Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Tỉ lệ sa sút trí tuệ của bệnh nhân cao tuổi và nhu cầu hỗ trợ của gia đình ở khoa lão tại bệnh viện đại học y dược thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------

CHIÊM THỊ NGỌC MINH

TỈ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ
CỦA BỆNH NHÂN CAO TUỔI
VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ CỦA GIA ĐÌNH
Ở KHOA LÃO TẠI BỆNH VIỆN
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Nội khoa (Lão Khoa)
Mã số: 60 72 01 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hƣớng dẫn khoa học: TS. THÂN HÀ NGỌC THỂ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016

.


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là hồn tồn trung thực
và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào.



TÁC GIẢ

CHIÊM THỊ NGỌC MINH

.


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1 Khái niệm sa sút trí tuệ................................................................................ 3
1.2 Các nguyên nhân sa sút trí tuệ .................................................................... 3
1.3 Tiêu chuẩn chẩn đốn suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ ................. 3
1.3.1 Tiêu chuẩn chẩn đốn sa sút trí tuệ ...................................................... 3
1.3.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán suy giảm nhận thức nhẹ ................................... 4
1.4 Các cơng cụ đánh giá .................................................................................. 5
1.4.1 Tầm sốt suy giảm nhận thức .............................................................. 5
1.4.2 Đánh giá suy giảm chức năng .............................................................. 6
1.5 Các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ........................................................... 9
1.5.1 Dịch tễ .................................................................................................. 9
1.5.2 Tiền căn .............................................................................................. 10
1.6 Sơ lƣợc một số nghiên cứu sa sút trí tuệ trên thế giới .............................. 11

1.7 Sơ lƣợc một số nghiên cứu sa sút trí tuệ tại Việt Nam ............................. 13
1.8 Kiến thức về sa sút trí tuệ, gánh nặng và nhu cầu hỗ trợ
của ngƣời chăm sóc ......................................................................................... 16
1.9 Đặc điểm khoa Lão bệnh viện Đại học Y Dƣợc
thành phố Hồ Chí Minh................................................................................... 20

.


Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 21
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 21
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 21
2.3 Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................... 25
2.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu......................................................................... 25
Chƣơng 3 – KẾT QUẢ ................................................................................. 27
3.1 Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu.................................................... 27
3.1.1 Dịch tễ ................................................................................................ 27
3.1.2 Tiền căn .............................................................................................. 27
3.2 Tỉ lệ sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức nhẹ ........................................... 30
3.3 Mối liên quan giữa dịch tễ và tiền căn với sa sút trí tuệ ........................... 31
3.3.1 Dịch tễ ................................................................................................ 31
3.3.2 Tiền căn .............................................................................................. 33
3.4 Kiến thức về sa sút trí tuệ, gánh nặng và nhu cầu hỗ trợ
của ngƣời chăm sóc ......................................................................................... 36
3.4.1 Kiến thức về sa sút trí tuệ................................................................... 36
3.4.2 Gánh nặng khi chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ .............................. 38
3.4.3 Nhu cầu hỗ trợ .................................................................................... 39
Chƣơng 4 – BÀN LUẬN ............................................................................... 41
4.1 Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu.................................................... 41
4.1.1 Dịch tễ ................................................................................................ 41

4.1.2 Tiền căn .............................................................................................. 42
4.2 Tỉ lệ sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức nhẹ ........................................... 44
4.3 Mối liên quan giữa dịch tễ và tiền căn với sa sút trí tuệ ........................... 45
4.3.1 Dịch tễ ................................................................................................ 45
4.3.2 Tiền căn .............................................................................................. 48

.


4.4 Kiến thức về sa sút trí tuệ, gánh nặng và nhu cầu hỗ trợ
của ngƣời chăm sóc ......................................................................................... 54
4.4.1 Kiến thức về sa sút trí tuệ................................................................... 54
4.4.2 Gánh nặng khi chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ .............................. 56
4.4.3 Nhu cầu hỗ trợ .................................................................................... 57
KẾT LUẬN .................................................................................................... 59
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi thu thập số liệu
Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân

.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
BV

: Bệnh viện


ĐHYD

: Đại học Y Dƣợc

SGNT

: Suy giảm nhận thức

SGNTN

: Suy giảm nhận thức nhẹ

SSTT

: Sa sút trí tuệ

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh
DSM-5

: Diagnostic and Statistical Manual for Mental Disorders (Phác
đồ chẩn đoán và thống kê những rối loạn tâm thần kinh, tái bản
lần 5).

HDL


: High density lipoprotein (Lipoprotein tỉ trọng cao)

IADL

: Instrumental Activities of Daily Living (Các hoạt động hữu ích
hàng ngày)

LDL

: Low density lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng thấp)

MCI

: Mild Cognitive Impairment (Suy giảm nhận thức nhẹ)

MMSE

: Mini Mental State Examination (Thang đánh giá nhận thức
ngắn gọn)

ZBI

: Zarit Burden Interview (Bảng phỏng vấn gánh nặng Zarit)

.


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn nhận thức thần kinh nặng .............. 4

Bảng 1.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn nhận thức thần kinh nhẹ ................ 5
Bảng 1.3: Thang đánh giá nhận thức ngắn gọn (MMSE) ................................. 7
Bảng 1.4: Các hoạt động hữu ích hằng ngày (IADL) ....................................... 9
Bảng 1.5: Các mục trong bảng câu hỏi về kiến thức của ngƣời chăm sóc ..... 19
Bảng 3.1: Đặc đểm tiền căn của dân số nghiên cứu ....................................... 28
Bảng 3.2: Mối liên quan giữa tuổi và sa sút trí tuệ ......................................... 31
Bảng 3.3: Mối liên quan giữa giới tính và sa sút trí tuệ .................................. 32
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa tuổi và sa sút trí tuệ theo giới tính .................. 32
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa trình độ học vấn và sa sút trí tuệ ..................... 33
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa tiền căn tai biến mạch máu não
và sa sút trí tuệ................................................................................ 33
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa tiền căn đái tháo đƣờng và sa sút trí tuệ ......... 34
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa tiền căn tăng huyết áp và sa sút trí tuệ ............ 34
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa tiền căn bệnh tim và sa sút trí tuệ ................... 35
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa tiền căn rối loạn lipid máu và sa sút trí tuệ ... 35
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa tiền căn ung thƣ và sa sút trí tuệ ................... 36
Bảng 3.12: Kiến thức về sa sút trí tuệ của ngƣời chăm sóc ............................ 37

.


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 26
Biểu đồ 3.1: Đặc điểm giới tính ...................................................................... 29
Biểu đồ 3.2: Đặc điểm nơi cƣ trú .................................................................... 29
Biểu đồ 3.3: Đặc điểm học vấn ....................................................................... 29
Biểu đồ 3.4: Đặc điểm nhóm tuổi ................................................................... 30
Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức nhẹ ............................ 30
Biểu đồ 3.6: Câu hỏi đánh giá kiến thức của ngƣời chăm sóc ........................ 37

Biểu đồ 3.7: Mức độ căng thẳng và ảnh hƣởng sức khỏe
của ngƣời chăm sóc .................................................................... 38
Biểu đồ 3.8: Nhu cầu về các phƣơng tiện thông tin ........................................ 39
Biểu đồ 3.9: Nhu cầu về các đối tƣợng hỗ trợ ................................................ 40
Biểu đồ 3.10: Nhu cầu về các loại dịch vụ hỗ trợ ........................................... 40

.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dự báo đến năm 2050, thế giới sẽ có hơn 2 tỉ ngƣời cao tuổi từ 60 tuổi
trở lên, chiếm khoảng 21,1% tổng dân số thế giới; trong đó khoảng ba phần tƣ
số này thuộc về các nƣớc đang phát triển [63]. Vì vậy, bệnh lý sa sút trí tuệ
(SSTT) đƣợc dự đốn sẽ tăng lên với tốc độ đáng báo động ở các nƣớc đang
và kém phát triển. Sau 60 tuổi, tỉ lệ SSTT tăng gấp đôi sau mỗi 5 năm [42].
Trong bối cảnh già hóa dân số ở Việt Nam, cho đến nay bệnh lí này vẫn chƣa
đƣợc quan tâm.
Nghiên cứu phân tích tổng hợp của Martin Prince và cộng sự trên toàn
cầu (1980-2009) cho thấy tỉ lệ SSTT do mọi nguyên nhân ở ngƣời từ 60 tuổi
trở lên là từ 5% đến 7% [49]. Nghiên cứu này cũng ƣớc lƣợng năm 2010 có
khoảng 35,6 triệu ngƣời SSTT trên thế giới và con số này sẽ tăng gấp đôi mỗi
20 năm, tức khoảng 66 triệu ngƣời vào năm 2030 và 115 triệu ngƣời vào năm
2050. Ở Việt Nam, năm 2011, Vũ Anh Nhị và cộng sự đã thực hiện nghiên
cứu mô tả cắt ngang trên 2080 ngƣời ≥ 60 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh với
kết quả: tỉ lệ hiện mắc SSTT của ngƣời cao tuổi là 4,8% [4]. Từ tháng 9/2010
đến tháng 9/2012, Lê Văn Tuấn đã thực hiện nghiên cứu trên 1767 bệnh nhân
≥ 60 tuổi tại hai quận huyện Hà Nội ghi nhận: tỉ lệ hiện mắc SSTT của ngƣời
cao tuổi là 4,24 % [16]. Trong khi đó ở bệnh viện, con số này lại cao hơn

nhiều. Tác giả Tống Mai Trang nghiên cứu tỉ lệ suy giảm nhận thức và SSTT
ở bệnh nhân cao tuổi đái tháo đƣờng tại khoa Nội Tiết bệnh viện Chợ Rẫy
năm 2010 trên 129 bệnh nhân cho thấy tỉ lệ suy giảm nhận thức là 65,89% và
SSTT là 51,94% [15]. Tuy nhiên, chúng ta chƣa có nhiều số liệu về SSTT tại
khoa Lão trong bệnh viện, nơi tiếp nhận một lƣợng lớn các bệnh nhân cao
tuổi.

.


2

Ở Việt Nam, hầu hết bệnh nhân SSTT đƣợc chăm sóc tại nhà. Ngƣời
chăm sóc có vai trị rất quan trọng đối với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
SSTT. Sự căng thẳng của ngƣời chăm sóc làm gia tăng độ nặng của bệnh,
mức độ phụ thuộc chức năng, và các vấn đề hành vi của bệnh nhân [42]. Tuy
nhiên, nhiều ngƣời chăm sóc cho biết họ khơng có đủ các kỹ năng và kiến
thức cần thiết để chăm sóc lâu dài cho ngƣời bị bệnh mạn tính vì vậy họ cảm
thấy thiếu tự tin và không đƣợc chuẩn bị [37]. Trong một nghiên cứu ở Hồng
Kông với gần 150 ngƣời chăm sóc các bệnh nhân SSTT chỉ có 8% có kiến
thức tốt về bệnh này, trong khi 92% chỉ biết một vài điều hoặc biết rất ít về
SSTT và 10% khơng biết gì về bệnh lý này [30]. Hiện nay, ở khoa Lão trong
bệnh viện chƣa có nhiều nghiên cứu về kiến thức của ngƣời chăm sóc cũng
nhƣ về nhu cầu cần hỗ trợ của các gia đình có ngƣời thân SSTT.
Vì vậy chúng tơi thực hiện đề tài nghiên cứu này với mục tiêu sau:
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Khảo sát tỉ lệ SSTT ở bệnh nhân cao tuổi và nhu cầu cần hỗ trợ của gia
đình bệnh nhân SSTT tại khoa Lão bệnh viện Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ
Chí Minh.
MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT

1- Khảo sát tỉ lệ SSTT và suy giảm nhận thức nhẹ ở bệnh nhân cao tuổi.
2- Khảo sát mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ và tiền căn với SSTT.
3- Đánh giá kiến thức về SSTT, gánh nặng và nhu cầu hỗ trợ của ngƣời
chăm sóc bệnh nhân SSTT.

.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 KHÁI NIỆM SA SÚT TRÍ TUỆ
SSTT là một hội chứng mắc phải với biểu hiện mất chức năng nhận
thức, thay đổi về hành vi và mất các chức năng xã hội [10].
1.2 NGUYÊN NHÂN SA SÚT TRÍ TUỆ: [9], [10]
- Vỏ não: bệnh Alzheimer, SSTT trán – thái dƣơng, do rƣợu.
- Dưới vỏ não: SSTT do nhồi máu não nhiều ổ (chất trắng), bệnh ngoại
tháp (Parkinson), liệt trên nhân tiến triển, bệnh Huntington, não úng thủy áp
lực bình thƣờng, SSTT liên quan AIDS.
- Vỏ - dưới vỏ: SSTT do căn nguyên mạch máu, SSTT kèm thể Lewy,
thối hóa vỏ não – hạch nền.
- Lan tỏa: bệnh Prion bao gồm cả bệnh Creutzfeldt- Jakob.
- Các nguyên nhân khác: nguyên nhân chuyển hóa – nhiễm độc (suy
giáp, thiếu Vitamin B12, thuốc/ kim loại), nhiễm trùng (bao gồm giang mai
thần kinh, nhiễm HIV), chấn thƣơng sọ não, u não, u màng não.
1.3 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ SUY GIẢM
NHẬN THỨC NHẸ:
1.3.1 Tiêu chuẩn chẩn đốn Sa sút trí tuệ: (xem bảng 1.1)
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn DSM 5

(Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th edition) để chẩn
đoán SSTT. Tiêu chuẩn này ra đời năm 2013 bởi Hội Tâm Thần Hoa Kỳ [34].
Trong DSM 5, họ không dùng thuật ngữ SSTT. Thay vào đó họ đƣa ra thuật
ngữ mới “Các rối loạn nhận thức thần kinh” (Neurocognitive Disorders). Rối
loạn nhận thức thần kinh là tình trạng giảm nhận thức không xuất hiện khi

.


4

sinh hoặc trong giai đoạn sớm của cuộc đời và vì vậy đặc trƣng bởi sự giảm
chức năng so với thời gian trƣớc đây. Rối loạn nhận thức thần kinh nặng
(Major Neurocognitive Disorders) trong DSM 5 tƣơng ứng với SSTT
(Dementia) trong DSM IV nên chúng tôi vẫn sử dụng thuật ngữ “Sa sút trí
tuệ” trong nghiên cứu để thuận tiện khi so sánh với các nghiên cứu khác.
1.3.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán Suy giảm nhận thức nhẹ: (xem bảng 1.2)
Trong DSM 5, Suy giảm nhận thức nhẹ (Mild Cognitive Impairment)
tƣơng đƣơng với Rối loạn nhận thức thần kinh nhẹ (Mild Neurocognitive
Disorders) nên chúng tôi vẫn sử dụng thuật ngữ “Suy giảm nhận thức nhẹ” để
thuận tiện khi so sánh với các nghiên cứu khác. Thể này cuối cùng có nguy cơ
tiến triển thành Alzheimer hoặc các dạng SSTT khác.
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn nhận thức thần kinh nặng:
Bằng chứng của giảm nhận thức nặng so với trƣớc đây ở một hoặc
nhiều yếu tố của nhận thức (sự chú ý phức tạp, chức năng quản lý, học tập
và trí nhớ, ngơn ngữ, nhận thức cảm nhận - vận động hoặc nhận thức xã hội)
dựa trên:
1- Sự giảm chức năng nhận thức nặng mà bản thân ngƣời bệnh hoặc
một ngƣời cung cấp thơng tin có kiến thức nhận thấy, hoặc bác sĩ phát hiện


2- Một sự giảm nhận thức đáng kể đƣợc phát hiện qua các test tâm
thần thần kinh đƣợc chuẩn hóa hoặc đánh giá lâm sàng.
Tình trạng giảm nhận thức cản trở sự độc lập của ngƣời bệnh trong
các hoạt động hàng ngày (ví dụ cần hỗ trợ ở mức tối thiểu trong các hoạt
động hữu ích hàng ngày nhƣ thanh toán tiền hoặc quản lý thuốc men).
Giảm nhận thức không xảy ra trong bệnh cảnh sảng.
Giảm nhận thức không do các bệnh lý tâm thần khác (ví dụ trầm cảm
nặng hoặc tâm thần phân liệt).

.


5

Bảng 1.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn nhận thức thần kinh nhẹ:
Bằng chứng của giảm nhận thức mức độ vừa so với trƣớc đây ở một
hoặc nhiều yếu tố của nhận thức (sự chú ý phức tạp, chức năng quản lý, học
tập và trí nhớ, ngơn ngữ, nhận thức cảm nhận - vận động hoặc nhận thức xã
hội) dựa trên :
1- Sự giảm chức năng nhận thức mức độ vừa mà bản thân ngƣời bệnh
hoặc một ngƣời cung cấp thơng tin có kiến thức nhận thấy, hoặc bác sĩ phát
hiện và
2- Một sự giảm nhận thức đáng kể đƣợc phát hiện qua các test tâm
thần thần kinh đƣợc chuẩn hóa hoặc đánh giá lâm sàng
Tình trạng giảm nhận thức không cản trở sự độc lập của ngƣời bệnh
trong các hoạt động hàng ngày (ví dụ cần hỗ trợ ở mức tối thiểu trong các
hoạt động hữu ích hàng ngày nhƣ thanh toán tiền hoặc quản lý thuốc men)
Giảm nhận thức không nằm trong bệnh cảnh sảng
Giảm nhận thức không do các bệnh lý tâm thần khác (ví dụ trầm cảm
nặng hoặc tâm thần phân liệt).


1.4 CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ:
1.4.1 Tầm soát suy giảm nhận thức: (xem bảng 1.3)
Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng thang điểm MMSE (Mini Mental
State Examination) để tầm soát suy giảm nhận thức. MMSE ra đời năm 1975
bởi Marshall F. Folstein, Susan E. Folstein và Paul R. McHugh [48]. Nó bao
gồm 11 yếu tố, chỉ mất khoảng 5- 10 phút vì vậy cộng cụ này thƣờng đƣợc
dùng để tầm soát suy giảm nhận thức trên lâm sàng. Thang đo này có 30 điểm
đánh giá định hƣớng, trí nhớ tức thời, trí nhớ ngắn hạn, sự tập trung/tính tốn,
ngơn ngữ và chức năng định hình. Điểm từ 26 trở lên là bình thƣờng, từ 24
đến dƣới 26 có thể gợi ý giảm nhận thức nhẹ và dƣới 24 cho thấy có tình

.


6

trạng suy giảm nhận thức phù hợp trong SSTT [42]. Bên cạnh đó nghiên cứu
của tác giả Ivan Aprahamian ở những bệnh nhân mù chữ có và khơng có bệnh
Alzheimer cho thấy điểm cắt 17,5 là hội đủ điều kiện để đánh giá ngƣời mù
chữ có suy giảm nhận thức [39].
Năm 2005, tác giả Nguyễn Kinh Quốc thuộc bộ môn Nội Thần Kinh
Đại Học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh đã dịch và chuẩn hóa sang tiếng
Việt [6]. Hiện nay, thang điểm MMSE là một cơng cụ hữu ích cho việc sàng
lọc SSTT. Nó đƣa ra một cách đánh giá nhanh toàn bộ chức năng nhận thức.
Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng thang điểm này chỉ đơn thuần là một
công cụ sàng lọc và không đánh giá nhiều thông số tâm thần kinh quan trọng,
cũng không giúp phân biệt các thể SSTT khác nhau [3].
1.4.2 Đánh giá suy giảm chức năng: (xem bảng 1.4)
Chúng tôi dùng thang hoạt động hữu ích hàng ngày Lawton gồm có

tám mục (Lawton Instrumental Activities of Daily Living scale- IADL) để
đánh giá tình trạng giảm chức năng của bệnh nhân [60]. Các mục này bao
gồm sử dụng điện thoại, đi mua sắm, nấu ăn, giữ nhà, giặt đồ, đi lại bằng
phƣơng tiện giao thơng, thuốc men và quản lý tài chính. Các hoạt động hữu
ích hàng ngày dùng để đánh giá mức độ độc lập của bệnh nhân. Nếu một bệnh
nhân cần giúp đỡ ở bất kỳ mục nào trong các hoạt động hữu ích hàng ngày, có
nghĩa họ bị giảm chức năng.

.


7

Bảng 1.3: Thang đánh giá nhận thức ngắn gọn (MMSE)
Điểm

Mục

Câu hỏi

Định

Hôm nay ngày mấy? (Dƣơng lịch hoặc âm lịch)

/1

hƣớng

Thứ mấy?


/1

Tháng mấy?

/1

Năm nào?

/1

Mùa gì? (nắng hoặc mƣa, xn hạ thu đơng)

/1

Chúng ta đang ở chỗ này là chỗ nào ? (ở bệnh viện, tên)

/1

Khoa lầu gì?

/1

Tỉnh/ Thành phố?

/1

Miền nào? (Nam, Trung, Bắc)

/1


Nƣớc nào?

/1

Ghi

Nói tên 3 vật (mỗi vật 1 giây) sau đó yêu cầu bệnh

nhớ

nhân lặp lại (1 điểm cho 1 từ đúng)
Con mèo

/1

Cây lúa

/1

Đồng xu

/1

Sự tập

Làm phép trừ 7

trung

100- 7= ? (93)


/1

chú ý

93- 7= ? (86)

/1

và tính 86- 7= ? (79)

/1

tốn

79- 7= ? (72)

/1

72- 7= ? (65)

/1

Nếu bệnh nhân khơng làm tốn đƣợc thì u cầu
bệnh nhân đánh vần ngƣợc chữ KHÔNG
G

/1

.



8

Mục

Điểm

Câu hỏi
N

/1

Ô

/1

H

/1

K

/1

Nhớ

Yêu cầu bệnh nhân lặp lại 3 từ đã thuộc (1 điểm cho

/3


lại

1 từ đúng, không cần thứ tự)

Ngôn

Đƣa và yêu cầu bệnh nhân nói tên của

ngữ

Đồng hồ

/1

Cây viết

/1

Yêu cầu bệnh nhân lặp lại câu “Khơng có nếu và hoặc

/1

nhƣng”
Yêu cầu bệnh nhân thực hiện động tác “Cầm tờ giấy

/3

bằng tay phải, gấp đôi lại rồi đƣa cho tôi”. Mỗi động tác
đúng đƣợc 1 điểm

Yêu cầu bệnh nhân viết 1 câu tùy ý (xem có chủ ngữ,

/1

động từ và có nghĩa)
Yêu cầu BN đọc thầm và thực hiện động tác đã in sẵn

/1

trên giấy “HÃY NHẮM MẮT LẠI” (bảng chữ to kèm
theo)
Yêu cầu bệnh nhân vẽ lại hình ngũ giác giao nhau

TỔNG ĐIỂM

.

/1

/30


9

Bảng 1.4: Các hoạt động hữu ích hàng ngày (IADL)
Bệnh nhân có khả năng tự làm đƣợc các việc:



Khơng


Sử dụng điện thoại
Đi mua sắm
Nấu ăn
Giữ nhà
Giặt đồ
Đi ra khỏi nhà
Quản lí thuốc men
Quản lí tài chính

1.5 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA SA SÚT TRÍ TUỆ
1.5.1 Dịch tễ:
SSTT tăng dần theo tuổi. Vào khoảng 40 tuổi, tỉ lệ SSTT chỉ chiếm
0,1% dân số; đến trên 65 tuổi, tỉ lệ này là 5%-8%; sau 75 tuổi nó tăng lên
15%-20%; và trên 85 tuổi, tỉ lệ SSTT chiếm đến 25%-50% dân số. Nhìn
chung, sau 65 tuổi, tỉ lệ SSTT tăng gấp đơi mỗi 5 năm [10].
Nhiều nghiên cứu dựa trên dân số lớn cho thấy khơng có sự khác biệt
giới tính trong tỷ lệ mắc SSTT. Ở tuổi ≥90, tỉ lệ SSTT do mọi nguyên nhân ở
nữ cao hơn nam. Tỷ lệ mắc SSTT mạch máu ở nam giới cao hơn so với nữ
giới ở mọi nhóm tuổi [22], [32].
Mù chữ là một yếu tố nguy cơ không thể chối cãi đối với SSTT. Nó ảnh
hƣởng đến kết quả của hầu hết các bài kiểm tra nhận thức. Nhiều yếu tố khác
có thể đƣợc liên kết với các tỷ lệ SSTT cao trong mù chữ: dự trữ nhận thức
thấp, kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh mạch máu não kém, khó khăn trong

.


10


việc đánh giá nhận thức, và khả năng đáp ứng kém của các xét nghiệm bệnh
học thần kinh cho dân số đặc biệt này. Các xét nghiệm chức năng phải đi đôi
với kiểm tra nhận thức để cải thiện độ chính xác chẩn đốn [57].
1.5.2 Tiền căn:
Các bệnh tim có liên quan với SSTT bao gồm: bệnh mạch vành, nhồi
máu cơ tim, bệnh van tim, rung nhĩ, suy tim [41].
Các yếu tố nguy cơ tim mạch liên quan với SSTT bao gồm: đái tháo
đƣờng, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu [41]. Mối liên quan giữa bệnh tim
mạch và SSTT có thể đƣợc giải thích qua một số cơ chế. Thứ nhất, bệnh tim
mạch và SSTT chỉ đơn giản là chia sẻ yếu tố nguy cơ nhƣ nhau - nghĩa là các
yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng tỷ lệ bệnh tim mạch cũng là các yếu tố nguy
cơ độc lập làm tăng tỉ lệ SSTT. Thứ hai, có thể có một ảnh hƣởng gián tiếp
của bệnh mạch máu; tổn thƣơng mạch máu trong não có thể tạo điều kiện dẫn
đến các thối hóa thần kinh. Thứ ba, các yếu tố mạch máu có thể trực tiếp ảnh
hƣởng đến sự phát triển của bệnh Alzheimer bằng cách gây ra cái chết của tế
bào thần kinh, và sự tích tụ mảng bám và đám rối (Các dấu hiệu bệnh lý của
bệnh Azheimer) [58].
Cả ung thƣ và SSTT đƣợc coi là bệnh của ngƣời lớn tuổi với dự đốn là
sẽ có sự trùng lắp đáng kể của hai tình trạng này. Tuy nhiên, dƣờng nhƣ có
một mối liên hệ ngƣợc giữa hai tỉ lệ khi hai tình trạng này cùng xảy ra. Tỷ lệ
SSTT xuất hiện thấp hơn ở những ngƣời có tiền căn ung thƣ. Có một số
nghiên cứu đã đƣa ra các bằng chứng cho thấy tỷ lệ ung thƣ xuất hiện thấp
hơn ở những bệnh nhân đƣợc chẩn đốn có tiền căn SSTT, đặc biệt là bệnh
Alzheimer, so với các nhóm chứng tƣơng ứng với nhận thức cịn nguyên vẹn
và ngƣợc lại, tỷ lệ SSTT xuất hiện thấp hơn ở những bệnh nhân đã đƣợc chẩn
đốn có ung thƣ. Liên kết di truyền giữa thối hóa thần kinh và tăng sinh tế
bào đã đƣợc đề xuất, nhƣng các nghiên cứu dựa vào dân số cũng cho thấy

.



11

rằng tình trạng chƣa đƣợc chuẩn đốn cũng có thể là nguyên nhân giải thích
cho mối liên hệ ngƣợc này [40], [53], [54]. Các cá nhân với bệnh ung thƣ và
SSTT đặt ra những thách thức cho nhân viên y tế do có sự suy yếu khả năng
đƣa ra quyết định, giao tiếp kém và khó theo dõi sau điều trị [44].
1.6 SƠ LƢỢC MỘT SỐ NGHIÊN CỨU SA SÚT TRÍ TUỆ TRÊN THẾ
GIỚI
Ở Anh, năm 1992, Clare Bowler và cộng sự thực hiện nghiên cứu mô tả
cắt ngang trên 153 bệnh nhân ≥ 60 tuổi (tuổi trung bình 80,6 ± 7,2; nữ giới
54,2%) tại đơn vị Lão khoa bệnh viện Leicester. Kết quả: 11,1% bệnh nhân bị
sảng, 26,8% có SSTT và 9,2% bị trầm cảm. Tác giả ghi nhận 56,9% các
trƣờng hợp đƣợc xác định bởi y tá, 55,5% là do bác sĩ chẩn đoán; khi kết hợp
chẩn đoán của y tá với bác sĩ thì khả năng phát hiện bệnh lên đến 75%. Điều
này nói lên rằng khả năng phát hiện các rối loạn tâm thần trong dân số có thể
đƣợc cải thiện nếu các bác sĩ và y tá cùng chú ý về vấn đề này khi đánh giá
bệnh nhân [31].
Ở Thụy Sĩ, từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2004, Dina Zekry và cộng sự
đã thực hiện nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu trên 349 bệnh nhân ≥ 75 tuổi (tuổi
trung bình 85,2 ± 6,7; nữ giới 76%) tại bệnh viện Lão khoa và phục hồi chức
năng. Kết quả: 161 (46,1%) bệnh nhân có nhận thức bình thƣờng, 37 (10,6%)
có suy giảm nhận thức nhẹ và 151 (43,3%) có SSTT. Tác giả kết luận rằng
trong nhóm bệnh nhân rất cao tuổi, mức độ đa bệnh ở các bệnh nhân SSTT,
suy giảm nhận thức và không suy giảm nhận thức là nhƣ nhau, nhƣng bệnh
nhân SSTT có tình trạng dinh dƣỡng và chức năng kém hơn [33].
Ở Helsinki – Phần Lan, năm 2004, Laurila JV và cộng sự đã thực hiện
nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 219 bệnh nhân ≥ 70 tuổi (59,4% > 85 tuổi;
nữ giới 71,7%) tại 2 bệnh viện Lão khoa. Kết quả: 88 (40,2%) bệnh nhân có
SSTT. Trong đó, 70/88 (79,5%) bệnh nhân đƣợc ghi nhận có suy giảm nhận


.


12

thức trong hồ sơ bệnh án, 42/88 (47,7%) bệnh nhân đã đƣợc kiểm tra lâm
sàng nhận thức, 47/88 (53,4%) đã đƣợc chẩn đoán lâm sàng SSTT. Các nhà
nghiên cứu chẩn đoán 77 (35,2%) bệnh nhân bị sảng nhƣng chỉ 31/77 (40,3%)
trƣờng hợp đƣợc ghi nhận trong hồ sơ y tế. Trong đó, 64/77 (83,1%) trƣờng
hợp có dấu hiệu của sự nhầm lẫn đã đƣợc ghi lại trong các ghi chú của y tá.
Tác giả kết luận rằng thiếu sót trong chẩn đốn có thể dẫn đến việc bỏ sót
điều trị đối với 2 bệnh lý này [43].
Ở miền Bắc Luân Đôn - Anh, từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2007,
Elizabeth L. Sampson và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu
trên 617 bệnh nhân ≥ 70 tuổi (nữ giới 59%) tại khoa cấp cứu của một bệnh
viện đa khoa. Kết quả: 42,4% bệnh nhân có SSTT (chỉ một nửa đƣợc chẩn
đoán trƣớc nhập viện). Ở nam giới trong độ tuổi 70-79, tỷ lệ SSTT là 16,4%,
tỷ lệ này tăng lên đến 48,8% ở những ngƣời trên 90. Ở nữ giới, 29,6% bệnh
nhân tuổi từ 70-79 bị SSTT, tỷ lệ này lên đến 75% ở độ tuổi trên 90. Nhiễm
trùng tiểu và viêm phổi là nguyên nhân chính khi nhập viện của 41,3% số
ngƣời bị SSTT. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong với
24% số ngƣời có suy giảm nhận thức nặng chết trong thời gian nằm viện. Tác
giả kết luận rằng tỷ lệ SSTT gia tăng sẽ tác động đến các bệnh viện, đặc biệt
là khoa cấp cứu. Cần phải bổ sung nguồn lực cho các dịch vụ chăm sóc giảm
nhẹ và trung gian, các dịch vụ liên kết với sức khỏe tâm thần [36].
Ở Queensland - Úc, từ năm 2008 đến năm 2010, Travers C và cộng sự
đã thực hiện nghiên cứu đoàn hệ quan sát tiền cứu trên 493 bệnh nhân ≥ 70
tuổi tại 4 bệnh viện cấp cứu. Kết quả: 145 (29,4%) bệnh nhân có suy giảm
nhận thức, trong đó có 102 (20,7% tổng số) có SSTT. Tỷ lệ này tăng lên đến

47,4% ở độ tuổi ≥ 90. Tỷ lệ sảng khi nhập viện là 9,7% (23,5% ở bệnh nhân
SSTT), và tỷ lệ xuất hiện biến cố sảng sau khi nhập viện là 7,6% (14,7% ở
bệnh nhân SSTT). Ở những bệnh nhân lớn tuổi nhập viện cấp tính có sự phổ

.


13

biến của bệnh mất trí nhớ và sảng và có khả năng gia tăng với già hóa dân số.
Do đó các thiết kế, biên chế và quy trình của bệnh viện cần đƣợc điều chỉnh
cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu của những bệnh nhân này [62].
Ở Ai-len, từ tháng 5/2012 đến tháng 2/2013, Suzanne Timmons và
cộng sự thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 598 bệnh nhân ≥ 70 tuổi
(nữ giới 51,2%) tại 6 bệnh viện đa khoa của tỉnh Cork. Kết quả: 25% bệnh
nhân bị SSTT (trong các bệnh viện công tỉ lệ này là 29%), có sự khác nhau về
tỉ lệ giữa các bệnh viện (P <0,001). Bệnh nhân SSTT thƣờng lớn tuổi, suy
yếu, đa bệnh, suy dinh dƣỡng và suy giảm chức năng nhiều hơn (P <0,001).
Tình trạng sảng khi nhập viện thƣờng gặp ở bệnh nhân SSTT (57%). Tác giả
cũng kết luận rằng SSTT thƣờng gặp ở ngƣời lớn tuổi nhập viện cấp cứu
trong các bệnh viện nơng thơn, là nơi ít có các dịch vụ y tế. Hầu hết bệnh
nhân SSTT khơng đƣợc chẩn đốn trƣớc đó (chỉ 35,6% đƣợc chẩn đốn trƣớc
đó). Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng cần phải đánh giá nhận thức ở ngƣời
cao tuổi khi nhập viện [61].
Ở miền Nam Thái Lan, từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2014, Veragiat
Siriporn và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 200 bệnh
nhân cao tuổi tại khoa ngoại trú của một bệnh viện tâm thần. Kết quả: 52%
bệnh nhân có SSTT. Trong đó, 52,9% bệnh nhân SSTT có các triệu chứng
tâm thần kinh, bao gồm hành vi kích động về đêm (54,8%), trầm cảm
(51,9%), và lo âu (48,1%). Các yếu tố có liên quan với SSTT là tuổi già, mức

độ giáo dục thấp và thiếu hoạt động xã hội. Do đó, khi đánh giá và điều trị
SSTT cần chú ý đến các triệu chứng tâm thần kinh và các yếu tố nguy cơ. Cần
thiết lập các hoạt động thích hợp tập trung vào cá nhân và hồn cảnh gia đình
của họ [65].

.


14

1.7 SƠ LƢỢC MỘT SỐ NGHIÊN CỨU SA SÚT TRÍ TUỆ TẠI VIỆT
NAM
Năm 2009, Nguyễn Thanh Vân đã thực hiện nghiên cứu bệnh chứng
trên 208 bệnh nhân ≥ 60 tuổi tại bệnh viện Hữu Nghị (khoa Nội A và khoa
Thần Kinh) và viện Lão khoa Quốc gia (Trung tâm nghiên cứu trí nhớ). Kết
quả: Tỷ lệ SSTT và suy giảm nhận thức nhẹ sau nhồi máu não cao hơn khác
biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (P= 0,001). SSTT sau nhồi máu
não gây tổn thƣơng chức năng thị giác không gian nhiều nhất (60%). Tuổi
cao, học vấn thấp, nhồi máu não, tăng huyết áp, tổn thƣơng xơ vữa động mạch
cảnh là những yếu tố nguy cơ của SSTT. Trong đó trên 80 tuổi, tổn thƣơng xơ
vữa động mạch cảnh là những yếu tố nguy cơ độc lập của SSTT [17].
Tháng 1/2008 đến tháng 1/2010, Phạm Thắng và cộng sự đã thực hiện
nghiên cứu bệnh chứng trên 242 bệnh nhân ≥ 60 tuổi (tuổi trung bình nhóm
bệnh 70,44 ± 9,37, tuổi trung bình nhóm chứng 70,68 ± 7,46; nữ giới 58,7%)
tại bệnh viện Lão khoa Trung ƣơng. Tác giả kết luận rằng các yếu tố nguy cơ
mạch máu làm tăng nguy cơ mắc SSTT bao gồm tăng huyết áp, bệnh tim (suy
tim, rung nhĩ, bệnh van tim), tổn thƣơng xơ vữa động mạch ngoại vi (động
mạch cảnh và động mạch chi dƣới), đái tháo đƣờng và rối loạn đƣờng huyết
đói, rối loạn lipid máu, tăng nồng độ CRP huyết thanh, tăng nồng độ
Homocysteine huyết thanh. Các yếu tố làm giảm nguy cơ mắc SSTT bao gồm

học vấn cao (học từ đại học trở lên), thƣờng xuyên tham gia các hoạt động thể
lực và các hoạt động liên quan đến nhận thức. Bệnh nhân SSTT có nồng độ
βA1-42 và tỷ lệ Aβ 42/Aβ40 trong dịch não tủy giảm; tau protein toàn phần
trong dịch não tủy tăng cao rõ rệt so với nhóm chứng [8].
Năm 2010, Tống Mai Trang đã thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang
trên 129 bệnh nhân tiểu đƣờng ≥ 60 tuổi (tuổi trung bình 71,15 ± 7,22; nữ giới
66,67%) tại khoa Nội Tiết bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: tỉ lệ suy giảm nhận

.


15

thức là 65,89%, trong đó 51,94% SSTT và 15,95% suy giảm nhận thức nhẹ.
Trên những bệnh nhân tiểu đƣờng lớn tuổi phải nhập viện, suy giảm nhận
thức và SSTT chiếm tỉ lệ khá cao. Tình trạng suy giảm nhận thức liên quan
đến nhiều yếu tố điều trị, đời sống tinh thần, học vấn và tuổi tác. Cần phải tập
trung đánh giá để phát hiện sớm và điều trị suy giảm nhận thức cũng nhƣ
SSTT ở ngƣời tiểu đƣờng lớn tuổi [14].
Năm 2011, Vũ Anh Nhị và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu mô tả cắt
ngang trên 2080 ngƣời ≥ 60 tuổi (74,6% ≥ 65 tuổi; nữ giới 68,2%) tại thành
phố Hồ Chí Minh. Kết quả: tỉ lệ hiện mắc SSTT của ngƣời cao tuổi là 4,8%.
Tỉ lệ hiện mắc bệnh Alzheimer chiếm tỉ lệ cao nhất 2,1%, SSTT hỗn hợp
1,5%, SSTT mạch máu 1,1%, và các thể khác 0,1%. Các yếu tố liên quan của
SSTT là tuổi cao, trình độ học vấn thấp, tiền căn đái tháo đƣờng, và tiền căn
đột quỵ não [4].
Từ tháng 9/2010 đến tháng 9/2012, Lê Văn Tuấn đã thực hiện nghiên
cứu trên 1767 bệnh nhân ≥ 60 tuổi (72,9% ≥ 65 tuổi; nữ giới 55,9%) tại hai
quận huyện Hà Nội với thiết kế 2 giai đoạn (giai đoạn 1: mô tả cắt ngang; giai
đoạn 2: bệnh chứng). Kết quả: tỉ lệ hiện mắc SSTT của ngƣời cao tuổi là

4,24%. Tác giả kết luận các yếu tố nguy cơ độc lập của SSTT bao gồm tai
biến mạch máu não, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu tồn phần, đái tháo
đƣờng, học vấn thấp, khơng hoạt động xã hội, không hoạt động thể lực, chế
độ dinh dƣỡng không hợp lý, và uống rƣợu [16].
Tháng 8/2013 - 3/2014, Nguyễn Thị Kim Thoa đã thực hiện nghiên cứu
mô tả cắt ngang trên 103 bệnh nhân sau đột quỵ từ 34-80 tuổi (tuổi trung bình
56,72 ± 9,78; nữ giới 35%) tại phòng khám Nội Thần Kinh bệnh viện Chợ
Rẫy và khoa Bệnh lý mạch máu não bệnh viện 115. Kết quả: tỉ lệ suy giảm
nhận thức mạch máu chung là 66%, suy giảm nhận thức mạch máu không
SSTT là 24,3% và SSTT mạch máu là 41,7%. Suy giảm nhận thức chiếm tỉ lệ

.


16

cao sau đột quỵ. Các yếu tố tuổi, giới, trình độ học vấn, tình trạng nghề
nghiệp trƣớc đột quỵ, các yếu tố nguy cơ mạch máu (đái tháo đƣờng, rung
nhĩ), bệnh nhân tổn thƣơng não bán cầu trái, mất ngôn ngữ có liên quan với
tình trạng SSTT sau đột quỵ [12].
Từ tháng 4-8/2015, Thân Hà Ngọc Thể và cộng sự đã thực hiện nghiên
cứu mô tả cắt ngang trên 367 ngƣời ≥ 60 tuổi (tuổi trung bình 77,5 ± 9,2; nữ
giới 59,7%) tại các khoa Lão ở 03 bệnh viện Nguyễn Trãi, Nhân Dân Gia
Định và Đại Học Y Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả ghi nhận tỉ lệ
SSTT ở các khoa Lão là 24,2% nhƣng đại đa số ngƣời chăm sóc có kiến thức
thấp về SSTT (92,1%). Hơn một nửa số ngƣời chăm sóc nghĩ rằng họ khơng
biết cách chăm sóc ngƣời SSTT (50,6%). Phần lớn ngƣời chăm sóc muốn học
về bệnh này thơng qua ti vi (48,3%), báo chí (18%) và giáo dục cộng đồng
(14,6%) [11].
1.8 KIẾN THỨC VỀ SSTT, GÁNH NẶNG VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ

CỦA NGƢỜI CHĂM SĨC
Ƣớc tính có khoảng 36 triệu ngƣời SSTT trên tồn thế giới năm 2010,
tăng gần gấp đơi mỗi 20 năm, khoảng 66 triệu ngƣời vào năm 2030 và lên đến
115 triệu ngƣời năm 2050 [20], [50]. Ngƣời bị SSTT có nhu cầu chăm sóc cao
hơn từ ngƣời thân trong gia đình, nhu cầu hỗ trợ từ xã hội. Việc nhận đƣợc sự
hỗ trợ tốt từ gia đình và xã hội có tầm ảnh hƣởng rất quan trọng đến chất
lƣợng của cuộc sống của ngƣời nhận chăm sóc. Tuy nhiên, ngƣời chăm sóc
bệnh nhân SSTT thƣờng gặp nhiều khó khăn trong việc cân bằng giữa chăm
sóc ngƣời bệnh với những nhu cầu của họ nhƣ chăm sóc con cái, nghề nghiệp
và các mối quan hệ. Họ có nguy cơ cao bị gánh nặng, stress, trầm cảm và
những vấn đề sức khỏe khác [27].
Có nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hƣởng lên ngƣời chăm sóc. Gánh
nặng của ngƣời chăm sóc liên quan đến mức độ suy giảm khả năng cùng với

.


17

các rối loạn hành vi của ngƣời bệnh. Việc chăm sóc bệnh nhân SSTT căng
thẳng hơn nhiều so với chăm sóc những ngƣời bị tàn tật về thể xác [46].
Ngƣời chăm sóc phải đối mặt với rất nhiều trở ngại vì họ vừa phải chăm sóc
bệnh nhân vừa phải cân bằng các u cầu khác nhƣ ni nấng, chăm sóc con
cái và các mối quan hệ khác. Họ có nguy cơ cao đối với gánh nặng, sang chấn
tâm lý, trầm cảm và vấn đề sức khỏe khác. Ƣớc đoán từ 46% đến 83% ngƣời
chăm sóc bệnh nhân SSTT bị trầm cảm khi chăm sóc [19].
Phần lớn ngƣời chăm sóc cho biết có các vấn đề về sức khỏe thể lực và
giảm sút sức khỏe chung so với nhóm khơng phải chăm sóc bệnh nhân.
Những ngƣời có những vấn đề tâm lý và căng thẳng nhiều hơn sẽ có sức khỏe
thể lực kém và nguy cơ tử vong cao hơn. Ngƣời chăm sóc thƣờng thiếu sự

giao tiếp và trợ giúp từ xã hội và có cảm giác bị cách ly xã hội, phải hy sinh
các đam mê và sở thích giải trí, giảm bớt thời gian dành cho bạn bè và gia
đình, từ bỏ hoặc giảm việc làm [46]. Ngƣời chăm sóc do phải hy sinh nhiều
hơn các mối tƣơng tác xã hội nên sẽ có các dấu hiệu tâm lý tiêu cực hơn.
Bản phỏng vấn gánh nặng chăm sóc của Zarit (Zarit Burden
Interview/ZBI) là bộ công cụ đƣợc sử dụng phổ biến nhất trên thế giới để đo
lƣờng gánh nặng của ngƣời chăm sóc. Bộ cơng cụ ZBI đƣợc phát triển
bởi Zarit và cộng sự năm 1980 [59], đƣợc chứng minh có độ tin cậy cao và
đã đƣợc sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu qua nhiều nghiên cứu đánh giá
gánh nặng của ngƣời chăm sóc bệnh nhân SSTT [46], [59].
Bảng phỏng vấn gánh nặng Zarit (Zarit Burden Interview) đƣợc sử
dụng nhiều trong đánh giá mức độ căng thẳng của ngƣời chăm sóc gồm:
- Ngƣời bệnh địi hỏi phục vụ nhiều hơn nhu cầu
- Khơng có thời gian dành cho bản thân
- Căng thẳng giữa chăm sóc nguời bệnh và thực hiện các nghĩa vụ với
gia đình

.


×