Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cải thiện điều kiện lao động của công nhân làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm tại công ty môi trường đô thị hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.88 KB, 5 trang )

“TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn cải thiện điều kiện lao động của công nhân làm công việc nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm tại Công ty môi trường đô thị Hà Nội, ngoài phần mở đầu và kết luận,
luận văn bao gồm 3 chương. Mỗi chương đề cập tới một vấn đề về điều kiện lao động và
cải thiện điều kiện lao động cho công nhân làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
tại Công ty Môi trường đô thị Hà Nội. Nội dung luận văn được trình bày ngắn gọn như
sau:
Phần mở đầu: Tập trung vào nội dung tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của đề tài nghiên
cứu.
Người lao động luôn là yếu tố trung tâm trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp, là
tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Điều kiện lao động khơng được đảm bảo an tồn,
xảy ra tai nạn lao động khơng chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động
mà còn làm thiệt hại về kinh tế cũng như ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.Chính vì
thế cải thiện điều kiện lao động, giúp cho người lao động được làm việc trong điều kiện an
tồn góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người lao động là vấn đề ngày càng được các
doanh nghiệp quan tâm.
Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (sau đây gọi tắt là Công ty) là doanh nghiệp
dịch vụ cơng ích trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, có nhiệm vụ chính là thu gom,
vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, y tế, công nghiệp, xây dựng... đảm bảo vệ sinh môi
trường sạch sẽ và trong lành cho Thủ đơ Hà Nội, góp phần quan trọng bảo vệ sức khỏe
cho người dân.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo vệ sinh mơi trường của Thành phố thì người
công nhân của Công ty đã phải lao động vất vả, phải làm việc trong điều kiện không
thuận lợi như: tiếp xúc trực tiếp với rác thải, phải làm việc ngoài trời và chủ yếu là làm
việc vào ban đêm... Những ĐKLĐ không thuận lợi này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức
khỏe người lao động đặc biệt là công nhân làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
(NNĐHNH) của Công ty.


Xuất phát từ thực tế đó tác giả quyết định chọn đề tài: “Cải thiện điều kiện lao


động của công nhân làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại Công ty Môi
trường đô thị Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp. Luận văn được thực hiện với mong muốn
đưa ra được các đề xuất nhằm cải thiện ĐKLĐ đối với công nhân làm công việc
NNĐHNH của Công ty. Qua đó, Cơng ty có thể cải thiện ĐKLĐ cũng như đảm bảo sức
khỏe cho cơng nhân, góp phần giúp cho Công ty ổn định và phát triển.Trong luận văn
này, tác giả sử dụng phương pháp hồi cứu số liệu về đo môi trường lao động, kết quả
khám sức khỏe định kỳ, các báo cáo thống kê TNLĐ tại Công ty và phương pháp khảo
sát 360 công nhân làm công việc NNĐHNH của 06 chi nhánh gồm: công nhân thu gom
rác, công nhân xúc, san bãi rác, công nhân lái, vận hành các loại xe chuyên dùng chở
phân, rác; công nhân lái máy ủi rác; công nhân chế biến rác; công nhân thu dọn nhà vệ
sinh công cộng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng ĐKLĐ của công nhân làm công việc
NNĐHNH của Công ty, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện ĐKLĐ của công
nhân. Qua đó giúp cho lãnh đạo Cơng ty có các giải pháp để cải thiện ĐKLĐ đối với
công nhân làm công việc NNĐHNH góp phần bảo vệ sức khỏe cho cơng nhân, giúp cho
Công ty được phát triển ổn định. Những giải pháp này cũng có thể được tham khảo và
ứng dụng cho các doanh nghiệp làm công tác vệ sinh mơi trường trên địa bàn thành phố.
Chương 1: Trình bày cơ sở lý luận về điều kiện lao động và cải thiện điều kiện lao
động trong doanh nghiệp. Nội dung của chương 1 được tham khảo và tổng hợp lại từ giáo
trình tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp của Trường Đại học KTQD và Báo cáo
tổng hợp phương pháp xác định nghề NNĐHNH của Cục an toàn lao động- Bộ
LĐTBXH. Ngồi ra, luận văn cịn tham khảo một số tài liệu khác có liên quan đến điều
kiện lao động và cải thiện điều kiện lao động.
Nội dung chương 1 mở đầu bằng việc trình bày về khái niệm ĐKLĐ, các yếu tố
của ĐKLĐ, các phương pháp đánh giá về ĐKLĐ và các tiêu chí xác định nghề nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trong Chương này, Tác giả đã tập trung phân tích các vấn đề lý luận cơ bản về
điều kiện lao động và cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp: đi sâu phân tích


các quan điểm của các tác giả khác nhau về ĐKLĐ, phân tích các yếu tố của ĐKLĐ, các

phương pháp đánh giá về ĐKLĐ…
Tác giả cũng đi sâu phân tích khái niệm về công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm và các cơ sở để xác định một công việc là nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đồng thời
nêu một số chế độ đặc thù mà người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được
hưởng theo quy định của Nhà nước.
Luận văn đã khái quát lại các biện pháp chính nhằm cải thiện ĐKLĐ trong doanh
nghiệp, phân tích một số kinh nghiệm của các nước trên thế giới và của một số doanh
nghiệp Việt Nam về cải thiện ĐKLĐ cho công nhân thực hiện công việc NNĐHNH và
rút ra một số bài học cho Công ty Môi trường đơ thị Hà Nội.
Chương 2: Nội dung chính của chương này tập trung phân tích thực trạng ĐKLĐ
và cải thiện ĐKLĐ cho công nhân làm công việc NNĐHNH tại Công ty Mơi trường Đơ
thị Hà Nội.
Trước tiên, luận văn trình bày khái quát về Công ty Môi trường đô thị Hà Nội để
người đọc có thể hiểu sơ lược về q trình hình thành và phát triển của Cơng ty; chức
năng và nhiệm vụ của Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội và đặc điểm cơ bản về hoạt
động sản xuất kinh doanh tại Công ty.
Luận văn đi sâu vào phân tích theo hướng và các nội dung phân tích đã được trình
bày trong Chương 1 được áp dụng trong thực tế tại Công ty Môi trường đô thị Hà Nội.
Trong chương này, tác giả đi sâu phân tích các yếu tố của ĐKLĐ như yếu tố vệ sinh
phòng bệnh, yếu tố tâm sinh lý lao động, yếu tố tâm lý xã hội... đánh giá xem các yếu tố
này phù hợp hay không phù hợp với tiêu chuẩn, đánh giá ĐKLĐ qua báo cáo thống kê về
tình hình TNLĐ cũng như phân tích những ý kiến đánh giá và cảm nhận của công nhân
về ĐKLĐ.Trong chương này, tác giả cũng đi sâu phân tích tình hình sức khỏe, bệnh tật
cũng như cảm giác đau mỏi của công nhân làm công việc NNĐHNH trong và sau ca làm
việc để biết được ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe của công nhân như thế
nào.
Từ tất cả các nghiên cứu về ĐKLĐ của công nhân làm công việc NNĐHNH tại
Công ty Môi trường đô thị Hà Nội cho thấy trong q trình 56 năm phát triển, Cơng ty Mơi



trường đô thị Hà Nội không ngừng nghiên cứu, cải tiến phương tiện, máy móc thiết bị, thực
hiện nhiều biện pháp cải thiện điều kiện lao động cho người lao động nói chung và cơng
nhân làm cơng việc NNĐHNH nói riêng. Công ty đã quan tâm đến đầu tư phương tiện thiết
bị, nghiên cứu cải tiến máy móc, thiết bị, tuân thủ các quy định của Nhà nước về thực hiện
chế độ cho công nhân làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm như bồi dưỡng độc hại
bằng hiện vật, định kỳ tổ chức huấn luyện an toàn lao động, cấp phát đầy đủ phương tiện
bảo vệ cá nhân cho công nhân làm công việc NNĐHNH. Tuy nhiên, hiện nay ĐKLĐ của
cơng nhân làm cơng việc NNĐHNH vẫn cịn nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sức
khỏe, tính mạng của công nhân như: công nhân phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với
rác thải, hôi thối, độc hại, nhiều vi khuẩn gây bệnh, phải làm việc với cường độ lớn, căng
thẳng, mệt mỏi, tư thế làm việc bất lợi. Cơng nhân phải làm việc ngồi đường có nhiều
phương tiện giao thông qua lại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn cho công nhân trong
khi làm việc. Công ty đã thực hiện một số chế độ của công nhân làm công việc
NNĐHNH như bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật, khám sức khỏe định kỳ nhưng việc tổ
chức thực hiện chưa đúng quy định. Một trong những nguyên nhân của các hạn chế nêu
trên do điều kiện sản xuất của Công ty không tập trung, công nghệ thu gom, xử lý rác
chưa đáp ứng kịp với sự phát triển của xã hội. Cơng nghệ xử lý rác cịn lạc hậu dẫn đến
công nhân phải làm việc trong điều kiện khơng thuận lợi.
Chương 3: Chương này trình bày các giải pháp và kiến nghị cải thiện điều kiện lao
động cho công nhân làm công việc NNĐHNH tại Công ty Môi trường đô thị Hà Nội và
kết luận.
Trong chương 3, trên cơ sở định hướng phát triển của Công ty, tác đã đưa ra một
số giải pháp nhằm cải thiện ĐKLĐ cho công nhân làm việc trong điều kiện NNĐHNH
của Công ty.
Từ thực trạng về ĐKLĐ được đề cập tại chương 2, tác giả đưa ra một số giải pháp
để cải thiện ĐKLĐ như: cần phải áp dụng cơ giới hóa trong cơng tác thu gom rác thải để
hạn chế việc công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với rác thải, giảm được nguy cơ tai nạn lao
động do các phương tiện giao thông gây ra; đối với khối công nhân xử lý rác cần phải tổ
chức sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, điều chỉnh thời gian làm việc đối với công nhân làm



việc ngoài trời nhằm hạn chế tác hại của vi khí hậu. Đặc biệt cơng tác khám tuyển cần
được làm chặt chẽ, những người làm việc ở nơi có nhiều yếu tố độc hại phải có sức khoẻ
tốt, khơng tuyển những người có cơ địa dị ứng với các loại hơi khí độc SO2, NO2…Bên
cạnh đó cũng kiến nghị Cơng ty cần rà sốt đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận
một số chức danh công việc là công việc NNĐHNH để đảm bảo quyền lợi cho người lao
động.
Luận văn đã sử dụng kết hợp các phương pháp tổng hợp, phân tích, điều tra khảo sát
bằng bảng hỏi để đánh giá về thực trạng ĐKLĐ tại Công ty cũng như tình hình sức khỏe
của cơng nhân làm cơng việc NNĐHNH. Từ đó các đánh giá, nhận xét được đưa ra khách
quan hơn; các giải pháp tác giả đưa ra có tính hữu dụng hơn. Nội dung phân tích cũng có
những điểm mới đó là đưa ra các giải pháp cải thiện ĐKLĐ của công nhân làm công việc
NNĐHNH trong lĩnh vực đặc thù về vệ sinh môi trường đô thị.
Tuy nhiên, luận văn vẫn còn một số điểm thiếu sót, hạn chế. Luận văn mới chỉ đánh
giá ĐKLĐ qua các số liệu về vi khí hậu, thống kê TNLĐ, kết quả khám sức khỏe và cảm
nhận của người lao động về ĐKLĐ. Yếu tố tâm sinh lý lao động mới chỉ được đánh giá
qua cảm nhận của người lao động mà chưa được đo, khám trực tiếp trên công nhân các
test về căng thẳng thần kinh tâm lý, gánh nặng thể lực…
Nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu học viên sẽ nghiên cứu sâu về cải thiện
ĐKLĐ tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh mơi trường đơ thị trong
nước cũng như nước ngồi để rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm cải thiện ĐKLĐ tại
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.”



×