Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đặc điểm dịch tễ và các yếu tố liên quan với bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nhân viên nữ làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm tại ttytdp quận 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.41 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

Nguyễn Thị Hồng Ngọc

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI
BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƢỜNG TÌNH DỤC Ở NHÂN
VIÊN NỮ LÀM VIỆC TRONG CÁC CƠ SỞ KINH DOANH
DỊCH VỤ DỄ BỊ LỢI DỤNG HOẠT ĐỘNG MẠI DÂM
TẠI TTYTDP QUẬN 6

Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 60 72 03 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trịnh Thị Hồng Oanh

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các dữ kiện, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Ngọc


Xác nhận của người hướng dẫn

Ts. Trịnh Thị Hoàng Oanh


DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ 6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... 9
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
DÀN Ý NGHIÊN CỨU ................................................................................. 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................6
1.1 Một số khái niệm về BLTQĐTD: ..........................................................................6
1.2 Đại cương các Hội chứng và BLTQĐTD thường gặp ...........................................6
1.2.1 Hội chứng tiết dịch âm đạo: .............................................................................. 6
1.2.2 Hội chứng loét sinh dục: ................................................................................... 7
1.2.3 Hội chứng sưng hạch bẹn: ................................................................................ 7
1.2.4 Bệnh giang mai: ................................................................................................ 7
1.2.5 Bệnh lậu: ........................................................................................................... 8
1.2.6 Nhiễm Chlamydia đường sinh dục - tiết niệu ................................................... 8
1.2.7 Viêm hố chậu: ................................................................................................... 8
1.2.8 Bệnh do Trichomonas vaginalis ....................................................................... 8
1.2.9 Nấm đường sinh dục: ........................................................................................ 9
1.2.10 Bệnh ghẻ: ........................................................................................................ 9
1.2.11 Bệnh rận mu: ................................................................................................... 9
1.2.12 Bệnh sùi mào gà: Do Human papilloma virus [HPV]. ................................... 9
1.3 Tình hình về các BLTQĐTD qua các nghiên cứu liên quan ..................................9
1.3.1 Tình hình trên thế giới ...................................................................................... 9
1.3.2 Tình hình trong nước: ..................................................................................... 11
1.4 Các tác nhân gâyBLTQĐTD ................................................................................14
1.4.1 Các tác nhân gây bệnh và các biểu hiện lâm sàng của BLTQĐTD ................ 14
1.4.2 Một số tác nhân gây bệnh được phát hiện vào cuối thế kỷ XX ...................... 17

1.5 Một số đặc điểm dịch tễ học của BLTQĐTD ......................................................17
1.6 Một số yếu tố nguy cơ của BLTQĐTD................................................................18

CHƢƠNG 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............21
2.1 Thiết kế nghiên cứu: ............................................................................................21
2.2 Đối tượng nghiên cứu: .........................................................................................21
2.2.1 Dân số mục tiêu: ............................................................................................. 21
2.2.2 Dân số chọn mẫu: ........................................................................................... 21
2.2.3 Cỡ mẫu: ........................................................................................................... 21
2.3 Kỹ thuật chọn mẫu: ..............................................................................................21
2.4 Tiêu chí chọn mẫu: ...............................................................................................22
2.4.1 Tiêu chí chọn vào: ........................................................................................... 22


2.4.2 Tiêu chí loại ra: ............................................................................................... 22
2.4.3 Kiểm sốt sai lệch chọn lựa: ........................................................................... 22
2.5 Thu thập dữ kiện ..................................................................................................22
2.5.1 Phương pháp thu thập dữ kiện ........................................................................ 22
2.5.2 Công cụ thu thập dữ kiện ................................................................................ 23
2.6 Liệt kê và định nghĩa các biến số .........................................................................23
2.6.1 Biến số nền: .................................................................................................... 23
2.6.1.1 Tình trạng cư trú: ..................................................................................... 23
2.6.1.2 Công việc: ................................................................................................ 23
2.6.1.3 Tuổi: ......................................................................................................... 24
2.6.1.4 Tình trạng hơn nhân: ................................................................................ 24
2.6.1.5 Trình độ học vấn ...................................................................................... 24
2.6.1.6 Thời gian hành nghề ................................................................................ 25
2.6.2 Biến số kiến thức về BLTQĐTD .................................................................... 25
2.6.2.1 Có biết bệnh lây truyền qua đường tình dục: ........................................... 25
2.6.2.2 Bệnh nào lây truyền qua đường tình dục: ................................................ 25

2.6.2.3 Đường lây truyền bệnh lây truyền qua đường tình dục: .......................... 26
2.6.2.4 Nguyên nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục: .......................... 26
2.6.2.5 Biểu hiện của bệnh lây truyền qua đường tình dục.................................. 26
2.6.2.6 Kiến thức về BLTQĐTD có thể không có triệu chứng ............................ 27
2.6.2.7 Kiến thức về biến chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục. ............... 27
2.6.2.8 Nguồn thông tin về bệnh lây truyền qua đường tình dục: ....................... 27
2.6.3 Biến số thái độ đối với việc phịng, chống các BLTQĐTD ............................ 28
2.6.3.1 BLTQĐTD khơng nguy hiểm vì có thể điều trị được: ............................. 28
2.6.3.2 Tránh xa người bị mắc BLTQĐTD: ......................................................... 28
2.6.3.3 Người mắc BLTQĐTD phải được điều trị: .............................................. 28
2.6.3.4 Khi có các triệu chứng BLTQĐTD không rõ ràng cần đến gặp bác sĩ: ... 28
2.6.3.5 Người trẻ cần có kiến thức BLTQĐTD: .................................................. 29
2.7.3.6 Kiến thức BLTQĐTD cần được dạy trong trường học: ........................... 29
2.6.3.7 Cần sử dụng bao su khi quan hệ tình dục để khơng mắc BLTQĐTD: .... 29
2.6.3.8 Điều lo lắng nhất khi quan hệ tình dục khơng an tồn: ........................... 29
2.6.4 Biến số thực hành phòng, chống các BLTQĐTD ........................................... 29
2.6.4.1 Sử dụng bao cao su .................................................................................. 29
2.6.4.2 Sẵn có bao cao su ..................................................................................... 30
2.6.4.3 Khám chữa bệnh và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa 30
2.6.4.4 Giới thiệu bạn tình đi điều trị ................................................................... 30


2.6.5 Biến số bệnh lây truyền qua đường tình dục .................................................. 30
2.7 Các kỹ thuật xét nghiệm ......................................................................................31
2.7.1 Kỹ thuật soi tươi tìm nấm Candida âm đạo: ................................................... 31
2.7.1.1 Dụng cụ và hóa chất................................................................................. 31
2.7.1.2 Kỹ thuật lấy bệnh phẩm ........................................................................... 31
2.7.1.3 Nhận định kết quả .................................................................................... 31
2.7.2 Kỹ thuật soi tươi tìm trùng roi: ....................................................................... 31
2.7.2.1 Dụng cụ và hóa chất................................................................................. 31

2.7.2.2 Kỹ thuật lấy bệnh phẩm ........................................................................... 31
2.7.2.3 Nhận định kết quả .................................................................................... 31
2.7.3 Nhuộm Gram dịch tiết .................................................................................... 31
2.7.4 Xét nghiệm VDRL .......................................................................................... 32
2.8 Kiểm soát sai lệch thông tin .................................................................................32
2.9 Xử lý số liệu ....................................................................................................... 33
2.9.1 Thống kê mơ tả ............................................................................................... 33
2.9.2 Thống kê phân tích.......................................................................................... 33
2.10 Y đức ..................................................................................................................34

CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ....................................................................................35
3.1 Đặc tính mẫu nghiên cứu .....................................................................................35
3.2. Kiến thức về bệnh lây qua đường tình dục .........................................................36
3.2.1 Nhận biết về các bệnh lây qua đường tình dục ............................................... 36
3.2.2 Đường truyền bệnh lây truyền qua đường tình dục ........................................ 37
3.2.3 Nguyên nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục .................................. 37
3.2.4 Biểu hiện bệnh lây truyền qua đường tình dục ............................................... 38
3.2.5 Biến chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục ..................................... 39
3.2.6 Nguồn thông tin về bệnh lây truyền qua đường tình dục ............................... 39
3.3. Thái độ đối với việc phịng, chống các BLTQĐTD ............................................40
3.4. Hành vi tình dục của đối tượng nghiên cứu đối với BLTQĐTD ........................41
3.5. Kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục ................42
3.5.1 Tình hình mắc các hội chứng/bệnh ................................................................. 42
3.5.2 Tình hình mắc bệnh lây qua đường tình dục .................................................. 43
3.6. Kiến thức về bệnh lây qua đường tình dục phân bố theo đặc tinh mẫu ..............43
3.6.1 Nhận biết bệnh lây truyền qua đường tình dục phân bố theo đặc tính mẫu.... 43
3.6.2 Kiến thức về đường truyền bệnh lây truyền qua đường tình dục ................... 45
3.6.3 Kiến thức về nguyên nhân BLTQĐTD đúng phân bố theo đặc tính mẫu ....... 46
3.6.4 Kiến thức về biểu hiện BLTQĐTD đúng phân bố theo đặc tính mẫu ............ 47



3.6.5 Kiến thức về biến chứng BLTQĐTD đúng phân bố theo đặc tính mẫu ......... 48
3.7 Thái độ của đúng BLTQĐTD đúng phân bố theo đặc tính mẫu ..........................50
3.8 Hành vi sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục theo đặc tính mẫu ..............51
3.9 Tỷ lệ mắc BLQĐTD phân bố theo đặc tính mẫu .................................................54
3.9.1 Tỷ lệ mắc bệnh lây qua đường tình dục phân bố theo đặc tính mẫu .............. 54
3.9.2 Tỷ lệ nhiễm Trichomonas phân bố theo đặc tính mẫu .................................... 55
3.9.3 Tỷ lệ nhiễm C. albicans phân bố theo đặc tính mẫu ....................................... 56
3.9.4 Mối liên quan giữa tỷ lệ mắc BLTQĐTD với kiến thức và thực hành phòng,
chống BLTQĐTD. ................................................................................................... 58

CHƢƠNG 4 – BÀN LUẬN .................................................................................64
4.1 Đặc điểm dân số học và tính đai diện của nghiên cứu .........................................64
4.2 Tình hình mắc các BLTQĐTD.............................................................................65
4.3 Nhiễm nấm Candida albicans .............................................................................68
4.4 Nhiễm Trichomonas .............................................................................................69
4.6 Kiến thức về BLTQĐTD......................................................................................71
4.7 Thái độ phòng, chống các BLTQĐTD .................................................................73
4.8 Hành vi .................................................................................................................74
4.9 Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành với tỷ lệ mắc bệnh ...........................76
4.10 Điểm mạnh của đề tài ........................................................................................77
4.11 Điểm hạn chế .....................................................................................................77

CHƢƠNG 5 – KẾT LUẬN .................................................................................79
5.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu. ..........................................................................79
5.2 Đặc điểm kiến thức về BLTQĐTD ......................................................................79
5.3 Đặc điểm thái độ phòng, chống BLTQĐTD ........................................................80
5.4 Đặc điểm hành vi phòng, chống BLTQĐTD .......................................................80
5.5 Tình trạng mắc BLTQĐTD ..................................................................................81
5.6 Các mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành với tỷ lệ mắc BLTQĐTD 81


CHƢƠNG 6 – KIẾN NGHỊ ....................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
Tài liệu Tiếng Anh
Bảng câu hỏi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tình hình BLTQĐTD ở Việt Nam từ 1996-2010
Bảng 1.2 Các nhóm BLTQĐTD do vi khuẩn như bệnh giang mai, bệnh lậu và bệnh
khác trong giai đoạn 1996-2003.
Bảng 1.3. Các tác nhân gây bệnh/ hội chứngBLTQĐTD.
Bảng 1.4. Một số tác nhân gây bệnh mới phát hiện cuối thế kỷ XX.
Bảng 1.5 Số lượng BLTQĐTD toàn cầu hàng năm
Bảng 3.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu (N=200)
Bảng 3.2. Nhận biết về các bệnh lây qua đường tình dục (N=200)
Bảng 3.3. Đường truyền bệnh lây truyền qua đường tình dục (N=200)
Bảng 3.4. Nguyên nhân gây bệnh lây qua đường tình dục (N=200)
Bảng 3.5. Biếu hiện bệnh lây qua đường tình dục (N=200)
Bảng 3.6. Biến chứng của bệnh lây qua đường tình dục (N=200)
Bảng 3.7. Nguồn thơng tin về bệnh lây truyền qua đường tình dục (N=200)
Bảng 3.8. Thái độ đối với việc phòng, chống các BLTQĐTD (N=200)
Bảng 3.9. Điều lo lắng nhất khi quan hệ tình dục khơng an tồn (N=200)
Bảng 3.10. Hành vi tình dục của đối tượng nghiên cứu (N=200)
Bảng 3.11. Tình hình mắc các hội chứng/bệnh (N=200)
Bảng 3.12. Tình hình mắc Bệnh lây truyền qua đường tình dục (N=200)
Bảng 3.13. Nhận biết bệnh lây truyền qua đường tình dục phân bố theo đặc tính mẫu
(N= 200)
Bảng 3.14. Kiến thức về đường truyền BLTQĐTD đúng phân bố theo đặc tính mẫu

(N=200)
Bảng 3.15. Kiến thức về nguyên nhân BLTQĐTD đúng phân bố theo đặc tính mẫu
(N=200)
Bảng 3.16. Kiến thức về biểu hiện BLTQĐTD đúng phân bố theo đặc tính mẫu


(N= 200)
Bảng 3.17. Kiến thức về biến chứng BLTQĐTD đúng phân bố theo đặc tính mẫu
(N=200)
Bảng 3.18. Thái độ đồng ý phân bố theo đặc tính của mẫu (N=200)
Bảng 3.19. Hành vi sử dụng BCS phân bố theo đặc tính mẫu (N=185)
Bảng 3.20. Hành vi luôn có sẵn BCS phân bố theo đặc tính mẫu (N=185)
Bảng 3.21. Tỷ lệ mắc bệnh lây qua đường tình dục phân bố theo đặc tính mẫu
(N=200)
Bảng 3.22. Tỷ lệ nhiễm Trichomonas phân bố theo đặc tính mẫu (N=200)
Bảng 3.23. Tỷ lệ nhiễm C. albicans phân bố theo đặc tính mẫu (N=200)
Bảng 3.24. Tỷ lệ mắc BLTQĐTD phân bố theo kiến thức nguyên nhân gây bệnh (N=
200)
Bảng 3.25. Tỷ lệ mắc BLTQĐTD phân bố theo kiến thức về đường lây (N=200)
Bảng 3.26. Tỷ lệ mắc BLTQĐTD phân bố theo kiến thức về biểu hiện bệnh (N=200)
Bảng 3.27. Tỷ lệ mắc BLTQĐTD phân bố theo kiến thức về biến chứng bệnh
(N=200)
Bảng 3.28. Tỷ lệ mắc BLTQĐTD phân bố theo hành vi sử dụng bao cao su (N=185)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLTQĐTD

: Bệnh lây truyền qua đường tình dục


WHO

: World Health Organization
: Tổ chức Y tế Thế giới

HIV

: Human Immuno-deficiency Virus
: Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người

AIDS

: Acquired Immuno Deficiency Syndrome
: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

YHCT

: Y học cổ truyền

BCS

: Bao cao su

HBV

: Hepatitis B virus
: Vi rút viêm gan siêu vi B

HCV


: Hepatitis C virus
: Vi rút viêm gan siêu vi C

CMV

: Cytomrgalovirus

RPR

: Rapid Plasma Reagin

VDRL

: Venereal Disease Research Laboratory
: Xét nghiệm huyết thanh sàng lọc giang mai

TPHA

: Treponema Pallidum Hemagglutination Assay
: Xét nghiệm giang mai

MCV

: Molluscum Contagiosum Virus
: Vi rút u mềm lây

HPV

: Human Papilloma Virus
: Vi rút gây sùi mào gà, ung thư cổ tử cung


TTYTDP

: Trung tâm Y tế Dự phòng


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD) là tình trạnh nhiễm trùng
hoặc bệnh tật gây ra do các tác nhân sinh vật, bệnh lây truyền từ người này sang
người khác chủ ́u qua tình dục khơng an tồn [29, 30, 43]. Ngun nhân có thể là
vi khuẩn, virus, đơn bào, kí sinh trùng ngoài da hoặc nấm. BLTQĐTD ảnh hưởng
lớn đến vấn đề sức khỏe cộng đồng.
Trong những năm gần đây, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho
mọi người đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ các nước trên thế
giới cũng như của Việt Nam. Nước ta đã có “Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh
sản Việt Nam Giai đoạn 2011-2020”, mục tiêu ghi rõ giảm nhiễm khuẩn đường sinh
sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục[6]. Năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành
Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, nội dung tập trung
vào các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản chủ yếu trong đó có các bệnh lây
truyền qua đường tình dục, nhiễm khuẩn đường sinh sản [4].
Theo ước tính của WHO, thì mỗi năm có khoảng 250 triệu người bị mắc các
BLTQĐTD, trong đó ít nhất 10% người đang ở tuổi hoạt động tình dục bị một
BLTQĐTD [60]. Ở các nước đang phát triển thuộc Châu Phi, Châu Á, BLTQĐTD
là một trong năm bệnh thường gặp nhất [37]. Theo các chuyên gia của WHO, mắc
BLTQĐTD, đặc biệt các bệnh gây loét sinh dục làm tăng nguy cơ nhiễm HIV gấp 9
lần. Nguy cơ mắc BLTQĐTD cao gấp 2-5 lần nếu như một trong hai người bạn tình
bị nhiễm HIV[29]. Những người nhiễm HIV thì việc điều trị BLTQĐTD là rất khó
khăn, ít đáp ứng với phương pháp điều trị thông thường[33, 34, 38].

Tại Việt Nam, theo ước tính hằng năm có khoảng 800.000 đến 1.000.000 trường
hợp mới mắc các BLTQĐTD, trong đó lứa tuổi vị thành niên và thanh niên chiếm
40%. Đây là một thực trạng cần báo động bởi khi mắc BLTQĐTD có thể làm tổn
thương tới những phần mềm nằm bên trong cơ thể của cơ quan sinh sản của nam và
nữ, do các biến chứng của bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng như vô sinh,
lây truyền sang con khi người phụ nữ có thai, hoặc có thể dẫn đến tử vong


2

(HIV/AIDS, viêm gan virut B, C...) điều này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính
mạng của người nhiễm bệnh, đồng thời nó cịn gây hậu quả nghiêm trọng cả về mặt
kinh tế, xã hội và gia đình.
Quận 6 là một quận nội thành nằm về phía Tây Nam, thành phố Hồ Chí
Minh. Cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm là những cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị
lợi dụng để hoạt động mại dâm bao gồm các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch
vụ văn hoá hoặc các dịch vụ khác có sử dụng lao động là vũ nữ, tiếp viên, nhân viên
phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, ăn uống, giải trí, thư giãn, chăm sóc
sức khỏe, như: khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà hàng, nhà trọ, biệt thự kinh
doanh du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch, căn hộ cho thuê, vũ trường, karaokê, xoa
bóp, tắm hơi, tắm nóng lạnh, cắt tóc - gội đầu máy lạnh, cà phê đèn mờ...Đối tượng
làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, dễ có điều kiện thực hiện
các hành vi tình dục, nếu thiếu hiểu biết về bệnh và không biết phòng tránh
BLTQĐTD, sẽ dễ mắc bệnh và làm lây lan cho người khác, làm phát triển nhiều
bệnh nguy hiểm khác như HIV, lao, viêm gan siêu vi. Điều kiện kinh tế xã hội tại
quận còn nhiều khó khăn cùng với những hậu quả nặng nề của các bệnh lây truyền
qua đường tình dục, vì vậy đây là vấn đề sức khỏe đang được quan tâm tại địa
phương.
Trung tâm y tế dự phòng được thành lập từ năm 2007, phòng khám sức khoẻ
với đầy đủ chuyên khoa và trang thiết bị cần thiết cho phòng khám. Mỗi tháng

phòng khám tiếp nhận khoảng 40 - 50 nhân viên nữ đang làm việc trong các cơ sở
kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm, đến đăng ký khám sức
khoẻ định kỳ theo yêu cầu của cơ sở đang làm việc[2].
Số lượt nhân viên nữ của các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động
mại dâm đến khám sức khỏe định kỳ tại TTYTDP Q6 qua các năm.
Năm

Số lƣợt khám

Số trƣờng hợp BLTQĐTD
đƣợc phát hiện
n (%)

2007

33

5 (15,2)

2008

39

7 (17,9)


3

Năm


Số lƣợt khám

Số trƣờng hợp BLTQĐTD
đƣợc phát hiện
n (%)

2009

103

15 (14,6)

2010

109

12 (11,0)

2011

932

54 (5,8)

2012

1026

57 (5,6)


2013

793

46 (5,8)

2014

762

17 (2,2)

Khi đến khám mỗi người có một quyển sổ quản lý sức khoẻ, có dán ảnh và ghi
chép đầy đủ các thông tin cá nhân. Cứ mỗi 3 tháng đối tượng phải đến tái khám sức
khoẻ tổng quát, khám phụ khoa, xét nghiệm soi tươi, nhuộm Gram dịch tiết âm đạo,
xét nghiệm VDRL. Nếu đối tượng không mắc bệnh người đó tiếp tục hành nghề.
Người bị bệnh sẽ được cán bộ y tế tư vấn điều trị và phòng bệnh.
Phòng khám sức khỏe TTYTDP Q6 hoạt động từ tháng 5 năm 2008 đến nay
đã điều trị cho hơn 1260 người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hiện nay vẫn
chưa có một số liệu chính thức nào được thống kê tại địa phương về BLTQĐTD ở
đối tượng làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại
dâm. Tuy nhiên, ngoài việc điều trị các BLTQĐTD cho bệnh nhân thì việc quan tâm
kiến thức, thái độ và thực hành phòng ngừa các BLTQĐTD là một trong những mục
tiêu để cải thiện sức khỏe sinh sản cho mọi người. Chính vì vậy nghiên cứu này
được tiến hành với mục tiêu tìm hiểu tỉ lệ hiện mắc BLTQĐTD, kiến thức, thái độ
và thực hành phòng ngừa BLTQĐTD của các nhân viên nữ tại phòng khám
TTYTDP Q6, kết quả từ nghiên cứu này sẽ góp phần giúp nhà quản lý có cái nhìn
tổng quan về BLTQĐTD tại địa phương nói riêng cũng như trên toàn thành phố nói
chung; bên cạnh đó, cũng sẽ cung cấp những thông tin nền cần thiết cho các đánh
giá lâu dài sau này.



4

Câu hỏi nghiên cứu: ở những nhân viên nữ làm việc trong các cơ sở kinh
doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm đến khám sức khỏe định kỳ tại
phòng khám TTYTDP Q6 năm 2016, tỷ lệ hiện mắc BLTQĐTD là bao nhiêu, và cụ
thể là những loại bệnh gì? Các yếu tố liên quan đến tình trạng BLTQĐTD ở đối
tượng này là gì?
Mục tiêu tổng quát:
Xác định tỷ lệ hiện mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các yếu tố
liên quan BLTQĐTD ở nhân viên nữ làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ
dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm tại TTYTDP Q6 năm 2016.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ hiện mắc BLTQĐTD ở nhân viên nữ làm việc trong các cơ sở
kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm và các biểu hiện lâm sàng của
người bệnh.
2. Xác định tỷ lệ nhân viên nữ làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ
bị lợi dụng hoạt động mại dâm có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng
ngừa các BLTQĐTD.
3. Xác định các yếu tố liên quan đến BLTQĐTD: đặc tính nền (nhóm tuổi, đặc
điểm cư trú, cơng việc, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân, thời gian hành nghề),
kiến thức, thái độ và thực hành phòng BLTQĐTD.


5

DÀN Ý NGHIÊN CỨU

KIẾN THỨC

. Nguyên nhân gây bệnh
. Đường lây
. Biểu hiện
. Biến chứng
. Nguồn thông tin
THÁI ĐỘ
. Mức độ nguy
TÌNH

HÌNH

BỆNH

ĐẶC TÍNH MẪU

hiểm

LÂY QUA TÌNH DỤC

Nhóm tuổi, nơi cư trú,

BLTQĐTD

. Lậu

công việc, trình độ học

. Cung cấp kiến

. Giang mai


vấn, tình trạng hơn nhân,

thức

. Trichomonas

thời gian hành nghề, quan

. Sử dụng bao cao

. Nấm Candida

hệ tình dục

su trong quan hệ
tình dục.

THỰC HÀNH
. Sử dụng BCS.
. Ln có sẵn bao cao su
. Khám chữa bệnh và thực
hiện đúng hướng dẫn của bác
sĩ chuyên khoa
. Giới thiệu bạn tình đi điều trị

của


6


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm về BLTQĐTD:
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình
dục. Thuật ngữ này được dùng từ những năm đầu 1990 để chỉ sự nhiễm trùng do vi
khuẩn, vi rút và ký sinh trùng, chủ ́u lây qua quan hệ tình dục khơng an tồn, khơng
được bảo vệ. Các nhiễm trùng này có thể có triệu chứng hay khơng có triệu chứng lâm
sàng, có thể không gây thương tổn các cơ quan. Nhiễm trùng lây qua đường tình dục
do nhiều tác nhân như: nấm, HIV, xoắn khuẩn, chlamydin, lậu cầu. Muốn chẩn đoán
chính xác thì phải làm xét nghiệm.
Ngoài ra, cũng cần phân biệt các tác nhân lây truyền qua đường tình dục và các
tác nhân có thể lây truyền qua đường tình dục. Các tác nhân có thể lây truyền qua
đường tình dục khi các đường truyền khác, khơng phải, đường tình dục chiếm ưu thế,
hoặc chỉ lây truyền qua đường tình dục chủ yếu ở người trường thành. Ở trẻ em lây qua
tiếp xúc. Virus CMV, HBV chủ yếu lây truyền qua tình dục ở người trưởng thành,
nhưng ở trẻ em lây qua tiếp xúc da-da hoặc mẹ truyền sang con và qua đường máu. M.
Hominis, G. Vaginalis, liên cầu nhóm B, C. Albicans cũng khơng hoàn toàn lây qua
đường tình dục.
1.2 Đại cƣơng các Hội chứng và BLTQĐTD thƣờng gặp
1.2.1 Hội chứng tiết dịch âm đạo:
Hội chứng lâm sàng thường gặp mà người bệnh than phiền là có dịch âm đạo (khí
hư) và kèm theo một số triệu chứng khác như ngứa, đau rát ở vùng sinh dục, đái khó,
đau khi giao hợp…và nếu không điều trị có thể gây biến chứng như viêm tiểu khung,
vô sinh, thai ngoài tử cung, nhất là đối với lậu và Chlamydia. Mọi trường hợp viêm âm
hộ, viêm âm đạo, viêm âm hộ – âm đạo và viêm cổ tử cung đều đưa đến tiết dịch âm
đạo.


7


Khi khám hoặc khi soi cổ tử cung chẩn đoán viêm ống cổ tử cung hay viêm cổ tử
cung mủ nhầy: cổ tử cung dễ chảy máu khi chạm và có mủ nhầy trong ống cổ tử cung
khi đưa tăm bong vào trong ống cổ tử cung. Viêm âm đạo thông thường do 3 tác nhân:
nấm men candida, trùng roi và vi khuẩn.[1]
1.2.2 Hội chứng loét sinh dục:
Tác nhân gây loét sinh dục thường gặp: Xoắn khuẩn giang mai gây bệnh giang
mai, trực khuẩn hạ cam gây bệnh hạ cam, virus herpes (Herpes Simplex Virus-HSV) có
2 loại HSV-1 và HSV-2, nhưng herpes sinh dục chủ yếu do HSV-2 gây ra.
Hiện nay ở nhiều khu vực trên thế giới, herpes sinh dục là căn nguyên hay gặp nhất
gây vết loét sinh dục. Ở những nơi có nhiều người nhiễm HIV, tỉ lệ loét sinh dục do
Herpes dường như ngày càng tăng lên.[1]
1.2.3 Hội chứng sƣng hạch bẹn:
Hạch bẹn to ở một hoặc cả hai bên.
Các vết loét, mụn nước, sẩn nhỏ vùng hậu môn, sinh dục trước đó hoặc kèm theo.
Biểu hiện ở da hoặc niêm mạc: sẩn, sẩn mủ, đào ban đặc biệt chú ý thương tổn ở
lòng bàn tay và bàn chân.
Sốt hoặc không sốt.[1]
1.2.4 Bệnh giang mai:
Nguyên nhân do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Chia làm 3 thời kỳ chính.
Giang mai thời kỳ I ủ bệnh (10 - 90 ngày). Biểu hiện có săn ở vùng tiếp xúc, thường ở
da bao quy đầu. Đi kèm có hạch vùng lân cận. Nếu săng ở bộ phận sinh dục thì hạch
thường có là hạch bẹn. Khả năng lây rất mạnh. Giang mai thời kỳ II: 6-8 tuần sau săng
lành. Tổn thương trên da là ban đỏ toàn thân, sần phì đại, màng niêm mạc, lây rất mạnh.
Giang mai thời kỳ III sau nhiều năm mắc bệnh và không được chưa khỏi. Biểu hiện
trên da và niêm mạc là củ, gôm, giang mai tim mạch, giang mai thần kinh hiện nay rất
hiếm, ít lây. Giang mai kín sớm ≤ 2 năm, kín muộn > 2 năm, ít lây. Xét nghiệm chẩn
đoán các xét nghiệm RPR, VDRL, TPHA. [10]


8


1.2.5 Bệnh lậu:
Do song cầu khuẩn G (-) Nesseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh gây đái rắt, đái buốt,
chảy mủ, dịch ở đường sinh dục ngồi, có tới 50% nữ bị bệnh khơng triệu chứng. Gây
chít hẹp nệu đạo, vơ sinh, chửa ngoài tử cung, lậu mắt trẻ sơ sinh. Nhuộm soi trực tiếp
mủ hoặc dịch ở bộ phận sinh dục bằng kính hiển vi thấy có song cầu Gram (-), hình hạt
cà phê nằm trong và ngồi bạch cầu đa nhân đang thoái hóa. Ni cấy trên thạch máu
thấy có lạc khuẩn lậu, xét nghiệm PCR tìm thấy nguyên nhân là lậu cầu. [10]
1.2.6 Nhiễm Chlamydia đƣờng sinh dục - tiết niệu
Ở nam biểu hiện là dịch niệu trong, nhảy, trắng đục hoặc vàng, viêm mào tinh hoàn.
Ở nữ thường khơng có triệu chứng (70%), phát hiện mắc bệnh khi chồng/bạn tình
khám và chẩn đoán có tiết dịch niệu đạo. Có thể thấy chảy máu giữa kỳ kinh, cổ tử
cung viêm. Hiện nay, chẩn đoán dựa vào PCR và ELISA. C.trahomatis là một trong 4
loài thuộc họ Chlamydia, là một nguyên nhân quan trọng gây mù lòa và BLTQĐTD[13,
21, 26].
1.2.7 Viêm hố chậu:
Do vi khuẩn lậu, Chlamydia, vi khuẩn kỵ khí hoặc phối hợp. Gây áp xe, viêm phúc
mạc tiểu khung, vơ sinh, chửa ngồi tử cung, đau bụng dưới, đau sau khi giao hợp, có
nhiều khí hư, chảy máu giữa kỳ kinh, sốt. Chẩn đoán rất khó, do sàng lọc khơng rõ
ràng, xét nghiệm khơng có sẵn. Các xét nghiệm gồm PCR, ELISA và xét nghiệm bằng
que thử nhanh. [10]
1.2.8 Bệnh do Trichomonas vaginalis
Ở nữ 1/4 bệnh nhân không có triệu chứng. Đơi khi có khí hư nhiều, lỗng, có bọt,
mùi hơi, ngứa, đái buốt, đau khi giao hợp, viêm âm hộ, âm đạo. Ở nam khơng có triệu
chứng. Dùng kính hiển vi soi tươi dịch tại bộ phận sinh dục thấy Trichomonas hình quả
mơ, di động xoay trịn, dài từ 10-20, rộng 5 - 12 có 5 roi [4 trước, 1 sau] [10].


9


1.2.9 Nấm đƣờng sinh dục:
Ở nữ: 20% không triệu chứng. Đôi khi có khí hư giống bã đậu, viêm âm hộ, âm
đạo. Ở nam có cảm giác bỏng rát, ngứa và đỏ da bao qui đầu. Soi tươi hoặc nhuộm
Gram dịch tiết ở bộ phận sinh dục bằng kính hiển vi, thấy sợi nấm và bào tử hình trịn
hoặc có chồi.[10]
1.2.10 Bệnh ghẻ:
Do Sarcooptes scabiei gây nên. Tổn thương là các hang ghẻ chạy theo các nếp gấp
của da, vùng da mỏng. Ngứa nhiều về đêm. Có thể bắt được cái ghẻ. [10]
1.2.11 Bệnh rận mu:
Do Phthirus pubis gây nên. Vết đốt màu xanh. Rận bám sâu vào lỗ chân lông.
Ngứa rất nhiều. [10]
1.2.12 Bệnh sùi mào gà: Do Human papilloma virus [HPV].
Là BLTQĐTD khá phổ biến, ở cả nam và nữ.Bệnh gây nên do virus gây u nhú ở
người (Human papilloma virus-HPV). Hiện nay có khoảng trên 150 típ HPV, trong đó
gây bệnh sùi mào gà là típ 6, 11 không có khà năng gây ung thư.
Biểu hiện là các u nhú hồng tươi, mềm, có chân hoặc cuống, không đau, dễ chảy
máu khi đụng vào, thường không có dấu hiện chủ quan. Nam giới sùi ở rãnh qui đầu,
qui đầu, bao da, thân dương vật và ở miệng sáo. Phụ nữ sùi ở môi nhỏ, lỗ niệu đạo,
tầng sinh môn. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Điều trị bằng cắt, đốt bằng nhiệt, áp Nitơ
lỏng [1, 10].
1.3 Tình hình về các BLTQĐTD qua các nghiên cứu liên quan
1.3.1 Tình hình trên thế giới
Số người mắc các BLTQĐTD có triệu chứng thấp hơn nhiều so với tổng số người
mắc các BLTQĐTD.


10

Ở Châu Á - Thái Bình Dương có khoảng 35 triệu người mới mắc BLTQĐTD hàng
năm. Trong đó Trichomonas âm đạo 47%, C. Trachomatis 33%, lậu 18%, giang mai 2%

[36].
Tại Hoa Kỳ, BLTQĐTD phổ biến nhất trong các bệnh nhiễm trùng. Số mới mắc
hàng năm là 2,5-3,3 triệu trường hợp [20], từ 1999-2002 số mắc giang mai ở các bệnh
viện thuộc 30 khu vực có BLTQĐTD cao nhất là 63.293 trường hợp [20]. Theo thống
kê của Trung tâm phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) trong năm 2003 số lượng
người mắc BLTQĐTD là rất lớn. Số người mắc Chlamtdia là 977,478 người, chiếm tỷ
lệ 304/100.000 dân. Tỷ lệ mắc Chlamydia tăng từ 70/100.000 dân năm 1998, lên
290/100.000 dân năm 2002. Năm 1988 chỉ có trên 20 bang ở Hoa Kỳ có người mắc
Chlamydia nhưng đến năm 1996 có tới gần 50 bang của Hoa Kỳ có bệnh nhân nhiễm
Chlamydia [23]. Tại Chicago (Hoa Kỳ), tỷ lệ mắc giang mai từ năm 1988-2002 có xu
hướng giảm nhẹ từ 11,7% xuống cịn 11,26%, nhung ở người da trắng tăng 50%. Có
thể do người da trắng được tiếp xúc với kỹ thuật mới PCR nhiều hơn nên được phát
hiện bệnh nhiều hơn [35].
Tại Braxin, tỷ lệ hiện mắc BLTQĐTD ở người tuổi từ 20 trở lên là 13,5%. Nghiên
cứu khẳng định BLTQĐTD là một trong những bệnh nhiễm trùng hàng đầu ở đất nước
Nam Mỹ này. Tỷ lệ hiện mắc như sau: bệnh lậu là 1%; nhiễm Chlamydia là 2%; nhiễm
Trichomonas là 6% và bệnh giang mai là 2,5% [32].
Theo ghi nhận của Yu M. C. và cộng sự trong nghiên cứu tại Đài Loan từ 7/2002
-4/2004 với 307 bệnh nhân có hành vi tình dục khơng an tồn; kết quả tỷ lệ lưu hành
của bệnh nhiễm Chlamydia, lậu, giang mai và T.vaginalis lần lượt là 14,3%; 6,8%; 2,2%
và 0% [44].
Nghiên cứu của Desai V. K về tỷ lệ BLTQĐTD trên mại dâm nữ ở "Khu đèn đỏ"
tỉnh Surat của Ấn độ cho biết tỷ lệ bệnh giang mai là 22,7%; bệnh lậu 16,9%, nhiễm
Chlamydia 8,5% và nhiễm HIV 43,2% [13].
Theo báo cáo của WHO, các BLTQĐTD khá cao trong mại dâm nữ và nhiễm


11

Chlamydia thường gặp nhất tại khu vực Tây Thái Bình Dương, tiếp theo sau là bệnh

lậu và bệnh giang mai [41] [34].
1.3.2 Tình hình trong nƣớc:
Các BLTQĐTD từ trước tới nay luôn luôn được nhiều nhà chuyên môn của Việt
Nam quan tâm. Đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước thực hiện nhằm tìm hiểu tỷ lệ
mắc của các BLTQĐTD để từ đó đưa ra các giải pháp can thiệp phòng chống lây
nhiễm.
Theo Trương Tấn Minh và cộng sự nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc BLTQĐTD ở Khánh
Hoà từ năm 1998-2002 cho thấy số các trường hợp mới mắc BLTQĐTD tăng lên rõ rệt
theo thời gian [40]. Năm 1999 có 216 trường hợp, năm 2000 là 433 trường hợp. Năm
2002 là 517 trường hợp. Trong vòng 4 năm số BLTQĐTD tăng 200%.
Bảng 1.1 cho thấy các bệnh lây truyền qua đường tình dục tăng theo thời gian,
những năm 1990 và những đầu năm 2000 thì số lượng bệnh nhân tăng từ 3-8 lần.
Bảng 1.1 Tình hình BLTQĐTD ở Việt Nam từ 1996-2010
Năm

Tổng cộng
BLTQĐTD

Năm

Tổng cộng
BLTQĐTD

1996

45.634

2004

143.880


1997

73.291

2005

125.249

1998

13.831

2006

192.042

1999

101.466

2007

198.594

2000

95.595

2008


283.643

2001

156.253

2009

252.515

2002

183.927

2010

348.134

2003

132.168
(Nguồn: Viện Da liễu quốc gia)

Theo Phạm Văn Hiển và cộng sự tỷ lệ mắc bệnh lậu trong nhóm thanh niên khám


12

tuyển nghĩa vụ quân sự tại Hà Nội là 2%, Quảng Ninh 2%, Thành phố Hồ Chí Minh

2%; Đà Nẵng 0,8% và Hải Phòng 0,3%. Tỷ lệ mắc bệnh lậu trên phụ nữ có thai tại
TP.Hồ Chí Minh 1,8%; Quảng Ninh là 1,5%; Hải Phòng 1,3% và Đà Nẵng là 0,3%[8].
Một nghiên cứu khác ở 4 tỉnh, thành của Việt Nam năm 2003, trong các
BLTQĐTD thấy, bệnh do vi khuẩn khác chiếm tỷ lệ cao nhất 17,2%, tiếp theo nhiễm
HIV/AIDS 6,9%, nhiễm nấm Candida âm đạo chiếm 4,8%, nhiễm Chlamydia âm đạo
chiếm 3,2%, bệnh lậu 1,6%, bệnh giang mai 0,9%, và thấp nhất là nhiễm Trichomonas
0,7% [7, 8].
Bảng 1.2 cho thấy trong giai đoạn 1996-2003, các nhóm BLTQĐTD do vi khuẩn
như bệnh giang mai, bệnh lậu có xu hướng giảm theo thời gian (từ 3,1% và 4,9%
xuống còn 2,02% và 3,1% năm 2002 rồi lại tăng vào năm 2003 nhưng vẫn rất thấp so
với các BLTQĐTD khác).
Năm

Giang mai n(%)

Lậu n(%)

Khác n(%)

Cộng N

1996

3.064 (7,17)

4.882 (11,43)

34.771 (81,40)

42.717


1997

2.960 (4,19)

6.586 (9,33)

61.045 (86,48)

70.591

1998

3.048 (2,13)

6.859 (4,79)

133.352 (93,08)

143.259

1999

2.637 (2,41)

6.747 (6,17)

99.978 (91,42)

109.362


2000

2.091 (1,90)

6.375 (5,78)

101.749 (92,32)

110.215

2001

2.395 (1,57)

5.881 (3,85)

144.576 (94,59)

152.852

2002

2.501 (1,39)

5.699 (3,16)

171.975 (95,45)

180.175


2003

2.892 (2,10)

6.885 (4,99)

128.156 (92,91)

137.933

2004

2.543 (1,66)

6.409 (4,18)

144.534 (94,17)

153.486

2005

2.184 (1,52)

5.015 (3,48)

136.779 (95,00)

143.978


2006

2.080 (1,10)

5.549 (2,95)

180.792 (95,95)

188.421

2007

2.465 (1,11)

5.491 (2,47)

214.128 (96,42)

222.084


13

Năm

Giang mai n(%)

Lậu n(%)


Khác n(%)

Cộng N

2008

1.942 (0,62)

6.148 (1,97)

304.671 (97,41)

312.761

2009

1.611 (0,56)

5.639 (1,97)

279.198 (97,47)

286.448

2010

1.394 (0,38)

6.544 (1,76)


363.502 (97,86)

371.440

(Nguồn: Viện Da liễu Quốc gia)
Theo một cuộc điều tra BLTQĐTD ở phụ nữ mại dâm thuộc 5 tỉnh biên giới Lai
Châu, Quảng trị, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang năm 2002, kết quả cho thấy tỷ
lệ bệnh giang mai chiếm 10,7%, bệnh lậu chiếm 10,7% và nhiễm Chlamydia cao nhất
chiếm tỷ lệ 11,9%. Đặc biệt, nhiễm phối hợp lậu/Chlamydia rất cao, tới 19,9% [7]. Các
yếu tố có liên quan đến nhiễm lậu/Chlamydia gồm có thu nhập từ 500.000đ/tháng trở
xuống, dưới 30 tuổi.
Nghiên cứu của Nguyễn Duy Hưng tại thành phố Thái Nguyên vào năm 1999 trên
400 phụ nữ tuổi 15-49 cho thấy tỷ lệ viêm cổ tử cung là cao nhất 38,3%; tiếp theo là
nhiễm nấm C.albicans 19,3% rồi đến viêm âm đạo 4,3%, thấp nhất là nhiễm
Trichomonas 1,8%. Cũng theo Nguyễn Duy Hưng năm 2003 tại Hà Nội với 600 người
nhóm nguy cơ cao bệnh có tỷ lệ bệnh giang mai 3,5%, nhiễm Chlamydia chiếm 2,16%,
bệnh lậu chiếm 1,83%, nhiễm nấm Candida 1,17%[9]. Theo Vũ Hồng Thái nghiên cứu
trên 95 bệnh nhân có tiết dịch niệu đạo đến khám tại bệnh viện da liễu thành phố Hồ
Chí Minh vào năm 2008, mắc bệnh lậu có tỷ lệ cao nhất chiếm 54,7%; tiếp theo là
nhiễm Chlamydia là 14,7%; kết hợp mắc cả bệnh lậu và nhiễm Chlamydia là 10,5%, có
tới 20% trường hợp khơng tìm thấy nguyên nhân. Với 70 trường hợp tiết dịch âm đạo,
nghiên cứu đã cho biết là nhiễm Trichomonas chiếm tỷ lệ 27,1% tiếp theo là nhiễm
Candida 14,3%, nhiễm Candida kết hợp Chlamydia là 5,7%; bệnh lậu chiếm 4,3%;
bệnh lậu kết hợp với Chlamydia chiếm 2,9%. Cao nhất có tới 41,4% khơng tìm thấy
ngun nhân [10].
Cũng theo Vũ Hồng Thái và cộng sự trong một nghiên cứu về yếu tố nguy cơ


14


nhiễm HIV trên gái mại dâm đến khám tại bệnh viện da liễu TP Hồ Chí Minh cho thấy
viêm âm đạo do T.vaginalis chiếm 16,3%; viêm âm đạo do Candida chiếm 7,3% và
viêm âm đạo do T.vaginalis chiếm 12,3% [10].
Nguyễn Thành Hy và cộng sự nghiên cứu 300 học viên trường giáo dục dạy nghề
Thủ Đức năm 2008 cho thấy luôn luôn sử dụng BCS là 53,5%, đôi khi là 34% và
không bao giờ là 12,7%. Tác giả cũng cho thấy có 61,7% trường hợp quan hệ tình dục
bằng miệng, bằng đường sinh dục 100% và bằng đường hậu môn là 27,7%; có 1,7%
từng sử dụng ma tuý. Tác giả còn cho biết nguyên nhân gây viêm âm đạo 9,7% do
nhiễm C.albicans, 3,3% do nhiễm T.vaginalis. Không thấy mối liên quan giữa viêm âm
đạo với trình độ học vấn.[11]
1.4 Các tác nhân gâyBLTQĐTD
1.4.1 Các tác nhân gây bệnh và các biểu hiện lâm sàng của BLTQĐTD
Cho đến nay, người ta đã biết có tới trên 40 tác nhân gây BLTQĐTD. Tuy nhiên,
một số tác nhân còn chưa được biết rõ về cách lây truyền như liên cầu khuẩn nhóm B,
Cytomegalovirus [42]. Về mặt điều trị bệnh nhân chia các BLTQĐTD làm hai loại
gồm: Các BLTQĐTD có thể phòng ngừa và chữa khỏi được như bệnh giang mai, bệnh
lậu, nhiễm C.Trachomatis, Trichomonas, hạ cam, u hạt bẹn hoa liễu. Các bệnh do các
tác nhân là đơn bào, vi khuẩn và nấm gây nên. Nhóm các BLTQĐTD hiện nay có thể
phòng ngừa, nhưng chưa có thuốc chữa khỏi gồm Herpes sinh dục, HIV/AIDS, sùi mào
gà, viêm gan B [10].
Dưới đây (Bảng 1.3) là các tác nhân thường gặp và các biểu hiện lâm sàng:
Bảng 1.3. Các tác nhân gây bệnh/ hội chứngBLTQĐTD [25] [14] [26]
Tác nhân

Bệnh hoặc hội chứng bệnh

Vi khuẩn
Lậu cầu khuẩn

(Neisseria gonorrhoeae) Viêm sinh dục, viêm hầu

họng, viêm kết mạc mắt, viêm


15

trực tràng, viêm quanh gan,
Lậu toàn than (Nhiễm khuẩn
huyết do lậu), đẻ non và bong
rau sớm, gây vô sinh, chửa
ngoài tử cung, viêm nội tâm
mạc, các thương tổn da.
Chlamydia trachomatis Viêm sinh dục, trực tràng, kết
mạc mắt, viêm phổi, viêm tai
giữa viêm mũi, bệnh hột xoài,
viêm quanh gan,hội chứng
Reiter, tử vong thai nhi và trẻ
sơ sinh, viêm màng trong tim.
Xoắn khuẩn giang

(Treponema pallidum) Bệnh giang mai

mai
Hạ cam

(H.Ducreyi) Bệnh hạ cam

Lỵ

(S species) Lỵ trực khuẩn (lây truyền ở
những người giao hợp đồng

giới nam qua đường hậu môn)

Liên cầu B

(Streptoccocus group B) Nhiễm khuẩn đường sinh dục,
nhiễm khuẩn huyết trẻ sơ sinh,
viêm màng não trẻ sơ sinh.

Virus
Mụn rộp sinh dục

Herpes sinh dục sơ phát và tái

(Herpes

phát, viêm màng não dịch

simplex

virus type 1&2)

trong, tử vong thai nhi hoặc di
chứng thần kinh, sẩy thai tự
nhiên và đẻ non.


16

Virus viêm gan B


(Hepatitis B virus) Viêm gan cấp và mạn tính,
ung thư gan, xơ gan viêm
màng cầu thận.

Virus viêm gan C

(Hepatitis C virus) Viêm gan cấp và mạn tính,
ung thư gan, xơ gan viêm
màng cầu thận.

Virus sùi mào gà

(Human papilloma – HPV) Sùi mào gà sinh dục – hậu
môn, u nhú thanh quản trẻ sơ
sinh.

Virus u mềm lây

(Molluscum contagiosum U mềm lây sinh dục
virus MCV)

HIV

(Human immunodeficiency Hội chứng suy giảm miễn dịch
virus) mắc phải ở người

Đơn bào
Trùng roi

(T.Vaginlis) Viêm âm đạo, niệu đạo, bao

qui đầu

Lỵ amíp

(E.Histolitica) Bệnh lỵ, lây truyền tình dục
đồng giới.

Nấm
Nấm men

(Candida albicans) Viêm âm hộ – âm đạo, qui
đầu, da bao qui đầu

Ký sinh vật
Rận mu
Cái ghẻ

(Phthirus pubis) Bệnh rận mu
(Sarcoptes scabiei) Bệnh ghẻ


×