Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Sang kien kn cuc hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.83 KB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHAN THU NHAT</b>
<b>NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG</b>
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TAØI


Lê Nin đã từng dạy mọi người <i>"Học ! Học nữa, học mãi".</i> Lời dạy đó đã
khẳng định: Vốn tri thức của nhân loại là vô tận. Do vậy để có vốn tri thức
của nhân loại thì mỗi con người cần phải học. Học tập khơng những nâng
cao trí tuệ của con người mà cịn làm cho đời sống con người thêm phong
phú. Con người sẽ nắm bắt được những tri thức phục vụ cho mình, cho xã
hội, góp phần làm cho xã hội khơng ngừng phát triển.


Bác Hồ - người thầy vĩ đại của dân tộc Việt Nam cũng đã từng dạy:
"<i>Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cần phải có con người mới xã hội chủ</i>
<i>nghĩa ".</i> Con người mới xã hội chủ nghĩa là con người phát triển toàn diện về
mọi mặt, có nhân cách, đạo đức, tri thức. Đặc biệt là tri thức khoa học. Có tri
thức khoa học thì mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, mới cập
nhật được những thơng tin hằng ngày. Vì vậy khơng có con đường nào khác
ngồi con đường học tập.


Thế hệ trẻ ngày nay là chủ nhân tương lai sau này của đất nước, là
những con người đang và sẽ kế tục sự nghiệp của Đảng, của Nhà Nước và
của nhân dân ta. Để thật sự là người chủ nhân sau này thì các em phải ra sức
học tập, nắm vững tri thức, phát triển tri thức và hình thành nhân cách, hình
thành các năng lực sẵn có để nhận trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta mong đợi. Đồng thời thực hiện lời dạy của Bác <i>"Non sơng Việt Nam</i>
<i>có trở nên vẻ vang hay khơng, Dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường</i>
<i>quốc năm châu hay khơng, chính là nhờ phần lớn ở cơng học tập của các</i>
<i>cháu ".</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Thế nhưng, không phải là mọi chỉ thị, mọi chủ trương, mọi bộ luật dù
được người dân nhận thức hết, bên cạnh đó, một số gia đình cịn chưa hiểu


hết ý nghĩa của nó nhất là chủ trương nâng cao dân trí. Họ tỏ ra ít quan tâm
đến vấn đề này. Vì vậy mà có nhiều học sinh do nhiều điều kiện khác nhau
đã bỏ học rất sớm để lo kinh tế gia đình. Một số khác lười nhác trong học
tập bị lưu ban. Hơn nữa chưa có sự phối hợp chặc chẽ giữa các ngành các
cấp, nói một cách khác là chúng ta chưa làm tốt cơng tác xã hội hố giáo
dục. Nhiều học sinh ở trường bỏ học, lưu ban cứ ngày càng tăng. Thế nhưng
chưa có một biện pháp hữu hiệu nào để ngăn ngừa nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục. Đó là một vấn đề diễn ra khá phổ biến, nhất là ở miền ven biển,
trong đó có học sinh trường THCS Phổ Khánh thuộc huyện Đức Phổ .


Lưu ban, bỏ học thực sự là một vấn đề bức xúc không những đối với
những người làm công tác giáo dục mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của
xã hội sau này. Vì các em là chủ nhân tương lai của đâùt nước, thế nhưng
không đủ tri thức để đi chuyên sâu vào các ngành chuyên môn trong lĩnh
vực khoa học. Từ đó làm cho xã hội ngày càng tụt hậu so với sự phát triển
của thế giới. Bên cạnh đó xã hội phải tốn kém kinh phí để huy động các em
ra lớp, gia đình phải bớt một phần kinh tế để cho các em học lại, những
người làm giáo dục lại càng thêm vất vả.


Hơn nữa, theo mục tiêu của ngành giáo dục thì từ năm 2010 nước ta phải
đạt chuẩn phổ cập THCS. Đây là một vấn đề khó khăn và thách thức đối với
người làm cơng tác giáo dục, trong đó các nhà quản lý giáo dục.


Qua thực tế giảng dạy và quản lý nhiều năm ở trường THCS tôi nhận
thấy hầu như năm nào cũng có học sinh lưu ban, bỏ học mà tập trung nhiều
nhất là học sinh ở khối 6, 7. Nhiều em vì nhiều lý do khác nhau nên đã bỏ
học giữa chừng trong số đó có những học sinh khá giỏi.


Là một cán bộ quản lý, đứng trước thực tế đau lịng này, tơi cảm thấy
bức xúc và trăn trở: làm thế nào để ngăn ngừa học sinh lưu ban, bỏ học? nếu


để hiện tượng này kéo dài thì mình chưa thơng suốt được các chủ trương
chính sách của Đảng, của ngành, chưa nắm được luật: "<i>Phổ cập giáo dục</i>
<i>THCS</i>", chưa làm tròn trách nhiệm của một người cán bộ quản lý trường lớp.


Chính vì vậy, tơi chọn đề tài: 'Hiệu Trưởng với biện pháp ngăn ngừa
<b>hiện tượng học sinh lưu ban, bỏ học ở trường THCS"để nghiên cứu. Trên</b>
cơ sở đó sẽ áp dụng các kết quả nghiên cứu vào công tác quản lý nhà trường
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
của bậc học THCS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Những biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng trong việc ngăn ngừa học sinh
lưu ban, bỏ học ở trường THCS Phổ Khánh huyện Đức Phổ.


<b>2/ Mục đích nghiên cứu :</b>


Nhằm áp dụng kết quả nhiên cứu vào công tác quản lý nhà trường góp
phần nâng cao hiệu quả giáo dục, thực hiện mục tiêu "Phổ cập giáo dục
THCS" theo chủ trương của Đảng và Nhà nước .


<b>3/ Phạm vi nghiên cứu :</b>


Thực hiện nghiên cứu đề tài trong phạm vi hiện tượng hocï sinh lưu ban,
bỏ học ở trường THCS. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các biện pháp khắc
phục tình trạng đang xaỹ ra.


Triển khai nghiên cứu ở trường THCS Phổ Khánh và trường THCS Phổ
Cường - huyện Đức Phổ.


III/ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI :



- Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài.


- Khảo sát thực trạng học sinh lưu ban, bỏû học ở trường THCS Phổ
Khánh và THCS Phổ Cường nhằm thu thập số liệu và tìm hiểu nguyên nhân
cũng như các giải pháp để tiến hành khắc phục hiện trạng đó.


Đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế, để ngăn ngừa hiện tượng học sinh
lưu ban, bỏ học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS.


IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :


Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây:
<b>1/ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:</b>


Sưu tập tuyển chọn, nghiên cứu (đọc - phân tích - tổng hợp) để từ đó rút
ra những kết luận nhằm làm sáng tỏ cơ sở của lý luận của vấn đề nghiên
cứu.


<b>2/ Phương pháp điều tra :</b>


Thu thập chính xác số liệu về học sinh lưu ban, bỏ học trong hai năm học
(2004 - 2005 và 2005 - 2006) ở THCS Phổ Khánh và THCS Phổ Cường tìm
hiểu thực trạng và nguyên nhân (khách quan, chủ quan) dẫn đến hiện tượng
học sinh lưu ban, bỏ học.


Sử dụng phiếu điều tra trưng cầu ý kiến một số đối tượng sau:
- Cán bộ quản lý giáo dục (BGH), thầy cơ giáo.


- Học sinh lưu ban, bỏ học.
- Phụ huynh học sinh



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trị truyện trực tiếp với giáo viên, học sinh lưu ban, bỏ học ở trường, ở
gia đình cũng như phụ huynh học sinh, cán bộ UBND xã, cán bộ đoàn thể ở
trong trường, tổ, thu thập thông tin.


<b>PHAN THU HAI</b>
<b>NỘI DUNG NGHIÊN CỨU</b>


<b>CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VAØ THỰC TIỄN</b>
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :


<b>1/ Hiện tượng học sinh lưu ban, bỏ học:</b>


1.1/ Lưu ban là một hiện tượng xảy ra trong phạm vi trường học. Ở đó
học sinh phải học lại, làm lại những công việc mà năm học truớc học sinh đã
học, đã làm.


Lưu ban là một hiện tượng bức xúc của nhà trường của ngành giáo dục
nói riêng và của xã hội nói chung. Lưu ban ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo, đặc biệt là ảnh hưởng đến phổ cập đúng
độ tuổi, ngồi ra lưu ban cịn ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và xã hội. Gia
đình phải tốn kém tiền bạc để các em học lại. Nhà nước phải bỏ vốn đầu tư
thêm cho ngành giáo dục và ngay cả bản thân học sinh cũng phải tốn công,
tốn sức để học lại để đạt tiêu chuẩn lên lớp.


1.2/ Bỏ học là một hiện tượng xảy ra trong phạm vi nhà trường. Ở đó học
sinh tự rời khỏi ghế nhà trường sau giai đoạn giáo dục mà học sinh được nhà
trường tuyển sinh.


Bỏ học trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân, gia đình và xã hội.


Bản thân học sinh sẽ không đủ tri thức để đi vào lao động sản xuất vào các
ngành nghề địi hỏi trình độ chun mơn cao. Bên cạnh đó, gia đình phải tốn
kém về kinh tế, xã hội phải tốn kém nhiều công sức. Mặt khác, bỏ học càng
nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục không đủ khả năng để nâng
cao dân trí, ảnh huởng đến q trình đề ra mục tiêu giáo dục , không thực
hiện được chủ trương của ngành, của Đảng và Nhà Nước, ảnh hưởng sâu sắc
đến sự phát triển của kinh tế, xã hội .


<b>2/ Quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu hiện tượng học sinh lưu ban,</b>
<b>bỏ học trong nhà trường .</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

vừa hạn chế lưu ban, bỏ học vừa nâng cao chất lượng dạy học! Có như vậy
thì chúng ta mới nâng cao được chất lượng dạy và học, vừa tích cực ngăn
ngừa hiện tượng học sinh lưu ban, bỏ học trong nhà trường.


<b>3/ Mối quan hệ giữa hiện tượng học sinh lưu ban và bỏ học:</b>


Học sinh lưu ban và học sinh bỏ học là hai hiện tượng có mối quan hệ
qua lại với nhau trong quá trình giáo dục.


Học sinh lưu ban là học sinh yếu kém nên có thể dẫn đến bỏ học, và có
thể kéo theo học sinh khá. Nói chung, học sinh lưu ban và học sinh bỏ học
đều ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc
gia nhất là ảnh hưởng đến mục tiêu phổ cập giáo dục THCS.


<b>4/ Những nguyên nhân chính dẫn đến học sinh lưu ban, bỏ học ;</b>
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh lưu ban, bỏ học:
- Kinh tế gia đình và địa phương cịn gặp nhiều khó khăn:


Nhiều gia đình chỉ sống bằng nghề nơng, nguồn thu nhập chính là nơng


nghiệp giá cả thất thường nên mức sống thấp. Nhiều gia đình chưa quan tâm
đến việc học tập của học sinh.


Trí tuệ của hocï sinh phát triển chậm không đủ đảm bảo cho việc học tập
nên dẫn đến học kém; đa số khơng tiếp thu được chương trình theo yêu cầu
chuẩn tối thiểu.


- Một số học sinh mất căn bản ở cấp tiểu học nên dẫn đến chán nản lười
học, chỉ học theo sự bắt buộc của gia đình. Vì vậy các em thường bị lưu ban
và bỏ học.


- Gia đình và xã hội chưa quan tâm triệt để đến việc học tập của con em,
chưa phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, và xã hội, chưa làm tốt
cơng tác xã hội hố giáo dục.


- Nhà trường chưa có những giải pháp thích hợp ngăn ngừa hiện tượng
học sinh lưu ban, bỏ học.


Để khắc phục những nguyên nhân này các trường trung học cơ sở trong
những năm gần đây đã có những cố gắng tích cực trong việc ngăn ngừa học
sinh lưu ban, bỏ học như tổ chức điều tra, thăm hỏi động viên tăng cường cơ
sở vật chất ...nhằm góp phần hạn chế học sinh lưu ban, bỏ học.


II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN :


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

tại hội nghị lần này Đảng đã đề ra mục tiêu giáo dục đào tạo từ nay đến
năm 2020 là"...<i>Nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học hoàn thành phổ</i>
<i>cập giáo dục THCS vào năm 2010 và THPT vào năm 2020 phát triển giáo</i>
<i>dục ở các vùng dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn phấn đấu giảm chênh</i>
<i>lệch về </i>



<i>các vùng lãnh thổ"</i>


Như vậy theo mục tiêu của Đảng đề ra đối với ngành giáo dục thì đến
năm 2010 phải hồn thành phổ cập giáo dục THCS. Đây cũng là bước chuẩn
bị để đến năm 2020 nước ta cơ bản phổ cập THPT. Vì vậy trong các bậc học
thì bậc học THCS đóng vai trị quan trọng trong việc chuẩn bị cho các em
một số kiến thức để phân luồng sau THCS, có em vào học cấp III có em có
thể ra đời tự tìm việc làm kiếm sống.


Sau Nghị quyết Trung ương II , tiếp theo là Luật giáo dục ra đời. Trong
luật này cũng đã đề cập đến mục tiêu giáo dục THCS : <i>"Giáo dục THCS</i>
<i>nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu</i>
<i>học có trình độ học vấn PTCS và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và</i>
<i>hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc</i>
<i>đi vào cuộc sống lao động</i> (trích điều 23 trang 17 luật giáo dục)...Giáo dục
THCS phải củng cố phát triển những nội dung đã học ở tiểu học đảm bảo
cho học sinh có những hiểu biết phổ thơng cơ bản về Tiếng Việt, Tốn, Lịch
Sử dân tộc, kiến thức khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học,
ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng
nghiệp (trích điều 24 trang 18 luật giáo dục).


Như vậy từ khi có Nghị quyết Trung Ương II khố VIII và Luật giáo dục
ra đời thì ngành giáo dục ở nước ta đã đạt những thành tựu đáng kể. Trước
hết là mạng lưới trường học phát triển rộng khắp: hầu hết các xã trong cả
nước đều có trường học, từ các xã vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới hải
đảo trong đó phần lớn các xã đều có trường THCS; các loại hình các loại
trường phát triển khắp nơi đã ngăn chặn được sự giảm sút có qui mơ và có
bước tăng trưởng khá (Chẳng hạn 1996-1997 cả nước có hơn 20.000.000 học
sinh) về chất lượng giáo dục đào tạo có tiến bộ buớc đầu trên một số mơn tự


nhiên và kỹ thuật và trong giáo dục đã xuất hiện một số nhân tố mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Đối với trường THCS Phổ Khánh mới được tách ra từ trường THPT số II
Đức Phổ, nên bộc lộ khơng ít mặt yếu kém. Trong những yếu kém ấy thì
việc nâng cao chất lượng giáo dục và việc ngăn ngừa hiện tượng học sinh
lưu ban, bỏ học là điều đáng lo ngại nhất, chỉ trong năm 2004-2005 tổng số
học sinh là:1344 em thì bỏ học là: 51 em, chiếm tỉ lệ 3,8 %. Còn năm học
2005-2006 tổng số học sinh là: 1418 em, bỏ học 39 em, tỷ lệ 2,7%. Điều đó
chứng tỏ tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học giảm khơng đáng kể. Như vậy
so với mục tiêu giáo dục mà Nghị quyết Trung Ương đã đề ra thì xã Phổ
Khánh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện phổ cập THCS và
nâng cao chất lượng giáo dục. Đây là một khó khăn chung cho tình hình giáo
dục ở huyện, trong đó có trường THCS Phổ Khánh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU</b>


I/ THỰC TRẠNG HỌC SINH LƯU BAN, BỎ HỌC Ở CÁC TRƯỜNG
THCS


<b>1/ Đặc điểm trường THCS Phổ Khánh :</b>


Trường THCS Phổ Khánh nằm trên địa bàn xã Phổ Khánh thuộc huyện
Đức Phổ. Là một xã phía nam huyện Đức Phổ, dọc theo quốc lộ 1A với hai
mặt kề núi và giáp biển. Xã có diện tích tự nhiên là: 55,6km2<sub> với 2813 hộ</sub>


và trên 14000 nhân khẩu. Trong đó lao động nơng nghiệp chiếm 70%, ngư
nghiệp chiếm 10%. Ruộng đất ở đây cũng là loại đất bạc màu, đời sống
nhân dân còn nhiều khó khăn nên một số người dân phải vào TP HCM sinh
sống dưới nhiều nghề: bán vé số, hủ tiếu....



Bên cạnh đó, những người dân ven biển đi làm biển ở các tỉnh lân cận
như Vũng Tàu, Phú Quốc có thu nhập cao hơn nên đã cho con nghỉ học để
theo nghề biển, làm cho tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng cao.


Một vấn đề nữa là do trình độ dân trí thấp nên nhận thức của người dân
về học tập của con cái mình chưa cao, một số gia đình ít quan tâm đến việc
học tập của con cái mà giao hẳn cho nhà trường. Và còn những quan điểm
lệch lạc: học chẳng để làm gì, chỉ biết viết biết đọc là được. Đây là một vấn
đề khó khăn đối với nhà trường trong việc ngăn ngừa học sinh bỏ học và lưu
ban.


Mặt khác, sự phối hợp giữa các cấp các ngành trong xã chưa cao, chưa
làm tốt cơng tác xã hội hố giáo dục, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia
đình, nhà trường, xã hội, chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa hiện
tượng trên. Chính quyền xã hầu như giao hẳn nhiệm vụ giáo dục cho nhà
trường. Hơn nữa cơ sở vật chất thiết bị dạy học của trường còn thiếu thốn,
đội ngũ giáo viên, có một số người cịn chưa quan tâm đến vấn đề học sinh
bỏ học. Điều đó ảnh hưởng đến việc hạn chế học sinh lưu ban, bỏ học.


Trường THCS Phổ Khánh được tách ra từ trường THPT SoÁ II Đức Phổ từ
tháng 10 năm 2002:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Năm học 2004-2005, toàn trường có: 1418 em, trong đó bỏ học : 39
em (Trong đó có cả bỏ học do lưu ban) .


Như vậy số học lưu ban, bỏ học có giảm nhưng không đáng kể.
2<i>/ Số liệu điều tra học sinh lưu ban, bỏ học ở các trường:</i>


Để làm sáng tỏ thêm cho đề tài của mình, tơi đã điều tra nghiên cứu
nắm số liệu về học sinh lưu ban, bỏ học của trường THCS Phổ Cường - đơn


vị bạn bên cạnh, được số liệu sau:


Trong năm học 2004-2005: tổng số học sinh tồn trường là: 1446 học
sinh, trong đó bỏ học: 19 học sinh, chiếm tỉ lệ 1,3 %.


Trong năm học 2005-2006: tổng số học sinh toàn trường là: 1438 học
sinh, trong đó bỏ học: 18 học sinh, chiếm tỉ lệ 1,3 %.


Học sinh lưu ban, bỏ học trong hai năm của trường THCS Phổ Cường
được thống kê theo bảng sau:


Năm
học


T.số học
sinh


Khối 9


(256) Khối 8(320) Khối 7(387) Khối 6(363) T.số h.s
bỏ học


Tỉ
lệ %


BH % BH % BH % BH %


2004


2005 1446 4 1,5 3 0,9 6 1,6 6 1,7 18 1,3



Năm


học T.số họcsinh


Khối 9
(256)
Khối 8
(320)
Khối 7
(387)
Khối 6
(363)
T.số h.s
bỏ học
Tỉ
lệ %


BH % BH % BH % BH %


2005


2006 1438 4 1,1 5 1,5 6 1,5 3 0,9 18 1,3


Đối với trường THCS Phổ Khánh ta có bảng thống kê số liệu học sinh
lưu ban và bỏ học sau:


Năm học T.số học<sub>sinh</sub> Khối 9 Khối 8 Khối 7 Khối 6 Toàn trường
SL % SL % SL % SL % SL %
2004-2005 <sub>1344</sub> <sub>7/226</sub> <sub>3,1</sub> 16/32



0 5,0


23/41
5


5,5 <sub>5/383</sub> <sub>1,3</sub> <sub>51/1344</sub> <sub>3,8</sub>
2005-2006 <sub>1318</sub> <sub>6/299</sub> <sub>2.0</sub> 10/38


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Từ bảng thống kê trên ta thấy:


Số lượng và tỉ lệ học sinh lưu ban ở các khối có thể xấp xỉ như nhau. Đặc
biệt qua bảng theo dõi cụ thể hàng tháng thấy số lượng học sinh bỏ học
nhiều nhất các tháng là vào đầu tháng 2, sau khi nghỉ Tết Nguyên đán xong,
lúc đó một số em đã theo lực lượng đi biển ở Phước Tỉnh, Vũng Tàu, hoặc đi
gõ hủ tiếu mì ở TPHCM. Cụ thể năm học 2004 - 2005 trong 51 em bỏ học,
từ đầu tháng 2 các em đã bỏ học là 22 em. Trong số các em bỏ học khơng
phải là những em có điều kiện hồn cảnh khó khăn, mà cịn có khơng ít em
có gia đình rất khá giả, điều đó chứng tỏ gia đình khơng quan tâm đến việc
học tập của các em dẫn đến các em học yếu kém nên các cháu nản chí bỏ
học.


Trong hai năm học qua tuy tỉ lệ học sinh bỏ học có giảm nhưng vẫn cịn
cao, đây là điều đáng báo động cho gia đình, nhà trường và xã hội cần phải
quan tâm đến tình trạng này.


II/ CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG HỌC SINH LƯU
BAN, BỎ HỌC.


Sau khi điều tra khảo sát học sinh lưu ban, bỏ học theo bảng thống kê


của nhà trường, tôi đã tiếp cận phỏng vấn và dùng phiếu điều tra các đối
tượng thuộc nhiều nhóm khác nhau: nhóm cán bộ quản lý, giáo viên trong
nhà trường gồm 10 đồng chí với câu hỏi: thầy (cơ, anh, chị, đồng chí, em)
cho biết những ngun nhân nào trong các nguyên nhân sau đây đã dẫn đến
học sinh bỏ học:


- Nguyên nhân về phía gia đình
- Ngun nhân về phía nhà trường
- Ngun nhân về phía học sinh
- Nguyên nhân về phía xã hội


Kết quả trưng cầu ý kiến của 10 giáo viên cho thấy: 8/10 phiếu tỷ lệ
(80%) là do gia đình, 6/10 phiếu chiếm tỷ lệ (60%) là do từ học sinh, 2/10
phiếu chiếm tỷ lệ (20%) là do từ nhà trường, 4/10 phiếu chiếm tỷ lệ (40%)
là do từ xã hội.


Nhóm học sinh lưu ban gồm 6 em cho biết từ bản thân các em là: 4/6
phiếu tỷ lệ (66,66%), do gia đình là 3/6 phiếu chiếm tỷ lệ (50%), 2/6 phiếu
chiếm tỷ lệ (33,33%) là do từ xã hội, 1/6 phiếu chiếm tỷ lệ (16,66%) là do từ
nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

phiếu chiếm tỷ lệ (33,33%) là do từ xã hội, 2/6 phiếu chiếm tỷ lệ (33,33%)
là do từ nhà trường.


Nhóm học sinh phụ huynh học sinh gồm 7 người cho biết cụ thể như sau:
Trước hết do gia đình là 5/7 phiếu chiếm tỷ lệ (71,42%), do nhà trường
4/7 phiếu chiếm tỷ lệ (57,14%), 2/7 phiếu chiếm tỷ lệ (28,57%) là từ bản
thân các em, còn lại là do xã hội 3/7 phiếu chiếm tỷ lệ (42,85%)


Nhóm cán bộ làm việc ở xã cho biết: 4/4 phiếu chiếm tỷ lệ 100% là do


gia đình, 2/4 phiếu chiếm tỷ lệ (95%) là do từ học sinh, 3/4 phiếu chiếm tỷ
lệ (75%) từ nhà trường và 2/4 phiếu chiếm tỷ lệ (50%) có ngun nhân từ
phía địa phương.


Dựa vào kết quả thu được ta có thể lập bảng tổng hợp sau đây:


Các nguyên nhân Do gia đình Do nhà trường Do xã hội


Do bản thân
h/s


SL % SL % SL % SL %


Nhóm cán bộ giáo viên 8/10 80 2/10 20 4/10 40 6/10 60
Nhóm học sinh lưu ban 3/6 50 1/6 16,66 2/6 33,33 4/6 66,66
Nhóm học sinh bỏ học 5/6 83,33 2/6 33,33 2/6 33,33 3/6 50
Nhóm phụ huynh 5/7 71,42 4/7 57, 14 3/7 42,85 2/7 28,57


Nhóm cán bộ xã 4/4 100 3/4 75 2/4 50 2/4 50


Qua điều tra và dựa vào kết quả thu được tôi rút ra những nguyên nhân
dẫn đến học sinh bỏ học sau đây:


<b>1/ Nguyên nhân học sinh bỏ học:</b>
1.1/ <i>Nguyên nhân về phía gia định</i>:


Qua kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân bỏ học của học sinh do gia
đình chiếm tỷ lệ cao nhất, nhóm cán bộ, giáo viên 80%, nhóm học sinh lưu
ban 50%, nhóm bỏ học 83,33%, nhóm phụ huynh 71,42% và nhóm cán bộ
xã 100%. Trước hết là do mặt bằng dân trí thấp, do vậy một số người dân ở


đây chưa nắm được và chưa hiểu đầy đủ sâu sắc về chủ trương, đường lối,
mục tiêu ý nghĩa của Đảng và Nhà Nước về nâng cao dân trí, chưa nhận
thức được đầy đủ về tầm quan trọng của việc học tập đối với con em, chưa
quan tâm đến việc học tập của con cái. Và do vậy nhiều gia đình đã để cho
con tự bỏ học mà khơng hề có ý kiến gì.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

dân thấp (mỗi năm thu nhập từ 250-300 USA/ người). Cho nên một số em đã
phải bỏ học để giúp gia đình tìm kế sinh nhai (vì lứa tuổi các em có thể lao
động được).


Bên cạnh đó, trong những năm gần đây do ngành kinh tế biển phát triển
mạnh, thu nhập của người dân làm biển tăng lên rõ rệt. Trước tình hình đó,
một số gia đình khó khăn về kinh tế đã buộc con mình nghỉ học để đi biển.
Như vậy các em bị thôi học do áp lực từ phía gia đình.


<i>1.2/ Ngun nhân về phía nhà trường:</i>


- Việc bỏ học của học sinh có liên quan một phần đến nhà trường, trước
hết là do cơ sở vật chất của trường và cán bộ quản lý. Theo kết quả điều tra
từ nhóm giáo viên thì có 20% từ phía nhà trường, 16,66% từ nhóm học sinh
lưu ban và 33,33% từ nhóm học sinh bỏ học, cịn lại nhóm phụ huynh là
57,14%, nhóm cán bộ xã là 50%.


Mặc khác trang thiết bị, nhất là đồ dùng dạy và học còn thiếu thốn, chưa
đảm bảo yêu cầu về dạy và học. Ban giám hiệu chưa có sự phối hợp, chỉ
đạo chặc chẽ giữa các ban ngành trong trường . Mặc khác có một vài giáo
viên cịn có thái độ đối xử chưa đúng đắn với học sinh vì số lượng học sinh
học q đơng nên đơi khi cịn chưa thấy được trách nhiệm của mình.


Bên cạnh đó chương trình dạy, nhất là sách giáo khoa còn quá tải đối với


các em. Nhiều em không tiếp thu được nên lười học và dẫn đến bỏ học.


Một nguyên nhân nữa la một số giáo viên chủ nhiệm làm việc chưa tốt,
chưa quan tâm được đầy đủ về học tập của lớp mình, cũng như hiện tượng
học sinh bỏ học. Trong giờ sinh hoạt lớp chỉ chủ yếu thu các khoản tiền và
dùng những biện pháp xử lý quá khắt khe đối với học sinh, điều đó có ảnh
hưởng rất lớn đến tâm lý các em, vì thế một số em khơng có tiền nạp ngay
được, nên tự bỏ học.


<i>1.3/</i> <i>Nguyên nhân về phía xã hội</i> :


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Mặt khác, ngun nhân học sinh bỏ học một phần cũng do tác động của
các tổ chức xã hội. Cơng tác xã hội hố giáo dục của xã chưa tốt, chưa đi
vào hoạt động. Ngân sách của xã dành cho công tác giáo dục cịn ít, chưa
đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương. Mặt khác, sự phối hợp giữa
chính quyền, nhà truờng, gia đình cịn chưa chặt chẽ. Điều đó có ảnh hưởng
đến hiệu quả giáo dục.


<i>1.4/</i> <i>Nguyên nhân tự bản thân học sinh</i>:


Theo kết quả điều tra bằng phiếu ta có theo nhóm cán bộ xã thì 50%,
học sinh bỏ học là do các em, nhóm giáo viên 60%, nhóm phụ huynh là
28,57% và nhóm học sinh bỏ học là 50%. Như vậy có thể nói rằng nguyên
nhân bỏ học phần lớn cũng xuất phát từ bản thân các em.


Trước hết đối với những em này thì tố chất kém phát triển, khơng theo
kịp bạn bè cùng lứa, trí tuệ còn phát triển chậm, chưa tiếp thu kịp với kiến
thức mới và gặp nhiều khó khăn trong học tập. Một số em vì chưa xác định
đúng động cơ học chưa cao, chưa nhận thức được học là để cho mình, cho
tương lai của mình vì thế mà các em này thường bỏ học giữa chừng.



Một số em vì thấy kinh tế gia đình khó khăn, khơng đủ các khoản tiền
nộp cho nhà trường lại gặp bạn bè rủ rê nên bỏ hocï để đi làm ăn, nhằm giúp
đỡ gia đình.


<b>2/ Nguyên nhân dẫn đến học sinh lưu ban:</b>


Dựa trên kết quả điều tra học sinh lưu ban của năm học 2002- 2003 và
năm học 2003-2004 của trường thống kê và dựa vào kết quả của phiếu điều
tra qua các nhóm đối tượng ta có các nguyên nhân sau đây:


<i>2.1/</i> <i>Nguyên nhân từ phía học sinh:</i>


- Học sinh học kém vì các em này mất kiến thức ở cấp tiểu học.


Do hồn cảnh gia đình cịn khó khăn nên các em vừa học một buổi vừa
làm một buổi, cho nên việc học hành ít được quan tâm dẫn đến học kém.


Bên cạnh đó đồ dùng học tập của các em cịn thiếu thốn, chưa có phương
pháp học tập đúng, chưa có góc học tập riêng dành cho mình và chưa có thời
gian nhiều để học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i>2.2/</i> <i>Nguyên nhân về phía gia đình</i>


Một số gia đình chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, theo
kết quả điều tra giáo viên thì 50% em học kém là do phía gia đình. Có nhiều
phụ huynh vì lo việc làm ăn nên đã phó mặc việc học hành cho con, cho nhà
trường mà chưa hề biết con mình học hành ra sao. Mặt khác chưa bố trí thời
gian cũng như góc học tập cho các em. Nói một cách khác là chưa tạo mọi
điều kiện thuận lợi để các em học tập.



Bên cạnh đó mối quan hệ giữa phụ huynh với nhà trường chưa được chặt
chẽ, phụ huynh khơng báo cáo kịp thời q trình học tập ở nhà của con em,
chính vì vậy mà các em học kém.


<i>2.3/</i> <i>Nguyên nhân về phía nhà trường</i>:


Trước hết Ban Giám Hiệu nhà trường chưa có kế hoạch cũng như chưa
chỉ đạo kịp thời những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh. Tuy
trường trung học Phổ Khánh có số lượng học sinh lưu ban ít nhưng số lượng
học sinh yếu, kém chiếm một tỷ lệ khá cao. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến
việc nâng cao chất lượng dạy học trong trường.


Một số giáo viên còn lơ là trong việc giảng dạy, và việc phân cơng
giảng dạy của nhà trường đối với giáo viên cịn nhiều bất cập. Sự quá tải
trong chương trình cũng như sự quá tải giờ dạy của giáo viên đứng lớp đã
ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa
đổi mới phương pháp dạy, còn sử dụng phương pháp truyền thống, dẫn đến
học sinh khó tiếp thu bài. Ngồi ra, cịn có một số giáo viên ít kinh nghiệm
trong giảng dạy, các phương tiện giảng dạy còn quá thiếu, chủ yếu dạy
chay. Việc dự giờ thăm lớp chưa được thường xuyên, thao giảng, hội giảng,
chỉ theo định kì. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.


Giáo viên chủ nhiệm cịn ít quan tâm theo dõi lớp, tiết sinh hoạt chỉ làm
qua loa, chưa nắm bắt được tình hình học tập của học sinh, chưa nhiệt tình
trong cơng tác thăm hỏi động viên những em học kém, giữa giáo viên chủ
nhiệm cịn có một khoảng cách khá xa và giáo viên bộ môn chưa quan hệ
chặt chẽ. Giáo viên chủ nhiệm cịn có một khoảng cách khá xa đối với gia
đình có con em học kém.



Các đoàn thể chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào để
gây kích thích hứng thú đối với các em. Chưa tổ chức các hoạt động nhằm
tác động đến việc học tập của các em. Chưa kết hợp tốt với hội đồng sư
phạm nhà truờng, tổ chức các hoạt động vui chơi nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Học sinh lưu ban trước hết là những học sinh yếu kém và học sinh cá
biệt. Các em này thường bị những trẻ thất học bên ngoài rủ rê, lơi kéo sa
vào ăn chơi và có những hoạt động phi giáo dục. Mặt khác do sự phát triển
về kinh tế nhiều em vì quá say mê phim ảnh khơng chịu học dẫn đến học
kém.


Bên cạnh đó, các lực lượng bên ngoài chưa phối hợp chặt chẽ với nhà
trường làm tốt cơng tác xã hội hố giáo dục. Chính quyền địa phương chưa
quan tâm đúng mức đến sự nghiệp giáo dục của xã nhà. Những em học kém
chưa có sự động viên thăm hỏi, giúp đỡ. Mặt khác do cơ sở vật chất nhất là
đồ dùng dạy học còn thiếu thốn, xã lại nghèo nên ảnh hưởng đến việc học
của các em.


<b>Tóm lại: Qua phân tích ngun nhân dẫn đến học sinh lưu ban, bỏ học</b>
tôi nhận thấy rằng nguyên nhân dẫn đến học sinh lưu ban cũng có thể là
nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học. Hai hiện tượng này tác động ảnh
hưởng qua lại lẫn nhau gây ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp giáo dục của xã
nhà nói riêng và ngành giáo dục nói chung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>III/ GIẢI PHÁP , BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA HIỆN TƯỢNG HỌC</b>
<b>SINH LƯU BAN, BỎ HỌC.</b>


<b>1/ Biện pháp sư phạm:</b>
<i>1.1/</i> <i>Đối với học sinh:</i>



- <i>Việc học tập ở nhà</i>: Ở gia đình phải tập trung học bài, soạn bài, làm bài
tập và chuẩn bị tiết học hôm sau bằng cách xem bài mới, thực hiện giờ giấc
học tập theo thời gian biểu của mình. Tổ chức học tổ, nhóm vào ban đêm, có
góc học tập riêng của mình có phương pháp học tập để hiểu bài nắm chắc
và khắc sâu kiến thức. Mặt khác phải giảm xem phim ảnh.


- <i>Việc học tập ở trường</i>: Đến trường phải chấp hành nội qui của nhà
trường. Đi học đúng giờ, đi học chuyên cần, khi nghỉ học phải có đơn xin
phép, đi học phải mang theo đầy đủ sách vở đồ dùng học tập. Trong giờ học
phải tập trung chú ý nghe thấy cô giảng bài, phát biểu ý kiến xây dựng bài
sơi nổi, chủ động tích cực tham gia bài học, vận động tư duy để nắm kiến
thức mới, chỗ nào chưa hiểu, chưa rõ nhất thiết phải u cầu thầy cơ giảng
lại. Mặt khác phải tự mình tìm tịi học hỏi nhằm nâng cao bổ sung kiến thức
cho mình.


Bên cạnh đó phải thường xun tham gia các phong trào thi đua học tập
tốt do nhà trường phát động, tham gia các hoạt động do liên đội và các đoàn
thể tổ chức. Mặt khác phải xác định động cơ học tập đúng đắn, học là học
cho mình, cho tương lai của mình chứ khơng cho ai khác.


<i>1.2/</i> <i>Đối với giáo viên:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Thường xuyên trao đổi chuyên môn, dự giờ thăm lớp học hỏi rút kinh
nghiệm ở các đồng nghiệp, tham gia thao giảng, hội giảng và các lớp bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó mỗi giáo viên cần năng động
sáng tạo trong việc giảng, khơng ngừng học tập để nâng cao trình độ chun
mơn của mình.


Bên cạïnh sự nhiệt tình, mỗi giáo viên còn phải quan tâm và yêu thương


các em học sinh. Đặc biệt là học sinh gặp nhiều khó khăn trong học tập,
thăm hỏi, động viên đối với đối tượng học sinh lười học hay nghỉ học để kịp
thời báo với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường có biện pháp xử lý.


Thực hiện tốt việc "<i>Dạy tốt học tốt</i>", mỗi thầy cô giáo là một tấm gương
sáng cho học sinh noi theo. Dạy học gắn liền với "<i>Kỹ cương, tình thương,</i>
<i>trách nhiệm</i>" cần phối hợp chặc chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp thông báo
kịp thời những học sinh yếu kém, lơ là trong học tập. Để giáo viên chủ
nhiệm lớp có biện pháp xử lý.


<b>2/ Biện pháp về quản lý:</b>


<i>2.1/</i> <i>Đối với ban giám hiệu nhà trường:</i>


Ngay từ đầu năm học tiến hành kiểm tra chất lượng học sinh ở từng khối
lớp, trong đó đặc biệt chú ý đến chất lượng học sinh ở khối 6. Từ đó có kế
hoạch dạy phù đạo, dạy kèm cho các em. Bên cạnh đó dựa theo chủ đề năm
học, có kế hoạch tổ chức phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà
trường.


Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên,
thường xuyên theo dõi giờ lên lớp của giáo viên để tiến hành dự giờ thăm
lớp, kiểm tra hồ sơ sổ sách, động viên giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học để
chất lượng giờ dạy được nâng lên. Bố trí phân cơng giáo viên có kinh
nghiệm giảng dạy, giáo vên có năng lực tâm huyết, vào dạy các lớp có
nhiều học sinh yếu.


Chỉ đạo việc dạy học theo phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả giờ
dạy, tổ chức các buổi gặp mặt hàng tháng với lớp phó học tập để nắm bắt
thông tin từ việc giảng dạy của đội ngũ giáo viên để từ đó có thể chấn chỉnh


kịp thời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Bên cạnh đó Hiệu trưởng cần chỉ đạo cho giáo viên tổng phụ trách Đội,
tổ chức nhiều phong trào hoạt động để thu hút các em tham gia, biến nhà
truờng thành môi trường hấp dẫn lý tưởng để học sinh có thể nhận thức được
nơi đây là mái nhà tình thương của mình nhằm kích thích cho việc nổ lực học
tập của các em.


Hiệu trưởng cần chỉ đạo cho đồn thanh niên tổ chức "<i>Đội tình nguyện</i>"
nhằm dạy kèm thêm cho học sinh yếu kém.


Nhà trường cũng phải phối hợp với các ngành các cấp trong xã. Đặc biệt
là UBND xã xin kinh phí để mua sắm sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị
đồ dùng dạy học nhằm phục vụ cho việc học tập của con em. Ngoài ra nhà
trường cũng sẵn sàng miễn giảm các khoản tiền đối với những học sinh mà
gia đình gặp nhiều khó khăn. Tổ chức phong trào "<i>Vì học sinh nghèo</i>" để hỗ
trợ thêm cho các em và cần phải thường xuyên thăm hỏi động viên những
gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn cũng như những gia đình có con em
học yếu kém, để từ đó phụ huynh nhận thức được việc học tập của con em
mình là hết sức cần thiết.


<i>2.2/</i> <i>Đối với giáo viên chủ nhiệm</i>:


Xây dựng kế hoạch hằng tuần, hằng tháng và cả một năm một cách chặt
chẽ. Báo cáo định kì về những đối tượng thường xuyên nghỉ học, lười học,
học yếu kém để nhà trường có biện pháp xử lý kịp thời, thường xuyên dự
các buổi sinh hoạt lớp, tổ chức cho từng tổ kiểm tra chéo lẫn nhau để nắm
bắt từng đối tượng học sinh. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử
lý kịp thời, cần phối hợp với giáo viên bộ mơn để nắm tình hình học tập của
các em theo từng mơn, có kế hoạch đôn đốc học sinh học tập đều các môn.



Tổ chức cho các em học tổ, nhóm phân cơng học sinh giỏi kèm học sinh
kém và thường xuyên kiểm tra.


Tổ chức hoạt động phong trào thi đua học tập tốt nhân ngày lễ lớn, khen
thưởng động viên kịp thời đối với các em học tập tiến bộ. Ngoài ra, giáo
viên chủ nhiệm cũng phải thường xuyên liên lạc với phụ huynh thông báo
kịp thời việc học tập, hạnh kiểm của học sinh cho phụ huynh biết và qua phụ
huynh nắm bắt được học tập ở gia đình của các em.


<i>2.3/</i> <i>Đối với các đoàn thể trong nhà trường.</i>


Chi đoàn giáo viên phải kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên
bộ môn nắm danh sách học sinh yếu kém. Từ đó, thành lập đội thanh niên
tình nguyện nhằm giúp đỡ kèm cặp các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Giáo viên tổng phụ trách phải tổ chức các phong trào thi đua học tập
như: Vịng hoa điểm 10, Đơi bạn cùng tiến<i>. </i>Học tổ, học nhóm<i>, </i>các phong
trào về các học sinh nghèo nhằm tạo điều kiện để các đối tượng yếu kém
vươn lên. Bên cạnh đó cịn phải tổ chức các phong trào vui chơi, giải trí lành
mạnh nhằm kích thích hổ trợ cho việc học tập như tham quan, dã ngoại, thể
thao để lôi cuốn học sinh tham gia, hạn chế học sinh bỏ học.


<b>3/ Biện pháp hổ trợ của cộng đồng.</b>
<i>3.1/ Đối với gia đình:</i>


Gia đình là một yếu tố quan trọng để bảo đảm chất lượng và số lượng
học sinh góp phần làm cho ngành giáo dục nói riêng và phát triển xã hội nói
chung. Muốn thế gia đình phải có đầy đủ kiến thức, mỗi phụ huynh phải
nhận thức đầy đủ về trách nhiệm nhận thức của mình trong việc giáo dục


con cái


phát triển tồn diện có khả năng phục vụ đất nước sau này.


Mỗi gia đình phải tạo mọi điều kiện cần thiết để con em mình học tập,
như : dành nhiều thời gian, có góc học tập riêng, theo dõi thời gian biểu.
đồng thời phải kết hợp với nhà trường để nắm bắt tình hình học tập của con
cái. Muốn thế phải tham gia đi họp đầy đủ, kiểm tra sách vở học sinh, theo
dõi và đôn đốc con cái học tập, đề xuất với nhà trường để từ đó nhà trường
cùng phụ huynh tìm biện pháp khắc phục.


Bên cạnh đó phụ huynh cần phải quan tâm đến mọi hoạt động của trẻ để
kịp thời uốn nắn các em. Và cùng với nhà trường xây dựng cơ sở vật chất
sắm trang thiết bị cần thiết để tạo điều kiện cho việc giảng dạy được tốt
hơn.,


<i>3.2/ Đối với xã hội:</i>


Phải quan tâm đến đời sống, sinh hoạt của giáo viên, tạo mọi điều kiện
thuận lợi để giáo viên an tâm giảng dạy. Đồng thời hỗ trợ kinh phí để xây
dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học. Cơng tác "xã hội hố giáo dục" là
việc làm không thể thiếu trong công tác giáo dục, nhằm huy động mọi lực
lượng trong xã hội tham gia vào công tác giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>PHAN THU BA</b>

<b> KẾT LUẬN</b>


I/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :


Vấn đề ngăn ngừa hiện tượng học sinh lưu ban, bỏ học là một vấn đề
quan trọng nhưng cực kỳ phức tạp. Đặc biệt là đối với người làm cơng tác


quản lý thì trách nhiệm cịn nặng nề hơn. Do vậy, trong q trình nghiên
cứu, tơi đã kết hợp nhiều phương pháp để tìm ra những nguyên nhân chủ
yếu, nhằm qua đó tìm ra một số biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tình trạng
lưu ban, bỏ học, góp phần vào việc phổ cập THCS.


Một vấn đề bắt gặp khó khăn như hiện nay là tình trạng học sinh bỏ học
đi biển, đi làm ăn xa. Cho nên địi hỏi gia đình phải có trách nhiệm và bản
thân người làm cơng tác quản lý thực sự có tâm huyết với ngành.


II/ NHỮNG TỒN TẠI CỦA ĐỀ TAØI :


Do chưa có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu đề tài khoa học, thời gian
nghiên cứu cịn q ít nên cịn nhiều sai sót về nội dung, phương pháp và
cách thức trình bày.


Vấn đề học sinh lưu ban, bỏ học là một vấn đề lớn nhưng trong đề tài
này chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp (trường THCS Phổ Khánh và trường
THCS Phổ Cường) và trong thời gian ngắn (02 năm học) nên còn nhiều hạn
chế, chưa thật sự đầy đủ nhất là vấn đề học sinh lưu ban.


III/ ĐỀ XUẤT VAØ KIẾN NGHỊ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

- Đề nghị huyện và xã thành lập "Quỹ tình thương" để hỗ trợ cho các em
học sinh nghèo có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.


- Đề nghị ngành cấp trên có thể cho anh em đi thực tế nhiều trường để
học hỏi kinh nghiệm quản lý và nhất là các giải pháp ngăn ngừa hiện tượng
học sinh lưu ban, bỏ học.


Trong quá trình nghiên cứu, vì thời gian và kinh nghiệm bản thân cịn


nhiều hạn chế, rất mong q cấp bổ sung hướng dẫn, giúp đỡ cho bản thân
tơi ngày càng hồn thiện hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>MUC LUC</b>



<b>Phần thứ nhất: Những vấn đề chung ...1</b>


I. Lý do chọn đề tài ...1


II.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...2


1. Đối tượng nghiên cứu ...2


2. Mục đích nghiên cứu...3


3. Phạm vi nghiên cứu...3


III. Nhiệm vụ của đề tài...3


IV. Phương pháp nghiên cứu...3


1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết...3


2. Phương pháp điều tra ...3


<b>Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu ...4</b>


<b>Chương I: Cơ sơ lý luận và thực tiễn...4</b>


I/ Cơ sở lý luận ...4



1. Hiện tượng hocï sinh lưu ban, bỏ học...4


2. Quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu hiện tượng học sinh lưu
ban, bỏ học...4


3. Mối quan hệ giữa học sinh lưu ban, bỏ học...5


4. Những nguyên nhân chính dẫn đến học sinh lưu ban, bỏ học...5


II/ Cơ sởû thực tiễn ...5


<b>Chương II: Kết quả nghiên cứu...7</b>


I/ Thực trạng học sinh lưu ban, bỏ học các trường THCS...7


1. Đặc điểm trường THCS Phổ Khánh...7


2. Số liệu điều tra học sinh lưu ban, bỏ học ở các trường...8


II/ Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh lưu ban, bỏ học ở các
trường...9


<i>1. Nguyên nhân học sinh bỏ học</i>...10


1.1. Nguyên nhân về phía gia đình...10


1.2. Ngun nhân về phía nhà trường...11


1.3. Nguyên nhân về phía xã hội...11



1.4. Ngun nhân tự bản thân...12


<i>2. Nguyên nhân dẫn đến học sinh lưu ban</i> ...12


2.1. Nguyên nhân về phía xã hội ...12


2.2. Nguyên nhân về phía gia đình...13


2.3. Ngun nhân về phía nhà trường...13


2.4. Nguyên nhân về phía xã hội...14
<i><b> Voõ Thanh</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

III/ Hệ thống giải pháp, biện pháp ngăn ngừa hiện tượng học sinh lưu ban,


bỏ học...14


<i>1. Biện pháp sư phạm...14</i>


1.1. Đối với học sinh ...14


1.2 Đối với giáo viên...15


<i>2/ Biện pháp về quản lý</i>...15


2.1 Đối với ban giám hiệu nhà trường...15


2.2. Đối với giáo viên chủ nhiệm...16



2.3. Đối với đoàn thể trong nhà trường...17


<i>3/ Biện pháp hổ trợ của cộng đồng</i>...17


3.1. Đối với gia đình...17


3.2. Đối với xã hội ...18


<b>Phần thứ ba: Kết luận...19</b>


I/ Kết quả nghiên cứu...19


II/ Những tồn tại của đề tài...19


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×