Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

hien tuong ngoi nham lop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.08 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Hiện nay mối nguy lớn là nhiều sinh viên đại học vẫn chưa thoát khỏi cảnh "thầy đọc, trò chép", tốt
nghiệp đại học mà vẫn chưa tự cập nhật được kiến thức, cứ phải ở lớp tập trung để bồi dưỡng rất tốn kém
mà hiệu quả hạn chế.


Vậy một trường PTTH nên bắt đầu chuyển từ dạy - học sang dạy - tự học (nghĩa là dạy sao cho học sinh
quen dần với tự học) như thế nào? Có những việc có thể làm ngay, có những việc phải chuẩn bị từng
bước, từ từ.


Việc thứ nhất có thể làm ngay là nhà trường quy định việc giáo viên kiểm tra học sinh "tái hiện bài". "Tái
hiện bài" có nghĩa là sau khi học sinh đã học bài tự cho là đã hiểu bài, thuộc bài, học sinh gấp sách lại, xây
dựng lại bài đó theo cách hiểu của mình và trình bày cho chính mình, cho thầy (nói hoặc viết) hoặc cho
một người thứ hai nào đó. Tái hiện bài chủ yếu là dùng trí nhớ logic chứ khơng phải trí nhớ kiểu học thuộc
lịng. Nó buộc học sinh phải hiểu, phải suy luận, cũng giống như người đi đường, sau khi đã đi một lần có
người dẫn đi thì tự đi lại con đường đó, chỉ có một mình. Lần đi trước, do có người dẫn nên anh ta ít chú ý
quan sát, so sánh, động não dọc đường; lần sau, do không ai dẫn đi, lại không nhớ được hết các tình tiết
trong lần đi trước hoặc gặp phải tình tiết mới dọc đường anh ta phải quan sát, so sánh, hỏi đường, động
não để vượt khó khăn. "Tái hiện bài" sẽ dẫn đến "phát triển tư duy độc lập" cịn nếu khơng tái hiện bài thì
có nguy cơ là chỉ biết "tư duy ăn theo" nghĩa là chỉ biết "suy nghĩ theo kiểu bắt chước". Khi tư duy độc lập
đã phát triển thì sẽ có tư duy phê phán, sẽ có năng lực "phát hiện vấn đề", bước đầu của tư duy sáng tạo.
Việc thứ hai có thể làm ngay là để cho học sinh tham gia "ra bài". Hai việc trên, dễ nhận thức, nhưng làm
cho đúng, cho có hiệu quả cũng không dễ. Việc kiểm tra "tái hiện bài" mang tính chất "cá biệt hóa"; phải
khéo léo kết hợp kiểm tra miệng với kiểm tra viết và khéo kết hợp với gia đình cùng làm khi mà trong gia
đình có người lớn đã từng học PTTH; chỉ cần người lớn đó nghe học sinh trình bày lại bài nó mới học như
là nghe một ơng thầy giảng để tự mình củng cố lại kiến thức cũ. Đây là hình thức "gia đình giúp con cháu
học tập" cịn mới mẻ, nhà trường cứ thử phối hợp với Hội cha mẹ học sinh hay Hội khuyến học để làm
thử. Có một cái khó nữa là phải nghiên cứu chuẩn để đánh giá việc "tái hiện" theo hướng học sinh càng
biểu hiện tư duy độc lập càng được đánh giá cao, nếu tỏ ra học thuộc lịng thì lại đánh giá thấp. Việc để
cho học sinh tham gia "ra bài" cũng khó ở chỗ chọn nội dung gì cho phù hợp với trình độ học sinh, cao
q học sinh khơng làm được, thấp q ít tác dụng. ở đây cũng nên kết hợp với gia đình. Nếp "truyền thụ
một chiều" đã đẻ ra nếp "thầy ra bài' cịn học sinh thì "thụ động chờ thầy ra mới làm, nếp đó hằn sâu đến
mức nhiều người lớn (giáo viên và phụ huynh học sinh) làm thay học sinh một cách không tự giác. Chẳng


hạn, khi một học sinh muốn sử dụng một công thức nào đó nhưng lại khơng tin lắm vào trí nhớ của mình,
bèn hỏi người lớn cho chắc xem cơng thức đó có đúng như vậy khơng thì khuynh hướng chung hiện nay là
người lớn trả lời ngay "đúng" hay "sai" (khi người lớn biết rõ là đúng hay sai). Đúng ra là phải hướng dẫn
để học sinh tự mình đánh giá được là đúng hay sai và nếu sai thì tự mình sửa được sai. Chẳng hạn, có thể
hướng dẫn học sinh xem lại lý thuyết và cố gắng để tái hiện được lý thuyết sao cho sau này, dù có qn
cơng thức, học sinh cũng tự tái lập được mà chả phải hỏi ai. Xem lại lý thuyết như vậy học sinh có mất thì
giờ nhưng cái lợi rất cơ bản và lâu dài không chỉ về mặt củng cố kiến thức, phát triển tư duy mà cả về rèn
luyện tính cách "dựa vào sức mình là chính, vạn bất đắc dĩ mới nhờ người khác"; tính cách này sẽ tạo nên
bản lĩnh, phát huy cao nội lực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

chiều", nay cố gắng thiết kế lại theo lối dạy - tự học. Bước đầu không nên làm ồ ạt, hãy chọn một vài
người có điều kiện nhất và tình nguyện làm thử trước, rút kinh nghiệm chung cho toàn trường, cho sự chỉ
đạo của Ban giám hiệu rồi dần dần mở rộng ra. Nếu gắn được với một trường Đại học sư phạm và kết hợp
vào đó để làm luận văn, luận án thì càng hay. "Tự học" giúp phát triển tư duy độc lập, rồi tư duy phê phán,
tư duy sáng tạo nên tham gia nghiên cứu khoa học là cách tốt nhất để có thể thực hiện dạy - tự học. Có qua
thực tế nghiên cứu khoa học mới hiểu sâu được "tư duy" và "tính cách", mới thấy rằng tuy kiến thức là
quan trọng nhưng tư duy và tính cách cịn quan trọng hơn nhiều và mới thấy rằng: "đọc một trang sách và
nghiền ngẫm sâu sắc thì hơn là đọc mười trang mà hời hợt". "Học một, biết mười" chỉ có thể bằng "tự
học" nhờ vào một tư duy sắc sảo và một tính cách vừa mạnh mẽ ở tư tưởng tiến cơng, vừa đằm thắm ở sự
kiên trì nhẫn nại.


Muốn học, muốn hiểu sâu một chủ đề nào, điều quan trọng nhất là phải tự mình chạm tới nó trước, phải tự
mình khơi mở trước trong đầu, như gieo mầm cho việc tiếp thu, thẩm thấu của mình. Khi người học đã tự
tiếp nhận kiến thức thì vai trị người thầy (hướng dẫn, tác động...) là khơng thể thiếu. Bản chất của tự học
là tự làm việc với chính mình trước, nghiên cứu tài liệu, trao đổi với bạn bè theo cách hock với nhóm và
được thầy khơi gợi, hướng dẫn. Anh nói :”Tơi lưu ý tới một sơ đồ rất hay khi tham dự một hội thảo về
giáo dục của Liên Hiệp Quốc tổ chức ở Anh quốc. Ở các nấc thang của hình tháp có ghi các mức độ tiếp
thu và nhớ được trong học tập:


- Nghe giảng (Lecture) 5%


- Đọc (Reading) 10%


- Nghe nhìn (Audio Visual) 20%


- Làm thí nghiệm trước mẳt s/v (Demostration) 30%
- Thảo luận nhóm (Dícussion group) 50%


- Làm bài ở nhà, ghi lại, viết lại (Practice by doing) 75%


- Dạy người khác (Teach others/immediate use of learning) 90%


Qua hình tháp này ta thấy: học mà chỉ nghe giảng, chỉ nhớ 5% những gì đã nghe. Đọc bày: nhớ được 10%.
Nghe và nhìn cùng lúc: nhớ được 20%. Được xem làm thí nghiệm trước mắt sinh viên: nhớ được 30%.
Thảo luận nhóm: nhớ được 50%. Thực hành bằng cách làm bài, ghi lại, viết lại: nhớ được tới 75%. Và nhó
được, nắm vững nhất là giảng giải lại cho người khác, ứng dụng những gì được học ngay sau khi học là
90% (Tài liệu do Trung tâm thực nghiệm về đào tạo quốc gia, địa học Maine - Mỹ công bố)”


Viết lại là cách tiếp thu tốt và truyền đạt lại cho người khác là một cách hiểu nắm vấn đề tốt nhất. Điều
này đúng, vì mỗi ngày đi dạy học, tơi thấy khó nhất là nói cho sinh viên hiểu điều mình muốn truyền đạt.
Và với người thầy, học bằng cách dạy cho người khác học là cách học cao nhất”.


Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long, giáo sư kinh tế Đại học Maine (Mỹ) đang là giảng viên chương trình Fulbright
(hợp tác giữa Đại học Harvard và Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội) cho rằng: Sinh viên không biết cách
học là do thầy giáo không biết cách dạy hay dạy không đúng cách. Người thầy cần hướng dẫn sinh viên tự
học, tự nghiên cứu sau giờ nghe giảng. Ơng có vài so sánh: sinh viên Việt Nam qua Mỹ hầu hết rất thông
minh nhưng thường thua sinh viên Mỹ về khả năng phân tích và trình bày ý kiến mình (viết và nói). Sinh
viên Nhật hơi khác, họ học lười hơn (có lẽ vì bị học “nhồi” q nhiều hồi trung học) và khơng giỏi về
phân tích so với sinh viên Mỹ, châu Âu nhưng lại đọc, viết giỏi hơn sinh viên Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

dẫn. Mỗi học viên đọc một số trang hay một số chương trong danh sách các cuốn sách và các bài báo


nghiên cứu (30 tựa) để rồi trình bay những gì đã đọc cho cả lớp, sau đó viết 2 bài từ 10 trang đánh máy trở
lên, so sánh kinh nghiệm phát triển các nước châu Á và phân tích một số cuốn sách được lựa chọn tuỳ ý
trong danh sách trên. Anh cho biết, ở các trường đại học Mỹ, mỗi tuần sinh viên đọc ít nhất một cuốn sách
hay một số bài trong các tập san nghiên cứu, rồi trình bày trên lớp có thầy hướng dẫn.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×