Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tỷ lệ đau bụng kinh trên nữ sinh từ 12 đến 15 tuổi và các yếu tố liên quan tại huyện ba tri tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH
------------------

VĂN THỊ UYÊN

TỶ LỆ ĐAU BỤNG KINH TRÊN NỮ SINH
TỪ 12 ĐẾN 15 TUỔI
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
CHUYÊN NGÀNH: SẢN PHỤ KHOA
MÃ SỐ: 60720131

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HUỲNH NGUYỄN KHÁNH TRANG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn


Văn Thị Uyên


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN Y VĂN ............................................................... 4
1. HIỆN TƯỢNG KINH NGUYỆT ................................................................ 4
2. CHU KỲ KINH NGUYỆT ........................................................................ 4
2.1. Giai đoạn tăng trưởng của nội mạc tử cung ......................................... 5
2.2. Giai đoạn chế tiết của nội mạc tử cung ................................................ 5
2.3. Giai đoạn hành kinh .............................................................................. 5
3. ĐAU BỤNG KINH NGUYÊN PHÁT ....................................................... 6
3.1. Định nghĩa ............................................................................................. 6
3.2. Những yếu tố nguy cơ của đau bụng kinh ............................................ 6
3.3. Sinh lý bệnh ......................................................................................... 7
3.4. Tần suất đau bụng kinh ....................................................................... 10
3.5. Bệnh sử: .............................................................................................................. 11
3.6. Đặc điểm lâm sàng: ............................................................................. 12
3.7. Điều trị:................................................................................................ 14
4. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA ĐAU BỤNG KINH........................................... 17
5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM .............................................................................. 18


6. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI Ở HUYỆN BA TRI -TỈNH

BẾN TRE....................................................................................................... 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................ 21
2.2. PHƯƠNG TIỆN, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 21
2.2.1. Loại hình nghiên cứu: ...................................................................... 21
2.2.2. Cỡ mẫu: ............................................................................................ 21
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: .................................................................. 22
2.2.4. Phương pháp tiến hành: ................................................................... 24
2.3. PHÂN TÍCH CÁC BIẾN SỐ ................................................................. 29
2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ...................................................... 35
2.5. VẤN ĐỀ Y ĐỨC: .................................................................................. 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 37
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................. 37
3.2. ĐẶC ĐIỂM KINH NGUYỆT ................................................................ 38
3.3. CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐAU BỤNG KINH .................................................. 40
3.4. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA ĐAU BỤNG KINH........................................ 43
3.5. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐAU BỤNG KINH VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM
CỦA DÂN SỐ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 46
3.6. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM KINH NGUYỆT VỚI TÌNH
TRẠNG ĐAU BỤNG KINH ........................................................................ 47
3.7. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ ĐAU BỤNG KINH VỚI ĐẶC
ĐIỂM KINH NGUYỆT ................................................................................ 49
3.8. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC TÁC ĐỘNG DO ĐAU BỤNG KINH
VỚI MỨC ĐỘ ĐAU BỤNG KINH .............................................................. 50


3.9. MỐI LIÊN HỆ ĐA BIẾN....................................................................... 53
3.10. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐAU BỤNG KINH............... 54
3.11. HIỂU BIẾT VỀ ĐIỀU TRỊ ĐAU BỤNG KINH ................................. 55
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................... 58

4.1. VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 58
4.2. TỶ LỆ ĐAU BỤNG KINH .................................................................... 59
4.3. CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐAU BỤNG KINH .................................................. 60
4.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG ĐAU BỤNG
KINH…………………….............................................................................63
4.5. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠU BỤNG KINH........................................ 65
4.6. PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ ĐA BIẾN ................................................ 68
4.7. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ HIỂU BIẾT VỀ ĐIỀU TRỊ ĐAU
BỤNG KINH ................................................................................................. 68
Chương 5: KẾT LUẬN ............................................................................... 73
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Thư ngỏ
2. Bảng thu thập dữ liệu
3. Quyết định công nhận người hướng dẫn
4. Giấy cho phép của Hội đồng y đức Đại Học Y Dược TP. HCM
5. Giấy cho phép lấy mẫu của Phòng Giáo Dục huyện Ba Tri
6. Giấy xác nhận lấy mẫu của trường học
7. Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu
8. Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện nghiên cứu


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH

Ban giám hiệu

CI


Confidence interval

Cs

Cộng sự

ĐBK

Đau bụng kinh

E2

Estrogen

FSH

Follicle stimulating hormone

LH

Luteinizing hormone

NSAIDs

Nonsteroidal anti-inflammatory medications

OR

Odds Ratio


OTC

Over - the – counter

P

Progesterone

PGE2

Prostaglandin E2

PGF2α

Prostaglandin F2α

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VTN

Vị thành niên

WHO

World Health Organization


BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT

Corpos luteum

Hoàng thể

Cycle day

Chu kỳ kinh

Dominant follicle

Nang vượt trội

Endocine cycle

Chu kỳ nội mạc

Follicular phase

Gian đoạn nang nỗn

Histology endometrial

Mơ nội mạc

Luteal phase

Giai đoạn hồng thể

Menses


Kinh nguyệt

Ovarain histology

Mơ trứng

Over the couter

Thuốc không cần kê toa

Ovulation

Trứng

Proliferative phase

Giai đoạn tăng sinh

Secretory phase

Giai đoạn chế tiết


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân bố học sinh và số lượng nữ sinh cần lấy mẫu ................ …23
Bảng 2.2: Phân bố theo khối và số lượng nữ sinh mỗi khối cần lấy mẫu ... 24
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................... 37
Bảng 3.2: Bảng phân tích đặc điểm kinh nguyệt ........................................ 38
Bảng 3.3: Đau bụng kinh ở học sinh và mẹ ................................................ 40
Bảng 3.4: Bảng phân tích đặc điểm đau bụng kinh..................................... 41

Bảng 3.5: Phân tích các tác động của đau bụng kinh .................................. 43
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa đbk với các đặc điểm của dân số nghiên cứu
..................................................................................................................... 46
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa đặc điểm kinh nguyệt và đau bụng kinh ….47
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa mức độ đau bụng kinh với đặc điểm kinh
nguyệt ......................................................................................................... 49
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa các tác động do với mức độ đau bụng
kinh………………………. ......................................................................... 50
Bảng 3.10: Mối liên hệ đa biến giữa đau bụng kinh với đặc tính mẫu, các đặc
điểm kinh nguyệt, và tiền sử đbk ở mẹ ...................................................... .53
Bảng 3.11: Mối liên hệ giữa mức độ đau bụng kinh với các đặc điểm kinh
nguyệt .......................................................................................................... 54
Bảng 3.12: Các phương pháp làm giảm đau bụng kinh .............................. 54
Bảng 3.13: Hiểu biết về điều trị .................................................................. 56
Bảng 4.1: So sánh tỷ lệ đau bụng kinh với nghiên cứu của tác giả khác .... 59


Bảng 4.2: So sánh mức độ đau bụng kinh với nghiên cứu của các tác giả
khác ............................................................................................................. 61
Bảng 4.3: So sánh các triệu chứng kèm với các tác giả khác ..................... 62
Bảng 4.4: So sánh tỷ lệ nghỉ học, vắng tiết với các tác giả khác ................ 65
Bảng 4.5: So sánh ảnh hưởng của đau bụng kinh đến học tập với các tác giả
khác.............................................................................................................. 66
Bảng 4.6: So sánh ảnh hưởng của đau bụng kinh lên các hoạt động với các
tác giả khác .................................................................................................. 67
Bảng 4.7: So sánh sử dụng thuốc tây điều trị với các tác giả khác ............. 69


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ đau bụng kinh .............................................................. 41
Biểu đồ 3.2: Mức độ đau bụng kinh .......................................................... 43
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ nghỉ học ....................................................................... 45
Biểu đồ 3.4: Tên các loại thuốc mà học sinh biết ..................................... 57
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Chu kỳ kinh nguyệt ........................................................................4
Sơ đồ 2: Cơ chế đau bụng kinh nguyên phát ...............................................8


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh nguyệt là một hiện tượng tự nhiên mà bất kỳ phụ nữ bình
thường nào cũng phải trải qua. Sự khởi đầu kinh nguyệt là một mốc quan
trọng trong đời sống của người phụ nữ, báo hiệu sự bắt đầu khả năng sinh
sản. Kinh nguyệt bắt đầu vào tuổi dậy thì và chấm dứt vào tuổi mãn kinh.
Nghiên cứu của Võ Kim Cát Tuyền trên 384 nữ sinh trường trung
học cơ sở Dưỡng Điểm tỉnh Tiền Giang, ghi nhận tuổi có kinh lần đầu
trung bình là 12,46  1,11. Có 90,9% nữ sinh tham gia nghiên cứu được
nghe thơng tin về kinh nguyệt trước lần có kinh đầu tiên [7].
Bình thường ở phụ nữ khỏe mạnh lúc hành kinh chỉ thấy hơi khó chịu
và có cảm giác nặng vùng bụng dưới, nhưng ở một số chị em phụ nữ mỗi
lần hành kinh là mỗi lần trải qua một kỳ đau đớn do bị đau bụng kinh, điều
này đã làm cho khơng ít phụ nữ và người thân của họ cảm thấy lo lắng.
Đau bụng kinh nguyên phát chiếm tỷ lệ 60 – 90%, là vấn đề phụ khoa
thường gặp nhất ở những phụ nữ có kinh nguyệt, ảnh hưởng đến kinh tế và
xã hội, gây lãng phí hàng triệu giờ lao động và học tập mỗi năm. Vì thế,
vấn đề đau bụng kinh ở lứa tuổi thanh thiếu niên nên được sự quan tâm của
gia đình, nhà trường và xã hội [12][61].
Tại Hoa Kỳ, đau bụng kinh là nguyên nhân lớn nhất gây vắng mặt

thường xuyên ở học đường. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh đau bụng
kinh ảnh hưởng đến học hành, thể dục thể thao, các hoạt động xã hội [73].
Nghiên cứu trên các bé gái Ấn Độ có kinh nguyệt từ 13-19 tuổi, có
67,2% các bé gái bị đau bụng kinh, trong đó 25% phải kiêng làm việc, 60%


2

phải nghỉ ngơi tại giường, ngủ không yên giấc và giảm sự thèm ăn, có
17,24% phải bỏ tiết học [70].
Ở Thụy Sỹ, có đến 47,8% các cơ gái bị đau bụng kinh nghiêm trọng
phải ở nhà và 66,5% giảm các hoạt động thể dục thể thao của họ. Có khơng
đến 50% trường hợp tham khảo ý kiến bác sĩ và tỷ lệ được điều trị đúng
cách thì rất thấp [60].
Đau bụng kinh là một vấn đề sức khỏe quan trọng, ảnh hưởng tiêu cực
đến học tập, hoạt động hằng ngày cũng như chất lượng cuộc sống cho phụ
nữ vị thành niên [34].
Để ngăn ngừa và làm giảm tỷ lệ đau bụng kinh nguyên phát, việc
nâng cao kiến thức và nhận thức ở phụ nữ trẻ thông qua các biện pháp giáo
dục lối sống và nâng cao sức khỏe thích hợp là điều cần thiết [19].
Có nhiều nghiên cứu về đặc điểm đau bụng kinh trong nước và trên
thế giới. Tuy nhiên kết quả rất khác nhau từng nơi. Với câu hỏi: tỷ lệ đau
bụng kinh trên học sinh từ 12 đến 15 tuổi tại huyện Ba Tri là bao nhiêu và
một số yếu tố liên quan như thế nào? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo
sát đặc điểm đau bụng kinh của nữ sinh cấp 2 tại huyện Ba Tri tỉnh Bến
Tre.


3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
I.MỤC TIÊU CHÍNH:
Xác định tỷ lệ đau bụng kinh và khảo sát các đặc điểm của đau bụng
kinh ở nữ sinh cấp 2 huyện Ba Tri.
II.MỤC TIÊU PHỤ:
Khảo sát các yếu tố liên quan:
1.Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng đau bụng kinh.
2.Các tác động của đau bụng kinh trong học tập, hoạt động thể dục
thể thao, hoạt động xã hội, sinh hoạt gia đình.
3.Phương pháp điều trị và hiểu biết về điều trị đau bụng kinh của các
nữ sinh.


4

Chương 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1. HIỆN TƯỢNG KINH NGUYỆT
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ từ lúc dậy thì
cho đến mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt được điều chỉnh thông qua các
thông tin phản hồi của kích thích tố trên mơ thần kinh của hệ thống thần
kinh trung ương với vùng hạ đồi; tuyến yên; buồng trứng và nội mạc tử
cung, tất cả phải hoạt động một cách thích hợp để tạo ra một chu kỳ kinh
nguyệt bình thường [4].
Nghiên cứu ở Đức ghi nhận, tuổi trung bình có kinh nguyệt của nữ
sinh trường phổ thông trung học Accra là 12 - 14 tuổi [36].
2. CHU KỲ KINH NGUYỆT (CHU KỲ NỘI MẠC TỬ CUNG) [2][4]

Sơ đồ 1: Chu kỳ kinh nguyệt [20].



5

Trong q trình phát triển của nang nỗn, estrogen và progesterone
được tiết ra sẽ tác động lên lớp nội mạc tử cung, gây ra sự biến đổi tại nội
mạc trong một chu kỳ qua 3 giai đoạn:
2.1.Giai đoạn tăng trưởng của nội mạc tử cung (pha nang nỗn)
Trong q trình phát triển, các nang nỗn sẽ tiết ra estradiol, dưới
kích thích của estradiol, nội mạc tử cung bắt đầu tái tạo và tăng trưởng dày
lên, kèm theo nhiều mạch máu tăng sinh, các ống tuyến dài; to thẳng với
nhiều hình ảnh phân bào. Estrogen còn giúp nội mạc tử cung tổng hợp thụ
thể với progresterone để đáp ứng với tác động của progresterone trong pha
hoàng thể.
2.2.Giai đoạn chế tiết của nội mạc tử cung (pha hoàng thể)
Kể từ ngày thứ 15 của chu kỳ, dưới tác dụng cùng lúc của estrogen và
progesterone, các tuyến phát triển rất nhanh, trở nên ngoằn ngoèo, với sự
chế tiết glycogene.
Mô đệm trở nên phù nề hơn, các động mạch tử cung phát triển rất
nhanh nên xoắn lại. Đến ngày thứ 24 của chu kỳ, chiều dày nội mạc đạt đến
mức tối đa khoảng 10mm.
2.3.Giai đoạn hành kinh
Tương ứng với nửa đầu của pha nang nỗn. Sau rụng trứng, nếu
khơng có sự thụ tinh và làm tổ, hồng thể thối hóa làm giảm estrogen và
progesterone, cùng với sự phóng thích prostaglandine F2 alpha, các tiểu
động mạch co thắt, gây ra hiện tượng hoại tử nội mạc do thiếu máu, lớp nội
mạc tuyến hoạt động bị bong tróc và chảy máu.
Một chu kỳ kinh bình thường là 21-35 ngày. Hiện tượng hành kinh
kéo dài 2-7 ngày. Lượng máu mất khoảng 10-80ml, trung bình 40ml. Máu


6


kinh có màu đỏ sậm, khơng đơng, thành phần máu kinh gồm máu; mảnh
vụn của niêm mạc tử cung; chất nhày cổ tử cung và nhiều vi trùng thường
trú trong âm đạo.
3.ĐAU BỤNG KINH NGUYÊN PHÁT
3.1.Định nghĩa
Đau bụng kinh là tình trạng đau ở vùng bụng dưới, xảy ra ngay trước
hoặc trong khi hành kinh [29].
Đau bụng kinh nguyên phát là không do bởi bất kỳ nguyên nhân thực
thể nào ở vùng chậu. Cơn đau xảy ra bởi yếu tố nội tại của tử cung. Đau
bụng thường xảy ra trong khoảng 4 đến 5 năm đầu tiên của thời kỳ kinh
nguyệt [31].
3.2.Những yếu tố nguy cơ của đau bụng kinh
Tác giả Pejcic và Jankovic cho rằng dậy thì sớm, có kinh kéo dài là
những yếu tố có liên quan đến đau bụng kinh [66].
Có sự liên quan giữa có kinh sớm và mức độ nặng của đau bụng kinh
[11].
Tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ đau
bụng kinh [24].
Uống rượu thường xuyên làm giảm mắc đau bụng kinh, nhưng lại làm
nặng thêm và kéo dài thêm thời gian đau trên những người đã có đau bụng
kinh [64].
Nghiên cứu của Ju H và Cộng sự cho thấy căng thẳng làm tăng nguy
cơ đbk [48][38].
Có mối liên quan giữa mức độ nghiêm trọng của đau bụng kinh và


7

lượng máu kinh [52].

Nguy cơ đau bụng kinh ở những phụ nữ có tiền sử gia đình cao hơn 6
lần so với những phụ nữ khơng có tiền sử gia đình [73].
Nghiên cứu Olof Widholm cũng cho thấy có một mối tương quan
giữa mẹ và con gái trong đau bụng kinh [63].
Hoạt động cơ thể không làm tăng bất cứ thông số nào về đau bụng
kinh [40].
Theo Andersch B và Cộng sự (1982), thời gian của một chu kỳ kinh
thì không liên quan đến mức độ nặng của đau bụng kinh [11].
Nghiên cứu của Pejčić A và Harlow SD thì ghi nhận có kinh nhiều
ngày sẽ làm tăng độ nặng của đau bụng kinh [66][40].
Mức độ trầm trọng của đau bụng kinh không bị ảnh hưởng bởi chiều
cao, cân nặng và kinh nguyệt có đều hay khơng [11].
3.3.Sinh lý bệnh [77]
Ở phụ nữ bình thường khơng có đau bụng kinh, hoạt động của tử cung
thay đổi ở những giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt. Những thay
đổi từ nằm yên đến áp lực hoạt động, tần số co bóp được gây ra bởi những
thay đổi nồng độ hormone của buồng trứng. Trong thời gian hành kinh của
những phụ nữ không bị đau bụng kinh, áp suất tử cung lúc nghỉ ngơi là <
10mmHg, áp lực hoạt động tối đa là 120mmHg, tử cung co bóp 3 - 4 cơn
mỗi 10 phút. Đối với những cơn co tử cung bất thường, tác giả Yusoff M.
Dawood thấy có 4 loại:
-Tăng trương lực cơ tử cung lúc nghỉ ngơi.
-Tăng áp lực hoạt động.
-Tăng số lượng các cơn co thắt.


8

-Rối loạn nhịp điệu co bóp tử cung.
Estrogen

Progesteron

PGF2α
PGE2

Thần kinh cảm giác
hướng tâm

ĐAU

Tăng áp lực
mạch máu

Co thắt cơ tử cung
Thay đổi lưu lượng
máu

Tắc nghẽn cổ
tử cung

Các yếu
tố khác

Tử cung
bị thiếu
máu cục
bộ

Không rõ
nguyên nhân


Sơ đồ 2: Cơ chế đau bụng kinh nguyên phát [74].

Một số giả thuyết về nguyên nhân gây đau bụng kinh
3.3.1.Giả thuyết sinh lý học
Theo giả thuyết sinh lý học, đau bụng kinh là do tử cung kém phát
triển nên không chịu đựng nổi khi nội mạc tử cung bị cương to và phù nề;
hoặc cho rằng lỗ trong cổ tử cung bị co thắt; chít hẹp, tư thế quá gập trước
hoặc quá ngả sau của tử cung nên máu kinh khơng ra được, dẫn đến kích
thích tử cung tăng co bóp gây đau [9].


9

3.3.2. Giả thuyết tâm lý học
Trong những năm 1940, những giả thuyết tâm lý học về nguyên nhân
đau bụng kinh đã bắt đầu được nghiên cứu rộng rãi. Mặc dù sau đó các nhà
nghiên cứu đã đưa những bằng chứng thuyết phục hơn để chứng minh cho
giả thuyết sinh hoá học. Tuy nhiên vẫn còn giả thuyết cho rằng tất cả các
cơn đau đều có nguyên nhân tiềm ẩn về tâm lý [58].
Có giả thuyết cho rằng tình trạng đau bụng kinh ở những lần hành
kinh đầu tiên của những bé gái vị thành niên là do căng thẳng tinh thần khi
thấy máu kinh chảy ra ở âm đạo mà chưa được mẹ, chị hay bạn gái giải
thích cặn kẽ, hoặc bị ám ảnh về hiện tượng đau bụng khi hành kinh của mẹ,
chị hay bạn gái cùng lứa tuổi [3][53].
3.3.3. Giả thuyết sinh hóa học
Khi hành kinh, các tổ chức bị hoại tử sẽ tạo ra menotoxine gây co thắt
tử cung, đặt biệt là xung quanh lỗ trong cổ tử cung. Các mạch máu bị co
thắt làm cho các tổ chức bị thiếu máu gây đau [3].
Trên những phụ nữ bị đau bụng kinh, việc gia tăng sản xuất

prostaglandin gây tăng co bóp cơ tử cung và gây sự co thắt những mạch
máu nhỏ của nội mạc tử cung, dẫn đến sự thiếu máu cục bộ tử cung và sự
phân hủy nội mạc tử cung gây chảy máu kinh và đau. Prostaglandin có lẽ
cũng làm cảm ứng những đầu tận thần kinh tới những chất tạo ra cảm giác
đau khác [68][31].
Prostaglandin gồm 20 hydrocacbon, có mặt trong hầu hết các mơ
động vật có vú, chúng được sản xuất và kiểm soát bởi các enzym
microsome gọi chung là sự tổng hợp prostaglandin. Prostaglandin được
tổng hợp từ chất béo tự do khơng bảo hịa, chẳng hạn như acid arachidonic


10

và acid eicosatrienoic. Acid arachidonic, chấn thương tế bào nội mạc tử
cung, yếu tố COX (cyclooxygenase) là những yếu tố quan trọng kích thích
sản xuất prostaglandin [77].
Năm 1981 tác giả Chan WY đã cho thấy prostaglandin góp phần gây
đau bụng kinh nguyên phát, nhiều nghiên cứu sau này của các tác giả khác
cũng đã chứng minh F2 alpha đóng vai trò quan trọng đau bụng kinh
[26][50][41][44].
Một bằng chứng khá thuyết phục cho vai trò của prostaglandin trong
đau bụng kinh là nhiều loại thuốc kháng viêm không steroid đã được chứng
minh có hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh, nhờ vào cơ chế ức chế sự
tổng hợp prostaglandin [68].
3.4. Tần suất đau bụng kinh
Theo nghiên cứu của Chompootaweep S và Cộng sự (1997) trên
15998 nữ sinh từ lớp 4 đến lớp 12 ở Thái Lan, tỷ lệ đau bụng kinh là 60%
[28].
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Đoàn thị Thuỳ Hiên năm
2004 trên 558 nữ sinh cấp 2 và cấp 3 ở TP. Hồ Chí Minh, cho thấy tỷ lệ

đau bụng kinh là 67,4% [5].
Năm 2012, Dambhare DG và Cộng sự tiến hành nghiên cứu cắt
ngang trên 1100 bé gái VTN ở Ý, cho thấy tỷ lệ đau bụng kinh là 56,2%
[30].
Tác giả Potur DC và Cộng sự (2014) đã tiến hành nghiên cứu cắt
ngang trên 1515 nữ sinh viên ở các trường trung học phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ,
tỷ lệ đau bụng kinh là 85,7% [67].


11

3.5. Bệnh sử:

Các dấu hiệu giúp chẩn đoán đau bụng kinh nguyên phát [49]
-Khởi đầu ngay sau khi xuất hiện kinh nguyệt (<= 6 tháng).
-Đau thường bắt đầu vài giờ trước hoặc ngay sau khi hành kinh.
-Chuột rút hoặc đau như đau trong chuyển dạ.
-Đau bụng dưới liên tục, lan ra phía sau hoặc đùi.
-Thăm khám vùng chậu và trực tràng không phát hiện bất thường.

Nên khai thác bệnh sử một cách đầy đủ trước khi chẩn đoán đau bụng
kinh[49]:
-Tiền sử gia đình.
-Tần số kinh nguyệt.
-Thời gian hành kinh.
-Lượng máu kinh.
-Tính chất cơn đau cũng như mối liên hệ của nó với chu kỳ kinh
nguyệt.
-Các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến sự đau đớn.
-Diễn tiến của cơn đau.

-Tác động của đau bụng kinh vào hoạt động thể chất và xã hội.
-Các triệu chứng kèm theo.

Đau bụng kinh được định nghĩa và phân độ theo Hadfield R và Cộng
sự [37].
*Độ 0: khơng có đau bụng kinh, nghĩa là khơng có đau bụng khi hành
kinh và khơng có ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
*Độ 1: có đau bụng kinh khi hành kinh, nhưng hiếm khi làm hạn chế


12

hoạt động bình thường, hiếm khi dùng thuốc giảm đau.
*Độ 2: có ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường, cần phải dùng thuốc
giảm đau và thuốc giảm đau có tác dụng, vì thế có vắng mặt ở lớp và nơi
làm việc không thường xuyên.
*Độ 3: sinh hoạt hằng ngày bị hạn chế một cách rõ ràng, thuốc giảm
đau thường kém hiệu quả, kèm theo triệu chứng như: nhức đầu, mệt mỏi,
buồn nôn, tiêu chảy.
Theo Yusoff M. Dawood (2008), tỷ lệ đau bụng kinh nguyên phát ở
phụ nữ chưa kết hôn cao hơn phụ nữ đã kết hôn (61% so với 51%). Tình
trạng đau có giảm theo tuổi và dường như khơng có liên quan gì đến nghề
nghiệp hoăc tình trạng thể chất của người phụ nữ [77].
Các triệu chứng về tâm lý kèm theo của đau bụng kinh thường xuất
hiện ở ngày trước khi hành kinh và ngày hành kinh đầu tiên, với ngày trước
và ngày đầu tiên hành kinh là thờ ơ mệt mỏi và ngày thứ hai là trầm cảm
[13].
Nghiên cứu của Margaret và Cộng sự (2016) đã chứng minh khơng
có mối tương quan giữa chỉ số khối cơ thể và tình trạng đau bụng kinh [54].
Tuy nhiên một số nghiên cứu của tác giả khác cho thấy những phụ nữ

gầy có tần xuất đau bụng kinh cao nhất [43][38].
3.6. Đặc điểm lâm sàng:
Triệu chứng hay gặp là cơn đau bụng kiểu co thắt, bản chất giống như
cơn đau đẻ nhưng với cường độ nhẹ hơn, thỉnh thoảng được mơ tả như một
tình trạng nhức nhói, âm ỉ hay tức nặng vùng bụng dưới, đau ở trung tâm
vùng bụng dưới có thể lan ra sau thắt lưng, lan ra 2 bên hông hay lan xuống
đùi [62].


13

Đau bụng kinh nguyên phát thường xuất hiện sớm sau những lần có
kinh đầu tiên. Đau bụng kinh thứ phát thường xuất hiện muộn hơn, thường
do viêm, do u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung [3].
Các triệu chứng thường xảy ra ngay trước khi kinh hành kinh và ngày
hành kinh thứ nhất [8].
Các triệu chứng toàn thân đi kèm với đau bụng kinh bao gồm buồn
nôn và nôn (89%), mệt mỏi (85%), tiêu chảy (60%), đau lưng (60%), và
đau đầu (45%). Căng thẳng, chóng mặt và một số trường hợp đau nặng có
thể bị ngất. Các triệu chứng kéo dài vài giờ đến 1 ngày, ít khi kéo dài 2-3
ngày [77].
Nghiên cứu của Harlow SD và Cộng sự (1996) trên 165 phụ nữ lứa
tuổi từ 17- 19 tuổi. Tỷ lệ đau bụng kinh là 71,6%, thời gian bị đau bụng
trung bình 02 ngày. Trong đó 60% phụ nữ cho biết có ít nhất một lần bị
triệu chứng đau nghiêm trọng, 13% cho biết đã có xuất hiện đau nặng trong
hơn một nữa thời gian đau. Những phụ nữ có cơn đau kéo dài hơn 3 ngày là
nhóm quan trọng trong mục tiêu điều trị dự phòng [40].
Nghiên cứu của Klein và Litt (1981), trên 1611 trẻ VTN từ 12 đến 17
tuổi, tỷ lệ đau bụng kinh là 59,7%, trong đó có 12% bị đau bụng kinh nặng,
37% đau trung bình và 49% đau nhẹ [51].

Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, thời điểm bắt đầu có kinh là một sự kiện
quan trọng của tuổi dậy thì. Dao động bình thường của tuổi bắt đầu có kinh
trong dân số là 5 năm (từ 10,5 đến 15,5 tuổi). Đau bụng kinh nguyên phát
thường xuất hiện 6 đến 12 tháng sau lần có kinh đầu tiên. Đau bụng kinh ít
khi xuất hiện ở những lần có kinh đầu tiên là hơn 60% các chu kỳ này
không rụng trứng hoặc kèm với pha hồng thể khơng đầy đủ làm giảm sản


14

xuất progesterone. Khi chức buồng trứng và hoàng thể phát triển bình
thường (thường sau 6 đến 12 tháng) thì đau bụng kinh nguyên phát có thể
xảy ra [63].
3.7. Điều trị:
3.7.1. Kiến thức điều trị:
Nghiên cứu của JohnSon J cho thấy chỉ có 15,5% phụ nữ bị đau bụng
kinh sử dụng thuốc theo toa bác sĩ và 14,7% biết được các loại thuốc
kháng viêm khơng steroid có hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh [47].
Theo tác giả Hillen TI và Cộng sự (1999), chỉ có 11% trẻ vị thành niên
Úc biết được vai trò dự phòng của NSAIDs trong điều trị đau bụng kinh.
Mặc dù đau bụng kinh có nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống, nhưng chỉ có
14 - 18% trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ của nhân viên y tế và khoảng 50% dùng
thuốc để làm giảm các triệu chứng. Trong số những học sinh dùng thuốc,
thuốc giảm đau thông thường được dùng nhiều nhất là 53%, sử dụng
NSAIDs là 42%, 27% ghi nhận rằng khơng biết NSAIDs có thể điều trị đau
bụng kinh. Như vậy, họ thiếu kiến thức và kinh nghiệm về việc điều trị hiệu
quả [42].
Một nghiên cứu ở Thụy Điển ghi nhận có 38% phụ nữ sử dụng thuốc
giảm đau và 22% phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai để làm giảm đau bụng
kinh [23].

Ở Tây Ban Nha, phương pháp điều trị đau bụng kinh cho vị thành
niên được thực hiện bao gồm: thuốc (52%), sưởi ấm (26%), uống trà
(20%), tập thể dục (15%) và thảo dược (7%). Có 14% tham khảo ý kiến
bác sĩ và 49% tìm đến y tá của trường để được giúp đỡ [17].


15

Nghiên cứu tác giả Deborah A và Cộng sự (2013) ghi nhận 14% đến
16% thanh thiếu niên ở Hoa Kỳ và Canada tham vấn lời khuyên của bác sĩ
trước khi điều trị, tuy nhiên có đến 78% trường hợp sử dụng thuốc mà
khơng có sự giám sát của người lớn, với 31% thanh thiếu niên đã sử dụng
đồng thời hai loại thuốc OTC và 15% sử dụng kết hợp ba loại OTC trở lên,
53% khơng biết chắc là mình có dùng đúng liều điều trị hay không [33].
3.7.2. Nguyên tắc điều trị:
Chế độ ăn[18]:
Ăn chay, ít béo giúp giảm cường độ và thời gian đau bụng kinh.
Mát xa bụng[72]:
Tác giả Sut N và Cộng sự (2017) tiến hành thử nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên có đối chứng trên 362 phụ nữ bị đau bụng kinh nguyên phát,
nhằm so sánh hiệu quả giảm đau của phương pháp mát xa vùng bụng bằng
dầu giả dược so với mát xa bằng dầu có hương thơm, kết quả cho thấy
phương pháp mát xa với dầu có hương đã có hiệu quả giảm đau tốt hơn
(OR = - 1,06; KTC 95% [-1,55 đến -0,55], p = 0,02).
Uống trà gừng , tập thể dục:
Tác giả Shirvani MA và Cs (2017) đã tiến hành một thử nghiệm
lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 250 sinh viên nữ trường Đại học Y
khoa Mazandaran bị đau bụng kinh mức độ vừa và nặng, nhằm so sánh
hiệu quả giảm đau của 2 phương pháp điều trị bằng viên nang gừng với tập
thể dục, nhóm tập thể dục sẽ tập 15 phút gồm 5 phút khởi động và 10 phút

tập các bài thể dục cho vùng cơ bụng và vùng chậu, tập 3 lần mỗi tuần
trong 8 tuần liên tục và khơng tập trong lúc có kinh nguyệt. Kết quả cho
thấy tập thể dục hiệu quả hơn nhiều so với việc sử dụng viên nang gừng


×