Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Khảo sát tình hình thiếu máu ở bệnh nhân cao tuổi bị bệnh thận giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*********

PHẠM THỊ DIỄM THẢO

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THIẾU MÁU
Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI
BỊ BỆNH THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI
ĐANG LỌC MÁU CHU KỲ
Chuyên ngành: Nội khoa (Lão khoa)
Mã số: 60 72 01 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hƣớng dẫn khoa học:
TS.BS. HOÀNG VĂN QUANG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016
.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả



Phạm Thị Diễm Thảo

.


MỤC LỤC
Trang

Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
CHƢƠNG 1 TỔNG QUANTÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1 ĐẶC ĐIỂM BỆNH THẬN MẠNỞ NGƢỜI CAO TUỔI ...................... 4
1.1.1 Định nghĩa bệnh thận mạn ................................................................. 4
1.1.2 Phân loại giai đoạn bệnh thận mạn .................................................... 5
1.1.3 Biến chứng bệnh thận mạn ................................................................ 6
1.1.4 Lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối ................ 7
1.1.5 Đặc điểm thiếu máu do bệnh thận mạn ............................................. 8
1.1.6 Sinh lý bệnh của bệnh thận mạn trên ngƣời cao tuổi ...................... 15
1.2 ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU TRÊN NGƢỜI CAO TUỔI ....................... 16
1.2.1 Định nghĩa Ngƣời cao tuổi .............................................................. 16
1.2.2 Nguyên nhân thiếu máu trên ngƣời cao tuổi.................................... 17
1.2.3 Đánh giá thiếu máu trên ngƣời cao tuổi .......................................... 17
1.2.4 Hậu quả của thiếu máu trên ngƣời cao tuổi ..................................... 18
1.2.5 Các nguyên nhân gây giảm đáp ứng với điều trị bằng Erythropoeitin
trên bệnh nhân thiếu máu bị bệnh thận mạn ............................................. 18
1.2.6 Một số nguyên nhân gây thiếu máu trong chạy thận nhân tạo ...... 25
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 26

2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 26
2.1.1 Dân số mục tiêu ............................................................................... 26
2.1.2 Mẫu nghiên cứu ............................................................................... 26
2.1.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu ....................................................................... 26

.


2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 27
2.2.1 Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. ............................................ 27
2.2.2 Cỡ mẫu ............................................................................................. 27
2.2.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu........................................................... 27
2.2.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán ...................................................................... 30
2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................................... 33
2.4. VẤN ĐỀ Y ĐỨC .................................................................................. 35
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ ............................................................................... 36
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ............................... 36
3.1.1 Tuổi .................................................................................................. 36
3.1.2 Giới tính ........................................................................................... 37
3.1.3 Các bệnh mạn tính đi kèm ............................................................... 38
3.2 TỶ LỆ THIẾU MÁU VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM Ở BỆNH NHÂN
THIẾU MÁU BỊ BỆNH THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI ĐANG LỌC MÁU
CHU KỲ....................................................................................................... 39
3.2.1 Tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhânbị bệnh thận giai đoạn cuối đang lọc
máu chu kỳ ................................................................................................ 39
3.2.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân thiếu máu bị bệnh
thận giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ theo hai nhóm tuổi .................. 40
3.2.3 Liên quan giữa một số yếu tốvới thiếu máu và nhóm tuổi .............. 50
3.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN
NGƢỜI CAO TUỔI (≥ 60 TUỔI) ĐANG LỌC MÁU CHU KỲ............... 53

3.3.1 Liên quan giữa thiếu máu với thiếu sắt............................................ 53
3.3.2 Liên quan giữa thiếu máu với suy dinh dƣỡng ................................ 53
3.3.3 Liên quan giữa thiếu máu với phản ứng viêm ................................. 54
3.3.4 Sự liên quan giữa thiếu máu với rối loạn Calci-Phosphat-PTH ...... 54

.


3.3.5 Các yếu tố liên quan thiếu máu ở bệnh nhân cao tuổi bị bệnh thận
giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ qua phân tích hồi qui đa biến.......... 55
CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN .............................................................................. 56
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ............................... 56
4.1.1 Tuổi .................................................................................................. 56
4.1.2 Giới tính ........................................................................................... 58
4.1.3 Các bệnh mạn tính đi kèm ............................................................... 58
4.2 TỶ LỆ THIẾU MÁU VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM Ở BỆNH NHÂN
THIẾU MÁU BỊ BỆNH THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU
CHU KỲ....................................................................................................... 59
4.2.1 Tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối đang lọc
máu chu kỳ ................................................................................................ 59
4.2.2 Đặc điểm ở bệnh nhân thiếu máu bị bệnh thận giai đoạn cuối đang
lọc máu chu kỳ .......................................................................................... 62
4.2.3 Liên quan giữa một số yếu tốvới thiếu máu và nhóm tuổi .............. 74
4.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN
NGƢỜI CAO TUỔI BỊ BỆNH THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU
CHU KỲ....................................................................................................... 82
4.3.1 Thiếu sắt ........................................................................................... 82
4.3.2 Suy dinh dƣỡng ................................................................................ 82
4.3.3 Rối loạn Calci-Phosphate-PTH........................................................ 83
4.3.4 Tình trạng viêm ................................................................................ 83

KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1) Phiếu thu thập số liệu
2) Danh sách bệnh nhân trong nghiên cứu

.


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACR: Albumin to creatinine ratio (Tỷ lệ Albumin/ creatinine)
ADH: Antidiuretic hormone (Hormon chống bài niệu)
ADN: Acid deoxynucleotide
AER: Albumin excretion rate (Tỷ lệ bài xuất Albumin)
AVF: Arteriovenous fistula (Cầu nối động- tĩnh mạch)
BMI: Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
BTM: Bệnh thận mạn
BTGĐC: Bệnh thận giai đoạn cuối
BUN: Blood urea nitrogen
ClCr: Clearance Creatinine (Độ thanh thải Creatinine)
CRP: C-reactive protein
DS: Dân số
ĐTĐ: Đái tháo đƣờng
EPO: Erythropoietin
ESA: Erythropoiesis-stimulating agent (Chất kích thích sinh hồng cầu)
GFR: Glomerular filtration rate (Độ lọc cầu thận)
Hb: Hemoglobin
HC: Hồng cầu
Hct: Hematocrite

HD: Hemodialysis (Chạy thận nhân tạo)
HP: Helicobacter Pylori
KDIGO: Kidney Disease Improving Global Outcomes (Hội đồng cải thiện
tiên lƣợng bệnh thận toàn cầu)

.


LMCK: Lọc máu chu kỳ
MCH: Mean corpuscular hemoglobin (Huyết sắc tố trung bình của hồng cầu)
MCHC: Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration (Nồng độ huyết sắc tố
trung bình hồng cầu)
MCV: Mean corpuscular Volume (Thể tích trung bình của hồng cầu)
NHANES: National Health and Nutrition Examination Survey (Ủy ban khảo
sát sức khỏe và dinh dƣỡng quốc gia)
NKF-KDOKI: National Kidney Foundation Kidney Disease Outcomes
Quality Initiative ( Cải thiện kết cục bệnh thận quốc gia)
Kt/V: Clerance expressed as a fraction of urea or body water volume (K: hệ
số lọc ure, t: thời gian lọc máu, V: thể tích nƣớc cơ thể)
PAERI : Prevalence of Anemia in Early Renal Insufficiency (Tỷ lệ thiếu máu
trên bệnh nhân suy thận giai đoạn sớm)
PTH: Parathyroid hormone (Hormon cận giáp)
TSAT: Transferrin saturation (Độ bão hòa Transferin)
SVR: Systemic vascular resistance (Kháng lục mạch máu hệ thống)
URR: Ure reduction ratio (Mức giảm ure)
USRDS: United States Renal Data System (Dữ liệu thống kê thận học)
WHO: World Heath Organization (Tổ chức y tế thế giới)
RL Ca-P-PTH: Rối loạn Calci-Phosphat-PTH

.



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Tỷ lệ và tần suất các bệnh mạn tính đi kèm ................................... 38
Bảng 3.2: Tần suất và tỷ lệ URR .................................................................... 40
Bảng 3.3: Tần suất và tỷ lệ theo BMI ............................................................. 40
Bảng 3.4: Tần suất và tỷ lệ thời gian lọc máu................................................. 41
Bảng 3.5: Tần suất và tỷ lệ liều ESAα/tuần (UI) ............................................ 41
Bảng 3.6: Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân thiếu máu của 2 nhóm ................ 42
Bảng 3.7: Tần suất và tỷ lệ Hb ở 2 nhóm........................................................ 43
Bảng 3.8: Tần suất và tỷ lệ Hctở 2 nhóm........................................................ 43
Bảng 3.9: Tần suất và tỷ lệ MCV ở 2 nhóm ................................................... 44
Bảng 3.10: Tần suất và tỷ lệ MCH.................................................................. 44
Bảng 3.11: Đặc điểm huyết học ở bệnh nhân thiếu máutheo 2 nhóm ............ 45
Bảng 3.12: Tần suất và tỷ lệ sắt huyết thanh ở 2 nhóm .................................. 45
Bảng 3.13: Tần suất và tỷ lệ Ferritin huyết thanh ở 2 nhóm .......................... 46
Bảng 3.14: Tần suất và tỷ lệ độ bão hòa transferrin (TSAT) ở 2 nhóm ......... 46
Bảng 3.15: Tần suất và tỷ lệ Albumin ở 2 nhóm ............................................ 47
Bảng 3.16: Tần suất và tỷ lệ Calci ở 2 nhóm .................................................. 47
Bảng 3.17: Tần suất và tỷ lệ Phosphat ............................................................ 48
Bảng 3.18: Tần suất và tỷ lệ Calci.Phosphat .................................................. 48
Bảng 3.19: Tần suất và tỷ lệ PTH ở 2 nhóm ................................................... 49
Bảng 3.20: Đặc điểm sinh hóa ở bệnh nhân thiếu máu .................................. 49
Bảng 3.21: Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu theo nhóm tuổi .................................. 50
Bảng 3.22: Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu theo hình thái và kích thƣớc
hồng cầu .......................................................................................... 50
Bảng 3.23: Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu theo tình trạng thiếu sắt .................... 51
Bảng 3.24: Tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở 2 nhóm.................................................... 51


.


Bảng 3.25: Tỷ lệ tình trạng viêm ở 2 nhóm .................................................... 52
Bảng 3.26: Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa Calci-Phosphate-PTH ở 2 nhóm ........ 52
Bảng 3.27: Liên quan giữa thiếu máu với thiếu sắt ........................................ 53
Bảng 3.28: Liên quan giữa thiếu máu với suy dinh dƣỡng ............................. 53
Bảng 3.29: Liên quan giữa thiếu máu với phản ứng viêm .............................. 54
Bảng 3.30: Liên quan giữa thiếu máu với rối loạn Calci-Phosphat-PTH ....... 54
Bảng 3.31: Các yếu tố liên quan với thiếu máu qua phân tích đa biến........... 55
Bảng 4.1: So sánh các nghiên cứu của các tác giả về độ tuổi ......................... 57
Bảng 4.2: So sánh tỉ lệ nữ: nam trong một số nghiên cứu .............................. 58
Bảng 4.3: So sánh các nghiên cứu khác và nghiên cứu của chúng tôi ........... 61
Bảng 4.4: So sánh các nghiên cứu khác và nghiên cứu của chúng tôi ........... 63
Bảng 4.5: So sánh các nghiên cứu khác và nghiên cứu của chúng tôi ........... 64
Bảng 4.6: So sánh các nghiên cứu khác và nghiên cứu của chúng tôi ........... 65
Bảng 4.7: So sánh các nghiên cứu khác và nghiên cứu của chúng tôi ........... 65
Bảng 4.8: So sánh các nghiên cứu khác và nghiên cứu của chúng tôi ........... 67
Bảng 4.9: So sánh nồng độ Hct các nghiên cứu.............................................. 68
Bảng 4.10: So sánh các nghiên cứu khác và nghiên cứu của chúng tôi ......... 68
Bảng 4.11: So sánh các nghiên cứu khác và nghiên cứu của chúng tôi ......... 69
Bảng 4.12: So sánh các nghiên cứu khác và nghiên cứu của chúng tôi ......... 71
Bảng 4.13: So sánh các nghiên cứu khác và nghiên cứu của chúng tôi ......... 73
Bảng 4.14: So sánh các nghiên cứu khác và nghiên cứu của chúng tôi ......... 75
Bảng 4.15: Tỷ lệ thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt của các nghiên cứu ......... 76
Bảng 4.16: So sánh các nghiên cứu khác và nghiên cứu của chúng tôi ......... 78
Bảng 4.17: Kết quả các nghiên cứu khác với nghiên cứu của chúng tơi
về tình trạng viêm ........................................................................... 80
Bảng 4.18: So sánh các nghiên cứu khác và nghiên cứu của chúng tôi ......... 81


.


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Trang

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ............................................ 36
Biểu đồ 3.2: Phân bố giới tính chung .............................................................. 37
Biểu đồ 3.3: Phân bố giới tính theo nhóm tuổi ............................................... 37
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ thiếu máu ởhai nhóm bệnh nhân trên và dƣới 60 tuổi ...... 39

HÌNH
Hình 1.1: Ức chế sự hình thành hồng cầu và sản xuất ra hepcidin làm giảm
khả năng gắn kết sắt và hồng cầu to (erythroblasts). ...................... 10

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Chuyển hóa Calci- Phosphore trong bệnh thận mạn ..................... 21
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ thực hiện nghiên cứu ........................................................... 34

.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tỷ lệ ngƣời cao tuổi đang tăng lên so với tổng dân số. Theo
dự báo dân số của Tổng cục Thống kê 2010 thì tỷ lệ ngƣời cao tuổi so với
tổng dân số ở Việt Nam sẽ đạt đến 10% vào năm 2017 nhờ vào sự phát triển

của kinh tế-xã hội.Tuy nhiên, sự già hoá dân số cũng mang đến những ảnh
hƣởng về xã hội nhƣ: y tế, lao động, chƣơng trình xã hội… [13].
Tỷ lệ ngƣời cao tuổi mắc bệnh thận mạn (BTM) đang dần tăng lên đáng
kể do đặc điểm ngƣời cao tuổi có độ lọc cầu thận giảm dần theo tuổi và có
một số bệnh lý đi kèm nhƣ tim mạch, đái tháo đƣờng, béo phì ... cũng nhƣ sử
dụng một số thuốc làm ảnh hƣởng đến chức năng thận. Theo Ủy ban khảo sát
đánh giá tình trạng sức khỏe và dinh dƣỡng quốc gia NHANES từ năm 1999
– 2004, tỷ lệ bệnh nhân BTM chiếm 13% dân số (tỷ lệ bệnh nhân BTM là
10% từ năm 1988 - 1994). Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân trên 70 tuổi đƣợc chẩn
đoán BTM là 46,8% (dựa vào công thức CKD-EPI) và 46,3% (theo công thức
MDRD) và khoảng 32.000 bệnh nhân BTMGĐC trên 80 tuổi cần lọc máu vào
năm 2007 (tăng 60% so với năm 1998) [50]. Theo Manjunath và cộng sự, ở
Mỹ tỷ lệ ngƣời >64 tuổi có BTM là 23,4% [69]. Đồng thời tỷ lệ BTM cũng
tăng dần theo tuổi nhƣ theo nghiên cứu NHANES III đã thống kê tỷ lệ ngƣời
từ 20-39 tuổi đƣợc chẩn đoán BTM là 0,2%, 1,8% từ 20-39 tuổi, 7,6% từ 6069 tuổi và 24,9% ở nhóm ngƣời >70 tuổi [34]. Khi tỷ lệ BTM tăng cao, bệnh
nhân cần có những biện pháp điều trị thích hợp cho từng giai đoạn bệnh nhằm
hạn chế sự tiến triển và các biến chứng của bệnh.Tuy nhiên, khi BTM tiến
triển đến bệnh thận giai đoan cuối (BTMGĐC) thì ngồi các biện pháp điều
trị trên cịn có biện pháp điều trị thay thế thận bao gồm: lọc máu chu kỳ, thẩm
phân phúc mạc và ghép thận. Tại Mỹ, 25% bệnh nhân trên 75 tuổi nhận điều
trị thay thế thận và đa số bệnh nhân chọn lựa phƣơng thức lọc máu chu kỳ.

.


2

Tại Châu Âu, 48% bệnh nhân trên 65 tuổi điều trị thay thế thận [59]. Tuy
nhiên, tỷ lệ tử vong trong năm đầu ở nhóm bệnh nhân lọc máu trên 70 tuổi là
35% và 50% ở nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi do các nguyên nhân nhƣ suy dinh

dƣỡng, thiếu máu, huyết áp, đƣờng huyết… [52].
Thiếu máu là một trong các biến chứng thƣờng gặp ở bệnh nhân BTM,
đặc biệt là BTGĐC cần lọc máu chu kỳ (LMCK). Theo Olga Dmitrieva và
cộng sự, tỷ lệ thiếu máu trên BTM là 67,6%. Trong đó, tỷ lệ thiếu máu chiếm
1% ở BTM giai đoạn 3, 9% ở BTM giai đoạn 4 và 33% ở BTM giai đoạn 5
với tỷ lệ thiếu máu ở nhóm bệnh nhân lọc máu chu kỳ chiếm hai phần ba tỷ lệ
trên [62]. Ngoài ra, ngƣời cao tuổi thƣờng có nhiều nguyên nhân khác nhau đi
kèm có thể thúc đẩy tình trạng thiếu máu nặng hơn và làm cho việc điều trị
thiếu máu trên ngƣời cao tuổi có BTMGĐC LMCK gặp nhiều khó khăn hơn
đồng thời cũng làm giảm đi chất lƣợng cuộc sống ngƣời bệnh, tăng các biến
chứng trong lúc lọc máu và sau lọc máu cũng nhƣ tăng nguy cơ tử vong do
các bệnh lý khác.
Trong q trình thực hành lâm sàng, chúng tơi nhận thấy ngƣời cao tuổi
thƣờng có nhiều bệnh kết hợp đi kèm, tình trạng thiếu máu khơng điển hình
đặc trƣng cho BTGĐC nhƣ đã đƣợc nêu trong y văn, đáp ứng với điều trị
thiếu máu khác hơn so với bệnh nhân trẻ và các biến cố trong lúc lọc máu và
sau lọc máu thƣờng gặp hơn so với bệnh nhân trẻ do nguyên nhân thiếu máu
góp phần. Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
với mục đích khảo sát tỷ lệ thiếu máu, những nguyên nhân và các bệnh đi
kèm thƣờng gặp trên bệnh nhân ngƣời cao tuổi để có thể đƣa ra các khuyến
cáo hữu ích cho những can thiệp điều trị hiệu quả hơn để cải thiện chất lƣợng
cuộc sống, giảm các biến chứng và chuẩn bị cho bệnh nhân lọc máu an toàn.

.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Khảo sát tình hình thiếu máu ở bệnh nhâncao tuổi bị bệnh thận giai
đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ tại khoa Thận- Miễn dịch ghép tại Bệnh viện
Nhân dân 115.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm thiếu máu ở bệnh nhân bị bệnh thận giai
đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ.
2. Khảo sát các yếu tố liên quan đến thiếu máu ở bệnh nhân cao tuổi bị
bệnh thận giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ.

.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUANTÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM BỆNH THẬN MẠNỞ NGƢỜI CAO TUỔI
1.1.1 Định nghĩa bệnh thận mạn [56]
Theo KDIGO 2013, bệnh thận mạn là: sự bất thƣờng về cấu trúc và
chức năng thận kéo dài trên 3 tháng kèm đƣợc biểu hiện bằng:
Dấu tổn thƣơng Albumin niệu
thận (≥1)

Trụ niệu bất thƣờng
Bất thƣờng về điện giải do bệnh lý ống thận
Bất thƣờng cấu trúc thận đƣợc xác định trên hình ảnh
Tiền căn ghép thận
GFR <60ml/phút/1,73m2 (GFR giai đoạn 3a-5)

Giảm GFR


Công thức tính GFR:
 Cơng thức tính GFR theo Cockroft Gaut:
ClCre=
Với

k= 0,85 (nữ)

×k (ml/phút)
k=1(nam)

GFR= ClCre × 1,73 diện tích da (ml/phút/1,73m2)
Trong đó: Diện tích da= (cân nặng×

)1/2

Cơng thức tính GFRtheo MDRD:
GFR= 186 × creatininht-1.154 × tuổi-0,203 × (0,742 nếu là nữ) × (1,210
nếu là ngƣời da đen)

(ml/phút/1,73m2)

.


5

1.1.2 Phân loại giai đoạn bệnh thận mạn [56]
Phân loại bệnh thận mạn dựa vào nguyên nhân, GFR, albumin niệu
1.1.2.1 Phân loại bệnh thận mạn theo nguyên nhân gây bệnh:

Đái tháo đƣờng, bệnh hệ thống, nhiễm trùng,

Bệnh cầu thận

thuốc, ung thƣ
Bệnh ống thận mô kẽ

Nhiễm trùng hệ thống, bệnh tự miễn,
sarcoidosis, thuốc, urat, độc chất, ung thƣ

Bệnh mạch máu thận

Xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp, thiếu máu,
thuyên tắc cholesterol, viêm mạch máu hệ
thống, bệnh lý huyết khối vi mạch, xơ hoá hệ
thống

Bệnh nang thận và bẩm sinh Bệnh thận đa nang, hội chứng Alport, bệnh
Fabry

1.1.2.2 Phân loại giai đoạn bệnh thận mạn theo GFR
Giai đoạn

GFR (ml/phút/1,73m2)

1

≥90

2


60-89

Giảm nhẹ

3a

45-59

Giảm nhẹ đến trung bình

3b

30-44

Giảm trung bình đến nặng

4

15-29

Giảm nặng

5

<15

Mơ tả
Bình thƣờng hoặc tăng


Suy thận

.


6

1.1.2.3 Phân loại bệnh thận theo Albumin niệu
AER (nồng độ

ACR

albumin niệu/nƣớc

(albumin niệu/

creatinin niệu)

tiểu 24 giờ)

nƣớc tiểu

bất kỳ

(mg/24 giờ)

(mg/mmol)

(mg/g)


<30

<3

<30

Microalbumin niệu (A2)

30-300

3-30

30-300

Macroalbumin niệu (A3)

>300

>30

>300

Phân loại

Bình thƣờng (A1)

1.1.3 Biến chứng bệnh thận mạn [7]
Tuỳ theo mức độ tổn thƣơng thận và điều trị sớm hay muộn mà có
những biểu hiện lâm sàng khác nhau:
– Hội chứng ure huyết cao: rối loạn tri giác, ngủ gà, co giật, buồn nơn,

nơn, hơi thở có mùi ure, xuất huyết tiêu hoá, giảm tiểu cầu...
– Rối loạn nƣớc-điện giải-thăng bằng kiềm toan:
+ Rối loạn bài tiết nƣớc: Phù do thận giảm khả năng bài tiết nƣớc tiểu
hoặc khô do thận giảm khả năng cô đặc nƣớc tiểu hoặc sử dụng thuốc
lợi tiểu.
+ Natri: tăng hoặc giảm natri máu (giảm natri thƣờng do thận giảm tái
hấp thu natri ở quai Henle và ống lƣợn xa làm tăng bài tiết natri trong
nƣớc tiểu).
+ Kali: tăng hoặc giảm kali máu (thƣờng gặp tăng kali máu do thận giảm
bài tiết kali ở ống lƣơn xa, hạ kali máu có thể gặp trong toan hoá ống
thận, dùng thuốc lợi tiểu hoặc giảm nhập kali).

.


7

+ Toan chuyển hoá: do lƣợng H+ bị hạn chế bài tiết trong khoảng 30-40
mmol/ngày nên dƣ H+ trong máu gây toan chuyển hoá và dễ bị nhiễm
trùng.
+ Calci-phospho: do thận giảm khả năng bài tiết phospho. Để duy trì tích
số Calci và phospho trong máu ổn định nên Calci máu giảm. Calci máu
giảm sẽ kích thích tuyến cận giáp tăng tiết PTH để huy động calci từ
xƣơng vào máu. Vì vậy bệnh gây ra: giảm calci máu, cƣờng cận giáp
thứ phát, rối loạn chuyển hoá xƣơng.
– Rối loạn về tim mạch: tăng huyết áp, dày thất trái, suy tim sung huyết,
bệnh mạch máu, bệnh màng ngoài tim.
– Rối loạn về huyết học: thiếu máu, rối loạn đông máu, giảm chức năng
bạch cầu.
– Rối loạn tiêu hoá và dinh dƣỡng: giảm cảm giác thèm ăn, chán ăn, buồn

nôn, nôn, viêm- xuất huyết dạ dày, suy dinh dƣỡng.
– Rối loạn thần kinh cơ: giảm trí nhớ, kém tập trung, rối loạn giác ngủ,
tổn thƣơng thần kinh cảm giác, hội chứng chân khơng n.
– Rối loạn nội tiết-chuyển hố
– Tổn thƣơng da
1.1.4 Lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối
Có ba lựa chọn để điều trị thay thế thận cho bệnh nhân bị bệnh thận giai
đoạn cuối, đó là lọc máu chu kỳ, thẩm phân phúc mạc và ghép thận
1.1.4.1 Chỉ định lọc máu chu kỳ
Theo KDOQI 2015, thời điểm bắt đầu điều trị thay thế thận khi:
 Bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 4 (GFR < 30 ml/phút/ 1,75m2 da)
và những bệnh nhân sắp lọc máu cần đƣợc giáo dục về suy thận và tƣ
vấn về các biện pháp điều trị nhƣ ghép thận, thẩm phân phúc mạc và
lọc máu chu kỳ tại nhà hay tại trung tâm.

.


8

 Quyết định lọc máu chu kỳ bắt đầu dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng
của hội chứng ure huyết cao, bằng chứng của sự suy giảm protein –
năng lƣợng, rối loạn chuyển hóa và q tải thể tích đáp ứng kém với
điều trị nội khoa chứ không dựa vào sự suy giảm của chức năng thận
nhƣng khơng có các triệu chứng và dấu hiệu trên.
1.1.4.2 Quy trình lọc máu
Hệ thống lọc máu bao gồm một bộ lọc bên ngồi cơ thể, thơng qua đó,
máubệnh nhân đƣợc chuyển vào một quả lọc, rồi qua màng thẩm tách nhờ
một máy bơm cơ khí trƣớc khi đƣợc trả lại cho bệnh nhân. Dung dịch thẩm
tách bao gồm nƣớc tinh khiết và các chất điện giải.Dung dịch này đƣợc bơm

qua màng thẩm tách, ngƣợc chiều với dịng chảy của máu ở phía đối diện của
màng thẩm tách.Trong hầu hết các trƣờng hợp, để ngăn ngừa đông máu trong
bộ lọc, cần sử dụng các thuốc chống đông. Lọc máu chu kỳ thƣờng đƣợc chỉ
định 3 lần mỗi tuần, 3 - 5 giờ/ lần. Trong phƣơng pháp này,máu của bệnh
nhân đƣợc bơm lên màng thẩm tách ở mức 300 - 600 ml/phút. Dung dịch
thẩm tách đƣợc bơm với tốc độ 500 - 1000 ml/phút qua màng thẩm tách,
ngƣợc chiều với dòng chảy của máu.Lƣợng chất lỏng loại bỏ đƣợc kiểm soát
bằng cách điều chỉnh áp suất trong khoang thẩm tách.Cuối cùng, kết quả của
cuộc lọc máu là loại bỏ đƣợc các sản phẩm của quá trìnhtrao đổi chất, dịch dƣ
thừa và cân bằng hệ đệm của máu.
1.1.5 Đặc điểm thiếu máu do bệnh thận mạn
1.1.5.1 Định nghĩa thiếu máu [25]
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Thiếu máu đƣợc chẩn đoán khi
nồng độ Hb<13,0 g/dl ở nam giới và nữ là Hb < 12,0 g/dl.
1.1.5.2 Sinh lý bệnh của thiếu máu do bệnh thận mạn [1],[59],[21]
Thiếu máu là một biến chứng thƣờng gặp trên bệnh nhân BTM và tỷ lệ
thiếu máu càng tăng khi độ lọc cầu thận càng giảm.

.


9

Theo Ủy ban khảo sát sức khỏe và dinh dƣỡng quốc gia (NHANES)
cho thấy tỷ lệ thiếu máu < 10% trong BTM giai đoạn 1 và 2, 20 - 40% ở BTM
giai đoạn 3, 50 - 60% BTM giai đoạn 4 và > 70% BTM giai đoạn 5 [19].
Theo kết luận của nghiên cứu tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân suy thận giai đoạn
sớm (PAERI) thì 47,7% bệnh nhân có thiếu máu trên 5222 bệnh nhân bị BTM
giai đoạn trƣớc lọc máu và tỷ lệ thiếu máu càng tăng cao khi độ lọc cầu thận
càng giảm [50].

Nguyên nhân thiếu máu ở BTM là đa yếu tố nhƣng thƣờng đƣợc biết
đến do sự suy giảm tổng erythropoietin (EPO) và thƣờng kèm với thiếu sắt.
Các cơ chế làm giảm sản xuất EPO thận chƣa đƣợc hiểu rõ. Trong bệnh thận
giai đoạn cuối (BTGĐC), khả năng sản xuất EPO giảm đáng kể nhƣng trong
trƣờng hợp có yếu tố thúc đẩy làm giảm oxy mơ thì sự tổng hợp EPO đƣợc
chứng minh là có sự tăng lên. Mặt khác, sự suy giảm tổng hợp EPO trong
BTM làmột đáp ứng sinh lý làm nồng độ Hb giảm kéo dài. Thông thƣờng,
EPO đƣợc sản xuất ở các tế bào nội mô mao mạch quanh ống thận nhờ vào
một cơ chế phản hồiđo khả năng vận chuyển oxy. Yếu tố thiếu oxy cảm ứng
(HIF: Hypoxia inducible factor) (đƣợc sản xuất ở thận và các mô khác) sẽ bị
ức chế thoái hoá khi oxy máu giảm do thiếu máu hoặc giảm oxy mô. Sự hiện
diện của HIF sẽ ảnh hƣởng đến quá trình tổng hợp EPO. Do đó, cơ thể phản
ứng thơng thƣờng bằng cách tăng sản xuất EPO khi thiếu máu. EPO sau đó
gắn vào các thụ thể trên hồng cầu nguyên bào trong tủy xƣơng tại vị trí
BFU-E (burst-forming units) và CFU-E (colony-forming units). Với sự hiện
diện của EPO, nguyên bào hồng cầu phân hóa thành hồng cầu lƣới và hồng
cầu. Nếu thiếu EPO sẽ làm ngƣng quá trình này qua chất trung gian là kháng
nguyên Fas. Sự giảm sản xuất hồng cầu và mất máu kéo dài (do hồng cầu chết
theo chƣơng trình) dẫn đến thiếu máu ngày càng nặng hơn.

.


10

Những yếu tố khác cũng góp phần gây tình trạng thiếu máu trong
BTM: tình trạng viêm cấp hay mạn tính (do cytokines làm giảm tổng hợp
EPO, ức chế sự hình thành hồng cầu và sản xuất ra hepcidin làm giảm khả
năng gắn kết sắt và hồng cầu to (erythroblasts) (Hình 1.1).


Hình 1.1: Ức chế sự hình thành hồng cầu và sản xuất ra hepcidin làm giảm
khả năng gắn kết sắt và hồng cầu to (erythroblasts).
Ở BTM, tuổi thọ của hồng cầu sẽ giảm. Bình thƣờng tuổi thọ trung
bình của hồng cầu là 120 ngày thì sẽ bị rút ngắn cịn 60-90 ngày ở bệnh nhân
BTM. Ở bệnh nhân khơng có BTM, tủy xƣơng có khả năng làm tăng sản xuất
hồng cầu và chính xác cho tuổi thọ ngắn, nhƣng phản ứng này đƣợc mài mòn
ở bệnh nhân suy thận do thiếu hụt tƣơng đối EPO. Nồng độ urê huyết thanh
tăng cao góp phần vào q trình ức chế tạo hồng cầu, tuy nhiên tình trạng
thiếu máu thƣờng cải thiện sau khi chạy thận. Một số giả thiết cũng đƣa ra
rằng ure huyết cao cũng góp phần ức chế tuỷ xƣơng.

.


11

1.1.5.3 Chẩn đoán thiếu máu trên bệnh nhân bệnh thận mạn [1],[59],[21]
Khi đánh giá ban đầu một bệnh nhân thiếu máu kèm BTM cần loại trừ
các nguyên nhân gây thiếu máu khác rồi mới nghĩ đến nguyên nhân thiếu máu
do BTM gây ra. Nói cách khác, chẩn đốn thiếu máu do BTM là một chẩn
đoán loại trừ.
Đánh giá lâm sàng, tiền căn bệnh nhân kỹ lƣỡng là điều quan trọng.
Tiền căn bệnh bao gồm chẩn đốn thiếu máu trƣớc đó, các triệu chứng liên
quan đến thiếu máu nhƣ: mệt mỏi, mệt mỏi, thay đổi nhận thức, suy giảm hoạt
động... và đánh giá các xét nghiệm cận lâm sàng nhƣ: số lƣợng hồng cầu,
hồng cấu lƣới, độ bão hòa transferrin (TSAT) và ferritin huyết thanh ..
Thiếu máu thiếu EPO là thiếu máu đẳng sắc, đẳng bào(MCV và MCHC
trong giới hạn bình thƣờng) đƣợc xác định bằng phết máu ngoại biên. Hồng
cầu nhỏ (MCV thấp) là gợi ý của thiếu sắt nhƣng cũng có thể gặp trong các
bệnh lý về hemoglobin nhƣ thalassemia. Hồng cầu to (MCV tăng) có thể là

gợi ý của Vitamin B12 hoặc thiếu hụt folate. Nếu MCV là tăng hoặc bình
thƣờng với phết máu ngoại biên hồng cầu có nhiều hình dạng và phân bố rộng
thì nên kiểm tra mức độ folate và vitamin B12 máu.
Ở trạng thái ổn định, ferritin huyết thanh mang sắt đến hệ võng nội mô
để tạo ferritin mô. Ferritin huyết thanh đánh giá khả năng dự trữ của ion sắt.
Khi phản ứng viêm cấp hoặc mạn tính, ferritin huyết thanh tăng cao độc lập
với sắt trong mô và gây độc cho tế bào. Ferritin huyết thanh bình thƣờng là
30-300 ng/ml ở đàn ơng và 15-250 ng/ml ở phụ nữ. Khi ferritin huyết thanh
≤30ng/ml thì đƣợc xác định là thiếu sắt nặng
TSAT để đánh giá nồng độ sắt trong tuần hoàn đƣợc mang đến tuỷ
xƣơng.Nó đƣợc tính bằng cách chia nồng độ sắt trong huyết thanh bằng tổng
công suất sắt gắn kết (TIBC) và sau đó nhân với 100. Khi TSAT <16% nên
nghĩ đến tình trạng thiếu sắt tuyệt đối.

.


12

Số lƣợng hồng cầu lƣới là một xét nghiệm hữu ích trong việc đánh giá
tình trạng thiếu máu. Hồng cầu lƣới đƣợc giải phóng trong tuần hồn khoảng
hai ngày trƣớc khi trƣởng thành thành hồng cầu. Số lƣợng hồng cầu lƣới đánh
giá số lƣợng và tỷ lệ phần trăm của hồng cầu lƣới lƣu thơng trong máu. Bình
thƣờng, hồng cầu lƣới chiếm khoảng 1-2%. Khi tủy xƣơng bị kích thích do
thiếu máu, hồng cầu lƣới đƣợc giải phóng vào tuần hoàn nhiều làm tăng số
lƣợng và tỷ lệ phần trăm. Số lƣợng hồng cầu lƣới giúp phân biệt thiếu máu do
không đủ nhu cầu tạo hồng cầuhay do bị phá huỷ. Trong BTM, thiếu máu có
tỷ lệ phần trăm hồng cầu lƣới có thể tăng, nhƣng số lƣợng tuyệt đối của hồng
cầu lƣới thấp (số lƣợng hồng cầu lƣới ít hơn 40.000-50.000 tế bào mỗi đơn vị
máu toàn phần). Nếu một bệnh nhân có số lƣợng hồng cầu lƣới cao, điều này

không phù hợp với thiếu máu liên quan đến bệnh thận do tủy xƣơng đáp ứng
thích hợp để đủ lƣợng EPO. Khi bệnh nhân có số hồng cầu lƣới cao thì nên
tìm nguyên nhân tán huyết hoặc mất máu ngoại biên.
Trong thiếu máu liên quan đến Lƣợng Hb hồng cầu lƣới (CHR:
reticulocyte Hb content) thì việc đo nồng độ erythropoietin (EPO) để giúp xác
định chẩn đoán thiếu EPO, nhƣng việc kiểm tra EPO thƣờng xun thì khơng
đƣợc khuyến cáo ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn do bệnh nhân đáp ứng với
điều trị ESA ngoại sinh và mức độ EPO thƣờng bình thƣờng hoặc cao. Hơn
nữa, nồng độ EPO là một xét nghiệm tốn kém và kết quả của nó sẽ khơng
nhất thiết phải đi theo điều trị.
1.1.5.4 Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu [59],[21],[31],[58]
Các triệu chứng thƣờng gặp nhất là mệt mỏi (khi hoạt động và nghỉ
ngơi), giảm ham muốn tình dục, chóng mặt, khó thở. Những triệu chứng này
thƣờng xảy ra khi Hb dƣới 10 g/dL và trở nên nghiêm trọng hơn khi mức độ
Hb giảm nặng hơn. Hậu quả của thiếu máu ảnh hƣởng đến bệnh tim mạch nhƣ
phì đại thất trái và suy tim sung huyết. Ở những bệnh nhân bị bệnh thận mạn

.


13

khơng có triệu chứng thiếu máu nhƣng vẫn có một tỷ lệ cao mắc bệnh và tử
vong do tim mạch. Trên những bệnh nhân đã có bệnh mạch vành, thiếu máu
làm giảm khả năng cung cấp oxy cơ timnên có thể dẫn đến các triệu chứng
đau thắt ngực nặng hơn. Thiếu máu làm giảm cung cấp oxy ngoại vi dẫn đến
giãn mạch ngoại vi, tăng hoạt động hệ thống thần kinh giao cảm, tăng nhịp
tim, phì đại thất trái và đột quỵ. Ngƣời ta đã chứng minh có sự tƣơng quan
mạnh mẽ giữa phì đại thất trái với những kết cục bất lợi (nhập viện và tử
vong) ở những bệnh nhân bệnh thận mạn. Khi Hb giảm 0,5 g/dL tƣơng quan

với sự tăng 32% nguy cơ phì đại thất trái, trong khi huyết áp tâm thu tăng 5
mmHg tƣơng quan với chỉ tăng 11% nguy cơ phì đại thất trái.
Thiếu máu cũng đã đƣợc chứng minh liên quan với suy giảm chức năng
thận ở một số nhóm bệnh nhân. Thiếu máu làm giảm cung cấp oxy mơ sẽ kích
thích hệ thống renin – angiotensin-aldosterone góp phần vào co mạch thận.
Những yếu tố này có thể tiếp tục làm nặng thêm tiểu đạm niệu và có thể dẫn
đến chức năng thận xấu đi. Ở những bệnh nhân đái tháo đƣờng type 2, thiếu
máu đã đƣợc chứng minh là một yếu tố nguy cơ độc lập cho sự tiến triển của
bệnh thận. Các triệu chứng khác liên quan đến thiếu máu bao gồm giảm chức
năng nhận thức và thị lực, tâm thần, chất lƣợngcuộc sống giảm. Điều trị thiếu
máu liên quan đến bệnh thận đã đƣợc chứng minh là giúp cải thiệnchất lƣợng
cuộc sống, trầm cảm và tăng khả năng hoạt động...
1.1.5.6 Hƣớng điều trị thiếu máu do bệnh thận mạn [55]
Bổ sung sắt: ƣu tiên đầu tiên để tăng hiệu quả điều trị ESA và tránh các
nguy cơ truyền máu.
- Bổ sung sắt truyền tĩnh mạch (hay sắt đƣờng uống) nếu: Hb không
tăng với liều điều trị ESA và TSAT ≤ 30%, ferritin ≤ 500ng/ml.
- Bệnh thận mạn không lọc máu cần bổ sung sắt đƣờng uống hoặc
truyền dựa trên lƣợng sắt thiếu.

.


14

- Đánh giá tình trạng sắt huyết thanh ít nhất mỗi 3 tháng khi đang điều
trị ESA hoặc khi thiếu máu.
- Nên truyền sắt dextran và theo dõi bệnh nhân ít nhất 60 phút sau
truyền và tránh truyền sắt khi đang có nhiễm trùng hệ thống.
Điều trị ESA: sau khi đã bù đủ sắt

- Bệnh nhân bệnh thận mạn không lọc máu: điều trị ESA khi Hb
<10,0g/dl.
- Bệnh nhân bị bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ: điều trị ESA khi
Hb 9,0 - 10,0g/dl.
- Không khuyến cáo dùng duy trì ESA khi Hb >11,5 g/dl. Tuy nhiên,
trên một số cá nhân, để cải thiện chất lƣợng cuộc sống hay có bệnh đi kèm có
thể duy trì ESA khi Hb > 11,5 g/dl.
- Không khuyến cáo sử dụng ESA khi Hb > 13,0 g/dl.
- Trên bệnh nhân bệnh thận mạn không lọc máu, nên dùng ESA đƣờng
tiêm dƣới da và bệnh nhân bệnh thận mạn có lọc máu, nên dùng ESA đƣờng
tiêm dƣới da hoặc tĩnh mạch.
Theo dõi: ở bệnh nhân bệnh thận mạn không lọc máu nên theo dõi Hb
ít nhất mỗi 3 tháng và trên bệnh nhân bệnh thận mạn có lọc máu nên nên theo
dõi Hb ít nhất mỗi 1 tháng.
Điều trị bổ sung:
Không khuyến cáo sử dụng adrogen, vitamin C, vitamin D, vitamin E,
acid folic, L-carnitine, pentoxifylline trong khi đang điều trị ESA.
Truyền máu:
- Nên tránh truyền máu để giảm các biến chứng do truyền máu gây ra.
- Truyền máu đƣợc khuyên dùng trong trƣờng hợp:
+ Không đáp ứng với điều trị ESA hay biến chứng do ESA.

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử. Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


15

+ Cần ổn định nhanh tình trạng bệnh nhân trong trƣờng hợp mất máu
cấp, đau thắt ngực không ổn định...
+ Cần chuẩn bị nhanh cho bệnh nhân trƣớc khi phẫu thuật.

1.1.6 Sinh lý bệnh của bệnh thận mạn trên ngƣời cao tuổi [1],[12],[48]
Ở ngƣời trẻ khoẻ mạnh, mỗi thận chứa khoảng một triệu nephron. Sau
tuổi 40, số lƣợng nephron giảm dần theo tuổi và đồng thời kèm với hiện
thƣợng xơ hoá cầu thận khu trú từng vùng, dày màng đáy cầu thận. Khởi đầu,
một phần cầu thận bị mất tế bào và thay bằng chất nền ngoại bào. Các tế bào
nội mơ và trung mơ tăng lên làm tăng kích thƣớc búi mao mạch cầu thận.Tuy
nhiên, các tế bào chân giả khơng tăng theo thể tích cầu thận dẫn đến có những
vùng cầu thận khơng có màng đáy. Cùng với việc giảm số lƣợng cầu thận thì
ống thận cũng bị thối hố và thay bằng mơ liên kết. Để bù trừ, các ống thận
của nephron cịn lại phì đại, tăng sản. Xơ hố mơ kẽ quang ống thận. Khi cầu
thận bị xơ hố, mạch máu thận sẽ hình thành một shunt động tĩnh mạch ở tiểu
động mạch đến và đi để duy trì lƣu lƣợng máu vùng tuỷ thận đồng thời làm
tăng kháng lực của cả tiểu động mạch đến và đi. Trung bình độ lọc cầu thận
sẽ giảm khoảng 1 ml/ phút/ 1,73m2da /năm và độ lọc cầu thận giảm nhanh khi
≥ 5 ml/ phút/ 1,73m2da/ nămhoặc giảm từ 130 mL /phút/ 1,73m2 đến 80mL/
phút/ 1,73m2 từ 30 – 80tuổi. Tuy nhiên, sự giảm dần chức năng thận theo tuổi
nhƣng sự cân bằng dịch và các chất điện giải trong cơ thể vẫn đƣợc duy trì.
Khi cơ thể xuất hiện các bệnh lý cấp tính hoặc q trình lão hố bị gia tăng
bởi các bệnh mạn tính nhƣ tăng huyết áp, đái tháo đƣờng thì khả năng cân
bằng này dễ bi mất đi.
Ngƣời cao tuổi thƣờng kèm theo các bệnh lý mạn tính nhƣ tăng huyết
áp, đái tháo đƣờng, béo phì, rối loạn lipid máu gây ra các tổn thƣơng thứ phát
trên cầu thận, mạch máu thận hay phì đại tiền liệt tuyến, sỏi đƣờng niệu sẽ
làm các bế tắc đƣờng niệu gây ra tổn thƣơng thận sau thận. Ngồi ra, ngƣời

Tn thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử. Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


×