Tải bản đầy đủ (.ppt) (50 trang)

SƠ cứu gãy XƯƠNG (CHĂM sóc NGƯỜI BỆNH cấp cứu SLIDE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.76 KB, 50 trang )

Bài 8

SƠ CỨU GÃY XƯƠNG


Mục tiêu
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu
chứng, phân loại gãy xương.
2. Giải thích được các nguyên tắc cố định
gãy xương.
3. Áp dụng được các kỹ thuật để thực hành
sơ cứu gãy xương trong học tập tiền lâm
sàng và ở cộng đồng.


Nội dung:
1. Đại cương
 Gãy xương (Broken bones) là một tình
trạng mất tính liên tục của xương, nó có
thể biểu hiện dưới nhiều hình thức từ một
vết rạn cho đến một sự gãy hoàn toàn của
xương.




Gãy xương sẽ gây ra nhiều tai biến cho
nạn nhân, nếu chúng ta khơng sơ cứu kịp
thời có thể gây tổn thương các tổ chức
xung quanh, tổn thương mạch máu, dây
thần kinh và gãy kín thành gãy hở






Nếu nạn nhân có gãy xương chúng ta
phải sơ cứu ngay bằng các hình thức bất
động xương gãy trước khi chuyển nạn
nhân đến các cơ sở y tế.


2. Nguyên nhân gãy xương:
 Gãy xương thường là do tác động của
một lực vào xương, dựa vào tác động của
lực này người ta chia gãy xương làm 2
nguyên nhân chính.



2.1. Gãy xương trực tiếp:
 Là xương bị gãy do tác nhân trực tiếp  vào
xương như: Bánh xe đè trực tiếp lên chi
hoặc các xương khác trong cơ thể. Mảnh
bom, mảnh đạn phá huỷ xương trực tiếp.
Cây đổ, gậy, vật rắn đánh trực tiếp vào
xương…
 Gãy trực tiếp đường gãy thường cắt
ngang thẳng qua xương và ổ gãy ở ngay
vùng bị ảnh hưởng.



2.2. Gãy xương gián tiếp:
 Là xương gãy ở xa nơi trực tiếp bị tổn
thương như: Ngã từ trên cao xuống theo
tư thế đứng nhưng lại gãy cột sống hay
gãy xương đùi. Ngã chống bàn tay nhưng
lại gãy lồi cầu xương cánh tay…Lực gián
tiếp thường hay gây ra gãy xoắn.


3. Phân loại gãy xương:
3.1. Gãy xương kín:
 Là loại gãy xương mà tổ chức da ở vùng
xung quanh ổ gãy khơng bị tổn thương
hoặc có thể bị tổn thương nhưng không
thông với ổ gãy (đầu xương gãy không
thông ra ngoài)


3.2. Gãy xương hở:
 Là loại gãy xương có tổn thương thông từ
bề mặt của da với ổ gãy hoặc một  đầu
xương gãy làm  rách da thơng ra ngồi.
 Gãy xương hở là một tổn thương nghiêm
trọng vì khơng những nó gây nên chảy
máu ngồi trầm trọng mà cịn có thể dễ
dàng để vi khuẩn xâm  nhập vào ổ gãy
gây nên những biến chứng nhiễm khuẩn
rất nặng nề và khó điều trị.



4. Triệu chứng chung của gãy xương:





Thường có tiền sử chấn thương trước đó.
Đau ngay sau khi chấn thương xảy ra, điểm đau
cố định tại nơi gãy hoặc gần vị trí đó, đau tăng
lên khi cử động.
Sưng nề, bầm tím: Có thể xảy ra ngay sau chấn
thương hoặc sau một vài giờ, thời gian càng lâu
sự sưng nề càng rõ. Tuỳ theo nơi gãy, hoặc mức
độ gãy mà mức độ sưng nề nhiều hay ít. Hiện
tượng bầm tím ở một số vị trí nhất định rất có
giá trị cho chẩn đoán.


Mất hoặc giảm một phần vận động: Mất
vận động trong trường hợp gãy hoàn toàn,
giảm vận động trong trường hợp gãy
khơng hồn tồn hai đầu xương gãy cịn
cài vào nhau hoặc trường hợp xương bị
rạn, nứt.
 Biến dạng trục của chi: Trục của chi gãy bị
lệch, vẹo, xoắn, vặn... chi gãy ngắn lại so
với bên lành, chi bị gấp góc.




Có phản ứng tại chỗ gãy khi ấn nhẹ lên
vùng bị thương gọi là dấu hiệu “điểm đau
chói”
 Có tiếng lạo xạo: Do cọ sát vào nhau của
2 đầu xương gãy (khơng được cố gắng tìm
dấu hiệu này vì làm nạn nhân rất đau và
có thể gây sốc cho nạn nhân).
 Cử động bất thường: Khi thăm khám, giữ
tay vào đoạn trên chỗ nghi là gãy còn một
tay lắc nhẹ đoạn dưới thì đoạn trên khơng
chuyển động theo.



Có thể có triệu chứng của sốc trong gãy 1
số xương lớn: gãy xương đùi, vỡ xương
chậu…
 Dấu hiệu X quang: Xương cản quang rất
tốt nên chỉ cần chụp thông thường ta cũng
có thể thấy được vị trí xương gãy, kiểu
gãy, độ di lệch. Đối với xương gãy ta chụp
ở 2 tư thế : thẳng và nghiêng.




5. Mục đích và nguyên tắc cố định gãy xương:









5.1. Mục đích:
Làm cho bệnh nhân đỡ đau và phịng ngừa sốc.
Chính vì thế tuyệt đối khơng vận động phần
bị  tổn thương nếu khơng cần thiết. Nếu có điều
kiện thì nên phong bế Novocain xung quanh ổ
gãy hoặc tiêm Morphin dưới da nếu khơng có tổn
thương sọ não, ổ bụng… kèm theo.
Cố định tạm thời gãy xương giảm bớt nguy cơ
gây thêm  các thương tổn mạch máu, thần kinh,
cơ, da…
Trong trường hợp gãy hở: băng kín các vết
thương giúp phịng ngừa nhiễm khuẩn.
Phịng và chống sốc cho nạn nhân











5.2. Nguyên tắc:

Nẹp phải đủ dài để bất động chắc khớp trên và
khớp dưới chỗ gãy.
Không đặt nẹp trực tiếp sát vào da nạn nhân,
đầu nẹp, các chỗ mấu lồi của đầu xương phải
lót bơng rồi mới đặt nẹp.
Nẹp phải được cố định chặt vào chi bị thương
thành một khối.
Các nút cố định ở trên ổ gãy, dưới ổ gãy,  trên ổ
gãy 1 khớp, dưới ổ gãy 1 khớp, riêng với gãy
xương đùi bất động 3 khớp


Bất động chi theo tư thế cơ năng - thuận
lợi đơn giản (chi dưới duỗi 180, chi trên
gấp khuỷu 90o). Bất động chi theo tư thế
cơ năng - thuận lợi đơn giản (chi dưới
duỗi 180, chi trên gấp khuỷu 90o).
 Gãy hở, gãy nội khớp phải bất động theo
tư thế gãy, không kéo nắn, ấn đầu xương
gãy vào trong, nếu có tổn thương động
mạch phải đặt garo tuỳ ứng, sau khi cố
định tiến hành băng vết thương (gãy hở).



Gãy kín phải nhẹ nhàng, cẩn thận khi tiến
hành cố định. Phải có người phụ kéo chi
liên tục bằng 1 lực không đổi cho tới khi
cố định xong.
 Không nên cởi quần áo nạn nhân. Nếu

cần phải bộc lộ vết thương thì cắt quần áo
theo đường chỉ.
 Nếu phải cởi thì cởi bên lành trước.
 Sau khi cố định xong buộc khăn chéo treo
lên cổ đối với chi trên, buộc hai chi vào
nhau đối với chi dưới. chi trên, buộc hai
chi vào nhau đối với chi dưới.



Thường xuyên nâng cao chi bị gãy sau khi
cố định để giảm sự sưng nề, khó chịu
 Nhanh chóng, nhẹ nhàng vận chuyển nạn
nhân đến cơ sở điều trị, thường xun
quan sát theo dõi nạn nhân về tình trạng
tồn thân đặc biệt là tình trạng tuần hồn
phía dưới ổ gãy.




6. Dụng cụ để cố định gãy xương:









Nẹp: Nẹp gỗ, nẹp thomas, nẹp Kramer, nẹp kim
loại, nẹp hơi... hoặc nẹp tuỳ ứng như thanh tre,
thanh gỗ, gậy...
Băng: To bản dùng để buộc, giữ nẹp ôm lấy
phần thân cố định hoặc dây vải chắc (chi trên
dùng 3 dây, cẳng chân dùng 7 dây, đùi dùng 10
dây).
Bông: Bông mỡ hoặc đệm mềm để đệm các
vùng nẹp tiếp xúc với đầu xương, nẹp, có thể
dùng vải hoặc giấy mềm thay thế
Khăn chéo: Để treo tay


7. Các bước sơ cứu nạn nhân
gãy xương:









Đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn.
Đặt nạn nhân nằm ở tư thế thuận lợi.
Chống sốc cho nạn nhân (nếu có).
Bộc lộ vùng bị thương, quan sát đánh giá, xác định vị trí
tổn thương
Băng vết thương nếu có rách da gây chảy máu (gãy xương

hở).
Cố định xương gãy bằng nẹp.
Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần
nhất.
Quan sát và theo dõi tình trạng của nạn nhân.


8. Xử trí một số trường hợp gãy
xương
8.1. Gãy xương cánh tay
 Một người phụ đỡ trên và dưới ổ gãy
 Một người tiến hành:
 Đặt cẳng tay của nạn nhân sát thân, cẳng tay vng góc
với cánh tay.
 Đặt 2 nẹp:
       . Nẹp trong: Từ nách đến quá khuỷu tay
       . Nẹp ngoài: Từ quá mỏm vai đến quá khuỷu tay
 Hoặc có thể dùng nẹp Kramer làm thành góc 90o đỡ cả
cánh tay và dưới cẳng rồi băng lại













Đặt 4 đệm nót: Đầu nẹp, đầu xương
Buộc 2 dây to bản:
      . Một dây trên ổ gãy
      . Một dây dưới ổ gãy
Đỡ cẳng tay bằng khăn chéo (băng to bản) treo
trước ngực bàn tay cao hơn khuỷu tay và úp vào
thân
Băng hoặc buộc cánh tay sát vào thân
Viết phiếu chuyển thương
Nhanh chóng nhẹ nhàng vận chuyển nạn nhân
đến khoa chấn thương của bệnh viện


×