Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

chuyên đề phát huy tính tích cực của học sinh qua các thí nghiệm vật lư thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.05 KB, 12 trang )

CHUYÊN ĐỀ:

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA CÁC THÍ
NGHIỆM VẬT LÝ THCS

I. LÍ DO CHON ĐỀ TÀI:

1.Cơ sở lí luận:

Vật lí là một mơn khoa học thực nghiệm nghiên cứu về các sự vật,
hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống. Một số hiện tượng có thể quan
sát thực tế, so sánh suy luận, giải thích dựa vào kinh nghiệm sống,
người học có thể tự nghiên cứu khám phá những điều mới lại. Từ đó
hiểu được một số nội dung trong bài học của bộ môn vật lí trong
chương trình THCS. Phương pháp dạy học mới hiện nay là hướng dẫn
điều khiển cho hoc sinh chủ động tìm ra kiến thức mới cho mình. Đối
với mơn Vật lí muốn cho các em rút ra một kết luận, một kiến thức nào


đó thì phải thơng qua thí nghiệm nhưng sử dụng thí nghiệm như thế
nào trong giảng dạy vật lí để giờ học có hiệu quả. Do vậy, cơng việc
thực hiện thí nghiệm là một hoạt động rất quan trọng trong việc học
tập đối với các mơn học tự nhiên nói chung và mơn Vật lí nói riêng.
Mặt khác, trong việc làm thí nghiệm giáo viên nên hướng dẫn học sinh
thường xuyên đưa ra dự đoán về một hiện tượng nào đó và đề xuất ra
phương án làm thí nghiệm để kiểm tra dự đốn. Đặc biệt là trong
chương trình vật lí có sử dụng nhiều đến phương pháp thực nghiệm,
rèn cho HS kỹ năng làm thí nghiệm và từ thí nghiệm rút ra kiến thức
bài học. Bên cạnh việc sử dụng phương pháp thực nghiệm cần phải sử
dụng phương pháp suy luận logic mới có thể rút ra kết luận khoa học.


2. Cơ sở thực tiễn:

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực
công nghệ thông tin, hạt nhân nguyên tử, sự khám phá không ngừng
trên vũ trụ bao la,…Mà bộ môn Vật lí là một mơn học quan trọng góp
phần cho sự phát triển đó. Cho nên việc tương lai có phát triển hơn thế


nữa hay không là nhờ vào sự học tập của các em hiện nay. Vì vậy để
thực hiện được nhiệm vụ đó giáo viên phải đưa ra phương pháp phù
hợp để học sinh hứng thú, tích cực tìm tịi để phát hiện ra kiến thức,
phát huy tính tích cực của học sinh qua các thí nghiệm Vật Lý. Trước
đây trong khi giảng dạy các môn học giáo viên chỉ chú trọng đến khối
lượng kiến thức cần truyền đạt mà coi nhẹ phương pháp học tập và
nghiên cứu mang tính đặc thù của bộ mơn.
Vật lí là mơn khoa học thực nghiệm thế nhưng tình trạng phổ biến hiện
nay là:
- Kỹ năng làm thí nghiệm của HS vẫn cịn hạn chế.
- Dụng cụ thí nghiệm cịn thiếu hoặc khơng đồng bộ, chất lượng
kém.
Việc sử dụng thí nghiệm Vật lí ở trường THCS vẫn cịn hạn chế chưa
phát huy tính độc lập, sáng tạo của HS. Từ những nguyên nhân trên
dẫn đến chất lượng của bộ mơn chưa được tốt. Do đó trong các giải
pháp đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường THCS là lấy học
sinh làm trung tâm, học sinh phải tự phát hiện kiến thức mới thông qua
các thí nghiệm Vật lý, giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên,


trong đời sống hằng ngày… Chú trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học
và dụng cụ thí nghiệm ở tất cả các tiết dạy của giáo viên. Trong các tiết

dạy giáo viên cần tạo điều kiện để các em học sinh tự tay làm thí
nghiệm, tự mình quan sát, đo đạt và rút ra nhận xét, kết luận. Các em
học sinh học tập hứng thú hơn, phát huy được tính năng động sáng tạo
của các em, kết quả học tập đạt cao hơn.

II. THỰC TRẠNG:

1. Về phía học sinh:
Sự phát triển mạnh mẽ của xã hội với các phương tiện thơng tin đại
chúng đầy đủ, phim ảnh, các trị chơi hấp dẫn,…cũng ảnh hưởng
khơng nhỏ đến q trình học tập của HS.
Phương pháp học tập mới chủ yếu là HS tự học, tự nghiên cứu, tự làm
thí nghiệm, tự khám phá chiếm lĩnh kiến thức còn mới đối với HS.
Một số học sinh cá biệt, lười học vào lớp hay nói chuyện riêng gây mất
trật tự làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài của lớp.


Có khơng ít học sinh thao tác thí nghiệm chưa đúng dẫn đến khơng an
tồn hoặc dẫn đến làm hư hỏng dụng cụ thí nghiệm. Nhất là HS lớp 6
mới còn bỡ ngỡ với phương pháp học tập ở bậc THCS.

2. Về phía giáo viên:

Phần lớn thầy cơ đã đổi mới phương pháp dạy học và thiết kế bài dạy
phù hợp cho tiết dạy theo phương pháp đổi mới hiện nay. Nhưng phần
đơng của HS cịn thụ động trong học tập trong việc tiếp thu kiến thức
mới nên tiết dạy trở nên nặng nề, làm ảnh hưởng rất nhiều cho quá
trình hướng dẫn của giáo viên trên lớp và quá trình tiếp thu kiến thức
mới của HS.
Trong việc tổ chức cho HS tiếp cận kiến thức mới phần lớn giáo viên

sợ mất thời gian khi cho HS làm thí nghiệm để kiểm tra một dự đoán
về một hiện tượng nào đó. Khi tổ chức cho HS làm thí nghiệm địi hỏi
giáo viên phải chuẩn bị chu đáo về các câu hỏi, dụng cụ thí nghiệm,
lệnh thực hiện, bảng nhóm,… Cho nên GV thường làm thí nghiệm
chứng minh thay cho việc tổ chức HS làm thí nghiệm theo nhóm để


tiết học khơng mất nhiều thời gian và có trật hơn. Mặc khác cho học
sinh làm thí nghiệm theo nhóm thì giáo viên phải linh hoạt trong quản
lí để xử lí kịp thời các tình huống xảy ra từ đó mới giúp HS hoạt động
tốt. Thực tế việc sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy Vật lí để giờ học
có hiệu quả cịn gặp nhiề khó khăn: Số học sinh trong lớp q đơng,
một số ít HS tham gia hoạt động vì nhiều em cịn ham chơi, có HS tự
làm theo ý mình khơng theo hướng dẫn của giáo viên, nhiều em còn
lúng túng trong hoạt động là sợ sai, sợ hư đồ thí nghiệm. Việc này gây
khơng ít khó khăn cho giáo viên trong việc giảng dạy.

III. NHỮNG GIẢI PHÁP.

Vật lí là mơn khoa học thực nghiệm, các tri thức vật lí hóa là sự khái
qt hóa các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và các hiện tượng diễn ra
trong đời sống. Dựa trên các thí nghiệm học sinh thực hiện các thao
tác tư duy để tiếp thu tri thức mới. Bài học có thí nghiệm thì kích thích
được óc tò mò, khám phá khoa học, ham hiểubiết, rèn luyện óc độc


lập, suy nghĩ và tư duy sáng tạo cho HS. Sau đây, tôi xin được chia sẽ
một số kinh nghiệm cũng như được trao đổi với các đồng nghiệp
vềbiện pháp tổ chức HS tiếp thu kiến thức và đặc biệt là việc làm thí
nghiệm để đạthiệu quả trong bài học.


1. Chuẩn bị thí nghiệm:

Nói chung thí nghiệm phải kích thích được hứng thú học tập, óc sáng
tạo của
HS. Muốn đạt được điều đó giáo viên cần phải:
- Tìm hiểu kỹ nội dung bài dạy.
- Chuẩn bị trước các dụng cụ thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm trước nhiều lần để đạt kết quả như mong muốn và có
hướng giải quyết các tình huấn ngồi ý muốn.
- Chuẩn bị hệ thống các hướng dẫn các câu hỏi định hướng cho HS tạo
ra và quan sát được hiện tượng Vật lý, phân tích kết được quả thí
nghiệm, vận dụng các kiến thức có liên quan để hình thành được kiến
thức mới.


2. Về tổ chức:

Tập cho HS thói quen tự học ở nhà như làm bài tập, học bài ở nhà,
chuẩn bị bài trước ở nhà để nắm cách tiến hành thí nghiệm để làm thí
nghiệm, kẻ sẵn bảng kết quả thí nghiệm. Ở lớp cần chủ động tích cực
trong tiết học khi làm thí nghiệm cần làm theo các bước sau:

Bước 1. Thu thập thông tin.

Giáo viên hướng dẫn cho HS quan sát các hiện tượng, thí nghiệm tìm
được những thông tin cần thiết từ thực tế, sách giáo khoa,…
- Lập kế hoạch khám phá, thiết kế thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ thí
nghiệm, chỉ ra đại lượng cần đo, những điều cần xác định trong thí
nghiệm, chỉ ra những yếu tố cần giữ nguyên khi làm thí nghiệm.

- Tiến hành thí nghiệm: bố trí lắp đặt dụng cụ thiết bị thí nghiệm, thực
hiện thí nghiệm thí nghiệm theo hướng dẫn.


- Ghi kết quả khám phá: Đọc số chỉ của các dụng cụ thí nghiệm ở mức
độ cẩn thận và chính xác, cần thiết, ghi vào bảng kết quả thí nghiệm.

Bước 2. Xử lí thơng tin.

Phân tích dữ liệu, kết quả thí nghiệm và nêu ý nghĩa của chúng. Tìm
quy luật từ kết quả thí nghiệm, nhận biết những dấu hiệu bản chất của
những nhóm đối tượng đã quan sát,… so sánh, phân tích, tổng hợp dữ
liệu và rút ra kết luận.

Bước 3. Thông báo kết quả làm việc.

Mô tả lại những thí nghiệm đã làm, trình bày, giải thích những việc đã
làm bằng lời, bằng hình vẽ,…nêu kết luận đã tìm thấy được.

Bước 4. Vận dụng ghi nhớ kiến thức.

Phát huy tính tích cực của học sinh qua các thí nghiệm Vật Lý


Vận dụng giải các bài tập (định tính, định lượng, thực nghiệm).
Trong mỗi tiết dạy có thí nghiệm, giáo viên có thể phát huy tính tích
cực học tập của HS ở những mức độ khác nhau như: có thể giáo viên
thực hiện, có thể giáo viên điều khiển cho HS thực hiện, có thể để cho
HS tự thực hiện hồn tồn,… Để phát huy hiệu quả các thí nghiệm HS
tự tìm tịi kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Điều quan trọng là

giáo viên phải biết kết hợp thí nghiệm với hệ thống câu hỏi dẫn dắt.

3. Trao đổi nhóm.

Ngồi sự nổ lực của bản thân mỗi giáo viên cần tích cực học hỏi, trao
đổi dự
giờ đồng nghiệp, các giờ dạy tốt, dạy giỏi ở trường, tổ chức buổi sinh
hoạt chun mơn của nhóm, tổ như đăng kí dạy tốt, thảo luận về việc
vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy vào từng tiết học. bàn bạc
trong tổ về cách thức sáng tạo các thí nghiệm trong từng bài dạy. Nhờ
đó mà kỹ năng thí nghiệm và chất lượng giảng dạy được nâng lên rõ
rệt



IV. KẾT LUẬN:

Chuyên đề “Phát huy tính tích cực của học sinh qua các thí nghiệm
Vật Lý” của chúng tơi đã đề ra được một số giải pháp trong quá trình
giảng dạy bộ mơn tuy nhiên mỗi tiết học, mỗi lớp học khác biệt của
nó.
Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp để chuyên đề có hiệu quả hơn.

Nhóm Vật lý THCS Lê Quý
Đôn



×