Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

SKKN tổ chức các hoạt động ngoại khóa ngữ văn trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.2 KB, 48 trang )

"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"

MÃ SKKN
(Dùng cho HĐ chấm của Sở)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ
Lĩnh vực: Ngữ văn

NĂM HỌC 2014 - 2015
Trang 1/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"

A. ĐẶT VẤN ĐÊ
I. Lý do đề tài.
Môn Ngữ văn là một bộ môn có đặc trưng riêng khác với các môn văn
hóa khác. Một mặt đòi hỏi sự thông minh, tư duy logic, cách lập luận khoa học
mặt khác đòi hỏi khả năng cảm thụ và xúc cảm tinh tế có tính cá nhân. Để đạt
được điều này, yêu cầu học sinh đặc biệt là khối trung học cơ sở, các em đang độ
tuổi từ 11 đến 15, lứa tuổi mà sự định hình về cá tính và sự hiểu biết chưa thực
sự ổn định, phải có vốn sống, vốn hiểu biết về con người, về tác phẩm. Và đặc
biệt là phải có một tâm hồn nhạy cảm để trước những vấn đề của cuộc sống, của
Văn học các em phải biết cảm nhận, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp của những
vấn đề đó. Vậy để có thể đạt được những điều kiện trên, theo tôi phải có sự kết
hợp chặt chẽ giữa giờ học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ học
( Nếu có thể được cần tồn tại song song hai hoạt động này trong quá trình dạy
học) nhằm phục vụ cho việc hỗ trợ và tăng cường năng lực cảm thụ , kĩ năng


diễn đạt và khả năng tư duy cho học sinh. Hơn nữa điều quan trọng là bồi dưỡng
cho các em vốn sống, có tâm hồn và tình cảm tốt đẹp.
Bởi thế, trong các giờ chính khóa, người giáo viên phải hướng dẫn các em
cách tìm tòi, cách cảm nhận nội dung tác phẩm một cách sáng tạo , chủ động
bằng các câu hỏi có chọn lọc trong phần hướng dẫn soạn bài, tìm hiểu bài để
cung cấp cho các em kiến thức, sự hiểu biết về tác phẩm , về con người , về thực
tế cuộc sống.
Hơn nữa môn Ngữ văn là bộ môn khoa học xã hội , chính vì vậy nó rất
được coi trọng trong nhà trường phổ thông. Nó còn là môn học công cụ để học
tập các môn học khác. Song thực tế học sinh lại rất ngại học văn vì nó khó, nó
trừu tượng, vì theo học môn học này cơ hội việc làm của các em sau này cũng
kho khăn…Cho nên việc dạy văn để học sinh ham thích là điều không hề đơn
giản. Nó đòi hỏi người giáo viên không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà
còn phải có niềm say mê đối với văn chương nghệ thuật để có thể khơi gợi ở các
em niềm yêu thích, hứng thú với môn học. Mà để có thể làm được điều này giáo
viên bên cạnh việc chú trọng tới những giờ dạy chính khóa trên lớp thì rất cần
phải tổ chức những tiết học, những buổi sinh hoạt ngoại khóa Ngữ văn để cho
các em có cơ hội phát huy năng khiếu, sở trường của mình về việc tổ chức, thiết
kế những hoạt động ngoại khóa bổ ích để từ đó hình thành tình yêu với môn
học.
Trang 2/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
Bên cạnh những yêu cầu cơ bản đối với một giờ học chính khóa, để tăng
cường năng lực cảm thụ, sự say mê môn học, môt trong những hoạt động theo
tôi là cần thiết đó là việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ học cho
học sinh. Hoạt động này có thể diễn ra dưới những hình thức khác nhau như:
-Tổ chức tham quan dã ngoại
-Tổ chức xem biểu diễn kịch hoặc phim, chèo,tuồng

-Nghe các nhà văn, nhà thơ nói chuyện
-Tập sáng tác
-Tập tìm hiểu qua sách báo,tài liệu
-Tập trình bày một vấn đề
.Nhìn chung hoạt động ngoại khóa là phong phú song trong những điều
kiện cụ thể của nhà trường và yêu cầu của môn học, việc tổ chức ngoại khóa cho
học sinh về bộ môn Ngữ văn trong nhà trường thường bị coi nhẹ, bởi lẽ chỉ chú
trọng phần dạy học các tiết chính khóa, còn các tiết thực hành văn học như luyện
nói, tập làm thơ, chương trình địa phương, hoặc những hoạt động ngoại khóa ít
khi được để ý tới. Chính vì thế mà học sinh thường máy móc và khô khan trong
cách diễn đạt, sự hiểu biết còn thụ động, vốn sống và vốn hiểu biết còn quá ít ỏi.
Thấy rõ được những hạn chế trên nhằm tăng cường bồi dưỡng năng lực cảm
thụ, lòng say mê môn học cho học sinh đặc biệt là học sinh trung học cơ sở.
Trăn trở trước điều này tôi đã suy nghĩ và cố gắng tìm ra những hình thức ngoại
khóa phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể nhằm tạo ra những hiệu quả
nhất định trong việc tăng cường vốn sống, vốn hiểu biết và năng lực cảm thụ
văn học, khả năng diễn đạt của học sinh.
Mặc dầu chỉ là những việc làm chưa thật hệ thống còn có nhiều khiến
khuyết nhưng sau đây tôi cũng xin mạnh dạn được trình bày tóm tắt những hoạt
động mà tôi đã tiến hành ở từng năm học ( Từ lớp 6 đến lớp 9- khối trung học cơ
sở ) và rất mong được các cấp chỉ đạo , các bạn đồng nghiệp góp ý trao đổi để
cùng rút kinh nghiệm qua đề tài: “ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn
Trung học cơ sở.”
II.Mục đích của đề tài
- Hoạt động ngoại khóa Ngữ văn là cầu nối giữa kiến thức của môn học với
kiến thức các môn học khác và kiến thức đới sống thực tế qua đó giúp các em
làm giàu có thêm vốn kiến thức của bản thân.
- Từ thực tế trong các tiết dạy học Ngữ văn trên lớp và các tiết, các buổi
sinh hoạt ngoại khóa Ngữ văn ta thấy học sinh rất hào hứng với các hoạt động
Trang 3/48



"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
ngoại khóa lí thú bổ ích để từ đó kiến thức của môn học vốn nặng nề, trừu tượng
đi vào đầu các em một cách dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.
-Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành lựa chọn nhiều văn bản,
các kiến thức tiếng Việt và tập làm văn rất phong phú ; được xây dựng theo
nguyên tắc tích hợp nên nó kích thích được nhu cầu khám phá của học sinh. Đó
cũng là điều kiện thuận lợi cho việc kết nối kiến thức đời sống và kiến thức bộ
môn khi giảng dạy Ngữ văn. Và cũng rất thuận cho giáo viên khi thiết kế các
hoạt động ngoại khóa. Nhưng trên thực tế việc thiết kế và tổ chức các hoạt động
ngoại khóa Ngữ văn là không dễ bởi rất nhiều những nguyên nhân khác nhau
như: chuẩn bị rất mất nhiều thời gian và công sức, việc tổ chức thực hiện cần sự
hỗ trợ của nhiều bộ phận…Chính bởi vậy nên trong đề tài này mục đích của tôi
là trao đổi với các bạn bè đồng nghiệp những kinh nghiệm thực hiện các hoạt
động ngoại khóa một cách đơn giản, hiệu quả ít tốn kém mà hiệu quả không hề
nhỏ chút nào.
Có thế nói việc tổ chức và đổi mới tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ
văn thực chất là để đem đến hiệu quả tối ưu cho việc giảng dạy môn học và nó
cũng không nằm ngoài mục tiêu chung của giáo dục dạy học ở trương Trung học
cơ sở mà tôi đã và đang thực hiện tại trường tôi.
III. Phạm vi đề tài
- Đề tài được áp dụng cho đối tượng là học sinh trung học cơ sở ( các khối
lớp từ 6-9)
- Thời gian nghiên cứu: Trong bốn năm qua tôi được phân giảng dạy và
theo lớp 6A(Năm học:2011-2012) và nay là lớp 9A(Năm học:2014-2015); cá
nhân tôi đã áp dụng những hoạt động ngoại khóa trong môn Ngữ văn cho các
em trong suốt bốn năm qua nên trong năm học này tôi mạnh dạn viết sang kiến
kinh nghiệm đề cùng trao đổi với bạn bè đồng nghiệp.
IV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các hoạt động để thực hiện ngoại khóa
Ngữ văn ở trường THCS.
- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng
linh hoạt nhiều phương pháp nghiên cứu như tiến hành nghiên cứu trên cơ sở lí
luận và thực tiễn, đặc biệt là thực tế giảng dạy Ngữ văn của bản thân đã giúp tôi
có nhiều trải nghiệm và rút ra được rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân
trong quá trình tổ chức và hướng dẫn các em tổ chức ngoại khóa.

Trang 4/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
I/ Cơ sở lý ḷn
1. Hoạt động ngoại khóa là gì?
Trong Đại hợi Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Giáo dục- Đào
tạo cùng với Khoa học Công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Phát triển Giáo dục
là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Muốn đào tạo nguồn
lực con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến
việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Trong mục tiêu giáo dục, điều 2, Luật Giáo dục viết: “ Đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề
nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, hình thành
và bỗi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.”
Nói về giáo dục toàn diện, Rabowle (1494-1553) nhà tư tưởng, nhà giáo
dục thời kì Phục Hưng đã từng nhấn mạnh “ Việc giáo dục phải bao hàm các nội
dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mĩ...ngoài việc học ở trường, ở nhà, còn có
các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng,tiếp xúc với các nhà văn, các

nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày.”
Còn Makarenco- nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga đầu thế kỉ XX cũng đã
nói: “ Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể
hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục
chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước
ta...Nghĩa là trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công
tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lơp.” Tất cả các quan điểm trên thực chất
đều muốn nhấn mạnh tới vai trò của hoạt động ngoại khóa trong giáo dục.
Và thực tế nền giáo dục của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến
nay rất quan tâm đến vấn đề giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo
dục. Trong chương trình sách giáo khoa mới, hoạt động ngoại khóa có thể xem
như tương đương với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mục tiêu nhằm củng
cố khắc sâu những tri thức đã học qua các môn học trên lớp; mở rộng, nâng cao
hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, tăng vốn hoạt động thực
tiễn...Hoạt động giáo dục ngoại khóa giúp học sinh biết vận dụng những tri thức
đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra, biết điều chỉnh hành vi
Trang 5/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
đạo đức, lối sống cho phù hợp, biết nắm bắt những định hướng chính trị, xã hội, biết
được những truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, truyền thống văn hóa tốt đẹp của đất nước và những vấn đề nóng bỏng của
thời đại như hòa bình, hữu nghị, hợp tác, dân số, môi trường ...Từ đó rèn luyện cho
mình những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử có văn hóa, những thói quen trong
học tập, lao động, kĩ năng tự quản, tự tổ chức, điều khiển, nhận xét, đánh giá,hòa
nhập và thực hiện một số hoạt động tập thể có hiệu quả khác.
Vây: Hoạt động ngoại khóa là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức
hoạt động kết hợp dạy học với vui chơi ngoài lớp nhằm mục đích gắn việc giảng

dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội.
2.
Vai trò của hoạt động ngoại khóa trong dạy học Ngữ văn.
Một yêu cầu lớn đặt ra trong việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu nói
riêng, dạy học đối với học sinh phổ thông nói chung là luôn phải nuôi dưỡng,
phát triển hứng thú của các em đối với môn học. Đặc biệt là đối với môn Ngữ
văn, việc bồi dưỡng niềm say mê hứng thú đối với việc học Văn được thực hiện
trước tiên thông qua các hoạt động chính khóa trên lớp, nhưng do những đặc
trưng của bộ môn, các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn cũng đóng vai trò rất quan
trọng.
Bất kỳ môn học nào cũng cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa lí thuyết và thực
hành. Đó là cách thức tốt nhất để học sinh tiếp thu các kiến thức , chuẩn bị hành
trang cho bậc học cao hơn hoặc bước vào đời một cách tự tin. Nếu chỉ học lý
thuyết suông trên lớp mà không thực hành thí nghiệm thì các môn Vật lý, Hóa
học, Sinh học...khó mang lại cho người học điều bổ ích, thiết thực. Đối với môn
Ngữ văn thực hành lại càng có vai trò quan trọng bởi lẽ đây là môn học giữ vị trí
quan trọng; môn Ngữ văn không chỉ là mục đích ( dạy cho học sinh cái hay cái
đẹp của văn chương nghệ thuật) mà còn là phương tiện (rèn cho học sinh nói,
viết hàng ngày) hay nói cách khác nó còn là môn học công cụ để học tập các
môn học khác. Nói và viết có đúng cách, diễn đạt có rõ ràng mạch lạc thì người
nghe, người đọc mới hiểu được ý của mình có như vậy mục đích giáo tiếp mới
thực hiện được. Mà ở đó hoạt động ngoại khóa là phương thức thực hành hữu
hiệu, thiết thực nhất của môn Ngữ văn. Đối với môn Ngữ văn hoạt động ngoại
khóa cụ thể có những vai trò sau:
- Tằng cường tính thực hành, học sinh luôn vận dụng những kiến thức đã
học vào thực tiễn cuộc sống thông qua lời nói.
- Rèn kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học, giúp học sinh ham thích Văn học,
yêu văn hơn và tìm đến những giá trị nhân bản của con người.
Trang 6/48



"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
- Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, nói đúng,viết đúng tiếng Việt.
- Giáo dục và vun đắp ở học sinh những tình cảm đẹp như: lòng yêu thương
con người, lòng yêu nước, yêu thiên nhiên...góp phần giúp học sinh nhận ra giá
trị đích thực của Văn học.
- Rèn luyện khả năng quan sát cuộc sống, mọi vật xung quanh, có tư duy,
năng lực khái quát.
- Đưa lí thuyết vào thực tiễn cuộc sống.
- Thông qua các hoạt động ngoại khóa để củng cố thêm những kiến thức
trên lớp, gắn liền giữa nhà trường và cuộc sống.
Môn Ngữ văn mang một đặc thù riêng nên sinh hoạt ngoại khóa giữ một vị
trí không kém phần quan trọng trong dạy học Ngữ văn của chúng ta trong nhà
trường. Nếu công tác ngoại khóa được coi trọng thì không những chúng ta khắc
sâu, bổ sung kiến thức mà còn tạo niềm say mê, thắp lên cái chất men say đối với
văn chương cho các em. Nếu chúng ta làm tốt công tác ngoại khóa thì hiệu quả của
việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn chắc chắn sẽ được nâng lên rõ rệt.
II/ Cơ sở thực tiễn
1.Sự cần thiết phải tổ chức các hoạt động Ngữ văn.
Ngoại khóa Ngữ văn đem lại nhiều lợi ích là điều không có gì phủ nhận
được. Và những hoạt động này cần thiết được tổ chức một cách đại trà trong nhà
trường phổ thông bởi những lí do sau:
- Ngoại khóa góp phần làm sáng rõ những vấn đề về đặc trưng thể loại. Ví
dụ khi dạy Chèo “Quan Âm Thị Kính” để học sinh dễ dàng nắm bắt được cái cốt
của vở chèo gắn với những đặc điểm diễn xướng dân gian thì không gì hiệu quả
bằng cách tổ chức cho học sinh xem vở diễn hoặc cho học sinh trong lớp tập
diễn những trích đoạn của vở chèo.
- Ngoại khóa Ngữ văn cho phép chúng ta khai thác tác phẩm văn học ở
nhiều góc độ, thỏa mãn nhu cầu làm “sống lại” tác phẩm văn học.
- Ngoại khóa Ngữ văn cho phép người day khắc phục được những bất cập

trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần phải
truyền đạt, có thể mở rộng, đào sâu những nội dung quan trọng.
- Ngoại khóa Ngữ văn còn giúp học sinh thực hành những kiến thức tiếng
Việt đã học, rèn kĩ năng giáo tiếp ứng xử, rèn luyện cả tư duy thông qua ngôn
ngữ...
- Ngoại khóa Ngữ văn còn giúp các em được rèn luyện kĩ năng viết văn,
nuôi dưỡng niềm đam mê văn học, khơi gợi phát hiện những cây bút trẻ thơ...
2.Thực trạng hoạt động ngoại khóa Ngữ văn
Trang 7/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
a. Thưc trạng chung
Hoạt động ngoại khóa Ngữ văn có vai trò vô cùng quan trọng là điều
không ai có thể phủ nhận được. Thế nhưng, lâu nay trong nhà trường phổ
thông ,hoạt động ngoại khóa Ngữ văn được hiểu là hoạt động ngoài giờ học, là
hoạt động phụ. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cũng còn nhiều khó khăn
và hạn chế. Lâu nay nó vẫn được coi là hoạt động gải trí và thường được tổ chức
dưới hình thức một chương trình văn nghệ thiếu nhất quán về chủ đề, sơ sài,
phiến diện về nội dung . Nhiều giáo viên thậm chí còn không chú trọng, lưu tâm
về vấn đề này mặc dù hiểu rất rõ ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa hoặc có thực
hiện thì cũng còn rất mờ nhạt như đan cài vào chương trình Giáo dục ngoài giờ
lên lớp gắn với công tác chủ nhiệm hoặc kết hợp với Nếp sống văn minh thanh
lịch. Nếu có chăng thì thực hiện dưới dạng giao bài tập làm dưới dạng bài thực
hành, sưu tầm, tổ chức chơi trò chơi, đóng những hoạt cảnh nhỏ gắn với các tác
phẩm trong chương trình... Chính bởi lẽ đó nên hiệu quả của nó chưa cao. Đã
đến lúc chúng ta cần phải xác định cho đúng và trả lại vị trí xứng đáng cho hoạt
động Ngữ văn ở trường phổ thông để nhằm từng bước nâng cao hiệu quả dạy
học của bộ môn này.
b. Thực trạng chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn tai trường tôi đang công tác.

Xuất phát từ mục tiêu chung của cấp học đã xác định rất rõ tầm quan
trọng của môn Ngữ văn, môn học này không chỉ có ý nghĩa về việc trang bị kiến
thức, kĩ năng, thái độ như bất cứ một môn học khác trong nhà trường mà nó còn
có vai trò đặc biệt trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con
người như Macxim Gorki từng nói: “ Văn học là nhân học”. Song thực tế giảng
dạy bộ môn tại các nhà trường vẫn còn rất nhiều khó khăn vì nhiều những lí do
khác nhau cả về phía khách quan và chủ quan mang lại. Đặc biệt ở trường tôi là
một ngôi trường nhỏ, nằm sâu trong ngõ với một địa bàn khó khăn , phức tạp,
trình độ dân trí của người dân còn thấp cho nên họ rất ít quan tâm tới việc học
tập của con em. Rồi áp lực thi hai bộ môn: Ngữ văn – Toán vào THPT càng đè
nặng lên tâm lí của mỗi người giáo viên đứng lớp giảng dạy môn học này. Cá
nhân tôi cũng luôn day dứt làm thế nào để học sinh của mình học tốt hơn, làm
thế nào để kết quả thi vào 10 của học sinh trường mình được cải thiện. Rõ ràng
ở đó là vai trò là trách nhiệm của mỗi người giáo viên. Vẫn biết là đầu vào tuyển
sinh của trường còn thấp cũng là một hạn chế đáng kể. Cho nên người giáo viên
muốn thu hút học sinh vào mỗi giờ học thì không còn cách nào khác là phải tạo
cho các em niềm hứng thú với môn học. Mà để tạo hứng thú thì tạo bằng cách
nào? Có rất nhiều con đường nhưng một trong những cách là làm sao để mỗi
Trang 8/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
học sinh không cảm thấy sợ, không cảm thấy nặng nề khi học. Chính bởi lẽ đó
nên cần phải tạo cho các em có những giờ học sôi nổi, sinh động, linh hoạt tránh
sự gò bó. Người giáo viên phải biết tôn trọng các em để mỗi em có những cơ hội
nói ra những điều mình nghĩ , mình hiểu và mình cảm và sau đó giáo viên sẽ
nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em để có thể đưa ra được những biện
pháp hữu hiệu lôi cuốn các em vào bài học. Trên thực tế học sinh cấp THCS
phần lớn đang trong độ tuổi từ 12-16 nên các em rất ưa thích hoạt động, rất hứng
khởi với các trò chơi và vô cùng hào hứng với những công việc khám phá thể

hiện năng lực của bản thân nên những hoạt động ngoại khóa khiến cho các em
đều vô cùng yêu thích và khi đó các em sẽ rất say mê với những gì giáo viên nói
và hướng dẫn các em. Yêu cầu đặt ra với giáo viên Ngữ văn ở đây mà tôi nhận
ra là cần tổ chức kết hợp các hoạt động ngoại khóa và chính khóa một cách hiệu
quả để từng bước nâng cao chất lượng môn học.
III/ Các giải pháp
Xuất phát từ những nhận thức trên, dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao của
Ban giám hiệu nhà trường nên Tổ bộ môn và cá nhân tôi đã cố gắng xây dưng
những chương trình ngoại khóa Ngữ văn cho học sinh trong khối lớp mình dạy
và nhân rộng ra toàn trường. Và tôi cũng mạnh dạn đưa ra những công việc
mình đã và đang làm để cùng trao đổi với các đồng nghiệp. Không nên hiểu một
cách đơn thuần hoạt động ngoại khóa là tổ chức một chương trình để học sinh
trình diễn các hoạt đông cảm thụ văn chương hay nhưng trò chơi xoay quanh các
nội dung đã học mà cần hiểu hoạt đông ngoại khóa là những gì không diễn ra
trên lớp nhưng lại gắn kết với nội dung học mà người giáo viên có thể hướng
dẫn các em làm dưới nhiều hình thức khác nhau. Và quan trọng hơn là dưới sự
hướng dẫn của giáo viên học sinh làm được những gì, học được những gì qua
các hoạt động ngoại khóa đó. Sau đây tôi xin trình bày cụ thể những điều mình
đã làm và minh họa cụ thể bằng một số hoạt động cụ thể trong chương trình
ngoại khóa Ngữ văn ở cấp THCS.
1. Các công việc chuẩn bị cho các hoạt động ngoại khóa
1.1.Phân loại học sinh:
Đây là công việc quan trọng , cần phải thực hiện ngay từ lớp 6. Bởi lẽ hoạt
động ngoại khóa đòi hỏi cần có khâu tổ chức, có chương trình, có kế hoạch phải
tập hợp được những kiến thức tổng hợp. Công việc tưởng đơn giản nhưng lại rất
phức tạp bởi vậy người giáo viên phải biết chọn ra những em học sinh có năng
lực tu duy, biết tự chủ trong việc diễn đạt để làm nòng cốt cho mọi hoạt động,
phải tập hợp được kiến thức, có tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, sôi nổi và đặc
Trang 9/48



"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
biệt là phải tự chủ trong khâu tổ chức để có thể hỗ trợ với giáo viên bộ môn làm
cho hoạt động ngoại khóa thêm phong phú sinh động.
Để thực hiện được việc làm trên, tôi dùng một hệ thống bài tập ngắn, để
các em suy nghĩ có thể tự trả lời bằng lời văn hoặc tranh minh họa. Điều quan
trọng là giáo viên phải coi trọng ý kiến của các em , sáng suốt chọn ra những em
có khả năng diễn đạt của mình một cách tự chủ đúng yêu cầu , có lối diễn đạt
riêng, không bị lệ thuộc vào bất cứ một tài liệu hướng dẫn nào. Hoặc đưa ra
những tình huống trong thực tế để em nêu hướng xử lí và cách giải quyết tình
huống đó như thế nào ? Từ đó có thể đánh giá sự tinh tế, sự linh hoạt và tính cá
nhân của em đó ra sao? Tất nhiên mới 12 tuổi để các em có được một cách giải
quyết như người lớn là rất khó. Nhưng điều quan trọng là người giáo viên phải
nhạy cảm , đánh giá chính xác khả năng của từng em. Từ đó, tôi phân loại các
em thành ba đổi tượng:
- Những em có kiến thức , có sự hiểu biết về mọi lĩnh vực văn học, xã
hội, hội họa…
- Những em có khả năng tư duy tốt , có thể trình bày những vấn đề bằng
văn nói, văn viết một cách sâu sắc, tự chủ.
- Những em có khả năng trong khâu tổ chức, nhanh nhẹn, hoạt bát, hóm
hỉnh, năng động.
Rồi lấy những em đó chia thành những tổ, mỗi tổ đảm nhận một công việc
- Khâu biên tập
- Khâu trình bày minh họa
- Khâu đạo diễn, dàn dựng
- Khâu tổ chức, kế hoạch…
Có những hạt nhân nòng cốt trên, tôi hướng dẫn các em làm việc theo nội
dung chương trình của từng năm học. Mục đích là để rèn luyện và nâng dần kĩ
năng cảm thụ văn học cho các em
1.2 Lựa chọn hình thức ngoại khóa

Công việc này đòi hỏi người giáo viên phải có sự tìm tòi sáng tạo, phải
nắm được đặc điểm tâm lí, khả năng của học sinh cũng như nội dung chương
trình học tập. Từ đó chọn được hình thức ngoại khóa phù hợp. Các hình thức
ngoại khóa đó có thể áp dụng ở mỗi năm học một cách khác nhau.
1.2.1. Hình thức ngoại khóa diễn kịch cho học sinh lớp 6:
Các em mới từ cấp I lên, chủ yếu ở độ tuổi 12, đặc điểm tâm lí còn ngây thơ,
hồn nhiên, sự hiểu biết nghiêng về trực quan nhiều hơn tư duy logic. Và phần văn
Trang 10/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
học các em được trong chương trình phần lớn là mảng văn học dân gian với những
thể loại của phân môn Tập làm văn là tự sự và miêu tả …Tôi hướng dẫn các em
chuyển thể từ tác phẩm truyện sang hoạt cảnh ngắn rồi sử dụng những tiết thực
hành văn học để các em trình bày những hoạt cảnh của mình.
Để các em không bị lúng túng trong khâu chuyển từ nội dung truyện sang
kịch bản, tôi hướng dẫn các em lấy những truyện có kết cấu đơn giản và có dung
lượng ngắn để khi chuyển thành kịch bản dễ hơn
VD: “Thầy bói xem voi”, “Chân Tay Tai Mắt Miệng”…Còn những truyện
khó chuyển thành kịch bản , tôi hướng dẫn các em chuyển thể trích đoạn. Ví dụ:
Truyện “Con rồng cháu tiên” tôi chỉ cho các em diễn hoạt cảnh cuộc chia tay
đầy nước mắt của Lạc Long Quân và Âu Cơ; cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh –
Thủy Tinh…
Bên cạnh đó , để các em có kiến thức về kĩ năng dàn dựng trang phục,
đạo cụ và khả năng diễn xuất, tôi cho các em tham khảo từ tranh ảnh , băng
hình… rồi quy định số thời gian của một hoạt cảnh , các em tự chọn diễn viên ,
tự tập luyện , tự hóa trang rồi trình diễn.
Với hình thức ngoại khóa này, các em thường rất thích thú, nắm chắc tác
phẩm và trên cơ sở đó khi tôi cho các em làm các đề bài tập làm văn kể chuyện
sáng tạo các truyện dân gian hoặc nêu cảm nhận của em về một chi tiết, một sự

việc trong truyện các em đều thực hiện rất tốt.
Bên cạnh hình thức ngoại khóa, để giúp các em tích lũy thêm vốn sống,
vốn hiểu biết, khả năng suy luận một vấn đề , tôi đã thành lập “ Tổ phóng viên
nhỏ”, lấy lực lượng nòng cốt là những em học giỏi văn, chăm học, ham học hỏi
và những em có năng khiếu hội họa để các em sưu tầm những mẩu truyện vui
cười, tập sáng tác những bài báo ngắn, những tin tức cập nhật trong tháng của
tập thể lớp rồi lựa chọn , tập hợp thành những số báo phát hành trong toàn lớp,
hay báo tường, tập san ở trường .
Với hình thức này, tôi đã cho các em làm quen với kĩ năng viết văn ,
luyện các em sức sáng tạo và khả năng khái quát một vấn đề nào đó.
1.2.2 Hình thức ngoại khóa sinh hoạt câu lạc bộ văn học cho học sinh lớp
7
Phần lớn chương trình các em học từ lớp 6 đến lớp 7 vẫn là mảng văn
học dân gian như là cac dao, tục ngữ và thơ trữ tình Trung đại và hiện đại...với
các thể loại Tập làm văn là : biểu cảm,nghị luận…Suy nghĩ, cân nhắc tôi quyết
định chuyển hình thức ngoại khóa từ “ Tổ phóng viên nhỏ” thành “Câu lạc bộ
văn học” với lực lượng tham gia đông hơn, bao gồm tất cả những thành viên
Trang 11/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
trong lớp nhưng vẫn lấy lực lượng chính là các em học sinh giỏi trong ban biên
tập. Để các em trong ban biên tập có thể hoạt động tốt tôi hướng dẫn các em kĩ
năng viết. Sau đó tôi nêu đề tài :
+ Viết về gia đình , nhà trường như: bạn bè, thầy cô, cha mẹ, anh chị em
-những người thân yêu, gần gũi với các em trong cuộc sống hằng ngày.
Ngoài ra tôi còn nêu them một số đề tài :
+ Viết về anh bộ đội
+ Viết về phòng chống tệ nạn xã hội
+ Viết về những trẻ em nghèo lang thang, không nơi nương tựa.


Sở dĩ tôi nêu những đề tài có tính thực tế trên là vì tôi muốn tìm hiểu xem
trước tệ nạn xã hội hay tệ nạn ma túy học đường – một vấn đề thời sự nóng hỏi
đang được tất cả mọi người quan tâm, các em đã nhận thức nó như thế nào ?
Cảm nhận và có cách giải quyết riêng ra sao ? Hay vượt qua pham vi gia đình,
nhà trường, tôi yêu cầu viết về anh bộ đội, về các chú thương bện binh, viết về
những đứa trẻ lang thang để xem tình cảm và ý thức trách nhiệm của các em với
những trong cộng đồng của mình như thế nào?
Sau đó quy định số câu, số từ, các em suy nghĩ có thể chọn hình thức thể
hiện như: truyện kể, thơ, vè … Giáo viên hướng dẫn ban biên tập thành một
tuyển tập truyện với nhan đề “ Truyện ngắn lớp tôi”. Ngoài ra tôi còn hướng dẫn
các em tập làm thơ với những thể thơ dễ như thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ lục
bát... Trong đó những truyện ngắn những bài thơ được tập thể bình chọn hay
nhất là
- Một kỉ niệm đáng ghi nhớ của tôi
- Đêm giao thừa của cô bé mồ côi
- Kịch bản: “Thầy bói xem voi”.
- Tiểu phẩm: “ Thị Mẹt mất gà”
- Cô ốm
- Vè hoa
...
Với tập truyện ngắn này, tôi đã luyện tập cho các em nắm vững thể loại tự
sự, biết tập làm thơ...Từ đó bỗi dưỡng các em khả năng tư duy, cách lựa chọn
sắp xếp tình tiết và khả năng khái quát vấn đề. Rèn cho các em kĩ năng diễn đạt,
bồi dưỡng tâm hồn tình cảm cho các em.
1.2.3 Hình thức ngoại khóa bồi dưỡng chuyên đề cho học sinh lớp 8 và 9
Trang 12/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"

Vẫn dưới hình thức câu lạc bộ văn học, qua nghiên cứu chương trình và lứa
tuổi của các em tôi đã chủ trương thay đổi hình thức hoạt động cho phù hợp
nhằm nâng cao kĩ năng tư duy và khẳ năng trình bày những vấn đề văn học bằng
những hoạt động có tính chất chuyên sâu hơn.
Ví dụ trong chương trình Ngữ văn 8 có mảng văn học hiện thực với các tác
giả: Ngô Tất Tố, Nam Cao...tôi suy nghĩ chọn ra những vấn đề để các em cùng
suy nghĩ và viết cảm nhận như: “Số phận người nông dân Việt Nam trước cánh
mạng tháng Tám”. Cái hay của đề bài này là các đề này là giúp các em biết làm
dạng bài tổng hợp vấn đề, biết so sánh giữa các tác phẩm cùng viết về đề tài
người nông dân những mỗi nhà văn lại có cách nhìn nhận ở các góc cạnh khác
nhau. Hay trong chương trình Ngữ văn 9 có học về “Truyện Kiều” và “Chuyện
người con gái Nam Xương” tôi giao cho các em cùng viết về đề tài: “Số phận
người phụ nữ trong xã hội phong kiến”...Đặc biệt ở chương trình lớp 8 các em
còn học những thể loại văn nghị luận cổ như: Cáo, Hịch, Chiếu, Tấu mà việc
tiếp cận những văn bản này không hề đơn giản bởi học các tác phẩm này đã khó
và việc cảm thụ nó còn khó hơn rất nhiều vì đây đều là những văn bản cổ chứa
nhiều điển tích, điền cố , những từ ngữ cổ xưa nên rất xa lạ với các em...Mà
muốn cảm nhận được những tác phẩm điều quan trọng là phải hiểu được nội
dung tác phẩm đó nói gì? Phải nắm được bối cảnh xã hội , hoàn cảnh ra đời của
những tác phẩm văn học và hiểu cuộc đời của các tác giả đó. Phải tìm được mối
liên hệ giữa tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm. Xuất phát
từ động cơ đó tôi đã tổ chức những buổi diễn đàn văn học để các em có cơ hội
trình bày những nội dung mà các em tự sưu tầm được về các tác phẩm như:
- Trình bày các kiến thức về tiểu sử, về hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh ra đời của
tác phẩm. Ví dụ như khi trình bày về tác giả Trần Quốc Tuấn với hoàn cảnh ra đời của
“Hịch tướng sĩ”, học sinh trình bày những điều ngoài SGK như mối hiềm kích giữa
cha Trần Quốc Tuấn và nhà vua...Hay khi tìm hiểu về tác giả Nguyễn Trãi tôi cho các
em tìm hiểu về cái chết oan khốc của tác giả qua vụ án Lệ Chi Viên.
- Thi giải thích những từ ngữ khó trong các tác phẩm văn học cổ.
- Học sinh trình bày tiểu luận

+ Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng trong “Hịch tướng sĩ”.
+ Quan niệm tiến bộ của Nguyễn Trãi về độc lập dân tộc.
+ Tầm nhìn xa trông rộng của Lý Công Uẩn qua “Thiên đô chiếu”
+ Chúng em với tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du
...
Trang 13/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
Với hình thức ngoại khóa này qua việc sưu tầm, tìmđọc tài liệu,sách báo
chẳng những các em được bổ sung một lượng kiến thức nhất định cho những tác
phẩm và tác giả được học trong chương trình mà các em còn được rèn thêm khả
năng tổng hợp khái quát và trình bày bằng văn nói những hiểu biết, những thu
hoạch của mình.
Bên cạnh việc động viên, khuyến khích sáng tác viết bài tôi còn hướng dẫn
các em trình bày những cản nhận của mình về một bộ phim, bài hát có sự chuyển
thể kịch bản hay phổ nhạc từ những tác phẩm văn học như bộ phim Làng Vũ Đại
ngày ấy, bài hát Đồng chí, Mùa xuân nho nho...Rõ ràng với các hình thức ngoại
khóa trên các em học sinh đã chủ động trong việc diễn đạt, không bị rơi vào tình
trạng bị động quá lệ thuộc vào một bài văn mẫu. Tôi cho rằng đó là kết quả và là
mong muốn của tôi cũng như của nhiều đồng nghiệp đối với học sinh của mình.
2.Minh họa cách thức tổ chức một số hoạt động ngoại khóa Ngữ văn
Trên đây tôi đã trình bày các bước để có thể trang bị cho các em những
kiến thức, kĩ năng cần thiết cho những hoạt động ngoại khóa Ngữ văn. Còn
trong phần này tôi xin đưa ra một số cách thức tiến hành các hoạt động ngoại
khóa Ngữ văn. Các bạn đồng nghiệp có thể tham khảo và hướng dẫn học sinh
của mình cách thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa một cách bổ ích và tạo
được hứng thú cho các em trong môn học này.
2.1.Đố vui Ngữ văn
Câu 1

* Mục đích: thông qua trò chơi giúp các em nhận diện và tìm ra những
thành ngữ, tục ngữ để làm giàu có thêm vốn ngôn ngữ cho bản thân đồng thời
rèn luyện sự phạn xạ nhanh cho các em qua kĩ năng đọc, viết.
* Cách thức tổ chức: Có thể in bài thơ và câu hỏi vào phiếu bài bằng cách
mảnh giấy bìa màu cứng sau đó phát cho những người chơi.Yêu cầu trong một
khoảng thời gian nhất định thi xem ai tìm được nhiều và đúng các câu thành
ngữ, tục ngữ nhất.
* Câu hoi cụ thể: Tìm những câu tục ngữ , thành ngữ có tên các con vật
trong bài thơ sau.
THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT TRONG TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ
Lợn giò, bò bắp rất ngon
Chó treo ,mèo đậy mới còn mà măm
Trâu buộc thường ghét trâu ăn
Bút sa gà chết ăn năn muộn rồi
Đừng để cốc mò cò xơi
Trang 14/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
Tẩm ngẩm mà đấm chết voi mới tài
Thân lừa ưa nặng đường dài
Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung
Đánh rắn phải đánh giập đầu
Chỉ đường cho hươu chạy đi đâu?
Nuôi ong tay áo chuốc sầu có khi
Cháy nhà mới ra mặt chuột
Quạ tắm thì ráo sáo tắm thì mưa
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm
Con giun xéo lắm cungx quằn

Én bay thấp mưa ngập dần cầu ao
Đoàn Tiến Lộc
Câu 2
* Mục đích : Rèn cho học sinh khẳ năng tư duy, kĩ năng tìm và giải nghĩa
của từ dưới hình thức giải đố câu hỏi dân gian nên rất thú vị.
* Cách thức: Người dẫn chương trình có thể nêu câu hỏi và người chơi giơ
tay phát biểu trả lời.
* Câu đố:
“ Nhà tôi không nuôi bò mà tôi lại bị mất một con bò.Con bò nhà tôi không
phải bò đen, không phải bò vàng, không phải bò đực mà cũng không phải bò cái.
Con bò nhà tôi mất không phải năm ngoái, không phải mất năm nay, không phải
mất tháng này, không phải mất tháng trước, không thuộc giờ nòa. Người lấy con
bò không phải người ngoài cũng không phải người trong nhà.”
Hỏi: Con bò đó là gì? Ai đã đánh cắp nó và đánh cắp vào lúc nào?
Đáp án: Con bò đúc bằng bạc, do con rể đánh cắp vào lúc giao thừa.
Câu 3
* Mục đích : Rèn cho học sinh tư duy và phản ứng nhanh thông qua kĩ năng
nghe-hiểu về ngữ âm, từ vựng Tiếng Việt
* Cách thức: Người dẫn chương trình đọc cấu hỏi, người chơi suy nghĩ trả lời.
* Câu đố: Nghe những câu thơ sau và cho biết đó là những chữ gì?
(1)
Tên tôi đồng nghĩa với lười
Mất nhờ trái nghĩa với người thiện tâm
Mất cờ châu lục đông dân
Thêm mờ người mẹ ân cần nuôi ta.
(Đáp án: nhác-ác-á-má)
Trang 15/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"

(2)

Vào hàng tốc đọ không tồi
Bắt đầu một chữ nắng trời mùa đông
Thêm huyền gia vị phổ thông
Thêm giờ có nghĩa là sông rộng dài.
( Đáp án: nhanh-hanh-hành-gianh)
(3)
Loài cây nhiều tán, ngang cành
Không ngờ là bậc sinh thành ra cha
Là cha nếu bỏ huyền ra
Nờ với huyền đến giúp ta học hành.
(Đáp án: Bàng-bà-ba-bàn)
(4)
Bỏ đầu thứ bậc dưới anh
Bỏ đuôi tôi lại chạy nhanh hơn người
Nếu mà có cả đầu đuôi
Ở đâu có hội xin mời tôi đi
(Đáp án: xem-em-xe)
2.2.Trò chơi Ngữ văn
2.2.1.Trò chơi: Chiếc nón kì diệu
* Mục đích: Rèn kĩ năng đọc và nhớ tục ngữ, thành ngữ, ca dao
* Chuẩn bị:
- Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt hoặc Từ điển Tục ngữ, Thành ngữ Việt Nam.
- Làm vòng quay như chiếc nón kì diệu gồm các chữ cái:
A,Ă,Â,B,C,D,Đ, E,Ê,G,H,K,L,M,N,Q,R,S,T,U,V,Y
* Cách chơi:
- Người chơi lần lượt quay kim mũi tên chỉ chữ cái nào thì phải đọc một
câu tục ngữ, thành,ngữ, ca dao bắt đầu bằng chữ cái đó.
- Bấm thời gian quy định mỗi lần chơi và tính điểm mỗi câu đúng cho 10

điểm.
- Cử thư kí ghi điểm của mỗi người chơi để kết thúc trò chơi tổng kết
xem ai là người chiến thắng.
* Gợi ý một số câu:
- Anh em như thể tay chân
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Cày sâu cuốc bẫm
- Chân cứng đá mềm
- Đi ngược về xuôi
- Máu chảy ruột mềm
Trang 16/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
- Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Quê cha đất tổ
- Uống nước nhớ nguồn
...
2.2.2. Trò chơi: Thử làm phóng viên nhí.
* Mục đích:
- Rèn kĩ năng tự giới thiệu về mình và người khác.
- Rèn kĩ năng phát triển cuộc hội thoại trong giao tiếp.
* Chuẩn bị:
- Mỗi người chơi chuẩn bị một vài thông tin về mình hoặc chuẩn bị một ít
kiến thức về lĩnh vực nào đó.
* Cách chơi:
- Có thể chia theo cặp phỏng vấn và trả lời về một chủ đề nào đó sao cho
cuộc phỏng vấn, trò chuyện đó ấn tượng nhất.
-Các thành viên còn lại hoặc khán giả là ban giám khảo chấm điểm cho các
cặp chơi.

2.2.3. Trò chơi Ôchữ
* Mục đích:
Rèn kĩ năng đọc nhớ các câu ca dao và bỗi dưỡng tình yêu quê hương đất
nước qua những chủ đề cụ thể.
* Chuẩn bị:
- Kẻ bảng ô chữ ra bảng phụ, giấy A0 hoặc kẻ trên máy
- Chuẩn bị hệ thông các câu hỏi theo chủ đề lựa chọn.
* Cách chơi:
- Người chơi lựa chọn các ô hàng ngang rôì từ đó tìm ra từ chìa khóa nằm
trong ô hàng dọc
- Có thể chơi cá nhân hoặc chơi theo đợi
* Ơ chữ và câu hoi:
(1)
Đường lên xứ Lạng bao xa
Cách một ...núi với ba quãng đồng
(2)
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ...mồng mười tháng ba
(3)
Bao phen....nói với diều
Cù lao ông Chưởng có nhều cá tôm
(4)
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng ...Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Trang 17/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
(5)
(6)

(7)
(8)

Gò Cơng anh dũng tụt vời
Ơng Trương đám lá...trời đánh Tây
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa...Sơn
Thấy dừa thì nhớ Bến...
Thây bông sen nở, nhớ quê Tháp Mười
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba...sáu phố rành rành chẳng sai.

ĐÁP ÁN:
Ơ chữ hàng dọc: Tở q́c em
Ơ chữ hàng ngang:
1.Trái 2.Tở 3.Quạ 4.Chng 5.Đới 6.Ngọc 7.Tre 8. Mươi
2.2.4 Trò chơi : Đi tìm ẩn số qua câu Kiều vấn vương
* Mục đích: Giúp học sinh nhớ về những câu thơ và nhân vật trong
“Truyện Kiều”
* Cách thức: Người dẫn chương trình đọc bài thơ ( chiếu lên máy cho học
sinh dễ theo dõi) và yêu cầu tìm những ẩn số qua bài thơ đó
* Những câu hoi cụ thể như sau:
Câu số 1: Trong một buổi hội thảo, nhóm học sinh trường tôi có một ý
tưởng ghép các câu thơ của cụ Nguyễn Du trong Truyện Kiều thành một sự kiện
có ý nghĩa. Mời các bạn cùng đọc và đoán xem sự kiện ấy là gì?
" Nỗi lòng báo đáp từ lâu
Mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong
Phong lưu rất mực hồng quần

Họ từ tên Hải vốn người Việt –đông
Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi Nam
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Lập nghiêm trước đã ra uy nặng lời
Ngày xuân con én đưa thoi
Trải qua một cuộc bể dâu
Thanh minh trong tiết tháng ba
Chiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Trăm năm trong cõi người ta
Trang 18/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
Một trai con thứ rốt lòng
Khi vô chín khúc khi chau đôi mày
Năm trăm trời bể ngang tàng
Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng".
( Đáp án: Báo Thiếu niên Tiền Phong Việt Nam thành lập ngày 1thangs 3
năm 1954)
Câu số 2: Câu Kiều nào được giấu trong bài thơ sau? Câu Kiều ấy nói về
nhân vật nào?
" Thương một kiếp hoa vẹn sắc tài
Hóa công ghen ghét hóa công dày
Tình thua thiên mệnh đành vui gượng
Hiếu thắm nhân tâm khổ vẫn hoài
Mưa gió dập vùi thân liễu héo
Tháng năm hờn tủi má hồng phai
Phải đâu hèn kém mà cam phận
Cả tuổi xuân xanh chịu lạc loài".
( Đáp án: Câu “ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” nói về nhân vật

Thúy Kiều)
2.2.5 Thi kể chuyện bằng một dấu thanh hoặc bằng một chữ cái
* Mục đích: Rèn luyện kĩ năng kể chuyện và sử dụng tiếng Việt cho học
sinh.
* Cách thức: Có thể giao trước yêu cầu cho các nhóm học sinh rồi cử đại
diện lên thi kể sao cho câu chuyện không chỉ đảm bảo đầy đủ các yêu cầu mà
con hay và thú vị. Khán giả sẽ là những người bình chọn trực tiếp choc au
chuyện nào hay.
( Trong phần mục lục tôi xin phép sẽ dẫn ra những câu chuyện của học
sinh tự viết)
2.2.6 Văn nghệ
Ngoài ra trong chương trình ngoại khóa có thể kết hợp xen vào đó các tiết
mục văn nghệ như hát những bài dân ca của các vùng miền để giúp các em nhận
ra và phân biệt được giữa ca dao và dân ca mà đã được học ở chương trình Ngữ
văn 7. hoặc cho các em diễn những trích đoạn kịch mà các em đã chuyển thể
kịch bản từ các tác phẩm văn học như: Thầy bói xem voi, Chèo Quan Âm Thị
Kính, Lão Hạc, Chị Dậu vùng lên bảo vệ chồng ,Cảnh chia tay của Trương Sinh
với vợ và mẹ trước khi đi lính…
Trang 19/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
III. Kết quả
1. Kết quả định tính
Qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn tôi thu nhận được
một số kết quả như sau:
* Đối với học sinh :
- Các em yêu thích môn học hơn, thực sự có cảm hứng hơn với môn học
qua từng tiết học cụ thể.
- Các em được tự khám phá, thể hiện khả năng của mình đối với các tác

phẩm văn hoc.
- Khi làm những bài tập làm văn, khi viết những bài thu hoạch trong bài
viết của học sinh phong phú hơn và diễn đạt cũng tốt hơn rất nhiều vì có được
những chất liệu thực tế sống động từ giờ ngoại khóa.
-Qua những giờ ngoại khóa này còn tích hợp được việc rèn luyện kĩ năng
nói, học sinh giao tiếp tự tin hơn đặc biệt là khả năng nói trước tập thể được lưu
loát hơn.
* Đối với giáo viên:
Hoạt đông ngoại khóa rất quan trọng vì nó sẽ giúp mỗi giáo viên chúng ta
nâng cao chất lượng giảng dạy. Hơn nữa người giáo viên còn được bỗi dưỡng
thêm vốn sống, vốn hiểu biết từ thực tế và giờ dạy không còn nghèo nàn, thiếu
cơ sở minh họa cho lý luận .
2.
Kết quả định lượng
Sau khi áp dụng việc tổ chức ngoại khóa Ngữ văn cho học sinh, bằng
phướng pháp lấy ý kiến học sinh và cắn cứ vào kết quả học tập của các em trong
3 năm học 6,7,8 và kì I lớp 9 vừa qua tôi thu được những kết quả cụ thể như sau:
- Khối 6 ( Năm học 2011-2012)
Số
HS
52

Chưa
hiểu bài
SL
%
9 17,3

Hiểu bài
chưa kĩ

SL
%
12
22,7

Hiểu bài
SL
31

%
60

Chất lượng cả
năm trên TB
SL
%
39
73,2

Thái độ với
môn học
SL
%
36
67,6

Chất lượng cả
năm trên TB
SL
%

41
79,6

Thái độ với
môn học
SL
%
45
86,7

- Khối 7 ( Năm học 2012-2013)
Số
HS
51

Chưa hiểu Hiểu bài chưa Hiểu bài
bài
kĩ
SL %
SL
%
SL
%
4
6,9 5
9,7
42
83,4
- Khối 8( Năm học 2013-2014)
Trang 20/48



"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
Số
HS
53
-

Chưa hiểu Hiểu bài chưa
bài
kĩ
SL
%
SL
%
3
3,8
4
5,7

Hiểu bài
SL
48

%
90,5

Chất lượng cả
năm trên TB
SL

%
45
83,7

Thái độ với
môn học
SL
%
49
91,8

Chất lượng cả
năm trên TB
SL
%
49
93,2

Thái độ với
môn học
SL
%
50
96,1

Khối 9, Học kì I( Năm học 2014-2015)
Số
HS
52


Chưa hiểu Hiểu bài chưa
bài
kĩ
SL
%
SL
%
2
2,7
3
4,3

Hiểu bài
SL
47

%
93,1

 Nhận xét:
- Khẳ năng tiếp thu bài của học sinh ngày một nâng lên rõ rệt , số học sinh
chán nản , sợ môn Văn giảm đáng kể. Trong các tiết học thực sự đã phát huy
được tính tích cực, chủ động của các em trong việc tìm tòi , lĩnh hội và vận dụng
tri thức.
- Các em đã mạnh dạn, chăm phát biểu bài hơn rất nhiều, kĩ năng nói,viết
đều được cải thiện và trở nên nhuần nhuyễn hơn và năm học sau kết quả khả
quan hơn năm trước.
3. Bài học rút ra:
Qua quá trình tổ chức các hoạt động ngoại khóa tôi cũng rút ra được
những bài học kinh nghiệm sau:

- Muốn tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, trong tổ nhóm chuyên môn
cần bàn bạc thảo luận trong từng khối lớp để lựa chọn hình thức tổ chức cho phù
hợp.
- Phải đề ra rõ mục tiêu, lập kế hoạch rõ ràng, phân công cụ thể cho học
sinh, giáo viên và các bộ phận cần hỗ trợ.
- Tránh biến những hoạt động ngoại khóa thành giờ vui chơi, giải trí đơn
thuần.
- Sau hoạt động ngoại khóa phải có bài viết thu hoạch của học sinh để từ đó
nắm được kết quả phản hồi để điều chỉnh cho những hoạt động sau sao cho hiệu
quả nhất.
- Tổ chức những hoạt động ngoại khóa là tốt, là cần thiết nhưng không
được xem nhẹ những tiết dạy chính khóa, không nên tổ chức quá nhiều và quá
tốn kém.

Trang 21/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
- Hoạt động ngoại khóa phải được đa số học sinh tham gia một cách tự
nguyện và tích cực.
Từ những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện các hoạt động
ngoại khóa Ngữ văn cá nhân tôi sẽ cố gắng phát huy những điểm mạnh đã làm
được và khắc phục những hạn chế trong những năm học sau.

Trang 22/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI
I..Kết luận

Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong trường
Trung học cơ sở nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho môn học nói riêng và
đáp ứng mục tiêu chung trong giáo dục dạy học hiện đại đòi hòi người giáo viên
phải nắm vững các kiến thức cơ bản, kiến thức về dạy học tích cực, dạy học
nhằm phát huy năng lực của học sinh…Bên cạnh đó người giáo viên cần phải
không ngừng học hỏi bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ bởi trong giảng
dạy để thu hút được học sinh vào bài giảng của mình và hứng thú với môn học
người giáo viên phải không ngừng sáng tạo để khơi gợi niềm say mê học tập của
các em. Trong mỗi tiết dạy trên lớp phải làm sao để lôi cuốn được nhiều nhất số
học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào bài học đồng thời thông qua
các hoạt động ngoại khóa để cho các em có cơ hội thử sức với chính mình, có cơ
hội trải nghiệm ứng dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống… Trong
thực tế giảng dạy hơn 8 năm quá cá nhân tôi đã rút ra được những bài học sau:
- Người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, không ngại khó ngại khổ để
khắc phục những khó khăn, thiếu thốn trong giảng day, không nản lòng trước
những học sinh hư, học sinh lười.
- Để làm một người giáo viên đã khó những làm một người giáo viên dạy
Ngữ văn càng khó hơn bởi tính đặc trưng của môn học. Môn văn vừa là bộ môn
khoa học xã hội cơ bản lại vừa là bộ môn nghệ thuật chính vì vậy dạy văn đúng
thôi chưa đủ mà phải dạy văn sao cho hay. Chính bởi lẽ đó nên người giáo viên
cần chuẩn bị kĩ lưỡng cho mỗi tiết dạy và luôn có ý thức tìm tòi sáng tạo tổ chức
các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn cho các em để đạt hiệu quả cao nhất cho môn
học.
- Giáo viên cần xây dựng các nhóm, các tổ học tập và hoạt động dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của giáo viên.
- Cần ứng dụng công nghệ thông tin một cách hợp lí và hiệu quan trong các
tiết dạy và trong các hoạt động Ngữ văn.
II. Khuyến nghi
Ai cũng biết rằng sự nghiệp Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng toàn và
đặt trong bối cảnh của xu thế hội nhập của toàn cầu đòi hỏi ngành Giáo dục phải

đổi mới căn bản và toàn diện trong Giáo dục để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Vị
trí vai trò của mỗi người giáo viên vì thế cũng trở nên vinh quang và nặng nề
hơn rất nhiều bởi họ sẽ góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong tương lai
Trang 23/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"
bằng các thế hệ học sinh ưu tú. Chính vì vây tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý
kiến đề xuất như sau:
- Đảng và nhà nước cần tiếp tục quan tâm hơn nữa tới Giáo dục và Đào tạo
bằng vào việc đầu tư thỏa đáng cho giáo dục.
- Cần phải thay đổi nếp nghĩ thói quen của mọi người về giáo dục dạy học,
bệnh thành tích trong giáo dục, đừng đặt ra mục tiêu quá lớn lao cho một cấp
hoc.
- Cần có những chương trình kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên một cách hiệu quả và thực tế.
- Quan tâm, chú trọng hơn nữa cho các hoạt động ngoại khóa của học sinh
trong nhà trường.
Trên đây là một vài những kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc
tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn xin được đưa ra để trao đổi cùng bạn
bè đồng nghiệp, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu đề tôi có
cơ hội hoàn thiện đề tài và tự hoàn thiện mình hơn trong công việc giảng dạy bộ
môn nói riêng và giáo dục học sinh nói chung. Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 24/48


"Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn Trung học cơ sở"

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Phương pháp dạy học Ngữ văn- Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm
2.Vui học Tiếng Việt- Tác giả Đỗ Minh Thu và Nguyễn Thị Thúy
3. Tạp chí Giáo dục Thủ đô
4. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS- Nguyễn Hải Câu
5. Thơ văn học trò- Nhà xuất bản Giáo dục
6. Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng THCS

Trang 25/48


×