Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.31 KB, 14 trang )

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
TIỀN LƯƠNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

Nội dung chương 1 trình bày sự phát triển lý luận tiền lương của trường phái
kinh tế cổ điển Anh bắt đầu từ W. Petty qua A. Smith đến D. Ricardo, các lý thuyết
tiền lương của trường phái tân cổ điển và lý luận tiền công (tiền lương) của C.
Mác. Trên cơ sở phê phán, kế thừa và phát triển lý luận tiền lương trường phái cổ
điền Anh, C. Mác đã vạch rõ bản chất bóc lột của tiền lương trong chủ nghĩa tư
bản và nêu rõ tiền lương là giá cả của hàng hoá sức lao động, là biểu hiện bằng tiền
của giá trị sức lao động. Tiền lương là giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần
thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống của người công
nhân bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt để duy trì cuộc sống của bản thân
người cơng nhân, của con cái họ và chi phí đào tạo. C. Mác cũng đã chỉ rõ những
nhu cầu thiết yếu của người lao động và phương thức thoả mãn những nhu cầu đó là
một sản phẩm của lịch sử và phụ thuộc phần lớn vào trình độ văn minh của mỗi
quốc gia, do đó tiền lương ln ln bao hàm yếu tố lịch sử và tinh thần..
Trên cơ sở định nghĩa tiền lương của ILO, khái niệm chính sách tiền lương,
chương này đã phân tích cụ thể những nội dung, yêu cầu của chính sách tiền lương
trong nền kinh tế thị trường như: chính sách tiền lưong phản ánh những yêu cầu quy
luật của kinh tế thị trường (quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,
quy luật tối đa hố lợi ích); chính sách tiền lương là cơng cụ điều tiết phân phối thu
nhập; chính sách tiền lương chỉ phù hợp với từng giai đoạn do đó nó ln ln phải
được cải tiến, hồn thiện.
Cơ sở lý thuyết là học thuyết của C. Mác về tiền lương; cơ sở thực tiễn với
các yếu tố: trình độ phát triển sản xuất và NSLĐ; hệ thống nhu cầu tối thiểu của


người lao động và yêu cầu đảm bảo tái sản xuất sức lao động của tiền lương; tình
hình thị trường: các yếu tố cung cầu, tiền tệ… ; mục tiêu phát triển KT - XH từng


giai đoạn, tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ; sử dụng nhân
tài, luân chuyển sức lao động trong điều kiện hội nhập quốc tế… và cơ sở pháp lý
Bộ Luật Lao động (được bổ sung, sửa đổi) và Pháp lệnh cán bộ, công chức (được bổ
sung sửa đổi) là các căn cứ để hình thành và hồn thiện chính sách tiền lương trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Yêu cầu hình thành và phát triển thị trường sức lao động; những mâu thuẫn,
bất cập trong chính sách tiền lương hiện tại; yêu cầu của quá trình tái sản xuất và tái
sản xuất sức lao động; vấn đề giữa tiến bộ và giải quyết công bằng xã hội; tồn cầu
hố và u cầu của q trình hội nhập đã đặt ra các yêu cầu cấp thiết phải hồn
thiện chính sách tiền lương ở Việt Nam.
Với tình hình và các yêu cầu n êu trên thì Việt Nam khơng thể duy trì mãi
chính sách tiền lương với mức lương tối thiểu quá thấp, chưa đủ tái sản xuất sức lao
động giản đơn mà phải hoàn thiện chính sách tiền lương ở Việt Nam đáp ứng được
yêu cầu tái sản xuất và hơn thế là tái sản xuất mở rộng sức lao động trên các phương
diện: thể lực, trí lực, văn hóa tinh thần và chi phí đào tạo cho cả người lao động lẫn
con cái họ.
Trong chương này những kinh nghiệm từ thực tiễn giải quyết chính sách tiền
lương ở Trung Quốc và Thái Lan cũng được nghiên cứu, xem xét và rút ra những bài
học cần thiết để học tập trong q trình hồn thiện chính sách tiền lương trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

Chương 2
THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI VÀ HỒN THIỆN
CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

Nội dung chương này trình bày khái quát tình hình cải cách tiền lương trong quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN qua các đợt cải cách

tiền lương năm 1985, cải cách năm 1993 và cải cách năm 2004. Chương này cũng
tập trung đánh giá thực trạng tình hình chính sách tiền lương hiện hành. Qua đánh
giá thực trạng đã nêu lên các thành tựu, các mặt hạn chế, nguyên nhân các mặt hạn
chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
2.1. Khái quát tình hình cải cách tiền lương trong quá trình chuyển sang
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
2.1.1. Cải cách tiền lương năm 1985.
Những nội dung cơ bản của chính sách tiền lương năm 1985 là:
2.1.1.1. Quy định mức lương tối thiểu là 220 đồng/tháng, mức lương tối đa là 770
đồng/tháng (Bộ trưởng). Quan hệ tiền lương chung được xác định (1 - 1,32 - 3,5).
Trong cơ cấu tiền lương nhà nước chi trả vẫn gồm 2 phần: phần bằng tiền trả
trực tiếp và phần trả gián tiếp qua NSNN.
2.1.1.2. Hệ thống thang, bảng lương gồm:
- Các thang, bảng lương khu vực hành chính, sự nghiệp được tổ chức theo
tiền lương chức vụ:


Bảng 2.1: Bảng lương kèm theo Nghị định số 235/HĐBT
ngày 18/9/1985 (trích)
….
DI/4 – CHÍNH TRỊ, KINH TẾ
Cán sự

256

272

290

310


333

359

Chun viên:

290

310

333

359

390

425

Chun viên chính:

425

463

505

Chun viên cao cấp:

505


550

596

Cố vấn:
- Hệ thống thang

644

693

743
lương

của cơng nhân sản xuất được tổ chức theo nhóm ngành kinh tế kỹ thuật gồm 2
thang lương 7 bậc và 3 thang lương 6 bậc.
2.1.1.3. Hệ thống các chế độ phụ cấp lương gồm 13 loại phân
Mỗi loại phụ cấp có từ 2 - 5 mức, tỷ lệ phụ cấp được xác định từ 5 % - 25%
so với mức lương cấp bậc hay chức vụ.
2.1.1.4. Cơ chế quản lý tiền lương
Thực hiện cơ chế mới, trong đó tiền lương đối với các đơn vị sản xuất kinh
doanh chỉ là thông số để tính tốn, nhà nước chỉ khống chế lương tối thiểu, không
khống chế thu nhập tối đa.
Từ năm 1986 đến 1993: nhiều lần thực hiện chỉnh tiền lương danh nghĩa
bằng các chế độ phụ, trợ cấp. Áp dụng trở lại chế độ bán 6 mặt hàng định lượng
(gạo, thịt, nước mắm, đường, chất đốt và xà phòng) theo giá thấp.
2.1.2. Cải cách tiền lương năm 1993.
Chế độ tiền lương năm 1993 đã được Quốc hội thông qua và được triển khai
thực hiện từ 01/4/1993 với những nội dung cơ bản sau:



2.1.2.1. Về mức tiền lương tối thiểu
Mức tiền lương tối thiểu của công nhân viên chức nhà nước được tiếp cận
theo 4 cách: Từ nhu cầu tối thiểu của người lao động có ni con với cơ cấu tiền
lương tối thiểu gồm 9 yếu tố (ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, giao tiếp xã hội, bảo hiểm
y tế, BHXH và bảo hiểm thất nghiệp); Từ kết quả điều tra tiền lương và thu nhập
của công nhân viên chức nhà nước; Từ thực trạng mức tiền lương tối thiểu của
công nhân viên chức nhà nước cộng với tiền tệ hóa các khoản bao cấp ngoài tiền
lương từ NSNN về nhà ở, học tập, chữa bệnh, đi lại, đồ dùng gia đình, bù tiền điện,
nước sinh hoạt…; Từ khả năng nền kinh tế thông qua quỹ tiêu dùng cá nhân dân cư
trong kết cấu GDP.
Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 2 đã thơng qua chính sách tiền lương năm
1993, mức tiền lương tối thiểu áp dụng từ 1/4/1993 là 120.000 đ/tháng.
Từ 1/4/1993 đến năm 2004 đã thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu:
- Thời điểm 1/4/1993 tính mức 110.000 đ/tháng (bằng 91,7%).
- Tháng 12/1993, tính đủ mức tiền lương tối thiểu 120.000 đ/tháng.
- Tháng 1/1997, nâng mức tiền lương tối thiểu lên 144.000 đ/tháng.
- Tháng 1/2000, nâng mức tiền lương tối thiểu lên 180.000 đ/tháng.
- Tháng 1/2001, nâng mức tiền lương tối thiểu lên 210.000 đ/tháng và tháng
1/2003 nâng mức tiền lương tối lên 290.000 đ/tháng
2.1.2.2. Về các hệ thống thang lương, bảng lương của cán bộ, công chức
- Hệ thống bảng lương chức vụ dân cử, bầu cử:
+ Đối với các chức vụ dân cử ở TW: Chủ tịch nước có hệ số mức lương cao
nhất là 10 (bằng Tổng Bí thư). Bộ trưởng và Chủ nhiệm các Uỷ ban Quốc hội, có
hệ số mức lương là 8,2.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải
phịng và các tỉnh có hệ số mức lương là 7,3.
- Hệ thống thang, bảng lương cán bộ, cơng chức hành chính, sự nghiệp:



Hệ thống thang lương, bảng lương công chức đã được thiết kế và áp dụng
cho công chức thuộc 21 ngành, gồm: Tịa án, Kiểm sát và 19 ngành hành chính, sự
nghiệp.
2.1.2.3. Về hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp nhà nước
Hệ thống thang lương, bảng lương trong các doanh nghiệp nhà nước gồm:
- 2 thang lương công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh được chia theo 21
ngành, trong đó lấy thang lương cơ khí điện tử tin học làm chuẩn, tổng số có 423
hệ số lương với 181 hệ số mức lương khác nhau, cao nhất có hệ số là 4,24, thấp
nhất là 1,08.
2.1.2.4. Về các chế độ phụ cấp lương
- Các chế độ phụ cấp khi cải cách tiền lương năm 1993: có 8 loại phụ cấp: phụ
cấp chức vụ; phụ cấp khu vực; phụ cấp thu hút; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp làm
đêm; phụ cấp lưu động; phụ cấp độc hại, nguy hiểm và phụ cấp đắt đỏ.
2.1.2.5. Cơ chế quản lý tiền lương:
Thực hiện ngun tắc làm cơng việc gì thì hưởng lương theo cơng việc đó;
làm việc ở ngạch cơng chức nào thì xếp lương ở ngạch cơng chức đó, việc nâng
ngạch phải thông qua thi.
2.1.3. Cải cách tiền lương năm 2004.
2.1.3.1. Về tiền lương tối thiểu: Về điều chỉnh mức lương tối thiểu chung: đã
4 lần thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung và năm 2005 đạt mức
540.000 đ/tháng.
2.1.3.2. Về quan hệ tiền lương: đã thực hiện mở rộng quan hệ mức lương tối
thiểu – trung bình (đại học hết tập sự) - tối đa (chuyên gia cao cấp bậc 3, tương
đương mức lương Bộ trưởng) từ 1 – 1,78 – 8,5 lên 1 – 2,34 – 10 (trong các công ty
nhà nước là 1 – 2,34 – 9,1).
2.1.3.3. Đã thu gọn hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng đối với cán
bộ, công chức, viên chức, cụ thể:



- Quy định bảng lương chức vụ đối với các chức danh từ Bộ trưởng và tương
đương trở lên. Các chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) còn lại từ TW đến cấp
huyện thực hiện xếp lương chuyên môn theo ngạch, bậc công chức, viên chức và
hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
2.2. Thực trạng chính sách tiền lương hiện hành.
2.2.1. Về tiền lương tối thiểu:
Từ năm 2003 đến nay đã 4 lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung.
Bảng 2.1: Tiền lương tối thiểu, chỉ số giá tiêu dùng và GDP
từ 2004 đến 2008

Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Mức

Mức

Mức

Mức


%

Mứ

% so

c

2004

Kỳ
gốc

%

%

so

so

so

200

200

200

4


4

4

Lương tối
thiểu
290

100

350

120

450

154,3

450

154,3

540

185,2

9,5

100


8,4

108,4

6,6

115,6

8,3

130,1

21,87

158,6

715.307

100

839.211

117,3

974.266

136,2

1.144.015


159,9

chung
(1000đ)
Chỉ số giá
tiêu dùng
CPI (%)
GDP
cả nước

170,3

(tỉ đ)
Tốc độ tăng tiền lương tối thiểu, chỉ số giá tiêu dùng và GDP giai đoạn 2004
- 2008 được biểu diễn trên đồ thị sau:


Sơ đồ 2.1: Tốc độ tăng tiền lương tối thiểu, chỉ số giá tiêu dùng
và GDP các năm 2004 - 2008
90

80

70

60

CPI


50
%

LTT
GD
P

40

30

20

10

0
năm 2004

năm 2005

năm 2006

năm 2007

năm 2008

Căn cứ mức lương tối thiểu chung (hiện hành là 540.000 đồng/tháng), các khu
vực được áp dụng mức lương tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu 2.2.2.
Về quan hệ tiền lương (tối thiểu - trung bình - tối đa)
Nội dung mở rộng dãn cách quan hệ tiền lương tối thiểu – trung bình – tối đa

đã được thực hiện từ tháng 10/2004.
Bảng 2.2: So sánh mức tăng lương các bậc lương tối thiểu -trung bình-tối đa
Mức tháng 12/2004
Lương
Chỉ tiêu

Mức năm 2008

Tổng

Lương

Tổng

Tỉ lệ

tối

Hệ số

mức

tối

Hệ số

mức

tăng


thiểu

lương

lương

thiểu

lương

lương

(%)

(đ/tháng)

chung

1,0

210.000

540.000

1,0

1,78

373.800


540.000

2,34

1.263.600 337,9

1.785.000 540.000

10,0

5.40.000

chung
Tiền lương tối 210.000
thiểu
Tiền
lương 210.000
trung bình
Tiền lương tối 210.000
đa

8,5

(đ/tháng)
540.000

257,1

305,2



2.2.3. Về hệ thống thang lương, bảng lương
Các nội dung cải cách thang lương, bảng lương đã được thực hiện từ tháng
10/2004: Đã thu gọn được từ hàng chục thang lương, bảng lương (năm 1993)
xuống còn 8 bảng lương áp dụng đối với các đối tượng hưởng lương ngân sách; 2
thang lương và 6 bảng lương (gồm 20 bảng chi tiết) áp dụng trong công ty nhà
nước
2.2.4. Về các chế độ phụ cấp
Các chế độ phụ cấp đã được thực hiện từ tháng 10/2004. Ngoài phụ cấp chức
vụ, đã thực hiện 12 loại phụ cấp áp dụng đối với khu vực hưởng lương ngân sách
và 5 loại phụ cấp áp dụng trong công ty nhà nước.
2.2.5. Về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập
2.2.5.1. Đối với khu vực hành chính, sự nghiệp:
Chính phủ đã ban hành các Nghị định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
đối với các cơ quan hành chính (Nghị định 130/2005/NĐ-CP) và các đơn vị sự
nghiệp (Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP.
2.2.5.2. Đối với các doanh nghiệp:
Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp trong nước, trước hết là các công ty nhà
nước đã thực hiện tiền lương tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu
chung do nhà nước quy định. Việc chi trả tiền lương đến từng lao động trong
doanh nghiệp thực hiện theo quy chế phân phối nội bộ của từng công ty.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng chính sách tiền lương hiện nay.
2.3.1. Thành tựu.
- Đã từng bước thể chế hoá những quan điểm của Đảng về chính sách tiền
lương trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần bảo đảm các cân
đối kinh tế vĩ mơ.
- Hình thành ngày càng rõ hơn cơ chế tiền lương riêng cho từng khu vực:
hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp.



- Bội số tiền lương được mở rộng góp phần chống bình quân, tạo điều kiện
trả lương đúng theo năng lực, trình độ và cống hiến của từng người.
2.3.2. Những mặt hạn chế của chính sách tiền lương hiện hành.
- Chính sách tiền lương chưa bảo đảm cho người lao động, đặc biệt là cán bộ,
công chức, viên chức sống được bằng tiền lương ở mức trung bình khá trong xã hội;
chưa khuyến khích và thu hút được người tài, người làm việc giỏi.
- Trong từng khu vực và giữa các khu vực (hành chính, sự nghiệp cơng lập,
doanh nghiệp) tương quan tiền lương còn chưa hợp lý; mức lương trung bình của cơng
chức cịn thấp so với mức thu nhập trung bình của lao động xã hội.
- Trong khu vực Nhà nước, tiền lương phân phối cịn bình qn, chưa thực
sự gắn với NSLĐ và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Tiền lương tối thiểu được gán cho quá nhiều chức năng, còn quá nhiều
ràng buộc với hệ thống an sinh.
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế và những vấn đề đặt ra:
2.3.3.1. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nền kinh tế tuy có phát triển nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn, thu NSNN
cịn hạn hẹp trong khi đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ NSNN ngày càng tăng;
đồng thời phải giải quyết nhiều mục tiêu KT - XH nên khó khăn cho bố trí nguồn
cải cách tiền lương.
- Chưa tính được sự tác động của thị trường sức lao động dẫn đến dịch chuyển
lao động từ khu vực nhà nước sang các khu vực khác có tiền lương cao hơn.
2.3.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với chính sách tiền lương ở nước ta.
Vớí các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế nêu trên thì những vấn đề đặt
ra đối với chính sách tiền lương ở nước ta là:
- Phải hồn chỉnh chính sách tiền lương khu vực nhà nước theo thị trường đồng
thời tiền lương phải bảo đảm công khai, minh bạch và dựa trên cơ sở thoả thuận.
- Đối với tiền lương tối thiểu:


+ Trước hết, trong điều kiện của nền kinh tế phát triển nhanh chóng và hội

nhập, cần phải khắc phục quan điểm “trả lương thấp”, mà cần hướng tới nâng cao
“khả năng cạnh tranh của tiền lương
+ Thứ hai, tăng cường tính hiệu lực của chính sách tiền lương tối thiểu.
- Hoàn thiện phương pháp xác định tiền lương của khu vực nhà nước.
- Về thang lương, bảng lương, Nhà nước quy định một số nguyên tắc chung,
trên cơ sở đó doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Nhà nước xây dựng, áp dụng phù
hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của từng doanh nghiệp và đăng
ký với cơ quan lao động địa phương.
Chương 3
QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

3.1. Các quan điểm hồn thiện chính sách tiền lương.
3.1.1. Chính sách tiền lương phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc phân
phối theo lao động.
3.1.2. Chính sách tiền lương phải dựa trên quan điểm coi việc trả lương
đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực cho phát
triển KT - XH.
3.1.3. Chính sách tiền lương phải phù hợp với cơ chế thị trường định hướng
XHCN.
3.1.4. Chính sách tiền lương là một cơng cụ quan trọng trong quản lý vĩ mơ,
kích thích phát triển KT – XH.
3.1.5. Nhà nước có vai trị quan trọng trong hồn thiện chính sách tiền
lương ở Việt Nam..
3.2. Phương hướng hồn thiện chính sách tiền lương trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.


3.2.1. Phương hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở

Việt Nam.
3.2.1.1. Phát triển đồng bộ các thị trường trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCH Việt Nam
Để phát triển đồng bộ các loại thị trường cần:
+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường, đoạn tuyệt hồn tồn với cơ chế bao
cấp. Tạo mơi trường thuận lợi về pháp luật và kinh tế để phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần với các hình thức sở hữu khác nhau.
+ Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thực sự giữ vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế. Đặc biệt, cần tập trung giải quyết những vướng mắc về cơ
chế, chính sách, những yếu kém hiện nay của kinh tế tư nhân để hỗ trợ, khuyến
khích khu vực kinh tế này phát triển.
+ Tôn trọng nguyên tắc và cơ chế hoạt động khách quan của thị trường, tạo
điều kiện đẩy nhanh việc hình thành các loại thị trường một cách đồng bộ, nhất là
thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường bất động sản…để sử dụng có
hiệu quả nguồn lực xã hội .
3.2.1.2. Hình thành và phát triển thị trường sức lao động, thị trường nhân tài.
3.2.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
3.2.2.1. Về mức lương tối thiểu:
Bảng 3.1: Mức lương tối thiểu theo tính tốn và
đề xuất cho các năm từ 2008 - 2012
Năm

2008

2009

2010

2011


2012

- Mức lương tối
540
650
790
950
1.150
thiểu (1000đ/th)
Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - 2007

Tăng
hàng
năm
+ 20,8%


3.2.2.2. Về cơ chế áp dụng tiền lương tối thiểu:
- Về lâu dài mức tiền lương tối thiểu không gắn trực tiến với tiền lương khu
vực nhà nước, lương hưu và trợ cấp an sinh xã hội.
3.2.2.3. Về cơ chế phân phối, chi trả tiền lương.
3.2.3. Các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
3.2.3.1. Đổi mới nhận thức về tiền lương, tiền công trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
3.2.3.2. Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật về tiền lương,
tiền công phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN.
3.2.3.3. Thực hiện xây dựng chính sách tiền lương phù hợp với cơ chế thị
trường trong đó tiền lương trước hết là tiền lương, tiền công khu vực doanh nghiệp

nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập do thị trường quyết định.
3.2.3.4. Các giải pháp khác có liên quan
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
- Tăng cường công tác nghiên cứu, mở rộng hội thảo, trao đổi để hoàn thiện
về mặt lý luận, đặc biệt là xác định rõ những đặc điểm của tiền lương trong nền
kinh thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
- Củng cố và kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương Nhà
nước, có cơ chế để các nhà khoa học, các nhà quản lý tham gia, tư vấn trong quá
trình xây dựng và ban hành các chính sách, chế độ tiền lương.

KẾT LUẬN

Tiền lương ở nước ta hiện nay chưa phản ánh đúng giá trị sức lao động. Với
mức lương hiện nay, nhiều cán bộ, công chức và người lao động chưa thể sinh
sống bằng tiền lương. Chế độ tiền lương như vậy không thu hút được nhân tài, làm


dò rỉ chất xám, ngày càng bất lợi cho việc thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập
quốc tế của Đảng. Chế độ tiền lương như trên khiến các cơ quan đảng và nhà nước
khó thu hút nhân tài. Tình hình tiền lương hiện nay là nỗi bức xúc của người lao
động và tồn xã hội.
Tình hình trên địi hỏi cần có bước bứt phá về cải cách tiền lương để đáp ứng
yêu cầu công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Luận văn “Cơ sở hình thành chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN” đã cố gắng giải quyết vấn đề thông qua các nội dung
chủ yêú sau:
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn hình thành chính sách tiền lương trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam,
- Đánh giá thực trạng chính sách tiền lương hiện hành
- Đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp cải cách chính sách tiền

lương hiện hành.
Mặc dù đã cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu, song do thời gian có hạn và
vấn đề nghiên cứu rất phức tạp nên luận văn khơng thể tránh khỏi nhữn thiếu sót và
hạn chế. Tác giả rất mong nhận được ý kién đóng góp của các thày, cơ giáo, các
nhà khoa học, đồng nghiệp và những người quan tâm dến đề tài này.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với PGS. TS Đặng
Văn Thắng về những đóng góp q báu trong q trình nghiên cứu hồn thành
Luận văn này./.



×