Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Khảo sát tình hình tăng huyết áp ở người cao tuổi tại khoa khám bệnh bệnh viện quận 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.59 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******

VÕ NHẤT TRÍ

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƢỜI CAO TUỔI
TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN QUẬN 7
Chuyên ngành: Nội Khoa (Lão Khoa)
Mã số: 60.72.01.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ THÀNH NHÂN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016

.


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa
từng đƣợc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

VÕ NHẤT TRÍ



.


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1 Dịch tễ bệnh tăng huyết áp ở ngƣời cao tuổi ........................................... 4
1.2.1 Định nghĩa tăng huyết áp ................................................................... 5
1.2.2 Phân loại THA ................................................................................... 6
1.3 Nguyên nhân tăng huyết áp...................................................................... 7
1.4 Cơ chế bệnh sinh THA............................................................................. 8
1.5 Ngƣời cao tuổi và tăng huyết áp ............................................................ 11
1.5.1 Các dạng THA ở ngƣời có tuổi........................................................ 12
1.5.2 Các thay đổi sinh lý làm THA ở ngƣời có tuổi ............................... 13
1.6 Các yếu tố nguy cơ tim mạch................................................................. 14
1.7 Biến chứng tăng huyết áp ..................................................................... 15
1.8 Điều trị tăng huyết áp ở ngƣời cao tuổi ................................................. 16
1.8.1 Ích lợi của việc điều trị THA ........................................................... 16
1.8.2 Mục tiêu điều trị tăng huyết áp ở ngƣời cao tuổi............................ 17

.



1.9 Một số nghiên cứu về tăng huyết áp ở ngƣời cao tuổi........................... 18
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 20
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 20
2.1.1 Dân số mục tiêu ............................................................................... 20
2.1.2 Dân số nghiên cứu ........................................................................... 20
2.1.3 Tiêu chí chọn mẫu............................................................................ 20
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 21
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ......................................................................... 21
2.2.2 Cỡ mẫu ............................................................................................. 21
2.2.3 Kỹ thuật chọn mẫu .......................................................................... 21
2.2.4 Kiểm soát sai lệch chọn mẫu: .......................................................... 21
2.3 CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ............................................................. 21
2.3.1 Các biến số liên quan đến dân số xã hội .......................................... 21
2.3.2. Các biến số liên quan tăng huyết áp ............................................... 22
2.4 PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ............................................................. 24
2.4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu........................................................... 24
2.4.2 Xử lý và phân tích số liệu ................................................................ 25
2.5 VẤN ĐỀ Y ĐỨC ................................................................................... 25
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 27
3.1 Đặc điểm dân số nghiên cứu .................................................................. 27
3.1.1 Giới tính ........................................................................................... 27
3.1.2 Tuổi .................................................................................................. 28
3.1.3 Dân tộc ............................................................................................. 29
3.1.4 Nơi cƣ trú và BHYT ........................................................................ 29

.



3.2 Đặc điểm các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp................................. 29
3.2.1 Chỉ số khối cơ thể (CSKCT)............................................................ 29
3.2.2 Đái tháo đƣờng................................................................................ 30
3.3 Tỷ lệ tăng huyết áp ................................................................................. 31
3.3.1 Đặc điểm huyết áp ........................................................................... 31
3.3.2 Tỉ lệ tăng huyết áp ........................................................................... 31
3.3.3 Mối liên hệ giữa tuổi, giới tính, chỉ số cơ thể đến tăng huyết áp ... 32
3.3.4 Mối liên quan giữa ĐTĐ với THA .................................................. 33
3.4 Kiểm soát huyết áp................................................................................. 34
3.4.1 Tỷ lệ kiểm soát huyết áp .................................................................. 34
3.4.2 Mối liên quan của kiểm soát huyết áp với một số yếu tố nguy cơ .. 34
3.5 Hạ huyết áp tƣ thế đứng ........................................................................ 37
3.5.1 Đặc điểm hạ huyết áp tƣ thế ............................................................ 37
3.5.2 Tỉ lệ hạ huyết áp tƣ thế đứng ........................................................... 37
3.5.3 Mối liên quan một số yếu tố với hạ huyết áp tƣ thế đứng ............... 39
Chƣơng 4 BÀN LUẬN ................................................................................. 43
4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..................................................................... 43
4.1.1 Tuổi và giới tính............................................................................... 43
4.1.2 Nơi cƣ trú, dân tộc và BHYT........................................................... 44
4.2 Tỉ lệ tăng huyết áp .................................................................................. 44
4.2.1 Tỉ lệ tăng huyết áp chung................................................................. 44
4.2.2 Đặc điểm của dân số mẫu liên quan đến THA ................................ 46
4.3 Tỉ lệ kiểm soát huyết áp ......................................................................... 50
4.3.1 Tỷ lệ kiểm soát huyết áp trong dân số nghiên cứu .......................... 50

.


4.3.2 Tỷ lệ kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo
đƣờng ........................................................................................................ 53

4.4 Tỉ lệ hạ huyết áp tƣ thế đứng và mối liên quan giữa kiểm soát huyết áp,
tuổi với hạ huyết áp tƣ thế............................................................................ 55
4.4.1 Tỉ lệ hạ huyết áp tƣ thế đứng ........................................................... 55
4.4.3 Liên quan giữa hạ huyết áp tƣ thế và tuổi ....................................... 59
KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................. 61
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
BHYT

: Bảo hiểm y tế

cs

: Cộng sự

CSKCT

: Chỉ số khối cơ thể

ĐLC


: Độ lệch chuẩn

ĐTĐ

: Đái tháo đƣờng

GTLN

: Giá trị lớn nhất

GTNN

: Giá trị nhỏ nhất

HA

: Huyết áp

HATT

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trƣơng

NCT

: Ngƣời cao tuổi


NMCT

: Nhồi máu cơ tim

TB

: Trung bình

THA

: Tăng huyết áp

TP HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

Tiếng Anh
BMI

: Body Mass Index

ESC

: European Society of Cardiology

ESH

: European Society of Hypertension

JNC


: Joint National Committee

RAA

: Renin - Angiotensin – Aldosterone

WHO

: World Health Oganization

.


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Định nghĩa THA theo ESH/ESC 2013 ............................................. 6
Bảng 1.2: Phân loại THA theo JNC 7 2003 ...................................................... 6
Bảng 1.3: Phân độ THA theo ESH/ESC (2003) ............................................... 7
Bảng 1.4 : Một số nguyên nhân của THA thứ phát .......................................... 8
Bảng 3.5: Tuổi trung bình của bệnh nhân tham gia nghiên cứu ..................... 28
Bảng 3.6: Phân bố tỉ lệ dân tộc kinh và dân tộc khác ..................................... 29
Bảng 3.7: Đặc điểm CSKCT ........................................................................... 29
Bảng 3.8: Tỉ lệ ĐTĐ........................................................................................ 30
Bảng 3.9: Đặc điểm huyết áp trong nghiên cứu này ....................................... 31
Bảng 3.10 : Liên quan giữa tuổi, giới, chỉ số khối cơ thể với THA ............... 32
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa ĐTĐ với THA ............................................... 33
Bảng 3.12: Kiểm soát huyết áp theo JNC VIII ............................................... 34
Bảng 3.12: Liên quan giới tính và kiểm sốt huyết áp ................................... 34

Bảng 3.13: Liên quan giữa kiểm soát huyết áp với nhóm CSKCT ................ 35
Bảng 3.14: Kiểm sốt huyết áp với nhóm tuổi ............................................... 36
Bảng 3.15: Mối liên quan kiểm sốt huyết áp với ĐTĐ ................................. 36
Bảng 3.16: Chênh lệch hạ huyết áp tƣ thế đứng trung bình ........................... 37
Bảng 3.17: Tỉ lệ hạ huyết áp tƣ thế đứng ........................................................ 37
Bảng 3.18: Liên quan giữa hạ huyết tƣ thế đứng với giới .............................. 39
Bảng 3.19: Liên hệ giữa hạ áp tƣ thế với nhóm tuổi....................................... 39

.


Bảng 3.21: Mối liên quan giữa hạ huyết áp tƣ thế đứng với CSKCT ............ 41
Bảng 3.22: Liên quan giữa hạ áp tƣ thế đứng và bệnh nhân ĐTĐ ................. 41
Bảng 3.23: Mối liên quan giữa hạ huyết áp tƣ thế với THA .......................... 42
Bảng 4.1: Tỉ lệ tăng huyết áp ở ngƣời cao tuổi trong các nghiên cứu ở Việt
Nam ................................................................................................. 45
Bảng 4.2: Tỉ lệ tăng huyết áp ở ngƣời cao tuổi trong các nghiên cứu trên thế
giới .................................................................................................. 46
Bảng 4.3 Tỉ lệ THA theo nhóm tuổi ............................................................... 47
Bảng 4.4: Tỉ lệ THA theo giới ........................................................................ 48
Bảng 4.5 Tỉ lệ THA có kèm ĐTĐ ................................................................... 49
Bảng 4.6: Tỉ lệ kiểm soát huyết áp trên thế giới ............................................. 52
Bảng 4.7 Tỉ lệ kiểm soát huyết áp các nghiên cứu trong nƣớc ....................... 53
Bảng 4.8: Tỉ lệ kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân THA kèm đái tháo đƣờng .. 54
Bảng 4.9: Tỉ lệ hạ huyết áp tƣ thế đứng các nghiên cứu trong nƣớc .............. 57
Bảng 4.10: Tỉ lệ hạ huyết áp tƣ thế đứng các nghiên cứu nƣớc ngoài ........... 57

.



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Phân bố giới tính ........................................................................ 27
Biểu đồ 3.2: Phân bố nhóm tuổi ...................................................................... 28
Biểu đồ 3.3: Phân nhóm CSKCT .................................................................... 30
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ tăng huyết áp ...................................................................... 31
Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ hạ huyết áp tƣ thế ............................................................... 38

.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam sẽ chính thức trở thành
quốc gia có dân số già hóa, với tỷ lệ ngƣời cao tuổi (NCT) vƣợt quá 10% vào
năm 2014 và tỷ lệ này tăng lên tới 26% vào năm 2050 [31],[43],[84]. Với xu
thế đó, các bệnh mạn tính và thối hóa hay gặp ở NCT nhƣ: tăng huyết áp,
suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đái tháo đƣờng, đột quỵ, ung thƣ…, cũng
gia tăng theo. Đây là thách thức lớn đối với ngành y tế trong việc chăm sóc,
bảo vệ và quản lý sức khỏe ở NCT.
Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính, bệnh tiến triển “thầm lặng”
khơng có triệu chứng, nhƣng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không
gây chết ngƣời thì cũng để lại nhiều di chứng nặng nề (tai biến mạch máu
não, suy tim, nhồi máu cơ tim...) ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống và là
gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Theo tác giả Chokshi N.P và cs thì THA ảnh hƣởng khoảng 972 triệu
ngƣời (26% dân số thế giới) vào năm 2000 và tăng lên 1,56 tỷ ngƣời (29%
dân số thế giới) vào năm 2025[51]. Cũng theo báo cáo của WHO (2013) mỗi
năm có khoảng 9,4 triệu ca tử vong liên quan đến biến chứng của THA trên

toàn thế giới, biến chứng của THA cũng liên quan đến 45% ca tử vong do
bệnh lý tim mạch và 51% ca tử vong do đột quỵ hàng năm [79].
Một số nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc cho thấy tăng huyết áp
ở ngƣời cao tuổi là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Tại Mỹ, theo khảo sát dinh
dƣỡng và sức khỏe quốc gia về tình trạng THA ở ngƣời trƣởng thành năm
2011- 2012 của tác giả Tatiana Nwankwo cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp ở
ngƣời ≥ 60 tuổi là 65 % [69]. Tại châu Âu, tỉ lệ THA ở ngƣời cao tuổi khoảng
80% - 90% nhƣ: Anh (2000 - 2001) tỉ lệ THA ở ngƣời cao tuổi 80,3%, Pháp

.


2

(2006) là 78,2%, Hy Lạp là (2010) là 89% [71],[48],[83]. Tại Việt Nam tỉ lệ
THA ở NCT cao và có xu hƣớng ngày càng gia tăng: Trần Minh Giao (2006)
khảo sát tại bệnh viên Nhân Dân Gia Định cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp ở
ngƣời cao tuổi là 38,1% [8]. Phan Quốc Hùng (2008) thực hiện tại bệnh viện
đa khoa Trung Tâm An Giang tỉ lệ THA là 53,62%[14], các nghiên cứu của
Phùng Hoàng Đạo (2013) và Hoàng Ngọc Vân (2014) đƣợc thực hiện tại bệnh
viện Thống Nhất TP. HCM lần lƣợt là 57,4% và 64,8% [7],[40].
Nghiên cứu SHEP đã chứng minh lợi ích giảm biến chứng, giảm tử
vong trong việc điều trị THA và kiểm soát tốt huyết áp ở NCT. Việc giảm
huyết áp tâm thu 10 mmHg và huyết áp tâm trƣơng 5 mmHg ở độ tuổi 65 làm
giảm 25% nhồi máu cơ tim, 40% đột quị, 50% suy tim và 10 - 20% tử vong
[76].
Từ những kết quả trên, để có những kế hoạch quản lý và điều trị tăng
huyết áp hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống và giảm biến
chứng do tăng huyết áp, bệnh viện cần phải tiến hành khảo sát tình hình tăng
huyết áp ở ngƣời cao tuổi nhằm xác định tỉ lệ tăng huyết áp, tỉ lệ kiểm soát

huyết áp và mối liên quan giữa THA và một số yếu tố nguy cơ ở NCT đến
điều trị ngoại trú, cụ thể là tại khoa Khám Bệnh bệnh viện Quận 7.

.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Khảo sát tình hình tăng huyết áp ở ngƣời cao tuổi tại khoa Khám bệnh
bệnh viện Quận 7.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Xác định tỉ lệ THA ở ngƣời cao tuổi và mối liên quan giữa THA và
một số yếu tố nguy cơ.
2. Xác định tỉ lệ kiểm soát huyết áp.
3. Tỉ lệ hạ huyết áp tƣ thế đứng và mối liên quan giữa tuổi, kiểm soát
huyết áp với hạ huyết áp tƣ thế đứng.

.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Dịch tễ bệnh tăng huyết áp ở ngƣời cao tuổi
1.1.1 Định nghĩa ngƣời cao tuổi
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 60 tuổi đƣợc lấy
làm điểm cắt để định nghĩa NCT [60]. Trong khi tại các nƣớc phƣơng Tây,

NCT đƣợc định nghĩa là ngƣời từ 65 tuổi trở lên.
Tại Việt Nam, NCT đƣợc định nghĩa là công dân Việt Nam hay ngƣời
nƣớc ngoài đang sống tại Việt Nam từ 60 tuổi trở lên [32].
Ngƣời cao tuổi là một khái niệm lịch sử, gây nhiều tranh cãi trên bình
diện tiếp cận của các khoa học, trình độ phát triển của xã hội và các nền văn
hóa. Các nhà quản lý xã hội hiện nay dựa vào định nghĩa NCT để quy định
tuổi hƣu, nên tùy theo chính sách xã hội mà có những định nghĩa khác nhau
về NCT. Trong dân số NCT, ngƣời ta thƣờng chia ra ba nhóm: từ 60 đến 69
tuổi là nhóm sơ lão; từ 70 đến 79 tuổi là nhóm trung lão và từ 80 tuổi trở lên
là nhóm đại lão. Nhƣng mọi sự phân chia đều có tính ƣớc lệ vì khi đánh giá
lão hóa ở NCT phải kết hợp giữa tuổi thời gian và tuổi sinh học.
1.1.2 Dịch tễ học tăng huyết áp
Trên thế giới
THA là bệnh rất thƣờng gặp ở nhiều nƣớc trên thế giới, ƣớc tính hiện
có khoảng 1,56 tỷ ngƣời trƣởng thành bị THA. Ở châu Âu và Bắc Mỹ, tỉ lệ
THA khá cao chiếm từ 15 - 20% dân số. Bệnh có xu hƣớng tăng theo tuổi, tùy
theo tiêu chuẩn chẩn đoán cũng nhƣ phƣơng pháp đo mà tỉ lệ dao động từ 1/2
đến 2/3 dân số trên 65 tuổi [28].

.


5

Fotoula B tiến hành nghiên cứu dịch tễ học THA ở NCT dựa trên các số
liệu sẵn có cho thấy, tỉ lệ NCT bị THA ở Mỹ và châu Âu dao động trong
khoảng 53% - 72% [55].
Tại các nƣớc châu Âu hơn 50% dân số trên 65 tuổi bị THA. Hy Lạp
khảo sát năm 2010, cho thấy tỉ lệ THA ở những ngƣời từ 65 tuổi trở lên là
89% [83].

Tại châu Á, tỉ lệ THA ở NCT tại cộng đồng Ấn Độ và Băng La Desh là
65% [72]. Tại Trung Quốc tỉ lệ tăng huyết áp ở ngƣời cao tuổi theo nghiên
cứu của Lei Wu (2015) là 65,2% [62], Nhật Bản theo tác giả Emi Oishi và cs
(2016) là 79,7% [53].
Nghiên cứu của WHO tại một số quốc gia đang phát triển trên thế giới
tỷ lệ THA ở NCT là 52,9% [75].
Tại Việt Nam
Có nhiều nghiên cứu với quy mơ khác nhau, thời gian khác nhau và
đƣợc thực hiện tại các địa điểm khác nhau trong phạm vi cả nƣớc về THA ở
NCT cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp ở ngƣời cao tuổi tại Việt Nam ở mức cao và
ngày càng gia tăng.
Tác giả Trần Minh Giao (2006) tỉ lệ tăng huyết áp ở NCT là 38,1%,
Phan Quốc Hùng (2008) tỉ lệ là 53,62%, Phùng Hoàng Đạo (2013) và Hoàng
Ngọc Vân (2014) lần lƣợt là 57,4% và 64,8% [8],[14],[7],[40].
1.2 Chẩn đoán tăng huyết áp
1.2.1 Định nghĩa tăng huyết áp
Theo hƣớng dẫn của WHO năm 2003, bệnh nhân đƣợc chẩn đốn THA
khi bệnh nhân có trị số huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết
áp tâm trƣơng (HATTr) ≥ 90 mmHg sau khi khám lâm sàng hai hay ba lần
khác nhau và mỗi lần thăm khám đƣợc đo hai lần [87].

.


6

Tƣơng tự nhƣ khuyến cáo của JNC 7 (2003) của ủy ban liên quốc gia
về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị THA, Hội tim mạch châu Âu/
Hội tăng huyết áp châu Âu (ESC/ESH) 2013 đƣa ra định nghĩa THA dựa trên
trị số huyết áp đo ở phòng khám và ngồi phịng khám [49], [65].

Bảng 1.1: Định nghĩa THA theo ESH/ESC 2013 [65]

Huyết áp đo tại phòng khám

HATT

HATTr

(mmHg)

(mmHg)

≥ 140

và/hoặc

≥ 90

Ban ngày (lúc thức)

≥ 135

và/hoặc

≥ 85

Ban đêm (lúc ngủ)

≥ 120


và/hoặc

≥ 70

Trung bình 24 giờ

≥ 130

và/hoặc

≥ 80

Huyết áp đo tại nhà

≥ 135

và/hoặc

≥ 85

Huyết áp lƣu động 24 giờ

1.2.2 Phân loại THA
- Phân loại theo tiêu chuẩn của JNC 7 (2003)
Bảng 1.2: Phân loại THA theo JNC 7 2003
Phân loại
Bình

HATT


HATTr

(mmHg)

(mmHg)

< 120



< 80

Tiền THA

120 - 139

và/hoặc

80 - 89

THA độ 1

140 - 159

và/hoặc

90 - 99

THA độ 2


≥ 160

và/hoặc

≥ 100

thƣờng

.


7

Tuy nhiên bảng phân loại này chƣa đƣợc thống nhất trên toàn thế giới.
Ngay sau khi bảng phân loại mới của JNC VII ra đời, tháng 5/2003 hội THA
Châu Âu thuộc hội Tim mạch Châu Âu cũng cho ra một bảng hƣớng dẫn xử
trí THA, vẫn giữ cách phân loại THA tâm thu đơn độc khi chỉ số HATT 
140mmHg và HATTr <90 mmHg [28].
- Phân độ tăng huyết áp theo ESH/ECS 2003
Bảng 1.3: Phân độ THA theo ESH/ESC (2003)
Phân loại

HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)

< 120

< 80


Bình thƣờng

120 – 129

80 – 84

Bình thƣờng cao

130 – 139

85 – 89

Tăng huyết áp độ 1

140 – 159

90 – 99

Tăng huyết áp độ 2

160 – 179

100 – 109

Tăng huyết áp độ 3

≥ 180

≥ 110


Tăng huyết áp tâm

≥ 140

< 90

Lý tƣởng

thu đơn độc
Tóm lại, xu hƣớng phân loại THA ngày càng trở nên đơn giản hơn để
dễ ứng dụng vào thực tiễn lâm sàng trong việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi
bệnh nhân THA.
1.3 Nguyên nhân tăng huyết áp
Đại đa số THA ở ngƣời lớn là khơng có căn ngun hay cịn gọi là
THA ngun phát chiếm tới > 95%. Một số nguyên nhân của THA thứ phát
đƣợc liệt kê theo bảng dƣới đây:

.


8

Bảng 1.4 : Một số nguyên nhân của THA thứ phát
Nguyên nhân
Các bệnh về thận

Bệnh nhu mô thận, sỏi thận, hẹp động mạch thận…
Hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ,

Các bệnh về tim mạch


bệnh vô mạch (Takayasu), hẹp, xơ vữa động mạch
chủ bụng ảnh hƣởng tới động mạch thận
U tuỷ thƣợng thận (Pheocromocytoma), hội chứng

Các bệnh hệ nội tiết

Cushing, hội chứng Conn, cƣờng giáp, cƣờng
Aldosteron, cƣờng tuyến yên
Cam thảo, viên tránh thai uống, kháng viên nonsteroid, steroid, các thuốc cƣờng α giao cảm (các

Do thuốc

thuốc

nhỏ

mũi

chữa

mũi…),

ngạt

cocain,

amphetamin, erythropoietine, cycloprin.
Trƣờng hợp THA thứ phát cần chú ý khi:
(1): Phát hiện THA ở ngƣời trẻ tuổi <30 tuổi hoặc ngƣời già >60

tuổi.
(2): THA rất khó khống chế bằng thuốc.
(3): THA tiến triển nhanh hoặc THA ác tính.
(4): Có biểu hiện bệnh lý cơ quan khác mà có thể là nguyên nhân
gây THA.
1.4 Cơ chế bệnh sinh THA
1.4.1 Sinh lý động mạch [9],[19],[81]
a) Đặc tính của động mạch:

.


9

Chức năng của hệ động mạch là phân phối máu đến mao mạch toàn cơ
thể. Hệ động mạch bao gồm các ống dẫn có đặc tính sau
 Tính đàn hồi
 Tính co thắt
b) Huyết áp động mạch:
Huyết áp động mạch là áp lực của máu tác động lên một đơn vị diện
tích thành động mạch.
 Huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa, là giới hạn cao
nhất của những dao động có chu kỳ của huyết áp trong mạch,
thể hiện sức bơm của tim.
 Huyết áp tâm trƣơng hay còn gọi huyết áp tối thiểu, là giới hạn
thấp nhất của những dao động có chu kỳ của huyết áp trong
mạch, thể hiện sức cản của mạch.
1.4.2 Cơ chế hình thành huyết áp [9],[28],[81]
Huyết áp phụ thuộc vào cung lƣợng tim và sức cản ngoại biên. Cung
lƣợng tim phụ thuộc vào nhịp tim và thể tích thất trái. Sức cản ngoại biên là

lực chống lại dòng máu phụ thuộc vào chiều dài động mạch, bán kính động
mạch và độ qnh máu.
Ta có cơng thức:
BP = CO x PR
CO = HR x SV
PR 

8
L
 4

r

Trong đó:
- BP: Blood Pressure – Huyết áp

.


10

- CO: Cardiac output – Cung lƣợng tim
- PR: Peripheral resistance – Sức cản ngoại biên
- HR: Heart rate – Tần số tim
- SV: Stroke volume – Thể tích nhát bóp
- L : Chiều dài động mạch
-

r : Bán kính động mạch


-

: Độ quánh của máu

Tăng huyết áp xảy ra khi có sự tăng cung lƣợng tim hoặc tăng sức cản
ngoại biên, hoặc cả hai cùng gia tăng.
Cung lƣợng tim liên quan đến tiền tải và sức co bóp cơ tim, do đó nó
liên quan đến thể tích dịch, lƣợng Natri và hoạt động của

adrenergic. Sức

cản ngoại vi phụ thuộc vào sự co mạch hay phì đại cấu trúc mạch, hai yếu tố
này bị chi phối bỡi nhiều cơ chế: hệ giao cảm, hệ renin-angiotensinaldosterone (RAA), các peptid vận mạch, di truyền và căng thẳng thần kinh.
1.4.3 Sự điều hòa huyết áp[39]:
Trị số huyết áp thay đổi khá nhiều trong ngày do huyết áp phụ thuộc
nhiều yếu tố nhƣ cảm xúc, giờ trong ngày, hoạt động thể lực. Tuy nhiên nhờ
vào cơ chế tự điều hòa của cơ thể, giúp huyết áp dao động trong phạm vi sinh
lý. Khi cơ chế điều hịa khơng hiệu quả sẽ dẫn đến bệnh lý tăng huyết áp.
a) Hệ thống điều hòa huyết áp nhanh :
Sự điều hòa huyết áp nhanh là vai trò của hệ thần kinh thông qua các áp
cảm thụ quan thành mạch (sự gia tăng huyết áp ở thành động mạch chủ và
xoang cảnh sẽ kích thích áp cảm thụ quan, những xung động theo dây Cyon
và Hering đến não, kích thích dây X làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp và
ngƣợc lại) cũng nhƣ các hoạt động của cathecholamine.

.


11


b) Điều hòa chậm là vai trò của thể dịch liên quan hệ RAA:
Rennin đƣợc phát hiện vào 1898, là men thủy phân protein do các tế
bào cạnh cầu thận tiết ra, khơng có hoạt tính.
Renin
Angiotensin

Angiotensin I (10 a.amin)
+ men chuyển
Angiotensin II (8 a.amine)

Co mạch

Aldosterol

Giữ muối- Nƣớc

Vai trò của các tuyến nội tiết khác:
 Endothelin đƣợc sản xuất từ tế bào nội mạc.
 Vai trò của prostaglandin, kinin.
 Các oxid nitric (NO) từ tế bào nội mạc.
 Yếu tố lợi niệu nhĩ.
 Hormone thƣợng thận: aldosterone, adrenaline.
Điều hòa huyết áp sau cùng là vai trị của thận thơng qua việc điều chỉnh
thể tích máu lƣu thơng.
1.5 Ngƣời cao tuổi và tăng huyết áp
 HA tâm thu tăng dần cho đến khoảng 80 tuổi thì đạt giá trị tối đa,
sau đó giá trị này có xu hƣớng ít hoặc khơng thay đổi.
 HA tâm trƣơng cũng tăng theo tuổi nhƣng đạt mức tối đa ổn định
sớm hơn vào khoảng 50-60 tuổi, sau đó có xu hƣớng giảm dần.
 HA tâm trƣơng liên quan đến yếu tố nguy cơ tim mạch hơn HA

tâm thu cho đến năm 50 tuổi. Sau độ tuổi này, HA tâm thu đóng
vai trị quan trọng hơn

.


12

Tại Hoa Kỳ, số ngƣời Mỹ >65 tuổi tăng từ 24,2 triệu năm 1980 lên đến
32,6 triệu năm 2000 là > 6 triệu ngƣời với ƣớc tính 30% có THA [28]. HATT
dƣờng nhƣ tăng tuyến tính theo tuổi trong các xã hội công nghiệp, cũng nhƣ
tần suất chung của THA, ngƣợc lại HATTr tăng song song với HATT cho đến
khoảng 55 tuổi sau đó giảm dần [52].
Vào tuổi 60, khoảng 2/3 những ngƣời bệnh THA có tăng HATT đơn
thuần. Ở tuổi 75, hầu nhƣ tất cả bệnh nhân THA bị tăng HATT và khoảng 3/4
ngƣời bệnh có tăng HATT đơn thuần. Mặc dù mọi cách đánh giá huyết áp
HATT, HATTr đều có giá trị và liên quan trực tiếp đến nguy cơ bị bệnh mạch
vành, mạch não, thì chỉ có HATT là yếu tố dự đoán tốt nhất về biến chứng tim
mạch ở ngƣời cao tuổi [51]. HATT cũng thích hợp hơn HATTr để phân loại
huyết áp và phân loại nguy cơ [13]. Trong nghiên cứu Framingham, HATT
đơn thuần giúp phân loại nhóm giai đoạn chính xác ở 94% những ngƣời > 60
tuổi, trong khi dựa vào HATTr tỉ lệ này là 66%.
1.5.1 Các dạng THA ở ngƣời có tuổi [36]
 THA áo chồng trắng:
 HA phịng khám, bệnh viện > 140/90 mmHg (nhiều lần
khám) và HA 24 giờ < 125/80 mmHg.
 Nguyên nhân: Cảm xúc lo lắng, bất an.
 Những bệnh nhân này cần đƣợc theo dõi sát, thay đổi lối
sống. Việc sử dụng thuốc chỉ đặt ra khi có bằng chứng tổn
thƣơng cơ quan đích hoặc nguy cơ tim mạch cao.

 THA tâm thu đơn độc
 Đối với ngƣời cao tuổi, HA tâm thu có xu hƣớng tăng và
HA tâm trƣơng có xu hƣớng giảm.
 HA tâm thu > 140mmHg và HA tâm trƣơng < 90 mmHg.

.


13

 Áp lực mạch có xu hƣớng tăng theo tuổi ở những bệnh
THA tâm thu đơn độc.
 THA giả tạo
 Đối với ngƣời cao tuổi, thành động mạch ngoại biên trở
nên xơ cứng. Khi đo HA động mạch cánh tay hoặc động
mạch quay vẫn bắt đƣợc dù băng quấn đã đƣợc bơm căng
(dấu Osler dƣơng tính).
 Nếu nghi ngờ có tình trạng THA giả tạo, bệnh nhân cần
đƣợc đo HA nội động mạch để chẩn đoán xác định THA
và theo dõi điều trị.
 Hạ HA tư thế đứng
 HA tâm thu giảm ≥ 20mmHg và/hoặc HA tâm trƣơng
giảm ≥ 10mmHg trong vòng 3 phút khi đo ở tƣ thế đứng.
 Nguyên nhân:
1. Sự nhạy cảm phản xạ áp suất giảm theo tuổi.
2. Suy giảm hệ thần kinh tự động.
3. Giảm thể tích tuần hồn do mất nhiều muối từ
thận, dùng thuốc lợi tiểu.
1.5.2 Các thay đổi sinh lý làm THA ở ngƣời có tuổi [3]
 Thành động mạch xơ cứng.

 Giảm nhạy cảm thụ thể áp suất.
 Tăng hoạt hệ thần kinh giao cảm.
 Thay đổi đáp ứng của thụ thể alpha và beta adrenergic.
 Rối loạn chức năng nội mạc.
 Giảm thải trừ muối nƣớc tại thận.
 Hoạt tính renin huyết tƣơng thấp.
 Đề kháng insulin trên chuyển hóa đƣờng.

.


14

 Béo phì vùng bụng.
1.6 Các yếu tố nguy cơ tim mạch
Bên cạnh việc chẩn đoán xác định và phân loại THA, bệnh nhân THA
cần đƣợc tiếp cận toàn diện. Các mục tiêu chính trong tiếp cận tồn diện bệnh
nhân THA gồm:
-

Xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch và các bệnh lý kết hợp ảnh
hƣởng đến điều trị và tiên lƣợng.

- Đánh giá tổn thƣơng cơ quan đích liên quan đến THA, đặc biệt là
những biến chứng ảnh hƣởng đến việc lựa chọn điều trị.
- Xác định nguyên nhân thứ phát có thể của THA.
Ngồi THA, một số yếu tố nguy cơ tim mạch khác đƣợc sử dụng để
phân tầng nguy cơ tim mạch theo khuyến cáo của ESH/ESC năm 2013[49],
[64]:
- Giới: nam

- Tuổi (Nam ≥ 55 tuổi; Nữ ≥ 65 tuổi)
- Hút thuốc lá
- Rối loạn lipid máu
- Đƣờng huyết lúc đói: 5,6- 6,9 mmol/L (102 - 125mg/dL)
- Nghiệm pháp dung nạp glucose bất thƣờng
- Béo phì
- Béo bụng (vòng eo: nam ≥ 90 cm; nữ > 80 cm) (ngƣời Châu Á)
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (nam < 55 tuổi; nữ < 65
tuổi)

.


15

1.7 Biến chứng tăng huyết áp[9], [39]
 Tim:
+ Phì đại thất trái: đây là biến chứng thƣờng gặp nhất trong THA.
Sự hiện diện của phì đại thất trái làm tăng tần suất NMCT gấp 3
lần, suy tim gấp 4 lần và dột quỵ gấp 6 lần so với chƣa THA.
Chẩn đốn phì đại thất trái dựa vào những xét nghiệm đơn giản
nhƣ điện tim, siêu âm.
+ Suy tim: THA là nguyên nhân thứ hai gây suy tim sau bệnh mạch
vành. Lúc đầu suy tim tâm trƣơng, sau đó gây suy tim tâm thu.
+ Bệnh mạch vành: bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ hay nhồi máu cơ
tim.
 Thần kinh: THA là yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ. 85% nhồi máu
não, 10% là xuất huyết não. Có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua
hoặc bệnh não do THA.
 Thận: Sau ĐTĐ, tăng huyết áp là nguyên nhân hay gặp ở bệnh nhân

bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Các biến chứng của THA lên thận có thể
gặp nhƣ đạm niệu, tiểu màu vi thể do tổn thƣơng cầu thận hay tổn
thƣơng mạch máu thận.
 Mắt: ngày nay vẫn sử dụng phân loại của Keith- Wagener-Barker về
biến đổi võng mạc khi soi đáy mắt:
+ Độ 1: lòng động mạch co ngoằn ngo (bình thƣờng đƣờng kính
bằng 2/3 đƣờng kính tĩnh mạch).
+ Độ 2: (dấu S. Gunn) bắt chéo động mạch - tĩnh mạch.
+ Độ 3: độ 2 + tình trạng phù nề, xuất tiết, xuất huyết võng mạc.
+ Độ 4: độ 3 + phù gai thị.

.


×