Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài “thông tin về ngày trái đất năm 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.87 KB, 30 trang )

Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

I/ TÊN ĐỀ TÀI:

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG BÀI “THÔNG TIN
VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000”

II/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

a/ Tầm quan trọng của đề tài:
Loài người đang đứng trước những thử thách lớn: các nguồn tài nguyên trên
Trái Đất có hạn. Nhiều tài ngun bị cạn kiệt, mơi trường sinh thái bị ơ nhiễm và
suy thối nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã báo động về nguy cơ mất cân bằng
sinh thái, về khủng hoảng mơi trường. Vì vậy việc bảo vệ thiên nhiên và môi
trường là vấn đề mang tính tồn cầu. Trong mấy chục năm trở lại đây do sự phát
triển kinh tế ồ ạt dưới tác động của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và sự gia
tăng dân số quá nhanh làm cho môi trường bị biến đổi chưa từng thấy. Môi trường
lâm vào khủng hoảng , trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự
tồn vong của xã hội trong tương lai. Để bảo vệ cái nôi sinh thành của mình, con
người phải thực hiện hàng loạt các vấn đề, trong đó có vấn đề giáo dục mơi trường.
Chính vì thế, ngày mùng 5 tháng 6 hàng năm trở thành “Ngày môi trường thế
giới”. Ở nước ta ngày 15/11/2004 Bộ chính trị đã ra nghị quyết 41/NQ/ TƯ về bảo
vệ mơi trường trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

Nghị quyết đã xác định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn
của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân,
góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh
quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. Một trong những giải


pháp hàng đầu, đó là: Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen,
nếp sống và các phong trào quần chúng, bảo vệ môi trường. Việc giáo dục môi
trường ở nhà trường Trung học cơ sở là một quá trình nhận thức giúp các em hiểu
biết về thiên nhiên và mơi trường, từ đó giáo dục cho các em ý thức quan tâm
thường xuyên đến mơi trường, dần dần hình thành ở các em lịng u thích tơn
trọng thiên nhiên, bảo vệ mơi trường sống, phong cảnh đẹp, các di tích văn hố
lịch sử của đất nước.
Trong tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường trong mơn ngữ văn THCS có giới
thiệu một số bài học và nội dung cần tích hợp. Bản thân tôi nhận thấy bài “ Thông
tin về ngày trái đất năm 2000” có tác dụng thiết thực đến việc giáo dục học sinh có
ý thức bảo vệ mơi trường bằng hành động cụ thể.

b/ Thực trạng:

Theo công văn số 7120/Bộ GDĐT- GDTH ngày 7/8/2008 đã chỉ đạo việc tích
hợp nội dung bảo vệ môi trường vào các môn học cấp THCS và THPT. Bộ môn
Ngữ văn với đặc thù riêng, việc tích hợp giáo dục mơi trường trong bài “ Thông tin
về ngày trái đất năm 2000”cần phải đưa vào những nội dung phù hợp để không


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

gượng ép vừa đảm bảo đặc thù bộ môn, vừa lồng ghép được nội dung bảo vệ môi
trường. Đây là một trong những vấn đề băn khoăn trăn trở của nhiều thầy cô trong
việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Thực tế trong những năm giảng dạy cũng như dự giờ đồng nghiệp ở trường và
một số giờ dạy của đồng nghiệp ở các trường khác trong huyện nhà , tôi thấy các
đồng nghiệp luôn chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Tích cực hố hoạt động học tập luyện tập của học sinh, hình thành các phương
pháp dạy học tích cực, tự giác học tập, chủ động khai thác kiến thức, chiếm lĩnh tri

thức bài học. Trong các giờ học đó có những nội dung có thể tích hợp được vấn đề
giáo dục mơi trường nhưng rất ít giáo viên chú ý đúng mức tới vấn đề này hoặc
nếu có thì cũng chủ yếu bằng phương pháp gợi mở đặt câu hỏi để học sinh trả lời,
khơng có tranh ảnh cụ thể hoặc các đoạn vioclip thiết thực gây hứng thú cho học
sinh, để học sinh thấy được tính cần thiết phải bảo vệ mơi trường sống của chúng
ta. Tuy vậy trước yêu cầu mới của giáo dục và đào tạo, cũng như hiện nay trên thế
giới và ngay ở nước ta tình hình mơi trường đang đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số nên ô nhiễm môi trường ngày
càng trở nên trầm trọng. Mặt khác thời tiết, khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp
cũng là thử thách lớn cho công tác bảo vệ môi trường. Từ những thực tế trên, với
một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn, tôi rất băn khoăn là làm
thế nào để tích hợp giáo dục mơi trường vào giảng dạy có hiệu quả, mang tính giáo
dục cao, phù hợp với từng khối lớp, từng đối tượng học sinh, gây được sự hứng
thú học tập của học sinh, nhưng lại không làm mất đi đặc trưng riêng của môn học.


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

c. Lý do chọn đề tài:

Trong những năm qua, tôi đã chọn nhiều bài trong bốn khối 6, 7, 8, 9 để
tích hợp giáo dục mơi trường, nhưng vì q tham lam nên chưa đầu tư tốt cho từng
bài cụ thể. Năm học 2014- 2015, 2015-2016 tôi quyết tâm soạn giảng lồng ghép
giáo dục bảo vệ mơi trường trong một bài cho có hiệu quả. Bởi vì, tơi nhận thấy
vấn đề rác thải và bao bì ni lơng hiện nay đang là vấn đề mà mọi người dân từ
thành thị đến nông thôn đều đang rất quan tâm. Nếu có ý thức tốt và có hành động
thiết thực thì khả năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường sẽ không còn là nỗi lo của
toàn xã hội nữa.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi xin mời các thầy cô cùng chia sẻ những
suy nghĩ về phương pháp dạy học: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài

“ Thông tin về ngày trái đất năm 2000” như thế nào cho phù hợp.

d/Phạm vi đề tài:

- Xác định nhiệm vụ trọng tâm của chương trình giáo dục học sinh Trung học cơ
sở hiện nay là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng về mơi trường và bảo vệ
mơi trường bằng hình thức phù hợp như: đề xuất ý kiến thông qua các bài học cụ
thể, hoạt động ngoại khóa, xây dựng môi trường xanh , sạch, đẹp.


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

- Tạo điều kiện cho học sinh có ý thức và nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường theo
định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước.
- Trong một bài học có liên quan đến vấn đề mơi trường trong chương trình lớp 8
hiện nay, tơi nhận thấy các em dễ dàng nhận thức và hành động bảo vệ môi trường
phù hợp với lứa tuổi.

III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong thực tế, chất lượng dạy học được quyết định không chỉ do sự uyên
bác, khoa học mà còn do năng khiếu và năng lực sư phạm của người giáo viên.
Điều đó có nghĩa là bên cạnh trình độ chun mơn, phẩm chất đạo đức thì hình
thức tổ chức tiết dạy và áp dụng tích hợp dạy học đóng vai trị hết sức quan trọng
để hoàn thành mục tiêu dạy học. Vì vậy việc áp dụng phương pháp tích hợp cho
mỗi bài học, tiết học, môn học là hoạt động sáng tạo chủ yếu và thường xuyên của
mỗi giáo viên.
Thao tác tổ chức tiết dạy không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức mà quan
trọng hơn là chỉ đạo hướng dẫn học sinh tự mình tìm ra kiến thức, tích hợp với các
vấn đề liên quan để nắm chắc kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho bản
thân.

Những hiểm họa suy thối mơi trường do rác thải đang ngày càng đe dọa
cuộc sống của loài người. Bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu
hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp đế thực hiện mục
tiêu BVMT. Vì thế, Bộ Giáo dục và đào tạo xây dựng bộ tài liệu tích hợp giáo dục


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

bảo vệ môi trường trong nhiều mơn học như: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử,
Địa lý, GDCD và Ngữ văn.

IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN :

Sự phát triển kinh tế- xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới xã hội
Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao nhưng chưa
đảm bảo cân bằng với viêc bảo vệ môi trường. Môi trường Việt Nam đang xuống
cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ
trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Các cấp, các ngành và
nhân dân ta đã quan tâm và bước đầu thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy
vậy, việc bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế; xã hội
trong giai đoạn mới. Vì thế tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong các môn học
trong nhà trường là vô cùng cần thiết và cấp bách.
Môi trường ở Việt Nam đang bị ô nhiễm đến mức báo động về nhiều mặt:
đất đai, rừng, nước, khơng khí, đa dạng sinh học, chất thải...do nhiều ngun nhân
như phá rừng, xói mịn, khói cơng nghiệp, nước thải công nghiệp, chất thải...Đặc
biệt là chất thải sinh hoạt, mỗi năm nước ta thải ra trên 15 triệu tấn chất thải từ các
hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ và nơi kinh doanh. Trong đó, khu vực phía nam
chiếm 64% cả nước, dự báo đến năm 2020, chât thải tăng lên gấp 3 lần( theo
nguồn Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, năm 2004- Bộ Tài nguyên và môi
trường)



Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

Theo Dự báo của Bộ TN&MT, đến năm 2015, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh từ các đơ thị ước tính khoảng 37 nghìn tấn/ngày và năm 2020 là 59 nghìn
tấn/ngày cao gấp 2 - 3 lần hiện nay.
Vấn đề ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh đối với gia súc gia cầm, tỉ lệ người
mắc bệnh nan y ngày càng tăng do chất thải không phân hủy, hiệu quả thu gom
chất thải còn thấp, ở các thành phố thu gom đạt 70 đến 75%, nông thôn thu gom
chỉ đạt 20%. Việc xử lí rác thải chưa đảm bảo kỹ thuật nên đã ảnh hưởng trầm
trọng đến môi trường sống của cư dân. Điều này thật đau lòng nên mỗi con người
cần phải hành động ngay để cứu lấy sự sống của chính mình.
Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên các cấp, gần một triệu giáo
viên và cán bộ quản lý giáo dục, đây là lực lượng quản lý hùng hậu giáo dục và
hình thành nhân cách cho con người lao động mới- chủ tương lai đất nước, có thái
độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hịa với BVMT, khơng làm
phương hại đến nịi giống các thế hệ mai sau.

V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

1. Những thay đổi về phương pháp và biện pháp thực hiện:
Trước hết người GV cần hiểu một cách đầy đủ thế nào là môi trường.
Theo tài liệu GDBVMT trong môn ngữ văn THCS: “ Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Chúng ta cần


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”


hiểu môi trường ở đây theo nghĩa rộng chứ không đơn thuần chỉ là các yếu tố tự
nhiên như đất đai, nước, khí hậu…Mơi trường mà chúng ta cần tích hợp trong mơn
ngữ văn bao gồm:
 Mơi trường tự nhiên: Khơng khí, nước. tài ngun, địa hình, địa
chất…
 Mơi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với
con người theo một khuôn khổ qui định, tạo thuận lợi cho sự phát
triển của con người khác với các sinh vật khác như: Luật lệ, thể chế,
cam kết, qui định…
 Môi trường nhân tạo: Bao gồm các yếu tố do con người tạo ra như:
nhà ở, công viên, phương tiện đi lại…
 Môi trường nhà trường: Bao gồm không gian, trường học, cơ sở vật
chất, sân chơi, bãi tập, thầy giáo, cơ giáo, học sinh, nội quy, tổ chức
đồn, đội…
Việc GDBVMT trong môn Ngữ văn cần đạt mục tiêu sau:
 Hiểu bản chất của vấn đề mơi trường trong tính phức tạp, quan hệ
nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên và khả năng chịu
tải của môi trường, tính chặt chẽ giữa mơi trường và phát triển giữa
mơi trường địa phương với vùng, miền, quốc gia, khu vực và toàn
cầu.


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thơng tin về ngày Trái Đất năm 2000”

 Có thái độ ứng xử đúng đắn trước các vấn đề về mơi trường, có ý thức
trách nhiệm, có quan niệm đúng về giá trị nhân cách để hình thành kỹ
năng đánh giá thẩm mỹ.
 Có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực
lựa chọn cách sống. để sử dụng hợp lý khôn ngoan tài nguyên quốc
gia, để tham gia hiệu quả vào việc phòng ngừa, giải quyết các vấn đề

về môi trường, tệ nạn xã hội ở nơi sống và làm việc.
Cụ thể là khi dạy mơn Ngữ văn khơng nên tích hợp một cách tràn lan. Mỗi
tác phẩm văn học tự thân nó đã có chức năng giáo dục rất cao, người đọc cảm hiểu
được tác phẩm thì cũng đã hình thành một tình cảm tốt đẹp mà tác phẩm hướng
tới. Vì thế, chúng ta chỉ tích hợp những vấn đề thực sự có liên quan tới môi trường,
rải đều các vấn đề môi trường vào mỗi bài học một cách hợp lý.
2/ Nguyên tắc tích hợp:.
Khi tích hợp GDBVMT trong bài giảng cần xác định:
- Bài học cung cấp kiến thức gì về mơi trường. Hình thành kỹ năng, hành vi gì để
bảo vệ mơi trường.
- Bài học khơng q tải vì lạm dụng tích hợp giáo dục BVMT.
Bài học giúp học sinh thay đổi nhận thức về đổi mới công nghệ (sạch) nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống.
- Cần kết hợp thêm kiến thức ở phân mơn Sử , Địa.( Ví dụ liên hệ mật độ gia tăng
dấn số) .


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

- Sử dụng một số tranh ảnh minh họa để học sinh nhận thức rõ thêm về tác hại của
việc ô nhiễm môi trường và nhận thức rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong
công đồng trong việc bảo vệ môi trương xanh.
- Tranh ảnh phải phù hợp với nội dung và có tác dụng đối với việc nhận
thức của các em.
- Không lạm dụng quá nhiều tranh ảnh sẽ làm mất thời gian.
- Đối với bài này chúng ta chỉ cần cho các em xem một số tranh ảnh cần
thiết để các em nhận thức và thấy tác hại của việc rác thải và nhất là
bao bì ni lơng. Và cũng cần đưa ra một vài tranh ảnh bằng những việc
làm cụ thể về việc bảo vệ mơi trường.
3/Cách tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài “ Thông tin về ngày trái

đất năm 2000”
A- Yêu cầu cần đạt:
- Bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”: Trực tiếp khai thác đề tài
môi trường: Bao ni lông và rác thải. Tác hại của bao ni lông chủ yếu là
do đặc tính khơng phân hủy, làm xói mịn đất, cản trở sinh vật phát
triển, gây ô nhiễm thực phẩm...Cần thay đổi thói quen sử dụng bao ni
lơng và tun truyền cho mọi người về tác hại của bao ni lông và có
giải pháp giảm thiểu việc sử dụng nó.
- HS nhận thức được tác hại của việc sử dụng bao bì ni lơng bừa bãi đối
với mơi trường sống, đối với trái đất của chúng ta: thấy được tính
thuyết


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

phục trong cách thuyết minh về tác hại của bao bì ni lơng và hành động
thiết thực để bảo vệ môi trường.
- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn mơi trường sống trong sạch, ý thức
tuyên truyền, vận động mọi người có hiểu biết và hưởng ứng Ngày Trái
Đất bảo vệ môi trường.
- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích văn bản thuyết minh có yếu tố lập
luận chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục.
B- Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ:
1. Trong các truyện kí đã học ở lớp 8, tác phẩm nêu lên số phận cực khổ của người
nông dân bị áp bức và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, nhân dân là:
a. Tơi đi học (Thanh Tịnh )
b.Trong lịng mẹ ( Trích Những ngày thơ ấu-Nguyên Hồng )
c. Tức nước vỡ bờ ( Tắt đèn-Ngô Tất Tố )
d. Lão Hạc ( Nam Cao )

2.Cho biết nội dung và nghệ thuật của văn bản Trong lòng mẹ, Lão Hạc
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới:
- Em hãy kể tên các văn bản đã học ở lớp 6,7 có liên quan đến vấn đề mơi trường
và bảo vệ mơi trường?
- Các văn bản đó giúp em nhận thức được điều gì về ảnh hưởng của môi trường
đến sự sống của con người ?
( Học sinh trả lời , giáo viên nhận xét và đi đến vấn đề)


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

- Giáo viên: Trái đất, “ Ngôi nhà chung” của nhân loại đang ngày càng bị nhiều
hiểm họa đe dọa. Một trong những hiểm họa khơn lường ấy lại chính do con người
gây ra. Bài học hơm nay giúp chúng ta tìm hiểu những thông tin cần thiết về Ngày
Trái đất năm 2000 .
* Hoạt động 3: Bài học.
I/ Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả, tác phẩm:
2/ Đọc, tìm hiểu từ khó:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, nhấn mạnh tính chất nguy hiểm của bao bì ni
lơng đối với mơi trường và sức khỏe con người, nhấn mạnh những việc cần làm
ngay cụ thể là “MỘT NGÀY KHÔNG SỬ DỤNG BAO NI LƠNG”
3/ Thể loại:
4/ Bố cục:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục của bài:
a. “Từ đầu...bao bì ni lơng”: Giới thiệu Ngày Trái Đất và chủ đề “ Ngày Trái Đất
năm 2000”
b. “Tiếp...môi trường”: Những tác hại và giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lơng
c. Cịn lại: Lời kêu gọi quan tâm đến Trái Đất thể hiện bằng một hành động cụ thể,
thiết thực.

II/ Phân tích
- GV: Những sự kiện nào được thông báo trong phần đầu văn bản? NgàyTrái
Đất được khởi xướng nhằm mục đích gì? Vì sao có nhiều nước tham gia? Việt


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

Nam cùng tham gia vào những vào những việc làm nào để bảo vệ môi trường
Trái Đất?
- Yêu cầu cần đạt: Ngày 22/4 hằng năm được coi là ngày Trái Đất mang chủ đề
bảo vệ mơi trường . Mục đích của việc khởi xướng Ngày Trái Đất năm 2000 là
nhằm bảo vệ môi trường. Môi trường sống của nhân loại ngày càng bị đe dọa cho
nên nhiều nước đã tham gia vào hoạt động tổ chức này nhằm cứu lấy “ Ngôi nhà
chung” của tất cả chúng ta . Việt Nam tham gia hành động: “MỘT NGÀY
KHÔNG SỬ DỤNG BAO NI LÔNG”
GV: Ở Việt Nam bao bì ni lơng được sử dụng với số lượng như thế nào? Có
điều gì đáng báo động về việc sử dụng và thu gom nó?
- Yêu cầu cần đạt: Việt Nam sử dụng bao bì ni lơng với số lượng lớn: Mỗi ngày
thải ra hàng triệu bao.
Điều đáng lo ngại là chúng ta chỉ thu gom một phần nhỏ số lượng bao ni lông.
Phần lớn bao ni lông đang bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sơng ngịi.
( Giáo viên cho học sinh liên hệ việc vứt rác bao bì ni lơng ở nơi các em đang
sống, có điều gì giống và khác với sự phản ánh trong văn bản)
GV: Theo các nhà khoa học, vì sao bao bì ni lơng có thể gây nguy hại cho mơi
trường?
- u cầu cần đạt: Bao bì ni lơng gây hại cho mơi trường vì đặc tính khơng phân
hủy của nó. Tùy từng loại bao bì ni lơng, nhưng chúng có thể tồn tại từ 20 đến
5000 năm.
- GV có thể cho học sinh xem một số tranh :



Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

-


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thơng tin về ngày Trái Đất năm 2000”

GV: Em có nhận xét gì qua những hình ảnh trên
GV: Văn bản thống kê mức độ gây hại của bao bì ni lơng như thế nào? Việc
thống kê ở đây có điều gì đặc biệt gây ấn tượng cho người đọc?
- Yêu cầu cần đạt: Trong văn bản người ta đã thống kê sự nguy hiểm của
việc vứt bao bì ni lơng bừa bãi theo các mức độ:
-

Lẫn vào đất dẫn đến cản trở q trình sinh trưởng các lồi thực vật, cản
trở sự phát triển của cỏ dẫn đến xói mịn.

- Vứt xuống cống làm tắc đường dẫn nước thải, gây lụt lội, gây ra muỗi
nhiều, lây truyền dịch bệnh.
- Trôi ra biển làm chết các sinh vật khi nuốt phải.


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

-

- Những hiện tượng trên mới chỉ ảnh hưởng đến mơi trường. Cịn trường hợp bao
ni lơng dùng đựng thực phẩm thì trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề gì?
u cầu: Làm ơ nhiễm thực phẩm , gây tác hại cho não và ung thư phổi. Ở đây,

người ta nhấn mạnh hai chữ “ đặc biệt”.Để gây ấn tượng mạnh hơn, văn bản sử
dụng cụm từ “ Nguy hiểm nhất” để nói về khí độc thải ra khi đốt bao ni lơng. Đến
đây, tác hại của bao ni lông không chỉ gây ra hai bệnh, mà là một loạt: “ ngộ độc,
gây ngất, khó thở, nơn ra máu, ảnh hưởng các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn
dịch, gây rối loạn chức năng”. Và càng cực kỳ nguy hiểm khi gây ung thư và các
dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. Điều này sẽ là gánh nặng và đau khổ dài lâu cho gia
đình và xã hơi.


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

.
GV: Trước hiểm họa của việc sử dụng bừa bãi bao bì ni lơng , người ra kêu gọi
phải làm gì? Theo em sự kêu gọi đó có thiết thực khơng, có thể làm được không?
- Yêu cầu cần đạt: (Giáo viên để cho học sinh tự thảo luận,sau đó nhấn mạnh một
số điểm )
Bốn việc chúng ta cần làm là:
- Thay đổi thói quen sử dụng, giặt bao bì ni lơng để dùng lại.
- Khơng sử dụng bao bì ni lơng khi không cần thiết.
- Sử dụng các túi đựng bằng giấy, bằng lá, nhất là khi đựng thực phẩm.
- Tuyên truyền cho mọi người về tác hại của bao bì ni lơng, tìm giải pháp
để giảm thiểu việc sử dụng và khơng thải bỏ bừa bãi.
- Sự kêu gọi đó là thiết thực và có thể làm được.


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

GV: Nếu kết thúc bài viết ở chỗ nêu 4 việc cần phải làm có được khơng? Theo em,
ý nghĩa đoạn kết là gì?
- Yêu cầu cần đạt: Cần cho học sinh thấy kết thúc ở đoạn đó cũng đã đạt

yêu cầu , nhưng cũng phải viết thêm đoạn kết vì :
+ Thứ nhât là nhấn mạnh việc quan tâm đến Trái Đất hơn nữa.
+ Thứ hai là kêu gọi bảo vệ Trái Đất trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
gia tăng (khơng chỉ là bao bì ni lơng, mà cịn là nước thải không xử lý của các nhà
máy, khu cơng nghiệp, khí thải của xe máy, ơ tơ, khí đốt thải ra từ các lị nung
gạch,nung vơi, làm gốm....)
+ Thứ ba là làm một việc thiết thực, cụ thể , đơn giản: MỘT NGÀY KHÔNG
DÙNG BAO NI LÔNG. Đây là cách làm rất hay của thế giới( tương tự như “ Một
ngày không hút thuốc lá”) để nhắc nhở và giáo dục.
* Là người học sinh em có suy nghĩ gì khi đứng trước tình hình mơi trường bị ô
nhiễm nặng như hiện nay ? Và em phải làm gì để bảo vệ mơi trường, bảo vệ Ngơi
nhà chung của chúng ta?( Học sinh độc lập suy nghĩ trả lời, giáo viên nhận xét, và
định hướng cho các em một số hành động, việc làm cụ thể). Phần này cũng cho
xem một số tranh ảnh để các em học tập và noi theo những việc làm tốt góp phần
bảo vệ môi trường xanh sạch- đẹp.
III/ Tổng Kết:
* GV cho các em nhận xét nội dung nghệ thuật và rút ra ý nghĩa văn bản.
1/ Nghệ thuật:


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

Văn bản ngắn gọn, mạch lạc, dẫn chứng cụ thể, tập trung vào việc nêu tác hại
theo mức độ tăng cấp và đưa ra các yêu cầu hành động phù hợp, thiết thực. Kết
thúc một lần nữa nhấn mạnh ý nghĩa Ngày Trái Đất bảo vệ môi trường là một việc
làm rất cụ thể.
2/ Nội dung:
Chủ đề của Ngày Trái Đất năm 2000 được thể hiện cụ thể trong lời kêu gọi MỘT
NGÀY KHÔNG DÙNG BAO NI LÔNG đầy sức thuyết phục về nguy hại của bao
bì ni lơng, mà cụ thể nhất là hưởng ứng Ngày Trái Đất năm 2000: MỘT NGÀY

KHÔNG DÙNG BAO NI LÔNG.
3/ Ý nghĩa: Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong
việc bảo vệ môi trường Trái Đất.
V-Luyện tập:
1. Giáo viên có thể đặt câu hỏi trắc nghiệm như sau:
Điều gì cần làm để giảm thiểu hiểm họa của việc dùng bao ni lông bừa bãi?
A- Dùng bao ni lông xong rồi vứt đi
B- Dùng bao ni lông xong rồi giặt để dùng lại .
C- Không bao giờ dùng bao ni lông
D- Tuyên truyền cho mọi người về tác hại của bao ni lơng, tìm giải pháp
giảm thiểu việc sử dụng và không vứt bỏ bừa bãi.
2. Giáo viên cho học sinh tìm hiểu bảng thống kê về tốc độ gia tăng dân số ở
Việt Nam theo số liệu sau và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi bên dưới:
+ năm 1945:

25 triệu người


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

+ năm 1965:

30 triệu người

+ năm 1975:

40 triệu người

+ năm 1992:


60 triệu người

+ năm 2000:

70 triệu người

+ năm 2007:

80 triệu người

+ năm 2011: gần 90 triệu người
+ năm 2013: đạt 90 triệu người.
Từ số liệu trên, học sinh hiểu dân số tăng lên rất nhanh, nhất là đầu thế kỉ XXI.
Và lượng rác thải cũng tăng theo cấp số nhân như thế, nếu lồi người khơng hành
động ngay việc BVMT thì nguy cơ gì sẽ xảy ra?
Hoặc giáo viên có thể cho học sinh suy nghĩ trả lời cá nhân câu hỏi sau:
- Em đã có những hành động gì thiết thực nào để bảo vệ môi trường sau khi học
bài “ Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”?
- Cho học sinh xem tranh về những hành động việc làm cụ thể để các em học tập
và noi theo.


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

6/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Sau ba năm nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học nội dung tích
hợp GD và BVMT, cụ thể là đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài
“ Thông tin về ngày trái đất năm 2000”, học sinh có cảm nhận sâu sắc hơn về tác
hại của rác thải và bao ni lơng, có suy nghĩ và hành động đúng đắn vì mơi trường
xanh, sạch, đẹp, vì sự sống an tồn và phát triển.

Bài học đã tạo điều kiện và cơ hội cho HS tích cực, chủ động, sáng tạo trong
q trình khám phá, lĩnh hội, đề xuất kiến thức về bảo vệ và xây dựng môi trường
ngày càng tốt đẹp hơn.
Cụ thể như sau:
-Năm 2012-2013 : 70% HS có ý thức bảo vệ môi trường


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

-Năm 2013-2014 : 75% HS có ý thức bảo vệ mơi trường
-Năm 2014-2015 :80% HS có nhận thức và hành động tốt trước vấn đề bảo vệ mơi
trường.
- Năm 2015-2016 :90% HS có nhận thức và hành động tốt trước vấn đề bảo vệ môi
trường.
7/ KẾT LUẬN
Trên đây là một vài suy nghĩ về việc tích hợp GD và BVMT trong bài:
“Thơng tin về ngày trái đất năm 2000” nhằm đổi mới phương pháp dạy học phù
hợp với yêu cầu của Bộ GD&ĐT đưa ra năm 2009. Bản thân tôi vận dụng bước
đầu có hiệu quả thiết thực, học sinh các lớp tơi dạy đã có những thay đổi trong vấn
đề nhận thức nhằm tuyên truyền việc hạn chế sử dụng bao bì ni lông, tôi đã làm
chuyên đề báo cáo tại trường và áp dụng trong một số tiết dạy cụ thể. Việc tích hợp
được thể hiện qua hình thức vấn đáp, trắc nghiệm với một số câu hỏi nhỏ không
làm mất đi đặc trưng về thể loại cũng như nội dung, nghệ thuật của văn bản. Tuy
nhiên đây là những ý kiến chủ quan và cịn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự
góp ý chân thành của đồng nghiệp.
8/ KIẾN NGHỊ:
* Đối với các cấp quản lí:
- Vấn đề bảo vệ mơi trường từ lâu khơng cịn là vấn đề mới mẻ, nhưng thực sự nó
có hiệu quả hay khơng thì phải có sự chung tay, góp sức của tất cả các thành viên
trong xã hội. Vì thế đối với các cấp quản lí cần phải có những nghiên cứu cụ thể

hơn, rành mạch hơn có những tài liệu nhiều hơn về vấn đề môi trường để việc giáo


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

dục được triển khai rộng rãi, tích hợp trong nhiều bộ mơn và được các đoàn thể,
các cấp cùng tổ chức, theo dõi, động viên...Cung cấp nhiều hơn nữa, cập nhật hơn
nữa những thông tin về các vấn đề môi trường được chương trình sách giáo khoa
đề cập. Cung cấp thêm đồ dùng dạy học: Tranh ảnh, băng đĩa, các phương tiện dạy
học hiện đại.
- Có các buổi ngoại khóa hay thành lập các câu lạc bộ về giáo dục bảo vệ môi
trường ngay trong các trường học.- Trong lĩnh vực giáo dục: Việc tích hợp giáo
dục bảo vệ mơi trường cần được tiến hành lồng ghép vào tất cả các môn học, các
khối học để tất cả các em học sinh và tất cả các thầy cơ giáo đều có chung một ý
thức và trách nhiệm đối với môi trường sống của chúng ta.
-Có thể dạy học một số chuyên đề như: Tác động của sự nóng lên tồn cầu, Tác hại
của chất phong xạ do động đất, sóng thần, Vai trị của cây xanh và hoa trong thành
phố, Sản xuất sạch...
- Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham quan Vườn quốc gia, Khu bảo tồn,
Công viên, Vườn thú, Nhà máy, Bảo tàng, Danh lam thắng cảnh, Nhà máy xử lý
rác thải...
- Phát động trồng cây, thi viết, vẽ, điều tra, thảo luận phương án xử lý ô nhiễm mơi
trường ở trường, thơn, xã, huyện, tỉnh..
- Cần có biện pháp hữu hiệu để nắm chắc mức độ và tỉ lệ ô nhiễm do chất thải ở
các nhà máy, khu công nghiêp để xử lý kịp thời nhằm bảo vệ sự sống cịn của lồi
người.


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”


- Hạn chế sản xuất bao bì ni lơng kém phẩm chất, nên chế tạo bao bì bằng những
chất liệu khác thay thế nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Đối với các địa phương: Tích cực sử dụng các phương tiện thơng tin đại chúng
để tuyên truyền tất cả người dân đều có ý thức để bảo vệ mơi trường. - Trên quy
mơ tồn quốc: Cần có biện pháp, đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức cơ bản về
khoa học mơi trường và có khả năng đề xuất các ý kiến xử lí và bảo vệ mơi
trường…
* Đối với giáo viên: Cần có sự chuẩn bị chu đáo, tự tìm hiểu tiếp cận thơng tin
mới nhất. Có sự linh hoạt sáng tạo trong tổ chức dạy những tiết có liên quan đến
vấn đề mơi trường. Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng rèn luyện trao đổi kinh nghiệm
để tự nâng cao tầm nhận thức, có thể sử dụng được các phương tiện dạy học hiện
đại.Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh có phương pháp
học tập phù hợp. Cần rèn cho học sinh tính chủ động, tự lập, sáng tạo trong việc ý
thức bảo vệ môi trường.
9/ PHỤ LỤC:
10/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Phương pháp dạy- học văn của GS Phan Trọng Luận-NXB Giáo dục
năm 1981
- Sách bồi dưỡng thường xuyên môn Ngữ văn chu kỳ III năm 2003
- Sách Ngữ văn 8 hiện hành của NXB Giáo dục năm 2009


Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”

- Tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn THCS năm
2008
- Theo báo Nhân Dân ngày 30 tháng 5 năm 2004

Đạilãnh,ngày5/2/2017


Ngườiviết

LêThịQuý


×