Giáo án GDCD Năm học 2010 - 2011
MỤC LỤC
Phần thứ nhất
CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG
PHÁP LUẬN KHOA HỌC
Trang
Bài 1 - Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng 2
Bài 2 - Thế giới vật chất tồn tại khách quan 9
Bài 3 - Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất 15
Bài 4 - Nguồn gốc vận động. phát triển của sự vật và hiện tượng 19
Bài 5 - Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng 25
Bài 6 - Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng 28
Bài 7 - Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Bài 8 - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Bài 9 - Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
Phần thứ hai
CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
Bài 10 - Quan niệm về đạo đức
Bài 11 - Một số phạm trù cơ bản của đạo đức
Bài 12 - Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình
Bài 13 - Công dân với cộng đồng
Bài 14 - Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Bài 15 - Công dân với những vấn đề toàn cầu
Bài 16 - Tự hoàn thiện bản thân
GV: Phan Thị Vân Trinh Trường THPT Nguyễn Hiền
1
Giáo án GDCD Năm học 2010 - 2011
PHẦN THỨ NHẤT
CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG
PHÁP LUẬN KHOA HỌC
N m h c: 2010 - 2011 BÀI ă ọ
1
H c k : I TH GI I QUAN ọ ỳ Ế Ớ
DUY V T VÀ Ti t: 1 Ậ ế
PH NG PHÁP LU N BI N CH NGƯƠ Ậ Ệ Ứ
(2 Tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần phải đạt được:
1. Về kiến thức
- Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận của Triết học
- Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phương pháp
luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.
- Nêu được của nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật
và phương pháp luận biện chứng.
2. Về kĩ năng:
- Nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm, phương
pháp luận biện chứng hay phương pháp luận siêu hình trong cuộc sống hàng ngày
3. Về thái độ
- Có ý thức trau dồi thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN, TRỌNG TÂM
1. Kiến thức cơ bản:
- TGQ, TGQ duy vật, TGQ duy tâm, vai trò của TGQ duy vật
- Phương pháp, PP luận, PP luận biện chứng, PPluận siêu hình
- CNDV biện chứng
2. Kiến thức trọng tâm
- Những nội dung cơ bản của TGQ duy vật và PPL biện chứng
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
GV: Phan Thị Vân Trinh Trường THPT Nguyễn Hiền
2
Giáo án GDCD Năm học 2010 - 2011
1. PPDH: Giảng giải, đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan...
2. HTTCDH: Làm việc cá nhân, nhóm nhỏ
IV. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Tham khảo SGV GDCD 10(Không phân ban), SGV Triết học10 (Ban khoa
học xã hội), hướng dẫn học Triết học 12 (Ban khoa học xã hội).
- Sơ đồ về vấn đề cơ bản của triết học.
2. Học sinh: Đọc SGK
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Giới thiệu bài (2’)
* Cách 1: Dựa vào SGV
* Cách 2: GV giới thiệu sơ lược nội dung chương trình SGK: Gồm có 2 phần
+ Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học
+ Phần thứ hai: Công dân với đạo đức
Giúp các em có cách nhìn nhận và phương pháp khoa học làm cơ sở lí luận để xem xét các vấn đề
tiếp theo ở các bài sau, hôm nay chúng ta sẽ tìm bài đầu tiên trong chương trình GDCD lớp 10: Bài
1- Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
* Cách 3: Bằng PP đàm thoại, GV yêu cầu HS
phát biểu:
“Ở cấp II, môn GDCD đã giúp em tìm hiểu
về những vấn đề gì?”
GV: Ở cấp II, môn GDCD đã giúp các em tìm
hiểu những mối quan hệ giữa chính mình với
mình, giữa bản thân với người khác, với công
việc, với môi trường sống, với nhà nước, với
dân tộc, tổ quốc, với nhân loại…Và để giải
quyết những mối quan hệ này phải phụ thuộc
vào 2 yếu tố:
- Thế giới quan: Quan niệm của chúng ta về
các sự việc
- PPluận: Cách giải quyết của ta về các mối
quan hệ
* GV vừa giảng giải vừa vẻ ở bảng đen mô
hình sau:
Vậy TGQ là gì, PPL là gì, vai trò của nó như
thế nào, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
về những vấn đề này
3. Tiến trình tổ chức tiết học 1:
GV: Phan Thị Vân Trinh Trường THPT Nguyễn Hiền
Chính
mình với
mình
Người
khác
Công
việc
Nhân
loại
Dân tôc
tổ quốc
Nhà
nước
Môi trường
sống
3
Giáo án GDCD Năm học 2010 - 2011
Hoạt động của Thầy và Trò Kiến thức cơ bản
HOẠT ĐỘNG 1: (7’)
HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM “TRIẾT HỌC”
I. Triết học và vai trò của
triết học
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK
mục 1, phần a của “NỘI DUNG BÀI
HỌC” và trả lời lần lượt các câu hỏi.
GV: Nhận xét
Điều chỉnh, bổ sung
Kết luận
* GV cần giải thích cho HS hiểu đối
tượng nghiên cứu của Triết học khác
với các bộ môn khoa học khác, nó
bao trùm tất cả các môn khoa học,
nó nghiên cứu những vấn đề chung
nhất, phổ biến nhất của thế giới.
Sau khi nghiên cứu mục 1 phần a,
HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
1. Đối tượng nghiên cứu của các
môn Hóa học, Sử học, Toán
học,Văn học, ...là gì?
2. Môn học nào nghiên cứu những
quy luật chung nhất ?
3. Vậy triết học là gì?
1. Triết học:
- Triết học là hệ thống các
quan điểm lí luận chung
nhất về thế giới và vị trí của
con người trong thế giới đó.
HOẠT ĐỘNG 2 (8’)
NHÓM GHÉP ĐÔI THẢO LUẬN VỀ:
“ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC”
2.Vai trò của triết học
GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau là
1 nhóm
- GV nêu câu hỏi
- Quy định thời gian thảo luận
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết
luận
Các nhóm thảo luận:
1. Đối tượng nghiên cứu của triết
học?
2. Vai trò của triết học?
- Đại diện nhóm trình bày, các
nhóm khác bổ sung
- Là thế giới quan, PP luận
chung cho mọi hoạt động
thực tiễn và hoạt động của
nhận thức con người.
HOẠT ĐỘNG 3 (12’)
TÌM HIỂU CÁC KHÁI NIỆM :
TGQ, TGQ DUY VẬT, TGQ DUY TÂM
II. Thế giới quan duy vật
1. TGQ
GV yêu cầu HS tham khảo SGK và
trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, kết luận và ghi khái
niệm TGQ
- Sau khi tham khảo SKG HS trả lời
câu hỏi :
Thế giới quan là gì?
- Là toàn bộ những quan
điểm và niềm tin định
hướng hoạt động của con
người trong cuộc sống
• GV cần giải thích sâu hơn : TGQ được hình thành, bao gồm các yếu tố
của tất cả các hình thái ý thức xã hội : Triết học, khoa học, chính trị,
2. TGQ duy vật và TGQ
duy tâm
GV: Phan Thị Vân Trinh Trường THPT Nguyễn Hiền
4
Giáo án GDCD Năm học 2010 - 2011
đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo…Trong đó, những quan điểm và niềm tin
Triết học tạo nên nền tảng của mỗi hệ thống TGQ
• Từ khái niệm TGQ, bằng PP thuyết trình và trực quan, GV dẫn dắt HS
đến với vấn đề cơ bản của triết học để hình thành khái niệm TGQ duy
vật và TGQ duy tâm.
VC - YT
I II
VC YT Không Có
Duy tâm
Duy vật
GV yêu cầu HS giải thích quan niệm của của Bec-cơ-li ( trang 7), sau đó
GV nhận xét và kết luận.
a. TGQ duy vật :
Mặt 1 : Vật chất là cái có
trước và quyết định ý thức
Mặt 2 : Thế giới vật chất
tồn tại khách quan, độc lập
với ý thức của con người,
không ai sáng tạo ra và
không ai có thể tiêu diệt
được
b. TGQ duy tâm
Mặt 1 : Ý thức là cái có
trước là cái sản sinh ra giới
tự nhiên
HOẠT ĐỘNG 4 (7’)
THẢO LUẬN LỚP VỀ “VAI TRÒ CỦA TGQ DUY VẬT”
3. Vai trò của TGQ duy
vật
- GV yêu cầu HS cả lớp thảo luận
- GV gọi 3 4 HS nêu ý kiến
- GV nhận xét, điều chỉnh, bổ sung
và kết luận.
* GV đưa ra một số dẫn chứng để
làm rõ vấn đề.
- HS thảo luận về vai trò của TGQ
duy vật
- HS nêu ý kiến
- Một số HS khác bổ sung ý kiến
- TGQ duy vật có vai trò
tích cực trong việc phát
triển khoa học, nâng cao vai
trò của con người đối với
giới tự nhiên.
4. Củng cố, luyện tập (5’)
- GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm trả lời các câu hỏi sau:
1. Đối tượng nghiên cứu của triết học là những:
A. Quy luật B. Quy luật chung
C. Quy luật chung nhất D. Quy luật riêng
2. Triết học nghiên cứu những vấn đề
A. Chung của thế giới B. Lớn của thế giới
C. Chung nhất, phổ biến D. Lớn nhất của thế giới
nhất của thế giới
3. Triết học là môn học về
A. Những quy luật B. Những nguyên lý
GV: Phan Thị Vân Trinh Trường THPT Nguyễn Hiền
5
Giáo án GDCD Năm học 2010 - 2011
C. Phương pháp luận D. Thế giới quan và PPL
4. Vấn đề cơ bản của triết học là:
A. VC và YT B. VC quyết định YT
C. YT quyết định VC D. Mối quan hệ giữa VC và YT
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
- GV yêu cầu HS: + Làm các bài tập 1,2 SGK - trang 11
+ Tìm hiểu phần tiếp theo của bài 1
6. Nhận xét đánh giá tiết học (1’)
N m h c: 2010 - 2011 BÀI ă ọ
1
GV: Phan Thị Vân Trinh Trường THPT Nguyễn Hiền
6
Giáo án GDCD Năm học 2010 - 2011
H c k : I TH GI I QUAN ọ ỳ Ế Ớ
DUY V T VÀ Ậ
Ti t: 2 PH NG PHÁP LU N ế ƯƠ Ậ
BI N CH NGỆ Ứ
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Ngoài mục tiêu chung của toàn bài, học xong tiết 2, HS còn phải đạt được:
1. Về kiến thức :
- HS biết được triết học Mac - Lê-nin là giai đoạn phát triển cao của lịch sử Triết học.
2.Về kỹ năng :
- Biết phân biệt giữa PP và PP luận, PPLbiện chứng và PPL siêu hình
- Nhớ được một số quan điểm tiêu biểu của các triết gia thuộc 2 loại PPL biện chứng và
PPL siêu hình
3. Về kỹ năng :
- Nhận xét đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm, biện
chứng hoặc siêu hình trong cuộc sống hằng ngày.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN, TRỌNG TÂM
1. Kiến thức cơ bản
- Mục I (phần c) và mục II
2. Kiến thức trọng tâm
- PP luận biện chứng
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. PPDH : Giảng giải
2. HTTCDH : Hoạt động nhóm nhỏ
IV. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Tham khảo SGV GDCD 10(Không phân ban), SGV Triết học10 (Ban khoa học
xã hội), hướng dẫn học Triết học 12 (Ban khoa học xã hội).
- Bảng so sánh về PPL biện chứng và PPL siêu hình
2. Học sinh: Nghiên cứu SGK phần tiếp theo của bài học
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ (6’)
Câu hỏi 1 : Theo em phải dựa vào cơ sở nào để phân chia các hệ thống thế giới quan trong
Triết học ? TGQ duy vật và TGQ duy tâm khác nhau cơ bản ở điểm nào ?
GV: Phan Thị Vân Trinh Trường THPT Nguyễn Hiền
7
Giáo án GDCD Năm học 2010 - 2011
Câu hỏi 2 : Phân tích các yếu tố duy vật và duy tâm về TGQ trong câu : “Sống chết có mệnh, giàu
sang do trời”.
2. Giới thiệu bài(2’)
- GV yêu cầu 1 HS nhắc lại tiêu đề phần thứ nhất của chương trình SGK lớp 10 : Công dân với việc
hình thành TGQ, PPluận khoa học, 1 HS khác nhắc lại tiêu đề bài học 1 : TGQ duy vật và PPL biện
chứng.
- GV gợi mở : Vậy theo em TGQ và PPL khoa học đó là TGQ và PPL nào ?
- Sau khi HS trả lời GV ghi đề bài và giới thiệu TGQ duy vật chúng ta đã tìm hiểu ở tiết học trước,
tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu về PPluận biện chứng.
3. Tiến trình tổ chức tiết học 2 :
Hoạt động của Thầy và Trò Kiến thức cơ bản
HOẠT ĐỘNG 1 (8’)
BẰNG PP ĐÀM THOẠI VÀ GIẢNG GIẢI GV GIÚP HS XÁC
ĐỊNH KHÁI NIỆM : “PHƯƠNG PHÁP” VÀ “PHƯƠNG
PHÁP LUẬN”
III. PP luận biện chứng
1. PP và PPluận
- GV yêu cầu HS nghiên cứu phần c,
SGK trang 7. Sau đó trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
- HS nghiên cứu SGK và
trả lời câu hỏi:
Thế nào là PP và PP
luận ?
a. Phương pháp
- Bắt nguồn từ tiếng Hi lạp
methodos, có nghĩa chung nhất là
cách thức đạt tới mục đích đặt ra.
* GV cần giải thích sâu hơn : Căn cứ vào phạm vi ứng dụng, có
nhiều PP luận thích ứng cho từng môn khoa học :PPluận toán học,
PPluận sử học. Có PPluận chung thích hợp cho nhiều môn khoa
học như : PPluận khoa học xã hội, PPluận khoa học tự nhiên…PP
luận chung nhất, bao quát nhất các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư
duy - đó là PP luận Triết học.
b. Phương pháp luận
- Là học thuyết vè phương pháp
nhận thức khoa học và cải tạo thế
giới( bao gồm một hệ thống các
quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây
dựng, lựa chọn và vận dụng các
phương pháp cụ thể)
HOẠT ĐỘNG 2 (12’)
THẢO LUẬN NHÓM VỀ: “PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN
CHỨNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN SIÊU HÌNH”
2. Phương pháp luận biện chứng
và PP luận siêu hình
GV: Phan Thị Vân Trinh Trường THPT Nguyễn Hiền
8
Giáo án GDCD Năm học 2010 - 2011
- GV yêu cầu HS mỗi bàn làm thành
một nhóm
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
và quy định thời gian thảo luận
- Xác định số thứ tự cho HS từ
1,2,3...
- GV yêu cầu HS mang số thứ tự
nào đó của mỗi nhóm trình bày nội
dung thảo luận.
- GV yêu cầu thành viên của các
nhóm có cùng số thứ tự với HS
trình bày bổ sung
- Cả lớp bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
- Cả lớp bổ sung
*Sau khi ghi bảng phần a, GV yêu
cầu HS chỉ ra yếu tố biện chứng
trong câu nói của nhà Triết học Hi
Lạp Hê - ra - clit : “Không ai tắm
hai lần trên cùng một dòng sông”.
- GV nhận xét và củng cố phần a.
* GV yêu cầu HS đọc và nêu suy
nghĩ của các em về ví dụ từ SGK
(trang 8), sau đó Gv nhận xét và
củng cố kiến thức phần b.
- Các nhóm nghiên cứu
SGK và thảo luận các câu
hỏi sau:
1. Điểm giống và khác
nhau cơ bản giữa PPluận
biện chứng và PPluận siêu
hình
2. Vai trò của PPluận biện
chứng
3. Hạn chế của PPluận
siêu hình
- HS trình bày kết quả thảo
luận
* HS chỉ ra yếu tố biện
chứng trong câu nói “Không
ai tắm hai lần trên cùng một
dòng sông” của nhà Triết
học Hi Lạp Hê - ra - clit
* HS đọc và nêu suy nghĩ về
ví dụ ở SGK (trang 8).
* Giống nhau :
- Đều là kết quả của qúa trình con
người nhận thức thế giới khách
quan
* Khác nhau :
a. PP luận biện chứng Xem xét
sự vật, hiện tượng trong sự ràng
buộc lẫn nhau, trong sự vận động
và phát triển không ngừng.
Giúp con người xem xét sự vật,
hiện tượng một cách khách quan,
khoa học.
b. PP luận siêu hình
Xem xét sự vật, hiện tượng một
cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn
tại trong trạng thái cô lập, không
vận động, không phát triển, áp
dụng một cách máy móc đặc tính
của sự vật này vào sự vật khác
Không thể đáp ứng được những
yêu cầu mới của nhận thức khoa
học và hoạt động thực tiễn.
HOẠT ĐỘNG 3(8’)
TÌM HIỂU VỀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
Bằng phương pháp thuyết trình, GV diễn giải giúp HS hiểu được :
+ Các hệ thống Triết học trước Mác thiếu triệt để do điều kiện
lịch sử, do nhận thức khoa học và lập trường giai cấp… nên chưa
đạt được sự thống nhất giữa TGQ duy vật và PPLbiện chứng, tiêu
biểu là hệ thống triết học của Phoi - ơ - bắc, Hê - ghen…
( GV có thể yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK, trang 9 và giải thích
để làm rõ vấn đề)
+ Triết học Mac - Lê-nin là đỉnh cao của sự phát triển Triết học
vì nó đã khắc phục được những hạn chế về TGQ duy tâm và PPL
siêu hình, đồng thời kế thừa, cải tạo và phát triển các yếu tố duy
3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
là sự thống nhất hữu cơ giữa thế
giới quan duy vật và phương
pháp luận biện chứng
Trong TH Mác, thế giới quan duy
vật và phương pháp luận biện
chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
Thế giới vật chất là cái có trước,
phép biện chứng phản ánh nó là cái
có sau ; thế giới vật chất luôn luôn
vận động và phát triển theo những
quy luật khách quan. Những quy
GV: Phan Thị Vân Trinh Trường THPT Nguyễn Hiền
9
Giáo án GDCD Năm học 2010 - 2011
vật và biện chứng của các hệ thống triết học trước đó, thực hiện
được sự thống nhất hữu cơ giữa TGQ duy vật và PPL biện chứng:
Thế giới vật chất là cái có trước, phép biện chứng phản ánh nó là
cái có sau, thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển theo
những quy luật khách quan. Những quy luật này được con người
nhận thức và xây dựng thành PPluận TGQ duy vật và PPluận
biện chứng gắn bó, thống nhất, không tách rời.
luật này được con người nhận thức
và xây dựng thành phương pháp
luận. Thế giới quan duy vật và
phương pháp luận biện chứng gắn
bó với nhau, không tách rời nhau.
4. Củng cố, luyện tập (5’):
GV có thể dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để giúp cho HS củng cố lại kiến thức đã học:
1. Căn cứ vào phạm vi ứng dụng, PPLcủa triết học là :
A. PPL chung B. PPL riêng
C. PPL chung nhất D. PPL biện chứng
2. Phương pháp siêu hình xem xét sự vật
A. Một cách phiến diện B.Trong trạng thái cô lập, tách rời
C. Trong sự rằng buộc lẫn nhau D. Không vận động, không phát triển
Đ. A, B và D E. A, C và D
3. Phương pháp biện chứng xem xét sự vật trong sự
A. Cô lập, tách rời B. Ràng buộc lẫn nhau
C. Phiến diện một chiều D. Vận động và phát triển không ngừng
Đ. A và D E. B và D
4. Để nhận thức về thế giới một cách đúng đắn, trong quan niệm
của mỗi người cần phải có:
A. TGQ duy vật B. PPLbiện chứng
C. Sự thống nhất giữa PPL D.Sự thống nhất giữa TGQ
biện chứng và PPLsiêu hình duy vật và PPL biện chứng
5. Hoạt động nối tiếp(2’):
- GV yêu cầu HS: + Tìm hiểu bài 2
+ Sưu tầm một số tranh ảnh về các sự vật,hiện tượng trong giưới tự nhiên
để phục vụ cho bài học sau.
6. Nhận xét đánh giá tiết học(1’)
GV: Phan Thị Vân Trinh Trường THPT Nguyễn Hiền
10
Giáo án GDCD Năm học 2010 - 2011
N m h c: 2010 - 2011 BÀI ă ọ
2
H c k : I TH GI I V T ọ ỳ Ế Ớ Ậ
CHẤT TỒN TẠI
Ti t: 3 KHÁCH ế
QUAN
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần phải đạt được:
1. Về kiến thức:
- Nêu được thế giới tự nhiên tồn tại khách quan
- Biết được con người và xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên; con người có thể nhận thức, cải
tạo được giới tự nhiên và xã hội.
2. Về kĩ năng
- Biết vận dụng kiến thức để chứng minh các giống loài thực, động vật, kể cả con người đều có
nguồn gốc từ tự nhiên
- Dẫn chứng được con người có thể nhận thức, cải tạo được giới tự nheien và đời sống xã hội.
3. Về thái độ
- Tin tưởng khả năng nhận thức và cỉa tạo thế giới của con người, phê phán những quan niệm duy
tâm, thần bí về nguồn gốc của con người
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về thế giới tự nhiên tồn tại khách quan, con người và
xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về vấn đề con người có thể nhận thức, cải tạo được
giới tự nhiên và đời sống xã hội.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề về tình huống cỉa tạo tự nhiên cần tôn trọng quy luật khách quan
- Kĩ năng tư duy phê phán những quan niệm duy tâm, thần bí về nguồn gốc của con người
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Động não
- Thảo luận lớp
- Thảo luận nhóm
- Trình bày 1 phút
- Bản đồ tư duy
GV: Phan Thị Vân Trinh Trường THPT Nguyễn Hiền
11
Giáo án GDCD Năm học 2010 - 2011
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV GDCD lớp 10
- Giấy to, bút dạ
- Tranh ảnh, truyện kể, máy chiếu (nếu có) liên quan đến bài học
- Sách Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ môn GDCD;
- Sách Giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khám phá
* Cách 1: Dùng phần MỞ ĐẦU BÀI HỌC trong SGK để giới thiệu bài học
* Cách 2: GV có thể mở bài như sau: Xung quanh chúng ta có vô vàn các sự vật và hiện tượng
như: động vật, thực vật, sông, hồ, biển cả, mưa, nắng... Tất cả các sự vật, hiện tượng đó đều thuộc
thế giới vật chất. Muốn biết thế giới vật chất đó bao gồm những gì? Tồn tại như thế nào? Chúng ta
có nhận thức được chúng hay không?... Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về những vấn đề này.
2. Kết nối:
Hoạt động của Thầy và Trò Kiến thức cơ bản
HOẠT ĐỘNG 1 (6’)
Bằng phương pháp trực quan giáo viên giới thiệu một số hình ảnh
về các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên
Trái đất, mặt trăng Sao hỏa Mặt trời
Nước Cây cối Rừng
GV: Phan Thị Vân Trinh Trường THPT Nguyễn Hiền
12
Giáo án GDCD Năm học 2010 - 2011
Sóng thần Khí hậu Bão
HOẠT ĐỘNG 2 (15’)
THẢO LUẬN LỚP VỀ GIỚI TỰ NHIÊN
1. Giới tự nhiên tồn tại
khách quan
- GV nêu câu hỏi thảo luận
- Sau khi HS trình bày câu hỏi thảo
luận GV:
Nhận xét,
Bổ sung, điều chỉnh
Giảng giải những vấn đề HS
chưa rõ.
- GV kết luận và ghi bảng những
nội dung cơ bản
- GV thưởng điểm cho những HS
trình bày tốt.
- HS thảo luận và trả lờicác câu hỏi
sau:
1. Theo em, giới tự nhiên bao gồm
những yếu tố nào?
2. Em biết được điều gì liên quan
đến nguồn gốc của sự sống?
3. Dựa vào kiến thức đã học về Sinh
học, Sử học...em hãy lấy ví dụ để
chứng minh: Giới tự nhiên đã phát
triển từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp
4. Sự vận động, phát triển của giới
tự nhiên có phụ thuộc vào ý muốn
của con người không? Vì sao? Lấy
ví dụ để chứng minh
5. Em hãy cho biết : Vì sao giới tự
nhiên tồn tại khách quan?
- Giới tự nhiên theo nghĩa
rộng là toàn bộ thế giới vật
chất, là tất cả những gì tự
có, không phải do ý thức
của con người hoặc một lực
lượng thần bí nào tạo ra
- Giới tự nhiên tồn tại
khách quan vì: Giới tự
nhiên là tự có, mọi sự vật,
hiện tượng trong giới tự
nhiên đều có quá trình hình
thành, vận động và phát
triển theo những quy luật
vốn có của nó.
HOẠT ĐỘNG 3 (7’)
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TÁC ĐỘNG ĐẾN
TỰ NHIÊN NHƯ THẾ NÀO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ
VẤN ĐỀ NÀY
* Bài học kinh nghiệm
- GV nêu câu hỏi để HS thảo luận
- GV gọi HS trình bày câu hỏi thảo
luận
- GV:
+ Nhận xét, bổ sung và kết luận
+ Ghi điểm cho những HS có câu
trả lời tốt
- HS thảo luận câu hỏi:
Theo em hoạt động của con người
có tác động đến tự nhiên không? Vì
sao? Lấy ví dụ để làm rõ vấn đề.
- Hoạt động của con người
tuy có ảnh hưởng đến giới
tự nhiên nhưng con người
không thể quyết định hoặc
thay đổi những quy luật đó
theo ý muốn chủ quan của
mình.
3. Thực hành/ luyện tập (5’)
GV: Phan Thị Vân Trinh Trường THPT Nguyễn Hiền
13
Giáo án GDCD Năm học 2010 - 2011
- GV yêu cầu HS HS đọc phần truyện đọc trong TƯ LIỆU THAM KHẢO, SGK trang 17
- GV có thể dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để giúp cho HS củng cố lại kiến thức đã học:
1. Theo nghĩa rộng, toàn bộ thế giới vật chất là
A. Giới tự nhiên B. Xã hội nói chung
C. Xã hội loài người D. Cả tự nhiên và tinh thần.
2. Thế giới vật chất tồn tại
A. Phụ thuộc vào ý thức con người B. Do thượng đế quy định
C. Khách quan, độc lập với ý thức D. Do con người quyết định
3. Sự tồn tại và phát triển của giới tự nhiên
A. Do thượng đế quy định B. Không theo quy luật nào
C. Tuân theo những quy luật khách quan D. Tuân theo ý muốn chủ quan của
con người.
4. Vận dụng (2’)
- GV yêu cầu HS:
+ Làm bài tập SGK
+ Tìm hiểu phần tiếp theo của bài 2
+ Sưu tầm một số tranh ảnh về các sự vật,hiện tượng trong giưới tự nhiên để phục vụ cho bài học
sau.
)
GV: Phan Thị Vân Trinh Trường THPT Nguyễn Hiền
14
Giáo án GDCD Năm học 2010 - 2011
N m h c: 2010 - 2011 BÀI ă ọ
2
H c k : I TH GI I V T ọ ỳ Ế Ớ Ậ
CHẤT TỒN TẠI
Ti t: 4 KHÁCH ế
QUAN
( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Ngoài mục tiêu chung của toàn bài, học xong tiết 2, HS còn phải đạt được:
1. Về kiến thức :
- HS hiểu được con người có nguồn gốc từ động vật và là kết quả phát triển lâu dài của giới tự
nhiên
- Hiểu được con người có thể nhận thức, cải tạo được thế giới khách quan, trên cơ sở tôn
trọng và tuân theo quy luật của nó
2.Về kỹ năng :
- Giúp các em bước đầu có thể nhận thức được giới tự nhiên
3. Về thái độ:
- Biết đánh giá và phê phán những biểu hiện thiếu tôn trọng quy luật khách quan trong cuộc
sống.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ (6’)
Câu 1 : Bằng kiến thức đã họcvà thực tế trong cuộc sống, em háy chứng minh một sự vật hiện
tượng trong giới tự nhiên tồn tại khách quan
Câu 2 : Em hãy cho biết : Vì sao giới tự nhiên tồn tại khách quan?
2. Khám phá
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên đề mục đã tìm hiểu ở tiết học trước (1. Giới tự nhiên tồn tại khách
quan).
- GV đặt câu hỏi : Vậy theo hiểu giới tự nhiên gồm những yếu tố nào ?
Sau khi HS trả lời GV dẫn dắt cá em vào bài: Như vậy, giới tự nhiên là tất cả những gì tự có. Theo
nghĩa rộng, giới tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất, con người và xã hội loài người đều là sản
GV: Phan Thị Vân Trinh Trường THPT Nguyễn Hiền
15
Giáo án GDCD Năm học 2010 - 2011
phẩm của giới tự nhiên. Tại sao có thể khẳng định như vậy, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời
câu hỏi này.
3 Kết nối
Hoạt động của Thầy và Trò Kiến thức cơ bản
HOẠT ĐỘNG 1 (10’)
THẢO LUẬN LỚP TÌM HIỂU CON NGƯỜI LÀ SẢN PHẨM CỦA
GIỚI TỰ NHIÊN
2. Xã hội là một đặc thù của
giới tự nhiên
- GV nêu câu hỏi thảo luận lớp
- GV gọi một số HS trả lời
- Hv ghi vắn tắt ý kiến của HS lên bảng
phụ
- GV yêu cầu một số HS khác nêu quan
điểm của mình.
- GV nhận xét và giảng giải thêm : +
Hiện nay những đặc điểm của động vật
có vú như : Hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,
sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ, hệ
thống tín hiệu sơ cấp… vẫn chi phối
hoạt động của cơ thể người
+ Học thuyết tiến hóa của Đác -
uyn và nhiều công trình khoa học khác
như nhân chủng học, khảo cổ học …đã
chứng minh và khẳng định : Con
người là sản phẩm của giơi tự nhiên.
Tuy nhiên, trong giới tự nhiên chỉ con
người biết lao động có mục đích, chỉ
con người là có ngôn ngữ và có tư duy,
đồng thời con người còn có khả năng
cải tạo giới tự nhiên. Do đó con người
không chỉ là sản phầm cảu giới tự
nhiên mà còn là sản phẩm hoàn hảo
nhất của giới tự nhiên.
- HS thảo luận và trả lời các
câu hỏi sau :
1. Bằng kiến thức đã học ở
môn sinh học hoặc sử học em
hãy cho biết con người có quă
trình tiến hóa như thế nào ?
2. Em biết quan điểm hoặc
công trình khoa học nào đã
chứng minh con người có
nguồn gốc từ động vật ? Em
có đồng ý với quan điểm hay
công trình đó không ? Vì sao ?
3. Theo em, con người có
điểm nào giống và khác động
vật ?
4. Em có kết luận gì về nguồn
gốc của con người ?
a. Con người là sản phẩm
của giơi tự nhiên
- Con người là sản phẩm của
giới tự nhiên. Con ngưiơì
cùng tồn tại trong môi trường
tự nhiên và phát triển cùng
môi trường tự nhiên.
HOẠT ĐỘNG 2 (10’)
GV sử dụng phương pháp động não và giảng giải giúp HS hiểu
xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên
b. Xã hội là sản phẩm của
giới tự nhiên
- GV nêu vấn đề vấn đề bằng câu hỏi
gợi mở để HS suy nghĩ
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
sau :
- Có con người mới có xh, mà
con người là sản phẩm của
GV: Phan Thị Vân Trinh Trường THPT Nguyễn Hiền
16
Giáo án GDCD Năm học 2010 - 2011
- GV khuyến khích HS phát biểu ý
kiến
- GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên
bảng phụ
- Phân loại ý kiến
- GV giảng giải làm sáng tỏ các ý
kiến chưa rõ, sau đó tổng hợp và kết
luận : Sự ra đời của con người và xã
hội loài người là đồng thời. Kết cấu
quần thể của loài vượn cổ, chính là
tiền đề tự nhiên hình thành xã hội loài
người. Khi loài vượn cổ tiến hóa
thành người cũng đồng thời hình
thành nên các mối quan hệ xã hội tạo
nên xã hội loài người, có con người
mới có xã hội, mà con người là sản
phẩm của giới tự nhiên nên xã hội
loài người cũng là sản phẩm của giới
tự nhiên, hơn thế nữa là một bộ phận
đặc thù của giới tự nhiên.
* GV giải thích từ đặc thù ( tr18
SGK)
1. Em có đồng ý với quan điểm
cho rằng : Thần linh quyết định
mọi sự biến hóa của xã hội
không ? Vì sao ?
2. Xã hội có nguồn gốc từ đâu ?
Dựa trên cơ sở nào em khẳng
định như vậy ?
3. Xã hội loài người đã trải qua
những giai đoạn phát triển
nào ?
4. Theo em, yếu tố chủ yếu nào
đã tạo nên sự biến đổi của xã
hội ?
5. Vì sao nói xã hội là một bộ
phận đặc thù của giới tự
nhiên ?
giới tự nhiên, cho nên, xã hội
cũng là sản phẩm của giới tự
nhiên
- Xã hội là một bộ phận đặc
thù của giới tự nhiên vì xã hội
là hình thức tổ chức cao nhất
của giới tự nhiên, có cơ cấu xã
hội mang tính lịch sử riêng, có
những quy luật riêng.
HOẠT ĐỘNG 3 (10’)
THẢO LUẬN LỚP VỀ KHẢ NĂNG NHẬN THỨC, CẢI TẠO THẾ
GIỚI KHÁCH QUAN CỦA CON NGƯỜI
c. Con người có thể nhận
thức, cải tạo thế giới khách
quan
- GV yêu cầu HS thảo luận về thông
tin: Bàn về khả năng nhận thức của
con người trong SGK (trang 15).
- GV nhận xét và chốt lại: Ý kiến của
Phơ-ơ-bắc là đúng, nhờ các giác quan
và hoạt động của bộ não mà con
người có khả năng nhận thức được
thế giới khách quan và khả năng nhận
thức của con người càng tăng. Một
người không nhận thức được hoàn
toàn giới tự nhiên nhưng toàn bộ loài
người thông qua các thế hệ thì có thể
- Cả lớp thảo luận
- Một số HS nêu ý kiến
- Những HS khác bổ sung,
thống nhất câu trả lời.
- HS tiếp tục thảo luận các câu
hỏi:
1. Con người có thể cải tạo
được thế giới khách quan
không? Vì sao? Nêu ví dụ?
2. Dựa vào đâu con người có
thể cải tạo được thế giới khách
quan?
- Con người không thể tạo ra
giới tự nhiên nhưng có thể cải
tạo được giới tự nhiên theo
hướng có lợi cho mình, trên
cơ sở tôn trọng quy luật vậ
động khách quan vốn có của
nó.
GV: Phan Thị Vân Trinh Trường THPT Nguyễn Hiền
17
Giáo án GDCD Năm học 2010 - 2011
nhận thức được.
- GV chia lớp làm thành 3 nhóm tiếp
tục thảo luận các câu hỏi, mỗi nhóm
thảo luận 1 câu hỏi
- Sau khi đại diện các nhóm trình bày,
GV tạo không khí cho cả lớp tranh
luận, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận
3. Trong cải tạo tự nhiên và xã
hội, nếu không tuân theo các
quy luật khách quan thì điều gì
sẽ xảy ra? Cho ví dụ?
- Đại diện từng nhóm báo cáo
két quả thảo luận.
- Cả lớp tranh luận, bổ sung ý
kiến
- Nếu không tôn trọng quy
luật khách quan, con người sẽ
không chỉ gây hại cho tự
nhiên mà còn gây họa cho
mình.
4. Củng cố, luyện tập (4’)
- GV yêu cầu HS làm bài tập 3, trong SGK trang 18.
- GV có thể dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để giúp cho HS củng cố lại kiến thức đã học:
1. Nếu con người làm trái với các quy luật khách quan thì con người sẽ
A. Cải tạo được tự nhiên và xã hội B. Cải thiện được cuộc sống
C. Hứng chịu hậu quả khôn lường D. Vẫn sống bình yên
2. Việc con người khai thác tự nhiên một cách thiếu ý thức đã dẫn đến
A. Lũ lụt, hạn hán B. Tài nguyên cạn kiệt C. Sóng thần
D. Ô nhiễm môi trường Đ. A, B và D E. A, B và C
3. Những việc làm nào sau đây là sai ?
A. Trồng rừng B. Tiết kiệm điện, nước
C. Chăm sóc cây xanh D. Bẫy chim thú
Đ. Ăn thịt gia cầm sạch E. Lấp hết ao, hồ để xây nhà
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
- GV yêu cầu HS: + Học bài cũ, tìm hiểu bài 3
6. Nhận xét đánh giá tiết học(1’)
GV: Phan Thị Vân Trinh Trường THPT Nguyễn Hiền
18