Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá mức độ phù hợp của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ định hướng không gian sử dụng bền vững đất đai huyện hoài ân tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

PHAN THANH VŨ

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA CÁC LOẠI HÌNH SỬ
DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG
KHƠNG GIAN SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT ĐAI HUYỆN
HỒI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

PHAN THANH VŨ

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA CÁC LOẠI HÌNH SỬ
DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG
KHƠNG GIAN SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT ĐAI HUYỆN
HỒI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8850103.01
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Cao Huần



XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

GS.TS. Nguyễn Cao Huần

PGS.TS. Phạm Quang Tuấn

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình.
Các số liệu, kết quả được trình bày tại luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn

Phan Thanh Vũ

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận văn này, lời đầu tiên tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể các giáo sư, các nhà khoa học, thầy

giáo, cô giáo của Trường Đại học Khoa học và Tự nhiên, Trường Đại học Quy
Nhơn đã tận tình truyền đạt kiến thức chỉ bảo tôi trên con đường học tập nghiên cứu
khoa học.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Cao Huần người
hướng dẫn luận văn của tôi, đã giành nhiều tâm huyết, trí tuệ của mình, định hướng
khoa học và ln động viên khích lệ tơi hồn thành luận văn một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cá nhân, tập thể và cơ quan nêu trên đã
giúp đỡ, khích lệ và tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện
đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Phan Thanh Vũ

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết .........................................................................................................1
2. Mục tiêu..................................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
5. Cơ sở tài liệu ..........................................................................................................3
6. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................3
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............4
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan ...............................................4

1.1.1. Đánh giá và phân hạng thích nghi đất đai .................................................4
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................................4
1.1.2. Ở Việt Nam ...................................................................................................6
1.1.3. Tại Bình Định và Hồi Ân ..........................................................................9
1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá thích hợp sử dụng đất nơng nghiệp ....................10
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ..........................................................................10
1.2.2. Một số vấn đề cơ bản về đánh giá đất theo chỉ dẫn của FAO được lựa
chọn và áp dụng ........................................................................................................13
1.2.3. Sử dụng và quản lý đất đai nông nghiệp bền vững ....................................18
1.2.4 Quan điểm, phương pháp và quy trình các bước thực hiện luận văn ......21
1.3. Quy trình các bước thực hiện luận văn ..........................................................29
Tiểu kết chương 1. ...................................................................................................31

iii


CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG
SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN HOÀI ÂN .....................................................................32
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ............................................................32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................32
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..........................................................................39
2.2. Tình hình sử dụng đất đai huyện Hoài Ân ....................................................44
2.2.1. Cơ cấu đất đai theo loại sử dụng ................................................................44
2.2.2. Hiện trạng sử dụng nhóm đất nơng nghiệp .............................................45
2.2.3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ở huyện Hoài Ân ....................47
2.2.4. Đất chưa sử dụng.......................................................................................49
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................50
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI CHO PHÁT
TRIỂN NƠNG NGHIỆP HUYỆN HỒI ÂN ......................................................51
3.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Hoài Ân ...........................................51

3.1.1. Xác định các chỉ tiêu phân cấp .................................................................51
3.1.2. Xây dựng các bản đồ đơn tính ..................................................................53
3.1.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Hoài Ân ......................................65
3.2. Đánh giá, phân hạng thích nghi đất đai đối với một số loại cây trồng huyện
Hoài Ân.....................................................................................................................68
3.2.1. Xác định yêu cầu sử dụng các loại cây trồng ...........................................68
3.2.2. Xây dựng trọng số đánh giá thích nghi đất đai cho huyện Hồi Ân ......70
3.2.3. Xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai .......................................73
3.3. Đánh giá kết quả phân hạng thích nghi đất đai huyện Hồi Ân .................77
3.3.1. Tổng hợp thích nghi đất đai các loại cây trồng ........................................77
3.3.2. Đánh kết quả đánh giá thích nghi với hiện trạng và quy hoạch sử dụng
đất ..............................................................................................................................79
iv


3.4. Định hướng không gian sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững
huyện Hoài Ân .........................................................................................................84
3.5. Đề xuất một số giải pháp khai thác, sử dụng bền vững đất nơng nghiệp tại
huyện Hồi Ân .........................................................................................................85
3.5.1. Giải pháp về khoa học công nghệ .............................................................85
3.5.2. Giải pháp về huy động nguồn vốn ............................................................85
3.5.3. Giải pháp về chính sách ............................................................................86
3.5.4. Giải pháp về thị trường..............................................................................87
3.5.6. Giải pháp về tuyên truyền, vận động ........................................................87
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................888
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................89
1. Kết luận .. ............................................................................................................89
2. Kiến nghị ............................................................................................................900
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................911
PHỤ LỤC ................................................ Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.7


v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Từ đầy đủ

1

AHP

Analytical Hierarchy Process (Phương pháp phân tích thứ bậc)

2

BHYT

Bảo hiểm y tế

3

CI

Consistency index (Chỉ số nhất quán ngẫu nhiên)

4


CR

Consistency ratio (Hệ số nhất quán)

5

CSHT

Cơ sở hạ tầng

6

DEM

Digital Eleation Model (Mô hình số độ cao)

7

ĐGTN

Đánh giá thích nghi

8

DTTN

Diện tích tự nhiên

9


ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

10

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

11

FAO

12

GIS

Geographic Information System (Hệ thông tin địa lý)

13

GTSX

Giá trị sản xuất

14

KT – XH


Kinh tế - xã hội

15

LMU

Đơn vị đất đai

16

LUT

Loại hình sử dụng đất

17

PTBV

Phát triển bền vững

18

QH

Quy hoạch

Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)


6


19

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

20

TPCG

Thành phần cơ giới

21

RI

22

UBND

Random index (Chỉ số ngẫu nhiên xác định theo số lượng
nhân tố)
Ủy ban Nhân dân
The United Nations Educational, Scientific and Cultural

23


UNESCO

Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên Hiệp Quốc)

7


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp cấu trúc phân hạng thích nghi đất đai theo FAO .....................17
Bảng 1.2: Phân loại tầm quan trọng tương đối của Saaty .........................................27
Bảng 1.3: Phân loại chỉ số ngẫu nhiên (RI) ..............................................................28
Bảng 2.1: Cơ cấu GDP năm 2010, 2015, 2019 .........................................................39
Bảng 2.2: Tình hình thay đổi dân số năm 2010 – 2019 (Đơn vị: người) ..................44
Bảng 2.3: Diện tích, cơ cấu nhóm đất nơng nghiệp năm 2019 .................................45
Bảng 2.4: Diện tích, cơ cấu nhóm đất phi nơng nghiệp năm 2019 ...........................47
Bảng 2.5: Diện tích, cơ cấu nhóm đất chưa sử dụng năm 2019 ...............................49
Bảng 3.1: Chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu các tính chất đất đai huyện Hoài Ân ..........51
Bảng 3.2: Phân cấp chỉ tiêu nhệt độ và lượng mưa...................................................56
Bảng 3.3: Phân cấp chỉ tiêu loại đất ..........................................................................56
Bảng 3.4: Phân cấp chỉ tiêu độ dốc ...........................................................................59
Bảng 3.5: Phân cấp chỉ tiêu thành phần cơ giới ........................................................60
Bảng 3.6: Phân cấp chỉ tiêu khả năng tưới ................................................................63
Bảng 3.7: Phân cấp chỉ tiêu tầng dày ........................................................................65
Bảng 3.8: Tổng hợp yêu cầu sử dụng đất cây lúa………………………………… 69
Bản 3.9: Tổng hợp yêu cầu sử dụng đất cây hoa màu ..............................................69
Bảng 3.10: Yêu cầu sử dụng đất cây ăn quả .............................................................70
Bảng 3.11: Ma trận so sánh cặp các chỉ tiêu thích nghi cây lúa ...............................71
Bảng 3.12: Ma trận so sánh cặp các chỉ tiêu thích nghi cây hoa màu ......................71

Bảng 3.13: Ma trận so sánh cặp các chỉ tiêu thích nghi cây ăn quả ..........................72
Bảng 3.14: Tổng hợp phân hạng thích nghi cây lúa huyện Hồi Ân ........................77
Bảng 3.15: Tổng hợp phân hạng thích nghi cây hoa màu huyện Hồi Ân ...............78
Bảng 3.16: Tổng hợp phân hạng thích nghi cây ăn quả huyện Hoài Ân ..................79
Bảng 3.17: Quy mô và địa điểm quy hoạch phát triển một số cây ăn quả theo hướng
thực hành nông nghiệp tốt .........................................................................................83
Bảng 3.18: So sánh hiện trạng sử dụng và kết quả nghiên cứu………………………..84


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cấu trúc thứ bậc AHP ...............................................................................25
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu của luận văn..................................................30
Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu các nhóm đất huyện Hồi Ân ... Lỗi! Thẻ đánh dấu khơng
được xác định.
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu đất đai theo loại hình sử dụng huyện Hoài Ân năm 2019 45
Hình 3.1: Sơ đồ ảnh thơng tin khí tượng các khu vực trên thế giới ..........................53
Hình 3.2: Bản đồ lượng mưa huyện Hoài Ân ...........................................................54
Hình 3.3: Bản đồ nhiệt độ huyện Hoài Ân ................................................................55
Hình 3.4: Bản đồ thổ nhưỡng huyện Hoài Ân ..........................................................57
Hình 3.5: Bản đồ độ dốc huyện Hoài Ân ..................................................................58
Hình 3.6: Bản đồ thành phần cơ giới huyện Hoài Ân ...............................................61
Hình 3.7: Bản đồ khả năng tưới huyện Hoài Ân.......................................................62
Hình 3.8: Bản đồ tầng dày huyện Hoài Ân ...............................................................64
Hình 3.9: Bản đồ đơn vị đất đai huyện Hoài Ân .......................................................66
Hình 3.10: Bản đồ phân hạng thích nghi cây lúa huyện Hồi Ân ............................74
Hình 3.11: Bản đồ phân hạng thích nghi cây hoa màu huyện Hoài Ân ....................75
Hình 3.12: Bản đồ phân hạng thích nghi cây ăn quả huyện Hồi Ân .......................76
Hình 3.13: Đánh giá hiện trạng sản xuất ...................................................................81



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong mọi thời đại đất đai ln là nguồn tài ngun có ý nghĩa quan trọng
nhất đối với sản xuất và đời sống của xã hội lồi người. Đặc biệt là đối với sản xuất
nơng lâm nghiệp, đất đai là yếu tố đầu vào không thể thiếu, vừa là đối tượng lao
động, vừa là phương tiện lao động với mối liên hệ chặt chẽ đến độ phì nhiêu và quá
trình sinh học tự nhiên của đất.
Đánh giá tiềm năng đất đai, đánh giá phù hợp các loại hình sử dụng đất nhằm
chỉ ra khả năng sử dụng đất cho đối tượng cụ thể, nhằm nâng cao năng suất cây
trồng, giảm chi phí là hết sức cần thiết cho quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất
của lãnh thổ. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay công tác này chưa được đầu tư thực
hiện và ngày càng ít được quan tâm trong cơng tác lập quy hoạch sử dụng đất ở các
cấp hành chính, trong đó có cấp huyện.
Sử dụng đất đai bền vững là xu thế tất yếu của nhân loại thông qua việc xác
định và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo hài hồ lợi ích về kinh tế, xã hội
và mơi trường cho cả hiện tại và trong tương lai, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí
hậu tồn cầu và an ninh lương thực.
Điều tra cơ bản về đất đai làm cơ sở để đánh giá phân hạng thích nghi đất đai
còn là một nhiệm vụ của quản lý nhà nước về đất đai hiện nay theo Luật đất đai
2013. Thực hiện nhiệm vụ này sẽ tạo tiền đề đánh giá tốt hiệu quả sử dụng đất đai
phục vụ định hướng sử dụng đất đai bền vững [32].
Hoài Ân là huyện trung du với diện tích khá rộng, khoảng 753,2 km2; chiếm
12% diện tích tự nhiên tồn tỉnh; địa hình đa dạng, đồi núi xen kẽ với đồng bằng,
thung lũng. Tuy có diện tích đất tự nhiên khá lớn nhưng Hồi Ân chỉ có chưa đầy
15,37% là đất sản xuất nơng nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp có 58.720,8 ha, chiếm
77,96%. Đất đai Hồi Ân, do vậy, thích hợp để trồng các loại cây lương thực, cây
ăn quả và cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao như: lúa, ngô, mì, bưởi, đào chuối,
tiêu… Dân số sống ở nông thôn trong huyện chiếm trên 90%, nên nhu cầu sử dụng
đất phù hợp với quy luật tự nhiên và đem lại hiệu cao là nhu cầu tất yếu [5, 6].


1


Để đáp ứng được mục tiêu sử dụng đất nông nghệp hiệu quả, đề tài luận văn
được lựa chọn “Đánh giá mức độ phù hợp của các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp phục vụ định hướng không gian sử dụng bền vững đất đai huyện Hồi
Ân, tỉnh Bình Định”.
2. Mục tiêu
Đánh giá được mức độ phù hợp của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
chủ yếu, đề xuất định hướng không gian và giải pháp quản lý sử dụng đất theo
hướng bền vững trong sản xuất nông nghiệp huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu và xác lập cơ sở lý luận, phương pháp
nghiên cứu, đánh giá thích hợp của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ
sử dụng đất theo hướng bền vững.
- Đặc điểm các điều kiện tự nhiên, KT – XH và ảnh hưởng của các chúng tới
sử dụng đất nông nghiệp huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
- Đặc điểm đơn vị đất đai huyện Hoài Ân (kèm theo bản đồ đơn vị đất đai).
- Đặc điểm các loại hình đất nông nghiệp chủ yếu của huyện Hoài Ân.
- Đánh giá mức độ phù hợp của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp so với
tiềm năng đất đai huyện Hoài Ân.
- Định hướng không gian và các giải pháp quản lý sử dụng đất theo hướng
bền vững huyện Hoài Ân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các đơn vị đất đai và các loại hình sử dụng đất
nơng nghiệp chủ yếu của huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định.
- Phạm vi về khơng gian: Huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định.
- Phạm vi về khoa học: Đề tài tập trung cho nghiên cứu, đánh giá mức độ
phù hợp của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ quản lý sử dụng đất

theo hướng bền vững.

2


5. Cơ sở tài liệu
Có sở dữ liệu sử dụng cho luận văn, bao gồm:
- Các công trình nghiên cứu có liên quan (Đánh giá, phân hạng đất đai, đất
đai, …..) đã công bố.
- Các bản đồ về một số yếu tố chủ yếu, bao gồm Bản đồ Hiện trạng sử dụng
đất huyện Hồi Ân (Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Bình Định); Bản đồ đất
huyện Hoài Ân tỉnh Bình Định, Bản đồ Hành chính huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định.
- Các số liệu về kinh tế - xã hội của huyện của huyện Hoài Ân (Niên giám
Thống kê huyện Hoài Ân, 2018, 2019 do chi cục Thống kê huyện Hoài Ân phát
hành.; Báo cáo tình hình KT – XH năm 2019 – 2020 của UBND huyện Hoài Ân).
và Kết quả Kiểm kê đất đai huyện Hoài Ân năm 2019.
- Các dữ liệu điều tra, khảo sát của học viên có được trong quá trình thực
hiện Luận văn.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và phụ lục, nội dung chính của luận
văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất
huyện Hồi Ân.
Chương 3: Đánh giá, phân hạng thích nghi đất đai cho phát triển nơng nghiệp
huyện Hồi Ân.

3



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Đánh giá và phân hạng thích nghi đất đai
1.1.1. 1. Trên thế giới
Đánh giá và phân hạng thích nghi đất đai được nghiên cứu và áp dụng từ lâu
trong sản xuất nơng nghiệp. Đánh giá đất đai có vai trị rất quan trọng trong việc sử
dụng tài nguyên đất đai bền vững và trở thành công cụ thiết yếu cho việc quy hoạch,
bố trí sử dụng đất hợp lý [30]. Đánh giá đất đai được hình hành từ những năm 1950,
sau đó được hồn thiện và phát triển dần vào năm 1986 nhằm nâng cao chất lượng
đánh giá và thống kê chất lượng tài nguyên đất đai để phục vụ cho mục đích xây
dựng chiến lược quản lý và sử dụng đất cho các đơn vị hành chính và sản xuất trên
lãnh thổ.
- Ở Nga và các nước trong Liên bang Xô Viết cũ, phương pháp đánh giá đất
ở Liên Xô cũ được ứng dụng theo hai hướng là đánh giá đất chung và riêng theo
hiệu suất cây trồng là ngũ cốc và cây họ đậu. Đơn vị đánh giá là các chủng, loại đất.
Quy trình đánh giá đất cho cây có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất
trồng cỏ thâm canh và đồng cỏ chăn thả. Chỉ tiêu đánh giá đất là năng suất, giá
thành sản phẩm (rúp/ha), mức hồn vốn, địa tơ cấp sai (phần có lãi thuần túy) [36].
Phương pháp đánh giá đất của Liên Xô cũ tập trung nghiên cứu các yếu tố về
điều kiện tự nhiên của đất đai mà chưa xem xét một cách đầy đủ tới các khía cạnh
kinh tế và xã hội trong việc sử dụng đất. Do đó, việc xác định được nhu cầu sử dụng
của con người và xây dựng các kế hoạch sử dụng đất đai gặp khó khăn và phức tạp.
- Ở Anh áp dụng hai phương pháp đánh giá đất (thống kê sức sản xuất của
đất, năng suất thực tế của đất). Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê năng
suất của đất, mô tả các hạng đất trong quan hệ ảnh hưởng những yếu tố hạn chế của
đất đối với việc sử dụng chúng trong sản xuất nông nghiệp.
- Ở Mỹ, hệ thống đánh giá phân loại đất đai theo tiềm năng của Hoa Kỳ đã
được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đưa ra vào những năm 1961, phương pháp
đánh giá phân hạng đất đai có tên: “Đánh giá tiềm năng đất đai”. Cơ sở đánh giá

4


tiềm năng sử dụng đất đai dựa vào các yếu tố hạn chế trong sử dụng đất, chúng
được phân ra thành 2 nhóm: nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn bao gồm những hạn
chế không dễ thay đổi và cải tạo được như độ dốc, độ dày tầng đất, lũ lụt và khí hậu
khắc nghiệt…; nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời: có khả năng khắc phục được
bằng các biện pháp cải tạo trong quản lý đất đai như độ phì, thành phần dinh dưỡng
và những trở ngại về tưới tiêu.
Việc phân hạng thích nghi đất đai theo phương pháp đánh giá đất đai của Mỹ
chỉ mới tập trung vào các loại trồng chính mà chưa đưa ra được những yêu cầu của
các loại hình sử dụng đất cụ thể nào đang được ứng dụng trong sản xuất. Tuy nhiên,
phương pháp này cũng rất quan tâm đến những yếu tố hạn chế trong quản lý và sử
dụng đất có tính đến các vấn đề mơi trường, đây cũng là điểm mạnh của phương
pháp nhằm mục đích duy trì và sử dụng đất bền vững.
- Ở Canada việc đánh giá đất dựa vào các tính chất của đất và năng suất ngũ
cốc nhiều năm (lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn) và nếu có nhiều loại cây thì dùng hệ
số quy đổi ra lúa mì. Trong đánh giá đất các chỉ tiêu thường được chú ý: thành phần
cơ giới, cấu trúc đất, mức độ xâm nhập mặn vào đất, xói mịn, đá lẫn, v.v… Chất
lượng đất đai được đánh giá bằng thang điểm 100 theo tiêu chuẩn trồng lúa mì. Trên
cơ sở đánh giá phân chia khả năng sử dụng đất theo 7 nhóm: trong đó nhóm cấp I
thuận lợi nhất cho sử dụng (ít hoặc hầu như khơng có yếu tố hạn chế), tới nhóm cấp
VII gồm những loại đất khơng thể sản xuất nơng nghiệp được (có nhiều yếu tố hạn
chế) [9, 22].
- Ở Ấn Độ và các nước vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi thường áp dụng phương
pháp tham biến, biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng phương trình toán
học [9].
Đánh giá đất đai là cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai hiệu quả và
bền vững. Mỗi phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới đều có sự khác nhau về
mức độ, chi tiết, phương pháp và hệ thống phân vị, điều kiện và quan điểm. Tuy

nhiên, chúng đều có các điểm chung sau:
- Các phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới đều nhằm mục đích chung
là hướng tới sử dụng và quản lý đất đai thích hợp, hiệu quả và lâu dài.
5


- Hệ thống phân vị khép kín cho phép đánh giá đất từ khái quát tới chi tiết
trên quy mô từ lãnh thổ quốc gia, vùng, đơn vị hành chính hoặc cơ sở sản xuất.
- Mỗi phương pháp đều có những ứng dụng linh hoạt trong việc xác định các
đặc tính và các yếu tố hạn chế có liên quan trong quá trình đánh giá đất đai, do đó
có thể điều chỉnh phù hợp với điều kiện của từng khu vực.
- Đối tượng đánh giá đất đai là toàn bộ quỹ đất đai với mục đích sử dụng
khác nhau. Các phương pháp đánh giá đều coi đất đai là một vật thể tự nhiên gồm
các yếu tố về thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu và động thực vật.
1.1.1. 2. Ở Việt Nam
Đánh giá đất ở Việt Nam được tiến hành từ những năm 1970, khởi đầu là
nghiên cứu về phân hạng đất tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình của Bùi Quang
Toản [37], tiếp theo là nghiên cứu đánh giá đất phục vụ tính thuế nơng nghiệp năm
1981 – 1983 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kết hợp với Tổng cục
Quản lý Ruộng đất chỉ đạo [38]. Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây còn nặng về
chủ quan, thiếu định lượng. Phương pháp nghiên cứu đánh giá đất theo FAO được
ứng dụng vào Việt Nam từ cuối những năm 1980.
Trong chương trình 48C (1989), Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa do Vũ Cao
Thái chủ trì đã nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất Tây Nguyên với cây cao su, cà
phê, chè, dâu tằm. Đề tài đã vận dụng phương pháp đánh giá phân hạng đất đai của
FAO để đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng [33].
Từ đầu những năm 1990, các nhà khoa học đất Việt Nam đã nghiên cứu và
ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO dựa vào điều kiện tự nhiên, KT –
XH cụ thể ở Việt Nam. Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, áp dụng
phương pháp đánh giá đất của FAO để đánh giá tài nguyên đất đai trên các phạm vi

khác nhau.
Các tác giả Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995) đã tiến hành nghiên
cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam ở tỷ lệ 1/250.000 trên tổng thể 9 vùng
sinh thái. Kết quả xác định được 340 đơn vị đất đai, trong đó miền Bắc có 144 đơn
vị đất đai và 196 đơn vị đất đai ở miền Nam [19]. Viện Quy hoạch và Thiết kế
Nơng nghiệp đã hồn thành việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai toàn quốc tỷ lệ
6


1/1.000.000 trên cơ sở xác định 7 chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
bao gồm nhóm đất, tầng dày, độ dốc, lượng mưa, thủy văn, chế độ tưới tiêu và tổng
tích ơn [17].
Vùng đồng bằng sơng Hồng với những cơng trình nghiên cứu có kết quả đã
công bố của các tác giả Đào Châu Thu (1993), Cao Liêm (1991), Vũ Thị Bình
(1995), Nguyễn Công Pho (1995), v.v… Trong chương trình nghiên cứu vận dụng
phương pháp đánh giá đất của FAO thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/250.000 cho phép
đánh giá ở mức độ tổng hợp phục vụ cho quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sơng
Hồng [2, 29].
Vùng Đơng Nam Bộ có các cơng trình của Phạm Quang Khánh, Trần An
Phong (1995), trên bản đồ đơn vị đất đai và hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/250.000
đã thể hiện 54 đơn vị đất đai với 602 khoanh, có 7 loại hình sử dụng đất chính, 49
loại hình sử dụng đất chi tiết với 94 hệ thống sử dụng đất trong nơng nghiệp, trong
đó có 50 hệ thống sử dụng đất được chọn [20].
Nguyễn Văn Nhân (1996) đã tiến hành đánh giá khả năng sử dụng đất đai
của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai
vùng đồng bằng sông Cửu Long ở tý lệ 1/250.000 và xác định được 123 đơn vị đất
đai trên cơ sở xác định 6 chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bao gồm
nhóm đất, xâm nhập mặn, độ ngập sâu, khả năng tưới, lượng mưa trung bình và thời
gian canh tác [27].
Các công trình nghiên cứu của Trần An Phong (1995) và Nguyễn Nhật Tân

(1993), đã vận dụng phương pháp đánh giá khả năng thích hợp đất đai định lượng
của FAO, bao gồm đánh giá điều kiện tự nhiên và yếu tố kinh tế xã hội của việc sử
dụng đất trên phạm vi cấp tỉnh [30].
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá ở Việt Nam còn mới mẻ,
một số các nghiên cứu có thể kể đến như nghiên cứu ứng dụng mơ hình “Tích hợp
GIS và ALES” (Lê Cảnh Định, 2004) trong đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên.
Trong đó, dùng GIS để xây dựng các lớp thông tin chuyên đề (thổ nhưỡng, khả
năng tưới, thành phần cơ giới, tầng dày, độ dốc của đất), chồng xếp các lớp thông

7


tin chuyên đề bằng mô hình modelbuilder/ArcGIS để thành lập bản đồ đơn vị đất
đai (LMU) [10].
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đã kết hợp kỹ thuật GIS và phương
pháp đánh giá đất của FAO trong đánh giá đất đai như: Phan Thị Thanh Huyền
(2005) với luận văn Thạc sỹ về xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS
phục vụ cho đánh giá đất nông nghiệp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên [18].
Nguyễn Thành Long (2006), Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp với đề tài: “Ứng dụng
kỹ thuật GIS để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, làm cơ sở đánh giá chất lượng đất
nông nghiệp cho huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái” [23]. Huỳnh Văn Chương, Vũ
Trung Kiên, Lê Thị Thanh Nga ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai phục vụ quy
hoạch phát triển cây cao su tiểu điền tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, đề xuất
diện tích phát triển và phân bố cụ thể theo từng đơn vị hành chính cấp xã trên mỗi
đơn vị đất đai [8].
Trần Thị Ngọc Trinh (2013) đã ứng dụng GIS trong đánh giá phạm vi thích
nghi một số nhóm lúa chịu mặn có triển vọng của tỉnh Sóc Trăng, kết quả nghiên
cứu cho thấy nhóm giống lúa chịu mặn kém diện tích có sự thay đổi ở các huyện
Mỹ Tú, Thạnh Trị và Ngã Năm; giống lúa chịu mặn trung bình cũng có thay đổi
nhưng ở mức độ; diện tích nhóm giống lúa chịu mặn cao khơng có sự thay đổi sau

khi tổng hợp bằng phương pháp tham số [39].
Tác giả Phạm Thị Hương Lan (2010) ứng dụng GIS trong đánh giá thích
nghi cây cao su tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Đề tài xem xét các yếu tố
đặc trưng về loại đất, độ dày tầng đất, lượng mưa, độ dốc, độ cao. Mức thích nghi
cao nhất (S1) khơng có, mức thích nghi trung bình (S2) chiếm 61,32%, mức thích
nghi thấp (S3) chiếm 0,11%. Phần cịn lại khơng thích hợp với cây cao su do bị hạn
chế bởi cái loại đất, mức độ kết von và tầng dày [21].
Việc kết hợp phương pháp đánh giá đất đai của FAO và phương pháp AHP
vào đề tài quy hoạch phát triển cao su huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La của Nguyễn
Tiến Chính, Trần Thị Hằng (2014) như sau: vùng thích nghi trung bình (S2) chiếm
54,53% diện tích; vùng thích nghi nhỏ (S1) chỉ chiếm 1,93% diện tích [7].

8


Ứng dụng công nghệ viễn thám (RS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong
đánh giá đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững ở
Tây Nguyên của nhóm tác giả Trần An Phong, Vũ Năng Dũng và Bùi Thị Ngọc
Dung thuộc Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp năm 2011 [31]. Vann Varth
(2003) xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu bản đồ đất đai dựa trên công nghệ GIS
cho huyện Yên Châu tỉnh Sơn La. Các nghiên cứu này cũng tiến hành đánh giá đất
đai theo quan điểm của FAO và xây dựng các bản đồ chuyên đề khác kết hợp với hệ
thông tin địa lý (GIS) để làm cơ sở định hướng sử dụng đất hiệu quả và bền vững
[42].
1.1.1.3. Tại Bình Định và Hồi Ân
Năm 1997, tập thể các nhà khoa học thuộc Hội Khoa học Đất đã áp dụng
phương pháp FAO hồn thành cơng trình nghiên cứu đánh giá đất toàn tỉnh Bình
Định kèm theo bản đồ 1/100.000, kèm theo hồ sơ phẩu diện đất [16]. Báo cáo điều
tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉnh Bình Định 2005 (Kèm theo bản đồ
đất tỷ lệ 1/100.000).

Ứng dụng đánh giá đất theo phương pháp của FAO về việc bố trí sử dụng đất
bền vững ở huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, do Ngô Huy Kiên và Ngơ Huy Hồng
tiến hành. Cơ sở khoa học của việc lựa chọn chỉ tiêu phục vụ xây dựng bản đồ đơn
vị đất đai huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định của tác giả Lương Thị Vân và Trần Hải
Vũ. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ phát triển kinh tế trang trại huyện Phù Cát
của tác giả Trương Quang Hiển.
Tuy nhiên, tại khu vực nghiên cứu huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định chưa có
cơng trình nào nghiên cứu về đánh giá đất đai.
Từ tổng quan có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Đánh giá đất đai đã trở thành một trong các nội dung rất quan trọng trong
chiến lược sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất theo hướng bền vững của bất cứ lãnh
thổ nào, khơng phụ thuộc vào thể chế chính trị.
- Đã có nhiều nghiên cứu về đánh giá đất đai ở nhiều nước trên thế giới với
các phương pháp sử dụng khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những ứng dụng
linh hoạt trong việc xác định các đặc tính và các yếu tố hạn chế có liên quan trong
9


quá trình đánh giá đất đai, do đó có thể điều chỉnh phù hợp với điều kiện của từng
khu vực. Các phương pháp đánh giá đều coi đất đai là một vật thể tự nhiên gồm các
yếu tố về thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu và động thực vật.
- Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO được nhiều nước sử dụng, trong đó
có Việt Nam. Có 2 loại thích nghi trong hệ thống đánh giá đất đai của FAO: thích
nghi tự nhiên và thích nghi kinh tế. Đánh giá thích nghi tự nhiên chỉ ra mức độ thích
hợp của loại hình sử dụng đất đối với điều kiện tự nhiên khơng tính đến các điều
kiện kinh tế. Phương pháp luận và phương pháp đánh giá đất đai này được lựa chọn
và áp dụng cho đánh giá mức độ phù hợp của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
phục vụ định hướng không gian sử dụng bền vững đất đai huyện Hoài Ân, tỉnh Bình
Định.
1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá thích hợp sử dụng đất nơng nghiệp

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
Đất đai (Land): Là khu vực cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm các đặc tính
ổn định, hoặc theo chu kỳ, các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và
bên dưới bề mặt đó, bao gồm: khơng khí, thổ nhưỡng, dạng địa chất cơ bản, thủy
văn, thực vật và động vật, kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại,
trong phạm vi mà những thuộc tính này gây ra ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng
đất hiện tại và tương lai của con người.
Như vậy theo định nghĩa thì đất đai có các thuộc tính như khí hậu; dáng đất,
địa mạo, địa hình; địa chất; đất (thổ nhưỡng); thủy văn; thảm thực vật tụ nhiên bao
gồm cả rừng; cỏ dại trên đồng ruộng; động vật tự nhiên; những biến đổi của đất do
tác động của con người.
Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Units): Đơn vị bản đồ đất đai là một
vùng hay một vạt đất trong đó có sự đồng nhất của các yếu tố tự nhiên và có sự
phân biệt của một hoặc nhiều yếu tố tự nhiên so với các vùng lân cận [50].
Bản đồ đơn vị đất đai (Land Unit Mapping): là bản đồ thể hiện vị trí, quy mơ
và ranh giới không gian của các đơn vị đất đai ứng với từng vạt đất thuộc phạm vi
đánh giá. Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng đủ để tạo nên một sự khác biệt với các
đơn vị đất đai khác nhằm đảm bảo sự thích hợp của chúng với các loại sử dụng đất
10


khác nhau. Các đơn vị bản đồ đất đai được xác định cần phải thỏa mãn các yêu cầu
sau: đảm bảo tính đồng nhất tối đa, các chỉ tiêu phân cấp phải được xác định rõ; có
ý nghĩa thực tiễn trong đánh giá thích hợp cho các loại hình sử dụng đất được lựa
chọn; các đơn vị bản đồ đất đai phải thể hiện được trên bản đồ; các đơn vị bản đồ
đất đai phải được xác định một cách đơn giản dựa trên các đặc điểm của nó; các đặc
tính và tính chất của các đơn vị bản đồ đất đai phải là các đặc tính, tính chất khá ổn
định.
Tính chất đất đai (Land Characteristic – LC): Là các thuộc tính của đất đai
mà chúng ta có thể đo đếm và ước lượng được. Các tính chất đất đai có thể có như

là: Độ dốc, tầng dày đất, độ thoát nước, thành phần cơ giới đất, độ chua (pH), phần
trăm các chất dinh dưỡng (N, P, K), … Tính chất đất đai được dùng để phân biệt
các LMU với nhau và để mơ tả các đặc tính đất đai. Vì vậy 1 tính chất đất đai có thể
ảnh hưởng cùng lúc đến một và đặc tính đất đai và từ đó sẽ ảnh hưởng đến tính
thích hợp khác nhau. Ví dụ như: Thành phần cơ giới đất, độ dốc,…
Đặc tính đất đai: Đặc tính đất đai là tính chất phức tạp của đất đai thể hiện
những mức độ thích hợp khác nhau cho 1 loại hình sử dụng đất cụ thể. Đặc tính
(chất lượng) đất đai của các LMU chính là câu trả lời trực tiếp cho các yêu cầu sử
dụng đất của các loại hình sử dụng đất (LUT). Thơng thường nó phản ảnh nội tại
của rất nhiều tính chất đất đai, các ví dụ về đặc tính đất đai có thể có là: Mức độ xói
mịn, chế độ nhiệt, chế độ ẩm, khả năng thoát nước, chế độ cung cấp dinh dưỡng,
mức độ sâu của lớp đất, địa hình ảnh hưởng đến xói mịn hoặc cơ giới hóa, mức độ
ngập, độ phì nhiêu của đồng cỏ, giao thơng thủy lợi,… Như vậy đặc tính đất đai là
các thuộc tính của đất đai tác động đặc biệt đến tính thích hợp của đất đó đối với các
loại hình sử dụng đất riệng biệt.
Chất lượng đất đai (Land Quality – LQ): Là một đặc trưng phức tạp của đất
mà các tác động trong từng tính chất của nó sẽ ảnh hưởng lên tính thích nghi của đất
cho một kiểu sử dụng riêng biệt. Chất lượng đất đai có thể thể hiện một cách tích
cực hoặc tiêu cực. Ví dụ như: độ ẩm sẵn có, khả năng chống xói mịn, nguy cơ lũ
lụt, giá trị dinh dưỡng của đồng cỏ, khả năng tiếp cận.

11


Loại hình sử dụng đất chính (Major kind of land use): là sự phân chia ở mức
độ cao loại hình sử dụng đất, ví dụ: nơng nghiệp nhờ mưa, nơng nghiệp có tưới, cây
hàng năm, cây lâu năm, đất đồng cỏ, đất lâm nghiệp…
Loại hình sử dụng đất (Land Utilization Type hay Land Use Type – LUT):
Một loại hình sử dụng đất có thể là một loại cây trồng hoặc một số loại cây trồng
trong một điều kiện kỹ thuật và KT – XH nhất định. Các thuộc tính của loại hình sử

dụng đất bao gồm các thông tin về sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, đầu tư,
lao động, biện pháp kỹ thuật, yêu cầu về cơ sở hạ tầng, mức thu thập…
Yêu cầu sử dụng đất (Land Use Requirement – LUR): là những điều kiện đất
đai cần thiết để đảm bảo cho các LUT phát triển bền vững. Mỗi LUT được xác định
bằng một bộ các LURs dựa trên các nhu cầu của LUT.
Hệ thống sử dụng đất (Land Use System – LUS): là một hệ thống bao gồm
hai bộ phận cấu thành là đơn vị đất đai và loại hình sử dụng đất tác động tương hỗ
lẫn nhau. Đây là sự kết hợp của một loại sử dụng đất với một điều kiện đất đai riêng
biệt tạo thành hai hợp phần khăng khít tác động lẫn nhau, từ các tương tác này sẽ
quyết định các đặc trưng về mức độ và loại chi phí đầu tư; mức độ, loại cải tạo đất
đai và năng suất, sản lượng của loại sử dụng đất.
Yếu tố hạn chế (Limitation Factor): là chất lượng đất đai hoặc đặc tính đất
đai có ảnh hưởng bất lợi đến loại hình sử dụng đất nhất định. Chúng thường được
dùng làm tiêu chuẩn để phân cấp các mức thích hợp.
Mục đích của đánh giá đất đai theo FAO là tăng cường nhận thức và sự hiểu
biết về phương pháp đánh giá trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất trên quan
điểm duy trì và phát triển bề vững nguồn tài nguyên đất [46, 47, 49, 50].

12


1.2.2. Một số vấn đề cơ bản về đánh giá đất theo chỉ dẫn của FAO được lựa chọn
và áp dụng
1.2.2.1. Khái niệm và ý nghĩa thực tiễn của đánh giá đất đai
a. Khái niệm về đánh giá đất đai Đánh giá đất đai (Land evaluation) là quá

trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của khoanh đất (vạt đất) cần
đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất u cầu phải có [50].
Quá trình đánh giá đất đai liên quan đến 3 lĩnh vực chính: đất đai (Tài
nguyên đất đai), sử dụng đất và kinh tế - xã hội :

- Đất đai: Bao gồm tài nguyên đất (soil), nước, khí hậu và các điều kiện khác
có liên quan đến sử dụng đất.
- Sử dụng đất: Những thông tin về đặc điểm sinh thái và yêu cầu kỹ thuật của
loại hình sử dụng đất.
- Kinh tế - xã hội: Bao gồm những đặc điểm khái quát về kinh tế, xã hội ảnh
hưởng đến quá trình sử dụng đất (giá trị sản xuất, thu nhập, đầu tư, tập qn canh
tác,…)
Có 2 loại thích nghi trong hệ thống đánh giá đất đai của FAO: thích nghi tự
nhiên và thích nghi kinh tế. Đánh giá thích nghi tự nhiên chỉ ra mức độ thích hợp
của loại hình sử dụng đất đối với điều kiện tự nhiên khơng tính đến các điều kiện
kinh tế. Nếu khơng thích nghi về mặt tự nhiên thì khơng một phân tích kinh tế nào
có thể biện chứng để đề xuất tiếp tục sử dụng. [50].
Sản phẩm của quá trình đánh giá đất đai là bản đồ thích nghi đất đai và bản
đồ đề xuất sử dụng đất. Những tài liệu này giúp cho nhà quy hoạch quản lý đất đai
ra quyết định một cách hiệu quả và hợp lý.
Như vậy đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả
không gian, thời gian, tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đặc điểm đánh giá đất của FAO là
dựa vào những tính chất đất đai có thể đo lường hoặc ước lượng – định lượng được.
Cần thiết có sự lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai trị tác động trực tiếp
và có ý nghĩa tới việc sử dụng hợp lý đất đai của vùng nghiên cứu.

13


b). Ý nghĩa thực tiễn của đánh giá đất đai
Kết quả đánh giá đất đai cho phép xác định tiềm năng sản xuất của đất và là
cơ sở, căn cứ cho việc quy hoạch sử dụng đất, phục vụ cho việc định hướng sử dụng
đất, đặc biệt đối với khu vực miền núi, để đảm bảo an toàn lương thực, chống xói
mịn, thối hố đất và bảo vệ mơi trường.
Kết quả đánh giá đất là cơ sở cho việc xây dựng các dự án đầu tư sản xuất và

đề xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật phù hợp với điều kiện của địa phương.
1.2.2.2. Nội dung đánh giá đất theo chỉ dẫn của FAO
Quy trình đánh giá đất bao gồm các nội dung chính sau:
- Dựa vào mục tiêu và quy mô của từng dự án tiến hành thu thập các tài liệu,
thơng tin có sẵn về điều kiện tự nhiên, KT – XH có liên quan đến sử dụng đất của
vùng nghiên cứu nhằm phục vụ cho mục đích đánh giá đất đai.
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và mô tả các đơn vị bản đồ đất đai dựa trên
kết quả điều tra tài nguyên đất (loại đất, khí hậu, thực vật, thuỷ văn, nước ngầm,...).
- Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất với các thuộc tính chính liên
quan đến các chính sách và mục tiêu phát triển, những hạn chế chủ yếu trong sử
dụng đất, nhu cầu và ưu tiên của các chủ sử dụng đất, điều kiện về KT – XH và môi
trường trong vùng đánh giá. Xác định các yêu cầu sử dụng đất (chủ yếu về tự nhiên
và sinh học) cho mỗi loại hình sử dụng đất được lựa chọn.
- Đối chiếu, xếp hạng thích nghi của đơn vị đất đai đối với loại hình sử dụng
đất trên cơ sở so sánh các yêu cầu sử dụng đất của từng loại hình với các tính chất
của các đơn vị đất đai.
- Lựa chọn loại hình sử dụng đất thích hợp nhất, đáp ứng các mục tiêu kinh
tế, xã hội và môi trường và đề xuất các hệ thống sử dụng đất tối ưu phục vụ quy
hoạch sử dụng đất vùng nghiên cứu [50].
Các nội dung này được lồng ghép trong các bước thực hiện luận văn được
trình bày trong Hình 1.3.

14


×