Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông lô đoạn chảy qua thành phố việt trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.03 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Triệu Quý Hợi

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SÔNG LÔ ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG

Hà Nội, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Triệu Quý Hợi

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SÔNG LÔ ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

Chun ngành: Quản lý mơi trường

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Văn Diệu Anh

Hà Nội, 2013


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học


Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 1
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………..3
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 5
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................... 5
3.1. KHÔNG GIAN THỰC HIỆN: ................................................................... 6
3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ................................................................... 6
3.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 6
3.4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: ..................................................................... 6
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 6
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 7
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.......................................................... 8
6.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC .............................................................................. 8
6.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN .............................................................................. 8
6.3 NHƯNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SƠNG LƠ ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ VIỆT TRÌN NĨI RIÊNG VÀ
LƯU VỰC SƠNG NĨI CHUNG: ..................................................................... 8
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN ......................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU......................................................................................................... 12
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG LÔ TRÊN ĐỊA PHẬN
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ ............................................................................... ..12
1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 12
1.1.2. Điều kiện địa hình ................................................................................... 13

1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng ................................................................................. 14
2.1.4. Điều kiện khí hậu, khí tượng .................................................................. 15
1.1.5. Điều kiện thủy văn ................................................................................... 16

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

1.1.5.1. Khái qt hệ thống sơng Lơ ......................................................................... 17
1.1.5.2. Chế độ mực nước. Lưu vực sông Lô. ........................................................... 18
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............. 19
1.2.1. Các đặc điểm kinh tế................................................................................ 19
1.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...................................... 20
1.2.1.2. Phát triển đô thị ............................................................................................ 20
1.2.1.3. Giao thông vận tải ........................................................................................ 21
1.2.2. Các đặc điểm xã hội................................................................................. 21
1.2.2.1. Dân số ........................................................................................................... 22
1.2.2.2. Thực hiện các chính sách xã hội:................................................................. 22
1.2.2.3. Giáo dục ....................................................................................................... 23
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 24
2.1. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG: .......................................... 24
2.1.1. Các phương pháp tính tốn tải lượng .................................................... 26
2.2.1. Tải lượng nguồn công nghiệp ......................................................................... 27
2.2.2. Tải lượng nguồn sinh hoạt .............................................................................. 29
2.2.2. Phương pháp mơ hình tốn lan truyền chất ơ nhiễm - Ứng dụng mơ
hình MIKE 11 .................................................................................................... 31

2.2.2.1. Phương pháp tính tốn ................................................................................. 31
2.2.2.2. Mơ đun thủy động lực học (HD) .................................................................. 33
2.2.2.3. Mô đun chất lượng nước .............................................................................. 36
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SƠNG LƠ ĐOẠN CHẢY
QUA THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ.............................................................................. 44
3.1. HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN THẢI ĐỔ VÀO SÔNG LÔ ĐOẠN
CHẢY QUA THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ .......................................................... 44
3.1.1. Nguồn thải từ nước thải sinh hoạt của dân cư trong thành phố: ......... 44
3.1.2. Nguồn thải từ các doanh nghiệp kinh doanh cát sỏi.............................. 46
3.1.3. Nguồn thải từ hoạt động của tàu bè qua lại trên sông ..................... 46
3.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SƠNG LƠ ĐOẠN CHẢY
QUA THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ: ..................................................................... 48
3.2.1. Hiện trạng nước sông Lô ........................................................................ 48
3.2.1. Hiện trạng PH trong nước sông: ............................................................ 52
3.2.2. Hiện trạng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước sông Lô ...................... 53
3.2.3. Hiện trạng hữu cơ (BOD5, COD) trong nước sông Lô: ....................... 54
3.2.4. Hiện trạng nồng độ DO trong nước sông Lô: ...................................... .57
3. 2.5. Hiện trạng Thông số Amoni H4) trong nước sông Lô:…………….….59
3.2.6. Hiện trạng vi sinh trong nước sông Lô: ................................. 59

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

3.2.7. Hiện trạng kim loại nặng trong nước sông Lô: ..................................... 60
CHƯƠNG 4: DỰ BÁO CÁC NGUỒN NƯỚC THẢI VÀ DIỄN BIẾN CHẤT

LƯỢNG NƯỚC SÔNG LÔ ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ.... 61
4.1. DỰ BÁO CÁC NGUỒN NƯỚC THẢI TÍNH ĐẾN NĂM 2020 ............ 61
4.1.1. Dự báo các nguồn nước thải công nghiệp ............................................. 61
4.2. DỰ BÁO KỊCH BẢN NƯỚC THẢI: ....................................................... 67
4.2.1. Nhiệm vụ, mục đích và tài liệu cơ sở sử dụng trong tính tốn ............. 68
4.2.1.1. Tài liệu địa hình ........................................................................................... 68
4.2.1.2. Tài liệu khí tượng: ........................................................................................ 70
4.2.1.3. Tài liệu thủy văn: ......................................................................................... 70
4.2.1.4.Tài liệu chất lượng nước ............................................................................... 74
4.3. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG MƠ HÌNH MIKE 11 ........................................ 75
4.3.1.Kết quả tính tốn thủy lực........................................................................ 75
4.3.2. Các bước ứng dụng………………………………………………………….76
4.3.3. Tính tốn kịch bản: ................................................................................. 81
4.3.3.1. Kịch bản 1: ................................................................................................... 81
4.3.3.2.Kịch bản 2: .................................................................................................... 89
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SƠNG LƠ TRÊN ĐỊA PHẬN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ .................................. 102
5.1. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG LƠ ........ ..102
5.1.1. Một số vấn đề mơi trường tại lưu vực sông Lô .................................... 102
5.1.2. Hiện trạng quản lý môi trường lưu vực sông Lô ................................. 102
5.2. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SÔNG LÔ........................................................................................................ 103
5.2.1. Mục tiêu ................................................................................................. 103
5.2.2. Quan điểm bảo vệ chất lượng nước sông Lô ....................................... 103
5.3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SÔNG LÔ TRÊN ĐỊA PHẬN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ ............................ 104
5.3.1. Các giải pháp về khoa học kỹ thuật ...................................................... 104
5.3.2. Các giải pháp về luật pháp .................................................................... 106
5.3.2.1. Giải pháp: Lập quy hoạch BVMT tổng hợp............................................... 104
5.3.2.2. Giải pháp: Ban hành quy định về tải lượng tối đa cho phép thải vào từng

đoạn sông Lô ........................................................................................................... 106
5.3.2.3. Giải pháp: Thu gom, xử lý và kiểm soát các nguồn thải hiện tại….……..107
5.3.2.4. Giải pháp: Phát triển việc ứng dụng SXSH kết hợp tái chế và tái sử dụng
trong sản xuất công nghiệp ..................................................................................... 108
5.3.2.5. Giải pháp: Xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước ........................ 108

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

5.3.3. Các giải pháp về kinh tế ........................................................................ 109
5.3.4. Các giải pháp về truyền thông .............................................................. 110
5.3.4.1. Giải pháp: Mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ về kiến thức chuyên
môn, năng lực tuyên truyền và quản lý môi trường cho các cán bộ các cấp .......... 110
5.3.4.2. Giải pháp: Dùng các phương tiện truyền thông (báo chí, đài phát thanh và
truyền hình) trong việc thơng tin các chương trình tun truyền mơi trường......... 110
5.3.5. Các giải pháp về nâng cao nhận thức .................................................. 111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 112
I, KẾT LUẬN: ....................................................................................................... 112
II, KIẾN NGHỊ: .................................................................................................... 112

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học

Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2. Điều kiện khí tượng thành phố Việt Trì từ năm 2006 đến năm 201116
Bảng 2.2: Vị trí lấy mẫu nước sơng Lơ đoạn chảy qua thành phố Việt Trì ..... 24
Bảng 2.3. Phương pháp phân tích của từng thơng số mơi trường nước sơng Lô
.................................................................................................................................. 25
Bảng 2.4: Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải từ các ................. 29
Bảng 2.5: Nhu cầu cấp nước ước tính đến năm 2020 ......................................... 29
Bảng 2.6: Định mức tải lượng ơ nhiễm trung bình cho 1 người ........................ 30
Bảng 2.7 Các trạm mưa được sử dụng để tính tốn chuyển mưa thành dịng
chảy bằng mơ ..........................................................................................................39
Bảng 2.8. Thống kê lượng mưa trung bình tháng qua các năm tại trạm Việt Trì
.................................................................................................................................. 33
Bảng 3.1. Tải lượng ô nhiễm từ cống Cầu Gần và cống Hạ Giáp vào sông Lô 45
Bảng 3.2. Tải lượng chất ô nhiễm thải vào sông từ nước thải sinh hoạt của các
cơ sở kinh.........................................................................................52
Bảng 3.3. Thành phần nước thải sinh hoạt của tàu bè qua lại đoạn sông nghiên
cứu ........................................................................................................................... 47
Bảng 3.4. Tải lượng thải của các nguồn đổ vào sông Lô .................................... 47
Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lượng nước sơng tháng 10 năm 2012 ........... 48
Bảng 3.6.Trích kết quả quan trắc nước sông Lô đoạn chảy qua thành phố Việt
Trì ................................................................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.1. Tải lượng của Khu công nghiệp Phượng Lâu năm 2020 ................... 62
Bảng 4.2. Tải lượng ô nhiễm của Cụm công nghiệp ........................................... 63
Bảng 4.3. Vùng xả nước thải của thành phố Việt Trì vào đoạn sông nghiên cứu
.................................................................................................................................. 65
Bảng 4. 4. Tải lượng nước thải sinh hoạt năm 2020............................................ 66
Bảng 4.5. Tính tốn tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt xả

vào sông Lô................................................................................................71
Bảng 4.2. So sánh số liệu thực đo và tính tốn .................................................... 81
4.3.3. Tính tốn kịch bản: ...................................................................................... 81
Bảng 4.3. Nước thải cụm công nghiệp và nước thải sinh hoạt năm 2020 ......... 89
Bảng 4.34. Hàm lượng BOD5 lớn nhất theo trục dọc sông năm 2020 .............. 94

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ vị trí sơng Lơ đoạn chảy qua thành phố Việt Trì .................. 13
Hình 2.1. Vị trí các điểm lấy mẫu dọc sơng Lơ đoạn chảy qua thành phố Việt
Trì ............................................................................................................................ 24
Hình 3.1. Hiện trạng giá trị PH trong nước sông Lô năm 2012 ........................ 53
Hình 3.2. Biểu đồ hàm lượng TSS trong nước sơng Lơ từ năm 2008 đến năm
2012 .......................................................................................................................... 54
Hình 3.3. Biểu đồ Diễn biến thông số chất hữu cơ (BOD5) trong môi trường
nước sông Lô chảy qua thành phố Việt Trì ......................................................... 56
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD trong nước sông Lô từ năm 2008
đến năm 2012 .......................................................................................................... 57
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn nồng độ DO trong nước sơng Lơ ........................... 58
Hình 3.6. Hàm lượng NH4 trong nước sông Lô từ năm 2008 đến năm 2012 ... 59
Hình 3.7. Hàm lượng Coliform trong nước sơng Lơ năm 2012 ......................... 60
Hình 4.1. Sơ đồ vùng nghiên cứu .......................................................................... 69
Hình 4.2. Đường quá trình mực nước tại thượng lưu sông Lô qua các tháng

trong năm 2011 ....................................................................................................... 72
Hình 4.3. Đường quá trình mực nước tại hạ lưu sơng Lơ .................................. 73
Hình 4.4. Đường q trình lưu lượng và mực nước thực đo tại thượng lưu và
hạ lưu sơng ..............................................................................................................78
Hình 4.5. Đường biểu diễn q trình mực nước sơng Lơ ................................... 77
Hình 4.6. Đường biểu diễn lưu lượng lớn nhất theo trục dọc sơng Lơ.............. 77
Hình 4.7. Đường biểu diễn quá trình mực nước lớn nhất theo trục dọc sơng.. 78
Hình 4.8. So sánh kết quả thực đo và kết quả tính tốn nồng độ DO ............... 79
Hình 4.9. So sánh kết quả thực đo và kết quả tính tốn cho thơng số Amoni .. 79
Hình 4.10. So sánh kết quả thực đo thông số Nitorat và kết quả tính tốn. ..... 79
Hình 4.11. So sánh kết quả thực đo thơng số BOD và kết quả tính tốn .......... 80
Hình 4.12.Hàm lượng BOD tại thượng lưu ......................................................... 82
Hình 4.13 Hàm lượng BOD tại điểm xả của CCN Phượng Lâu ........................ 82
Hình 4.14 Hàm lượng BOD khu vực cửa xả nước thải sinh hoạt:..................... 83
Hình 4.15 Hàm lượng BOD tại hạ lưu.................................................................. 83
Hình 4.16 Hàm lượng BOD lớn nhất dọc trục sơng năm 2020 .......................... 84
Hình 4.17 Hàm lượng BOD lớn nhất dọc trục sơng năm 2011 .......................... 84
Hình 4.18 Hàm lượng Amoni khu vực xả nước thải công nghiệp: .................... 84
Hình 4.19 Hàm lượng Amoni khu vực xả nước thải sinh hoạt: ......................... 85
Hình 4.20. Hàm lượng Amoni lớn nhất theo trục dọc sơng năm 2020 .............. 86
Hình 4.21. Hàm lượng Amoni lớn nhất theo trục dọc sông năm 2011 .............. 86
Hình 4.22. Hàm lượng Nitrat tại cửa xả Cụm cơng nghiệp Phượng Lâu ......... 86
Hình 4.23. Hàm lượng Nitorat tại khu vực xả nước thải sinh hoạt ................... 87

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy

qua thành phố Việt Trì”

Hình 4.24. Hàm lượng Nitorat lớn nhất dọc trục sơng năm 2020 ..................... 87
Hình 4.25. Hàm lượng Nitorat lớn nhất theo trục dọc sông năm 2011 ............. 88
Bảng 4.3. Nước thải cụm công nghiệp và nước thải sinh hoạt năm 2020 ......... 89
Hình 4.26. Nồng độ oxy hịa tan trong nước sơng Lơ năm 2020 tại thượng lưu90
Hình 4.27. Nồng độ oxy hòa tan tại khu vực cửa xả thải của Cụm công nghiệp
Phượng Lâu năm 2020 ........................................................................................... 90
Hình 4.28. Nồng độ oxy hịa tan tại khu vực cửa xả nước thải sinh hoạt năm
2020 .......................................................................................................................... 91
Hình 4.29. Đường biểu diễn hàm lượng DO lớn nhất theo trục dọc sơng năm
2020 .......................................................................................................................... 92
Hình 4.30. Hàm lượng BOD tại thượng lưu sơng Lơ năm 2020 ........................ 92
Hình 4.31. Hàm lượng BOD tại điểm xả Cụm công nghiệp Phượng Lâu ........ 92
Hình 4.32. Hàm lượng BOD5 tại điểm xả nước thải sinh hoạt vào sơng Lơ năm
2020 .......................................................................................................................... 93
Hình 4.33. Hàm lượng BOD5 tại hạ lưu sông Lô (điểm hợp lưu với sông Hồng)
.................................................................................................................................. 93
Bảng 4.34. Hàm lượng BOD5 lớn nhất theo trục dọc sơng năm 2020 .............. 94
Hình 4.35. Hàm lượng Amoni tại thượng lưu trong nước sông Lô năm 2020 . 95
Hình 4.36. Hàm lượng Amoni tại khu vực cửa xả nước thải CCN Phượng Lâu
.................................................................................................................................. 95
Hình 4.37. Hàm lượng Amoni trong nước sông khu vực của xả nước thải sinh
hoạt .......................................................................................................................... 95
Hình 4.38. Hàm lượng Amoni trong nước sơng khu vực hạ lưu năm 2020 ...... 96
Hình 4.39. Hàm lượng Amoni lớn nhât theo trục dọc sông năm 2020 .............. 96
Hình 4.40. Hàm lượng Amoni lớn nhất theo trục dọc sơng năm 2011 .............. 97
Hình 4.41. Hàm lượng Nitrat trong nước sông Lô tại thượng lưu .................... 97
Hình 4.42. Hàm lượng Nitrat trong nước sơng tại khu vực cửa xả CCN Phượng
Lâu ........................................................................................................................... 98

Hình 4.43. Hàm lượng Nitrat trong nước sông Lô tại khu vực cửa xả Nước thải
sinh hoạt .................................................................................................................. 98
Hình 4.44. Hàm lượng Nitrat trong nước sơng tại Hạ lưu ................................. 99
Hình 4.45. Hàm lượng Nitrat lớn nhất theo dọc trục sông năm 2020 ............... 99
Hình 4.46. Hàm lượng Nitrat lớn nhất dọc trục sơng năm 2011 ..................... 100

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Người thực hiện

Triệu Quý Hợi

1

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học

Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

LỜI CÁM ƠN

Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng
nước sông Lơ đoạn chảy qua thành phố Việt Trì”, được hồn thành với sự hướng
dẫn và giúp đỡ nhiệt tình Tiến sĩ Văn Diệu Anh, người đã theo sát, tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện
đào tạo Sau đại học, Viện công nghệ môi trường, các bộ môn học và các Thầy, Cô
trong khoa đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn TS. Văn Diệu Anh, PGS.TS Huỳnh Trung Hải và toàn
bộ học viên lớp Cao học Quản lý môi trường (2010 - 2012) đã động viên, góp ý, giúp
đỡ tơi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Lãnh đạo chi
cục bảo vệ môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học
tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Xin cám ơn ban lãnh đạo Trung Tâm quan trắc và bảo vệ môi trường tỉnh Phú
Thọ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp thơng tin, đóng góp các ý kiến q báu.
Sau cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè
đã quan tâm, chia sẻ khó khăn và động viên tơi trong quá trình thực hiện luận văn.
Người thực hiện

Triệu Quý Hợi

2

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT TẮT

TỪ/ CỤM TỪ

1

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

2

COD

Nhu cầu oxy hóa học

3

DO


Nhu cầu oxy hịa tan

4

TSS

Chất rắn lơ lửng

5

KCN

Khu cơng nghiệp

6

KCX

Khu chế xuất

7

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

8

CSSX


Cơ sở sản xuất

9

XLNT

Xử lý nước thải

10

BVMT

Bảo vệ môi trường

11

HĐND

Hội đồng nhân dân

12

KCN

Khu công nghiệp

13

KDC


Khu dân cư

14

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

15

TNMT

Tài nguyên môi trường

16

UBND

Ủy ban nhân dân

3

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”


MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là một tài ngun đóng vai trị hết sức quan trọng cho sự phát triển xã
hội và các ngành kinh tế, đồng thời cũng gây ra nhiều tác hại không lường hết được.
Do sự phát triển của các ngành kinh tế và nhu cầu dùng nước phục vụ dân sinh ngày
một tăng nên nguồn nước có thể khơng đáp ứng được về chất lượng cũng như số
lượng. Không những thế, nước thải từ sinh hoạt đô thị và nông thôn, từ các ngành
kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, du lịch, thuỷ sản cũng tăng lên
nhanh chóng gây ơ nhiễm nguồn nước.
Hiện nay ô nhiễm môi trường nước là một vấn đề thu hút được sự quan tâm
của rất nhiều nhà khoa học, các tổ chức môi trường trên thế giới cũng như từng quốc
gia. Trong đó, ơ nhiễm nước mặt trong các thủy vực như: sơng ngịi, hồ tự nhiên, hồ
chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng là vấn đề thu hút quan tâm nhiều nhất.
Trong các dạng nước mặt, thì nước sơng là nguồn nước được sử dụng rộng rãi trong
đời sống và sản xuất. “Lưu vực sông” là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước mặt,
nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông. Mỗi lưu vực sông là một hệ thống, mỗi tác
động gây ra trên lưu vực đều có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nước sơng, vì
vậy quản lý nguồn nước phải gắn liền với quản lý và bảo vệ lưu vực sơng.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có hệ thống sơng ngịi tương đối dày đặc với 3 con
sơng lớn: Sơng Lô, Sông Hồng, Sông Đà là các đường dẫn tải và tiêu nước quan
trọng trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Trong đó
sơng Lơ là nguồn cung cấp nước sạch đặc biệt quan trọng có một phần thuộc địa bàn
thành phố Việt Trì.
Sơng Lơ là nơi tiếp nhận một phần nhỏ nước thải sinh hoạt của thành phố
Việt Trì và cũng tiếp nhận nước thải sản xuất của một số cơ sở khai thác cát nên bị ô
nhiễm cục bộ. Phần lớn các vị trí lấy mẫu nước trên sơng Lơ chảy qua các khu dân
cư chỉ đạt tiêu chuẩn loại A2, có một số điểm quan trắc chất lượng nước sơng Lô
4

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi

Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

đang có xu hướng nồng độ ơ nhiễm ngày càng tăng.
Cho đến thời điểm này chất lượng nước sông Lô vẫn đáp ứng được yêu dùng
làm nước cấp sinh hoạt. Tại lưu vực sông Lô đoạn chảy qua thành phố Việt Trì vẫn
chưa được tập trung nghiên cứu sâu, chưa có các chương trình quản lý nguồn nước
sơng quý báu này.
Do vậy, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu đánh giá hiện trạng nước sông
Lô, dự báo ô nhiễm nước sông do hoạt động phát triển kinh tế xã hội cũng như đưa
ra được hiện trạng chất lượng nước sông Lô để làm tiền đề cho việc xây dựng các
giải pháp hạn chế ảnh hưởng tới CLN sông Lơ.
Do đó đề tài luận văn cao học “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất
lượng nước sông Lơ đoạn chảy qua thành phố Việt Trì” là cần thiết và cấp bách.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tính mới của đề tài
Phân tích, đánh giá ơ nhiễm mơi trường nước sơng Lơ trong xu hướng
phát triển cơng nghiệp hóa hiện đại hóa; và phịng ngừa ơ nhiễm.
Đề xuất các biện pháp quản lý môi trường ở địa bàn nghiên cứu.
Mục tiêu
Mục tiêu tổng thể của đề tài là đánh giá hiện trạng và dự báo CLN sông bị
ảnh hưởng bởi các hoạt động phát triển KT – XH cụ thể là hoạt động phát triển đô
thị và công nghiệp từ đó đề xuất các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của nước thải
tới chất lượng nước sông Lô đoạn chảy qua thành phố Việt Trì.
Mục tiêu trước mắt: Đánh giá kết quả quan trắc và nhận xét để làm cơ sở
xây dựng các chương trình quản lý nguồn nước sơng Lô và đề xuất các giải pháp

nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước sơng Lơ.
Mục tiêu lâu dài: Góp phần bảo vệ lâu dài chất lượng nước sông Lô và phục
vụ cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Do thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ đề cập đến nguồn nước mặt
5

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

ven lưu vực sơng Lơ đoạn chảy qua thành phố Việt Trì.
3.1. Khơng gian thực hiện:
Bờ phải đoạn sơng Lơ chảy qua thành phố Việt Trì.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Các loại nước thải gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất nông
nghiệp và nước thải công nghiệp;
- Các hoạt động sản xuất công nghiệp và phát triển dân cư trên đoạn sông
Lô chảy qua thành phố Việt Trì;
- Chất lượng nước đoạn sơng Lơ chảy qua địa phận thành phố Việt Trì.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu tập trung vào đoạn sông Lô ch ảy qu a th ành phố
V i ệt T r ì và các vùng dân cư, các điểm khai thác cát sỏi nằm dọc theo sông Lô
thuộc địa phận thành phố Việt Trì.
- Đề tài tập trung về vấn đề đánh giá chất lượng nước đoạn sông Lô chảy qua
thành phố Việt Trì bị tác động do các hoạt động sinh hoạt, cơng nghiệp và phát triển

đơ thị hóa, đồng thời đưa ra những giải pháp quản lý phù hợp nhằm bảo vệ chất
lượng nước sông.
3.4. Thời gian nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu từ khi nhận đề tài ngày 12/07/2012 cho đến khi bảo vệ
đồ án tốt nghiệp.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tổng hợp các số liệu về hiện trạng môi trường, điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ.
- Thu thập, xử lý số liệu quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước
trên lưu vực sông Lô đoạn chảy qua thành phố Việt Trì.
- Phân tích các ngun nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng nước đoạn sông
Lô do khai thác khoáng sản, phát triển làng nghề và quá trình đơ thị hóa. Hiện trạng
quy hoạch sử dụng và quản lý nguồn nước sông Lô.
6

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

- Tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, đánh giá và dự báo các tác
động đến môi trường nước lưu vực sông Lô.
- Dự báo tải lượng nước thải đổ vào sông Lô và CLN sông Lô đến năm 2020.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của nước thải tới chất lượng nước
sông Lô đoạn chảy qua thành phố Việt Trì.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận nghiên cứu:

Ứng dụng phương pháp luận nghiên cứu sinh thái môi trường. Trong mơi
trường ln có những tác động đồng thời vào một thành phần mơi trường. Vì vậy,
khi xét đánh giá cần đánh giá đầy đủ các yếu tố có liên quan. Cần phân tích đầy đủ
các yếu tố hóa, lý, sinh học của nước do các q trình sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp hoạt động sinh hoạt của khu dân cư.
Môi trường nước được xem là môi trường sống, sự vận động và phản ứng
của chúng đối với các chất ơ nhiễm có những đặc điểm riêng. Mơi trường nước rất
linh động, chất bẩn được chuyển tải từ nơi này đến nơi khác dưới dạng hòa tan và
phần lớn nhờ các hạt keo trong nước. Do đó cần có những phương pháp nghiên cứu
thích hợp.
Trong nghiên cứu các tác động đến môi trường do các chất thải dựa trên bản
chất của hợp chất, tính chất hóa lý và hành vi của chúng. Đồng thời, trong nghiên
cứu các chất thải trong môi trường nước, việc phân loại các chất thải được dựa trên
tính chất hóa lý và khả năng biến đổi của chúng.
Phương pháp cụ thể:
- Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu: Tiếp cận,
thu thập và phân tích đánh giá, kế thừa các tài liệu có liên quan và tổng hợp lại phù
hợp với mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài;
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Được áp dụng để điều tra, khảo
sát, thu thập bổ sung các thông tin nhằm đánh giá hiện trạng môi trường;
- Phương pháp đánh giá nhanh nguồn thải bằng phương pháp hệ số ô
7

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”


nhiễm để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động KT – XH;
- Sử dụng phần mềm Mike 11 áp dụng để tính tốn lan truyền các chất ô
nhiễm và dự báo xu hướng diễn biến chất lượng nước.
- Sử dụng các phương pháp đánh giá nhanh
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu này sẽ hỗ trợ đánh giá và dự báo diễn biến chất lượng
nước sông Lơ trên địa phận thành phố Việt Trì dưới các tác động của quá trình
phát triển KT – XH phục vụ qui hoạch và bảo vệ nguồn nước sông Lô.
- Nghiên cứu này cũng đề xuất cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm quản lý
tổng hợp CLN phục vụ bảo vệ và khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên
nước sông.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu sẽ cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản
lý địa phương trong việc quản lý chất lượng nước trong lưu vực sông và phục vụ
cho các nghiên cứu khác có liên quan sau này;
- Nghiên cứu cịn đề ra các giải pháp quản lý cụ thể và thiết thực nhằm giải
quyết mâu thuẫn giữa phát triển KT – XH và bảo vệ mơi trường. Thơng qua đó,
chúng ta kịp thời đề ra các biện pháp nhằm bảo vệ tài ngun nước nói chung và
khu vực nước sơng Lơ nói riêng, điều này đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế xã
hội theo hướng phát triển bền vững.
6.3 Những lợi ích của việc quản lý chất lượng nước sơng Lơ đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì nói riêng và lưu vực sơng nói chung:
Cấp nước: Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người và phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội, cả ba nguồn nước (nước mưa, nước mặt và nước ngầm) ở LVS
đều được khai thác sử dụng.
Chất lượng nước: Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng nước bao
gồm địa chất, đất, địa hình, thảm thực vật, quần thể động thực vật hoang dã và khí
8


Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

hậu. Nhưng yếu tố quan trọng hơn gây ra các vấn đề về chất lượng nước chính là
các hoạt động của con người và vấn đề sử dụng đất trong lưu vực. Quản lý LVS sẽ
phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố này.
Kiểm soát bồi lắng: Sự bồi lắng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước, sinh
cảnh, giao thơng thuỷ, kiểm sốt lũ và các dịch vụ du lịch, giải trí. Nó cịn ảnh
hưởng đến các lồi cá do bùn lắng trên lịng sơng - nơi cần thiết cho chúng đẻ
trứng, và che phủ các sinh vật đáy quan trọng trong chuỗi thức ăn.
Giao thông thuỷ: Các hoạt động giao thông thuỷ và dịch vụ cảng thường
gây ô nhiễm môi trường nước do việc xả dầu cặn và các chất thải có nguồn gốc dầu
mỡ khống cũng như chất thải sinh hoạt. Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất về mặt
môi trường với các hoạt động giao thông thuỷ là sự cố tràn dầu.
Đa dạng sinh học: LVS, đặc biệt là những nơi cư trú ven sông là nơi cư trú
cần thiết và đa dạng cho nhiều q trình và nhiều lồi sinh vật, đây cịn là nơi cung
cấp mối liên kết giữa hệ sinh thái thuỷ sinh với hệ sinh thái vùng cao. Chẳng hạn
như, thảm thực vật ven sơng sẽ kiểm sốt nhiều cơ chế mơi trường của hệ sinh thái
sơng, và đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lưu lượng, điều chỉnh dịng
chảy cũng như nhiệt độ sơng. Các vùng đất ngập nước cũng đóng vai trị quan trọng
tương tự trong việc duy trì đa dạng sinh học và các quá trình trong LVS. Quản lý
LVS có thể là cơng cụ được sử dụng để làm tăng số lượng động thực vật hoang dã,
một nhân tố của sự đa dạng sinh thái. Mặc dù khơng phải là thích hợp với mọi
trường hợp nhưng việc lập kế hoạch quản lý LVS có thể bao gồm những nỗ lực

tránh sự suy thoái nơi cư trú của các loài động thực vật hoang dã nguy cấp.
Cá và các sinh vật thuỷ sinh khác: cần có các hoạt động quản lý LVS để
làm giảm các ảnh hưởng và cải thiện, bảo tồn loài cá cũng như các sinh vật thuỷ
sinh khác.
Bảo tồn sinh cảnh: các LVS khi được bảo vệ tốt sẽ phục vụ cho nhiều mục
đích như giải trí, bảo vệ sinh cảnh hoang dã, lọc nước và lưu giữ nước.
Giải trí-du lịch: Nước cấp cho các hoạt động giải trí-du lịch có thể được
9

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

tăng cường bằng việc quản lý LVS. Chẳng hạn như, các hoạt động quản lý LVS ở
phía hạ lưu sẽ giúp đảm bảo cấp nước đầy đủ và bảo vệ chất lượng nước, ngồi ra
cịn có thể đem lại lợi ích cho các hồ chứa, làm tăng giá trị của chúng đối với các
hoạt động giải trí như bơi thuyền và câu cá.
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn gồm phần mở đầu, 5 chương và phần kết luận-kiến nghị. Cụ thể:
- Mở đầu: Đặt vấn đề, nêu mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Bên cạnh đó giới thiệu các phương pháp chính thực hiện trong luận văn và nêu ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.
- Chương 1: Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu:
Làm rõ các điều kiện tự nhiên và KT – XH tại lưu vực sơng Lơ trên địa bàn
thành phố Việt Trì;
- Chương 2: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu đánh giá chất

lượng nước: Nêu các cơ sở khoa học để thực hiện đánh giá chất lượng nước lưu
vực sông, tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến
luận văn. Chương này cũng trình bày chi tiết các phương pháp áp dụng trong luận
văn;
- Chương 3: Hiện trạng các nguồn thải và ảnh hưởng của các nguồn thải
đến chất lượng nước (CLN) sông Lô trên địa bàn thành phố Việt Trì: Chương này sẽ
trình bày kết quả các nguồn thải và đánh giá tải lượng nước thải đổ vào sông Lô
trên địa bàn thành phố Việt Trì trong thời điểm hiện tại và ảnh hưởng của nước
thải đến CLN sông Lô chảy trên địa phận thành phố Việt Trì;
- Chương 4: Dự báo các nguồn nước thải và ảnh hưởng của các nguồn
thải đến CLN sơng Lơ trên địa phận thành phố Việt Trì đến năm 2020: Chương
này sẽ dự báo tải lượng thải của các hoạt động KT – XH trên lưu vực sông Lô và
đánh giá ảnh hưởng của nước thài đến chất lượng nước sơng Lơ trên địa bàn
thành phố Việt Trì năm 2020;
- Chương 5: Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng nước sông Lô trên
10

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

địa phận thành phố Việt Trì: Trong chương này sẽ đề xuất 3 nhóm giải pháp
chính là các giải pháp phòng ngừa, các giải pháp thu gom, xử lý và các giải pháp
hỗ trợ nhằm quản lý chất lượng nước sông Lô trên địa phận thành phố Việt Trì.
- Kết luận và kiến nghị: Tổng kết nội dung nghiên cứu và đưa ra các kiến
nghị.


11

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

CHƯƠNG 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LƯU VỰC SƠNG LƠ TRÊN ĐỊA PHẬN
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ nằm ở Vĩ độ Bắc từ 21016'21" đến
21024'28", Kinh độ Đông từ 105017'24" đến 105027'28" cách thủ đô Hà Nội 80km về
phía Tây Bắc, là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn (Sông Lô, sông Hồng, sông Đà).
Địa giới hành chính gồm có:
- Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh
- Phía Đơng giáp huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc (qua sơng Lơ)
- Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc
- Phía Tây giáp huyện Lâm Thao và huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây.
Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, khoa học kỹ thuật
của tỉnh Phú Thọ và là Thành phố trung tâm vùng Tây Đơng Bắc có tuyến Quốc lộ
II (Hà Nội - Hà Giang sang Vân Nam - Trung Quốc), Quốc lộ 32C (Hà Nội - Yên
Bái), có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường sông Hà Nội ngược Hà Giang
theo sơng Lơ và Lào Cai theo sơng Hồng…

Có thể xác định vị trí địa lý lưu vực sơng Lơ trên địa phận thành phố Việt
Trì qua hình 1.1.

12

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

Hình 1.1. Bản đồ vị trí sơng Lơ đoạn chảy qua thành phố Việt Trì

13

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

1.1.2. Điều kiện địa hình
Việt Trì thành phố ngã ba sông, là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng lên trung
du miền núi thấp nên địa hình khá đa dạng, gồm có cả vùng núi, vùng đồi thấp,
đồng bằng và các chân ruộng trũng, địa hình được chia làm 4 loại chính:
- Vùng núi cao: Nằm ở phía Tây Bắc thuộc xã Hy Cương (khu vực Đền

Hùng), núi cao nhất là núi Hùng 154m, núi Vặn 145m, núi Trọc 100m. Địa hình khu
vực này phổ biến dốc đều về 4 phía và có độ dốc > 150 thích hợp cho việc trồng
rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng.
- Vùng đồi thấp: Địa hình này khá phổ biến nằm rải rác ở khắp thành phố
Việt Trì, bao gồm các quả đồi bát úp đỉnh tương đối bằng phẳng và có hướng
nghiêng dần về phía sơng Hồng, sơng Lơ. Độ cao trung bình của các đồi này từ 5070m, độ dốc sườn đồi từ 80-150.
- Vùng Đồng bằng: Được trải dài theo hai triền sông Hồng và sông Lô thuộc
các xã Thuỵ Vân, Minh Nông, Minh Phương, Sông Lô, Phượng Lâu, Dữu Lâu,
Bạch Hạc, Bến Gót…Đây là những cánh đồng mầu mỡ được hình thành chủ yếu do
quá trình bồi tụ của 2 con sơng, địa hình bằng phẳng độ dốc từ 00-<30 rất thích hợp
cho việc canh tác các loại cây lương thực, cây ngắn ngày 2-3vụ/ năm.
- Vùng thấp trũng: Được hình thành xen kẽ giữa các quả đồi thấp và phân bố
không đồng đều, cao độ khu vực này thường < 10m, như đầm Cả, đầm Mai (Tiên
Cát), đầm Nước (Chu Hoá), Hồ Láng Bồng (Thuỵ Vân)….
Như vậy địa hình của thành phố Việt Trì khá đa dạng có sự kết hợp giữa
nhiều kiểu địa hình khác nhau đó vừa là những khó khăn nhưng cũng đem đến
những thuận lợi không nhỏ trong việc đầu tư phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là xây
dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội.
1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Thành phố Việt Trì có tổng diện tích tự nhiên là 10644,75ha, chiếm 3,02%
diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Đất đai của Việt Trì theo nguồn gốc phát sinh
được chia làm 6 loại chính, thể hiện dưới bảng 1.1 dưới đây:
14

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy

qua thành phố Việt Trì”

Bảng 1.1. Phân bố thổ nhưỡng thành phố Việt Trì
Loại đất

STT

Diện tích

Cơ cấu

(ha)

(%)

1

Đất phù sa của sơng Hồng, sơng Lơ

2974,20

27,94

2

Đất phù sa xen giữa đồi gị

1475,60

13,86


3

Đất Feralit phát triển trên đá Gnai xen

2024,80

19,02

Fecmatit
4

Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ

1013,00

9,52

5

Đất úng nước mùa hè

1369,90

12,87

6

Đất khác


1787,25

16,79

10 644,75

100

Tổng diện tích tự nhiên

(Nguồn số liệu: Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Phú Thọ- năm 2011)
Như vậy trên địa bàn Việt Trì, phần lớn là đất phù sa và đất feralit đỏ vàng.
Hai loại đất này có hàm lượng dinh dưỡng trong đất khá đến giàu, hàm lượng chất
dễ tiêu tổng số đều ở mức khá, rất thích hợp cho việc phát triển sản xuất các loại cây
hàng hố. Diện tích đất đồi gị chủ yếu là đất Feralit, đất có cường độ chịu tải cao
đáp ứng tốt các yêu cầu về nền móng trong xây dựng các cơng trình trọng điểm.
1.1.4. Điều kiện khí hậu, khí tượng
Theo phân vùng khí hậu thành phố Việt Trì thuộc tiểu vùng III chịu ảnh
hưởng của những khối khơng khí đặc trưng sau:
* Khối khơng khí cực địa Châu Á;
* Khối khơng khí nhiệt đới Ấn Độ Dương;
* Khối khơng khí nhiệt đới xích đạo và Thái Bình Dương.
Khí hậu thành phố Việt Trì có những đặc điểm chính sau:
- Thành phố Việt Trì chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng
bức xạ dồi dào, có nền nhiệt độ cao, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23,70C đến 24,50C, tháng có nhiệt độ trung
bình cao nhất là tháng 6 (28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1
15

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi

Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Luận văn cao học
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Lô đoạn chảy
qua thành phố Việt Trì”

(15,20C). Số giờ nắng trung bình hàng năm từ 1328-1625 giờ. Tổng tích ơn nhiệt >
86000C.
- Lượng mưa bình qn năm từ 1500 ÷ 1800mm, có xu hướng tăng dần từ
Nam lên Bắc và từ thung lũng sông Hồng sang phía hữu ngạn sơng.
- Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80-85%, cao nhất là tháng 2 (89%), thấp
nhất là tháng 9 (76%).
- Chế độ gió thổi theo hai mùa rõ rệt:
+ Gió mùa Đơng Bắc thổi vào mùa lạnh, kéo dài từ tháng 9 năm trước đến
tháng 3 năm sau. Gió xuất hiện kèm theo mưa gây ra các hiện tượng rét đậm kéo
dài, sương mù đôi khi có sương muối gây ảnh hưởng đến đời sống sản xuất.
+ Gió mùa Đơng Nam thổi vào mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, vào các
tháng 6,7,8 đôi khi có xuất hiện gió Tây Nam khơ và nóng.
Thành phố Việt Trì có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt thuộc tiểu vùng khí hậu vùng chuyển tiếp phía
Bắc chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Đơng Nam.
Bảng 1.2. Điều kiện khí tượng thành phố Việt Trì từ năm 2006 đến năm 2011
TT

1

Nội dung

Năm


Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

23,8

24,0

24,5

23,8


23,7

24,3

1394

1328

1625

1404,

1373,

1376

9

5

1360,

1413,

1232,

3

1


9

83

85

80

Nhiệt độ trung bình
hàng năm ( C )
0

2

Số giờ nắng trung
bình ( h )

3

Lượng mưa trung

1822

1474

1281

bình ( mm)
4


Độ ẩm trung bình(

85

85

83

%)

(Nguồn số liệu: Niêm giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2011)
1.1.5. Điều kiện thủy văn
Thành phố Việt Trì được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Lô và sông Hồng
16

Học viên thực hiện: Triệu Quý Hợi
Giáo viên hướng dẫn: TS. Văn Diệu Anh


×