Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Điều chỉnh chính sách của nhà nước việt nam để phát huy vai trò của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong xóa đói giảm nghèo ở việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.72 KB, 3 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, do sự cởi mở của các chính sách đối với INGOs mà có rất
nhiều các INGO hoạt động được hiệu quả tại Việt Nam, góp phần giúp Việt Nam đạt
được những thành công trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội . Kể từ khi các INGOs
hoạt động ở Việt nam, lĩnh vực được ưu tiên hướng tới đầu tiên ln là xóa đói giảm nghèo
. Do nền kinh tế thế giới bất ổn, INGOs cũng bị ảnh hưởng rất lớn khiến nguồn quỹ hoạt
động giảm mạnh dẫn đến phải điều chỉnh đối tượng thụ hưởng cũng như viện trợ, Việt
Nam cũng không nằm ngồi sự điều chỉnh ấy. Thêm vào đó, kinh tế Việt Nam nay đã
phát triển đạt mức thu nhập bình qn đầu người trung bình thấp nên Việt Nam khơng
cịn nằm trong tiêu chí ưu tiên của nhiều INGO trên toàn cầu và xu hướng của INGO là
giảm dần viện trợ vào XĐGN và tăng tỷ trọng viện trợ vào lĩnh vực y tế, giáo dục, phát
triển xã hội dân sự. Nhưng mặc dù trong ba mươi năm đổi mới, Việt nam đã đạt được
những thành tích giảm nghèo ấn tượng theo bất cứ chuẩn mực nào (Báo cáo đánh giá
nghèo Việt Nam 2012- Ngân hàng thế giới) nhưng nhiệm vụ này vẫn chưa hoàn thành.
Do vậy việc nghiên cứu thực trạng điều chỉnh chính sách đối với INGOs trong XĐGN
ở Việt Nam và từ đó đưa ra một số gợi ý điều chỉnh chính sách cho Chính phủ có ý nghĩa
thực tiễn, quan trọng xét từ góc độ phát triển bền vững. Đó là cơng trình khoa học cấp bách
cần được thực hiện để thực hiện để đưa ra các giải pháp căn bản, lâu dài trên tư duy “hợp tác
cùng phát triển” chứ không chỉ là “nhận viện trợ” như trước đây. Vì những lý do như vậy
nên tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Điều chỉnh chính sách của Nhà nước Việt Nam để
phát huy vai trò của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong xóa đói giảm nghèo ở Việt
Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng chính sách điều chỉnh chính sách của Nhà nước đối
với INGOs hoạt động tại Việt Nam, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục điều chỉnh
chính sách của Nhà nước để phát huy vai trò của INGOs trong XĐGN tại Việt Nam.



Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện được nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về điều chỉnh chính sách của Nhà nước đối với INGOs
trong XĐGN.
- Phân tích thực trạng hoạt động của INGOs và sự điều chỉnh chính sách của Nhà
nước đối với INGOs trong XĐGN ở Việt Nam thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục điều chỉnh chính sách Nhà nước để phát
huy vai trò của INGOs trong XĐGN ở Việt Nam trong thời gian tới.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Sự điều chỉnh chính sách Nhà nước Việt Nam đối với
INGOs.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Tập trung vào nghiên cứu sự điều chỉnh chính sách của Nhà nước
Việt Nam đối với INGOs trong XĐGN ở Việt Nam giai đoạn 2006 đến 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật kết hợp
với duy vật lịch sử, cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và các quan
điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về điều chỉnh chính
sách đối với INGOs trong thời kì đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế như: phương pháp chuyên
gia, so sánh, phân tích, suy diễn và quy nạp, khảo sát...
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về điều chỉnh chính sách Nhà nước đối với các tổ chức
phi chính phủ quốc tế trong xóa đói giảm nghèo
Chương 2: Điều chỉnh chính sách của Nhà nước đối với các tổ chức phi chính
phủ quốc tế trong xóa đói giảm nghèo
Chương 3: Một số quan điểm, định hướng của Nhà nước và giải pháp nhằm
tiếp tục điều chỉnh chính sách của Nhà nước để phát huy vai trị của các tổ chức phi

chính phủ quốc tế trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam




×