Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tỷ lệ tuân thủ tập phục hồi chức năng ở người bệnh hô hấp tại bệnh viện phạm ngọc thạch tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 105 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

LÝ CẨM HON

TỶ LỆ TUÂN THỦ
TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG Ở NGƯỜI BỆNH HÔ HẤP
TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 60 72 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ DỊCH VỤ Y TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.TRẦN THIỆN THUẦN
TP.HCM – Năm 2016

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả và số liệu nêu trong luận văn là trung thực và nghiên cứu này chưa
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.



Người thực hiện

LÝ CẨM HON

.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AFE

Augmentation du flux expiratoire
( Kỹ thuật gia tăng thông lượng thở ra)

BPTNMT

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

BN

Bệnh nhân

BS

Bác sĩ

COPD


Chronic obstructive pulmonary disease (BPTNMT)

HIV/AIDS:

immunodeficiency virus infection /
acquired immunodeficiency syndrome

HPQ

Hen phế quản

Max

Tối đa

Min

Tối thiểu

mean

Trung bình

TDMP

Tràn dịch màng phổi

TH


Tiểu học

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

VLTL-PHCN

Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng

VP

Viêm phổi

.


.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................... II

MỤC LỤC ............................................................................................. III
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 4
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT ..................................................................... 4
MỤC TIÊU CỤ THỂ .............................................................................. 4
DÀN Ý NGHIÊN CỨU ........................................................................... 5
................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN ..................................................... 6
1.1. Khái quát về VLTL-PHCN ............................................................. 6
1.1.1. Phục hồi chức năng ....................................................................... 7
1.1.1.1. Khái niệm ................................................................................ 7
1.1.1.2. Mục tiêu của VLTL- phục hồi chức năng ............................ 7
1.1.2.Phục hồi chức năng hô hấp ........................................................... 7
1.2.Mô hình chương trình VLTL-PHCN đa thành phần .................... 9
1.2.1.Giáo dục bệnh nhân ................................................................... 9
1.2.2.Vận động trị liệu ....................................................................... 10
1.2.3.Vật lý trị liệu hô hấp ................................................................ 11
1.2.4.Dinh dưỡng ............................................................................... 16
1.2.5.Hỗ trợ tâm lý............................................................................. 16
1.3.Tổng quan về tuân thủ tập VLTL-PHCN hô hấp ........................ 17

.


.

1.3.1.Định nghĩa về tuân thủ điều trị ............................................... 17
1.3.2.Đánh giá sự tuân thủ điều trị .................................................. 17
1.3.3.Chương trình tập VLTL hô hấp ............................................. 18
1.3.4.Tổng quan về các yếu tố tuân thủ tập VLTL ........................ 19

1.3.4.1.Yếu tố người bệnh ................................................................. 19
1.3.4.2.Đặc điểm các bài tập VLTL ................................................. 20
1.3.4.3.Mối quan hệ bệnh nhân – nhân viên y tế ............................ 20
1.3.4.4.Yếu tố tác dụng phụ .............................................................. 21
1.3.4.5.Những hạn chế khi nghiên cứu về tuân thủ điều trị .......... 21
1.4.Các nghiên cứu trong và ngoài nước về tuân thủ tập VLTL PHCN...................................................................................................... 22
1.4.1.Các nghiên cứu trên thế giới về tuân thủ tập VLTL-PHCN 22
1.4.2.Các nghiên cứu tuân thủ điều trị trong nước ........................ 25
1.5. Tổng quan về khoa PHCN BV. Phạm Ngọc Thạch .................... 25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
2.1.Thiết kế nghiên cứu ......................................................................... 26
2.2.Dân số mục tiêu ............................................................................... 26
2.3.Dân số chọn mẫu ............................................................................. 26
2.4.Cỡ mẫu ............................................................................................. 26
2.5.Tiêu chuẩn chọn mẫu ...................................................................... 27
2.5.1.Tiêu chuẩn đưa vào .................................................................. 27
2.5.2.Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................... 27
2.5.3.Kiểm soát sai lệch chọn lựa ..................................................... 27

.


.

2.6.Thu thập dữ kiện ............................................................................. 27
2.6.1.Phương pháp thu thập dữ kiện ............................................... 27
2.6.2.Liệt kê và định nghĩa biến số................................................... 28
2.6.3.Kiểm sốt sai lệch thơng tin .................................................... 31
2.7.Xử lý và phân tích dữ liệu .............................................................. 32
2.7.1.Thống kê mơ tả ......................................................................... 32

2.7.2.Thống kê phân tích................................................................... 32
2.8.Vấn đề Y đức ................................................................................... 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................ 34
3.1.Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu ............................................. 34
Bảng 3.1.Đặc tính dân số của mẫu nghiên cứu (n= 400) .................... 34
Bảng 3.1.Đặc tính dân số của mẫu nghiên cứu (n= 400) .................... 35
Bảng 3.1.Đặc tính dân số của mẫu nghiên cứu (n= 400) .................... 36
3.2.Kiến thức , thái độ về VLTL-PHCN hô hấp................................. 37
Bảng 3.2. Đặc điểm nghe-biết-hiểu về VLTL-PHCN (n=400) ............ 37
Bảng 3.3. Đặc điểm về kiến thức VLTL tập thở giúp bớt mệt (n=400) 37
Bảng 3.4. Đặc điểm về kiến thứcVLTL tập thở giúp dễ thở (n=400) .. 37
Bảng 3.5. Đặc điểm về kiến thức VLTL tập thở sai gây nguy hiểm và
mệt thêm (n=400) ................................................................................... 37
Bảng 3.6.Đặc điểm về kiến thức chung đúng, thái độ tích cực (n=400
) ................................................................................................................ 38
3.3. Đặc điểm tuân thủ tập VLTL-PHCN .......................................... 38

.


.

Bảng 3.7.Đặc điểm tuân thủ tập VLTL-PHCN tái khám đúng
hẹn(n=400) ............................................................................................. 38
Bảng 3.8.Đặc điểm tuân thủ tập VLTL-PHCN đủ số lần (n=400 ) ..... 39
Bảng 3.9.Đặc điểm tuân thủ chung tập VLTL-PHCN (n=400 ).......... 39
Bảng 3.10.Đặc điểm tuân thủ riêng theo bệnh nền tập VLTL-PHCN
(n=400) .................................................................................................... 39
3.4.Mối liên quan giữa tuân thủ chung tập VLTL và các yếu tố dân số
................................................................................................................. 40

Bảng 3.11.Những yếu tố dân số liên quan đến tuân thủ điều trị (n = 400)
................................................................................................................. 40
Bảng 3.11.Những yếu tố dân số liên quan đến tuân thủ điều trị (n = 400)
................................................................................................................. 41
Bảng 3.12.Mối liên quan giữa bệnh nền và tuân thủ tập VLTLPHCN ...................................................................................................... 43
Bảng 3.13.Mối liên quan giữa bệnh lý kèm và tuân thủ tập VLTL ..... 44
Bảng 3.14.Mối liên quan giữa kiến thức và tuân thủ tập VLTLPHCN ...................................................................................................... 44
Bảng 3.15.Mối liên quan giữa thái độ và tuân thủ tập VLTL-PHCN . 44
3.5. Mối liên quan giữa kiến thức tập VLTL và các yếu tố dân số... 45
Bảng 3.16. Những yếu tố dân số liên quan đến kiến thức (n =400).... 45
Bảng 3.16. Những yếu tố dân số liên quan đến kiến thức (n =400).... 46
3.6. Mối liên quan giữa thái độ tập VLTL và các yếu tố dân số ....... 49
Bảng 3.17. Những yếu tố dân số liên quan đến thái độ tập VLTL(n=400)
................................................................................................................. 49

.


.

Bảng 3.17. Những yếu tố dân số liên quan đến thái độ tập VLTL(n=400)
................................................................................................................. 50
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ tập VLTLPHCN ...................................................................................................... 52
Bảng 3.19 .Những yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị, kiến thức,
phân tích đa biến với hồi quy poisson - Mơ hình thứ hai .................... 53
Bảng 3.20. Yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị với kiến thức, phân
tích đa biến với hồi quy poisson - Mơ hình thứ ba ............................... 53
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ..................................................................... 55
4.1. Đặc tính mẫu ................................................................................... 55
4.2.Kiến thức về VLTL- PHCN hô hấp............................................... 59

4.3.Thái độ đồng ý tập VLTL – PHCN hô hấp .................................. 62
4.4.Tuân thủ tập VLTL – PHCN hô hấp ............................................ 64
4.5. Mối liên quan giữa tuân thủ tập VLTL – PHCN với các yếu tố
dân số ...................................................................................................... 65
4.6. Những yếu tố có liên quan đến tuân thủ điều trị qua phân tích đa
biến.......................................................................................................... 67
4.7.Điểm mạnh và điểm hạn chế của đề tài......................................... 68
4.8.Những điểm mới và tính ứng dụng: .............................................. 69
KẾT LUẬN ............................................................................................ 71
KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 1
PHỤ LỤC 1_BẢNG CÂU HỎI
PHỤ LỤC 2_Bảng kiểm đánh giá tuân thủ tập VLTL

.


.

PHỤ LỤC 3
Bảng 3.21. Yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị với kiến thức, thái độ
phân tích đa biến với hồi quy poisson - Mơ hình thứ nhất
PHỤ LỤC 4
Bảng 3.22.Mối liên quan giữa nhóm tuổi và bệnh lý khác kèm theo
bệnh nền tập VLTL-PHCN
Bảng 3.23.Mối liên quan giữa bệnh lý nền và bệnh lý khác kèm theo
bệnh nền tập VLTL-PHCN
PHỤ LỤC 5_GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA TRẢ LỜI
PHỤ LỤC 6_ DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU


.


.

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1.Đặc tính dân số của mẫu nghiên cứu (n= 400) .................... 34
Bảng 3.1.Đặc tính dân số của mẫu nghiên cứu (n= 400) .................... 35
Bảng 3.1.Đặc tính dân số của mẫu nghiên cứu (n= 400) .................... 36
Bảng 3.2. Đặc điểm biết về VLTL-PHCN ........................................... 37
Bảng 3.3. Đặc điểm về kiến thức VLTL tập thở giúp bớt mệt (n=400) 37
Bảng 3.4. Đặc điểm về kiến thứcVLTL tập thở giúp dễ thở (n=400) .. 37
Bảng 3.5. Đặc điểm về kiến thức VLTL tập thở sai gây nguy hiểm và
mệt thêm (n=400) ................................................................................... 37
Bảng 3.6.Đặc điểm về kiến thức chung đúng, thái độ tích cực (n=400
) ................................................................................................................ 38
Bảng 3.7.Đặc điểm tuân thủ tập VLTL-PHCN tái khám đúng
hẹn(n=400) ............................................................................................. 38
Bảng 3.8.Đặc điểm tuân thủ tập VLTL-PHCN đủ số lần (n=400 ) ..... 39
Bảng 3.9.Đặc điểm tuân thủ chung tập VLTL-PHCN (n=400 ).......... 39
Bảng 3.10.Đặc điểm tuân thủ riêng theo bệnh nền tập VLTL-PHCN
(n=400) .................................................................................................... 39
Bảng 3.11.Những yếu tố dân số liên quan đến tuân thủ điều trị (n = 400)
................................................................................................................. 40
Bảng 3.11.Những yếu tố dân số liên quan đến tuân thủ điều trị (n = 400)
................................................................................................................. 41
Bảng 3.12.Mối liên quan giữa bệnh nền và tuân thủ tập VLTLPHCN ...................................................................................................... 43
Bảng 3.13.Mối liên quan giữa bệnh lý kèm và tuân thủ tập VLTL ..... 44

.



.

Bảng 3.14.Mối liên quan giữa kiến thức và tuân thủ tập VLTLPHCN ...................................................................................................... 44
Bảng 3.15.Mối liên quan giữa thái độ và tuân thủ tập VLTL-PHCN . 44
Bảng 3.16. Những yếu tố dân số liên quan đến kiến thức (n =400).... 45
Bảng 3.16. Những yếu tố dân số liên quan đến kiến thức (n =400).... 46
Bảng 3.17. Những yếu tố dân số liên quan đến thái độ tập VLTL(n=400)
................................................................................................................. 49
Bảng 3.17. Những yếu tố dân số liên quan đến thái độ tập VLTL(n=400)
................................................................................................................. 50
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ tập VLTLPHCN ...................................................................................................... 52
Bảng 3.19 .Những yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị, kiến thức,
phân tích đa biến với hồi quy poisson - Mơ hình thứ hai .................... 53
Bảng 3.20. Yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị với kiến thức, phân
tích đa biến với hồi quy poisson - Mơ hình thứ ba ............................... 53
Bảng 3.21. Yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị với kiến thức, thái độ
phân tích đa biến với hồi quy poisson - Mơ hình thứ nhất .................. 15
Bảng 3.22.Mối liên quan giữa nhóm tuổi và bệnh lý khác kèm theo
bệnh nền tập VLTL-PHCN .................................................................. 16
Bảng 3.23.Mối liên quan giữa bệnh lý nền và bệnh lý khác kèm theo
bệnh nền tập VLTL-PHCN .................................................................. 16

.


.

CÁC HÌNH ẢNH

Hình 0.1. Dàn ý trình bày mối liên quan giữa các biến số trong nghiên
cứu............................................................................................................. 5
Hình 1.2. Thở mím mơi ......................................................................... 11
Hình 1.3. Thở cơ hồnh ........................................................................ 12
Hình 1.4. Thở cơ hồnh ........................................................................ 12
Hình 1.5. Dẫn lưu tư thế ....................................................................... 14
Hình 1.6. Vỗ ........................................................................................... 14
Hình 1.7. Ho hiệu quả ........................................................................... 15
Hình 1.8. Kỹ thuật gia tăng thơng lượng thở ra (AFE) ..................... 15

.


.

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vật lý trị liệu hô hấp là một nhóm các kỹ thuật giúp cải thiện chức
năng phổi và giúp người bệnh thở dễ hơn, bớt mệt hơn. Vật lý trị liệu hô
hấp giúp phổi mở rộng, tăng cường sức mạnh các cơ hô hấp, long đờm và
cải thiện việc tiết thoát các chất đờm nhầy trong đường thở. Vật lý trị liệu
hô hấp giúp điều trị các bệnh hơ hấp mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính - COPD, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, tràn dịch màng
phổi, các bệnh xơ phổi. Vật lý trị liệu hô hấp cũng giúp giữ cho phổi sạch,

tránh viêm phổi sau phẫu thuật và khi sức khỏe người bệnh khơng ổn định,
tránh dầy dính màng phổi, giúp gia tăng chức năng hô hấp .
Bệnh tràn dịch màng phổi (TDMP) do lao là bệnh đứng thứ hai sau
lao phổi, TDMP do lao là một tình trạng bệnh lý gặp phổ biến. Trên lâm
sàng TDMP đứng hàng đầu trong các thể lao ngoài phổi, bệnh thường để
lại hậu quả rất nặng nề ở màng phổi nếu khơng được chẩn đốn sớm và
điều trị kịp thời [7]. Bệnh TDMP do lao việc điều trị nội khoa hiện nay có
kết quả khá khả quan nhưng di chứng dầy dính màng phổi có thể xảy ra
gây suy giảm chức năng hơ hấp và có thể gây tàn phế về hơ hấp tạo sự khó
thở, xẹp phổi và thể trạng bị suy yếu.
BPTNMT gây suy giảm chức năng hô hấp không hồi phục và việc
điều trị không mang lại kết quả khả quan, giai đoạn tiến triển bệnh nhân
thường bị tàn phế hơ hấp, khó thở thường xuyên, khó thở ngay cả khi thực
hiện những sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Bệnh nhân BPTNMT thường bị
trầm cảm, lo âu và có cảm giác sợ cơn khó thở. Có nhiều phương pháp
điều trị cho BPTNMT như thuốc giãn phế quản kích thích β2, thuốc kháng
cholinergic, phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi hoặc ghép phổi được sử
dụng đã đem lại nhiều kết quả đáng kể nhưng vẫn không làm cải thiện

.


.

2

chức năng hô hấp hay làm thay đổi sự tiến triển của bệnh [27], [29], [52],
[36].
Bệnh TDMP do lao, HPQ và BPTNMT dễ bị tàn phế về hô hấp sẽ
làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trầm trọng. Người mắc bệnh

TDMP có di chứng dầy màng phổi và bệnh nhân BPTNMT thường ho,
khạc đàm vào buổi sáng, khó thở. Tâm trạng ln lo lắng, mệt mỏi, khơng
thích giao tiếp, mặc cảm, cáu gắt làm giảm các hoạt động và suy giảm các
cơ quan chức năng. Đặc biệt, BPTNMT có thể gây suy hô hấp và tử vong
trong một đợt kịch phát của BPTNMT. Ngoài ra người bệnh thường mất
sức lao động lệ thuộc vào người khác, không vận động và dẫn đến teo cơ
tồn thân.
Vì thế ngồi việc điều trị bằng thuốc thì việc việc kết hợp với một
chương trình VLTL-PHCN hơ hấp nhằm khắc phục những khiếm khuyết
về chức năng và tâm lý nhằm giúp kiểm sốt khó thở, bớt mệt giúp cải
thiện chức năng hô hấp làm nở lồng ngực, tránh xẹp phổi, phục hồi sức
mạnh cơ, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm bớt việc sử dụng thuốc giãn
phế quản và lệ thuộc vào thuốc [25], [29], [33].
Mặc dù tập VLTL-PHCN mang lại nhiều lợi ích cho BN, gia tăng
sức khỏe, giảm bội nhiễm phổi, giảm khó thở, bớt mệt tăng chất lượng
cuộc sống cho BN. Trong thực tế tại khoa VLTL-PHCN Bệnh viện Phạm
Ngọc Thạch BN vẫn cịn bỏ tập, khơng rõ lý do. Có thể do BN thiếu kiến
thức về tác dụng VLTL, không tin tưởng vào hiệu quả của VLTL, hay chỉ
nghĩ rằng điều trị bằng thuốc là đủ? Do đó người dân khi mắc bệnh hơ hấp
có chỉ định tập VLTL- PHCN thường chỉ dừng ở mức độ đi khám bệnh và
uống thuốc, chưa có thái độ tích cực tham gia các chương trình hỗ trợ như
tập VLTL, dinh dưỡng [21]. Vì vậy trong q trình tập đã có những trường
hợp BN thường chưa tuân thủ đúng lịch hẹn tập VLTL của khoa VLTL:

.


.

3


không tập ở nhà các bài tập đã được hướng dẫn, chỉ đến tập một lần theo
chỉ định của bác sĩ điều trị rồi sau đó bỏ tập khơng đến tái khám theo lịch
hẹn của khoa VLTL-PHCN.
Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa tìm thấy một nghiên cứu nào về tỷ
lệ tuân thủ tập VLTL –PHCN hô hấp để xác định các yếu tố liên quan đến
việc tuân thủ tập VLTL – PHCN hô hấp.
Do vậy nghiên cứu này được đặt ra nhằm xác định tỷ lệ tuân thủ tập
VLTL – PHCN hô hấp ở BN hô hấp người lớn từ 16 tuổi [14] trở lên và
tìm ra những lý do khiến BN không tuân thủ đúng việc tập như: kiến thức,
thái độ của BN với các yếu tố liên quan như tuổi, giới tính, nơi cư trú…
trong việc tập VLTL-PHCN hô hấp, nhằm cung cấp thông tin nền, hỗ trợ
nhân viên VLTL tìm giải pháp để giải quyết vấn đề không tuân thủ tập
VLTL [26], tiến tới việc xây dựng một chương trình VLTL-PHCN hơ hấp
đa thành phần, cải thiện những khiếm khuyết còn tồn tại để giúp cho bệnh
nhân tuân thủ tốt, giúp cho BN hô hấp cải thiện chất lượng cuộc sống, hiểu
rõ lợi ích tập VLTL và trả BN về với cuộc sống bình thường tới mức tối
đa có thể đạt được.

.


.

4

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ tuân thủ tập VLTL-PHCN hô hấp ở bệnh nhân bệnh tràn dịch
màng phổi do lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hơ hấp và một số bệnh
hô hấp khác ở người lớn tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.HCM là bao

nhiêu?
Tìm mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với tuân thủ tập VLTLPHCN hô hấp, và những đặc tính dân số xã hội.
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ tập VLTL-PHCN hô hấp với các
yếu tố liên quan như kiến thức, thái độ về tuân thủ và các đặc tính nền của
bệnh nhân tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.HCM.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Xác định tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ tập VLTL-PHCN hơ hấp với
phân bố theo nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập
cá nhân, tình trạng hơn nhân, nơi cư trú, loại bệnh, bệnh kèm tại bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch TP.HCM.
2. Xác định tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng, thái độ tích cực đối
với tập VLTL-PHCN hơ hấp tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.HCM.
3. Xác định mối liên quan giữa biến số kiến thức, thái độ với tuân
thủ tập VLTL-PHCN hơ hấp, điều chỉnh với những đặc tính nền của BN.

.


.

5

DÀN Ý NGHIÊN CỨU
Đặc tính nền BN
 Nhóm tuổi
 Giới tính
 Nghề nghiệp
 Trình độ học vấn
 Tình trạng hơn nhân

 Nơi cư trú
 Khoảng cách nhà BN đến BV
 Thu nhập cá nhân
 Bệnh lý nền
(TDMP, BPTNMT, HPQ…)
 Bệnh lý khác kèm theo

Sự Tuân thủ tập
VLTL-PHCN hô hấp

Kiến thức bệnh nhân
về VLTL-PHCN hơ
hấp

Thái độ
bệnh nhân về
VLTL-PHCN
hơ hấp

Hình 0.1. Dàn ý trình bày mối liên quan giữa các biến số trong nghiên cứu

.


.

6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Khái quát về VLTL-PHCN

VLTL-PHCN được phát triển sau thế chiến thứ hai, là bước thứ ba
của y khoa. Ở các nước trên thế giới ngành VLTL-PHCN rất phát triển
nhưng ở Việt Nam VLTL-PHCN vẫn còn non trẻ và đang phát triển.
VLTL-PHCN được áp dụng cho bệnh nhân từ trẻ sơ sinh thiếu tháng
nằm trong lồng kính cho đến người lớn trong những bệnh lý như thần kinh
(tai biến mạch máu não), hô hấp (TDMP, BPTNMT, hô hấp nhi như bệnh
nhầy nhớt ở trẻ con), chỉnh hình (gãy xương-cứng khớp), tim mạch (bệnh
lý phẫu thuật tim) [6].
VLTL-PHCN hô hấp cho bệnh phổi chỉ mới phát triển vài thập niên
gần đây. Quan niệm trước đây những trường hợp bệnh lý hô hấp thường
được khuyên nên nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế vận động tránh căng thẳng
để khơng gây lo lắng tạo ra sự khó thở cho bệnh nhân, đồng thời sẽ làm
giảm bớt công hô hấp [31] [30]. Tuy nhiên với quan niệm này sẽ tạo ra
tình trạng bệnh nhân sẽ bị teo cơ hơ hấp, yếu liệt chân tay và làm suy yếu
cơ toàn thân. Năm 1950, Alvan Barach, người đầu tiên đã phát khởi việc
tập luyện vận động để cải thiện chức năng phổi và giúp người bệnh có
cuộc sống tốt hơn [34], [31].
Từ những năm 60, hàng trăm cơng trình nghiên cứu đã cơng bố hiệu
quả của PHCN hơ hấp. Cơng trình hay nhất dựa trên nền tảng của sự tổng
hợp này là các cơng trình của Griffith và cộng sự trong tạp chí Lancet [40],
cơng trình Lacasse [43] và nghiên cứu VLTL-PHCN hô hấp với y học
chứng cứ là nghiên cứu của Ries [51] đã khẳng định nền tảng cơ sở khoa
học cho chuyên ngành VLTL-PHCN hô hấp, dù cho các phương pháp
nghiên cứu này khác nhau như thế nào thì các kết quả vẫn tương tự [59].

.


.


7

Sau đó có một số cơng trình nghiên cứu dựa trên các nền tảng cơ sở
khoa học hoàn chỉnh, và hình thành một mơ hình PHCN hơ hấp đa thành
phần. Các nghiên cứu này chứng minh hiệu quả của chương trình VLTLPHCN hơ hấp và khẳng định chổ đứng của ngành VLTL-PHCN hô hấp cả
trong lĩnh vực điều trị lẫn trong khía cạnh xã hội [37], [48], [50], [56].
1.1.1. Phục hồi chức năng
1.1.1.1. Khái niệm
Phục hồi chức năng là một chuyên ngành y học, nghiên cứu và áp
dụng mọi biện pháp như y học, kỹ thuật phục hồi, giáo dục học, xã hội
học… nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa những chức
năng đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm khả năng gây nên,
giúp cho người tàn tật có thể sống độc lập tối đa, hòa nhập hoặc tái hòa
nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng và tham gia vào các hoạt động xã hội.
1.1.1.2. Mục tiêu của VLTL- phục hồi chức năng
- Ngăn ngừa bệnh tật thứ phát.
- Làm cho người tàn tật thực hiện được tối đa các chức năng sinh lý, tinh
thần và nghề nghiệp đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm khả
năng gây nên.
- Tạo cho người tàn tật có cuộc sống tự lập tối đa.
- Giúp người tàn tật hòa nhập được với gia đình, xã hội và có hoạt động
nghề nghiệp có thu nhập.
1.1.2.Phục hồi chức năng hô hấp
Phục hồi chức năng hơ hấp giúp làm giảm triệu chứng khó thở, cải
thiện chất lượng cuộc sống, tăng khả năng gắng sức, giúp ổn định hoặc cải
thiện bệnh, giảm số đợt kịch phát phải nhập viện điều trị, giảm số ngày
nằm viện, tiết kiệm chi phí điều trị.
Phục hồi chức năng hơ hấp bao gồm 3 nội dung chính:

.



.



8

Giáo dục sức khỏe: người bệnh được tư vấn cai thuốc lá, kiến thức
về bệnh, hướng dẫn sử dụng thuốc, thở oxy đúng cách, kỹ năng
dùng ống bơm xịt, bình hít hay máy khí dung, các phương pháp ho
khạc đờm, tập thở. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được tư vấn để có
chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm cải thiện tình trạng gầy yếu, sút
cân, suy dinh dưỡng thường đi kèm với bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính (BPTNMT).



Vật lý trị liệu hô hấp: bệnh nhân được hướng dẫn và thực hành các
kỹ thuật cải thiện thơng khí, ho khạc đờm, học các bài tập thể dục
và vận động để tăng cường thể chất và khắc phục hậu quả bệnh lý.
Các bài tập cần được thiết kế phù hợp với mỗi bệnh nhân.



Hỗ trợ tâm lý và tái hòa nhập xã hội: Rối loạn tâm thần kiểu trầm
cảm thường đi kèm với BPTNMT. Nếu bệnh nhân được tư vấn và
hỗ trợ tâm lý sẽ cải thiện được tình trạng này.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế giới, PHCN hô hấp cho các bệnh lý mạn


tính là “một tập hợp về chăm sóc được cá thể hóa, trợ giúp từ một nhóm
đa chun ngành, nhóm này có mục đích tăng cường các khả năng thể
chất, tinh thần và xã hội của bệnh nhân để họ có thể tự chủ và cải thiện
chất lượng cuộc sống của mình”. Năm 2006, Hội lồng ngực Mỹ ATS và
Hội hô hấp Châu Âu ERS, đã cùng nhau làm việc và đưa ra định nghĩa sau
đây: “Phục hồi chức năng hơ hấp, nội dung của nó dựa trên những chứng
cứ và can thiệp đa ngành một cách tồn diện cho những bệnh nhân bệnh
hơ hấp mạn tính có triệu chứng và có biểu hiện suy giảm hoạt động thể
chất hàng ngày. Việc cá nhân hóa chương trình phục hồi chức năng hơ hấp
có mục đích làm giảm các triệu chứng, cải thiện sự dung nạp với gắng sức,
tối ưu hóa sự tham gia xã hội và làm giảm giá thành điều trị bằng cách ổn
định thậm chí cải thiện các biểu hiện toàn thân của bệnh lý này”. Hai định

.


.

9

nghĩa này đã bổ sung cho nhau. PHCN hô hấp được dựa trên các bằng
chứng, sự tiếp cận của nó là đa ngành nhưng ln ln cá nhân hóa, thích
ứng cho từng bệnh nhân [59].
Hiện nay VLTL-PHCN hô hấp không chỉ là một ngành khoa học
mà còn là một nghệ thuật trong lĩnh vực thực hành điều trị được xây dựng
trên cơ sở các nền tảng nghiên cứu khoa học có giá trị [24], [32]. Các
nghiên cứu này khơng chỉ lượng giá tỷ lệ tử vong, các chỉ số sinh lý hơ
hấp, chức năng vận động mà cịn lượng giá về tâm lý, xã hội như chất
lượng cuộc sống, sự khó thở, và lượng giá khía cạnh kinh tế như phân tích
cán cân chi phí lợi ích.

Bệnh hơ hấp hiện nay gần như được chỉ định tập VLTL-PHCN hô
hấp dù ở giai đoạn nào của bệnh trừ những chống chỉ định như sốt [6], ho
ra máu, đàm thuần nhất có BK dương tính (AFB dương tính) [3], VLTLPHCN là một biện pháp can thiệp hiệu quả, ít tốn kém, khơng xâm lấn,
khơng địi hỏi trang thiết bị hiện đại, chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao và
đặc biệt dựa trên cơ sở khoa học như nền tảng sinh lý học, sinh lý bệnh,
giải phẫu học và trên các nghiên cứu khoa học đã chứng minh điển hình
như BPTNMT dù ở ngoại trú, đang nằm viện, đang sử dụng oxy liệu pháp
hoặc thơng khí khơng xâm lấn tại nhà đều có thể tập VLTL-PHCN hơ hấp
[32], [49], [48].
Chương trình điều trị VLTL-PHCN đã được nghiên cứu và áp dụng
rộng rãi nhiều nơi trên thế giới [32], [24], [49].
1.2.Mơ hình chương trình VLTL-PHCN đa thành phần
Mơ hình chương trình VLTL-PHCN hơ hấp gồm có: giáo dục bệnh
nhân, vận động liệu pháp, VLTL hô hấp, dinh dưỡng [13], [59].
1.2.1.Giáo dục bệnh nhân

.


.

10

Giáo dục bệnh nhân nhằm mục đích giúp bệnh nhân hiểu sơ lược
về sinh lý và giải phẫu học hô hấp, cũng như sơ lược về diễn tiến của bệnh
và cách điều trị. Cách tự chăm sóc, cách giữ vệ sinh khi khạc đàm, sử dụng
bình xịt thuốc giãn phế quản như Ventoline, Berodual hay thuốc kháng
viêm dạng xịt như Symbicort, sử dụng máy phun khí dung, biết được cách
theo dõi bệnh, nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh trở nặng để nhập viện kịp
thời, cách sử dụng lưu lượng đỉnh kế [45], giúp bệnh nhân tiết kiệm năng

lượng khi làm việc hoặc trong sinh hoạt hàng ngày, giúp bệnh nhân bớt
khó thở, giúp bệnh nhân an tâm, đủ can đảm để xử trí nguy hiểm khi cơn
khó thở đến bất ngờ trong lúc chờ đội cấp cứu [45], [48]. Ngồi ra cịn
phải giáo dục thân nhân người bệnh để cả gia đình cùng góp sức giúp bệnh
nhân.
1.2.2.Vận động trị liệu
Vận động liệu pháp nhằm giúp bệnh nhân tránh teo cơ vùng chi
dưới và chi trên, cũng như giúp cho các cơ hơ hấp như cơ gian sườn, cơ
ngực có đủ sức cơ mạnh để đảm đương công việc thở. Đa số các bệnh
nhân hơ hấp đều có tình trạng khó thở và sự khó thở sẽ tăng lên khi bắt
đầu các hoạt động thường ngày như đi, đứng, sinh hoạt cá nhân, từ sự khó
thở đó bệnh nhân ngại vận động, chỉ thích nằm một chổ, khi nằm một chổ
ngại vận động lâu ngày sẽ đưa đến teo cơ, bệnh nhân từ chổ không liệt
thành người bị liệt do cơ yếu.
-Tập vận động chi dưới giúp bệnh nhân dẻo dai, đủ sức mạnh cơ để giảm
bớt khó thở khi vận động [25], [30]. Các bài tập vận động chi dưới như đi
bộ, đạp xe đạp lực kế, thảm lăn (máy tập đi bộ), đi cầu thang [37],
[39],[40].
-Tập vận động chi trên sẽ giúp bệnh nhân có thể sinh hoạt cá nhân hàng
ngày, giúp cho các cơ ngực và cơ gian sườn hoạt động tốt, giảm sử dụng

.


.

11

cơ hô hấp phụ như cơ nâng vai, giúp cho oxy vào phổi nhiều hơn nhờ vào
sự mở rộng lồng ngực theo chiều trên dưới, trước sau, tạo sự dẻo dai của

chi trên cho các hoạt động cá nhân hàng ngày [30]. Bài tập chi trên bao
gồm các bài tập đi từ dễ đến khó, bắt đầu tập phối hợp thở với hai tay mà
khơng có tải trọng kèm theo như tạ, sau tăng dần có tạ, hoặc bệnh nhân
dùng dụng cụ tập tay có lực kế [48].
1.2.3.Vật lý trị liệu hô hấp
Vật lý trị liệu hô hấp: Áp dụng tùy theo bệnh lý và tình trạng bệnh
sau khi khám và lượng giá bệnh nhân. Các bài tập tổng thể gồm có:
-Tập thở mím mơi hay chúm mơi: mục đích nhằm kiểm soát nhịp thở và
kiểu thở, giúp giảm lượng khí bị nhốt trong phổi, giúp giảm cơng hơ hấp,
cải thiện chức năng hơ hấp, gia tăng lượng khí lưu thơng [25], [60], [62].
Cách thở: bệnh nhân hít vào bằng mũi trong vài giây (không gắng sức) và
thở ra bằng miệng với mơi mím hay chúm lại trong khoảng 4 – 6 giây.

Hình 1.2. Thở mím mơi
-Thở cơ hồnh: đây là cách thở ít tốn sức nhất và giúp cho sự gia tăng
thơng khí và trao đổi khí ở phổi tốt hơn. Tập thở cơ hồnh có thể áp dụng
nhiều tư thế: ngồi, đứng, nằm ngữa, nằm nghiêng. Nếu ở tư thế nằm ngữa
bệnh nhân sẽ nằm ngữa, co hai gối lên để nhằm cho cơ bụng thư giãn tối
đa, một tay bệnh nhân đặt trên ngực và một tay bệnh nhân đặt trên bụng,

.


.

12

bệnh nhân hít vào bằng mũi sao cho bụng phình lên và thở ra với mơi mím
sao cho bụng xẹp xuống. Bệnh nhân được khuyến khích thở cơ hồnh
thường xun nhiều lần trong ngày [33], [57], [60], [62].


Hình 1.3. Thở cơ hồnh

Hình 1.4. Thở cơ hồnh
-Thở cơ hồnh từng cơn: bài tập này nhằm giúp bệnh nhân BPTNMT vượt
qua cơn khó thở cấp, để có thể dùng thuốc giãn phế quản xịt. Bệnh nhân
phải mở miệng to và dùng bụng để thở [62].

.


×