Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Sang kien kn cuc hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.33 KB, 36 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN THỨ NHẤT</b>


<b>NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG</b>


<b>1/ Lý do chọn đề tài :</b>


Như chúng ta đã biết : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ
phần cấu thành của hoạt động dạy học và giáo dục. Trong q trình dạy
học, ngồi việc cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học ở các bộ
mơn cịn hình thành và phát triển nhân cách cho các em . Hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp làm cơ sở cho các em được bổ sung và hoàn thiện
những tri thức đã học ở trên lớp, tạo điều kiện thuận lợi cho các em làm
quen với những lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, giúp các em có
cơ hội liên hệ các kiến thức đã học với tực tế cuộc sống trong cộng đồng.


Hoạt động giáo dục ngoài giờ là cầu nối, tạo ra mối liên hệ hai chiều
giữa nhà trường và xã hội. Là điều kiện và phương tiện để huy động sức
mạnh cộng đồng cùng tham gia vào quá trình giáo dục- đào tạo và sự phát
triển của nhà trường. Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp có vị trí rất
quan trọng trong quá trình giáo dục đối với học sinh bậc THCS. Các hoạt
động này nhằm :


Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học, mở rộng và
nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm
phong phú thêm vốn trí thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh.


Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học
sinh THCS như : Kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kỹ năng tổ chức
quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt
động; kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra
đánh giá kết quả học tập, rèn luyện. Củng cố, phát triển các hành vi, thói
quen tốt trong học tập, lao động và cơng tác xã hội.



Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và
hoạt xã hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc
sống, với quê hương đất nước, có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng
tự nhiên và xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

hoạt động giáo dục ngoài giờ trên lớp chưa quan tâm đúng mức. Ở các cấp
quản lý chỉ thể hiện mang tính chất đối phó. Nhiều trường chưa có kế
hoạch cụ thể cho từng thời gian, thời điểm. Giáo viên chú ý hoạt động dạy
học hơn là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên chất lượng cịn hạn
chế.


<b>Chính vì những lý do đã trình bày ở trên nên tôi chọn đề tài : “Một số</b>
<b>biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung</b>
<b>học cơ sở” để nghiên cứu và áp dụng và công tác quản lý nhà trường.</b>


<b>2/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài :</b>
<b>2.1 Mục đích nghiên cứu :</b>


Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động giáo dục ngồi giờ lên lớp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
giáo dục toàn diện đối với học sinh bậc THCS.


<b>2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu : </b>


2.2.1 Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS.


2.2.2 Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp ở trường THCS Phổ Khánh .



2.2.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở trưởng THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện học
sinh, góp phần hồn thiện công tác quản lý nhà trường.


<b>3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :</b>
<b>3.1 Đối tượng nghiên cứu :</b>


Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trường THCS Phổ Khánh.


<b>3.2 Phạm vi nghiên cứu : </b>


Tìm hiểu những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp ở trường THCS Phổ Khánh.


Thời gian trong hai năm học :
Năm học 2005-2006


Năm học 2006-2007


<b>4/ Phương pháp nghiên cứu :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Thu thập tài liệu, xử lý thông tin để làm sáng tỏ cơ sở lý luận của
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS.


<b>4.2 Phương pháp quan sát :</b>


Trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
và quản lý hoạt động này của nhà trường để thu thập thơng tin có liên


quan đến đề tài.


<b>4.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn :</b>


Dùng phiếu điều tra và tiến hành phỏng vấn để trưng cầu ý kiến học
sinh, thầy cô giáo, tổng phụ trách đội, bí thư chi đồn, BGH nhà trường...
nhằm tìm hiểu về nhận thức, tâm trạng, nguyện vọng,... của họ liên quan
đến quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở nhà trường.


<b>4.4 Phương pháp nghiên cứu tài liệu và sản phẩm của hoạt động sư</b>
<b>phạm :</b>


Tìm đọc và nghiên cứu các tài liệu và sản phẩm của hoạt động sư
phạm ở nhà trường để nhận xét, đánh giá trung thực về hoạt động giáo dục
ngồi giờ lên lớp.


<b>4.5 Phương pháp thông kê :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>PHẦN THỨ HAI</b>


<b>NỘI DUNG NGHIÊN CỨU</b>


<b>Chương I</b>


<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOAØI</b>


<b>GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS</b>



<b>1/ Các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài :</b>
1.1 Quản lý :


Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý


lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các
cơ hội của hệ thống để đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của
mơi trường.


1.2 Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở trường THCS :


Hoạt động giáo dục ngồi giờ là những hoạt động giáo dục trong đó
học sinh là chủ thể, là đối tượng tiếp nhận những nội dung chương trình
được quy định thơng qua những hình thức tổ chức của nhà trường không
thuộc phạm vi giờ lên lớp, không bắt buộc quyết định theo thời gian của
từng môn học, được tổ chức theo các chủ điểm thi đua trong suốt một thời
gian, kể cả thời gian hè.


Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động giáo dục
được thực hiện ngoài thời gian qui định trong phân phối chương trình của
bộ giáo dục, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu
biết, tạo khơng khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện
nếp sống trong tập thể, trong công đồng, phát huy tối đa những năng lực,
sở trường, sở thích của từng cá nhân học sinh.


Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một mặt hoạt động giáo dục
cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức
nhằm góp phần hình thành nhân cách học sinh theo mục đích đào tạo, đáp
ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường quản lý chỉ đạo
với sự tham gia của hội đồng chủ nhiệm, đoàn thanh niên, đội thiếu niên
và các lực lượng xã hội khác. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp hoạt
động dạy và học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội.
Hoạt động này diễn ra trong suốt năm học và trong cả thời gian nghĩ hè để


khép kín quá trình đào tạo làm cho quá trình giáo dục được thực hiện ở
mọi lúc, mọi nơi.


Còn hoạt động giáo dục ngoài nhà trường : là tổ chức cuộc sống của
thanh thiếu niên để giáo dục, là cuộc sống thực của các em về học tập, lao
động, vui chơi, giải trí,... Giáo dục ngồi nhà trường là trách nhiệm của
tồn xã hội, của gia đình học sinh. Nhà trường đóng vai trò cố vấn sư phạm
và phối hợp tổ chức.


1.3 Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là quản lý các hoạt
động giáo dục không thuộc phạm vi giờ lên lớp cùng với những điều kiện
cơ sở vật chất và các phương tiện, thiết bị phục vụ.


1.4 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp :
Xây dựng kế hoạch và lịch hoạt động.


Xây dựng các lực lượng trong và ngoài nhà trường


Bồi dưỡng đôi ngũ giáo viên và ban quản lý hoạt động xã hội và đoàn
thể.


Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động
Có kiểm tra và đơn đốc.


<b>2/ Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường</b>
<b>THCS </b>


2.1 Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức :


Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh bổ sung, củng cố


và hoàn thiện những tri thức đã được học ở trên lớp, đồng thời giúp các em
có những hiểu biết mới, mở rộng nhãn quan ra thế giới xung quanh, với
cộng đồng xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

cho caùc em.


Giúp cho các em định hướng chính trị, xã hơị, có những hiểu biết nhất
định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo
vệ tổ quốc, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, của đất nước,... Qua
đó tăng thêm hiểu biết của các em về Bác Hồ, về Đảng, về Đồn, Đội, về
thầy cơ giáo và nhà trường,...


Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp giúp học sinh có những hiểu
biết tối thiểu về các vấn đề có tính thời đại như vấn đề quốc tế, hợp tác,
hịa bình và hữu nghị, vấn đề bảo vệ môi sinh, môi trường, vấn đề về dân
số và kế hoạch hóa gia đình, vấn đề về phịng chống các tệ nạn xã hội,
vấn đề về pháp luật,...


2.2 Nhiệm vụ giáo dục về thái độ :


Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp từng bước hình thành cho học
sinh niềm tin vào chế độ xã hội, vào tương lai của đất nước. Từ đó các em
có lịng tự hào dân tộc, mong muốn làm tốt đẹp truyền thống của trường,
của lớp, của quê hương đất nước.


Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp từng bước hình thành cho học
sinh những tình cảm đạo đức trong sáng (tình cảm thầy trị, tình cảm bạn
bè, tình u q hương...) Qua đó giúp các em biết kính yêu và trân trọng
cái tốt, cái đẹp, biết ghét cái xấu, cái lỗi thời không phù hợp.



Hoạt động giáo dục ngồi giờ góp phần giáo dục cho học sinh tình
đồn kết hữu nghị với các bạn thanh thiếu niên quốc tế, với các dân tộc
khác trên thế giới.


Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bồi dưỡng cho học sinh tính tích
cực năng động, sáng tạo, sẳn sàng tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt
động tập thể của nhà trường và xã hội, vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành
và tiến bộ của bản thân, xã hội.


2.3- Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng :


Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rèn cho học sinh kỹ năng về tự
quản, trong đó có kỹ năng tự tổ chức, kỹ năng điều khiển và thực hiện mọi
hoạt động tập thể có kết quả, kỹ năng nhận xét đánh giá kết quả hoạt
động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

giáo dục tự điều chỉnh, hòa nhập vào cuộc sống, kỹ năng lập kế hoạch để
hoàn thành các nhiệm vụ mà thầy cơ hay tập thể phân cơng.


<b>3/ Các loại hình và nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp</b>
<b>cơ bản ở trường THCS :</b>


3.1 Hoạt động xã hội và nhân văn :


Đó là những hoạt động có liên quan đến nhân dịp kỷ niệm các ngày
lễ lớn. Các sự kiện chính trị, xã hội trong nước và quốc tế đang quan tâm;
các hoạt động tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường, địa phương,
dân tộc các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện,...


<i>Trong hệ thống giáo dục phổ thông XHCN : “ Việc giáo dục thế giới</i>


<i>quan CSCN, hệ tư tưởng của giai cấp vơ sản và đường lối chính sách của</i>
<i>Đảng CSVN và nhà nước XHCN, thông qua các hoạt động kỷ niệm những</i>
<i>ngày lễ lớn cho các em chiếm một vị trí đặc biệt. Đó là nền tảng của tồn</i>
<i>bộ cơng tác giáo dục, là cốt lỏi của q trình hình thành nhân cách XHCN</i>
<i>cho học sinh” (Trích NQ 4 TW Đảng).</i>


Hoạt động xã hội và nhân văn nhằm bồi dưỡng cho học sinh lý tưởng
cách mạng của Đảng, quan điểm lập trường của giai cấp cơng nhân.


Qua đó hướng học sinh hoạt động với động cơ đúng đắn, có tinh thần
trách nhiệm cao đối với cơng việc, biết vì lợi ích của tập thể, của xã hội.


Hình thức tổ chức :


Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện về chính trị, xã hội
trong nước và quốc tế hoặc các sự kiện đáng chú chú ý của địa phương.


Nghe báo cáo thời sự các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa
nổi bật đang được quan tâm trong nước và quốc tế.


Học tập và thi tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của nhà trường,
của địa phương.


Học tập tuyên truyền về nội quy nhà trường, quy định về pháp luật
như


(giao thông, trật tự cơng cộng, Quyền trẻ em, chính sách nhà nước…).
Hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa các lớp, các trường, các đơn vị sản
xuất, bộ đội...



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

3.2 Hoạt động tiếp cận khoa học :


Hoạt động này nhằm đáp ứng những hứng thú và niềm say mê tìm
tịai cái mới trong học tập, ứng dụng kiến thức của học sinh vào thực tế.
Đó là các hoạt động của câu lạc bộ theo chuyên đề; Sưu tầm tìm hiểu về
xã hội, khoa học về các hiện tượng của tự nhiên; về các danh nhân, các
nhà bác học, những tấm gương ham học, về các ngành nghề trong xã hội;
Tham quan cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp,... Qua đó giáo dục học sinh
lịng u và say mê nghiên cứu khoa học, hứng thú tích cực, chăm chỉ học
tập và lao động,...


*Hình thức tổ chức :


Tổ chức đố vui để học về các hoạt động xã hội, khoa học theo các
chun đề : văn, tốn, lý, hóa, anh , sinh,...


Sinh hoạt câu lạc bộ văn học, toán học, sử học….
Thi làm đồ dùng dạy học,...


Sưu tầm, tìm hiểu các danh nhân ở địa phương, trong nước, trên trường
quốc tế theo nhiều lĩnh vực.


Tham quan dã ngoại.


3.3 Hoạt động văn hóa, văn nghệ và thẩm mỹ :


Nội dung của hoạt động văn hóa, nghệ thuật thẩm mỹ hướng vào việc
giáo dục cho học sinh có được những hiểu biết, những tình cảm tốt đẹp,
chân thành đối với con người, với Tổ quốc, với thiên nhiên và với chính
bản thân mình.



Hoạt động này có tính đa dạng, phong phú về hình thức.
*Hình thức tổ chức :


Sinh hoạt văn nghệ như : Thơ ca, nhạc, kịch, múa hát, kể chuyện,...
thường tổ chức vào ngày kỷ niệm lớn : chào mừng ngày 20/11, 26/3,...
hoặc tập dượt chuẩn bị cho hội diễn.


Tham quan, tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử
Tổ chức thi thanh lịch, thi khéo tay, vẽ đẹp, thi sáng tác và ngâm thơ.
Tổ chức du lịch, cắm trại.


3.4 Hoạt động vui khỏe, giải trí :


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

thể dễ thực hiện và có kích thích sự hưng phấn của học sinh, làm giảm đi
sự căng thẳng và mệt mỏi ở các em. Thực chất hoạt động này là hình thức
giáo dục về thể chất. Khi bàn về chương trình giáo dục phổ thơng, Thủ
tướng Phạm Văn Đồng đã đề cập : “...Đối với nước ta, một nước từ bao thế
kỷ nay, cuộc sống rất cơ cực, cho nên bây giờ và cả sau này nữa, thể dục
là quan trọng lắm... Vậy ta cần phải tăng cường thể dục, phải rất coi trọng
và phải quán triệt điều này trong chương trình... Ta lo đến sức khỏe của
học sinh, không những là để phục vụ cho yêu cầu sản xuất, quốc phòng mà
còn để sau này học sinh sống phong phú nhất, phát huy tất cả tài năng của
mình” (Trích : Sự nghiệp giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa- NXB Sự
thật – Hà Nội : 1979)


*Hình thức tổ chức :


Tổ chức thi ứng xử, thi bóng chuyền, bóng đá, cờ vua, cờ tướng, đá
cầu, nhảy dây,...



Thể dục chống mệt mỏi : tổ chức giữa giờ các buổi học,...


Tập và chơi thể thao như : Tổ chức thi bóng đá mi ni, bóng bàn, điền
kinh.


Tổ chức ngày hội vui khỏe, ngày hội thể thao tồn trường,...
3.5 Hoạt động lao động cơng ích :


Là những hoạt động trong đó học sinh tham gia giữ gìn và bảo vệ mơi
trường, cảnh quan của nhà trường, của địa phương bằng những việc làm
hữu ích, thiết thực, phù hợp với khả năng và hứng thú của các em.


Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin : “Lao động là hình thái


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Thơng qua hoạt động này nhằm giáo dục học sinh biết quí trọng cơng
việc lao động, q trọng con người lao động, có thói quen lao động cần cù,
bền bỉ, có tổ chức, có kỷ luật.


Tổ chức học sinh tham gia các hoạt động lao động là giúp học sinh thể
hiện niềm vui sướng vì đã làm được những việc có ích cho xã hội. Bên
cạnh đó hình thành cho học sinh tinh thần vượt khó, tính tiết kiệm, tinh
thần đồn kết tương trợ, ý nghĩa giá trị của lao động để học sinh càng
hăng hái tham gia lao động. Như vậy, giáo dục lao động phải kết hợp với
giáo dục tư tưởng chính trị và đạo đức, cịn nếu khơng thì sẽ dễ bị tiêm
nhiễm tâm lý, ích kỷ, vụ lợi. Suy cho cùng con người yêu lao động đều
xuất phát từ đời sống tinh thần và tình cảm chân chính của con người.


V.A.XU.KHƠM LINXKI khẳng định : “ Lòng yêu lao động cũng phát


triển cùng với đời sống tinh thần, tình cảm. Một con người ít suy nghĩ, ít
cảm xúc cũng khơng thể u lao động được” (Nhà trường Xơ viết và lịng
u lao động – NXBGD-Hà Nội 1963)


*Hình thức tổ chức :


Vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường và các khu vực khác của sân
trường.


Trang trí lớp học, trồng cây làm bồn hoa, sữa bàn ghế


Lao động giúp đỡ địa phương : làm đường, làm sạch môi trường, vệ
sinh nghĩa trang liệt sĩ...


<b>4/ Những con đường chủ yếu tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ</b>
<b>lên lớp ở trường THCS:</b>


Đối với lứa tuổi bậc THCS, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần
tập trung vào hai con đường chủ yếu đã được quy định và dành thời gian
trong kế hoạch dạy học, đó là :


Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp thông qua tiết sinh hoạt tập thể
cuối tuần.


Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp thơng qua các chủ điểm giáo
dục hàng tháng.


Hai con đường trên có mối quan hệ thống nhất và liên quan mật thiết
với nhau.



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần là một dạng của hoạt động giáo dục ngồi
giờ lên lớp, là một hình thức tổ chức giáo dục tự quản cho học sinh và là
một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh
đoàn kết.


Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động
khác nhau, giúp các em phát triển các kỹ năng cơ bản và cần thiết của
người học sinh THCS.


Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần do học sinh cùng nhau tổ chức dưới sự
giúp đỡ, cố vấn của giáo viên chủ nhiệm. Thơng thường có những hình
thức sau :


Hội nghị học tập và đăng ký thi đua :


Thường tiến hành vào đầu năm học nhằm định hướng các mục tiêu và
xây dựng nội dung, kế hoạch phấn đấu của lớp, các biện pháp thực hiện
trong từng học kỳ, trong năm học.


Hoạt động đánh giá kết quả thi đua :


Dùng đánh giá kết quả các mặt học tập và giáo dục của lớp theo định
kỳ, gồm có : Sơ kết tuần, sơ kết tháng, sư kết nữa học kỳ, sơ kết học kỳ và
tổng kết năm học.


Sơ kết tháng, nữa học kỳ, học kỳ và tổng kết năm học nên tiến hành
trong thời gian 1 tiết.


Sơ kết tuần nên tiến hành dưới dạng thơng báo hoặc nhắc nhở ngắn
gọn, cịn dùng thời gian cho các hoạt động tập thể khác của lớp theo kế


hoạch.


Sinh hoạt theo chủ đề :


Là loại hình sinh hoạt tập thể của lớp được tỏ chức gắn với các hoạt
động chủ yếu hàng tháng, gắn với những ngày kỷ niệm lớn, gắn với các sự
kiện chính trị – văn hóa- xã hội diễn ra trong nước và thế giới, kể cả
những sự kiện của địa phương, của trường hoặc của lớp.


Sinh hoạt chủ đề của mỗi tháng được tổ chức một hoặc hai lần, do lớp
và chi đội phối hợp thực hiện và được tiến hành theo kế hoạch chỉ đạo của
trường hoặc theo nhu cầu, đòi hỏi trực tiếp của từng lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Trao đổi, thảo luận chuyên đề theo các yêu cầu giáo dục cho học sinh
hoặc giúp học sinh ghi nhớ để thực hiện, để học tập.


Ví dụ :


Thảo luận nội qui và nhiệm vụ năm học.


Ban hiểu gì về những truyền thống tốt đẹp của trường ta
Trao đổi những kinh nghiệm học tập hay,...


Hội vui học tập, thi hỏi đáp, giải câu đó.


Ví dụ : Sinh hoạt “Hái hoa ơn tập”; “Học vui, vui học”,....


Báo cáo kết quả sưu tầm, tìm hiểu về một vấn đề nào đó do trường
phát động.



Ví dụ :


Chúng ta cùng góp phần chống AIDS
Bạn hiểu gì về luật giao thông,....


Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày hội, ngày kỷ niệm.


Ví dụ : “Chúng em hát mừng thầy cô nhân ngày 20/11”, “Vui múa hát
mừng xuân”.


Ngoài những hoạt động chủ yếu đã nêu trên, trong các tiết sinh hoạt
tập thể hàng tuần, luôn phải đưa vào (lồng ghép, xen kẽ,...) những hình
thức hoạt động văn hóa, văn hóa, những trị vui chơi giải trí phù hợp với
lứa tuổi thiếu niên, có tác dụng tăng thêm tính hiệu quả và kích thích tính
hứng thú của học sinh.


4.2 các chủ điểm giáo dục hàng tháng :


Hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp theo chủ điểm hàng tháng gồm
các hoạt động khép kín trong suốt năm học và kể cả thời gian nghĩ hè. Nó
diễn ra hàng ngày, hàng tuần và nhất là ngày cao điểm của tháng gắn liền
với các ngày kỷ niệm lịch sử, các sự kiện chính trị, xã hội. Các hoạt có tính
hệ thống và được tiến hành với qui mô lớp, qui mơ tồn trường. Các chủ
điểm đó là :


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Tháng 3 : Tiến bước lên đồn
Tháng 4 : Hịa bình và hữu nghị
Tháng 5 : Bác Hồ kính u


Tháng 6+7+8 : Hè vui khỏe và bổ ích



5/ Ngun tắc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp :
Nguyên tắc về tính mục đích.


Tính tự nguyện tự giác.


Tính đến các đặc điểm lứa tuổi và cá biệt của học sinh.


Kết hợp lãnh đạo sư phạm với tính độc lập, tự quản của học sinh.
Nguyên tắc tính đảm bảo hiệu quả.


6/ Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng trong nhà trường (Đoàn
thành niên, Đội thiếu niên, Hội đồng chủ nhiệm) để tổ chức :


6.1 Xây dựng lực lượng cán bộ cốt cán


Hiệu trưởng tham mưu với chi bộ Đảng định hướng chọn bí thư chi
đồn trường, tổng phụ trách đội, BCH cơng đồn....


Lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý cho cán bộ nòng
cốt, cách thức làm việc cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm,...


6.2 Xây dựng hội đồng chủ nhiệm :


Tất cả mọi hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ngồi năng
khiếu bẩm sinh thì các em đều chịu ảnh hưởng rất nhiều tới những nhân tố
tích cực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, bỡi đội ngũ này là những người
trực tiếp phát hiện, tổ chức và giáo dục, giúp đỡ các em trong quá trình
hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp. Do đó, người lãnh đạo phải biết lựa
chọn những giáo viên nhiệt tình, có khả năng và có năng khiếu làm cơng


tác chủ nhiệm. Mặc khác đội ngũ giáo viên chủ nhiệm phải là những
người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực trong cuộc sống, có khả năng
giao tiếp tốt, gần gũi và thật sự quan tâm đến học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

6.3 Xây dựng kế hoạch và lịch hoạt động :
Lập kế hoạch năm, học kỳ, tháng


Xây dựng lịch hoạt động từng phần.
6.4 Tổ chức chỉ đạo thực hiện hiện :
*Tổ chức lực lượng thực hiện :


Thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.


Tổ chức chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường để tổ chức
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp : Tập thể giáo viên, giáo viên chủ
nhiệm, BCH cơng đồn, Đồn thành niên, đội thiếu niên,....


Phối hợp các lực lượng xã hội để tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp : Hội cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền địa phương.


* Xây dựng các điều kiện cho hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp :
Đơi ngũ giáo viên.


Xây dựng cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp.


7/ Kiểm tra đánh hoạt động và rút kinh nghiệm :


Xây dựng các tiêu chí đánh giá dựa vào mục đích, yêu cầu của hoạt
động đã nêu trong kế hoạch



Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động qua các bộ phận
đã phân công, các lớp đã phân công.


Kiểm tra đánh giá hiệu quả giáo dục học sinh.


Tổ chức rút kinh nghiệm, cải tiến phương pháp, nội dung nâng cao chất
lượng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.


8/ Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với việc
nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tồn diện học sinh THCS:


8.1 Vị trí của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp :


Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được khẳng định là
một trong ba kế hoạch đào tạo. Đó là kế hoạch dạy học, kế hoạch hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp và kế hoạch hướng nghiệp dạy nghề của
trường THCS nhằm thực hiện “Mục tiêu đào tạo của cấp học” theo các
hướng giáo dục nhân văn, khoa học kỹ thuật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

khẳng định mình trước tập thể. Cho nên hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp là môi trường tốt nhất để các em thể hiện khả năng của mình, giúp cho
nhà giáo dục định hướng được q trình giáo dục tồn diện, đạt hiệu quả
cao.


8.2 Vai trị của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp :


-Tạo sự hài hịa cân đối trong q trình hoạt động nhằm giáo dục thực
hiện hóa mục tiêu giáo dục.



Góp phần tích cực củng cố kết quả hoạt động dạy và học trên lớp.
Vừa củng cố vừa phát triển quan hệ giao tiếp giữa các lớp trong
trường và cộng đồng xã hội.


Thu hút và phát huy tiềm năng các lực lượng xã hội và gia đình để
nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.


Là những cách tổ chức giáo dục thơng qua thực tiễn của học sinh về
văn hóa khoa học, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, lao động cơng ích,
hoạt động xã hội,... để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.


8.3 Tác dụng qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp :


Các em sẽ biết cách tổ chức và điều khiển một vài hoạt động phù hợp
với lứa tuổi. Các em sẽ hiểu được mình phải làm gì và làm như thế nào để
thực hiện hoạt động có hiệu quả.


Các em sẽ nắm được một số hình thức hoạt động khác nhau, bổ sung
thêm cho “Nguồn vốn” hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ngày càng đa
dạng hơn, phong phú hơn.


Các em sẽ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia vào tổ
chức hoạt động tập thể.


Các em sẽ mạnh dạng hơn, hứng thú hơn khi đến lớp để học hỏi với
bạn bè, với thầy cô.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Luật giáo dục còn nêu trong điều 3 chương I : Tính chất nguyên lý
giáo dục :



Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN có tính nhân dân, dân
tộc, khoa học hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác -Lê nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng.


Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý : Học đi đôi với
hành, giáo dục phải đi đôi với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn,
giáo dục của nhà trường kết hợp với giáo dục của gia đình và xã hội.


Điều lệ trường THPT, điều 24 quy định : Hoạt động giáo dục bao
gồm


Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy và
học các môn bắt buộc và tự chọn theo quy định chương trình giáo dục
THCS, THPT do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành.


Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các
lực lượng ngồi nhà trường tổ chức.


<b>Chương II</b>


<b>THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOAØI GIỜ</b>
<b>LÊN LỚP Ở THCS PHỔ KHÁNH– HUYỆN ĐỨC PHỔ.</b>
1/ Đặc điểm tự nhiên – kinh tế- xã hội ở địa phương xã Phổ Khánh :
Phổ Khánh là xã phía nam của huyện Đức Phổ, nằm cách trung tâm
huyện 10 km. Phía Đơng giáp Biển Đơng; phía tây giáp dãy núi Trường
Sơn; phía nam giáp xã Phổ Thạnh; phía đơng bắc giáp xã Phổ Vinhø, phía
bắc và tây bắc ấp xã phổ Cường. Có diện tích tự nhiên trên 50 Km2<sub>, tổng</sub>
dân số trên 14.000 nhân khẩu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

2/ Đặc điểm tình hình trường THCS Phổ Khánh:


2.1 Về đội ngũ :


Năm 2005-2006 : Tổng số cán bộ giáo viên : 48 trong đó có 28 nữ
( Khơng tính văn thư và bảo vệ)


Đảng viên : 11 (nữ 03)


Cán bộ quản lý : 03, trong đó nữ 0


Giáo viên giảng dạy : 44 và 01 tổng phụ trách đội.
Tỷ lệ giáo viên trên lớp : 1,37%


Tỷ lệ học sinh bỏ học : 2,7%


Năm học 2006-2007 Tổng số cán bộ giáo viên : 48 trong đó có 29 nữ
( Khơng tính văn thư và bảo vệ).


Đảng viên : 15 (nữ 5)


Cán bộ quản lý : 03, trong đó nữ 0


Giáo viên giảng dạy :44 và 01 tổng phụ trách đội.
Tỷ lệ giáo viên trên lớp : 1,57%


Về năng lực chuyên môn nghiệp vụ :
Cán bộ quản lý : 02 ĐHSP; 01 CĐSP


Giáo viên giảng dạy : 07ĐHSP ; 37 CĐSP ; có 01 chưa đạt chuẩn.
Giáo viên dạy giỏi: Cấp trường : 25 đồng chí; Cấp huyện : 15 đồng
chí; Cấp tỉnh : 02 đồng chí. Giáo viên giỏi cấp cơ sở: 04 đồng chí



2.2 Về học sinh :


Năm học 2005-2006 : có 32 lớp – 1419 học sinh
Năm học 2006-2007 : có 28 lớp – 1302 học sinh
2.3 Về cơ sở vật chất :


Tổng số phòng hiện có: 24, trong đó có 17 phịng học văn hố.


Các phòng chức năng : 01 phòng thư viện, 02 phòng thiết bị, 01
phịng đồn đội.


Khu hành chính : Gồm 01 phòng hội đồng, 01 BGH.
Phòng kho: 01


Nhà để xe cho giáo viên: 01 ( 4m x 15m).
Nhà để xe cho học sinh: 01 ( 4m x 78 m).


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

2.4 Thuận lợi :


Có chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh, ban lãnh đạo đoàn kết, các
cấp lãnh đạo địa phương và hội cha mẹ học sinh quan tâm đến sự nghiệp
giáo dục của trường.


Tập thể hội đồng sư phạm đoàn kết, hầu hết giáo viên trong trường
đều có tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh.


2.5 Khó khăn :


Cơ sở vật chất vẫn cịn thiếu như : Phịng thí nghiệm thực hành, phịng


học để phụ đạo học sinh yếu, kém… thiếu diện tích sân chơi, bãi tập cho
học sinh.


Một số phụ huynh học sinh đi vào miền Nam làm ăn, ít chú ý, quan
tâm đến việc học tập của con em họ. Do đó học sinh có học lực yếu, kém
và học sinh bỏ học còn chiếm tỉ lệ cao.


Việc học sinh đến trường chỉ là để học kiến thức văn hóa trên sách
vở, trong lớp học. Nhiều em đến trường như là một sự bắt buộc. Vì thế vẫn
cịn tình trạng học sinh bỏ tiết, bỏ buổi đi đến các quán chơi bi da, điện tử,
thậm chí đến các quán cà phê,... Làm cho học sinh lơ là trong học tập, vi
phạm khuyết điểm, không lên được lớp dẫn đến bỏ học . Do đó làm ảnh
hưởng rất nhiều đến chất lượng giáo dục tồn diện của nhà trường nói
chung và ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của tồn
trường nói riêng.


<b>3/ Kết quả nghiên cứu</b>

:


<b>3.1 Tình hình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở trường THCS</b>
<b>Phổ Khánh các năm học 2005-2006 và 2006-2007:</b>


Để đánh giá tình hình tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở
trường. Tơi đã dùng phương pháp điều tra đến giáo viên, cán bộ quản lý,
ban chỉ huy liên đội, thu được kết quả như sau :


<b>TT</b> <b>Năm hoạt động giáo dục</b> <b>Đạt %</b>


<b>Tốt- khá</b> <b>T. Bình</b> <b>Yếu</b>


1 GIáo dục xã hội và nhân văn 89 10 01



2 Giáo dục tiếp cận KH-KT 50 30 20


3 Giáo dục văn hóa nghệ thuật và thẩm mỹ 65 20 15


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

5 Giáo dục lao động cơng ích 85 15 00
Qua kết quả điều tra ở bảng trên, tôi thấy các mặt hoạt động giáo dục
ngồi giờ lên lớp ở trường THCS Phổ Khánh có những mặt ưu điểm và hạn
chế như sau :


<b>*Ưu điểm : </b>


Các mặt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như : Giáo dục xã hội
và nhân văn; giáo dục lao động cơng ích; giao dục vui khỏe- giải trí đạt tỷ
lệ cao là do :


BGH và giáo viên quán triệt được chủ trương của ngành. Biết kết hợp
với đoàn thể trong và ngoài nhà trường; chú trọng đến chương trình hành
động do cơng đồn giáo dục việt nam phát động : “Kỹ cương- tình
thương-trách nhiệm”.


Lãnh đạo nhà trường và cán bộ giáo viên thực hiện tốt cơng tác xã
hội hóa giáo dục, phối hợp với Đồn thanh niên. Đặc biệt tranh thủ ý kiến
chỉ đạo của chi bộ đảng, phối hợp tốt với hội cha mẹ học sinh để giáo dục
đạo đức cách mạng, tổ chức lao động cơng ích như : Vệ sinh mơi trường,
vệ sinh trường lớp, vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ,.. tổ chức các hoạt động thể
dục thể thao cho học sinh.


Tổ chức các mặt hoạt động theo chủ điểm, đề ra kế hoạch cụ thể hợp
lý. Thực hiện tốt mối quan hệ nhà trường- gia đình-xã hội để giáo dục học


sinh.


Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dưng nề nếp sinh hoạt. Đặc
biệt trong các tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp giáo viên đã giáo dục cho
học sinh tình cảm, giàu lịng nhân ái, biết thương u chia sẽ,... như tình
cảm đối với người chiến sĩ, tơn trọng người lao động, yêu trương, yêu lớp...
Qua mỗi đợt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường có tổng
kết, đánh giá, xếp loại theo đơn vị lớp, kiểm tra chất lượng hiệu quả cơng
việc.


<b>*Nhận xét :</b>
<b>Ưu điểm :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Hoạt động này được tổ chức thực hiện hàng năm, thường xun, cách
thực hiện khơng khó khăn. Kinh phí khơng tốn kém.


<b>Hạn chế : Hoạt động này mang tính lý thuyết để giáo dục nên việc</b>
đánh giá xếp loại cho từng khối lớp, cho từng lớp chưa kích thích được sự
ham thích ở học sinh.


<b>3.2 Về hoạt động giáo dục tiếp cận khoa học kỹ thuật :</b>


<b>TT</b> <b>Nội dung hoạt động </b> <b>Đạt %</b>


<b>Tốt</b> <b>Khá </b> <b>T. Bình</b>


1 Thi tìm hiểu về các danh nhân, các nhà khoa học,
những tấm gương ham học qua các môn học xã hội và
tự nhiên



20 30 50


2 Giáo dục lịng say mê tìm tịa cái mới, ứng dụng kiến
thức đã học vào thực tế đời sống


22 38 40


3 Giaùo dục tính chính xác trong kỹ thuật qua việc làm
dụng cụ học tập, thi làm sản phẩm khéo tay


11 32 57


4 Thực hành : đan, thêu, mắc điện, sử dụng thiết bị bằng
điện khi học xong lý thuyết


25 30 45


<b>*Nhaän xét : </b>
<b>Về ưu điểm :</b>


Đa số học sinh tích cực tham gia khi có kế hoạch, chủ trương của giáo
viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và Ban giám hiệu.


Giáo viên bộ mơn có liên quan tham gia nhiệt tình, hướng dẫn học
sinh chu đáo.


Học sinh có hứng thú khi tham gia hoạt động này.
<b>Hạn chế :</b>


Hoạt động không phong phú về nội dung, Hiệu trưởng chỉ giao cho


một số giáo viên bộ mơn có liên quan như :Ngữ văn, vật lý, công nghệ,
sinh vật, địa lý thực hiện


Hoạt động này chỉ thực hiện theo từng khối lớp, khơng thực hiện tồn
thể cho học sinh trong trường, thường làm với tính chất phong trào, hình
thức, chưa thật sự mạnh và đều khắp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>TT</b> <b>Nội dung hoạt động </b> <b>Đạt %</b>


<b>Tốt</b> <b>Khá </b> <b>T.Bình </b>


1 Tổ chức thi làm báo tường, báo ảnh qua từng chủ
điểm


50 40 10


2 Thi tổ chức vẽ tranh theo chủ đề, chủ điểm 20 25 55


3 Tổ chức hội diễn văn nghệ, hát đầu giờ và giữa
buổi học


70 20 10


4 Tổ chức thi đố vui để học 25 30 45


<b>* Nhận xét :</b>
<b>Ưu điểm: </b>


Hoạt động này thành cơng là do sự kết hợp chặt chẽ giữa các đoàn
thể (Đoàn- Đội) và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để tổ chức.



Nội dung hoạt động này gắn với các hoạt động thi đua theo từng chủ
điểm và các chi tiêu cụ thể


Có tổng kết, đánh giá, xếp loại, khen thưởng đầy đủ kịp thời.


Hoạt động này lôi cuốn được các tập thể tham gia, có sự chuẩn bị lâu
dài, có sự lựa chọn cẩn thận, có đội ngũ học sinh năng khiếu làm nòng cốt.


<b>Hạn chế : Nội dung họat động này ít phong phú, thường lặp đi lặp lại</b>
nhiều lần hàng năm.


Năng khiếu về vẽ tranh của học sinh còn hạn chế.


Tổ chức hoạt động này chỉ theo từng khối lớp hoặc nhóm học sinh như
thi vẽ tranh, đố vui để học.


<b>3.4 Về hoạt động vui chơi, giải trí :</b>


<b>TT</b> <b>Nội dung hoạt động</b> <b>Đạt %</b>


<b>Tốt</b> <b>Khá </b> <b>T. Bình</b>


1 Hoạt động hội khỏe phù đổng 45 47 08


2 Thi đấu bóng đá mi ni, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lơng,
điền kinh


55 35 10



3 Tổ chức các trị chơi trong ngày 26/3, ngày 8/3..., thể dục
tự chọn, cắm hoa, nấu ăn,...


60 33 07


<b>*Nhận xét : Hiệu trưởng có chú trọng đến hoạt động vui chơi để giáo</b>
dục, rèn luyện thể chất, thể lực cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Nhà trường đã có tổng kết, đánh giá khen thưởng kịp thời, khích lệ
tinh thần, ý thức ở các em.


<b>Hạn chế :</b>


Khu vực sân chơi, bãi tập còn chật hẹp, các dụng cụ phục vụ cho từng
mặt hoạt động này còn thiếu thốn nên ảnh hưởng đến công tác tổ chức
hoạt động này.


Người chỉ đạo cơng tác này cịn ít kinh nghiệm, cịn kiêm nhiệm
nhiều cơng việc nên khơng được thực hiện thường xun.


Kinh phí để bồi dưỡng, khen thưởng cịn hạn hẹp nên chưa phát huy
được tinh thần tham gia cao độ, ít nhiều có ảnh hưởng đến một số mặt hoạt
động này.


<b>3.5 Về hoạt động giáo dục lao động công ích:</b>


<b>TT</b> <b>Nội dung hoạt động</b> <b><sub>Tốt</sub></b> <b>Đạt %<sub>Khá </sub></b> <b><sub>T. Bình</sub></b>


1 Trồng cây xanh bồn hoa 60 25 15



2 Làm sạch trường lớp, sửa chữa trường lớp 55 35 10


3 Đắp sửa lại đường ở địa phương 50 30 20


4 Làm vệ sinh nghóa trang liệt só 60 30 10


<b>*Nhận xét : </b>
<b>Ưu điểm : </b>


Hiệu trưởng có kế hoạch cụ thể phân công nhiệm vụ rõ ràng, đề ra
biện pháp thực hiện chặc chẽ, có sự chuẩn bị chu đáo, lơi cuốn được tồn
bộ học sinh tham gia.


Giáo dục được ý thức lao động, tạo nề nếp kỷ luật trong quá trình lao
động.


Thực hiện được chủ trương chung của nhà trường, của địa phương gắn
bó tốt giữa nhà trường và xã hội.


Hiệu trưởng giao cho ban lao động nhà trường tiến hành kiểm tra
đánh giá cụ thể từng cơng việc, kịp thời tun dương thành tích. Từ đó có
tác dụng giáo dục các em tích cực hơn trong lao động.


<b>Hạn chế : </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

một cách cụ thể nên một số em còn thiếu dụng cụ lao động nên có việc
hiệu quả đạt chưa cao.


<b>3.6 Nhận xét, đánh giá về biện pháp quản lý hoạt động giáo dục</b>
<b>ngồi giờ lên lớp :</b>



Qua thực trạng tìm hiểu ở trưởng THCS Phổ Khánh trong hai năm
học 2005-2006 và 2006-2007, bản thân tơi có những nhận xét, đánh giá về
biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở đây như sau :


<b>*Mặt mạnh : </b>


Ban giám hiệu nói chung, đồng chí Hiệu trưởng nói riêng có chú trọng
đến hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp. Nhà trường có phân cơng trách
nhiệm cho mỗi thành viên . Hầu hết giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm
cao trong công tác giáo dục. Đặc biệt giáo viên chủ nhiệm lớp rất quan
tâm. bám sát lớp để theo dõi đôn đốc các em thực hiện theo kế hoạch nội
dung nhà trường đề ra.


Học sinh và giáo viên rất có tinh thần thi đua ở các hoạt động giáo
dục ngồi giờ lên lớp nên có nhiều thành tích và giải thưởng ở các đợt thi
đua cao điểm cấp huyện và cấp tỉnh.


<b>*Hạn chế tồn tại :</b>


Hiệu trưởng có kế hoạch nhưng đề ra biện pháp thực hiện cho từng
nội dung hoạt động chưa cụ thể, có quản lý trong từng hoạt động nhưng
chưa sâu sát, đánh giá xếp loại cịn chưa đồng bộ, đơi khi chưa kịp thời.
Thiếu đôn đốc, kiểm tra thường xuyên, chỉ thường nghe báo cáo lại kết
quả của bộ phận phụ trách. Nhà trường chưa có các phong chức năng, sân
chơi bãi tập chưa đảm bảo, tài chính phục vụ cho các hoạt động còn hạn
hẹp,... nên ảnh hưởng đến việc tổ chức một số nội dung của hoạt động
này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24></div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>Chương II</b>



<b>MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG</b>


<b>QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOAØI GIỜ LÊN LỚP</b>



<b>Ở TRƯỜNG THCS</b>

.


Từ những thực trạng đã nêu trên, là người trực tiếp làm công tác quản
lý trường học. Sau khi đã tiếp xúc với các cơ sở lý luận và thực tiễn về
công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS, bản thân tôi
mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng đã nêu ở
trên như sau :


<b>1/ Định hướng mục tiêu và nhận thức :</b>


Trước hết Hiệu trưởng cần xác định hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp là một bộ phận của hoạt động giáo dục, là phương pháp xây dựng
phong trào nhà trường.


Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp phải ln thay đổi về nội dung,
hình thức theo từng năm học, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm tâm sinh lý
học sinh. Tổ chức hoạt động khơng nên rập khn máy móc mà phải dựa
vào mục tiêu hoạt động và nhiệm vụ năm học xây dựng kế hoạch hoạt
động cụ thể.


Hiệu trưởng cần phải có kế hoạch lý giải cho cán bộ giáo viên trong
trường nhận thức đầy đủ, đúng vị trí, vai trị và nhiệm vụ của hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS. Đây là một hoạt động không
thể thiếu được trong nhà trường, bắt buộc mọi người phải tham gia. Nếu
xem, nhẹ hoạt động này thì quá trình giáo dục của nhà trường sẽ phiến
diện, kém hiệu quả.



Hiệu trưởng phải tham mưu cho chi bộ Đảng, quán triệt trong các tổ
chức Cơng đồn, Đồn thanh niên, Đội thiếu niên khi tổ chức hoạt động
ngoài giờ lên lớp thì Đồn thanh niên, Đội thiếu niên, giáo viên chủ nhiệm
lớp đóng vai trị nịng cốt. Hoạt động phải được tổ chức thường xuyên
trong năm học và có trọng điểm. Do đó cần phải huy động tất cả cá lực
lượng xã


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Công tác xây dựng kế hoạch là nhiệm vụ cơ bản của người Hiệu
trưởng nhà trường. kế hoạch phải mang tính thống nhất trong tập thể sư
phạm người lãnh đạo dùng nó để làm cơng cụ quản lý nhà trường. Hoạt
động có kế hoạch là hoạt động có tính tốn, sắp xếp các cơng việc theo
thời điểm, chủ điểm, có các biện pháp thực hiện cân đối giữa nhu cầu và
khả năng sao cho đạt được mục tiêu đã đề ra một cách tốt nhất. Cho nên
việc xây dnựg kế hoạch và lịch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải :


-Căn cứ vào hướng dẫn của Sở GD-ĐT và của phòng giáo dục.


-Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học, chương trình hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp.


Căn cứ vào nhu cầu của học sinh, sự phát triển kinh tế và xã hội ở địa
phương.


Khi xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp phải theo từng
thời điểm, theo từng chủ điểm, tổ chức thành nề nếp ổn định thường
xuyên, liên tục từ đầu năm đến cuối năm và trong hè. Kế hoạch hoạt động
phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch của nhà trường. Phải phù hợp với
lứa tuổi, sở thích của người tham gia hoạt động, đảm bảo tính nguyên tắc,
tính tự giác; phải phù hợp với nhiệm vụ học văn hóa ở từng thời điểm.



Ví dụ : ở gần cuối học kỳ không nên tổ chức hội diễn văn nghệ, hoặc
thi bóng đá v.v...


Hình thức tổ chức đa dạng, tránh lặp đi lặp lại nhiều lần nhàm chán.
Vì bản thân của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, đời sống
xã hội nước ta ngày nay được cải thiện thay đổi hàng ngày, hàng giờ do đó
q trình giáo dục càng ngày phải càng được hoàn thiện, đổi mới. Kế
hoạch nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục là : Đào tạo con người việt bam
phát triển tồn diện, có đạo đức, có sức khỏe có thẩm mỹ và nghị lực.


Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải được cụ thể hóa trong hoạt
động của Đồn thanh niên, Đội thiếu niên, tổ chun mơn, cơng đồn
v.v...


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Xây dựng lịch hoạt động thành nề nếp theo ngày, tuần, toàn trường có
một thời gian biểu cụ thể như :


Tồn trường tham gia khu vực vệ sinh lớp học, sân trường trước và sau
phịng học (Có sơ đồ cụ thể), vệ sinh khu vực nhà để xe, khu vệ sinh. Được
ban lao động phân công cụ thể (Theo lớp trực tuần).


Các lớp thực hiện sinh hoạt đầu giờ theo thời gian biểu và theo nội
dung đã được quy định của tổ chức Đội và ban thi đua học sinh.


Tham gia học phụ đạo (Với học sinh yếu kém), bồi dưỡng học sinh
khá giỏi, tham gia học nghề, sinh hoạt đội v...v....


Hàng tuần, tháng, học kỳ, năm học lãnh đạo trường phân công cho lớp
trực, đội cơ đỏ, ban thi đua học sinhû theo dõi thi đua và tổng kết phong trào


thi đua theo tuần, tháng, học kỳ, năm học. Gắn công tác thi đua của lớp với
công tác của giáo viên chủ nhiệm.


Hàng tháng : Tổ chức kỹ niệm ngày lịch sử trong tháng thường được
kết hợp đọc ý nghĩa lịch sử trong tiết chào cờ. Trong năm phải phát động
thi đua toàn diện về các mặt hoạt động nhân các ngày lễ lớn như : 20/11;
22/12; 03/02; 26/3; 30/4; 19/5…


Tổ chức các chuyên đề theo chủ điểm tháng, chương trình hàng động
của Đồn, Đội Cơng đồn : Vui trung thu, hội thi tìm hiểu…


Hàng năm trường có kế hoạch cụ thể tổ chức các hội thi cấp trường,
chẩn bị tốt mọi điều kiện để tham gia hội thi cấp huyện nhằm đêm lại hiệu
quả cao hơn, tránh trường hợp bị động “bắt cá bỏ dĩa”, thiếu sự đầu tư và
chuẩn bị. Qua các hoạt động các em được học tập vui chơi, rèn luyện thể
chất, rèn luyện những phẩm chất đạo đức, những kỹ năng hoạt động xã
hội, kỹ năng ứng xử giao tiếp… Đồng thời các em tiếp thu những tinh hoa
của dân tộc, biết q trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.


Hiệu trưởng cần có bảng dự thảo kế hoạch họat động ngoài giờ lên
lớp từ tháng 8 cùng với dự thảo kế hoạch năm học của nhà trường.


<b>3/ Tổ chức chỉ đạo thực hiện :</b>
<b>*Tổ chức các lực lượng thực hiện :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

Thực hiện thông tư ngày 15/10/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui
định về việc thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
trong


nhà trường bao gồm các thành phần:



Trưởng ban : đồng chí hiệu trưởng
Phó trưởng ban : đồng chí phó hiệu trưởng


:Đồng chí TPT Đội


Các thành viên : Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, BT chi đồn, CT cơng
đồn, TK hội đồng, các tổ trưởng chuyên môn, đại diện hội cha mẹ học
sinh.


Ban chỉ đạo có nhiệm vụ lập kế hoạch hoạt động thống nhất với kế
hoạch chung của nhà trường, có kế hoạch quy định chế độ sinh hoạt định
kỳ hàng tháng, có phân cơng nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên để
việc chỉ đạo không được bỏ sót cơng việc, đạt hiệu quả quản lý cao.


Hiệu trưởng định hướng cho Bí thư chi đồn, TPT đội về nơị dung qui
trình tổ chức hoạt động. Cần chỉ đạo cho Đồn, Đội phối hợp lên kế hoạch,
chương trình hành động. Mỗi hoạt động cần phải xác định mục đích, yêu
cầu nội dung của hoạt động, đảm bảo thực hiện được 3 nhiệm vụ: giáo dục
về nhận thức, giáo dục về thái độ và nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng. Tạo
môi trường thuận lợi để các em rèn luyện các kỹ năng giáo dục, biết tự
điều chỉnh, thực hiện tốt nhiệm vụ do nhà trường giao.


Để thực hiện hoạt động có hiệu quả, cần chỉ đạo cho Bí thư chi đoàn,
tổng phụ trách đội, xây dưng tiêu chuẩn đánh giá thi đua trong học sinh
của từng khối lớp ở từng tuần, tháng. Căn cứ vào tiêu chuẩn đó đánh giá
kết quả hoạt động theo đợt thi đua để khen thưởng kịp thời và nhắc nhở
những tập thể, cá nhân hoạt động chưa tốt.


Hiệu trưởng liên hệ với y tế xã, huyện tổ chức nói chuyện tun


truyền cách phịng chống các bệnh học sinh hay mắt phải, vệ sinh ren
miệng,... Hoặc nhân ngày 22/12 mời Hội CCB nói chuyện về truyền thống
cách mạng của địa phương, cơng an nói chuyện an tồn giao thơng,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Hiệu trưởng cần quán triệt nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên
về vị trí vai trị và nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp
trong q trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Mặt khác
tổ chức quán triệt để giáo viên thấy được rằng tham gia tổ chức hoạt động
ngoài giờ lên


lớp vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ của mỗi thầy cơ giáo.


Cần có kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thông qua một số hoạt
động mẫu trong nhà trường hoặc tổ chức giao lưu học tập rút kinh nghiệm
hoạt động ở các đơn vị bạn.


Lãnh đạo trường phải có tầm nhìn xa xun suốt cả qúa trình hoạt
động để có chế độ động viên khen thưởng những cá nhân, tập thể lớp có
nhiều thành tích trong các mặt hoạt động.


<b>4.2 Xây dựng cơ sở vật chất :</b>


Phải có kế hoạch bảo quản tốt các dụng cụ, phương tiện phục vụ hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã có tại trường.


Tham mưu với địa phương, với ngành xây dựng thêm các phòng chức
năng còn thiếu, trang bị phương tiện kịp thời để phục vụ tốt cho hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp.



Thường xuyên tu bổ các cơng trình như sân chơi, bãi tập, hệ thống âm
thanh, nhạc cụ… để hoạt động được lâu dài, liên tục.


Tổ chức các buổi lao động làm sạch mơi trường, trồng và chăm sóc
cây, hoa cảnh trong nhà trường. Huy động giáo viên và học sinh đóng góp
sách cho thư viện hàng năm. Đóng góp cây cảnh làm xanh- sạch – đẹp môi
trường, cảnh quan của trường.


<b>4.3 Xây dựng qui trình tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên</b>
<b>lớp :</b>


Cần lưu ý một số nguyên tắc sau :


Tạo điều kiện cho học sinh quen dần và biết tự quản tồn bộ q trình
hoạt động, các nhà giáo dục chỉ giữ vai trò cố vấn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Ln đổi mới và đa dạng hóa các hình thức hoạt động cho phù hợp
vơí nhu cầu và hứng thú của học sinh ở từng lứa tuổi.


*Qui trình chung của việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giơg lên
lớp nên tiến hành các bước sau :


<b>Bước 1 : Đặt tên chủ đề hoạt động và xác định các yêu cầu cần phải</b>
đạt được :


Yêu cầu giáo dục về nhận thức; Hoạt động cung cấp cho học sinh
hiểu biết những thơng tin gì ?


u cầu giáo dục về thái độ : Qua đó giáo dục cho các em về mặt
tình cảm, thái độ gì ?(Yêu ,ghét, hứng thú, hăng say, tích cực)



Yêu cầu giáo dục về kỹ năng : Qua hoạt động thực tế cần bồi dưỡng
hình thành cho học sinh những kỹ năng gì? (Kỹ năng điều khiển tập thể
hoạt động, kỹ năng tự quản, kỹ năng giao tiếp ứng xử,..)


<b>Bước 2 : Bước chuẩn bị cho hoạt động :</b>


Hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phụ thuộc phần
lớn vào giai đoạn chuẩn bị. Hiệu trưởng cần vạch ra được tất cả các điều
kiện, các yếu tố cần chuẩn bị trước cho hoạt động thành công.


Vạch kế hoạch, thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành hoạt động, địa
điểm tổ chức ở đâu trong hay ngồi nhà trường? Soạn thảo về nội dung,
hình thức hoạt động (hoạt động xã hội và nhân văn; hoạt động tiếp cận
khoa học; hoạt động văn hóa nghệ thuật và thẩm mỹ; hoạt động vui khỏe
và giải trí, hoạt động lao động cơng ích, hoạt động theo chủ đề chủ điểm
tháng…), hình thức trang trí, xây dựng những phương tiện vật chất như bàn
ghế, phòng, trang phục, kinh phí, phần thưởng...


Dự kiến những cơng việc cụ thể và phân công nhiệm vụ cụ thể cho
các lực lượng tham gia chuẩn bị ( Cả giáo viên và học sinh).


Chuẩn bị chương trình thực hiện hoạt động phân cơng người điều
khiển cần hướng dẫn cụ thể (Nên tập dượt cho học sinh điều khiển)


Dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình tiến hành mọi hoạt
động và cách ứng xử giải quyết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Họp hội đồng sư phạm thông qua kế hoạch tổ chức và phân công công
tác cho từng thành viên.



Đơn đốc kiểm tra và hồn tất giai đoạn chuẩn bị.


Quá trình chuẩn bị hoạt động cần phát huy tích cực dân chủ, khuyến
khích học sinh cùng tham gia bàn bạc, trao đổi sáng tạo và tìm ra những
hình thức sinh động bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung hoạt động cho phù
hợp với điều kiện và khả năng thực hiện của lớp, của trường.


<b>Bước 3 : Tiến hành và kết thúc hoạt động :</b>
Tổ chức tiến hành theo kế hoạch chuẩn bị.


Tiến hành nên tạo điều kiện cho học sinh điều khiển công tác tự
quản, giáo viên tham gia như một đại biểu, một cố vấn chỉ đạo.


Kết thúc hoạt động phải có nhận xét đánh giá kết quả hoạt động khen
chê đảm bảo tính khách quan, công bằng.


<b>Bước 4 : Tổ chức rút kinh nghiệm và đánh giá hết quả hoạt động :</b>
Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để lần sau tổ chức tốt
hơn, thành công hơn.


Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, có liên quan
đến kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường, của lớp. Cho nên cần phải
có thời gian mới có thể khẳng định được tính hiệu quả của hoạt động này.
Vì vậy bằng phương pháp khảo sát, đo đếm ta có thể đánh giá được kết
quả sau khi đã tiến hành một số hoạt động hoặc sau một định kỳ nào đó
trong năm học.


<b>5/ Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp :</b>



Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp của các bộ phận, của các lớp.


Kiểm tra đánh giá hiệu quả giáo dục thông qua hoạt động của học
sinh.


<b>*Nội dung kiểm tra : </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Kiểm tra việc làm cụ thể của học sinh, giáo viên để đi đến đánh giá
về mục tiêu (của hoạt động đang được kiểm tra) nội dung (tính đa dạng,
thiết thực, tồn diện của nội dung), hình thức và biện pháp tổ chức các
phương pháp thực hiện có đảm bảo tính độc lập, sáng tạo, tự quản của học
sinh không?


Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chủ nhiệm, bí thư đồn, TPT đội và ban văn
thể xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả giáo dục của hoạt động vào
mục


đích yêu cầu đã được xác định trong kế hoạch có xếp loại.


Việc kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ở học sinh về các mặt :
Nhận thức .


Động cơ, thái độ tham gia hoạt động.


Các nề nếp sinh hoạt, học tập, thói quen đạo đức, kỹ năng hành vi
Các thành tích của học sinh đạt được trong các phong trào thi đua.
<b>*Một số phương pháp kỹ thuật kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo</b>
<b>dục ngoài giờ lên lớp.</b>



Dự một số hoạt động cụ thể.


Quan sát hoạt động của giáo viên, học sinh.
Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, sản phẩm hoạt động.
Trao đổi trò chuyện cùng học sinh, giáo viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>PHẦN THỨ BA</b>

<b>KẾT LUẬN CHUNG</b>



I/ Kết luận : Từ kết quả nghiên cứu đề tai tôi rút ra một số kết luận
sau :


Muốn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trước hết đòi hỏi
ngươi quản lý phải hiểu một cách đúng đắn về vị trí, vai trị và nhiệm vụ
của hoạt động này. Đây là một hoạt động không thể xem nhe trong nhà
trường. Do đó, người Hiệu trưởng phải biết tổ chức, liên kết phối hợp với
lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia để thực hiện một số
nhiệm vụ của cơng tác xã hội hóa giáo dục. Đồng thời Hiệu trưởng phải
nhận thức được : Nó là một hoạt động trong hệ thống giáo dục tồn diện
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.


Xuất phát từ thực trạng ở trường THCS Phổ Khánh. Đồng thời đẩy
mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt chất lượng tốt hơn. Tôi đã
chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp ở trường THCS”. Đến với đề tài này, vấn đề tâm đắc nhất của tơi đó là
:


Tìm ra một số biện pháp về cách thức tổ chức, xây dựng kế hoạch
tiến hành trong suốt năm học và trong hè (từ tháng 8, Hiệu trưởng phải dự
thảo kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể, chi tiết, có tính


khả thi theo chủ đề năm học và chủ điểm hàng tháng cho phù hợp đặc
điểm của trường, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội ở địa phương).


Vận dụng tốt, nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy năng lực sáng
tạo của tập thể giáo viên, học sinh.


Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nặng lực tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho giáo viên, cán bộ đoàn, tổng phụ trách đội.


Phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường xây dựng điều kiện cơ
sở vật chất, tài chính đảm bảo cho hoạt động được tiến hành một cách an
toàn và có hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

hoạch tổ chức kiểm tra. Điều cần thiết là phải rút ra bài học kinh nghiệm
thực tiễn có giá trị trong đơn vị để cải tiến phương pháp tổ chức hoạt động
tốt hơn sau mỗi lần tổ chức.


Ngươi Hiệu trưởng phải luôn tự rèn luyện phẩm chất, đạo đức, năng
lực chuyên môn quản lý nhà trường. Cần nắm rõ, theo dõi sát diễn biến
của các hoạt động trong nhà trường để điều chỉnh bổ sung kịp thời những
sai lệch, những vấn đề cần thay đổi rút kinh nghiệm. Ln khuyến khích
động viên kịp thời những cá nhân, tập thể chưa tốt. Đảm bảo sự nhìn nhận,
đánh giá đúng người, đúng việc, cơng bằng và công khai trước tập thể làm
cho mọi người tôn trọng nhau, tin tưởng nhau và cùng nhau tích cực cơng
tác đưa hoạt động của nhà trường ngày càng có chất lượng cao hơn. Do đó
người Hiệu trưởng phải nắm vững nguyên tắc quản lý, vận dụng quản lý
vào nhà trường. Phải có nghệ thuật mới thu hút mọi người trong tập thể
cùng tham gia hoạt động một cách tự giác; tự kiểm tra đánh giá hoạt động
một cách trung thực nhằm thưc hiện mục tiêu đào tạo của cấp học theo
hướng giáo dục : nhân văn, khoa học và mỹ thuật.



Từ những kinh nghiệm trên, tôi tin tưởng rằng q trình làm cơng tác
quản lý sau này sẽ vận dụng một cách linh hoạt và có hiệu quả quả hơn,
từng bước đưa nhà trường đi lên.


<b>2/ Hạn chế của đề tài :</b>


Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu đề tài
chưa rộng, chưa sâu sắc.


Đề tài nghiên cứu ở một trường cụ thể nên việc thu thập thơng tin
chưa được tồn diện.


Tài liệu nghiên cứu cịn ít, phương pháp nghiên cứu chưa thật sâu sắc.
3/ Kiến nghị :


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35></div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


1/ V.A.XU KHOM LINXKI nhà trường Xơ Viết và lịng u lao động
– NXBGD 1963


2/ Luật giáo dục sữa đổi
3/ Điều lệ trường THPT


4/ Các tạp chí nghiên cứu giáo dục


5/ Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Hải Khoát- cơ cở tâm lý học của công
tác quản lý trường học- NXBGD 1981


6/ Nguyễn Văn Lê- Chuyên đề quản lý trường học, tập IV- NXB-GD


1985.


7/ Hà Sĩ Hồ- Lê Tuấn- Những bài giảng về quản lý trường học tập III
NXB- GD 1987


8/ Bộ giáo dục & Đào tạo- giáo dục hệ thống đạo đức nhân văn cho
học sinh THCS- NXB-GD 1998


9/ Hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – lớp 6, lớp 7, lớp
8, lớp 9 NXB-GD 2002- 2003-2004-2005.


10/ Đặng Vũ Hoạt – Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
THCS NXB-GD 1998


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×