thường được xây dựng ở đầu nguồn suối nơi địa hình cao, nên ít bị ảnh hưởng
chất lượng cho ăn uống sinh hoạt. Số lượng công trình cấp nước tự chảy hiện tại thống
kê theo các huyện trên địa bàn Tỉnh là 62 cơng trình, với trữ lượng nước khai thác tính
tốn từ các cơng trình nước tự chảy khoảng 372 m3/ngày, thể hiện ở Bảng 1.3.
Bảng 1.3. Điểm lộ, nguồn tự chảy và lỗ khoan đang khai thác
Huyện, thị

Tổng số
cơng trình

Thành phố Pleiku

Trong đó

Trữ lượng khai
thác tính tốn
(m3/ngày)

33

LK đường
kính nhỏ
17

Hệ tự
chảy
2


Điểm lộ
(giọt nước)
14

Huyện An Khê

23

19

4

0

29.7

Huyện KBang

10

2

8

0

48.6

Huyện Mang Yang


68

0

11

57

151.5

Huyện ĐăkĐoa

5

0

5

0

30

Huyện Chư Păh

39

0

19


20

144

Huyện IaGrai

92

4

1

87

137.7

Huyện ChưPrông

26

13

5

8

45.9

Huyện Chư Sê


35

22

1

12

30.6

Huyện AuynPa

1094

1094

0

0

328.2

Huyện Krông Pa

439

434

5


0

160.2

Huyện Kon Chro

27

27

0

0

8.1

15

38.1


×