Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Đề xuất giải quyết sử dụng triển khai chức năng chất lượng (QFD) trong công tác quy hoạch đô thị quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh (giai đoạn 20152020 và tầm nhìn đến năm 2030)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

VÕ NGỌC TUYẾT NGA

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG
TRIỂN KHAI CHỨC NĂNG CHẤT LƯỢNG
(QFD) TRONG CƠNG TÁC QUY HOẠCH ĐƠ THỊ
QUẬN BÌNH TÂN, TP. HỒ CHÍ MINH
(Giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH - 2015


VÕ NGỌC TUYẾT NGA

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG
TRIỂN KHAI CHỨC NĂNG CHẤT LƯỢNG
(QFD) TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐÔ
THỊ QUẬN BÌNH TÂN, TP. HỒ CHÍ MINH
(Giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030)
Chuyên ngành
dựng Mã số

: Quản lý xây
60580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Người hướng dẫn khoa học:
TS. MỴ DUY THÀNH

TP. HỒ CHÍ MINH – 2015


-3-

LỜI CÁM ƠN
Qua thời gian thực hiện nghiên cứu, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc
thu thập tài liệu, cũng như tìm hiểu kiến thức thực tế. Nhưng với sự giúp đỡ tận tình
của các thầy cơ, đồng nghiệp, bạn bè cùng với sự nỗ lực của bản thân, luận
văn đã hoàn thành đúng thời hạn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Mỵ Duy Thành đã hướng
dẫn chỉ bảo tận tình trong suốt q trình thực hiện luận văn. Chính thầy là nguồn
khơi sáng niềm đam mê nghiên cứu khoa học nghiêm túc, làm động lực để tác giả
vượt qua nhiều rào cản để hoàn thành nghiên cứu này.
Và tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô phịng Đào tạo
sau đại học, khoa Cơng trình trường Đại học Thủy Lợi, gia đình, bạn bè đã động
viên, khích lệ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành khóa học và luận văn này.
Luận văn là cơng trình nghiên cứu mà tác giả đã dành rất nhiều tâm huyết và
công sức. Xin dành tặng thành quả này cho đứa con gái bé bỏng mà tác giả vô
cùng yêu quý.
TP HCM, ngày 25 tháng 4 năm 2015

Võ Ngọc Tuyết Nga


BẢN CAM KẾT
Tên tôi là Võ Ngọc Tuyết Nga, học viên cao học lớp CH20-QLXD-CS2,

chuyên ngành “Quản Lý Xây Dựng” niên hạn 2012-2014, trường đại học Thủy Lợi,
Cơ sở 2 – Tp. Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Đề xuất giải pháp sử dụng QFD trong
công tác QHĐT Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh (giai đoạn 2015-2020 và tầm
nhìn đến năm 2030)” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu nghiên cứu thu
được từ thực nghiệm và không sao chép.
TP HCM, ngày 25 tháng 4 năm 2015
Học viên

Võ Ngọc Tuyết Nga


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN..................................................................................................1
BẢN CAM KẾT.............................................................................................. 2
MỤC LỤC........................................................................................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.........................................................................8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................... 9
CÁC KÝ HIỆU, THUẬT NGỮ................................................................... 10
MỞ ĐẦU........................................................................................................ 11
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................11
2. Mục tiêu của đề tài.....................................................................................12
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................. 12
3.1 Ý nghĩa khoa học............................................................................................... 12
3.2.Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................... 12
4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 12
4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 12

5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................12

6. Kết quả dự kiến đạt được..........................................................................12
7. Nội dung cơ bản của luận văn...................................................................13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.........................................................................14
1.1. Tổng quan về Quy hoạch đô thị.............................................................15
1.1.1. Lịch sử phát triển Quy hoạch đô thị............................................................... 15
1.1.2. Khái niệm về Quy hoạch đô thị...................................................................... 15
1.1.3. Khái niệm về Quy mơ đơ thị.......................................................................... 16
1.1.4. Vai trị và nhiệm vụ Quy hoạch đơ thị............................................................ 18
1.1.4.1. Vai trị.......................................................................................................... 18
1.1.4.2. Nhiệm vụ..................................................................................................... 18


1.1.5. Thực trạng quy hoạch, quản lý QHĐT tại Việt Nam...................................... 19
1.1.5.1. Về không gian...............................................................................................19
1.1.5.2. Về công tác Quy hoạch và quản lý đô thị.....................................................20
1.1.5.3. Vấn đề thị trường bất động sản đô thị..........................................................20
1.1.5.4. Vấn đề liên quan Kinh tế đô thị....................................................................21
1.1.6. Các vấn đề tồn tại trong “Quy hoạch treo”..................................................... 21

1.2. Tổng quan về QFD..................................................................................23
1.2.1. Lịch sử phát triển của QFD............................................................................ 23
1.2.2. Khái niệm về QFD......................................................................................... 24
1.2.3. Các giai đoạn của QFD (dựa theo sơ đồ của Yi Qing Yang)...........................24
1.2.4. Ngôi nhà chất lượng và Ma trận tương quan.................................................. 25
1.2.4.1. Ngôi nhà chất lượng.....................................................................................25
1.2.4.2. Ma trận tương quan (Correlation Matrix)....................................................26
1.2.5. Một vài kết quả nghiên cứu và ứng dụng QFD trên thế giới..........................33

1.3. Kết luận Chương 1.................................................................................. 33


CHƯƠNG 2................................................................................................... 35
CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC
2.1. Cơ sở lý luận trong công tác QHĐT......................................................36
2.1.1. Nội dung của công tác Quy hoạch đơ thị........................................................36
2.1.1.1. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng.............................36
2.1.1.2. Xác định tiềm năng và động lực...................................................................37
2.1.1.3. Định hướng phát triển không gian, hệ thống hạ tầng kỹ thuật.....................38
2.1.1.4. Đánh giá tác động môi trường đơ thị...........................................................39
2.1.2. Phân tích các u cầu trong cơng tác QHĐT.................................................. 40
2.1.2.1. Yêu cầu về phát triển đô thị mang tính bền vững..........................................40
2.1.2.2. u cầu về đơ thị gắn kết hài hịa với kinh tế vùng.......................................41
2.1.2.3. u cầu về đơ thị hội nhập với nền kinh tế toàn cầu....................................42
2.1.3. Cơ sở về pháp lý và kỹ thuật trong công tác đô thị ở Việt Nam..................... 42
2.1.3.1. Các quy định pháp lý về QHĐT....................................................................42


2.1.3.2. Quy hoạch sử dụng đất.................................................................................43
2.1.3.3. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật..........................................................................44
2.1.3.4. Quy hoạch hạ tầng xã hội.............................................................................48
2.1.4. Các giải pháp kỹ thuật trong công tác QHĐT.................................................49
2.1.4.1. Giải pháp khoa học công nghệ.....................................................................49
2.1.4.2. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực..........................................50
2.1.4.3. Giải pháp về tài chính..................................................................................50
2.1.4.4. Giải pháp quản lý chất lượng QHĐT...........................................................51
2.1.4.5. Giải pháp quản lý tiến độ QHĐT.................................................................51

2.2. Cơ sở thống kê sử dụng trong nghiên cứu............................................52
2.2.1. Mẫu trong nghiên cứu “Thống kê”................................................................. 53
2.2.2. Thang đo trong “Thống kê”............................................................................ 54


2.3. Cơ sở mơ hình QFD trong cơng tác QHĐT.......................................... 54
2.3.1. Quy trình thực hiện phương pháp QFD áp dụng cho nghiên cứu...................56
2.3.2. Lợi ích của QFD trong công tác QHĐT......................................................... 56
2.3.3. Hạn chế của QFD trong trong cơng tác QHĐT.............................................. 57

2.4. Quy trình nghiên cứu..............................................................................58
2.5. Qui trình thu thập dữ liệu...................................................................... 59
2.6. Kết luận chương 2...................................................................................59

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG MƠ HÌNH QFD TRONG CƠNG
TÁC QUY HOẠCH ĐƠ THỊ QUẬN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2015 –
2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.............................................................61
3.1. Giới thiệu về QHĐT quận Bình Tân.....................................................62
3.2. Giới thiệu chung về QHĐT quận Bình Tân..........................................63
3.2.1. Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000........................................................ 66
3.2.2. Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000....................................................................... 67

3.3. Hiện trạng về quy hoạch sử dụng đất quận Bình Tân.........................67


3.4. Hiện trạng về quy hoạch và quản lý chất lượng quy hoạch hạ tầng kỹ

thuật..........................................................................................................70
3.4.1. Hiện trạng hạ tầng giao thơng......................................................................... 70
3.4.2. Hiện trạng cấp, thốt nước.............................................................................. 71
3.4.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý chất lượng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.

.................................................................................................................................72
3.5. Hiện trạng về quy hoạch và quản lý quy hoạch hạ tầng xã hội..........73

3.5.1. Hiện trạng về nhà ở........................................................................................ 73
3.5.2. Hiện trạng về các công trình giáo dục, y tế và các cơng trình cơng cộng.......75
3.5.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý chất lượng quy hoạch hạ tầng xã hội....76

3.6. Phân tích và thống kê các yêu cầu đối với công tác QHĐT quận Bình

Tân............................................................................................................76
3.7. Vận dụng mơ hình QFD đề xuất để đưa ra các mục tiêu quản lý

QHĐT Quận Bình Tân giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm
2030 .....
......................................................................................................................... 79
3.7.1. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 79
3.7.2. Nội dung thực hiện......................................................................................... 80
3.7.2.1. Nhận diện khách hàng..................................................................................80
3.7.2.2. Xác định nội dung và tầm quan trọng của yêu cầu.......................................80
3.7.2.3. Xác định các giải pháp đáp thực hiện công tác quy hoạch...........................83
3.7.2.4. Xác định mối quan hệ giữa giải pháp và nội dung yêu cầu..........................84
3.7.2.5. Giá trị hoạch định nội dung yêu cầu quy hoạch...........................................85
3.7.2.6. Giá trị mục tiêu lựa chọn giải pháp..............................................................86

3.8. Kết luận chương 3...................................................................................86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 88
1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được của luận văn............................88
2. Những tồn tại chưa xem xét đến trong quá trình nghiên cứu................89
3. Các đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo.......................................................89


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................92

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA NỘI
DUNG YÊU CẦU TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

95

PHỤ LỤC 2: PHIẾU CÂU HỎI KHẢO SÁT MỐI QUAN HỆ GIỮA
GIẢI PHÁP VÀ NỘI DUNG YÊU CẦU TRONG CÔNG TÁC QUY
HOẠCH ĐÔ THỊ..........................................................................................98


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Bốn giai đoạn của QFD (dựa theo sơ đồ của Yi Qing Yang)...................24
Hình 1.2: Ngơi nhà chất lượng (nguồn: QFD Institute)..........................................26
Hình 1.3: Ví dụ Ma trận tương quan trong QFD....................................................27
Hình 1.4: Ví dụ Ngơi nhà chất lượng cho một giai đoạn thiết kế............................32
Hình 2.1: Mơ hình ngơi nhà chất lượng trong quy hoạch đơ thị.............................55
Hình 2.2: Quy trình thực hiện QFD cho nghiên cứu...............................................57
Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu...............................................................................58
Hình 2.4: Qui trình xây dựng bảng câu hỏi khảo sát.............................................59
Hình 3.1: Quy hoạch chung quận Bình Tân – Định hướng phát triển khơng gian. .64


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2010......................................68
Bảng 3.2: Diện tích đất đai và mật độ dân số.........................................................69
Bảng 3.3: Nội dung và tầm quan trọng các yêu cầu đối với quy hoạch đô thị........82
Bảng 3.4: Đề xuất giải pháp thực hiện công tác quy hoạch tại quận Bình Tân......83


CÁC KÝ HIỆU, THUẬT NGỮ

-

QLDAĐTXD: Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

-

QLXD

: Quản lý xây dựng.

-

QLDA

: Quản lý dự án.

-

QLDAXD : Quản lý dự án xây dựng.

-

QHĐT

: Quy hoạch Đô thị

-

QH


: Quy hoạch

-

QFD

: Quality function Deployment


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quy hoạch đơ thị ngồi mục đích là xây dựng một đơ thị văn minh, hiện đại
còn phải đảm bảo đời sống dân cư tốt hơn. Một trong những mục tiêu của công tác
quy hoạch đô thị cần đạt được là quản lý chất lượng quy hoạch và tiến độ thực hiện
quy hoạch cho từng giai đoạn theo định hướng mà công tác quy hoạch đã đặt ra.
Hiện nay, khái niệm quy hoạch “treo” được nói đến khá nhiều. Quy hoạch
“treo” được hiểu là quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền xét
duyệt, đã cơng bố, nhưng khơng thực hiện được hết năm này đến năm khác [9]. Ở
thành phố Hồ Chí Minh, quy hoạch “treo” nhiều và gây bức xúc trong dư luận đến
cử tri xin thành phố xử lý quy hoạch treo [16]. Theo báo cáo của Sở Quy hoạch –
Kiến trúc TP. HCM thì tính đến ngày 10/09/2012 có gần 30 khu quy hoạch
“treo”[17].
Quy hoạch “treo” diễn ra theo 2 kịch bản: người dân không đồng ý với nội
dung quy hoạch dẫn đến việc thu hồi đất không thực hiện được; việc quy hoạch đất
được thông qua, cơng bố dựa trên ý chí chủ quan của nhà cầm quyền.
Chức năng triển khai chất lượng (QFD) là công cụ làm sáng tỏ các yêu cầu,
các giải pháp thực hiện của một vấn đề bằng cách lượng hóa chúng. QFD lần đầu
tiên được áp dụng tại xưởng đóng tàu của Mitsubishi tại Kobe vào năm 1972, sau
đó chức năng này được ứng dụng rỗng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp.
Ứng dụng QFD vào lĩnh vực xây dựng cũng được nhiều tác giả trong và ngoài nước

nghiên cứu [19;20;21;22].
Bình Tân được thành lập trên cơ sở tách một phần diện tích của huyện Bình
Chánh[9].Cuối năm năm 2012, Đồ án quy hoạch chung xây dựng quận Bình Tân
được UBND thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt [14]. Là quận mới với quy hoạch
mới, tác giả mong muốn vận dụng chức năng QFD trong công tác quy hoạch đô thị
quận Bình Tân nhằm hạn chế mức thấp nhất hiện tượng quy hoạch “treo”.


Với các lý do nêu trên, nên tác giả chọn đề tài “Đề xuất giải pháp sử dụng
triển khai chức năng chất lượng (QFD) trong công tác quy hoạch đô thị quận Bình
Tân, Tp. Hồ Chí Minh (giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030)” là rất cần
thiết và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu, vận dụng công cụ Triển khai chức năng chất lượng trong công tác
Quy hoạch đô thị nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng các đồ án quy hoạch
xây dựng đơ thị quận Bình Tân.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
-

Nghiên cứu cơ sở khoa học của công tác Quy hoạch đô thị;

-

Nghiên cứu và vận dụng Triển khai chức năng chất lượng (QFD) trong công tác
Quy hoạch đơ thị.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Vận dụng mơ hình Triển khai chức năng chất lượng
cho công tác Quy hoạch đô thị để đưa ra các giải pháp và mức độ quan
trọng của các giải pháp trong công tác Quy hoạch đơ thị quận Bình
Tân giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác QHĐT
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vận dung công cụ Triển khai chức năng chất
lượng (QFD) cho cơng tác quy hoạch quận Bình Tân giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn
2030.
5. Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê thống kê để xác định các yêu cầu của
công tác QHĐT.

-

Sử dụng phương pháp khảo sát ý khách hàng để xác định mức độ quan trọng của
các yêu cầu.


-

Phương pháp khảo sát ý kiến chuyên gia để đưa ra các giải pháp, biện pháp thực
hiện yêu cầu; các giá trị ma trận tương quan.

-

Từ đó xây dựng ngơi nhà chất lượng là một sản phẩm của QFD từ đó xây dựng
các nhiệm vụ quan trọng, các giải pháp hợp lý và cần thiết để giải quyết trước.
6. Kết quả dự kiến đạt được


-

Đưa ra danh mục và tầm quan trọng của các yêu cầu đầu vào cho công tác
QHĐT;

-

Đưa ra danh sách các giải pháp kỹ thuật và mức độ đáp ứng các yêu cầu của công
tác QHĐT;

-

Đề xuất mơ hình QFD trong cơng tác QHĐT;

-

Đưa ra các tiêu chí và mức độ cấp thiết của các tiêu chí đó trong cơng tác quy
hoạch đơ thị quận Bình Tân giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030
7. Nội dung cơ bản của luận văn.

-

Mở đầu

-

Chương 1: Tổng quan

-


Chương 2: Cơ sở lý luận khoa học

-

Chương 3: Đề xuất sử dụng mơ hình QFD trong cơng tác QHĐT quận Bình Tân
giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030

-

Kết luận – Kiến Nghị

-

Tài liệu tham khảo

-

Phụ lục


CHƯƠNG
1

TỔNG QUAN


1.1.

Tổng quan về Quy hoạch đô thị


1.1.1. Lịch sử phát triển Quy hoạch đô thị
-

Ở nước ta, công tác QHĐT trải qua nhiều năm với nhiều sự thay đổi, do chịu ảnh
hưởng của sự thay đổi lịch sử, các điều kiện kinh tế - xã hội biến đổi làm tác động
nhiều đến việc xây dựng QHĐT. Một mặt, QHĐT được lập trên cơ sở yêu cầu của
việc xây dựng những đô thị mới, đáp ứng về mặt quy mô phát triển của xã hội, sự
thay đổi đó làm khác đi bộ mặt đô thị của những thập kỷ trước đây khi đây kiến
trúc đô thị chịu ảnh hưởng khá nhiều những kiến trúc do người Pháp để lại.
Những thay đổi này đã làm cho đơ thị ngày nay có nhiều điểm nổi bật, khác biệt so
với trước đó, tiến bộ hơn, hiện đại hơn và thỏa mãn tốt hơn đời sống của người dân
đô thị.

-

Điều này dẫn đến những thành quả trong cơng tác QHĐT, nó thể hiện sự tác
động tích cực từ các yếu tố như: thể chế chính trị, quy mô nền kinh tế, năng lực
quản lý của nhà nước, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật, bản sắc văn hóa của
dân tộc và sự tiếp tiếp tiếp thu những tinh hoa của thế giới; trong đó Nhà nước giữ
vao trị định hướng, mang tính chủ đạo.

1.1.2. Khái niệm về Quy hoạch đô thị
-

Nội dung chủ yếu của QHĐT là tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu
vực đô thị. Nội dung này dự báo các khả năng phát triển đô thị, xác định các
nguồn lực hiện có của đơ thị, các u cầu đạt ra cho một đô thị, những tác động tích
cực và tiêu cực có khả năng xảy ra trong tương lai và xây dựng định hướng phát
triển. Mục tiêu cuối cùng là hướng tới sự phát triển bền vững trên cơ sở đảm bảo

hài hòa các yếu tố của không gian đô thị, sự gắn kết giữa các công trình hạ tầng kỹ
thuật, cơng trình hạ tầng xã hội đô thị với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội.

-

Ở nước ta hiện nay, do điều kiện kinh phí, trang thiết bị, trình độ chun mơn
của đội ngũ cán bộ làm công tác QHĐT, quan điểm quy hoạch cịn mang ý chí chủ
quan, các yếu tố khác cịn nhiều bất cập; Công tác QHĐT thường đi sau thực
tiễn; do đó, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng QHĐT [6].


1.1.3. Khái niệm về Quy mô đô thị
Tại mỗi nước, quy mơ đơ thị phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội
của nước đó. Ở nước ta, theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm
2001 của Chính phủ về việc phân loại đơ thị và cấp quản lý đô thị, quy định đô thị
được chia thành 6 loại: Loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V; theo
các tiêu chí cơ bản sau đây: Vị trí, chức năng, vai trị, cơ cấu và trình độ phát triển
kinh tế - xã hội của đô thị; quy mô dân số; mật độ dân số; tỷ lệ lao động phi nơng
nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng. Cụ thể [7]:
-

Đô thị loại đặc biệt đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
+ Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,
khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ đầu mối giao thơng, giao lưu
trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước.
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên.
+ Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hồn chỉnh.
+ Quy mơ dân số từ 1,5 triệu người trở lên.
+ Mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km2 trở lên.


-

Đô thị loại I đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
+ Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ
thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trị
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của
cả nước;
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động (từ 85% trở lên);
+ Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;
+ Quy mô dân số phải đạt 50.000 đến dưới một triệu dân;
+ Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.

-

Đô thị loại II đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
+ Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa, khoa học kỹ
thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng liên tỉnh, hoặc


cả nước, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh
thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước;
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên;
+ Có cơ sở hạ tầng xây dựng nhiều mặt tiến tới đồng bộ và hồn chỉnh;
+ Quy mơ dân số từ 25 vạn người trở lên;
+ Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên.
-

Đô thị loại III đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
+ Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị kinh tế, văn hóa khoa học kỹ

thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có
vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh
vực đối với vùng liên tỉnh;
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên;
+ Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;
+ Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên;
+ Mật độ dân số bình qn từ 8.000 người/km2 trở lên.

-

Đơ thị loại IV đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
+ Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chun ngành về chính trị,
kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu
trong tỉnh có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc
một vùng trong tỉnh;
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên;
+ Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hồn
chỉnh;
+ Quy mơ dân số từ 5 vạn người trở lên;
+ Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên.

-

Đô thị loại V đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
+ Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyển ngành về chính trị,
kinh tế, văn hóa và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của một huyện hoặc một cụm xã;


+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên;

+ Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hồn
chỉnh;
+ Quy mơ dân số từ 4.000 người trở lên.
+ Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên [5].

1.1.4. Vai trò và nhiệm vụ Quy hoạch đơ thị
1.1.4.1.Vai trị
-

Q trình phát triển đơ thị Việt Nam đã khẳng định vai trị của cơng tác quy hoạch
xây dựng. Đó là bước đi đầu, là cơng tác thường xuyên và quan trọng. Luật Quy
hoạch đô thị ban hành năm 2009 cùng với các văn bản hướng dẫn đã xác lập rõ
khung pháp lý cho cả quá trình hoạt động quy hoạch đơ thị. Quy hoạch chung được
xác định là cơ sở, là căn cứ để kết nối với vùng, với cả nước và không chỉ với quy
hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Khi nghiên cứu quy hoạch chung đơ thị phải có
tầm nhìn xa, có chất lượng và tính khả thi đa ngành. Phải gắn với cả hệ thống quy
hoạch ở cấp tỉnh thành phố.

1.1.4.2.Nhiệm vụ
-

Xây dựng những định hướng chung cho quy hoạch tổng thể đô thị cả nước, gắn với
quy hoạch của từng vùng, từng ngành và mục tiêu chiến lược phát triển kinh –
xã hội của đất nước; đảm bảo tính thống nhất, tính lợi ích giữa các khu vực, giữa
các ngành và các địa phương.

-

Xây dựng QHĐT vừa phù hợp với thực tiễn hiện tại, nhưng cần dựbáo cho tương
lai, có tầm nhìn rộng, dự báo xu thế phát triển trong thời gian tới để tránh đi sự lạc

hậu và những rủi ro trong q trình triển khai QHĐT
QHĐT mang tính bền vững, đảm bảo mơi trường; giữ gìn bảo tồn các di tích
văn hóa, cảnh quan, lịch sử và nét văn hóa đặc trưng từng vùng, từng địa phương.

-

QHĐT phái tính đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hiệu
quả sử dụng đất đô thị; đảm bảo quỹ đất nơng nghiệp cho mục tiêu an tồn
lương thực.


-

QHĐT đảm bảo sự đồng bộ về kết cầu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; cấp thoát
nước, chiếu sáng công cộng xử lý chất thải sự phát triển khơng gian đơ thị về kiến
trúc. Trong đó đặc biệt ưu tiên phát triển các cơng trình phúc lợi cho cộng đồng
như: cơng trình y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, thương mại, công viên, cây
xanh…

-

Đảm bảo sự liên thơng với các cơng trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, quốc gia và
quốc tế.
1.1.5. Thực trạng quy hoạch, quản lý QHĐT tại Việt Nam
Ở nước ta, trong quá trình lập các đồ án quy hoạch còn nhiều tồn tại bất cập
như cịn thiếu thốn về kinh phí, hạn chế về năng lực chuyên môn của cán bộ, tư duy
địa phương của một số cán bộ lãnh đạo làm cho chất lượng các đồ án quy hoạch
thường không cao, thiếu tính thực tiễn và khơng đảm bảo tầm nhìn chiến lược dài
dạn. Quy hoạch khi ra đời thường đi sau thực tế, phải điều chỉnh lại cho phù hợp
với thực tế.

Q trình đơ thị hóa ở Việt Nam sau những năm đổi mới đã tác động mạnh mẽ
đến các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, và trên tồn bộ đời sống xã
hội. Q trình tăng trưởng đó có vai trị đóng góp rất quan trọng của công tác quy
hoạch, là động lực phát triển đất nước.
Tuy vậy, còn những tồn tại cần tiếp tục khắc phục trong thời gian tới là:
1.1.5.1. Về không gian

- Vùng đô thị: các vùng đô thị trọng điểm chịu áp lực ngày càng cao của việc tăng
dân số cơ học; do sự chuyển dịch cư dân từ nơng thơn đến tìm cơ hội việc làm đặc
biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, một số
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang trong giai đoạn phát triển, sự gia tăng dân số
nhanh làm phát sinh tăng các yêu cầu về nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; vì
vậy những vùng đơ thị này cần khơng gian đơ thị có quy mơ lớn hơn để đáp ứng
yêu cầu tăng dân số. Do đó, cần nghiên cứu phát triển vùng đơ thị rộng hơn, liên
quan đến nhiều lĩnh vực khác; nhằm giải quyết các phát sinh trong q trình phát
triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng bền
vững.


- Vùng nông thôn: là nơi tập trung của phần lớn những người dân có mức thu nhập
thấp, sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, chịu nhiều rủi ro của thiên tai. Hiện nay,
nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích khu vực nơng thơn phát triển như
đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông thôn, tạo liên kết vùng; mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp, thực hiện chích sách “tam nơng” – nơng nghiệp - nơng
thơn - nơng dân; khuyến khích kinh tế hộ gia đình và nhiều chính sách khác. Tuy
nhiên, việc đưa các vùng nơng thơn phát triển theo hướng hiện đại hóa cịn gặp
những khó khăn nhất định, do chất lượng tăng trưởng cịn thiếu tính bền vững,
khoảng cách về điều kiện sống giữa nơng thơn và thành thị cịn có độ chênh lệch
lớn, những rủi ro trong nông nghiệp như thiên tai, dịch bệnh mất mùa,…đã tác động
mạnh đến sự phát triển của vùng nông thôn [16].

1.1.5.2. Về công tác Quy hoạch và quản lý đô thị
- Công tác quy hoạch và quản lý đô thị ở nước ta trong thời gian qua nhìn chung

chưa theo kịp với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là công tác quy hoạch tại các
vùng đô thị trọng điểm chưa đủ sức là đầu tàu dẫn dắt các vùng đô thị khác phát
triển theo. Để khắc phục điều này, cần thiết phải đưa công tác quy hoạch theo
hướng tiếp cận các công nghệ tiên tiến, quy hoạch cần mang tính khả thi và có sự
liên kết giữa nhiều ngành với nhau. Nhằm hạn chế những điểm yếu như: xem xét
quy mô không gian đơ thị, sự hài hịa giữa quy mơ và chất lượng đô thị, phương
thức bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, di sản đơ thị,...
Việc lựa chọn mơ hình phát triển đơ thị thích hợp với điều kiện của nước ta có
ý nghĩa rất quan trọng. Vừa bám sát tình hình phát triển của đất nước vừa tính tốn
tầm nhìn cho những năm sau, kế thừa những kinh nghiệm của các nước phát triển;
đánh giá xu hướng phát triển về kinh tế - xã hội và nhiều lĩnh vực khác để phục vụ
cho công tác lập QHĐT, đảm bảo những đồ án QHĐT là cơ sở, định hướng phát
triển của toàn xã hội.
1.1.5.3. Vấn đề thị trường bất động sản đô thị

Thị trường bất động sản chịu sự tác động rất lớn của QHĐT, là sản phẩm của
QHĐT. Thị trường bất động sản là một trong những thị trường có tác dụng thúc đẩy


hoặc kiềm hãm sự phát triển kinh tế. Bất động sản mang tính ổn định tương đối, do
nhà đất là một tài sản không thể dịch chuyển được về phương diện địa lý, khác với
thị trường vốn và lao động; do vậy tính ổn định trong thị trường bất động sản cần
được tính đến khi làm cơng tác quy hoạch đô thị. Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
cho thị trường bất động sản cần xác định chính xác mục đích sử dụng cho từng loại
đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, làm cho giá trị bất động sản trở về giá trị thực
của nó.
1.1.5.4. Vấn đề liên quan Kinh tế đơ thị


Nói đến kinh tế đơ thị là liên quan trực tiếp đến việc huy động và sử dụng
nguồn lực về tài chính để phát triển một đơ thị theo hướng hiện đại, nhằm đảm bảo
các yếu tố cơ bản như tăng dần chất lượng các dịch vụ, môi trường sống. Những tồn
tại hiện nay chúng ta đang giải quyết là chi phí dịch vụ phải trả cịn cao so với khả
năng thanh tốn của người dân đơ thị; chất lượng dịch vụ chưa thỏa mãn yêu cầu và
những chính sách hỗ trợ về tài chính của nhà nước để đảm bảo cung cấp các dịch vụ
công cho đơ thị cịn nhiều hạn chế.
Tại các đơ thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng,
Vũng Tàu, Cần Thơ,… trong những năm qua nhà nước Trung ương và địa phương
đã sử dụng nhiều nguồn tài chính khác nhau (vốn từ ngân sách nhà nước, trái phiếu,
vốn vay, vốn viện trợ khơng hồn lại từ nước ngoài,…), đầu tư theo nhiều phương
thức khác nhau (BOT, BTO, BO, BT, PPP…) để đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị phục
vụ cho sự phát triển đô thị. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn tài chính này trong thời
gian qua còn tồn tại nhiều bất cập, sử dụng chưa hiệu quả do chưa có cơ chế kiểm
sốt hữu hiệu của nhà nước.
1.1.6. Các vấn đề tồn tại trong “Quy hoạch treo”
Quy hoạch khi xây dựng xong, không triển khai vào thực tế, hay các đồ án
quy hoạch đô thị luôn thay đổi, điều chỉnh được xem là “Quy hoạch treo”. Quy
hoạch treo làm cho các hoạt động liên quan đến đời sống nhân dân tại khu vực quy
hoạch bị hậu quả xấu, người dân không phát huy hiệu quả trên mảnh đất của mình.
Quy hoạch treo xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể kể ra như thiếu nguồn tài chính


để lập quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch. Tiếp đến là quy hoạch thiếu tính khả
thi do chủ quan trong khi lập, xét duyệt quy hoạch và tác động khách quan từ các
biến động về kinh tế - xã hội. Một nguyên nhân nữa là do thiếu sự kiểm soát và
quản lý thực hiện; sự chồng chéo giữa các quy hoạch chuyên ngành khác nhau và
tác động của các chính sách pháp luật về nhà ở, đất đai. Đặc biệt, trong thời kỳ bao
cấp, quy hoạch làm theo kế hoạch nhà nước với một nguồn vốn duy nhất, nay

nguồn vốn rất đa dạng, sự thay đổi của kinh tế - xã hội nhanh và mạnh, nên quy
hoạch phải có tính mềm dẻo [17].
Ví dụ về quy hoạch phường Tân Kiểng, quận 7 (TP. Hồ Chí Minh) đã bị “treo”
rất lâu. Năm 2003, quy hoạch này được điều chỉnh, cắm mốc lộ giới, nhưng sau đó
khơng thấy thực hiện. Đến năm 2005, nhân dân được thơng báo xóa quy hoạch này
và 1 tháng sau lại được phổ biến quy hoạch chi tiết mới, mà hầu hết các con hẻm
đều điều chỉnh mở rộng gấp hai, gấp ba so với mốc giới của quy hoạch cũ. Tại Hà
Nội, quy hoạch phố Pháo Đài Láng cũng được lập hơn chục năm nay, mốc giới đã
cắm, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Gần đây, nghe nói có chủ trương sẽ đầu tư
mở rộng phố này, người dân hết sức băn khoăn, song cũng chỉ biết chờ. Qua đó,
ơng Liêm cho rằng, trên thực tế có khơng ít quy hoạch lập ra, thậm chí cụ thể hóa
bằng dự án, nhưng khơng thấy thực hiện. Những quy hoạch “treo” này chủ yếu là
quy hoạch chi tiết phường, xã, đường giao thông hay khu đô thị gắn liền với đời
sống dân sinh, nên thường gây ra bức xúc trong dư luận.
Các chuyên gia về quy hoạch - đô thị cho rằng, một nguyên nhân khác khiến
quy hoạch khó đi vào cuộc sống là thiếu sự tham gia của cộng đồng. Quy hoạch
“treo” là do khâu khảo sát chưa làm đúng với quy mô, quy trình, chưa tiếp
cận và thuyết phục được cộng đồng dân cư. Thêm vào đó, việc kiểm sốt và quản lý
thực hiện cịn yếu kém do cán bộ làm cơng tác này tại các địa phương thiếu về số
lượng, yếu về chuyên môn. Theo PGS-TS Nguyễn Hồng Thục, Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội, gốc của vấn đề này là ở chỗ người dân khơng được hưởng lợi
ích từ quy hoạch, dự án; lợi ích của người dân - chính quyền - nhà đầu tư chưa hài
hòa...


Còn nhiều ý kiến khác nhau về cách gọi quy hoạch “treo” hay dự án “treo”.
Tuy nhiên, có một thực tế là từ những quy hoạch hay dự án kiểu này, hàng loạt
hoạt động phục vụ đời sống của nhân dân cũng phải “treo” theo và hậu quả chỉ
có người dân gánh chịu.
1.2. Tổng quan về QFD


1.2.1. Lịch sử phát triển của QFD
QFD được sử dụng như một phương pháp để làm cho nhu cầu của khách hàng
được đảm bảo tốt nhất thôn qua việc thiết kế và sản xuất. Thông qua QFD những
nhu cầu của khách hàng sẽ được chuyển tải thành những đặc tính kỹ thuật phù hợp
trong các giai đoạn của quá trình sản xuất và phát triển sản phẩm. QFD bao gồm
những công cụ liên kết những nhu cầu khách hàng với việc thiết kế sản phẩm và
marketing.
Trong ngành công nghiệp sản xuất, QFD được sử dụng như một công cụ để cải
tiến chất lượng. Tại Nhật Bản, từ cuối những năm 1960, QFD được nghiên cứu và
phát triển bởi Giáo sư Shigeru Mizuno và Yoji Akao, nhằm tạo ra một phương pháp
kiểm tra chất lượng tốt nhất bao gồm sự thỏa mãn yêu cầu của khách hàng trong sản
phẩm. Nhưng đến năm 1972 nó mới được ứng dụng tại xưởng đóng tàu Kobe của
Mitsubishi Heavy Industry ở Nhật. Theo lịch sử, nền công nghiệp Nhật Bản bắt đầu
chính thức hóa những khái niệm về QFD khi Mr. Oshiumi của xí nghiệp Kurume
Mant ở Bridgestone Tire đã có những cải biến đảm bảo rằng các biểu đồ chứa đựng
các đặc điểm chính của QFD vào năm 1966 và K.Ishihara phát triển thành các khái
niệm “thuộc chức năng triển khai trong kinh doanh” giống như các QFD trên và
được ứng dụng chúng tại Matsushita vào sau năm 1960. Chức năng triển khai và
QFD ở Nhật Bản vào tháng 10 năm 1983 phát hành xúc tiến chất lượng nó có thể là
điểm đánh giá sự gia nhập của QFD vào Mỹ, Anh. Và đến khi công ty sản xuất ôtô
Toyota ứng dụng và phát triển thành một bảng chất lượng với một “mái” phía bên
trên và tên của bảng này là “ngôi nhà chất lượng” QFD được xem như đạt đến đỉnh
cao. Ngôi nhà chất lượng mới trở nên quen thuộc ở Hoa Kỳ từ 1998. Người sáng
lập và đứng đầu hội đồng quản trị của GOAL/QPC (Growth Opportunity Alliance
of


×