Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong các hoạt động giáo dục cho trẻ 3 4 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 20 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
TRƯỜNG MẦM NON LIÊN HÀ
----  ----

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEAM
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 3-4 TUỔI

Lĩnh vực
Cấp học
Tên tác giả
Chức vụ

: Giáo dục mẫu giáo
: Mầm non
: Nguyễn Thị Hà
: Giáo viên

NĂM HỌC: 2020 – 2021


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
II. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm..............................................................2
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và áp dụng....................................................2
1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................2
2. Phạm vi thời gian nghiên cứu...........................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
B. NỘI DUNG......................................................................................................3
I. Cơ sở lý luận....................................................................................................3


II. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................3
2.1 Thuận lợi.........................................................................................................3
2.2 Khó khăn.........................................................................................................4
2.3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện.................................................................4
III. Các biện pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong các hoạt động
giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi.....................................................................................5
3.1. Biện pháp 1: Tự học bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về phương pháp giáo
dục STEAM..........................................................................................................5
3.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch năm học có lồng các dự án STEAM phù
hợp với trẻ của lớp................................................................................................5
3.3 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường hoạt động STEAM.................................6
3.4 Biện pháp 4: Ứng dụng phương pháp STEAM trên tiết học và ở trong các
hoạt động khác......................................................................................................7
3.5 Biện pháp 5: Hoạt động nêu gương, khen thưởng........................................10
3.6 Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh.....................................................10
IV. Kết quả đạt được.........................................................................................11
*. Đối với bản thân..............................................................................................11
*. Đối với phụ huynh...........................................................................................12
*. Đối với trẻ.......................................................................................................12
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................13
1. Kết luận...........................................................................................................13
2. Bài học kinh nghiệm.......................................................................................13
3. Khuyến nghị....................................................................................................13


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Nói đến trẻ thơ ai cũng thấy được đầy ắp sự hồn nhiên , tươi tắn của trẻ, nó
làm cho chúng ta thấy hạnh phúc ấm áp hơn nhiều. Cho nên, bậc học mầm non
đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm đặc biệt hàng đầu. Bởi đây là giai

đoạn bắt đầu hình thành và phát triển nhân cách con người. Việc dạy trẻ Mầm
Non cũng như trồng cây cây non, trồng cây non tốt thì sau này cây sẽ tốt. Trong
phương hướng phát triển giáo dục mầm non đến năm 2010 của Bộ giáo dục và
Đào tạo có nhấn mạnh phải đổi mới chương trình giáo dục mầm non đồng bộ.
Đổi mới về nội dung phương thức giáo dục, nghiên cứu khoa học về giáo dục
mầm non, lồng ghép các chương trình chơi và học cho trẻ tạo mơi trường lành
mạnh giúp trẻ hình thành nhân cách và trí tuệ ban đầu.
Những năm gần đây, STEAM đã và đang bắt đầu phát triển vượt bậc như
một phương thức tiếp cận nền giáo dục mới. Giáo dục STEAM là mơ hình giáo
dục đề cao 5 yếu tố như Khoa học (Science), Cơng nghệ (Technology), Kĩ thuật
(Engineering), Nghệ thuật (Art) và Tốn học (Math). Trên cơ sở đó, STEAM
giúp phát triển tư duy và sự sáng tạo của trẻ một cách toàn diện, thúc đẩy tối đa
năng lực tiềm ẩn bên trong mỗi bé. Phương pháp STEAM cho phép trẻ được tự
do lựa chọn đề tài và nội dung bài học phù hợp với sở thích và năng lực của bản
thân. Như vậy vừa tạo cho trẻ cảm giác được tôn trọng, vừa giúp trẻ có hứng thú
hoạt động hơn. Mặt khác, những bài học thực hành trong lớp học STEAM sẽ
cho trẻ cơ hội được vận dụng lý thuyết từ nhiều lĩnh vực khác nhau vào trong
thực tế, từ đó phát huy trí tưởng tượng phong phú và rèn luyện kĩ năng giải
quyết vấn đề theo tư duy của trẻ.
STEAM không phải là phương pháp có thể áp dụng một cách dễ dàng,
nhưng hiệu quả giáo dục mà nó mang lại cho trường học nói chung và trẻ mầm
non nói riêng là vơ cùng lớn. Trường học sẽ khơng cịn là nơi chỉ giảng dạy cho
trẻ những lý thuyết mơ hồ mà nó cịn trở thành nơi cho chúng những trải nghiệm
thú vị nhất, được khôn lớn, trưởng thành qua kiến thức trong đời thực, theo đúng
tiêu chí” chơi thơng minh và học vui vẻ”. Bên cạnh đó, với sự phát triển của
công nghệ kỹ thuật trên thế giới hiện nay thì nhu cầu việc làm liên quan đến
STEAM ngày càng lớn địi hỏi ngành giáo dục cũng phải có những sự thay đổi
để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giáo dục STEAM có thể tạo ra những con người
có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ mới có tác động lớn đến sự
thay đổi nên kinh tế đổi mới. Không phải là những cách đào tạo, những bí quyết

học cao siêu để dạy học sinh thành tài, thành những nhà toán học, khoa học vĩ
đại… mà phương pháp này sẽ phát triển các kỹ năng cho trẻ để chúng có thể sử
1/14


dụng trong cuộc sống tương lại, đặc biệt với môi trường cơng nghệ hóa, hiện đại
hóa như hiện nay. Đó là lý do tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp ứng dụng
phương pháp STEAM trong các hoạt động giáo dục cho trẻ 3- 4 tuổi"
II. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm:
Tôi nghiên cứu đề tài này, nhằm mục đích cho trẻ làm quen với phương
pháp giáo dục STEAM, trẻ được tham gia hoạt động với sự tích hợp của năm
lĩnh vực: khoa học- công nghệ- kĩ thuật- nghệ thuật và toán học.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và áp dụng:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ mẫu giáo bé( 3-4 tuổi) Lớp C1 Trường Mầm non Liên Hà
2. Phạm vi thời gian nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng và ứng dụng phương pháp
steam trong các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi trong
trường mầm non.
- Kế hoạch nghiên cứu: Năm học 2020- 2021. Thời gian bắt đầu từ 9/2020
đến tháng 3/ 2021.
IV: Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các loại sách, tài liệu hướng dẫn tổ
chức hoạt động giáo dục của Steam cho giáo viên mầm non.
- Phương pháp điều tra: Điều tra để lấy số liệu về khả năng của trẻ.
- Phương pháp thực hành: Lên kế hoạch, đưa nội dung nghiên cứu vào
chương trình giảng dạy thực tế của lớp mình để bổ xung các biện pháp phù hợp
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, đàm thoại...
- Phương pháp so sánh đối chứng: so sánh, đối chiếu kết quả đạt được.
- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm: tổng hợp và phân tích kết quả đã đạt

được.

2/14


B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Hiện nay phương pháp giáo dục mầm non truyền thống là sự tách rời giữa
các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học.
Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành,
giữa kiến thức và ứng dụng. Điểm đặc biệt trong phương pháp giáo dục STEAM
là sự kết hợp kiến thức của nhiều bộ môn khác nhau, bao gồm Khoa học, Cơng
nghệ, Kĩ thuật, Tốn học và bộ mơn Nghệ thuật. Trên cơ sở đó, STEAM giúp
phát triển tư duy và sự sáng tạo của trẻ một cách toàn diện, thúc đẩy tối đa năng
lực tiềm ẩn bên trong mỗi bé.
Trẻ mầm non chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Chúng cần
được đào tạo bài bản ngay từ khi bước vào độ tuổi đi học. Nhất là trong xã hội
hiện đại như ngày nay, khi mà những vấn đề và thách thức mới đòi hỏi phải
được giải quyết bằng những biện pháp mới, tư duy mới, sáng tạo mới. Chính vì
vậy, chúng ta cần giúp trẻ đánh thức và khơi dậy sự sáng tạo nhằm hình thành kĩ
năng tư duy mới cho thế hệ mai sau.
“Ứng dụng phương pháp STEAM trong các hoạt động giáo dục” là mang
khoa học, cơng nghệ ,kĩ thuật, nghệ thuật và tốn học đến với trẻ một cách đơn
giản, nhẹ nhàng, gần gũi với những đồ dùng, vật liệu gần gũi, mang đến cho trẻ
những điều thú vị trong hoạt động. Do đó, trẻ được tiếp cận phương pháp giáo
dục này có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ
và tốn học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm
việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn.
II. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Thuận lợi.

- Sở Giáo dục - đào tạo đã tổ chức lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học
steam cho các trường. Giáo viên đi tập huấn về đã tập huấn lại cho 100% giáo
viên trong trường.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đan Phượng luôn quan tâm và chỉ đạo sát
sao tới các trường, mở các lớp kiến tập về phương pháp giáo dục Steam cho giáo
viên từ đó mà bản thân tôi cũng như các giáo viên nhận thức được sự quan trọng và
tính cấp thiết về việc đổi mới phương pháp dạy học và tôi cũng đã mạnh dạn áp
dụng phương pháp giáo dục Steam vào quá trình soạn bài và lên lớp.
- Trường lớp khang trang, sạch đẹp, các nhóm lớp được trang bị đầy đủ về
các cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi.
- Giáo viên có năng lực sư phạm, đều tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong
cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp.
3/14


- Đa số trẻ đến lớp khỏe mạnh, đúng độ tuổi, có nề nếp học tập và đặc biệt
trẻ rất ham học hỏi và khám phá.
- Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên
trong cơng tác chăm sóc - ni dưỡng và giáo dục trẻ.
2.2. Khó khăn.
* Về cơ sở vật chất.
- Diện tích các phịng học, sân trường nhỏ hẹp ảnh hưởng đến hoạt động
của trẻ.
- Trang thiết bị phục vụ dạy học cho trẻ có nhưng chưa đầy đủ và đa dạng.
* Về phía giáo viên:
- Chỉ một số giáo viên trong nhà trường được tham gia lớp học bồi dưỡng,
đa phần các giáo viên tự nghiên cứu tài liệu về phương pháp giáo dục steam qua
các lớp kiến tập, qua báo, đài, mạng internet…
* Về phía trẻ:
- Trẻ 3-4 tuổi do lứa tuổi còn nhỏ, chưa quen với việc sử dụng và ứng dụng

các công nghệ trong hoạt động.
- Nhiều trẻ chưa thực sự tích cực, chủ động trong việc tham gia hoạt động
trải nghiệm.
* Về phía phụ huynh:
- Nhiều phụ huynh chưa hiểu về phương pháp STEAM
- Nhiều gia đình ơng bà đưa đón trẻ nên gặp khó khăn khi muốn trao đổi
với phụ huynh.
2.3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
Mức độ nhận
thức

Đạt

Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ %
22/32
68,8

S: Khoa học

Số trẻ
10/32

Tỉ lệ %
31,2

T: Công nghệ

14/32


43,8

18/32

56,2

E: Kĩ thuật

10/32

31,2

22/32

68,8

A: Nghệ thuật

16/32

50

16/32

50

M: Toán học
12/32
37,5

20/32
62,5
Sau khi tiến hành khảo sát mức độ nhận thức của trẻ lớp tôi. Tôi nhận thấy
tỉ lệ phần trăm trẻ chưa biết về các lĩnh vực (khoa học, cơng nghệ, kĩ thuật, tốn
học và nghệ thuật) chiếm tỉ lệ % cao đặc biệt là về lĩnh vực khoa hoc,kĩ thuật...
Chính vì vậy tơi thấy việc ứng dụng phương pháp STEAM vào các hoạt động
giáo dục là vô cùng cần thiết. Bởi vậy, tôi đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu, nghiên
cứu và tìm ra một số biện pháp sau:
4/14


III. Các biện pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong các hoạt
động giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi.
3.1. Biện pháp 1: Tự học bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về phương
pháp giáo dục STEAM.
Là một người giáo viên mầm non, tơi ln ý thức được nhiệm vụ của bản
thân mình. Chính vì vậy mà tơi ln ln học hỏi khơng ngừng để nâng cao kiến
thức, kĩ năng tổ chức hoạt động có ứng dụng phương pháp STEAM như: nghiên
cứu chương trình, cập nhật thơng tin từ chun đề, vận dụng những kiến thức
mà mình học được qua khóa học, tham khảo các tài liệu trên sách báo, mạng
internet…
Không chỉ học qua các tài liệu sách báo, tơi cịn học hỏi, trao đổi kinh
nghiệm qua chính những đồng nghiệp trường tơi: với những giáo viên tham gia
khóa học và những giáo viên khác trong trường. Ngồi những buổi sinh hoạt
chun mơn một tháng hai lần thì ngồi giờ trên lớp, tơi thường tranh thủ trao
đổi vướng mắc, chia sẻ những cách làm hay cùng với những đồng nghiệp trong
tổ, khối và những đồng nghiệp khối khác. Vừa học hỏi vừa điều chỉnh kế hoạch,
nội dung hoạt động, phương pháp giảng dạy nếu chưa phù hợp với nhận thức,
nhu cầu hứng thú của trẻ lớp tôi để làm sao trẻ lớp tôi vừa vui vẻ, hứng thú, say
mê và kiến thức, kĩ năng đạt được ở mức tốt nhất.

Bên cạnh đó tơi cịn tham gia vào nhóm các giáo viên u thích phương
pháp STEAM trên Facebook. Chúng tôi thường xuyên chia sẻ, trao đổi trong
nhóm, cùng nhau thảo luận những vướng mắc hay những cách làm hay khi áp
dụng phương pháp STEAM. Điều đó giúp tơi học được thêm rất nhiều kiến thức,
kĩ năng hay về phương pháp STEAM để tổ chức thực hiện trên trẻ lớp tôi.
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch năm học có lồng các dự án
STEAM phù hợp với trẻ của lớp.
Khi đã trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng cơ bản về phương pháp
STEAM qua việc tự học tự bồi dưỡng; cùng với những định hướng, gợi ý về nội
dung, hình thức, phương pháp tổ chức học tập tổ chuyên môn; tôi đã bắt tay
ngay vào việc xây dựng các dự án STEAM cho các tháng trong năm học theo
khung chương trình giáo dục mầm non của nước ta hiện nay.
Dạy học dự án là một hình thức dạy học trong đó trẻ đóng vai trị trung tâm,
dưới sự giúp đỡ của cơ giáo, trẻ tự giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính
phức hợp nào đó cả về lý thuyết lẫn thực hành. Qua đó trẻ tạo ra được các sản
phẩm của mình và có thể giới thiệu chúng với mọi người. Với phương pháp Dạy
học dự án, giáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo mà là người hướng dẫn, giúp
đỡ, tạo mơi trường, tạo vai trị cho trẻ trong dự án. Theo đó, tính tự lực, tích cực
5/14


tham gia vào các hoạt động của trẻ được nâng cao; địi hỏi, khuyến khích và
phát triển sự sáng tạo, tính trách nhiệm, kĩ năng làm việc nhóm và đặc biệt phát
triển ở trẻ kỹ năng tư duy, giải quyết các vấn đề phức hợp.
Dưới đây là bảng dự kiến các dự án STEAM mà tôi đã và sẽ thực hiện:
STT

Tháng
thực hiện


Dự án STEAM

1

Tháng 9

Làm kính cho mắt

2

Tháng 10

Làm khung ảnh gia đình của bé

3

Tháng 11

Làm Slime- chất nhờn ma quái

4

Tháng 12

Làm máng thức ăn cho gà

5

Tháng 1


Làm chậu chồng cây

6

Tháng 2

Làm phong bao lì xì

7

Tháng 3

Làm ơ tơ đứng được và có thể di chuyển được

Tháng 4

Làm chong chóng cầu vồng
Làm cối xay gió đứng và có thể quay được.

Tháng 5

Làm lá cờ tổ quốc Việt Nam
Làm mơ hình Trái Đất (quả địa cầu)

8
9

3.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường hoạt động STEAM
Tương tự như xây dựng môi trường hoạt động học qua chơi, Góc chơi hoạt
động STEAM phải chú ý đảm bảo 2 yếu tố: không gian và đồ dùng. Do không

gian lớp nhỏ hẹp nên các góc đều nhỏ và sát nhau. Chính vì vậy, trong lớp học
của tôi, tôi rất chú ý đến cách sắp xếp bày đồ chơi làm sao thật gọn gàng, khoa
học nhưng vẫn đầy đủ các các đồ dùng cho trẻ hoạt động, khi lấy và cất phải dễ
dàng, có chỗ cho giáo viên đưa ra thử thách cho trẻ và có chỗ cho trẻ trưng bày
sản phẩm, trưng bày các dự án mà các nhóm đã thực hiện được.
Đồ dùng ở góc STEAM tơi sưu tầm rất nhiều các ngun vật liệu khác nhau
cho trẻ tha hồ sáng tạo trong khi hoạt động: đất nặn, giấy bìa,giấy màu, đồ tái chế
(vỏ hộp giấy, vỏ chai, que kem, ống hút, cành cây, lá cây khơ…) ngồi ra cịn có
đồ dùng tốn, dụng cụ đo lường, kính lúp, đồ khoa học, lego… Khi đi đâu nhìn
thấy đồ dùng gì mà tơi thấy có thể là ngun liệu hoạt động được tơi đều tận dụng
mang về lớp. Chính vì thế ngun vật liệu lớp tơi vơ cùng phong phú.
Trên mảng tường cịn lại của góc tơi trưng bày các bản thiết kế các dự án
STEAM thực hiện trong tuần, trong tháng đó khiến trẻ có thể quan sát các bản
thiết kế dự án và thực hiện chúng một cách dễ dàng.
6/14


Tại sao tôi lại rất chú ý đến việc xây dựng mơi trường tại góc chơi hoạt
động STEAM? Chính là bởi hiệu quả của nó mang lại. Khi trẻ nhìn thấy những
dự án được trưng bày tại góc, thấy cơng sức, thành quả mà trẻ và các bạn đã
làm ra, khiến chúng thích thú, vui sướng biết bao. Hay đơn giản góc chơi
STEAM chính là nơi để trẻ hồn thiện nốt dự án còn dang dở trên tiết học, khi
trẻ vẫn rất hứng thú say mê mà thời gian trên tiết học lại hết. Điều này vừa giúp
trẻ được thỏa mãn nhu cầu nhưng không làm ảnh hưởng tới các hoạt động tiếp
theo theo trong khung thời gian hoạt động một ngày của trẻ.
3.4. Biện pháp 4: Ứng dụng phương pháp STEAM trên tiết học và ở
trong các hoạt động khác.
Sau khi đã lựa chọn được những dự án phù hợp tôi sẽ tổ chức các hoạt động
trong dự án đó. Trong từng hoạt động cụ thể cần linh hoạt ứng dựng phương
pháp STEAM để đạt được hiệu quả cao nhất. Tùy theo những dự án khác nhau

thì cách thức tiếp cận và tổ chức cho trẻ là hoàn toàn khác nhau. Có thể ứng
dụng phương pháp STEAM trên tiết học và ở trong các hoạt động khác.
a. Ứng dụng phương pháp STEAM trên tiết học: Mỗi dự án thường chia
làm 2 phần: phần 1 của dự án (phần khám phá)dạy trên hoạt động khám phá;
phần 2 của dự án (phần chế tạo) sẽ thực hiện trong hoạt động tạo hình. Và kế
hoạch tuần- tháng với hoạt động STEAM với các hoạt động hỗ trợ lần nhau theo
một chu trình cho cả tuần.
Ví dụ 1:Với dự án làm một chiếc kính cho mắt có thể đeo được, tơi chia dự
án làm 2 phần thực hiện trên 2 tiết học: Khám phá và tạo hình
- HĐ Khám phá: với đề tài: Khám phá “Đôi mắt của bé”
(Phần 1 của dự án: Làm làm một chiếc kính cho mắt có thể đeo được)
Các yếu tố STEAM:
+ S- khám phá: Khám phá về các giác quan của con người, cơ thể người,
khám phá về mắt (có mấy mắt, hình dạng, cấu tạo…)
+ T- Cơng nghệ: Sử dụng máy tính, ti vi, Ipad để xem: cấu tạo mắt? tại sao
mắt nhìn được? Làm thế nào để mắt nhìn rõ hơn? Làm thế nào để bảo vệ mắt?
Cách thức làm kính?....
- HĐ Tạo hình: Hoạt động : làm một chiếc kính cho mắt có thể đeo được.
(Phần 2 của dự án: làm một chiếc kính cho mắt có thể đeo được)
Các yếu tố STEAM:
+ E- chế tạo: Quá trình trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để tạo ra một chiếc
kính cho mắt có thể đeo được.
+ A- Nghệ thuật: Vẽ, thiết kế hình dạng của mắt kính và sử dụng kéo để cắt
mắt kính.
7/14


+ M- Tốn: hình dạng: trịn, vng, chữ nhật…
Ví dụ 2: Làm ơ tơ đứng được và có thể di chuyển được. Các yếu tố STEAM
được thể hiện như sau:

+ S -Khám phá : Khám phá đặc điểm, cấu tạo, cơ chế hoạt động của xe ô tô
4 bánh
+ T- Cơng nghệ: Sử dụng máy tính xem tranh ảnh, video ô tô 4 bánh và
cách chế tạo ô tô
+ E- Chế tạo: Nghiên cứu, đưa ra các kích thước, hình dạng phù hợp, cân
đối và áp dụng được trong việc làm mơ hình ơ tơ cân bằng, đứng vững, có thể
dùng khơng khí mà di chuyển được.
+ A -Nghệ thuật: Vẽ thiết kế xe ô tô 4 bánh xe ô tơ 4 bánh. Cắt dán trang trí
xe ơ tơ từ các nguyên vật liệu khác nhau.
+ M - Toán: Đếm, nhận biết số bánh xe, hình dạng, khối, bánh xe, cửa xe,
đèn xe…
Ngoài hai tiết học: HĐ khám phá và HĐ tạo hình thì tơi cũng ứng dụng
phương pháp giáo dục Steam thông qua các hoạt động khác nữa như :
- Hoạt động làm quen với tốn:
Tơi đã chọn lựa những nội dung ơn luyện sau tiết học mang tính ứng dụng
thực tế để cho trẻ biết cách sử dụng các khái niệm toán khi giải quyết vấn đề để
tạo ra sản phẩm trong hoạt động steam.
Hoạt động cho trẻ làm quen với tốn với việc hình thành kĩ năng tốn sơ
đẳng góp phần đáng kể để trẻ tham gia hoạt động steam
- Hoạt động làm quen tác phẩm văn học:
Tôi thường lựa chọn các tác phẩm đều mang một ý nghĩa giáo dục riêng,
tác động tích cực đến cảm xúc của trẻ, điều này làm tác động tốt đến quá trình
trẻ suy nghĩ để tạo ra sản phẩm phù hợp với từng đối tượng.
Ví dụ: để hỗ trợ cho dự án làm chiếc phong bao lì xì, Hoạt động làm quen
văn học tôi đã cho trẻ nghe câu chuyện: “Sự tích phong bao lì xì”. Thơng qua
câu chuyện trẻ hiểu được sự tích phong bào lì xì, hiểu được ý nghĩa của việc
tặng phong bao lì xì trong ngày đầu năm, hiểu được phong tục tập quán trong
ngày Tết dân tộc cổ truyền Việt Nam.
- Hoạt động âm nhạc: cho trẻ biểu diễn âm nhạc kết hợp với các sản phẩm
mà ở hoạt động STEAM trẻ đã làm được.Thông qua đó, tơi đã kích thích trẻ nói

lên việc gì trẻ làm được? chưa làm đươc? Và kích thích trẻ đưa ra ý tưởng để
thực hiện tốt hơn hay cũng có thể là để sửa lại ý tưởng của bản thân trẻ.
8/14


* Tích hợp phương pháp STEAM ở trong các hoạt động
khác trong ngày:
Ngoài ứng dụng hoạt động STEAM trên các tiết học thì hoạt động STEAM
cịn được áp dụng vào các hoạt động khác trong ngày như: hoạt động trò chuyện
buổi sáng,hoạt động ngồi trời, hoạt động góc, hoạt động chiều.
* Hoạt động trị chuyện buổi sáng.
Tuỳ theo mục đích của từng tháng, tuần và nội dung của hoạt động, tôi
thường kể cho trẻ nghe những câu chuyện, cho trẻ xem hình ảnh minh hoạ sinh
động, các video clip về cấu tạo, mục đích sử dụng cách chơi, các cách để tạo ra
sản phẩm để hỗ trợ cho các dự án STEAM. Những câu chuyện mang tính giải
thích hiện tượng khoa học mang lại cho trẻ những trải nghiệm, sự tò mò thú vị
và cơ hội để trẻ mang những kiến thức đó vào các hoạt động khác để trải nghiệm
* Hoạt động ngoài trời.
Trong các giờ hoạt động ngoài trời, tơi thường cho trẻ làm các thí nghiệm,
thử nghiệm, dùng kính lúp để quan sát… cho trẻ tiếp xúc, quan sát sự thay đổi
của môi trường, cây cối, hoa lá… quanh sân trường, khuyến khích trẻ đặt câu
hỏi” Vì sao”, “tại sao” trước mọi sự vật, hiện tượng trong đời sống và kiên nhẫn
với những câu hỏi đến cùng của trẻ. Và sau đó tơi giúp trẻ ghi chép lại những
điều quan sát được bằng hình vẽ để trẻ nâng cao vốn hiểu biết về các nguyên lý
khoa học, về thế giới xung quanh trẻ .
Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa các bạn trong khối, hoặc với
các em 3,4 tuổi để nâng cao kĩ năng tương tác, kĩ năng phối hợp, kĩ năng làm
việc nhóm cho trẻ
* Hoạt động góc.
Trong hoạt động góc, tơi ln thay đổi nội dung chơi ưu tiên các hoạt động

về khám phá, tìm hiểu về khoa học (vật lý, hóa học, sinh học…) để tạo điều
kiện cho trẻ hoạt động một cách tích cực, phát huy sự sáng tạo và ln có mong
muốn khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là những góc có nội dung thành
phần của phương pháp STEAM
- Góc tốn: Cho trẻ chơi những trị chơi, đồ chơi có mục đích ơn luyện; Trị
chơi ứng dụng của khái niệm tốn vào cuộc sống…
- Góc tạo hình: Phối hợp các kĩ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm, ứng dụng
các kĩ năng đó trong cuộc sống.Vẽ sáng tạo theo trí tưởng tượng.
- Góc khám phá: Cho trẻ chơi các trò chơi với những đồ dùng của bộ mơn
kĩ thuật: cưa, tua vít, ốc vít, búa, đinh… Cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động
trải nghiệm, thí nghiệm, “ghi chép” lại những gì trẻ quan sát được để phát hiện
tính khoa học trong mỗi thí nghiệm.
9/14


- Góc sách truyện: Tăng cường cho trẻ “đọc”, xem tranh ảnh về các loại
sách hình về khoa học, sách hướng dẫn thí nghiệm.
* Hoạt động chiều:
- Cho trẻ chơi các trị chơi trắc nghiệm vui vẻ để trẻ ơn luyện, mở rộng kiến
thức về các nội dung cung cấp ở hoạt động học.
- Cho trẻ thực hiện các thí nghiệm, trẻ quan sát, phán đốn kết quả thí
nghiệm theo kinh nghiệm của trẻ, cho trẻ thực hiện thí nghiệm, rút ra kết luận,
giới thiệu về hiện tượng khoa học của thí nghiệm.
- Tổ chức cho trẻ chơi các trị chơi tập thể để tăng cường tình đồn kết, sự
hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để hồn thành được nhiệm vụ chơi.
3.5. Biện pháp 5: Hoạt động nêu gương, khen thưởng
Khen ngợi là phần thưởng tinh thần to lớn với trẻ. Khen ngợi giúp trẻ tự tin
hơn về bản thân.Khen ngợi tạo động lực để trẻ làm những điều tốt hơn nữa.
Chính vì vậy mà trong mọi hoạt động tôi luôn tận dụng những lời khen đúng
cách chưa cần nhìn vào kết quả mà nhìn vào quá trình trẻ hoạt động, khích lệ

động viên những trẻ cố gắng, khen ngợi những trẻ có những sáng tạo, tích cực
khi hoạt động.
Ngoài việc động viên khen ngợi sự cố gắng, sự sáng tạo của mỗi cá nhân trẻ
tơi cịn chú ý đến khen ngợi các nhóm chơi có sự đồn kết và tạo ra sản phẩm
với sự thống nhất ý kiến của các thành viên trong nhóm
Bên cạnh việc động viên khen ngợi bằng lời, hoạt động nêu gương cuối
ngày với các nhóm,cá nhân có sự tiến bộ, hoạt động tích cực, sáng tạo sẽ được
lên cắm hoa bé ngoan trên bảng thia đua của lớp. Điều đó khiến các bé vơ cùng
thích thú và sẽ tiếp tục cố gắng để được cắm cờ vào những lần tiếp theo.
3.6. Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh
Giáo dục cần bắt đầu từ gia đình, nơi trẻ được tiếp xúc với các nhận thức về
xã hội và thế giới tự nhiên đầu tiên.
Vấn đề ở đây đặt ra ở đây là các bậc phụ huynh không thực sự hiểu rõ về
phương pháp STEAM và quan trọng hơn là hiểu về cách học của trẻ ở độ tuổi
mầm non để có cách hỗ trợ trẻ tốt nhất cùng giáo viên. Chính vì vậy, tơi thường
xun trao đổi với các bậc phụ huynh trong giờ đón trả trẻ, chia sẻ các kênh
thơng tin về hoạt động STEAM trong zalo nhóm lớp… để các bậc phụ huynh
hiểu, nắm được về phương pháp STEAM và phối hợp với giáo viên về mặt cung
cấp kiến thức cho trẻ về các nội dung mà giáo viên yêu cầu trẻ phải chuẩn bị để
chia sẻ trong các hoạt động.
Đồ dùng phục vụ cho hoạt động STEAM là vô cùng phong phú về thể loại,
chất liệu…để khơi dậy sự sáng tạo ở trẻ. Chính vì vậy ở mỗi sự kiện,hoạt động
khác nhau, tôi thường trao đổi với phụ huynh sưu tầm những đồ dùng, nguyên
10/14


vật liệu có sẵn, nguyên vật liệu tái chế mang ra lớp để cô và trẻ hoạt động. Phụ
huynh rất nhiệt tình đóng góp, ủng hộ vì vậy thế giới đồ dùng, đồ chơi phục vụ
cho hoạt động STEAM ở lớp là vơ cùng phong phú. Điều đó khiến các bậc phụ
huynh hiểu rằng học liệu không quá đắt nhưng các con sẽ có được nhiều điều

vơ cùng giá trị.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Sau khi áp dụng một số biên pháp nêu trên cho trẻ ở lớp tôi, tôi khảo sát các
mức độ nhận thức của trẻ vào tháng 3/2021 và so sánh với đầu năm như sau:
Đầu năm

S: Khoa học

10/32

31,2

Chưa đạt
Tỉ lệ
Số trẻ
%
68,8
22/32

T: Cơng
nghệ

14/32

43,8

18/32

E: Kĩ thuật


10/32

31,2

22/32

A: Nghệ
thuật

16/32

50

16/32

M: Tốn học

12/32

37,5

20/32

Mức độ
nhận thức

Đạt
Tỉ lệ
Số trẻ
%


Tháng 3/2021

56,2
68,8
50
62,5

Đạt

Chưa đạt
Tỉ lệ
Số trẻ
%

Số trẻ

Tỉ lệ
%

28/32

87,5

4/32

12,5

30/32


93,7

2/32

6,3

26/32

81,2

6/32

18,8

30/32

93,7

2/32

6,3

29/32

90,6

3/32

9,4


Như vậy khi so sánh số liệu trên bảng khảo sát ta thấy các lĩnh vực khoa
học, công nghê, kĩ thuật, tốn học và nghệ thuật có sự thay đổi rõ rệt. Tỉ lệ % trẻ
chưa đạt giảm đi đáng kể so với lần khảo sát mức độ nhận thức của trẻ đầu năm
học đặc biệt có sự thay đổi nhiều nhất là ở các lĩnh vực: khoa học, công nghê, kĩ
thuật, toán học.
* Đối với bản thân:
- Cần tạo ra một môi trường học liệu phong phú, cơ hội sẵn sàng cho trẻ
tham gia vào các hoạt động STEAM.
- Sử dụng các đồ dùng tái chế như: Chai lọ, vỏ hộp, ống hút, dây buộc các
loại, túi giấy… đó là nguồn nguyên liệu không quá đắt nhưng trẻ sẽ nhận ra
được nhiều điều vô cùng giá trị
- Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc, cọ sát với thế giới xung quanh để tăng
cường sự tự tin và mạnh dạn, mở rộng hiểu biết với thế giới bên ngoài.
- Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và hãy kiên nhẫn với các câu hỏi “đến cùng”
của trẻ. Những câu hỏi “Tại sao?” “vì sao?” xuất hiện càng nhiều với con bạn là
điều đáng mừng cho mầm mống của một nhà khoa học trong tương lai.
11/14


- Đưa kiến thức khoa học đến gần trẻ làm sao thật tự nhiên, bất ngờ đối
với trẻ
- Tích cực hơn trong việc nghiên cứu tài liệu mới để mang lại nhiều hoạt
động ngoài trời thú vị hơn, phù hợp nội dung chương trình, phù hợp với nhu cầu
tìm hiểu của trẻ.
* Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh nhận thấy chính bản thân họ có sự thay đổi rõ rệt trong phương
pháp dạy học cho con: khơng cịn cứng nhắc, lý thuyết mà thay vào đó học đã
biết vừa học, vừa chơi với con
- Họ vui mừng khi con mình thay đổi rõ rệt trong cách cảm nhận, tìm hiểu
về thế giới xung quanh khi ở nhà: hay thích ra ngoài chơi với đất, đá, cát sỏi,

cây… tự làm đồ chơi ở nhà,hay đặt cho cha mẹ những câu hỏi ‘vì sao?”, “tại
sao”… điều mà trước đây trẻ rất ít làm.
- Phụ huynh rất vui khi con được tiếp cận với chương trình giáo dục mới
hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
* Đối với trẻ:
- Kĩ năng của trẻ tốt hơn, đặc biệt là kĩ năng hoạt động nhóm tốt hơn.
- Một vài trẻ bày tỏ quan điểm của mình trước một vấn đề khi trẻ cho rằng
nó chưa đúng- điều mà trước đây chưa có ở lớp tơi.
- Trẻ tích cực và say mê trong việc thử nghiệm để tạo ra sản phẩm.
- Những trẻ nhút nhát, ít khi muốn trình bày ý kiến của mình thì nay trẻ đã
mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến của mình.

12/14


C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Từ những biện pháp nêu trên, tôi đã thực hiện với trẻ lớp tôi trong năm học
2020- 2021 này, đến nay tôi nhận thấy kết quả rất khả quan. Điều đó chứng tỏ
việc áp dụng phương pháp STEAM vào các hoạt động giáo dục đã trang bị cho
trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học,
cơng nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và tốn học. Các kiến thức và kỹ năng này phải
được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp trẻ không chỉ hiểu biết về
ngun lý mà cịn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc
sống hằng ngày. Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực
tiễn, sẽ tạo ra những con người có năng lực làm việc một cách sáng tạo đáp ứng
nhu cầu thiết yếu mà xã hội yêu cầu.
2. Bài học kinh nghiệm:
Sau gần một năm học áp dụng việc lồng ghép phương pháp STEAM trong
giảng dạy, mặc dù kinh nghiệm của tơi cịn nhiều khiêm tốn nhưng được sự giúp

đỡ sát sao của Ban giám hiệu nhà trường cũng như từ hội đồng chuyên môn của
nhà trường và các đồng nghiệp, tôi đã rút ra được rất nhiều kiến thức, nhiều bài
học bổ ích cho bản thân mình:
- Thường xuyên tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn đưa các phương pháp mới để tổ chức các hoạt
động cho trẻ.
- Xây dựng các dự án phù hợp với nội dung học, đặc điểm tâm sinh lý và sự
phát triển của trẻ.
- Giáo viên sẽ là người luôn lắng nghe đa chiều và mang lại cho trẻ một nền
tảng kiến thức thực tế ngay từ khi cịn nhỏ.
- Khuyến khích các bé tự do thử sức với nhiều ý tưởng khác nhau, và
không để cho cảm giác “sợ sai” kiềm chế khả năng của mình.
- Lắng nghe ý kiến đóng góp, xây dựng, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động
để giúp trẻ phát triển tốt hơn.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh để tạo điều kiện
cho trẻ được tham gia vào các hoạt động lồng ghép STEAM mọi lúc mọi nơi.
3. Khuyến nghị :
* Đối với Phòng GD&ĐT:
- Tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề về cách tiếp cận phương
pháp Steam trong giáo dục mầm non cho tất cả các giáo viên chưa hoặc đã được
tham gia khóa học để họ hiểu sâu hơn nữa về phương pháp giáo dục Steam.

13/14


- Tổ chức các buổi tham quan, kiến tập, dự giờ các trường mầm non đã ứng
dụng phương pháp Steam thành cơng trong q trình giáo dục trẻ trên địa bàn
thành phố để học hỏi kinh nghiệm về cách tổ chức và lồng ghép hình thức giáo
dục đó trong chương trình giáo dục mầm non hiện hành.
* Đối với Ban giám hiệu nhà trường:

- Tổ chức nhiều hơn nữa những buổi kiến tập, dự giờ tại trường những lớp
có giáo viên có phương pháp Steam hay,sáng tạo,để các giáo viên cùng trao
đổi,chia sẻ về cách ứng dụng phương pháp Steam trong các hoạt động giáo dục
một cách hiệu quả đạt được mục tiêu giáo dục của độ tuổi.
- Bổ sung thêm các tài liệu tham khảo cho giáo viên, đặc biệt là tài liệu về
phương pháp giáo dục STEAM.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có kết quả tốt trong các
hoạt động giáo dục tại lớp tơi trong năm học vừa qua. Vì khả năng có hạn nhưng
được tơi rút ra từ thực tiễn giảng dạy, tôi muốn viết sáng kiến kinh nghiệm này
rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và của
các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

14/14


PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG ĐẦU NĂM
Mức độ nhận
thức

Đạt

Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ %

Số trẻ

Tỉ lệ %


S: Khoa học

10/32

31,2

22/32

68,8

T: Công nghệ

14/32

43,8

18/32

56,2

E: Kĩ thuật

10/32

31,2

22/32

68,8


A: Nghệ thuật

16/32

50

16/32

50

M: Toán học

12/32

37,5

20/32

62,5

15/14


PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN
Tháng 2/2020

Đầu năm
Mức độ nhận
thức


Đạt

Chưa đạt

Đạt

Chưa đạt

Số
trẻ

Tỉ lệ
%

Số
trẻ

Tỉ lệ
%

Số
trẻ

Tỉ lệ
%

Số
trẻ

Tỉ lệ

%

S: Khoa học

10/32

31,2

22/32

68,8

28/32

87,5

4/32

12,5

T: Cơng nghệ

14/32

43,8

18/32

56,2


30/32

93,7

2/32

6,3

E: Kĩ thuật

10/32

31,2

22/32

68,8

26/32

81,2

6/32

18,8

A: Nghệ thuật

16/32


50

16/32

50

30/32

93,7

2/32

6,3

M: Tốn học

12/32

37,5

20/32

62,5

29/32

90,6

3/32


9,4

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP
STEAM TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 3- 4 TUỔI.
16/14


Hình ảnh 1: Mơi trường lớp học (Minh chứng cho biện pháp 3- trang )

Hình ảnh 2: Trẻ trong giờ hoạt động khám phá (Minh
chứng cho biện pháp 4)

17/14


Hình ảnh 3: Trẻ trong giờ hoạt động tạo hình (Minh chứng cho biện pháp 4)

Hình ảnh 4: Trẻ lên cắm hoa bé
ngoan (Minh chứng cho biện pháp
5)

Hình ảnh 5: Cô giáo trao đổi với
phụ huynh (Minh chứng cho biện
pháp 6)

18/14




×