Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

chuyên đề kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao chất lượng dạy và học môn toán lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.05 KB, 12 trang )

Chuyên đề:
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao
chất lượng dạy và học mơn Tốn lớp 1
I. Lí do chọn chun đề:
Tốn học là một trong những môn học cơ bản và quan trọng nhất đối
với trẻ em. Nếu có căn bản vững chắc về tốn, trẻ em sẽ có khuynh
hướng học tốt các mơn khoa học, cũng như các mơn liên quan khác.Việc
học giỏi tốn gắn liền với sự thành công của học sinh trong quá trình học
ở bậc phổ thơng và đối với cả tương lai về sau. Đồng thời, nó cịn giúp
các em phát triển tư duy tồn diện. Để đạt được điều đó thì việc học mơn
Tốn của học sinh khơng đơn thuần là chỉ thực hành và ghi nhớ. Mà trên
hết là các em phải thấu hiểu các khái niệm, các qui luật của khoa học tự
nhiên một cách thấu đáo và có các thao tác tư duy đúng cách. Vì vậy,
việc hỗ trợ của giáo viên để các em trở nên thông minh hơn, tự tin và
năng động hơn là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Giáo viên hướng
dẫn học sinh học toán, giỏi toán là cách tốt nhất để phát triển tư duy.
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tiếp thu kiến thức khoa
học tự nhiên của các em theo từng độ tuổi, tôi nhận thấy rằng các tính


chất trừu tượng, khái qt đặc trưng của mơn Tốn đối với khả năng tiếp
thu, nhận thức của học sinh lớp 1 gặp rất nhiều khó khăn. Với những
hình ảnh trực quan sinh động và lời giảng rõ ràng, mạch lạc của giáo
viên, học sinh sẽ hứng thú lĩnh hội kiến thức mới. Để giải quyết vấn đề
trên, tôi xin trình bày Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan để nâng
cao chất lượng dạy và học mơn Tốn lớp 1. Tôi mong rằng việc sử dụng
đồ dùng trực quan sẽ giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và
lĩnh hội kiến thức toán học trừu tượng. Đối với việc học tốn thì: “ Học
sinh đến trường trong đầu là dấu chấm hỏi, khi về nhà thì chỉ là dấu
chấm”.
II. Thực trạng của việc sử dụng đồ dùng trực quan:


1. Đồ dùng trực quan ở thư viện còn thiếu
2. Giáo viên ngại nghiên cứu, tìm hiểu và sử dụng đồ dùng trực quan vì
phải tốn nhiều trời gian. Do vậy khi lên lớp, giáo viên sử dụng đồ dùng
trực quan không thường xuyên nên các thao tác kỹ thuật khi sử dụng đồ
dùng trong quá trình dạy học còn hạn chế.
3.Việc rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng học tập cho HS chưa được giáo
viên quan tâm đúng mức.


III. Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy toán lớp 1:
1. Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho 1 tiết học :
- Trước mỗi giờ dạy, giáo viên phải chuẩn bị đầy dủ đồ dùng trực quan
cho tiết học đó. Đồ dùng chuẩn bị cho tiết học phải được ghi trong giáo
án, ghi rõ đồ dùng cho giáo viên và học sinh.
* Cụ thể bài: "Phép trừ trong phạm vi 6".
+ Chuẩn bị đồ dùng cho giáo viên và học sinh: 6 hình tam giác, 6 hình
vng, 6 hình trịn.
+ Ngồi ra, giáo viên cịn chuẩn bị thêm bảng cài và tranh bài tập 4
2. Nghiên cứu , tìm hiểu và sử dụng thành thạo đồ dùng đó
Với mỗi loại đồ dùng dạy học đã chọn , trước khi lên lớp người giáo
viên phải có sự chuẩn bị chu đáo cụ thể là : nghiên cứu , tìm hiểu xem
đồ dùng đó có thể sử dụng để dạy những bài nào và cách sử dụng như
thế nào để khai thác kiến thức của bài học một cách hiệu quả nhất.
3. Đồ dùng trực quan phù hợp với từng giai đoạn học tập của học
sinh


Ở giai đoạn đầu năm lớp 1, các đồ dùng dạy học thường là các vật
thật (bông hoa, cái kéo, viên bi, ...) các tranh ảnh về các vật gần gũi với
cuộc sống của các em (con gà, con vịt, con mèo, ...) Về sau, các em có

thể sử dụng đồ dùng ở mức độ khái quát hơn (que tính, bó que tính, hình
vng, hình trịn, hình tam giác , ...)
Ví dụ: Bài phép trừ trong phạm vi 3, là bài đầu tiên học về phép trừ,
giáo viên có thể cho học sinh quan sát cô thao tác bằng những bông hoa,
quả cam hoặc giáo viên gọi học sinh lên bảng thao tác bằng bông hoa,
quả cam. Chẳng hạn : GV cho 2 HS lên bảng thao tác : Một học sinh
cầm 3 bông hoa, rồi trao cho bạn 2 bơng hoa. Hỏi cịn lại mấy bơng
hoa? Học sinh quan sát trực tiếp các bạn thực hành trên bảng và sẽ nói
ngay được phép tính 3 - 2 = 1.
Nhưng sang đến bài: Phép trừ trong phạm vi 6, giáo viên và học sinh
sử dụng đồ dùng ở mức độ khái qt hơn để hình thành phép tính (dựa
vào các hình vng, hình trịn, hình tam giác, …).
4. Sử dụng đúng lúc, đúng mức độ các đồ dùng học toán
Khi hình thành các bảng trừ, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng
đồ dùng học tập để tìm ra kết quả các phép trừ (dạy bài mới). Nhưng khi


đã thuộc lịng bảng trừ thì cố gắng khơng dùng que tính, đốt ngón tay để
làm tính mà nói ngay, viết ngay kết quả phép tính. Chỉ khi nào qn
cơng thức tính thì mới sử dụng que tính, đốt ngón tay để hỗ trợ cho trí
nhớ (luyện tập thực hành).
5. Chuyển dần, chuyển kịp thời các phương tiện trực quan từ dạng cụ
thể sang dạng trừu tượng hơn
Ngay ở giai đoạn phải sử dụng các đồ vật cụ thể (vật thực, vật tượng
trưng) cũng phải chuyển dần từ vật "cụ thể" sang vật "ít cụ thể" hơn.
Ví dụ 1 : Khi dạy về "Phép trừ trong phạm vi 4" lúc đầu giáo viên có
thể cho học sinh trực quan.
Bước 1: Lấy 4 hình quả cam rồi cất đi 1 hình quả cam quả cam để được
3 hình quả cam.
Bước 2: Lấy 4 que tính rồi cất đi 3 que tính để được 1 que tính.

Bước 3: Lấy 4 chấm trịn, rồi cất đi 2 chấm tròn để được 2 chấm trịn.
Từ 4 qủa cam đến 4 que tính rồi đến 4 chấm trịn đã có sự chuyển dần tư
vật cụ thể sang vật có tính trừu trượng hơn và điều quan trọng là học
sinh nhận được "cái chung" của nhóm vật đó ban đầu là "bốn" (số lượng
đều là 4).


Ví dụ 2: Ở các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 3, 4, 5 hình thành các
cơng thức dựa vào các đồ vật, vật tượng trưng gần gữi với học sinh (con
gà, ô tô, quả táo, cái kéo, ...) Nhưng sang đến các phép tính cộng, trừ
trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10 thì hình thành các cơng thức dựa vào các
hình tam giác, hình trịn, hình vng.
6. Thay đổi phương pháp sử dụng đồ dùng một cách linh hoạt tránh
nhàm chán
Ví dụ: Trong bài dạy "Phép trừ trong phạm vi 6" ở các phép tính đầu
6 -1 = 5 ;
6 - 5 =1 ; 6 - 2 = 4 hình thành bảng trừ từ đồ dùng, học sinh nêu bài tốn
và lập phép tính. Nhưng đến phép tính 6 - 3 = 3 thì giáo viên có thể nâng
cao hơn một mức là từ đồ dùng, lập phép tính và nêu bài tốn. Thay đổi
như vậy học sinh tránh nhàm chán và phát huy tư duy toán học cho các
em cao hơn.
7. Rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng cho học sinh
Để giúp học sinh tự mình tìm tịi, khám phá, phát hiện và chiếm lĩnh
kiến thức mới. Cũng như rèn cho học sinh có ý thức giữ gìn, sắp xếp bộ
đồ dùng học tốn nhanh nhẹn và ngăn nắp theo hiệu lệnh của giáo viên,


thì giáo viên phải rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng học tập cho học
sinh .
Ví dụ: Trong bài “ Phép trừ trong phạm vi 6 ” dưới sự tổ chức, hướng

dẫn của giáo viên, học sinh thao tác lấy, xếp các hình theo yêu cầu của
giáo viên. Giáo viên cho học sinh lấy 6 hình tam giác, cất đi 1 hình tam
giác. Hỏi cịn mấy hình tam giác ? Qua thao tác của mình, học sinh dễ
dàng lập được cơng thức 6 – 1 = 5.
8. Tìm thêm những đồ dùng phụ trợ để tiết học thêm sinh động hoặc
chọn các trò chơi để củng cố kiến thức khắc sâu bài học.
Để góp phần làm phong phú đồ dùng dạy học và tạo hứng thú học tập
cho học sinh, mỗi giáo viên nên tìm thêm, làm thêm những đồ dùng phụ
trợ
Ví dụ : Dạy bài "Phép trừ trong phạm vi 6" ở bài tập 4, phần a: Viết
phép tính thích hợp với hình vẽ. Giáo viên nên phóng to hình vẽ các con
vịt trong SGK, cho HS quan sát tranh, nêu bài toán rồi gọi HS lên bảng
cài phép tính thích hợp vào hình vẽ đó.
Ngồi ra, sau mỗi bài học, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trị
chơi củng cố (bằng bộ đồ dùng tốn của học sinh).


- Lập phép tính (học sinh sử dụng các số và dấu để lập phép tính theo
yêu cầu của giáo viên).
- Cài kết quả (giáo viên nêu phép tính, học sinh thi cài kết quả nhanh).
9. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học:
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục đã
hỗ trợ tích cực trong dạy học mơn Tốn. Cụ thể trong thiết kế các tiết
dạy giáo án điện tử, giáo viên đã sữ dụng các hình ảnh sinh động, gần
gũi với các em... đã đem đến sự hứng thú, tích cực khám phá, lĩnh hội
kiến thức mới cho học sinh. Như khi dạy bài “ Phép trừ trong phạm vi
6” giáo viên đưa hình ảnh có 6 con chim đậu trên cành cây sau đó bay đi
hai con chim, hỏi còn lại trên cành mấy con chim? Lúc này các em
khơng cịn phải tư duy trừu tượng mà đã tri giác hình ảnh hai con chim
vỗ cánh bay đi, như vậy sẽ dễ dàng thấy ngay kết quả của bài tốn.

Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học Tốn đã đem lại hiệu quả
đáng kể trong các tiết dạy. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý xác định đó chỉ
là phương tiện hỗ trợ dạy học, tuỳ theo từng bài dạy để sử dụng sao cho
linh hoạt hợp lý, tránh lạm dụng quá mức cần thiết nếu không sẽ mang
lại hiệu quả giáo dục không như mong muốn.


IV. Kết luận:
Đối với HS lớp 1, các em thật sự là những mầm cây cịn rất non nớt;
để có được một cây to, cây khỏe, mỗi GV lớp 1 ngồi việc uốn nắn,
buộc tỉa phải biết chăm sóc để các em phát triển một cách toàn diện.
Làm tốt việc “Sử dụng đồ dung trực quan để nâng cao chất lượng dạy
học mơn tốn lớp 1” cho HS, sẽ là chiếc chìa khóa vàng tri thức để mở
ra cho các em cánh cửa khoa học vì một ngày mai tươi sáng.Từ đó các
em có nền tảng vững chắc để học tốt các môn học khác và tiếp tục học
lên các lớp trên.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân về việc sử dụng đồ dùng trực
quan để nâng cao chất lượng dạy và học mơn Tốn lớp 1. Mong anh, chị
đồng nghiệp góp ý chân thành để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Đại An, ngày 29/11/2017
Người viết

Văn Thị Mỹ Hường







×