Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tình trạng sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư đầu cổ tại bệnh viện ung bướu đà nẵng năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

VÕ THỊ NHƢ Ý

TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
VÀ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA
BỆNH NHÂN UNG THƢ ĐẦU CỔ
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƢỚU ĐÀ NẴNG
NĂM 2017
Chuyên ngành: RĂNG- HÀM- MẶT
Mã số: 60720601

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN THU THỦY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

i

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT ANH

ii

DANH MỤC BẢNG

iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

iv

DANH MỤC HÌNH

iv

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƢƠNG 1:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


4

1.1. Chất lƣợng cuộc sống

4

1.2. Các bảng câu hỏi đánh giá CLCS liên quan sức khỏe

5

1.3. Ung thƣ đầu mặt cổ

8

1.4. Một số nghiên cứu về CLCS ở bệnh nhân ung thƣ đầu cổ

20

1.5. Sơ lƣợc về bệnh viện Ung bƣớu Đà Nẵng

22

CHƢƠNG 2:

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu


24

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

24

2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu

31

2.4. Y đức trong nghiên cứu

31

CHƢƠNG 3:

KẾT QUẢ

33

3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

33

3.2. Tình trạng sức khỏe răng miệng

35

3.3. Các lĩnh vực Chất lƣợng cuộc sống


40

3.4. Mối tƣơng quan giữa điểm số CLCS và chỉ số SMT, nha chu và mất
bám dính

48

CHƢƠNG 4:

BÀN LUẬN

4.1. Mẫu nghiên cứu

50
50


4.2. Tình trạng sức khỏe răng miệng

52

4.3. Chất lƣợng cuộc sống LIÊN QUAN SỨC KHỎE

56

4.4. Liên quan giữa chất lƣợng cuộc sống và tình trạng sức khỏe răng miệng 66
KẾT LUẬN

69


KIẾN NGHỊ

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1- Phiếu thu thập thông tin bệnh nhân
Phụ lục 2- Phiếu điều tra sức khỏe răng miệng
Phụ lục 3- Bảng câu hỏi EORTC QLQ-C30
Phụ lục 4- Bảng câu hỏi EORTC QLQ-H&N35
Phụ lục 5- Phiếu thông tin và chấp thuận tham gia nghiên cứu
Phụ lục 6- Xếp giai đoạn lâm sàng ung thƣ (AJCC, 2010)
Phụ lục 7- Phƣơng pháp tính điểm EORTC QLQ-C30 và QLQ-H&N35
Phụ lục 8- Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Phụ lục 9- Một số hình ảnh trong nghiên cứu


i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
C30

: Core 30

CAL

: Clinical attachment loss

CLCS

: Chất lƣợng cuộc sống


CLCS-SK

: Chất lƣợng cuộc sống liên quan sức khỏe

CPI

: Community periodontal index

cs

: Cộng sự

ĐLC

: Độ lệch chuẩn

ĐT

: Điều trị

EORTC

: European Organization for Research and Treatment of Cancer

Gy

: Gray (Đơn vị đo lƣờng hấp thụ bức xạ ion hóa tuyệt đối)

H&N35


: Head and Neck 35

HT

: Hóa trị

IMRT

: Intensity modulated radiation therapy

K. Miệng

: Khoang miệng

NC

: Nghiên cứu

ORN

: Osteo-Radio-Necrosis

PP

: Phƣơng pháp

PT

: Phẫu thuật


QLQ

: Quality of Life Questionnaire

TB

: Trung bình

Tp.

: Thành phố

TQ

: Tổng quát

UTĐC

: Ung thƣ đầu cổ

WHO

: World Health Organization

XT

: Xạ trị



ii

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT ANH
Tiếng Việt

Tiếng Anh

Chất lƣợng cuộc sống

Quality of Life

Chỉ số nha chu cộng đồng

Community periodontal index

Hóa xạ trị

Chemicalradiotherapy

Hoại tử xƣơng hàm do xạ

Osteo-Radio-Necrosis

Khơ miệng

Xerostomia

Mất bám dính lâm sàng

Clinical attachment loss


Sâu răng do xạ

Radiation caries

Tác dụng phụ do tích lũy liều

Cumulative side effects

Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thƣ European Organization for Research
Châu Âu

and Treatment of Cancer

Ung thƣ đầu cổ

Head and Neck cancer

Ung thƣ hạ hầu

Hypopharyngeal cancer

Ung thƣ hốc miệng

Oral cancer

Ung thƣ thanh quản

Laryngeal cancer


Ung thƣ vòm hầu

Cavum /Nasopharyngeal cancer

Viêm niêm mạc

Mucositis

Xạ trị

Radiation therapy

Xạ trị điều biến liều

Intensity modulated radiation therapy


iii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Những nghiên cứu liên quan giữa CLCS và bệnh nhân UTĐC

23

Bảng 3.2. Đặc điểm dân số mẫu nghiên cứu

33

Bảng 3.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu về vị trí, giai đoạn, phƣơng thức điều trị


35

Bảng 3.4. Tỉ lệ ngƣời có răng sâu, răng mất, răng trám theo giới tính

35

Bảng 3.5. Tỉ lệ bệnh nhân có răng sâu, răng mất, răng trám theo nhóm điều trị

36

Bảng 3.6. Trung bình Sâu, Mất, Trám, SMT-R của bệnh nhân theo giới tính

37

Bảng 3.7. Trung bình Sâu, Mất, Trám, SMT-R của bệnh nhân theo nhóm điều trị

37

Bảng 3.8. Tỉ lệ bệnh nhân có bệnh nha chu theo nhóm điều trị

38

Bảng 3.9. Trung bình sextant có bệnh nha chu theo giới tính

38

Bảng 3.10. Trung bình sextant có bệnh nha chu theo nhóm điều trị

39


Bảng 3.11. Tỉ lệ bệnh nhân mất bám dính lâm sàng theo nhóm điều trị

39

Bảng 3.12. Trung bình sextant có mất bám dính lâm sàng theo giới tính

40

Bảng 3.13. Trung bình sextant có mất bám dính lâm sàng theo nhóm điều trị

40

Bảng 3.14. Điểm số lĩnh vực CLCS tổng quát và chức năng theo QLQ-C30

41

Bảng 3.15. Điểm số lĩnh vực triệu chứng theo QLQ-C30 giữa các nhóm điều trị

42

Bảng 3.16. Điểm số các triệu chứng theo QLQ-H&N35 giữa các nhóm điều trị

43

Bảng 3.17. Điểm số lĩnh vực CLCS tổng quát và chức năng theo vị trí khối u

44

Bảng 3.18. Điểm số lĩnh vực triệu chứng theo QLQ-C30 giữa các vị trí khối u


45

Bảng 3.19. Điểm số triệu chứng theo QLQ-H&N35 giữa các vị trí khối u

47

Bảng 3.20. Tƣơng quan giữa điểm số CLCS QLQ-C30 và chỉ số SMT-R, CPI, CAL 48
Bảng 3.21. Tƣơng quan giữa điểm số CLCS H&N35 và chỉ số SMT-R, CPI, CAL

49

Bảng 4.22. Điểm số CLCS tổng quát và chức năng của các nghiên cứu

56

Bảng 4.23. Điểm số CLCS TQ và chức năng theo vị trí khối u qua các nghiên cứu

63

Bảng 4.24. Điểm số triệu chứng QLQ-C30 theo vị trí khối u qua các nghiên cứu

64


iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Sự phân bố tuổi của bệnh nhân UTĐC


34

Biểu đồ 3.2. Điểm số lĩnh vực triệu chứng theo QLQ-C30 giữa các nhóm điều trị 41
Biểu đồ 3.3. Điểm số triệu chứng theo QLQ-HN35 giữa các nhóm điều trị

44

Biểu đồ 3.4. Điểm số lĩnh vực triệu chứng theo QLQ-C30 giữa các vị trí khối u

46

Biểu đồ 3.5. Điểm số triệu chứng theo QLQ-H&N35 giữa các vị trí khối u

46

Biểu đồ 4.6. Tình trạng hàm giả của bệnh nhân UTĐC

53

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Tóm tắt quy trình nghiên cứu

32

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu vùng đầu mặt cổ

8

Hình 1.2. Điều trị bằng máy xạ ngồi


12

Hình 1.3. Điều trị bằng máy xạ trong

13


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thƣ là một căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe
và sự sống của ngƣời bệnh. Theo ƣớc tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì hàng
năm tồn cầu có khoảng 9-10 triệu ngƣời mới mắc bệnh ung thƣ và một nửa trong số
đó chết vì căn bệnh này [5]. Theo thống kê của cơ quan Nghiên cứu ung thƣ quốc tế
trong năm 2012 có khoảng 14,1 triệu trƣờng hợp ung thƣ trên tồn thế giới, trong số
này có 7,4 triệu trƣờng hợp ở nam giới và 6,7 triệu ở phụ nữ. Con số này dự kiến sẽ
tăng lên 24 triệu vào năm 2035 [28]. Ở nƣớc ta, tỉ lệ bệnh nhân mắc ung thƣ đang gây
báo động, trung bình mỗi năm có ít nhất 125.000 trƣờng hợp mắc mới ung thƣ [8].
Ung thƣ mắc phải do nhiều nguyên nhân tác động trong môi trƣờng sống và làm việc,
yếu tố di truyền. Ung thƣ xuất phát từ nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó ung thƣ đầu cổ
(UTĐC) nằm trong 10 bệnh ung thƣ phổ biến hàng đầu sau ung thƣ phổi, đại trực
tràng, vú… UTĐC có nguy cơ tử vong cao do liên quan trực tiếp đến đƣờng thở và
đƣờng tiêu hóa. Do ý thức, hiểu biết của ngƣời dân về phòng chống ung thƣ chƣa cao,
việc khám sức khỏe định kỳ chƣa đƣợc thực hiện phổ biến, dẫn đến việc phát hiện
bệnh khi đã có những triệu chứng nghiêm trọng và lúc đó điều trị ung thƣ gặp nhiều
khó khăn.
Khi mắc ung thƣ, mối lo ngại của bệnh nhân là chi phí điều trị và thời gian sống
sót sau điều trị. Tuy nhiên sau khi điều trị, bệnh nhân chịu một số biến chứng gây ảnh
hƣởng đến chức năng ăn nhai, vận động, tiếp xúc xã hội. Vì thế ngồi thời gian sống

sót sau điều trị, chất lƣợng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân còn là điều đáng quan
tâm. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về đánh giá chất lƣợng cuộc sống của bệnh
nhân ung thƣ [22], [39], [49]. Từ các kết quả nghiên cứu, các bác sĩ điều trị sẽ giúp có
đƣợc cái nhìn tổng quan về CLCS của bệnh nhân sau khi điều trị, vấn đề nào ảnh
hƣởng nhiều nhất làm giảm CLCS của bệnh nhân... và cố gắng để giảm thiểu các tác
động không mong muốn của điều trị lên CLCS của bệnh nhân cũng nhƣ giúp bệnh
nhân thích nghi tốt hơn với cuộc sống sau điều trị.


2

Để việc đánh giá có giá trị cao và cụ thể hơn, nhiều tác giả đã đƣa ra những
bảng câu hỏi cho những lĩnh vực riêng biệt nhằm đánh giá tác động do nhiều yếu tố
lên chất lƣợng cuộc sống bệnh nhân. Ở bệnh nhân ung thƣ có bảng câu hỏi đánh giá
QLQ-C30, và bảng câu hỏi cụ thể hơn cho các bệnh nhân ung thƣ đầu cổ là QLQH&N35 của Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thƣ Châu Âu (EORTC). Những bảng
câu hỏi này đã đƣợc chuẩn hóa và dịch ra nhiều thứ tiếng để thích hợp sử dụng cho
từng nƣớc trên thế giới.
Tại Việt Nam, tình hình bệnh nhân mắc ung thƣ thay đổi liên tục qua từng năm,
vì thế cần có những điều tra về tình trạng sức khỏe và đánh giá chất lƣợng cuộc sống
của bệnh nhân ung thƣ để nâng cao chất lƣợng điều trị, cải thiện CLCS tốt hơn cho
bệnh nhân ung thƣ. Trong nƣớc đã có những nghiên cứu đánh giá CLCS trên bệnh
nhân UTĐC tại Hà Nội và Hồ Chí Minh [1], [4], [6]. Đà Nẵng hiện tại đang là một
thành phố trọng điểm của các tỉnh miền Trung, tập trung phát triển khơng chỉ về kinh
tế mà cịn cả y tế. Bệnh viện Ung bƣớu Đà Nẵng thành lập năm 2015 là bệnh viện
chuyên khoa ung bƣớu đầu tiên của các tỉnh miền Trung với trang thiết bị và kỹ thuật
hiện đại tập trung điều trị bệnh nhân ung thƣ cho khu vực này. Hiện tại chƣa có nghiên
cứu nào về tình trạng sức khỏe răng miệng cũng nhƣ chất lƣợng cuộc sống của bệnh
nhân ung thƣ đầu cổ đang điều trị tại bệnh viện Ung bƣớu Đà Nẵng nên chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này.
Câu hỏi nghiên cứu: Tình trạng sức khỏe răng miệng và chất lƣợng cuộc sống

ở những bệnh nhân ung thƣ đầu cổ đang điều trị tại bệnh viện ung bƣớu Đà Nẵng nhƣ
thế nào?


3

Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng và chất lƣợng cuộc sống liên quan sức
khỏe của bệnh nhân ung thƣ đầu cổ tại Đà Nẵng năm 2017.
 Mục tiêu cụ thể:
1. Mô tả tình trạng sâu răng, bệnh nha chu ở bệnh nhân ung thƣ đầu cổ.
2. Đánh giá chất lƣợng cuộc sống liên quan sức khỏe của bệnh nhân UTĐC
theo phƣơng thức điều trị bằng bảng câu hỏi CLCS QLQ-C30 và QLQH&N35.
3. Đánh giá chất lƣợng cuộc sống liên quan sức khỏe của bệnh nhân UTĐC
theo vị trí khối u bằng bảng câu hỏi CLCS QLQ-C30 và QLQ-H&N35.
4. Đánh giá sự ảnh hƣởng của tình trạng sâu răng và nha chu lên chất lƣợng
cuộc sống liên quan sức khỏe của bệnh nhân ung thƣ đầu cổ.


4

CHƢƠNG 1:
1.1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG

1.1.1. Khái niệm chất lƣợng cuộc sống

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, CLCS là ―sự nhận thức của mỗi cá nhân về tình
trạng hiện tại của mình theo nền văn hóa và hệ thống các giá trị xã hội mà cá nhân đó
đang sống, những chuẩn mực này gắn liền với các mục tiêu, kỳ vọng, mối quan tâm
của cá nhân đó‖ [58]. Để đánh giá hiệu quả của điều trị, kéo dài sự sống không phải
lúc nào cũng tƣơng quan thuận với sự cải thiện CLCS. Ngƣợc lại, điều trị đặc hiệu có
thể khơng nhất thiết kéo dài sự sống nhƣng có thể nâng cao chất lƣợng của nó. Tầm
quan trọng của CLCS ngày càng đƣợc công nhận và đƣợc phản ánh trong việc sử dụng
nó nhƣ một thƣớc đo kết quả trong nghiên cứu ung thƣ, ngang bằng tỷ lệ phản ứng và
tỷ lệ sống còn [35].
1.1.2. Chất lƣợng cuộc sống liên quan sức khỏe
Chất lƣợng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (CLCS-SK) là một trong những
biến số thƣờng đƣợc nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu kết quả y tế. Nó bao gồm
các trải nghiệm của con ngƣời, các phản ứng chức năng và chủ quan đối với bệnh tật
[40]. Ở mức độ cá nhân, nó bao gồm nhận thức về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh
thần, tình trạng chức năng, hỗ trợ xã hội, và tình trạng kinh tế xã hội. Ở mức độ cộng
đồng, CLCS-SK bao gồm nhân lực, điều kiện, chính sách và thực tiễn có ảnh hƣởng
đến tình trạng chức năng và nhận thức sức khỏe của dân số [61]. Theo WHO năm
1995, CLCS-SK là ―sự đo lƣờng các mối quan hệ kết hợp về thể chất, tinh thần, sự tự
hài lòng và mức độ hoạt động độc lập của cá nhân cũng nhƣ tác động của các mối
quan hệ này với các đặc tính nổi bật trong hồn cảnh sống của ngƣời đó‖ [59].
CLCS-SK bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan đến những đánh giá khách quan
lẫn chủ quan về những tình trạng sức khỏe do bệnh tật, chấn thƣơng hay một phƣơng
pháp điều trị tạo ra. Nhìn chung, CLCS-SK bao gồm 4 phạm trù: chức năng thực thể,
chức năng xã hội, chức năng cảm xúc và chức năng nhận thức. Các khía cạnh trên có


5

thể sẽ ảnh hƣởng đến sự hài lịng nói chung về chính cuộc sống của bệnh nhân. Chúng
tơi đề nghị từ phần này trở về sau, nhằm mục đích ngắn gọn nên khi nói đến CLCS tức

là muốn đề cập đến CLCS-SK.
Mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu CLCS là để cải thiện chăm sóc sức khỏe và
cân nhắc cho quyết định y tế. Với việc đo chính xác các kết quả CLCS-SK, bệnh nhân,
bác sĩ lâm sàng và các nhà nghiên cứu có thể đánh giá tốt hơn các mục tiêu của liệu
pháp điều trị đã đƣợc đáp ứng hay không. Điều này cho phép các cá nhân và cộng
đồng cân nhắc ƣu tiên chăm sóc sức khoẻ trong việc tối ƣu hóa các kết cục và sử dụng
nguồn lực y tế. Hơn nữa, đánh giá CLCS theo nhận thức của bệnh nhân, cho phép
đánh giá bệnh một cách chủ quan. Cuối cùng, các nghiên cứu CLCS-SK cho phép so
sánh liên ngành các tác động của bệnh và các phƣơng pháp điều trị của nó [40].
1.2.

CÁC BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ CLCS LIÊN QUAN SỨC KHỎE
Hiện nay, trên thế giới có nhiều cơng cụ để đánh giá CLCS của bệnh nhân tùy

vào mục đích nghiên cứu và cách thu thập dữ liệu. Để đánh giá CLCS-SK cho bệnh
nhân ung thƣ có bảng câu hỏi tổng quát chung và bảng câu hỏi chuyên biệt cho từng
lĩnh vực.
1.2.1. Bảng câu hỏi tổng quát [1], [57]
Công cụ đánh giá CLCS đã đƣợc nghiên cứu và xác nhận rộng rãi ở nhiều loại
bệnh nhân, có bệnh tật và sức khỏe tốt. Mỗi cơng cụ đánh giá các lĩnh vực khác nhau
của CLCS-SK, bao gồm hoạt động thể chất và cảm xúc, hoạt động xã hội, và các triệu
chứng. Mỗi công cụ đã đƣợc xác định và kiểm tra kỹ lƣỡng.
Ƣu điểm của bảng câu hỏi này là rất hữu ích trong các nghiên cứu thăm dò sức
khỏe tổng quát và so sánh giữa các nhóm đối tƣợng có tình trạng bệnh lý khác nhau.
Tuy nhiên, cơng cụ này khơng đầy đủ và thích hợp để đánh giá trên bệnh nhân ung
thƣ, cũng nhƣ các triệu chứng bệnh và độc tính do điều trị.
Một số bảng câu hỏi tổng quát về tình trạng sức khỏe chung đƣợc áp dụng cho
phạm vi quần thể dân số bệnh mạn tính bao gồm:



6

-

SF-36 (Outcome Study Short Form Health Survey)

-

SIP (The Sickness Impact Profile)

-

WHOQOL-100 (World Health Organization Quality of Life 100 item
questionaire)

-

IQOLA (International Quality of Life Assessment project)

-

NHP (Nottingham Health Profile)

-

QWBS (Quality of Well-Being Scale)

-

FQLS (Fanning Quality of Life Scale)


-

MOS (Medical Outcomes Study –derived of life measure)

-

MOS-SF-36 (Medical Outcomes Study 36 item questionnaire)

-

MOS-SF-20 (Medical Outcomes Study 20 item questionnaire [Short form])

1.2.2. Bảng câu hỏi chuyên biệt
Bảng câu hỏi chuyên biệt sử dụng để đo tình trạng của một số bệnh chuyên biệt,
tình trạng rối loạn chức năng cụ thể hay những đặc trƣng của nhóm bệnh nhân nào đó.
Do đó bảng câu hỏi này đƣợc sử dụng nhiều trong các nghiên cứu lâm sàng để đánh
giá các can thiệp điều trị chuyên biệt.
Bảng câu hỏi sử dụng cho ung thƣ chung:
-

QLQ-C30

-

EORTC QLQ-C15-PAL

-

Fact-G (Functional Assessment of Cancer Therapy)


-

SQLI (Spitzer Quality of Life Index)

-

MSAS (Memorial Symptom Assessment Scale)

Một số bảng câu hỏi sử dụng cho UTĐC:
-

QLQ-H&N35

-

Fact-H&N

-

UW-QOL (University of Washington Questionnaire)

-

MDASI-HN (MD Anderson Symptom Inventory - Head and Neck)


7

-


PSS-HN (Head and Neck Performance Status Scale)

-

HNQoL (University of Michigan Head and Neck Specific Quality of Life
Instrument)

-

HNCI (Head and Neck Cancer Inventory)

-

Auckland Quality of Life Questionnaire (AQLQ)

Ngồi ra cịn có những bảng câu hỏi sử dụng cho các ung thƣ khác nhƣ
Functional Assessment of Cancer Therapy - Nasopharyngeal (FACT-NP) cho ung thƣ
hầu họng, QLQ-OES18 (bổ sung cho QLQ-C30), Fact-E cho ung thƣ thực quản [35].
1.2.3.

Bảng câu hỏi EORCT QLQ-C30 và EORTC QLQ-H&N35

Hai bảng câu hỏi EORTC QLQ-C30 và EORTC QLQ-H&N35 đã đƣợc đánh
giá tính tin cậy và giá trị qua nhiều nghiên cứu, với nhiều phiên bản ngôn ngữ đƣợc sử
dụng cho những nghiên cứu ở nhiều nƣớc khác nhau trên thế giới. Tại Việt Nam,
Nguyễn Thị Khánh Hà đã nghiên cứu đánh giá tính tin cậy và giá trị phiên bản tiếng
Việt của cả hai bảng câu hỏi này trên bệnh nhân UTĐC năm 2014 [1].
 Bảng câu hỏi EORTC QLQ-C30: gồm 30 câu hỏi
-


CLCS tổng quát: đánh giá chung về sức khỏe tổng quát, điểm càng cao thì

CLCS càng cao.
-

Thang chức năng: gồm chức năng thể chất, chức năng hoạt động, chức năng

nhận thức, chức năng cảm xúc và chức năng xã hội.
-

Thang triệu chứng: gồm 3 nhóm triệu chứng thực thể (mệt mỏi, đau, buồn

nôn và nôn), và 6 câu hỏi đơn (khó thở, mất ngủ, chán ăn, táo bón, tiêu chảy và khó
khăn tài chính).


Bảng câu hỏi EORTC QLQ-H&N35: là bảng câu hỏi chuyên biệt cho bệnh

nhân UTĐC, đây là bảng câu hỏi dùng kết hợp với QLQ-C30 để đánh giá chi tiết hơn
các tác động của triệu chứng UTĐC lên CLCS. Bao gồm 7 thang triệu chứng đầu cổ
(đau, nuốt, vị giác, nói, ăn nhai, giao tiếp và tình dục) và 11 câu hỏi đơn (tình trạng


8

răng, khít hàm, khơ miệng, nƣớc bọt đặc dính, ho, cảm giác khó chịu, thuốc giảm đau,
dinh dƣỡng, ni ăn đƣờng ống, sụt cân và tăng cân).
Hai bảng câu hỏi đƣợc tính điểm theo hƣớng dẫn của EORTC, các thang có
điểm từ 0-100, điểm của lĩnh vực chức năng và CLCS tổng quát càng cao chứng tỏ

bệnh nhân có CLCS càng tốt, trong khi đó điểm các triệu chứng thực thể càng cao thì
các triệu chứng càng trầm trọng.
1.3.

Ung thƣ đầu mặt cổ
Ung thƣ đầu cổ thƣờng bắt nguồn từ lớp tế bào gai nằm lót trong bề mặt ẩm ƣớt

ở vùng đầu cổ (ví dụ nhƣ trong miệng, mũi, họng), và thƣờng phát triển thành ung thƣ
biểu mô tế bào gai. UTĐC cũng có thể bắt nguồn từ các tuyến nƣớc bọt, nhƣng tƣơng
đối ít gặp. Các tuyến nƣớc bọt chứa nhiều loại tế bào có thể ung thƣ hóa, vì vậy có
nhiều dạng ung thƣ tuyến nƣớc bọt khác nhau. UTĐC còn đƣợc phân loại theo vùng
khởi nguồn của khối u nhƣ khoang miệng, hầu họng, thanh quản, hốc mũi và các
xoang cạnh mũi, các tuyến nƣớc bọt [45]. Loại mô học phổ biến nhất là ung thƣ biểu
mơ tế bào vảy [52].

Hình 1.1. Giải phẫu vùng đầu mặt cổ

(Nguồn: Terese Winslow, 2012 [56])


9

1.3.1. Dịch tễ học ung thƣ đầu cổ [9], [44]
Ung thƣ đầu cổ là loại ung thƣ phổ biến, đứng thứ năm với gần 550.000 trƣờng
hợp mới mắc, hơn 300.000 bệnh nhân tử vong hàng năm, trong đó có 2/3 các trƣờng
hợp ở các nƣớc phát triển. Tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới hơn 20/100.000 ngƣời trong khu
vực của Pháp, Hồng Kông, Ấn Độ, Trung và Đông Âu, Tây Ban Nha, Italia, Brazil và
ngƣời Mỹ gốc Phi tại Hoa Kỳ. Ung thƣ miệng và lƣỡi phổ biến hơn ở Ấn Độ, ung thƣ
vịm hầu thƣờng gặp ở Hồng Kơng, trong khi ung thƣ hầu và thanh quản phổ biến hơn
ở nhóm ngƣời khác.

1.3.1.1.

Tuổi

Bệnh nhân UTĐC thƣờng gặp trong khoảng 40 tuổi, trừ ung thƣ tuyến mang tai
và ung thƣ vịm hầu có thể xảy ra ở lứa tuổi trẻ hơn. Và càng ngày bệnh nhân mắc ung
thƣ ở ngƣời trẻ tuổi gia tăng.
1.3.1.2.

Giới tính

Nhìn chung tỉ lệ mắc ung thƣ ở nam giới nhiều hơn nữ giới với tỉ lệ khác nhau
từ 2:1 đến 4:1 [36].
1.3.1.3.

Các yếu tố nguy cơ

Sử dụng thuốc lá (bao gồm cả hút thuốc, nhai thuốc và hít trực tiếp) và uống
nhiều rƣợu là hai yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của ung thƣ vùng đầu cổ, đặc biệt
ung thƣ khoang miệng, họng miệng, hạ họng và thanh quản. Ít nhất 75% ung thƣ vùng
đầu cổ gây ra bởi sử dụng thuốc lá và rƣợu. Tuy nhiên, thuốc lá và rƣợu không phải là
yếu tố nguy cơ của ung thƣ tuyến nƣớc bọt. Nguy cơ UTĐC phụ thuộc vào liều lƣợng
rƣợu. Nguy cơ ung thƣ tăng từ 1 đến 6 lần ở ngƣời uống rƣợu nhiều hơn 50 ml/ngày so
với ngƣời uống 10 ml/ngày. Uống rƣợu và hút thuốc kết hợp làm tăng nguy cơ UTĐC
lên nhiều lần [23].
Nhiễm HPV (Human Papilloma Virus), đặc biệt HPV-16, là một yếu tố nguy cơ
của UTĐC, đặc biệt ung thƣ họng miệng bao gồm cả amidan và đáy lƣỡi.


10


Nhai trầu: ngƣời dân ở vùng Đơng Nam Á có thói quen nhai trầu nên biết rằng
đây là một yếu tố làm tăng nguy cơ ung thƣ khoang miệng.
Thức ăn đƣợc bảo quản (đồ hộp) hay ƣớp muối: sử dụng những loại thức ăn này
từ nhỏ là một yếu tố nguy cơ ung thƣ mũi họng.
Chăm sóc răng miệng: vệ sinh răng miệng kém có thể chỉ là yếu tố nguy cơ thấp
với ung thƣ khoang miệng. Sử dụng nƣớc súc miệng có nồng độ cồn cao có thể là yếu
tố nguy cơ ung thƣ khoang miệng, tuy nhiên chƣa có bằng chứng rõ ràng.
Phơi nhiễm nghề nghiệp: Những ngƣời làm việc trong lĩnh vực xây dựng, luyện
kim, dệt may, gốm sứ, khai thác gỗ và công nghiệp thực phẩm có thể tăng nguy cơ ung
thƣ thanh quản, hốc mũi, xoang cạnh mũi do hít phải khói bụi, bụi gỗ, bụi ni-ken,
amiăng (một loại khống vật dùng trong cơng nghiệp), sợi tổng hợp hoặc các hóa chất
cơng nghiệp. Với những ngƣời làm việc ngoài trời thƣờng xuyên tiếp xúc với ánh nắng
cũng có nguy cơ cao đối với ung thƣ môi nếu không trang bị các phƣơng tiện bảo hộ
lao động.
Phơi nhiễm với tia xạ: tiếp xúc thƣờng xuyên với tia xạ ở vùng đầu cổ (không
phải trong điều trị ung thƣ) là một yếu tố nguy cơ ung thƣ tuyến nƣớc bọt.
Nhiễm EBV (Epstein-Barr Virus): nhiễm EBV là một yếu tố nguy cơ của ung
thƣ mũi họng và ung thƣ tuyến nƣớc bọt. Trong khi một số nghiên cứu tìm thấy EBV
trong ung thƣ biểu mơ tế bào gai vùng miệng, thì một số nghiên cứu khác bác bỏ mối
liên hệ này [30].
Chủng tộc: chủng tộc châu Á, đặc biệt ngƣời Trung Quốc, có nguy cơ ung thƣ
mũi họng cao hơn [45].
1.3.2. Tỉ lệ sống còn ở bệnh nhân ung thƣ
Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà các bệnh ung thƣ đƣợc
chẩn đoán và phát hiện ở giai đoạn sớm, tiến bộ trong điều trị nên tỉ lệ bệnh nhân sống
sót do mắc ung thƣ và thời gian sống sót sau điều trị ngày càng tăng lên (tỉ lệ sống sót


11


sau 5 năm). Bệnh nhân ung thƣ sống sót phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ tình trạng sức
khỏe, biện pháp điều trị, điều kiện kinh tế xã hội, chăm sóc sau điều trị.
Đặc biệt chăm sóc sau khi mắc bệnh ngày càng đƣợc chú trọng. Nghiên cứu cho
thấy nếu tập thể dục thƣờng xuyên sẽ giảm 41% nguy cơ tử vong do ung thƣ, cùng với
đó CLCS của bệnh nhân ung thƣ cũng đƣợc cải thiện [29]. Ngoài ra kết hợp với một
chế độ dinh dƣỡng hợp lý, phòng tránh các tác nhân gây hại nhƣ hút thuốc, rƣợu bia
cũng làm giảm nguy cơ tử vong sớm do ung thƣ [27]. Những bệnh nhân đƣợc điều trị
ở những trung tâm chất lƣợng cao và tuân thủ quy trình điều trị đầy đủ thì tỉ lệ nguy cơ
tử vong thấp hơn những bệnh nhân điều trị ở trung tâm chất lƣợng thấp [64].
1.3.3. Tác dụng phụ của các biện pháp điều trị ung thƣ [3]
Hiện nay điều trị ung thƣ có nhiều biện pháp khác nhau, phụ thuộc vào tình
trạng bệnh nhân, giai đoạn bệnh và mức độ tổn thƣơng mà bác sĩ có những chỉ định
điều trị thích hợp. Có thể điều trị một biện pháp đơn thuần nhƣ phẫu thuật, xạ trị hay
hóa trị hoặc có thể điều trị với liệu pháp kết hợp. Tuy nhiên ngoài mục đích loại bỏ tế
bào ung thƣ ra khỏi cơ thể, mỗi phƣơng pháp điều trị lại có những tác dụng phụ không
mong muốn lên bệnh nhân sau điều trị.
1.3.3.1.

Phẫu thuật ung thƣ

Phẫu thuật có thể có các biến chứng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân hoặc làm
mất chức năng sinh lý một số cơ quan. Những tổn thƣơng ác tính đã vƣợt qua giai
đoạn tại chỗ và tại vùng thì vai trị của phẫu thuật khơng cịn phù hợp.
Đau vẫn là một vấn đề đáng kể sau phẫu thuật, đau dƣờng nhƣ có tác dụng bất
lợi trên những bệnh nhân sống sót sau ung thƣ và có thể gây ra tình trạng tâm lý
nghiêm trọng. Nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ đau nhƣ loại phẫu thuật, giai đoạn
của khối u và lƣợng mô đƣợc cắt bỏ. Phẫu thuật ở vùng đầu cổ nhƣ lƣỡi, thanh quản
ảnh hƣởng đến khả năng giao tiếp, nuốt và thẩm mỹ vùng mặt của bệnh nhân [46], ảnh
hƣởng rất lớn đến cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị.



12

1.3.3.2.

Các phản ứng của tia xạ

Hình 1.2. Điều trị bằng máy xạ ngoài
(Nguồn: Phùng Hƣớng, 2005 [3])
Điều trị tia xạ là phƣơng pháp điều trị không gây đau ngay lập tức. Điều trị tia
xạ triệu chứng với liều thấp (ví dụ điều trị tia xạ di căn xƣơng) thƣờng rất ít hoặc
khơng gây ra triệu chứng gì. Điều trị với liều cao gây ra nhiều phản ứng phụ trong quá
trình điều trị. Phản ứng xảy ra trong thời gian điều trị hoặc 2-3 tuần sau hoàn tất điều
trị (phản ứng phụ cấp tính), trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau điều trị (phản ứng
phụ lâu dài), hoặc phản ứng phụ xảy ra sau khi điều trị tia xạ lại (phản ứng phụ tích
lũy). Tính chất, mức độ trầm trọng và thời gian kéo dài của phản ứng phụ tùy thuộc
vào cơ quan tiếp nhận tia xạ, vào phƣơng pháp điều trị (loại tia xạ, liều lƣợng, số lần
chiếu, hóa trị đồng thời) và phụ thuộc vào sức khỏe bệnh nhân.
Hầu hết các phản ứng do tia xạ là có thể dự đoán đƣợc. Phản ứng phụ thƣờng
giới hạn ở những vùng bị chiếu xạ. Một trong những mục đích của điều trị tia xạ hiện
đại là làm giảm phản ứng phụ tới mức thấp nhất và giúp bệnh nhân hiểu đƣợc và đối
mặt với những phản ứng phụ không thể tránh khỏi đó.


13

Bệnh nhân thƣờng có cả phản ứng cấp và mãn tính, tuy nhiên thầy thuốc quan
tâm nhiều hơn đến phản ứng mãn tính bởi vì phản ứng cấp tính gây ra khó chịu cho
ngƣời bệnh nhƣng có thể điều trị khỏi hồn tồn, phản ứng mãn tính gây tổn thƣơng tổ

chức khó hồi phục, kéo dài mãn tính và tiến triển nặng thêm.

Hình 1.3. Điều trị bằng máy xạ trong
(Nguồn: Phùng Hƣớng, 2005 [3])
 Phản ứng cấp tính
Thƣơng tổn tế bào biểu mô bề mặt: các tế bào biểu mô bề mặt nhƣ da, khoang
miệng, vùng hầu họng, niêm mạc ruột, niêm mạc đƣờng tiết niệu. Mức độ thƣơng tổn
tùy thuộc vào sự hồi phục của tế bào biểu mô.
-

Da

Bắt đầu chuyển sang màu hồng và đau sau vài tuần điều trị và kéo dài sau khi
kết thúc điều trị khoảng 1 tuần và da có thể bị nứt nhƣng thƣờng hồi phục nhanh
chóng. Phản ứng da có khuynh hƣớng trở nên trầm trọng ở những vùng có nếp gấp của
da nhƣ nếp gấp dƣới vú ở phụ nữ, ở sau tai và ở các điểm tỳ.
-

Các biểu mơ lót

Niêm mạc khoang miệng, hầu họng, thực quản và ruột có thể bị thƣơng tổn do
tia xạ. Nếu tia xạ vào vùng đầu cổ, đau và viêm loét vùng khoang miệng, hầu họng


14

thƣờng xảy ra. Nếu trầm trọng bệnh nhân nuốt đau, ăn uống kém dẫn đến suy kiệt. Mất
mùi vị xảy ra sớm trong tuần thứ 2 điều trị kèm theo khô miệng.
-


Máu và cơ quan tạo máu

Biểu hiện lâm sàng là các triệu chứng xuất huyết, phù nề, thiếu máu. Giảm
lympho, bạch cầu hạt, tiểu cầu và hồng cầu. Xét nghiệm tuỷ xƣơng thấy giảm cả 3
dòng sớm nhất là dịng hồng cầu.
-

Mệt mỏi tồn thân

 Phản ứng muộn
Các phản ứng muộn liên quan đến vị trí, liều điều trị, thể tích chiếu xạ và thời
gian chiếu xạ. Các phƣơng pháp điều trị khác nhƣ là phẫu thuật, hoá chất làm trầm
trọng thêm bệnh liên quan đến xạ trị.
-

Xơ hóa

Mơ bị chiếu xạ có xu hƣớng trở nên ít đàn hồi thƣờng do q trình sẹo hóa lan
tỏa. Tia xạ liều cao vào vùng mặt cổ gây xơ hoá làm hạn chế vận động, gây khít hàm
ăn uống khó khăn.
Khít hàm rất khó điều trị nên cần phịng ngừa và phát hiện sớm khi bắt đầu có
những dấu hiệu của sự rối loạn này bằng các bài tập với cây đè lƣỡi hoặc những dụng
cụ khác.
-

Rụng tóc

Rụng tóc thƣờng xẩy ra ở những bệnh nhân xạ trị vào não. Không giống nhƣ
rụng tóc trong hóa trị, rụng tóc do xạ trị khó phục hồi và thƣờng chỉ giới hạn ở vùng bị
chiếu xạ.

-

Khô các tuyến tiết

Tuyến nƣớc bọt và tuyến lệ chịu đƣợc liều khoảng 30 Gy trong phân liều 2 Gy
mỗi ngày. Trong điều trị xạ trị ung thƣ đầu mặt cổ thƣờng sử dụng liều cao hơn nhiều
do đó thƣờng gây tổn thƣơng tuyến nƣớc bọt và tuyến lệ gây khô miệng và khô mắt
làm ảnh hƣởng trầm trọng chất lƣợng sống của bệnh nhân.


15

Tổng lƣợng nƣớc bọt có thể lên tới 1,5 lít/ngày ở ngƣời khoẻ mạnh. Xạ trị gây
tổn thƣơng tuyến nƣớc bọt làm thay đổi lƣu lƣợng, chất lƣợng và pH của nƣớc bọt
đƣợc tiết ra. Nƣớc bọt tiết ra quánh đặc và tăng tính acid trong khi xạ trị. Nƣớc bọt
giảm từ 50-70% sau liều xạ 10-16 Gy và có thể khơng cịn sau liều xạ 40-42 Gy [14].
Khơ miệng cũng là một tình trạng xảy ra ở đa số các bệnh nhân xạ trị. Bệnh nhân xạ trị
cảm giác miệng khơ, nóng rát. Lâm sàng thấy nƣớc bọt ít đi, quánh đặc, niêm mạc
miệng khô teo. Sự giảm nƣớc bọt có thể hồi phục sau 6 đến 12 tháng ngƣng xạ, tuy
nhiên không thể hồi phục đƣợc nếu liều xạ từ 50 Gy trở lên, thậm chí có thể hồn tồn
khơng có nƣớc bọt nếu liều xạ từ 70 Gy trở lên. Khô miệng dẫn đến các biến chứng
khác là khó nhai nuốt nói, tăng nguy cơ sâu răng, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nhiễm
nấm và ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân.
-

Rối loạn vị giác

Rối loạn vị giác xảy ra sau khi xạ trị 2-3 tuần, và nó có thể kéo dài nhiều tuần
hoặc thậm chí vài tháng. Các nụ vị giác chủ yếu ở các gai nấm và các gai đài trên lƣỡi
rất nhạy với bức xạ, và do vị trí trên lƣỡi nên thƣờng bị ảnh hƣởng trong lúc xạ trị

vùng miệng. Khô miệng cũng góp phần làm tăng thêm triệu chứng. Nghiên cứu cho
thấy khoảng 70% bệnh nhân phàn nàn về rối loạn vị giác, bao gồm ăn mất ngon và
giảm cân, đây là các biến chứng khó chịu nhất đối với hầu hết bệnh nhân.
-

Đa sâu răng

Sâu răng do xạ trị chủ yếu là ảnh hƣởng gián tiếp do tia xạ làm thay đổi mô
tuyến nƣớc bọt dẫn đến khô nƣớc bọt, thay đổi thành phần nƣớc bọt và tạo điều kiện
thuận lợi cho nhóm vi khuẩn gây sâu răng trong xoang miệng phát triển. Sự giảm lƣu
lƣợng nƣớc bọt cũng nhƣ những thay đổi trong thành phần của nƣớc bọt, làm ảnh
hƣởng gây giảm hoặc thậm chí khơng cịn duy trì chức năng bảo vệ mơ cứng của răng
(men, ngà). Cho đến hiện nay, phác đồ phòng ngừa sâu răng xảy ra ở bệnh nhân xạ trị
đƣợc chấp nhận rộng rãi là sử dụng fluor hàng ngày đồng thời với vệ sinh răng miệng
triệt để.


16

-

Hoại tử xƣơng hàm

Là một tình trạng ở da hay niêm mạc không lành thƣơng để lộ xƣơng bên dƣới.
Đây là một trong những biến chứng nặng nhất của xạ trị ung thƣ đầu cổ. Bức xạ ion
hóa có thể dẫn đến hoại tử xƣơng hàm (ORN) do gây ra sự giảm tuần hồn, tổn thƣơng
tạo cốt bào, và tình trạng thiếu oxy trong xƣơng bị chiếu xạ. Nguy cơ ORN tăng theo
thời gian sau khi hoàn thành liều bức xạ và tồn tại suốt đời. Các biến chứng liên quan
đến ORN bao gồm đau khó chữa, gãy xƣơng bệnh lý, lỗ dị miệng và da, khít hàm và
mất nhiều xƣơng hàm và mô mềm. Tỷ lệ ORN thay đổi nhiều, dao động từ 2% đến

40%. Hoại tử xƣơng hàm xuất hiện tự phát hoặc sau nhổ răng, nhiễm trùng do răng,
chấn thƣơng do hàm giả [37].
-

Nghẽn các hệ thống bạch huyết dƣới da gây phù bạch huyết, có thể kết hợp

với các giai đoạn viêm quầng (erysipelas).
-

Suy nhƣợc

Suy nhƣợc là triệu chứng thông thƣờng của điều trị tia xạ và có thể kéo dài vài
tháng đến vài năm. Thiếu năng lƣợng, giảm các hoạt động và luôn luôn cảm thấy mệt
là các triệu chứng thƣờng xuyên.
-

Phản ứng phụ do tích lũy liều

Phản ứng phụ do tích lũy liều khơng nên nhầm lẫn với phản ứng muộn. Phản
ứng phụ do tích lũy liều sẽ biến mất trong thời gian ngắn cịn phản ứng muộn có biểu
hiện lâu dài. Xạ trị lại những trƣờng hợp này còn đang tranh cải.
-

Phản ứng về sinh thể

Giảm tuổi thọ, đục thuỷ tinh thể, tần suất xuất hiện bệnh ung thƣ cao hơn là ung
thƣ máu, ung thƣ da, ung thƣ xƣơng, ung thƣ phổi.
-

Phản ứng về di truyền


Tăng tần suất xuất hiện các đột biến về di truyền, dị tật bẩm sinh, quái thai.
Hiệu ứng này còn gọi là hiệu ứng ngẫu nhiên do bản chất ngẫu nhiên của nó. Hiệu ứng
này xảy ra trong toàn bộ dải liều.


17

1.3.3.3.

Độc tính của hóa trị

Hóa trị gây ra nhiều độc tính và đƣợc phân thành 2 nhóm chính :
-

Độc tính cấp

-

Độc tính muộn

Các thuốc hóa trị ung thƣ đều gây nên những tác dụng phụ bên cạnh hiệu quả
mong đợi là ức chế tăng trƣởng tế bào ung thƣ. Các tế bào, tổ chức của cơ thể có tốc
độ tăng trƣởng nhanh nhƣ niêm mạc ống tiêu hóa, hệ tạo huyết, tế bào lớp đáy biểu
mô, tế bào sinh dục… thƣờng có biểu hiện độc tính hóa trị rõ ràng nhất.
Độc tính của hóa trị rất đa dạng và đƣợc phân theo mức độ nặng từ I đến IV
hoặc theo hệ cơ quan. Có thể phân loại độc tính hóa trị theo thời điểm xảy ra nhƣ dƣới
đây:
 Phản ứng tức thời:
Sốc phản vệ rất hiếm xảy ra. Một vài loại thuốc nhƣ paclitaxel hoặc các kháng

thể đơn dòng nhƣ rituximab… có thể gây phản ứng sốc phản vệ nên cần phải điều trị
dự phòng trƣớc và theo dõi cẩn thận trong khi sử dụng.
 Các phản ứng sớm: Xảy ra trong vịng một vài ngày sau hóa trị
-

Nguy cơ nhiễm trùng [42]

Hóa trị có thể làm giảm số lƣợng tế bào bạch cầu, đƣợc sản xuất bởi tủy xƣơng.
Nếu số lƣợng các tế bào bạch cầu thấp, sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. Một lƣợng nhỏ tế
bào bạch cầu đƣợc gọi là bạch cầu trung tính.
Điều này bắt đầu bảy ngày sau khi điều trị và sự đề kháng với nhiễm trùng
thƣờng ở mức thấp nhất là 10-14 ngày sau khi hóa trị. Số lƣợng các tế bào bạch cầu
sau đó sẽ tăng dần và thƣờng trở về bình thƣờng trƣớc khi tiến hành chu kỳ tiếp theo
của hóa trị liệu.
Bệnh nhân sẽ có một test kiểm tra máu trƣớc khi hóa trị liệu để kiểm tra số
lƣợng tế bào bạch cầu. Đơi khi, điều trị có thể cần phải đƣợc trì hỗn nếu số lƣợng các
tế bào máu vẫn còn thấp.


×