Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau mổ lấy thai tại bệnh viện từ dũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

ĐỖ THỊ LAN HƯƠNG

TỶ LỆ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở PHỤ NỮ SAU MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Chuyên ngành: SẢN PHỤ KHOA
Mã số: 60.72.01.31

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hướng dẫn khoa học: TS.BS. NGUYỄN HỒNG HOA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
số liệu nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

ĐỖ THỊ LAN HƯƠNG



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục đối chiếu Anh- Việt
Danh mục các bảng, biểu và hình
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................3
Chương 1 TỔNG QUAN Y VĂN ..............................................................4
1.1 Định nghĩa tránh thai và BPTT .............................................................. 4
1.2 Các thuật ngữ liên quan BPTT .............................................................. 8
1.3 Phân loại các biện pháp tránh thai .......................................................... 8
1.4 Đặc điểm phụ nữ sau sinh và các BPTT hiện đại .................................. 9
1.5 Những yếu tố cần xem xét khi quyết định lựa chọn một BPTT ........... 26
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 28
2.1 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 28
2.2 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 28
2.3 Cỡ mẫu ................................................................................................. 29
2.4 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................ 29
2.5 Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 30
2.6 Địa điểm nghiên cứu............................................................................. 30
2.7 Biến số .................................................................................................. 30
2.8 Phương pháp tiến hành nghiên cứu ...................................................... 36
2.9 Vấn đề y đức ......................................................................................... 39
Chương 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 40
3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................... 40



3.2Tỷ lệ áp dụng BPTT hiện đại ................................................................ 48
3.3Khảo sát các yếu tố liên quan đến áp dụng BPTT hiện đại ................... 52
Chương 4 BÀN LUẬN ............................................................................. 63
4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................... 63
4.2 Tỷ lệ áp dụng BPTT hiện đại ............................................................... 70
4.3Khảo sát các yếu tố liên quan đến áp dụng BPTT hiện đại ................... 77
4.4Hạn chế của đề tài.................................................................................. 80
KẾT LUẬN ............................................................................................... 81
KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Bảng câu hỏi nghiên cứu
2. Bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu
3. Danh sách đối tượng nghiên cứu
4. Bảng chấp thuận của hội đồng đạo đức
5. Quyết định chấp thuận cho tiến hành lấy mẫu nghiên cứu của Bệnh
viện Từ Dũ
6. Nhận xét 1
7. Nhận xét 2
8. Kết luận của hội đồng
9. Xác nhận sửa chữa


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BPTT:

Biện pháp tránh thai

DCTC:


Dụng cụ tử cung

HA:

Huyết áp

KTC:

Khoảng tin cậy

MLT:

Mổ lấy thai

QCTT:

Que cấy tránh thai

TPHCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

TTBVBMTE và KHHGĐ:

Trung tâm Bảo vệ Bà mẹ Trẻ em và Kế
hoạch hóa gia đình

VTTTKH:


Viên thuốc tránh thai kết hợp


DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT

ACOG:

The American Congress of Obstetricians and Gynecologists
( Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ)

hCG

Beta-human Chorionic Gonadotrophin
(Kích thích tố màng đệm loại đồng phân có nhánh Beta)

COC:

Combined oral contraceptive
(Thuốc viên tránh thai phối hợp)

Cu-IUD

Cu- Intrauterin Device
(Dụng cụ tử cung chứa đồng)

FSH:

Follicle – Stimulating Hormone
(Hormone kích thích nang trứng)


HIV

Human Immuno-deficiency Virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)

HWY

Hundred Woman Years
(Số thai kỳ thấy được trong 100 phụ nữ một năm)

LH:

Luteinizing hormone
(Hormone tạo hoàng thể)

PI:

Pearl Index
(Chỉ số Pearl)

POPs:

Progesterone only pills= Minipills
(Thuốc viên tránh thai chứa progesterone)

PR:

Prevalent ratio
(Tỷ lệ hiện mắc)



RCOG:

Royal College of Obstetricians and Gynaecologists
(Hiệp hội Sản phụ khoa Hoàng gia Anh)

WHO:

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Chỉ số Pearl của các BPTT theo Hội Sản phụ khoa Hoa kỳ và
Guttmacher Institute năm 2015 ..........................................................................5
Bảng 1.2 Phân loại BPTT theo hiệu quả và thời hạn tránh thai ......................... 9
Bảng 2.1 Các biến số về đặc điểm cá nhân- xã hội ............................................30
Bảng 2.2 Các biến số về đặc điểm của chồng ....................................................31
Bảng 2.3 Các biến số về tiền căn sản khoa và dự tính sinh con ......................... 31
Bảng 2.4 Các biến số về tình hình sức khỏe sau mổ lấy thai .............................32
Bảng 2.5 Kiến thức đúng về DCTC chứa đồng ..................................................33
Bảng 2.6 Biến số kiến thức đúng về thuốc viên tránh thai chỉ chứa progesterone liều thấp .. 34

Bảng 2.7 Biến số kiến thức đúng về que cấy tránh thai ................................... 34
Bảng 2.8 Biến số kiến thức đúng về BPTT ...................................................... 34
Bảng 2.9 Các biến số nơi cung cấp phương tiện và dịch vụ tránh thai ............ 34
Bảng 2.10 Các biến số về lý do không áp dụng biện pháp tránh thai ................ 35
Bảng 2.11 Biến số áp dụng BPTT hiện đại ........................................................ 36
Bảng 3.1. Đặc điểm của các đối tượng tham gia nghiên cứu ............................ 40

Bảng 3.2. Đặc điểm của chồng ........................................................................... 42
Bảng 3.3 Đặc điểm tiền căn sản khoa và dự tính sinh con ............................... 43
Bảng 3.4 Đặc điểm sức khỏe sau mổ lấy thai.....................................................44
Bảng 3.5 Đặc điểm kiến thức về tránh thai ........................................................45
Bảng 3.6 Tỷ lệ phụ nữ biết nơi cung cấp thông tin và dịch vụ về BPTT ...........46
Bảng 3.7 Tỷ lệ phụ nữ biết nơi tìm hiểu thơng tin về BPTT ..............................47
Bảng 3.8 Đặc điểm áp dụng BPTT theo cách cho bú và kinh nguyệt ................50
Bảng 3.9 Kết quả phân tích đơn biến ................................................................52


Bảng 3.10 Phân tích hồi quy đa biến .................................................................59
Bảng 4.1 So sánh tỷ lệ áp dụng BPTT sau sinh..................................................71


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - HÌNH – SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biểuđồ 3.1 Số phụ nữ áp dụng từng loại BPTT ................................................48
Biểuđồ 3.2 Tỷ lê áp dụng BPTT HĐ .................................................................49
Biểuđồ 3.3 Tương quan giữa cách cho con bú và các BPTT hiện đại ..............51

HÌNH
Hình 1.1 Dụng cụ tử cung chứa đồng ................................................................17
Hình 1.2 VịngMirena ........................................................................................17
Hình 1.3 Vỉ thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone (Embevin 28) ...................19
Hình 1.4 Que cấy tránh thai ImplanonvàImplanon NXT ..................................21
Hình 1.5 Vỉ thuốc Mercilonc .............................................................................23
Hình 1.6 Bao cao su...........................................................................................23
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Các bước lấy mẫu nghiên cứu ...........................................................38



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỷ lệ MLT ngày càng gia tăng, tại Mỹ tỷ lệ này tăng từ 21% năm 1996
lên 32,8% năm 2011[42]. Tại Việt Nam theo thống kê của bệnh viện Từ
Dũ[2] năm 2015 tỷ lệ mổ lấy thai là 46%, trong đó nguyên nhân MLT do vết
mổ cũ chiếm 32,3%, đặc biệt 0,82% MLT vì vết mổ cũ mới.
Một người phụ nữ khi có thai lại sớm trong khoảng 18 tháng sau sinh có
nhiều nguy cơ cho mẹ và con, bao gồm: sinh non, ối vỡ non, sinh nhẹ cân và
vỡ tử cung ở những trường hợp có sinh mổ trước đó[27],[62],[68]. Theo F.
Garay Cunningham[32] nguy cơ vỡ tử cung tăng gấp 3 lần ở phụ nữ có thai
lại sau sinh mổ dưới 6 tháng. Vì vậy người phụ nữ cần ngừa thai trong thời
gian này, càng sớm càng tốt. Mặc dù có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức
khỏe của mẹ và con nhưng nhiều người vẫn có thai lại sớm sau sinh và 74%
là thai kỳ trong thời gian này là những thai kỳ không mong muốn[36]. Theo
nghiên cứu của Kari White và cộng sự[65] thực hiện tại Mỹ năm 2006-2010,
tại thời điểm 3 tháng sau sinh có 72% phụ nữ áp dụng biện pháp tránh
thai.Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Tống Kim Long[8], tại thời điểm 2-4
tháng sau sinh, có 37% phụ nữ áp dụng biện pháp tránh thai. Theo tác giả Lê
Nguyễn Anh Thi[11], tại thời điểm 6 tuần đến 6 tháng sau sinh, tỷ lệ áp dụng
biện pháp tránh thai là 65,4%.
Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện tuyến đầu với mặt bệnh đa dạng, mỗi
năm có gần 62.000 ca sinh và mổ lấy thai, với tỷ lệ mổ lấy thai 46%[2]. Tại
khoa Kế hoạch hóa gia đình có 2 phịng tư vấn ngừa thai với đội ngũ y bác sỹ
được đào tạo chuyên về tránh thai. Trước đến nay chưa có đề tài nào nghiên
cứu về tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai sau sinh mổ. Vì vậy, chúng tơi làm
đề tài “Tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại và các yếu tố liên quan ở
phụ nữ sau mổ lấy thai tại bệnh viện Từ Dũ” nhằm tìm hiểu người phụ nữ đã



2

có khái niệm gì về ngừa thai sau sinh, thời điểm bắt đầu như thế nào, góp
phần nâng cao chất lượng tư vấn ngừa thai sau sinh và chăm sóc sức khỏe bà
mẹ- trẻ em.
Câu hỏi nghiên cứu: Tỷ lệ phụ nữ áp dụng biện pháp tránh thai hiện
đại (gồm dụng cụ tử cung chứa đồng, que cấy tránh thai, thuốc viên tránh
thai chỉ chứa progesterone, thuốc viên phối hợp, bao cao su) sau mổ lấy thai
3 tháng-6 tháng là bao nhiêu?


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chính
Xác định tỷ lệ phụ nữ sau mổ lấy thai 3 tháng- 6 tháng có áp dụng
BPTT hiện đại (bao gồm dụng cụ tử cung chứa đồng, que cấy tránh thai,
thuốc viên tránh thai chỉ chứa progesterone,viên thuốc tránh thai phối hợp và
bao cao su).
Mục tiêu phụ
1. Xác định tỷ lệ áp dụng các BPTT không hiện đại, bao gồm: bú mẹ vô
kinh, tránh ngày rụng trứng và xuất tinh ngoài ở các phụ nữ sau mổ lấy thai 3
thâng- 6 tháng.
2. Tìm một số yếu tố liên quan đến việc áp dụng các BPTT hiện đại ở
phụ nữ sau mổ lấy thai 3 tháng - 6 tháng.


4


Chương 1

TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 ĐỊNH NGHĨA TRÁNH THAI VA BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
Biện pháp tránh thai (BPTT) là biện pháp mà các cặp vợ chồng hay bạn
tình sử dụng nhằm kiểm sốt việc sinh đẻ, để tránh có thai ngồi ý muốn.
Các BPTT có thể là một biện pháp tự nhiên hay sử dụng một phương tiện
(hàng rào cơ học, hóa học hay nội tiết) với mục đích ngăn cản sự thụ tinh
hoặc ngăn cản sự làm tổ của trứng[1],[4].
Hiện nay theo báo cáo của các chương trình dân số kế hoạch hố gia đình,
thường chia làm 2 loại là BPTT truyền thống và BPTT hiện đại[1],[4]:
 BPTT truyền thống là những biện pháp không cần dụng cụ, thuốc hay thủ
thuật để ngừa thai. Các biện pháp này bao gồm xuất tinh ngoài âm đạo,
tránh ngày rụng trứng, theo dõi chất nhầy cổ tử cung và cho con bú vô
kinh.
 BPTT hiện đại là những BPTT cần dụng cụ, thuốc, các thủ thuật, phẫu
thuật để ngăn cản sự có thai.
Tránh thai được định nghĩa là hành động có chủ ý dùng các biện pháp
nhân tạo hay các kỹ thuật để ngăn ngừa thai kỳ hậu quả của giao hợp. Có
nhiều phương pháp tránh thai, hoạt động dựa trên những nguyên lý và cơ chế
khác nhau. Mỗi phương pháp được đặc trưng bằng (1) tính hiệu quả, (2) tính
an tồn, (3) tính kinh tế và (4) khả năng chấp nhận của người sử dụng cụ
thể[3].
Hiệu quả của một phương pháp tránh thai được tính bằng chỉ số Pearl:
số thai kỳ quan sát thấy trên 100 năm phụ nữ[3]. Năm 1933, Raymond Pearl
đề nghị một phương pháp để mơ tả tính hiệu quả của một phương pháp tránh
thai. Dù đã hơn 80 năm qua, nhưng PI hiện vẫn được dùng rộng rãi do rất



5

đơn giản. Đơn vị của PI là số thai kỳ thấy được trong 100 năm phụ nữ
(Hundred Woman Years- HWY). Cách tính chỉ số Pearl:
 Chỉ số Pearl= (Số thai kỳ quan sát thấy: Tổng số chu kỳ thực tế đã
quan sát)x1200
PI thể hiện tính hiệu quả của một phương pháp tránh thai trong trường
hợp sử dụng hồn hảo. Đơi khi người ta dùng PI để so sánh hiệu quả của 2
phương pháp tránh thai khác nhau với nhau.
Trong trường hợp sử dụng khơng hồn hảo, thường thì người ta khơng
dùng PI.
Tính hiệu quả của phương pháp lệ thuộc vào bản thân phương pháp,
đồng thời cũng bị thay đổi theo tình trạng thể chất của người dùng cụ thể[3].
Bảng 1.1 Chỉ số Pearl của các BPTT theo Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ và của
Guttmacher Institute năm 2015[17],[34].
HIỆU QUẢ THẤP

HIỆU QUẢ CAO
CHỈ SỐ PEARL

PHƯƠNG PHÁP

CHỈ SỐ PEARL


THUYẾT

THỰC
HÀNH


PHƯƠNG PHÁP


THUYẾT

THỰC
HÀNH

Không sử dụng
Tránh ngày phóng
nỗn

85

85

0,6

0,8

9

25

0,2

0,2

Xuất tinh ngồi


4

27

0,3

9

18

28

0,3

9

6

12

0,2

6

17

23

DCTC chứa đồng
DCTC

chứa
progestin
Thuốc uống kết
hợp
Thuốc uống chỉ có
progestin
Thuốc tiêm tránh
thai
Thuốc dán tránh
thai

0,7

9

9

24

Vịng đặt âm đạo

2,2

9

5
2

21
18


Que cấy tránh thai
Triệt sản

0,05
0,15

0,5
0,5

Thuốc
trùng

diệt

tinh

Màng ngăn âm đạo
Mũ chụp cổ tử
cung
Miếng xốp cổ tử
cung
Bao cao su nữ
Bao cao su nam


6

Tính an tồn của một phương pháp tránh thai được WHO xếp theo các
mức độ giới hạn việc dùng, từ loại 1 đến 4.

Mỗi phương pháp tránh thai đều có thể có tác động ngồi tránh thai.
Phương pháp có thể làm thay đổi tình trạng sức khỏe của người dùng theo
chiều hướng xấu đi hoặc có thể gây hại cho người dùng. Vì thế khi quyết
định dùng một phương pháp tránh thai, phải cân nhắc giữa hiệu quả tránh
thai và những bất lợi mà phương pháp này. Có thể gây ra cho người dùng cụ
thể. Hầu hết các hướng dẫn tránh thai hiện đại đều khơng cịn dùng các từ
“chỉ định” và “chống chỉ định” khi nói về phương pháp tránh thai.Một cách
hiển nhiên, “chỉ định” dùng một biện pháp tránh thai là để tránh thai. Nói
đến “chỉ định” là khơng cần thiết.Khi đã có ý định tránh thai thì chỉ còn lại
vấn đề lựa chọn. Khi lựa chọn, cần cân nhắc giữa lợi ích và khả năng gây hại
cho người dùng cụ thể của phương pháp. Vì thế, các khuyến cáo thường nói
đến các điều kiện mà trong đó việc dùng bị giới hạn (các điều kiện giới hạn
việc dùng phương pháp). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các điều kiện giới hạn
việc dùng một phương pháp tránh thai nào đó được chia ra 4 loại:
 Loại 1: có thể dùng mà khơng có vấn đề phải lo ngại.
 Loại 2: có thể dùng, bởi vì lợi ích tránh thai là vượt trội so với các
nguy cơ lý thuyết có thể có.
 Loại 3: một cách tổng quát, sự tồn tại của nguy cơ về mặt lý thuyết là
lớn hơn lợi ích tránh thai của phương pháp.
 Loại 4: nguy cơ khi dùng trong điều kiện đó là rõ ràng, không nên
dùng phương pháp này cho người dùng cụ thể đó[3].
Tính kinh tế của một phương pháp tránh thai được xét trên 2 mặt: đối
với cá nhân và tổng chi phí cho cộng đồng[3].
Tính kinh tế của một phương pháp không đồng nghĩa với giáthành của
phương pháp. Giá thành của một đơn vị của phương tiện tránh thai có thể


7

thấp, nhưng cần phải xét đến những khoản chi phí mà cộng đồng phải gánh

chịu để theo dõi, xử lý các vấn đề phát sinh. Một ví dụ cụ thể như khi nói đến
tính kinh tế của dụng cụ tử cung chứa đồng (Cu-IUD), phải xét đến giá thành
của một đơn vị dụng cụ tử cung(thường rất thấp), nhưng phải kể đến cả chi
phí khám định kỳ để theo dõi và xử lý như thất bại tránh thai, chi phí vận
hành phịng khám 10 năm sau đó để theo dõi dụng cụ tử cung, chi phí cho
phẫu thuật lấy dụng cụ tử cung di trú lạc chỗ[3]…
Chỉ có người dùng mới quyết định chọn cho mình phương thức tránh
thai phù hợp với hồn cảnh cá nhân, gia đình và xã hội.Nếu chỉ dựa trên tính
hiệu quả, tính an tồn và tính kinh tế thì một người dùng sẽ có nhiều lựa
chọn, nhất là trong trường hợp người dùng khơng có bất cứ một vấn đề nào
đặc biệt gây giới hạn việc dùng phương pháp tránh thai ở loại 3 và 4.Khi đó
người dùng sẽ phải chọn một trong các phương pháp tránh thai có giới hạn
việc dùng ở loại 1 (và có thể là loại 2) căn cứ trên tính phù hợp của phương
pháp cho người dùng cụ thể đó.
Người dùng cụ thể là người dùng với tất cả những đặc điểm tâm lý, đặc
điểm sinh lý, đặt trong mối quan hệ tổng hòa của lối sống, quan hệ gia đình,
kế hoạch sinh con, quan hệ sinh con, quan hệ nghề nghiệp…Trong cùng một
điều kiện thể chất, một phương pháp có thể phù hợp với một người dùng cụ
thể này mà không phù hợp với một người dùng cụ thể khác.
Tính hiệu quả của một phương pháp tránh thai được thể hiện qua chỉ số
Pearl. Các phương pháp tránh thai có chỉ số Pearl thấp nhất là các phương
pháp có hiệu quả cao nhất. Không kể đến các phương pháp đình sản (vĩnh
viễn), que cấy phóng thích chậm progestogen, dụng cụ tử cung phóng thích
chậm progestogen và dụng cụ tử cung chứa đồng là các phương pháp hiệu
quả nhất. Thuốc tiêm phóng thích chậm progestogen, viên estrogen-


8

progestogen phối hợp, vịng đặt âm đạo phóng thích chậm estrogenprogestogen cũng có hiệu quả tránh thai khá cao[3].

1.2.


CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
Tránh thai vĩnh viễn: chỉ sử dụng một lần, sau đó đạt hiệu quả tránh

thai khơng thời hạn, khó có thể phục hồi lại khả năng sinh sản.


Tránh thai tạm thời: để đạt hiệu quả tránh thai phải sử dụng lặp lại

trong một khoảng thời gian nhất định, tùy theo mỗi BPTT, phục hồi khả năng
sinh sản ngay khi ngừng sử dụng hay hết thời gian hiệu quả.


Tránh thai dài hạn: sau mỗi lần sử dụng, sau đó đạt hiệu quả tránh

thai nhiều năm tùy theo loại BPTT, phục hồi khả năng sinh sản ngay khi
ngừng sử dụng hay hết thời gian hiệu quả.


Tránh thai khẩn cấp: sử dụng một loại BPTT ngay sau lần quan hệ

tình dục khơng an tồn.


Tránh thai có nội tiết: chỉ có sự hiện diện của progestin hay kết hợp

với estrogen ở một hàm lượng và tỷ lệ cho phép đạt hiệu quả tránh thai hợp
lý trong thành phần cấu tạo của loại BPTT.



Tránh thai an toàn: là sự an tồn, khơng gây hại cho người sử dụng.



Tránh thai hiệu quả: là khả năng tránh thai của một biện pháp tránh

thai cụ thể trong một năm sử dụng.


Biện pháp tránh thai thích hợp: là biện pháp khơng gây khó khăn

nhiều trong việc sử dụng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày cũng
như hoạt động tình dục và khơng ảnh hưởng đến khả năng có thai của người
sử dụng sau khi ngừng sử dụng.
1.3.

PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
Hiện nay trên thế giới đã có gần 20 BPTT đáp ứng nhu cầu sử dụng cho

từng cá nhân trong từng giai đoạn sinh lý và bệnh lý của phụ nữ và nam giới
trong tuổi hoạt động tình dục.


9

Các BPTT có thể được phân loại theo nhiều cách:
-


Theo lịch sử phát triển: truyền thống, hiện đại

-

Theo giới tính sử dụng: nam, nữ

-

Theo cơ chế tránh thai:tự nhiên, rào cản, hóa học, nội tiết

-

Theo đường sử dụng: uống, tiêm, dán, đặt, cấy, phẫu thuật

-

Theo tình huống sử dụng:có, khơng khẩn cấp

-

Theo ngăn ngừa các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục: có, khơng

-

Theo thời hạn tránh thai: ngắn hạn, dài hạn, tạm thời, vĩnh viễn

-

Theo hiệu quả tránh thai: cao, thấp
Có thể phân nhóm các BPTT theo hiệu quả và thời hạn tránh thai như


sau
Bảng 1.2 Phân loại BPTT theo hiệu quả và thời hạn tránh thai
PHÂN
LOẠI
THEO
HIỆU
QUẢ TRÁNH
THAI
THẤP

CAO

1.4

PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI THEO
THỜI HẠN TRÁNH THAI
TẠM THỜI
VĨNH VIỄN
NGẮN HẠN
DÀI HẠN
- Tự nhiên
- Rào cản
- Hóa chất
- Nội tiết ngoại - Dụng cụ tử cung
sinh: uống, tiêm, chứa dồng
dán, đặt
- Dụng cụ tử cung Triệt sản nam
- Nội tiết nội chứa progestin
Triệt sản nữ

sinh: cho bú vô - Que cấy tránh
thai
kinh

ĐẶC ĐIỂM PHỤ NỮ SAU SINH VÀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH

THAI HIỆN ĐẠI
1.4.1 Đặc điểm phụ nữ sau sinh
1.4.1.1 Kinh nguyệt và sự rụng trứng trở lại sau sinh


10

Sau khi sinh và sổ nhau, nồng độ estrogen và progesterone trong máu
mẹ bị tụt giảm, tác dụng ức chế của estrogen và progesterone bị loại bỏ, vì
thế mức FSH, LH tuần tự tăng dần và chức năng buồng trứng sẽ bắt đầu hồi
phục trở lại.
Nếu người phụ nữ không cho con bú, kinh nguyệt thường có trở lại
trong vịng 6-8 tuần sau sinh. Tuy nhiên vào lúc này vẫn khó có quy định lâm
sàng cụ thể nào về ngày tháng cho chu kỳ kinh đầu sau sinh. Chỉ có một số ít
phụ nữ có hiện tượng chảy máu ngắt quãng với số lượng ít đến vừa phải, bắt
đầu sớm sau sinh.
Khảo sát chu kỳ mô học của nội mạc tử cung, Sharman[60] nhận thấy
phóng nỗn xảy ra từ ngày 42 sau sinh.
Một số nghiên cứu khác cho biết hầu hết những phụ nữ không tiết sữa
sẽ thấy kinh trở lại trong khoảng từ 4-6 tuần sau sinh, nhưng khoảng 33%
chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên khơng có phóng nỗn.
Campell và Gray (1993) [23] phân tích mẫu nước tiểu mỗi ngày của 82
phụ nữ để xác định phóng nỗn.
Nghiên cứu này lần đầu tiên mô tả được chi tiết sự hoạt động trở lại của

buồng trứng sau sinh nơi phụ nữ cho con bú và không cho con bú ở Mỹ. Các
tác giả nhận thấy rõ ràng đã có sự trì hỗn phóng nỗn khi đang cho bú mẹ.
Mặc dù không nhấn mạnh, nhưng theo các tác giả rụng trứng sớm vẫn không
loại trừ với việc bú mẹ.
Qua nghiên cứu này cũng có thêm những phát hiện mới: phóng nỗn
thường trở lại rõ ràng cùng với sự trở lại của chảy máu kinh nguyệt bình
thường, mỗi lần cho bú mẹ kéo dài 15 phút, có 7 lần bú mẹ mỗi ngày sẽ trì
hỗn được sự rụng trứng trở lại, phóng nỗn có thể xảy ra cùng với khơng
xuất huyết, xuất huyết có thể vẫn khơng phóng nỗn, tác giả ước đốn nguy
cơ có thai ở phụ nữ cho con bú vào khoảng 4% mỗi năm.


11

Khả năng mang thai của người phụ nữ rất thấp trong 2 tháng sau sanh
nếu cho con bú, nếu bú mẹ hồn tồn, mẹ chưa có kinh lại thì tỷ lệ mang thai
là 2%. Tuy nhiên việc cho bé bú mẹ hồn tồn khơng ngăn được chức năng
của buồng trứng sau 6 tháng[59].
Các nghiên cứu chỉ ra rằng có hiện tượng rụng trứng xảy ra vào ngày
hậu sản thứ 21[44].
1.4.1.2 Quan hệ tình dục sau sinh
Tình dục và quan hệ tình dục là mối quan tâm chung trong suốt thời
gian hậu sản. Tình dục có thể bị giảm sau sinh, có thể do sự tụt giảm estrogen
sau sinh[21].
Thời gian trung bình bắt đầu quan hệ vợ chồng và ngừa thai là 6 tuần,
có 53% phụ nữ quan hệ vợ chồng 8 tuần sau sanh, khảo sát 1075 phụ nữ theo
nghiên cứu của Glazener năm 1997[37].
Nghiên cứu tại tỉnh Long An (2003), cho biết có 2,7% phụ nữ có quan
hệ tình dục trước 6 tuần hậu sản và có 44% phụ nữ quan hệ tình dục vào lúc
6 tuần đến 3 tháng sau sinh[11].

Người phụ nữ nên được thông tin về việc cho bú mẹ sẽ gây ra giai đoạn
ức chế sản xuất estrogen với hậu quả gây teo và khô âm đạo. Tình trạng sinh
lý như vậy sẽ dẫn đến giảm bôi trơn âm đạo trong lúc giao hợp. Do đó có thể
khuyên bà mẹ cho con bú nên sử dụng thêm chất bơi trơn âm đạo khi có giao
hợp[21].
1.4.2 Tình hình áp dụng tránh thai và sự ảnh hưởng của BPTT trong
thời kỳ sau sinh
Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ [17] khuyến cáo thuốc tránh thai chỉ
chứa progestogen là lựa chọn đầu tay cho người phụ nữ nuôi con bằng sữa
mẹ.


12

Phương pháp rào chắn và thuốc viên chỉ chứa progestogen là BPTT đầu
tay, trong thời kỳ cho con bú, những phương pháp này không ảnh hưởng đến
sữa mẹ về chất lượng và số lượng, không ảnh hưởng đến trẻ và buồng trứng
của mẹ[59].
Thuốc viên tránh thai chỉ chứa progestogen làm giảm mất xương ở phụ
nữ cho con bú, dù khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê[27].
Viên tránh thai phối hợp làm giảm sữa mẹ trong một số trường hợp[46]
thuốc viên tránh thai đơn thuần không làm giảm sữa mẹ mà còn làm tăng sữa
mẹ[49]. Thuốc viên tránh thai phối hợp không ảnh hưởng đến sữa mẹ nhưng
không khuyến cáo dùng khi cho con bú sữa mẹ[59]. Liều nhỏ hormone sử
dụng tránh thai trong thời gian cho con bú không ngăn cản tiết sữa, lượng
hormon này qua sữa mẹ đến con, hiện chưa có ảnh hưởng nào nghiêm trọng
được báo cáo[49].
Viện y tế quốc gia về chất lượng điều trị (National Institute for Health
and Clinical Excellence (NICE)) khuyến cáo nên tư vấn tránh thai 1 tuần sau
sinh và bắt đầu áp dụng từ tuần thứ 3-4 hậu sản. Dụng cụ tử cung chứa đồng

(T-Cu 380A) nên đặt 48 giờ sau sinh/ sau mổ lấy thai. Theo Tổ chức y tế thế
giới (WHO) khuyến cáo nên sử dụng thuốc viên tránh thai chỉ chứa
progestogen sau sinh 6 tuần, que cấy tránh thai nên được cấy lúc 3 tuần, nếu
cấy sau 3 tuần thì sẽ hiệu quả ngừa thai thấp trong 7 ngày tiếp theo, thuốc
viên tránh thai phối hợp dùng sau 6 tháng[44].
Thuốc viên tránh thai chỉ chứa progestogen, que cấy tránh thai đối với
trẻ bú bình, mẹ sử dụng ngay sau sanh, đối với trẻ bú mẹ, mẹ dùng sau 6
tuần. Dụng cụ tử cung nên đặt sau sổ nhau 10 phút để giảm tống xuất
vòng[46].
Nghiên cứu của tác giả Harney[41] phụ nữ tái khám sau sinh là 62%, có
36,5% áp dụng biện pháp ngừa thai tạm thời tác dụng kéo dài, 11,4% có thai.


13

Tác giả Potter[55] nghiên cứu trên 377 phụ nữ Mỹ ở thời điểm 6 tháng
sau sinh, 2/3 số phụ nữ gặp trở ngại khi muốn ngừa thai, sau sanh 24 tháng
có 71 thai kỳ là vỡ kế hoạch. Phụ nữ găp trở ngại về ngừa thai thì có thai
trong 24 tháng sau sanh 34%.
Tác giả Vũ Thị Thucó 10,7% phụ nữ không biết lựa chọn biện pháp
tránh thai nào trong giai đoạn sau sinh.
Một nghiên cứu của tác giả Bryant[22], so sánh thời điểm áp dụng tránh
thai trong giai đoạn sau sinh và khả năng duy trì biện pháp đó, cấy que tránh
thai ngay sau sanh có hiệu quả sử dụng cao hơn cấy sau 3 tháng. Sau 12
tháng thì khơng có sự khác biệt trong sử dụng que cấy ở nhóm cấy ngay sau
sanh và sau sanh 3 tháng. Nhóm cấy que ngay sau sanh có vẻ thích hợp/ phù
hợp với phương pháp cấy que.
1.4.3 Các biện pháp tránh thai có thể sử dụng trong giai đoạn sau sinh
1.4.3.1 Phương pháp bú mẹ hồn tồn vơ kinh
Cho bú mẹ quan trọng cho sức khỏe của trẻ và giúp duy trì khoảng cách

sinh con kế tiếp.Hiện nay cho bú mẹ có thể được xem như một dạng tránh
thai đã được công nhận là một phương pháp và hiệu quả rất thay đổi tùy theo
mỗi cá nhân.
Có 3 tiêu chuẩn chính bắt buộc đê bú mẹ hồn tồn vơ kinh có hiệu quả:
1. Sữa mẹ chiếm hơn 90% lượng thức ăn hàng ngày của trẻ
2. Trẻ phải dưới 6 tháng tuổi
3. Bà mẹ chưa có kinh trở lại
Mơ tả phương pháp:
Cơ chế tránh thai: bú mẹ gây gia tăng lượng prolactin trong máu mẹ, ức
chế rụng trứng. Khi rụng trứng xảy ra và có thụ tinh, hiệu quả tránh thai
trong thời kỳ cho con bú có thể một phần do sự ức chế làm tổ của trứng đã
thụ tinh.


14

Ưu điểm: là chi phí khơng tốn kém
Nhược điểm:
-

Kinh nguyệt: khơng thể dự đốn thời điểm có kinh trở lại

-

Giảm estrogen trong thời gian cho con bú có thể gây giao hợp đau vì

khơ
-

Vú mềm có thể làm giảm khối cảm tình dục


-

Ngồi ra: người mẹ đi làm cần có thời gian và nơi cho con bú. Hiệu

quả sau 6 tháng có thể giảm rõ rệt, có thể thụ thai trước khi có kinh. Khơng
bảo vệ chống lại bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu mẹ bị nhiễm HIV
có 14-29% cơ hội HIV truyền sang con qua sữa mẹ. Đau núm vú và vú.
-

Biến chứng: thụ thai trước khi có kinh
Đối tượng sử dụng: phụ nữ cho con bú hồn tồn vơ kinh 6 tháng sau

sinh, phụ nữ khơng có nhiễm trùng máu có thể lây cho con, phụ nữ khơng sử
dụng thuốc có hại cho bé, khả năng có thai trở lại của bà mẹ khơng thay đổi
một khi họ ngưng cho con bú.
Một nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới về phương pháp này cho thấy
suốt thời gian 6 tháng cho bú mẹ, tỷ lệ mang thai cộng dồn từ 0,9 đến 1,2%,
tuy nhiên lúc 12 tháng tỷ lệ có thai tăng cao khoảng 7,4%. Nên để tiếp tục
tránh thai hiệu quả, những phương pháp khác nên được áp dụng sau sinh 6
tháng, hay sớm hơn nữa nếu bà mẹ có kinh trở lại.
1.4.3.2 Dụng cụ tử cung chứa đồng
 Thành phần: dụng cụ tử cung có hình chữ T, cấu tạo từ một thân
plastic có chứa muối Barium, nên cản quang với tia X và được bổ sung với
các vòng đồng hoặc dây đồng ở trục dọc và trục ngang, diện tích đồng tương
ứng theo tên của dụng cụ tử cung.
Hiện Việt Nam có 2 loại DCTC chứa đồng:
o

Vòng Tcu-380A sử dụng được 10 năm



15

o

Vòng Multiload-375 sử dụng được 5 năm
 Cơ chế tác dụng: dụng cụ tử cung chứa đồng làm việc chủ yếu như

chất diệt tinh trùng. Ion đồng ức chế tinh trùng di động và hoạt hóa men thể
cực đầu vì vậy tinh trùng hiếm khi đến được ống dẫn trứng và không thể thụ
tinh với trứng. Tạo phản ứng viêm vô trùng ở nội mạc tử cung làm thực bào
tinh trùng. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng dụng cụ tử cung không
hoạt động thường quy sau khi thụ tinh. Chúng khơng phải là thuốc phá thai.
Chúng ngăn ngừa có thai chủ yếu bằng cách diệt tinh trùng và sau đó ngăn
ngừa thụ thai.
 Thời điểm sử dụng: có thể đặt dụng cụ tử cung ở bất cứ thời điểm nào
của chu kỳ nếu chắc chắn là khơng có thai và không cần sử dụng BPTT hỗ
trợ nào khác. Bất kỳ lúc nào trong vòng 12 ngày đầu của kỳ kinh. Ngay sau
phá thai, sẩy thai (3 tháng đầu và 3 tháng giữa) cần loại trừ có sót nhau hay
nhiễm khuẩn. Có thể dùng để ngừa thai khẩn cấp trong vịng 5 ngày sau giao
hợp khơng được bảo vệ, nhưng khơng q 5 ngày kể từ ngày phóng nỗn.
Khơng sử dụng tránh thai ở trường hợp bị hiếp dâm và có nguy cơ nhiểm
bệnh lây truyền qua đường tình dục cao. Sau sinh (kể cả sau sinh mổ) và cho
con bú: sau sinh 4 tuần trở đi và vô kinh: bất kỳ lúc nào nếu biết chắc chắn
khơng có thai. Sau sinh 4 tuần trở đi và đã có kinh trở lại: như trường hợp
hành kinh bình thường
 Ưu điểm: một lần quyết định đơn giản nhưng có hiệu quả tránh thai lâu
dài. Tiện lợi, cho phép giao hợp một cách tự nhiên, khơng cần có một động
tác nào ở thời điểm sử dụng. Vì nghĩ rằng tỷ lệ có thai giảm nên cảm giác

thoải mái hơn khi giao hợp. Có thai lại nhanh sau khi lấy dụng cụ tử cung ra
và giữ được bí mật riêng tư. Giá cả phải chăng. Là lựa chọn phù hợp cho
những phụ nữ không dùng được nội tiết tránh thai.


×