Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Bạo lực gia đình đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đã lập gia đình tại quận 8, thành phố hồ chí minh, năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TUYẾT VÂN

BẠO LỰC GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI NỮ CÁN BỘ,
CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC,
NHÂN VIÊN ĐÃ LẬP GIA ĐÌNH
TẠI QUẬN 8,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,
NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TUYẾT VÂN

BẠO LỰC GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI NỮ CÁN BỘ,


CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC,
NHÂN VIÊN ĐÃ LẬP GIA ĐÌNH
TẠI QUẬN 8,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,
NĂM 2017
Chuyên ngành: Y tế Công cộng
Mã số: 60720301
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS.Đặng Văn Chính
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu
và phân tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn
bản, tài liệu đã được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học
khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng khơng
có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa
nhận.
Học viên

Nguyễn Thị Tuyết Vân


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2
Mục tiêu tổng quát .................................................................................................. 3

Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ...................................................................... 4
1.1. Các định nghĩa chung về bạo lực gia đình và các hình thức bạo lực gia đình4
1.2. Thực trạng bạo lực gia đình và các yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực gia đình
đối với phụ nữ ......................................................................................................... 7
1.3. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ ............................................. 14
1.4. Kết quả cơng tác phịng chống bạo lực gia đình ......................................... 19
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ............................................. 22
2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang................................................... 22
2.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 22
2.2.1. Dân số mục tiêu: ......................................................................................... 22
2.2.2. Dân số chọn mẫu......................................................................................... 22
2.2.3. Cỡ mẫu ........................................................................................................ 22
2.2.4. Kỹ thuật chọn mẫu ...................................................................................... 23
2.2.5. Tiêu chí đưa vào và loại ra .......................................................................... 24
2.2.6. Kiểm soát sai lệch chọn lựa: ....................................................................... 24
2.3. Liệt kê và định nghĩa biến số ......................................................................... 25
2.4. Thu thập dữ kiện ............................................................................................ 41
2.4.1. Phương pháp thu thập dữ kiện .................................................................... 41
2.4.2. Công cụ thu thập dữ kiện ............................................................................ 41
2.4.3. Kiểm sốt sai lệch thơng tin ........................................................................ 42
2.5. Phân tích dữ kiện ........................................................................................... 43
2.5.1. Số thống kê mơ tả: ...................................................................................... 43
2.5.2. Số thống kê phân tích: ................................................................................ 44


2.6. Y đức ............................................................................................................. 45
2.6.1. Ảnh hưởng lên các đối tượng nghiên cứu ................................................... 45
2.6.2. Ảnh hưởng lên xã hội.................................................................................. 46
2.6.3. Xin phép và phê duyệt ................................................................................ 46

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ ........................................................................................ 47
3.1. Đặc điểm dân số xã hội của nữ cán bộ, công chức, viên chức đã lập gia đình
tham gia nghiên cứu tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh .................................... 47
3.2. Đặc điểm dân số, xã hội của người chồng đối tượng tham gia nghiên cứu tại
quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. .......................................................................... 51
3.3. Thực trạng bạo lực gia đình đối với nữ cán bộ, cơng chức, viên chức, nhân
viên đã lập gia đình tham gia nghiên cứu tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. ... 54
3.4. Mối liên quan giữa bạo lực gia đình trong 12 tháng qua với các đặc điểm của
đối tượng tham gia nghiên cứu. ............................................................................ 58
3.5. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với nữ cán bộ, cơng chức, viên chức, nhân
viên đã lập gia đình tham gia nghiên cứu tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. ... 68
3.6. Các cách ứng phó của nữ cán bộ, cơng chức, viên chức, nhân viên khi bị bạo
lực gia đình tại quận 8, thành phồ Hồ Chí Minh .................................................. 71
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 73
4.1. Đặc điểm dân số xã hội của nữ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đã
lập gia đình tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 73
4.2. Đặc điểm dân số xã hội của chồng của nữ cán bộ, công chức, viên chức, nhân
viên đã lập gia đình tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. .................................... 74
4.3. Thực trạng bạo lực gia đình đối với nữ cán bộ, cơng chức, viên chức, nhân
viên đã lập gia đình tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh. ..................................... 76
4.4. Mối liên quan giữa bạo lực gia đình với các đặc điểm của nữ cán bộ, cơng
chức, viên chức, nhân viên đã lập gia đình tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. 81
4.5. Mối liên quan giữa bạo lực gia đình với các đặc điểm của người chồng nữ
cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đã lập gia đình tại quận 8, thành phố Hồ
Chí Minh. .............................................................................................................. 84


4.6. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức, nhân
viên đã lập gia đình tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. .................................... 89
4.7. Cách ứng phó khi bị bạo lực gia đình ở nữ cán bộ, cơng chức, viên chức,

nhân viên đã lập gia đình tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. ............................ 95
4.8. Những điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu.............................................. 97
4.9. Những điểm mới và tính ứng dụng của nghiên cứu ...................................... 97
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Bộ câu hỏi khảo sát
PHỤ LỤC 2: Danh sách địa chỉ tin cậy ở cộng đồng trên địa bàn quận 8


i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
KTC
OR

Tiếng Việt
Khoảng tin cậy

Odds ratio

Tỉ số số chênh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1. Đặc điểm tuổi, dân tộc, tôn giáo, học vấn nữ cán bộ, công chức, viên
chức, nhân viên đã lập gia đình tham gia nghiên cứu tại quận 8, thành phố Hồ Chí
Minh (n=359)............................................................................................................ 47

Bảng 3. 2. Đặc điểm tài chính, cơng việc, nhà ở, quyền quyết định chi tiêu của nữ
cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đã lập gia đình tham gia nghiên cứu tại
quận 8, thành phố Hồ Chí Minh (n=359) ................................................................. 48
Bảng 3. 3. Đặc điểm tình trạng con cái của nữ cán bộ, công chức, viên chức, nhân
viên đã lập gia đình tham gia nghiên cứu tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
(n=359) ..................................................................................................................... 49
Bảng 3. 4. Đặc điểm tình trạng hơn nhân của nữ cán bộ, cơng chức, viên chức, nhân
viên đã lập gia đình tham gia nghiên cứu tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
(n=359) ..................................................................................................................... 50
Bảng 3. 5. Đặc điểm tuổi, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập của người chồng đối
tượng tham gia nghiên cứu tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh (n=359) ................ 51
Bảng 3. 6. Đặc điểm về hành vi của người chồng đối tượng tham gia nghiên cứu tại
quận 8, thành phố Hồ Chí Minh (n=359) ................................................................. 53
Bảng 3. 7. Thực trạng bạo lực gia đình đối với nữ cán bộ, cơng chức, viên chức,
nhân viên đã lập gia đình tham gia nghiên cứu tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
(n=359). .................................................................................................................... 54
Bảng 3. 8. Bạo lực tinh thần đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đã
lập gia đình tham gia nghiên cứu tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh (n=98) ........ 55
Bảng 3. 9. Bạo lực thể xác đối với nữ cán bộ, cơng chức, viên chức, nhân viên đã
lập gia đình tham gia nghiên cứu tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh (n=24) ........ 56
Bảng 3. 10. Bạo lực tình dục đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đã
lập gia đình tham gia nghiên cứu tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh (n=3) ......... 57
Bảng 3. 11. Mối liên quan giữa tỷ lệ bạo lực gia đình trong 12 tháng qua với các đặc
điểm về tuổi, dân tộc, tôn giáo, học vấn của đối tượng, tần số và (%) (n=359). ..... 58


iii
Bảng 3. 12. Mối liên quan giữa tỷ lệ bạo lực gia đình trong 12 tháng qua với đặc
điểm về thu nhập, quyền quyết định chi tiêu, chức vụ, tình trạng nhà ở của đối
tượng, tần số và (%) (n=359).................................................................................... 60

Bảng 3. 13. Mối liên quan giữa tỷ lệ bạo lực gia đình trong 12 tháng qua với tình
trạng con cái của đối tượng, tần số và (%) (n=359) ................................................. 61
Bảng 3. 14. Mối liên quan giữa tỷ lệ bạo lực gia đình trong 12 tháng qua với đặc
điểm về tình trạng hơn nhân của đối tượng, tần số và (%) (n=359) ......................... 62
Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa tỷ lệ bạo lực gia đình trong 12 tháng qua với các đặc
điểm về tuổi, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập của người chồng đối tượng, tần số và
(%) (n=359) .............................................................................................................. 63
Bảng 3. 16. Mối liên quan giữa tỷ lệ bạo lực gia đình trong 12 tháng qua với các đặc
điểm về hành vi của người chồng đối tượng, tần số và (%) (n=359) ....................... 64
Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa bạo lực gia đình trong 12 tháng qua với các đặc
điểm của người vợ và người chồng trong nghiên cứu bằng mơ hình đa biến. ......... 66
Bảng 3. 18. Các tổn thương tâm lý, thể chất đối với nữ cán bộ, công chức, viên
chức, nhân viên đã lập gia đình do bạo lực gia đình gây ra. ................................... 68
Bảng 3. 19. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình lên vấn đề học tập của con cái nữ cán
bộ, cơng chức, viên chức, nhân viên đã lập gia đình (n=99) .................................... 69
Bảng 3. 20. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với cơng việc của với nữ cán bộ,
cơng chức, viên chức, nhân viên đã lập gia đình (n=99) .......................................... 70
Bảng 3. 21. Cách ứng phó của nữ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên khi bị
bạo lực gia đình ........................................................................................................ 71
Bảng 3. 22. Kiến thức của nữ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên về các luật có
liên quan đến bảo vệ phụ nữ Việt Nam .................................................................... 72


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạo lực gia đình là một trong những vấn đề sức khỏe xã hội nghiêm
trọng ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ. Ước tính một phần ba phụ nữ trên thế
giới bị ảnh hưởng bởi bạo lực [53]. Trên thế giới, tỷ lệ bạo lực gia đình dao
động trong khoảng từ 15% ở Nhật Bản cho đến 71% ở vùng nông thôn

Ethiopia [44]. Đông Nam Á là một trong những khu vực có tỷ lệ phụ nữ bị
bạo lực cao (37,7%) [52]. Tại Việt Nam, Vùng Đông Nam Bộ là nơi có tỷ lệ
bạo lực gia đình trong 12 tháng qua cao nhất cả nước (11,8%) [14] và tỷ lệ
bạo lực gia đình trong đời đối với phụ nữ dao động trong khoảng từ 49,2%
trong nghiên cứu năm 2012 tại Bà Rịa-Vũng Tàu cho đến 91% trong nghiên
cứu năm 2013 tại 5 tỉnh thành của Việt Nam [7, 14, 20, 30].
Phụ nữ thường là đối tượng chịu ảnh hưởng của bạo lực. Ngoài ra do sự
khác biệt về đặc tính sinh học và giới tính, phụ nữ ln là mối quan tâm đặc
biệt hơn so với nam giới trong vấn đề y tế, đồng thời các yếu tố văn hóa xã
hội ở nhiều quốc gia cịn làm cho phụ nữ phải gánh chịu những thiệt thòi hơn
so với nam giới và một trong các yếu tố văn hóa xã hội đó là vấn đề bạo lực
đối với phụ nữ [54].
Bạo lực đối với phụ nữ thường gây ra những hậu quả nặng nề về sức
khỏe thể chất và tinh thần, đồng thời còn làm tăng gánh nặng chi phí kinh tế
và xã hội [53]. Vấn đề bạo lực đối với phụ nữ còn là một trong các yếu tố văn
hóa xã hội ngăn cản phụ nữ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất
lượng [54]. Nó cịn liên quan chặt chẽ đến vị trí, vai trị của phụ nữ trong hoạt
động chính trị, kinh tế và văn hóa.
Đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm ước tính tỷ lệ bạo lực gia
đình. Đa số các nghiên cứu đều tập trung ở các gia đình nghèo, thiếu thốn về
vật chất, học vấn. Tuy nhiên theo một số tác giả cho rằng, ở các gia đình trí
thức, nơi có trình độ học vấn cao, loại bạo lực khơng nhìn thấy đang xảy ra và
có xu hướng phát triển, đây là loại bạo lực âm thầm, chủ yếu là dùng ngôn từ


2

để dày vò tinh thần người phụ nữ [18]. Thực tế trong rất nhiều nghiên cứu, tỷ
lệ bạo lực tinh thần ln cao hơn các hình thức bạo lực gia đình khác. Hơn
nữa kết quả trong nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ có trình độ cao có tỷ lệ

bạo lực gia đình thấp hơn so với những phụ nữ có trình độ thấp [16, 21, 22,
32, 35]. Tuy nhiên trong nghiên cứu gần đây trên đối tượng là phụ nữ mang
thai tại thành phố Hồ Chí Minh thì phụ nữ có trình độ học vấn cao đẳng, đại
học lại có tỷ lệ bạo lực gia đình cao hơn nhóm còn lại, với tỷ lệ lần lượt là
59,4% và 22,2% [6]. Như vậy vấn đề bạo lực gia đình ở những gia đình trí
thức đang diễn biến phức tạp nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về
vấn đề này một cách rõ ràng.
Đồng thời địa bàn nghiên cứu là thành phố Hồ Chí Minh, nơi được đánh
giá là thuộc vùng có tỷ lệ bạo lực gia đình cao nhất cả nước [14] và cũng là
nơi tập trung nhiều cán bộ, công chức, viên chức sinh sống và làm việc. Quận
8 là một quận vùng ven, đang trong quá trình đơ thị hóa, dẫn đến q tải về
nhà ở, trường học, giao thông và công việc, điều này dễ làm nảy sinh nhiều
mâu thuẫn trong gia đình. Thống kê giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, trên địa
bàn quận có đến 100 vụ bạo lực gia đình cần đến sự can thiệp của các cấp
chính quyền, trong khi tại quận 6 chỉ có 24 vụ và quận 12 là 11 vụ [8-10].
Chính vì vậy mục tiêu trong nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu về thực trạng
bạo lực gia đình ở đối tượng là nữ cán bộ, cơng chức, viên chức đã lập gia
đình tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.
Câu hỏi nghiên cứu
Tỷ lệ bạo lực gia đình đối với nữ cán bộ, cơng chức, viên chức, nhân
viên đã lập gia đình tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2017 là
bao nhiêu? Những yếu tố nào liên quan đến tỷ lệ bạo lực gia đình trong 12
tháng qua và có những hậu quả, cách ứng phó nào của đối tượng khi bị bạo
lực gia đình?


3

Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ bạo lực gia đình, các yếu tố liên quan đến tỷ lệ bạo lực gia

đình trong 12 tháng qua, những hậu quả và cách ứng phó khi bị bạo lực gia
đình của nữ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đã lập gia đình tại quận
8, thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2017.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ bạo lực gia đình và các hình thức bạo lực gia đình đối với
nữ cán bộ, cơng chức, viên chức, nhân viên đã lập gia đình tại quận 8,
thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017.
2. Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ bạo lực gia đình trong 12 tháng qua với
các đặc điểm của phụ nữ, đặc điểm của người chồng của nữ cán bộ, công
chức, viên chức, nhân viên đã lập gia đình tại quận 8, thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2017.
3. Xác định những hậu quả và cách ứng phó khi bị bạo lực gia đình của nữ
cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đã lập gia đình tại quận 8, thành
phố Hồ Chí Minh, năm 2017.


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1.

Các định nghĩa chung về bạo lực gia đình và các hình thức bạo lực
gia đình
Liên Hiệp Quốc định nghĩa bạo lực đối với phụ nữ là bất kỳ hành vi bạo

lực trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có thể dẫn đến tổn hại về thể xác, tình
dục hoặc tinh thần hoặc gây đau khổ cho phụ nữ, kể cả việc đe dọa, áp bức
hoặc độc đoán tước bỏ tự do, dù diễn ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống
riêng tư [52].
Tại Việt Nam, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình định nghĩa một thành

viên được coi là bị bạo lực gia đình khi bị một trong các hành vi sau đây do
một thành viên khác trong gia đình gây ra: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc
hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; Lăng mạ hoặc hành vi cố
ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực
thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; Ngăn cản việc thực hiện
quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và
con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; Cưỡng ép quan hệ tình
dục; Cưỡng ép tảo hơn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ; Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm
hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung
của các thành viên gia đình; Cưỡng ép thành viên gia đình lao động q sức,
đóng góp tài chính q khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên
gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; Có hành vi trái pháp
luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. Hành vi bạo lực như đã nêu ở trên
cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hơn hoặc
nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng [13].
Bạo lực trong gia đình hay bạo lực gia đình là phản ánh nhiều hình thức
bạo lực khác nhau của một thành viên hay một nhóm thành viên gia đình đối
với một thành viên hay nhóm thành viên khác trong gia đình (chồng-vợ, cha


5

mẹ-con cái, bạo lực của thành viên gia đình nhà chồng/vợ hay bạo lực đối với
người cao tuổi) [14].
Như vậy theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc thì thì bạo lực trong gia
đình xảy ra chủ yếu tồn tại dưới hai hình thức. Thứ nhất, là bạo lực nhìn thấy
được như xô đẩy, đánh đấm. Thứ hai, là bạo lực khơng nhìn thấy, diễn ra một
cách âm thầm, chủ yếu dùng ngơn ngữ dày vị tinh thần người phụ nữ [18],
đồng thời định nghĩa này nhấn mạnh đến những tổn hại đối với phụ nữ do bạo

lực gia đình gây ra. Ngược lại theo định nghĩa của Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình tại Việt Nam thì chủ yếu nêu lên các hành vi cụ thể của bạo lực trong
gia đình, ngồi ra có thêm hình thức bạo lực về kinh tế nhằm tạo ra tình trạng
phụ thuộc về tài chính của người phụ nữ.
Tuy nhiên ở nhiều nghiên cứu về bạo lực đối với phụ nữ, các hình thức
bạo lực phổ biến được đề cập đến là bạo lực thể xác, bạo lực tình dục và bạo
lực tinh thần. Trong báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2013, hai hình
thức bạo lực đối với phụ nữ được đề cập đến là bạo lực thể xác và bạo lực
tình dục [52]. Trong một cuộc khảo sát tồn Châu Âu năm 2014, các hình
thức bạo lực đối với phụ nữ được báo cáo là bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần
và bạo lực tình dục [31]. Một tổng quan hệ thống về các nghiên cứu bạo lực
gia đình ở Ethiopia từ năm 2000 đến năm 2014 cũng cho kết quả chủ yếu các
hình thức bạo lực gia đình bao gồm, thể xác, tình dục, tinh thần và vấn đề bạo
lực gia đình hiện tại được đánh giá trong khoảng thời gian 12 tháng qua [44].
Dữ liệu thứ cấp từ năm 2004 đến 2011 của 30 quốc gia có thu nhập thấp và
trung bình, cho thấy kết quả đầu ra của bạo lực đối với phụ nữ đã kết hơn
hoặc đang chung sống với bạn tình là bạo lực thể xác và bạo lực tình dục [27].
Ngiên cứu gần đây tại Iran không chỉ quan tâm đến ba hình thức bạo lực gia
đình là thể xác, tinh thần và tình dục mà cịn cho thấy một tỷ lệ đáng kể phụ
nữ bị đe dọa mạng sống và việc làm [21]. Tương tự, một khảo sát cắt ngang
vào năm 2010 tại Thượng Hải, Trung Quốc cũng quan tâm đến ba hình thức


6

bạo lực gia đình nêu trên [45]. Các nghiên cứu tại Việt Nam về vấn đề bạo lực
gia đình cũng xét đến các hình thức bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần và bạo
lực tình dục đối với phụ nữ [6, 16, 42]. Tuy nhiên trong nghiên cứu quốc gia
năm 2010 tại Việt Nam có đề cập thêm vấn đề bạo lực kinh tế [14]. Trong
một nghiên cứu khác tại Việt Nam năm 2013, ngồi ba hình thức bạo lực gia

đình phổ biến, có thêm hình thức bạo lực về thái độ kiểm soát và bạo lực kinh
tế đối với phụ nữ [30]. Đồng thời qua nhiều nghiên cứu, tỷ lệ bạo lực gia đình
ở thời điểm hiện tại được đánh giá trong khoảng thời gian 12 tháng trước
khảo sát [14, 16, 22, 27, 29, 44, 45]. Như vậy cho thấy các nghiên cứu về bạo
lực gia đình và Luật Phịng, chống bạo lực gia đình tại Việt Nam đều có quan
tâm đến vấn đề bạo lực kinh tế.
Tuy nhiên đối tượng trong nghiên cứu hiện tại là những nữ cán bộ, công
chức, viên chức, nhân viên với công việc và thu nhập ổn định, do đó nghiên
cứu chỉ quan tâm đến ba hình thức bạo lực là bạo lực thể xác, bạo lực tinh
thần, bạo lực tình dục. Bạo lực tinh thần được xác định bằng những hành
động hoặc đe dọa hành động, như chửi bới, kiểm soát, hăm dọa, làm nhục và
đe dọa nạn nhân, hình thức bạo lực này có thể bao gồm các thủ đoạn cưỡng
bức [14]. Bạo lực thể xác được định nghĩa là một hoặc nhiều hành động tấn
cơng có chủ ý về thể xác bao gồm nhưng không chỉ giới hạn trong các hành vi
như: xơ đẩy, tát, ném, giật tóc, cấu véo, đấm, đá hoặc làm cho bị bỏng, được
thực hiện với khả năng gây đau đớn, thương tích hoặc tử vong. Bạo lực tình
dục được định nghĩa là việc sử dụng sức mạnh, cưỡng bức hoặc đe dọa về tâm
lý để ép buộc người phụ nữ tham gia quan hệ tình dục ngồi ý muốn của
mình, cho dù hành vi đó có thực hiện được hay khơng [52].
Đồng thời đối tượng của nghiên cứu này là những phụ nữ đã lập gia
đình, do đó vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong nghiên cứu được đặt trong
bối cảnh các mối quan hệ trong gia đình, mà chủ yếu là mối quan hệ vợ
chồng. Nghiên cứu quan tâm chủ yếu đến hình thức bạo lực giữa vợ chồng.


7

Đối tượng nghiên cứu là những cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên
đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, đòn thể trực thuộc Ủy ban Nhân dân
quân 8. Trong đó, Cán bộ được định nghĩa là cơng dân Việt Nam, được bầu

cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung
ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công
chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chun nghiệp,
cơng nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà
không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã , trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp
công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
theo quy định của pháp luật [11]. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển
dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ
hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
theo quy định của pháp luật [12].
1.2.

Thực trạng bạo lực gia đình và các yếu tố ảnh hƣởng đến bạo lực

gia đình đối với phụ nữ
Theo thống kê từ nghiên cứu đa quốc gia của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ
lệ bạo lực gia đình dao động trong khoảng từ 15% ở Nhật Bản cho đến 71% ở
vùng nơng thơn Ethiopia [44]. Ước tính một phần ba số phụ nữ trên thế giới
từng bị bạo lực thể xác hoặc tình dục trong đời, hoặc cả hai mà thủ phạm là
bạn tình của họ hoặc bị bạo lực tình dục nhưng khơng phải bạn tình gây ra.



8

Khu vực có tỷ lệ bị bạo lực cao nhất là Châu Phi (36,6%), Đông Địa Trung
Hải (37%) và Đông Nam Á (37,7%), tỷ lệ này thấp ở các khu vực có thu nhập
cao như ở Châu Âu (25,4%), Tây Thái Bình Dương (24,6%), riêng ở Châu Mĩ
tỷ lệ này cũng xấp xỉ 30%. Có một con số thống kê khơng ai mong muốn đó
là có đến 38% số vụ giết phụ nữ mà thủ phạm là do bạn tình của họ [52].
Riêng tại Việt Nam theo báo cáo của một nghiên cứu năm 2010, có đến 58%
phụ nữ từng bị ít nhất một trong ba hình thức bạo lực là thể xác, tình dục hoặc
tinh thần trong đời [14].
Xét trong cùng một quốc gia thì tỷ lệ bạo lực gia đình ở các vùng khác
nhau là khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ bạo lực gia đình
có liên quan đến vùng sinh sống của phụ nữ, những phụ nữ ở vùng nơng thơn
có tỷ lệ bị bạo lực gia đình cao hơn so với những phụ nữ ở thành thị [35, 44].
Tương tự Việt Nam cũng có tỷ lệ bạo lực gia đình ở nông thôn nhiều hơn
thành thị, tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ trong 12 tháng qua ở nông thôn và
thành thị lần lượt là 9,6% và 7,9% [14]. Tuy nhiên vùng Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên được xem là nơi có tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ trong 12 tháng
qua cao nhất cả nước, lần lượt là 11,8% và 11,9% [14].
Xét về khía cạnh hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ, chủ yếu
được quan tâm trong các nghiên cứu là bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần và
bạo lực tình dục. Trên thế giới, châu Phi được xem là nơi có tỷ lệ phụ nữ bị
bạo lực bởi bạn tình ở mức báo động. Một đánh giá tổng quan hệ thống từ 15
nghiên cứu cắt ngang về bạo lực đối với phụ nữ từ 15-49 tuổi ở Ethiopia từ
năm 2000 đến 2014 cho thấy, hơn 50% phụ nữ từng bị bạo lực gia đình, trong
đó tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực thể xác là cao nhất (78%), kế đến là bị bạo lực tình
dục (72%), tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực tinh thần (64,7%). Nếu xét riêng về đối
tượng gây ra bạo lực đối với phụ nữ là chồng hoặc bạn tình, thì tỷ lệ phụ nữ bị
bạo lực thể xác trong đời bởi đối tượng này dao động trong khoảng từ 31%76,5%, đối với bạo lực tình dục là từ 19,2%-59%, và bạo lực tinh thần là



9

51,7% [44]. Trong một nghiên cứu gần đây sử dụng số liệu từ 30 nước đang
phát triển, ước tính chung về tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ từ 20-24 tuổi trong
vòng 12 tháng qua cho kết quả tỷ lệ bạo lực thể xác cao hơn bạo lực tình dục,
lần lượt là 24,36% và 11,33%, tỷ lệ phụ nữ bị một trong hai hình thức là bạo
lực thể xác hoặc tình dục bởi bạn tình ở nhóm đối tượng này là 27,32% và tỷ
lệ này cao hơn so với phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, với chênh lệch là 1,46 lần và
khoảng tin cậy 95% (1,19-1,72) [27]. Tuy nhiên nghiên cứu quan tâm đến hai
hình thức bạo lực là thể xác và tình dục, vấn đề bạo lực tinh thần vẫn chưa
được nhắc đến. Đồng thời đối tượng trong nghiên cứu bị giới hạn trong
khoảng từ 15-24 tuổi, nhóm tuổi từ 35 tuổi trở lên chỉ được dùng trong phân
tích so sánh. Qua các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bạo lực thể xác đối với phụ nữ
thường chiếm tỷ lệ cao nhất trong các hình thức bạo lực gia đình ở các nước
có thu nhập thấp và trung bình.
Ngược lại, những nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực
tinh thần cao hơn các hình thức bạo lực gia đình khác. Nghiên cứu trên địa
bàn thuộc vùng nông thôn của Ấn Độ năm 2016 cho thấy 51,3% phụ nữ báo
cáo từng bị bạo lực tinh thần, 40% phụ nữ từng bị bạo lực thể xác và 13,5%
từng bị bạo lực tình dục trong đời [35]. Tại Iran, nghiên cứu năm 2010, tỷ lệ
phụ nữ bị bạo lực tinh thần trong 12 tháng qua lên đến 85,5%; tỷ lệ phụ nữ bị
bạo lực thể xác trong 12 tháng qua là 19,6%; [38] và nghiên cứu vào năm
2016 cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực tinh thần là 59,7%, kế đến là bạo lực
tình dục 39,3%, và bị bạo lực thể xác là 33,2%, ngồi ra có 10% phụ nữ từng
bị đe dọa mạng sống, ước tính tỷ lệ bị bạo lực chung ở những phụ nữ đã lập
gia đình lên đến 61,7% [21]. Trong một nghiên cứu khác tại Thượng Hải
thuộc Trung Quốc, cho thấy có 31,9% phụ nữ đã lập gia đình bị bạo lực bởi
bạn tình trong đời, xét riêng trong 12 tháng thì tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực tinh
thần cao hơn bạo lực thể xác hoặc tình dục, lần lượt là 15,3% và 7,0% [45].

Tuy nhiên đối tượng trong nghiên cứu bị giới hạn trong khoảng từ 20-49 tuổi.


10

Do đó, kết quả của nghiên cứu chỉ phản ánh phần nào vấn đề bạo lực gia đình
ở đối tượng là những phụ nữ đã kết hôn và là dân nhập cư từ nông thôn lên
Thượng Hải sinh sống và làm việc. Tuy nhiên Thượng Hải được xem là một
thành phố lớn nhất của Trung Quốc. Tương tự, thành phố Hồ Chí Minh cũng
là một thành phố lớn nhất nhất của Việt Nam, và lịch sử với sự đô hộ của
Trung Quốc hơn một ngàn năm ở Việt Nam, thì Việt Nam có nhiều đặc điểm
trong mối quan hệ gia đình tương tự Trung Quốc. Chính vì vậy hầu hết các
nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề bạo lực gia đình thì đều có tỷ lệ bạo lực
tinh thần cao hơn các hình thức bạo lực gia đình khác.
Tại Việt Nam, kết quả của nghiên cứu quốc gia năm 2010 trên đối tượng
là phụ nữ từng từng kết hôn cho thấy tỷ lệ bị bạo lực thể xác trong cuộc đời là
32%, bị bạo lực tình dục trong đời là 10% và bị bạo lực tinh thần trong đời
chiếm tỷ lệ rất cao là 54% [14]. Một nghiên cứu năm 2012 trên đối tượng là
sản phụ tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có đến 59% phụ nữ từng bị bạo
hành bởi chồng, bạn tình hoặc người thân trong gia đình; ngồi ra tỷ lệ bị bạo
hành trong thời gian mang thai cũng rất cao lên đến 56,1% trong đó 69% bị
bạo hành tâm lý, 13% bị bạo hành thể chất và 21% bị bạo hành tình dục [7].
Nghiên cứu tại Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2013 cũng cho thấy tỷ lệ bị bạo hành
tinh thần cao hơn thể xác (48,5% > 14,8%), bạo hành tình dục 2% [16]. Năm
2012, nghiên cứu thực hiện tại 2 tỉnh Hịa Bình và Hà Nam, có 61,4% phụ nữ
từng bị bạo lực, trong đó bạo lực tinh thần chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,67%,
kế đến là bạo lực thể chất với 35,75% và con số 27,2% và 14,8% là số liệu
phụ nữ bị bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế [20]. Nghiên cứu khác tại Việt
Nam nhằm đánh giá mối liên quan giữa bạo lực bạn tình với các triệu chứng
về sức khỏe tinh thần của phụ nữ tại Việt Nam cho thấy rằng có đến 91% phụ

nữ đã từng bị bạo lực bởi bạn tình, trong đó 64% phụ nữ từng bị kiểm sốt bởi
bạn tình, 77% phụ nữ từng bị bạo lực về mặt tinh thần, 37% từng bị bạo lực
thể chất, và 49% từng bị bạo lực tình dục [30]. Theo một nghiên cứu tại bệnh


11

viện Đức Giang, Đông Anh - Hà Nội từ năm 2002 đến 2009 cung cho thấy
hình thái bạo lực tinh thần chiếm tỷ lệ cao nhất (80,3%), kế đến là bạo hành
thể chất (66,2%), bạo lực tình dục (13,3%), ngồi ra nghiên cứu cịn đánh giá
về hình thái bạo lực kinh tế với tỷ lệ 3% nạn nhân bị ảnh hưởng [1]. Một
nghiên cứu khác thực hiện tại 5 tỉnh thành của Việt Nam cho kết quả tỷ lệ bạo
lực tinh thần 77%, bạo lực thể xác 37%, bạo lực tình dục 49% [30]. Tóm lại
qua rất nhiều nghiên cứu được tiến hành tại Việt Nam thì tỷ lệ bạo lực tinh
thần là rất cao và là hình thức bạo lực cao nhất trong tất cả các hình thức bạo
lực gia đình đối với phụ nữ. Với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay,
theo một số tác giả cho rằng, ở các gia đình trí thức, nơi có trình độ học vấn
cao, loại bạo lực khơng nhìn thấy đang xảy ra và có xu hướng phát triển, đây
là loại bạo lực âm thầm, chủ yếu là dùng ngơn từ để dày vị tinh thần người
phụ nữ [18].
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi của phụ nữ là một yếu tố có liên
quan đến vấn đề bạo lực gia đình. Năm 2013, theo tổng hợp báo cáo của Tổ
chức Y tế thế giới từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận độ tuổi phụ
nữ bị bạo lực thể xác hoặc tình dục do bạn tình gây ra bắt đầu từ rất sớm,
khoảng từ 15 đến 19 tuổi với ước tính khoảng 29,4% bị bạo lực trong đời
(khoảng tin cậy 95%: 36,8%-32,1%), tỷ lệ này tăng dần theo độ tuổi và cao
nhất trong khoảng 40 đến 44 tuổi với 37,8% (khoảng tin cậy 95%: 30,7%44,9%), tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ từ 50-69 tuổi bị bạo lực trong đời bởi bạn tình
thấp hơn các nhóm tuổi khác, dao động trong khoảng từ 15%-25% với khoảng
tin cậy rất rộng, đồng thời dữ liệu của báo cáo là kết quả thu thập được từ các
nước có thu nhập cao. Do đó, kết quả của nghiên cứu chưa phản ánh hết vấn

đề bạo lực gia đình ở nhóm đối tượng nữ từ 50 tuổi trở lên [52]. Tuy nhiên
báo cáo cũng cho thấy bạn tình của phụ nữ là đối tượng chính gây ra bạo lực
cho phụ nữ. Do đó, hầu hết các nghiên cứu về bạo lực đối với phụ nữ hay bạo
lực gia đình đều quan tâm chủ yếu đến đối tượng là phụ nữ đã lập gia đình.


12

Tương tự báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, ở Việt Nam, theo nghiên cứu
năm 2010, cho thấy độ tuổi có tỷ lệ bị bạo lực thể xác và tình dục nhiều nhất
là từ 45 đến 49 tuổi, các hành vi bạo lực thường không phải mới mà là những
hành động lặp đi lặp lại. Bạo lực tình dục và thể xác đối với phụ nữ thường
bắt đầu sớm trong một mối quan hệ của người phụ nữ. Bạo lực tình dục và
bạo lực tinh thần có xu hướng tiếp diễn trong nhiều năm trong suốt mối quan
hệ hơn là bạo lực thể xác [14].
Ngồi đặc tính về tuổi, các yếu tố liên quan đến bạo lực gia đình rất đa
dạng và khác nhau ở từng quốc gia, tuy nhiên nhìn chung một số yếu tố là rất
phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới [34], nó chủ yếu liên quan đến các đặc
tính dân số xã hội của bản thân người phụ nữ và bạn tình của họ. Các yếu tố
thuộc về đặc tính của bản thân người phụ nữ và gia đình có ảnh hưởng đến
vấn đề bạo lực gia đình là tuổi trẻ [6, 21, 22, 27, 32, 38], trình độ học vấn của
phụ nữ [6, 16, 21, 22, 32, 35], tôn giáo [37], tình trạng nghề nghiệp [6, 16, 21,
37, 45], số năm kết hôn [21, 38], thái độ chấp nhận bạo lực[22], tình trạng
kinh tế [16, 21, 22, 33], hình thức hơn nhân [16, 22, 35], phụ thuộc tài chính
[16, 32, 44, 45]. Các yếu tố thuộc về đặc tính của người chồng hoặc bạn tình
có ảnh hưởng đến bạo lực gia đình bao gồm, tuổi [38], trình độ học vấn [16,
32-34, 38, 44], tôn giáo [44], nghề nghiệp [16, 38, 44], tình trạng hút thuốc lá
[16, 21, 32, 38], sử dụng rượu [22, 32-34, 37, 41, 44, 45, 50], sử dụng ma túy
[16, 38], số con cái [6, 21, 32], sự hài lịng về giới tính của con cái [6, 21],
ngoại tình [22], từng sống trong gia đình có bạo lực [22, 34, 44], từng bị

ngược đãi lúc nhỏ tuổi [22, 33, 34, 45], tham gia vào các băng nhóm có sử
dụng vũ khí [33, 34], từng có hành động bạo hành với người khác [16].
Nhìn chung danh sách các yếu tố liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình
trong các nghiên cứu đều có nhiều điểm giống nhau, tuy nhiên ở từng nghiên
cứu thì mỗi yếu tố lại có những điểm khác nhau, do sự khác biệt về đối tượng
nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu. Theo một báo cáo tại Việt Nam thì phụ


13

nữ có đóng góp kinh tế cho gia đình nhiều hơn chồng thì lại có tỷ lệ bị bạo lực
thể xác hoặc tình dục trong 12 tháng qua cao hơn những phụ nữ không làm
việc kiếm tiền, với giá trị p=0,000 tỷ số số chênh là 2,3 (khoảng tin cậy 95%:
1,63-3,22), ngược lại những người chồng khơng có việc làm lại có tỷ lệ bạo
lực đối với vợ thấp hơn những người chồng đang có việc làm với giá trị
p=0,042 tỷ số số chênh là 0,54 (khoảng tin cậy 95%: 0,3-0,98) [41]. Qua
nhiều báo cáo cho thấy trình độ học vấn có mối tương quan nghịch với vấn đề
bạo lực gia đình, phụ nữ có trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ bị bạo lực gia
đình càng thấp [41, 44]. Tuy nhiên trong nghiên cứu gần đây trên đối tượng là
phụ nữ mang thai tại thành phố Hồ Chí Minh thì phụ nữ có trình độ học vấn
trên lớp 12 lại có tỷ lệ bạo lực gia đình cao hơn nhóm cịn lại, với tỷ lệ lần
lượt là 59,4% và 22,2% [6]. Nhưng qua những kết quả trên ta thấy, phụ nữ có
trình độ và việc làm thì lại bị bạo hành nhiều hơn. Như vậy với đối tượng là
phụ nữ có việc làm, tự chủ trong vấn đề kinh tế thì vấn đề bạo lực gia đình
vẫn chưa được rõ ràng.
Ngồi ra bạo lực gia đình ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ còn liên quan
đến yếu tố văn hóa xã hội. Một trong những yếu tố có liên quan đến bạo lực
gia đình đó là thái độ đối với bạo lực gia đình. Một nghiên cứu tổng quan hệ
thống ở Ethiopia cho kết quả là có 8 trong số 10 phụ nữ chấp nhận việc chồng
hay bạn tình đánh vợ nếu anh ta có lý do chính đáng. Những người phụ nữ

này chấp nhận sự phân biệt giới tính trong xã hội, họ cho rằng người đàn ơng
có quyền đánh vợ bất cứ khi nào, ngay cả khi người phụ nữ ra ngồi khơng
xin phép anh ta, nếu người phụ nữ tranh luận với anh ta, nếu người phụ nữ
khơng chấp nhận quan hệ tình dục với anh ta [44] . Với các đặc tính văn hóa
xã hội ở Việt Nam, thì cũng có đến 27% phụ nữ được hỏi đồng ý với quan
điểm “phụ nữ là phải biết vâng lời chồng” và 19,7% phụ nữ đồng ý với quan
điểm “phụ nữ có bổn phận quan hệ tình dục với chồng ngay cả khi khơng
mong muốn”, như vậy có đến 1/5 phụ nữ Việt Nam có nhận thức sai lệch về


14

giới trong quan niệm về bạo lực và quan niệm mang tính văn hóa truyền
thống về nam tính và nữ tính. Chính điều này đã dẫn đến thái độ chấp nhận
bạo lực của nam giới và nữ giới [14].
1.3.

Hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ

Bạo lực đối với phụ nữ thường gây ra những hậu quả nặng nề về sức
khỏe thể chất và tinh thần, đồng thời cịn làm tăng gánh nặng chi phí kinh tế
và xã hội [53]. Vấn đề bạo lực đối với phụ nữ cịn là một trong các yếu tố văn
hóa xã hội ngăn cản phụ nữ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất
lượng [54]. Nó cịn liên quan chặt chẽ đến vị trí, vai trị của phụ nữ trong hoạt
động chính trị, kinh tế và văn hóa.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, những người phụ nữ là nạn nhân
của bạo lực thể xác hoặc tình dục thường mắc phải các vấn đề sức khỏe
nghiêm trọng. So với những phụ nữ không bị bạo lực thì những phụ nữ đã
từng bị bạo lực thể xác hoặc tình dục bởi bạn tình của họ có đến 16% là sinh
con nhẹ cân, khả năng nạo phá thai cao gấp 2 lần, khả năng trầm cảm tăng

gấp 2 lần, khả năng nhiễm HIV (Human Immuno-deficiency Virus - Virus gây
suy giảm miễn dịch ở người) gấp 1,5 lần (ở một số khu vực). Ngồi ra cịn một

gánh nặng tiềm ẩn về vấn đề sức khỏe đối với phụ nữ đó là thương tích do
bạn tình gây ra nhưng khơng gây tử vong, tỷ lệ này theo ước tính lên đến
41,8% (khoảng tin cậy 95%: 34,0% - 49,6%). Có một tỷ lệ thống kê khơng ai
mong muốn đó là có đến 38% phụ nữ bị giết bởi bạn tình, trong đó Đơng
Nam Á là khu vực có tỷ lệ phụ nữ bị giết bởi bạn tình cao nhất thế giới với tỷ
lệ xấp xỉ 55% [52]. Riêng tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu quốc gia cho thấy
26% phụ nữ từng bị chồng gây bạo lực tình dục hoặc bạo lực thể xác cho biết
họ đã từng bị thương tích do hành vi bạo lực đó gây ra. Trong đó có 60% cho
biết rằng họ bị thương tích nhiều hơn một lần và 17% bị thương tích nhiều
lần. Họ cũng đánh giá tình trạng sức khỏe của mình là “kém” hoặc “rất kém”
nhiều hơn so với những phụ nữ không bị bạo lực [14]. Năm 2012, nghiên cứu


15

thực hiện tại 2 tỉnh Hịa Bình và Hà Nam, có tới hơn 30% người bị bạo lực
phải chịu các loại thương tích, trong đó gần 2% bị thương tích nặng như chấn
thương nội tạng và vết đâm, rạch vào người [20].
Hầu hết vấn đề bạo lực gia đình thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe
tinh thần của người phụ nữ. Trong số những phụ nữ bị bạo lực bởi bạn tình
trong đời có khoảng từ 15,6%-89,2% bị rối loạn trầm cảm, với giá trị trung vị
là khoảng 45,8% (khoảng tứ vị: 21,3%-76,5%). Và tỷ lệ bị rối loạn lo âu trong
nhóm những phụ nữ này cũng dao động trong khoảng từ 22,4%-89,9%. Ngoài
ra bạo lực đối với phụ nữ còn gây ra những vấn đề về sức khỏe tinh thần khác
nữa như rối loạn ăn uống, rối loạn nhân cách, trầm cảm, lo lắng, tâm thần
phân liệt. Dữ liệu phân tích của báo cáo được thu thập trong các nghiên cứu từ
năm 2007 đến năm 2011 [46]. Trong một báo cáo khác, dữ liệu được thu thập

trong khoảng thời gian dài hơn, từ năm 1980 đến cuối năm 2010, thì kết quả
cho rằng có khoảng từ 9%-28% các triệu chứng chủ yếu của rối loạn trầm
cảm là do bạo lực bởi bạn tình trong đời gây ra [24]. Như vậy bạo lực đối với
phụ nữ gây ra ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe tinh thần cho phụ nữ, và hầu
hết các trường hợp phụ nữ bị bạo lực bởi bạn tình đều bị ảnh hưởng đến sức
khỏe tinh thần với nhiều mức độ khác nhau. Kết quả nghiên cứu quốc gia tại
Việt Nam cho thấy phụ nữ bị bạo lực gia đình có xu hướng gặp phải những
khó khăn trong đi lại và thực hiện những hoạt động thường ngày, bị đau và
mất trí nhớ, căng thẳng tinh thần và có suy nghĩ muốn tự tử, sẩy thai, nạo thai
và thai chết lưu [14]. Một nghiên cứu về mối liên quan giữa bạo lực bạn tình
và các triệu chứng sức khỏe tâm thần của phụ nữ cho thấy có mối liên hệ có ý
nghĩa thống kê giữa bạo lực bạn tình và lo âu, trầm cảm và ý tưởng tự sát của
phụ nữ [30]. Đặc biệt phụ nữ mang thai bị bạo lực gia đình cịn gây ra những
ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ và thai nhi. Điều này có thể lý giải là do
phụ nữ thường dễ bị tổn thương và cảm thấy phụ thuộc nhiều vào tình cảm
của người bạn đời trong khi mang thai và giai đoạn hậu sản; và hậu quả là bạo


16

hành gia đình thường gây tác động nặng nề hơn trong giai đoạn này làm ảnh
hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của cả bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bạo hành gia
đình khiến tăng nguy cơ trầm cảm gấp 6 lần ở thai phụ thành phố Hồ Chí
Minh. Nghiên cứu một lần nữa khẳng định mối tương quan giữa bạo hành gia
đình với sức khỏe tâm trí đặc biệt là nguy cơ trầm cảm trong giai đoạn mang
thai và hậu sản [7].
Một vấn đề khác đáng quan tâm nữa của bạo lực gia đình là ảnh hưởng
đến con cái. Sự phát triển của trẻ sẽ bị trì hỗn khi trẻ em sống trong gia đình
có xảy ra bạo lực, đây là kết quả từ một nghiên cứu tại Iran năm 2014. Nghiên
cứu này kết luận rằng bạo lực trong gia đình có ảnh hưởng gián tiếp đến sự

phát triển của trẻ. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ quan tâm đến trẻ có độ tuổi từ 6
đến 18 tháng tuổi và đây là kết quả từ một nghiên cứu mô tả, do đó kết luận
của nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức cho thấy được mối liên quan giữa bạo lực
gia đình và sự phát tiển của trẻ nhỏ [49]. Bạo lực gia đình khơng chỉ ảnh
hưởng trực tiếp đến nạn nhân, thường là phụ nữ, mà còn ảnh hưởng rất nhiều
đấn các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em ở mọi lứa
tuổi đều chịu tác động bởi bạo lực gia đình dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Tuy nhiên theo đánh giá của một nghiên cứu, trẻ nhỏ hơn sẽ chịu ảnh hưởng
nhiều hơn, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Kết quả của nghiên cứu cho thấy bạo
lực gia đình có liên quan đến sự phát triển về chức năng điều hành của trẻ khi
trẻ bắt đầu tuổi đi học, và chính hành vi của ba mẹ có vai trị trung gian trong
mối liên hệ này. Chức năng điều hành của trẻ được hình thành và phát triển
trong 5 năm đầu đời của trẻ, nó bao gồm 3 thành phần riêng biệt là sự linh
hoạt, kiểm soát ức chế và khả năng nhớ sắp xếp công việc. Đây là một nghiên
cứu theo dõi dọc, do đó mặc dù cỡ mẫu của nghiên cứu rất nhỏ, chỉ có 154 gia
đình có trẻ được xác định là khỏe mạnh khi chào đời tham gia vào nghiên
cứu, nhưng kết quả của nghiên cứu nghiên cứu là một bằng chứng khoa học
rõ ràng về việc bạo lực gia đình gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về


×