Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ của một số quốc gia và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 188 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THÀNH LONG

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƢ CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THÀNH LONG

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƢ CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9.31.01.06

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn


2. PGS.TS. Đặng Thị Phƣơng Hoa

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu thu
thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn chính thức và riêng của tác giả. Các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan. Nội
dung luận án không trùng lặp và chưa được công bố trong bất cứ cơng trình
của ai trước đó.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2020
Tác giả luận án

Đỗ Thành Long

i


LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam, dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Nguyễn
Quang Thuấn và PGS.TS. Đặng Thị Phương Hoa. Ngoài những chỉ dẫn về mặt
khoa học, các thầy cơ cịn là động lực lớn giúp tác giả tự tin và say mê nghiên
cứu. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng đối với các thầy cơ.
Tác giả cảm ơn lãnh đạo Khoa Kinh tế Quốc tế, Học viện Khoa học Xã
hội cùng các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức cơ
bản, sâu sắc và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện
luận án này.

Tác giả bày tỏ lịng biết ơn đến các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp
nơi tác giả công tác đã tạo mọi điều kiện cho tác giả trong q trình cơng tác,
học tập, nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận án này.
Tác giả chân thành cảm ơn các doanh nghiệp đã cung cấp tài liệu, trả
lời phỏng vấn; Cảm ơn các bạn đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã động viên,
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình cơng tác, học tập, nghiên
cứu và hồn thành luận án này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2020
Nghiên cứu sinh

Đỗ Thành Long

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH
SÁCH THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP ĐẦU TƢ CHO KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ ......................................................................................... 11
1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cho khoa học và
cơng nghệ .................................................................................................. 11
1.2. Các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và
công nghệ .................................................................................................. 14
1.3. Khoảng trống nghiên cứu cho luận án ............................................... 20
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY
DOANH NGHIỆP ĐẦU TƢ CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ...... 23
2.1. Vai trị của khoa học và cơng nghệ đối với tăng trƣởng kinh tế ....... 23
2.2. Vai trò của đầu tƣ từ khu vực doanh nghiệp cho khoa học và
công nghệ ........................................................................................................ 26

2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đầu tƣ cho hoạt động khoa học và
công nghệ của doanh nghiệp ........................................................................ 27
2.3.1. Đặc tính của mỗi doanh nghiệp và ngành cơng nghiệp .................. 27
2.3.2. Tính cạnh tranh ............................................................................... 28
2.3.3. Các chính sách hỗ trợ từ chính phủ................................................. 28
2.3.4. Vị trí và cơ hội tiếp cận nguồn tri thức ........................................... 31
2.3.5. Lan toả tri thức từ hoạt động nghiên cứu và phát triển nước
ngồi .......................................................................................................... 32
2.4. Các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ cho khoa học và
công nghệ ........................................................................................................ 35
2.4.1. Chính sách trọng cung .................................................................... 35
2.4.2. Chính sách trọng cầu ....................................................................... 37
2.4.3. Chính sách về các yếu tố phụ trợ .................................................... 38

iii


2.4.4. Chính sách liên kết các bên trong hệ thống đổi mới sáng tạo
quốc gia ..................................................................................................... 43
Chƣơng 3: CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP ĐẦU TƢ
CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRUNG QUỐC, HÀN
QUỐC VÀ ISRAEL ...................................................................................... 45
3.1. Kinh nghiệm Trung Quốc ..................................................................... 47
3.1.1. Bối cảnh quốc gia ............................................................................ 47
3.1.2. Quan điểm của nhà nước về việc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư
cho khoa học và công nghệ ....................................................................... 50
3.1.3. Các chính sách được sử dụng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu
tư cho khoa học công nghệ ....................................................................... 55
3.2. Kinh nghiệm Hàn Quốc ......................................................................... 66
3.2.1. Bối cảnh quốc gia ............................................................................ 66

3.2.2. Quan điểm của nhà nước về việc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư
cho khoa học và công nghệ ....................................................................... 69
3.2.3. Các chính sách được sử dụng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu
tư cho khoa học công nghệ ....................................................................... 72
3.3. Kinh nghiệm Israel ................................................................................. 84
3.3.1. Bối cảnh quốc gia ............................................................................ 84
3.3.2. Quan điểm của nhà nước về việc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư
cho khoa học và công nghệ ....................................................................... 86
3.3.3. Các chính sách được sử dụng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu
tư cho khoa học công nghệ ....................................................................... 89
3.4. Một số bài học chung rút ra từ kinh nghiệm của ba quốc gia ........... 99
Chƣơng 4: CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP ĐẦU TƢ
CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT
SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ................................................................. 106
4.1. Quan điểm và mục tiêu của Nhà nƣớc về thúc đẩy doanh nghiệp
đầu tƣ cho khoa học và công nghệ ............................................................. 106
iv


4.1.1. Hiện trạng hạ tầng và chính sách khoa học và công nghệ ............ 106
4.1.2. Quan điểm và mục tiêu ................................................................. 111
4.2. Các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ cho khoa học và
công nghệ tại Việt Nam ............................................................................... 113
4.2.1. Chính sách trọng cung .................................................................. 113
4.2.2. Chính sách trọng cầu ..................................................................... 118
4.2.3. Chính sách về các yếu tố phụ trợ .................................................. 119
4.2.4. Chính sách liên kết các bên trong hệ thống đổi mới sáng tạo
quốc gia ................................................................................................... 122
4.3. Đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ cho khoa học
và công nghệ tại Việt Nam .......................................................................... 123

4.3.1. So sánh Việt Nam và các quốc gia tham khảo .............................. 123
4.3.2. Một số đánh giá từ khảo sát thực tế doanh nghiệp ....................... 125
4.3.3. Một số kết quả đã đạt được ........................................................... 132
4.3.4. Một số hạn chế và nguyên nhân .................................................... 133
4.4. Một số bài học kinh nghiệm ................................................................ 135
4.4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế .................................................... 135
4.4.2. Một số bài học kinh nghiệm để xây dựng chính sách thúc đẩy
doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ ................................... 137
KẾT LUẬN .................................................................................................. 147
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 152
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 172

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

CNC

Công nghệ cao

CNH


Cơng nghiệp hóa

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ĐMCN

Đổi mới công nghệ

ĐMST

Đổi mới sáng tạo

ETRI

Electronics and
Telecommunications Research

Institute

Viện Nghiên cứu điện tử và viễn
thông

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Gross National Product

Tổng sản lượng quốc gia

GRI

Government Research Institute

Viện nghiên cứu cơng lập

HĐH

HIDZ

Hiện đại hóa

Khu phát triển cơng nghiệp cơng
nghệ cao

High-tech Industrial
Development Zone

ICT
hoặc Information Technology and
CNTT&TT Communication

Công nghệ thông tin và truyền thông

IIA

Israel Innovation Authority

Cơ quan đổi mới Israel

IMF

International Moneytary Fund

Tổ chức tiền tệ thế giới

IPR


Intellectual Property Rights

Quyền sở hữu trí tuệ

KAIST

Korean Advanced Institute of
Science and Technology

Viện Nghiên cứu cao cấp về khoa học
và công nghệ Hàn Quốc

KIET

Korea Institute of Electronics
Technology

Viện Nghiên cứu Công nghệ Điện tử
Hàn Quốc

KIST

Korea Industrial Technology

Viện Khoa học và Công nghệ Hàn
vi


Từ viết tắt


Tiếng Anh
Association

Tiếng Việt
Quốc

KHCN

Science and Technology

Khoa học và công nghệ

KHCNST

Science, Technology and
Innovation Policy

Chính sách khoa học và cơng nghệ
sáng tạo
Kinh tế-xã hội

KT-XH
M&A

Sát nhập và Mua lại

Merger & Acquisition

NAFOSTED National Foundation for Science
and Technology Development


Quỹ Phát triển khoa học và công
nghệ quốc gia

NATIF

Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia

National Technology Innovation
Fund

R&D hoặc Research and Development
NC&PT

Nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ/hoặc Nghiên cứu và phát
triển

NCS

Nghiên cứu sinh

NIS

Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia

National Innovation System

Ngân sách nhà nước


NSNN
OCS

Office of Chief Scientist

Văn phòng nhà khoa học trưởng

OECD

Organization for Economic Cooperation and Development

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Quốc phịng-An ninh

QP-AN
SEZ

Đặc khu kinh tế

Special Economic Zone

Sở hữu trí tuệ

SHTT
TFP

Total Factor Productivity

Năng suất các yếu tố tổng hợp


USD

US Dollar

Đồng Đô la Mỹ

WEF

World Economic Forum

Diễn đàn kinh tế thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho khoa học và công nghệ
theo hướng tiếp cận chuỗi cung ứng sản phẩm khoa học và
công nghệ. ..................................................................................... 31
Bảng 2.3. Khung phân tích cho luận án. ......................................................... 35
Bảng 3.1. So sánh một số đặc điểm của Việt Nam với Hàn Quốc, Trung
Quốc và Israel ............................................................................... 45
Bảng 3.2. Một số chính sách ưu đãi thuế để thúc đẩy các hoạt động liên
quan đến R&D của Hàn Quốc ...................................................... 75

Bảng 4.1. Nhân lực NC&PT qua các năm (người) ....................................... 108
Bảng 4.2. Nhân lực NC&PT theo khu vực thực hiện và chức năng năm 2017 . 108
Bảng 4.3. Tổ chức NC&PT chia theo quy mô nhân lực năm 2017 .............. 109
Bảng 4.4. Tổ chức NC&PT theo vùng địa lý năm 2017 ............................... 109
Bảng 4.5. Khảo sát DN về các chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN. .... 128
Bảng 4.6. Đề xuất của DN về các chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN . 129

viii


DANH MỤC HÌNH, HỘP
Hình 2.1. Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ............................ 30
Hình 2.2. Mức cân bằng của đầu tư NC&PT .................................................. 34
Hình 3.1. Tỷ lệ % GDP dành cho R&D của Trung Quốc ............................... 49
Hình 3.2. Nguồn chính cho quỹ R&D Trung Quốc so với Nhật Bản và Mỹ ...... 50
Hình 3.3. Tỷ lệ % GDP dành cho R&D của Hàn Quốc .................................. 67
Hình 3.4. Tỷ lệ % GDP dành cho R&D của Iseral ......................................... 86
Hình 4.1. Thống kê các doanh nghiệp khảo sát ............................................ 127
Hộp 1: Doanh nghiệp lớn .............................................................................. 130
Hộp 2: Doanh nghiệp start-up ....................................................................... 131

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã sớm xác
định khoa học và công nghệ (KHCN) là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và
động lực của sự nghiệp cơng nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất
nước. Hơn 30 năm đổi mới, KHCN nước ta đã có bước tiến dài trong xây

dựng và phát triển tiềm lực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp
thiết thực vào sự phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), bảo đảm quốc phòng-an
ninh (QP-AN), cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống, đưa nước ta
từ một nước kém phát triển gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình.
Tuy nhiên, so với mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, KHCN nước ta phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng và vị trí, chưa thực sự trở thành động lực mạnh mẽ
thúc đẩy KT-XH và khắc phục được tình trạng tụt hậu so với khu vực và trên
thế giới. Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng này là đầu tư cho
KHCN còn thấp so với mặt bằng của các quốc gia có nền khoa học tương đối
phát triển, trong đó phần nhiều vẫn dựa vào nguồn lực hạn chế của Ngân sách
nhà nước (NSNN).
Hoạt động KHCN có vai trị gián tiếp tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế thơng qua việc kích thích sự đổi mới và sáng tạo trong nội tại của một quốc
gia [116]. Các đổi mới công nghệ (ĐMCN) trong công nghiệp được hình thành
từ đầu tư cho hoạt động KHCN là động lực chính của tăng trưởng kinh tế,
trong khi các doanh nghiệp (DN) chỉ đầu tư cho hoạt động KHCN nếu ở đó có
cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận [102]. Do vậy, nếu lợi ích của việc đầu tư cho
hoạt động KHCN được đảm bảo thơng qua các chính sách thúc đẩy đầu tư, DN
sẽ đầu tư nhiều hơn, quá trình ĐMCN được thúc đẩy, và kết quả cuối cùng là
tạo ra sự tăng trưởng về năng suất.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, quốc gia nào có nền KHCN càng phát
triển thì tỉ trọng đầu tư cho KHCN của khu vực ngoài nhà nước so với NSNN
càng cao. NSNN chỉ tài trợ cho các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu phục vụ
lợi ích chung của quốc gia [187]. Ở các nước phát triển như Châu Âu, Hàn
1


Quốc, Nhật Bản, tỉ trọng này thường dao động từ 3:1 đến 5:1. Trung Quốc có
tỉ trọng 3:1 và có xu hướng tăng dần theo thời gian.
Tại Việt Nam cho đến nay NSNN vẫn là nguồn lực chính, chiếm 52% tổng

đầu tư xã hội cho KHCN [3]. Cần nhìn nhận rằng, dù được Nhà nước quan tâm
đến đâu thì nguồn lực của Nhà nước cũng rất hạn chế trong bối cảnh đất nước cịn
gặp nhiều khó khăn như hiện nay, không thể so sánh với tiềm lực dồi dào của khu
vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là của khối doanh nghiệp (DN). Song, thực tế các
DN Việt Nam chưa chú trọng đầu tư đúng mức cho hoạt động KHCN, nguyên
nhân là do chúng ta cịn thiếu những chính sách khuyến khích phù hợp và thiếu
kinh nghiệm trong xây dựng mơ hình phát triển của hệ thống KHCN.
Một số quốc gia có những đặc điểm tương đồng với Việt Nam, mặc dù
có xuất phát điểm khơng cao nhưng đã thành cơng nhờ các chính sách đầu tư
cho KHCN một cách đúng đắn như Hàn Quốc, Trung Quốc và Israel. Khi
nghiên cứu những ngun nhân chính dẫn đến sự thành cơng của Trung Quốc,
Hàn Quốc và Israel, ta thấy một đặc điểm chung là họ đều đầu tư vào đội ngũ
nhân lực chất lượng cao cho KHCN; lựa chọn những lĩnh vực công nghệ phù
hợp để CNH và phát triển KHCN sâu vào lĩnh vực đó. Cụ thể: Hàn Quốc thì
phát triển các thành phố khoa học theo mơ hình thung lũng silicon và đầu tư
cho những tập đoàn lớn để làm đầu tàu KHCN, từ đó gắn lợi ích tài chính với
phát triển KHCN để kích thích sự tăng trưởng. Trung Quốc thì hướng KHCN
tới đổi mới sáng tạo (ĐMST), tài trợ đa cấp độ, đa phương thức. Cịn Israel thì
nâng cao tinh thần khởi nghiệp và lựa chọn phương thức sáp nhập và mua bán
(M&A) cùng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển. Đây là những
kinh nghiệm quý báu Việt Nam có thể nghiên cứu tham khảo để xây dựng
chính sách đầu tư phù hợp cho KHCN để thực hiện tốt mục tiêu CNH, HĐH.
Nhằm đạt được kết quả thiết thực trong tăng trưởng kinh tế, vươn lên
thành quốc gia phát triển trong tương lai, việc xây dựng các chính sách hiệu
quả để khuyến khích các DN đầu tư cho KHCN là hết sức cần thiết và cấp
bách. Để làm được điều này, chúng ta cần tổng hợp đầy đủ những chính sách
khuyến khích DN đầu tư cho KHCN hiện có, rà sốt những chính sách gì
2



đang phù hợp, chưa phù hợp hay còn thiếu; và rút ra những bài học kinh
nghiệm từ các quốc gia trên thế giới phù hợp với điều kiện và thực tiễn của
Việt Nam trong việc xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích DN
đầu tư cho KHCN.
Từ các phân tích trên, tác giả lựa chọn nội dung “Chính sách thúc đẩy
doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ của một số quốc gia và bài
học cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về ảnh hưởng của chính sách
thúc đẩy của Chính phủ đối với hoạt động KHCN và thực tiễn hiệu quả chính
sách của một số quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam, Luận án rút ra bài học
kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp phát triển chính sách thúc đẩy DN đầu
tư cho KHCN của Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
(i) Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách thúc đẩy DN đầu tư
cho KHCN;
(ii) Luận giải vai trò của KHCN, DN đầu tư cho KHCN, chính sách
thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN. Từ đó, xây dựng được khung phân tích cho
luận án về các chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN;
(iii) Nghiên cứu điển hình các quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc và
Israel về các chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN;
(iv) Tìm hiểu thực trạng các chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN
của Việt Nam. So sánh Việt Nam và các quốc gia đã lựa chọn nghiên cứu,
trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với điều kiện và xu
hướng phát triển, tình hình thực tiễn của Việt Nam trong các chính sách thúc
đẩy DN đầu tư cho KHCN.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các chính sách thúc đẩy DN đầu tư
cho KHCN của Trung Quốc, Hàn Quốc, Israel và Việt Nam.

3


 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
Luận án nghiên cứu các chính sách của Chính phủ Trung Quốc, Hàn
Quốc, Israel và Việt Nam trong việc thúc đẩy các DN đầu tư cho KHCN. Chính
sách có thể nằm trong các văn bản luật và dưới luật của các quốc gia. Đồng thời,
các nghiên cứu kinh điển từ các quốc gia trên thế giới về hiệu quả đầu tư của
KHCN trong tăng trưởng kinh tế cũng phù hợp với nghiên cứu của luận án.
Trong khuôn khổ của Luận án, khái niệm "hoạt động KHCN" được xác
định phạm vi đồng nhất với khái niệm "hoạt động nghiên cứu và phát triển"
(R&D).
Các văn bản luật và dưới luật về các chính sách thúc đẩy khác
(luật/chính sách về đất đai, an ninh quốc phịng,…) khơng nằm trong phạm vi
nghiên cứu của luận án;
Chính sách thúc đẩy các hoạt động khác của DN (nâng cao năng lực
cạnh tranh, năng lực quản trị DN, năng lực tài chính, …) khơng nằm trong
phạm vi nghiên cứu của luận án.
- Phạm vi về không gian:
Luận án tập trung nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách thúc đẩy DN
đầu tư cho KHCN của Trung Quốc, Hàn Quốc và Israel vì đây là ba quốc gia
tiêu biểu trong việc đạt được sự phát triển đột phá về KH-XH thông qua thúc
đẩy đầu tư cho KHCN.
Trong một số phân tích, luận án có sử dụng các dữ liệu thứ cấp của một
số quốc gia khác để có được cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
- Phạm vi thời gian:
Đối với các quốc gia tham khảo, phạm vi thời gian nghiên cứu trải dài
trong giai đoạn phát triển nhanh về KHCN của từng quốc gia.
Đối với Việt Nam, dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn

2018-2019.
- Phạm vi mẫu nghiên cứu:
Mẫu khảo sát là những DN có đầu tư cho KHCN (DN KHCN, DN
start-up về cơng nghệ, ...). Đây là những DN có sự quan tâm và nhu cầu đổi
4


mới công nghệ, đã từng đầu tư cho hoạt động KHCN và hiểu rõ nhất khó
khăn, vướng mắc khi thực hiện để cần Nhà nước hỗ trợ thơng qua chính sách.
Tổng số lượng DN có số liệu sử dụng trong phân tích thực trạng là 103.
Hai trong số này sẽ được thực hiện hình thức điển cứu (case study), trong đó
01 DN là DNNN có quy mơ lớn, tỷ lệ đầu tư cho KHCN cao - đại diện cho
đối tượng thành cơng về đầu tư cho KHCN, có thể gợi mở các ý tưởng mới
cho chính sách; 01 DN là start-up mới thành công trong năm 2019, đại diện
cho đối tượng nhỏ, khả năng tài chính eo hẹp, để tìm hiểu về các khó khăn và
mong muốn hỗ trợ của Nhà nước thơng qua chính sách.
4. Quy trình nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án,
nghiên cứu sinh tiến hành theo quy trình nghiên cứu sau.

Việt Nam

BÀI HỌC
KINH NGHIỆM

CHÍNH SÁCH LIÊN KÉT

Israel

CHÍNH SÁCH PHỤ TRỢ


Hàn Quốc

CHÍNH SÁCH TRỌNG CẦU

Trung Quốc

CHÍNH SÁCH TRỌNG CUNG

HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH
thúc đẩy DN đầu tƣ cho KHCN

Một số bài học
rút ra cho Việt
Nam để thúc đẩy
DN đầu tƣ cho
KHCN

Đánh giá thực trạng hệ thống
chính sách thúc đẩy DN
đầu tƣ cho KHCN

Phỏng vấn: các nhà hoạch định
chính sách, nhà nghiên cứu,
cán bộ/giám đốc DN có hoạt
động liên quan tới KHCN

5

Khảo sát bằng phiếu hỏi

tới 120 doanh nghiệp
có đầu tư cho KHCN


5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
(1) Phương pháp thu thập dữ liệu
* Thu thập dữ liệu thứ cấp
Nghiên cứu sinh (NCS) nghiên cứu đề tài luận án với việc nghiên cứu
các nguồn dữ liệu thứ cấp từ các cơng trình cơng bố có uy tín trong và ngồi
nước như các bài báo có chỉ số ISI, Scopus; Các bài hội thảo, các luận án tiến
sĩ; Các báo cáo, số liệu của Chính phủ và bộ ban ngành liên quan, ... Cũng
như website của các trang báo, tạp chí và tổ chức có uy tín.
Mục tiêu của việc nghiên cứu tài liệu là giúp NCS xây dựng được khung
phân tích cho luận án về những nhóm chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho
KHCN gồm: Nhóm chính sách trọng cung, nhóm chính sách trọng cầu, nhóm
chính sách về các yếu tố phụ trợ, và nhóm chính sách liên kết các bên trong hệ
thống ĐMST quốc gia.
 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp sẽ được NCS thu thập bằng một số phương pháp sau:
a. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia
trong trong lĩnh vực đang quan tâm về vấn đề, sự kiện khoa học nào đó. Thực
chất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các
chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện
khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó.
Phương pháp phỏng vấn sâu được NCS sử dụng để thực hiện nội dung sau:
- Đánh giá, đưa ra ý kiến xây dựng khung phân tích của luận án về các
chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN.
- Đánh giá, tư vấn hồn thiện phiếu khảo sát.
NCS đã có những buổi làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp với các chuyên

gia để thu thập những thông tin cần thiết cho nghiên cứu.
Các chuyên gia mà NCS tham vấn gồm giáo viên hướng dẫn; Các nhà
hoạch định chính sách; Các nhà nghiên cứu; Những cán bộ/giám đốc DN có
hoạt động chun mơn liên quan tới KHCN. Số lượng chuyên gia theo
Connelly (2008) phải đảm bảo ít nhất là 10% mẫu nghiên cứu chính; Còn theo
6


Hill (1998) thì cần từ 10 đến 30 người. Do vậy, tác giả lựa chọn phỏng vấn 20
người. Danh sách chuyên gia được thống kê trong phụ lục số 02 của luận án.
b. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi
Phương pháp “phỏng vấn” bằng phiếu hỏi (questionnare survey) là
phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng lúc với nhiều người theo một
bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào
các ô tương ứng theo một quy ước nào đó. Đây là phương pháp nghiên cứu được
sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các lĩnh vực nghiên cứu kinh tế xã hội.
Để kiểm định các giả thuyết nêu ra từ khung phân tích của luận án,
NCS đã thiết kế và phát một phiếu hỏi định lượng tới các DN khảo sát.
Khảo sát thử (pilot survey)
Trước khi phiếu được phát rộng rãi tới mẫu khảo sát, NCS đã phát cho
ba DN để đánh giá sơ bộ xem các câu hỏi đặt ra có dễ hiểu khơng, cần bổ sung
hoặc loại bỏ những câu hỏi nào. Đồng thời NCS cũng đã gửi phiếu hỏi tới các
chuyên gia, giảng viên về quản trị để tham vấn và hoàn thiện phiếu khảo sát.
- Mẫu khảo sát:
Các DN, phần lớn là DN có đầu tư cho KHCN. Số lượng phiếu ban đầu
gửi đi là khoảng 120 DN. Các DN cũng được đề nghị tiếp tục gửi phiếu khảo sát
đến các DN khác.
Kênh thu thập dữ liệu chính là thơng qua danh sách các DN từ nguồn
Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các kênh Hiệp hội DN hoặc các
mối quan hệ của cá nhân NCS.

Nhằm đảm bảo tính bí mật của thơng tin, việc thu thập dữ liệu qua tất
cả các kênh đều ưu tiên sử dụng bảng hỏi trực tuyến, giúp cho thông tin thu
thập được minh bạch, khách quan, nhanh chóng, thuận lợi, hạn chế việc thiếu
dữ liệu trả lời. Tham khảo link bảng hỏi trực tuyến tại:
/>- Người điền phiếu: Giám đốc DN hoặc Giám đốc/Trưởng phòng
KHCN. Mỗi DN được khuyến nghị chỉ trả lời 01 lần phiếu khảo sát nhằm
tránh sự trùng lặp.
7


- Thang đo: ngoài một số câu hỏi lựa chọn thì phiếu hỏi sử dụng thang
đo chính là thang Likert 5 bậc (từ 1 đến 5) cho đa số các câu hỏi. Trong đó, 1
tương ứng với “hồn tồn khơng đồng ý” và 5 tương ứng “hoàn toàn đồng ý”.
Thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây.
- Nội dung: (i) Giới thiệu chung về Phiếu khảo sát; Một số thông tin
cung cấp cho khảo sát; (ii) Thu thập thơng tin chung về DN: Loại hình, quy
mơ, tỷ lệ trích lập quỹ KHCN; (iii) Thu thập thơng tin về chính sách thúc đẩy
DN đầu tư cho KHCN: Có biết về chính sách hay khơng; DN có áp dụng/được
áp dụng chính sách hay khơng; Chính sách áp dụng có hiệu quả ở mức độ nào;
(iv) Thu thập thông tin về các đề xuất theo từng nhóm chính sách.
Nội dung chi tiết của Phiếu khảo sát được trình bày trong Phụ lục 01.
c. Phương pháp điển cứu (case study)
Nghiên cứu điển cứu hay nghiên cứu điển hình là việc nghiên cứu dựa
trên những trường hợp (case study) đặc trưng cho nhóm các khách thể nghiên
cứu. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong ngành xã hội học với
mục tiêu cơ bản là tìm hiểu rõ về trường hợp nghiên cứu bằng cách theo dõi
sát sao và toàn diện trường hợp đã chọn trong một thời gian nhất định, tại mơi
trường tự nhiên của nó. Kết quả nghiên cứu điển hình cho phép người nghiên
cứu đưa ra lời giải thích tại sao mọi việc xảy ra như đã xảy ra, thơng qua đó
xác định các vấn đề quan trọng cần được tiếp tục nghiên cứu rộng rãi hơn

trong tương lai.
NCS lựa chọn hai DN và hai chuyên gia về chính sách thúc đẩy DN đầu
tư cho KHCN để tiến hành nghiên cứu sâu về các nội dung liên quan tới bốn
nhóm chính sách trong khung phân tích của luận án. Các DN và chuyên gia sẽ
đưa ra đánh giá về những vấn đề mà NCS nghiên cứu. Kết hợp với những dữ
liệu sơ cấp thu thập được qua phiếu khảo sát và các dữ liệu thứ cấp, NCS sẽ
đưa ra những đánh giá và kết luận về những vấn đề nghiên cứu của luận án.

8


(2) Phương pháp phân tích dữ liệu
Luận án sử dụng phương pháp phân tích qui luật, thống kê, tổng hợp, so
sánh và một số cơng cụ tốn như Excel, trị trung bình để đánh giá một số nội
dung của khung phân tích.
NCS nghiên cứu những chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN ở
Trung Quốc, Hàn Quốc, Israel và Việt Nam theo bốn nhóm: Chính sách trọng
cung, chính sách trọng cầu, chính sách về các yếu tố phụ trợ, chính sách liên kết.
Trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận án
Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chính sách thúc đẩy
DN đầu tư cho KHCN với khung phân tích gồm bốn nhóm: Nhóm chính sách
trọng cung, nhóm chính sách trọng cầu, nhóm chính sách về các yếu tố phụ
trợ, nhóm chính sách liên kết các bên trong hệ thống ĐMST quốc gia.
Xác định được mơ hình chuỗi cung ứng sản phẩm KHCN theo hướng
tiếp cận dự án khởi nghiệp KHCN của DN. Chuỗi cung ứng sẽ bắt đầu từ ý
tưởng ĐMST, trải qua các giai đoạn khác nhau cho tới đầu ra cuối cùng là sản
phẩm được thương mại hóa trên thị trường. Các loại hình DN với các cấp độ
đầu tư cho KHCN khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau.
So sánh Việt Nam và ba quốc gia được lựa chọn nghiên cứu. Đánh giá

thành cơng và hạn chế trong chính sách của mỗi quốc gia. Nghiên cứu và khảo
sát thực trạng chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư KHCN của Việt Nam,
từ đó rút ra một số bài học trong xây dựng chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho
KHCN trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; Nội dung
chính của luận án được chia thành bốn chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách thúc đẩy
doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và cơng nghệ.
Nội dung: Tổng hợp một số cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa
học trong và ngoài nước về chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN của
9


các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, xác định dư địa cho luận án phù hợp
với định hướng về đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư
cho khoa học và công nghệ.
Nội dung: Đưa ra vai trò của KHCN đối với tăng trưởng kinh tế của
quốc gia và đối với DN; Phân tích, luận giải các yếu tố tác động đến đầu tư
cho KHCN của DN; Chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN.
- Chương 3: Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và
công nghệ của Trung Quốc, Hàn Quốc và Israel.
Nội dung: Nghiên cứu bối cảnh quốc gia, quan điểm nhà nước và các
chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN của Trung Quốc, Hàn Quốc và Israel.
- Chương 4: Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và
công nghệ của Việt Nam và những bài học rút ra từ các quốc gia trên thế giới.
Nội dung: Nghiên cứu thực trạng chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho
KHCN của Việt Nam, từ đó đề xuất một số bài học về chính sách thúc đẩy
DN đầu tư cho KHCN dựa trên kinh nghiệm các quốc gia nêu trên.


10


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY
DOANH NGHIỆP ĐẦU TƢ CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau trong và ngồi nước về
các chính sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN. Xét về mặt phương pháp,
những nghiên cứu này chia thành hai nhóm chính:
Nhóm thứ nhất là những nghiên cứu tổng hợp, phân tích về tất cả
những chính sách hiện có của một quốc gia, một địa phương cụ thể. Từ đó,
đưa ra những đánh giá và đề xuất những cải tiến;
Nhóm thứ hai là những nghiên cứu chun sâu về từng nhóm chính
sách như nhóm chính sách về tài chính, nhóm chính sách về nhân lực, v.v…
Để có cái nhìn tồn diện, tác giả đã nghiên cứu các cơng trình theo 02
lát cắt nội dung bao gồm: về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cho
KHCN, trong đó nổi bật lên vai trị của chính sách Nhà nước và về các chính
sách thúc đẩy DN đầu tư cho KHCN.
1.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ cho khoa học và công
nghệ
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cho hoạt động KHCN
của DN và ảnh hưởng của nó đã được xác định trong nhiều nghiên cứu, cả lý
thuyết và thực nghiệm. Trong một nghiên cứu gần đây, tác giả Becker (2013)
đã tổng hợp, phân tích các nghiên cứu này để vẽ nên bức tranh về sự hiểu biết
của chúng ta đối với vấn đề và thách thức cho các nghiên cứu trong tương lai.
Theo Becker, có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến mức đầu tư cho KHCN của
DN, bao gồm:
(i) Đặc tính của mỗi DN và ngành cơng nghiệp: Tình hình tài chính nội bộ

ảnh hưởng đến đầu tư cho KHCN, mặc dù mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào
quy mô, tuổi của DN và từng quốc gia. Ở đâu nhà đầu tư cảm thấy an toàn hơn
sẽ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động rủi ro như KHCN [56];

11


(ii) Tính cạnh tranh: Sự cạnh tranh về thị phần có thể có các ảnh hưởng
khác biệt lên hoạt động KHCN của DN [56];
(iii) Các chính sách hỗ trợ từ chính phủ: Các nghiên cứu kinh điển,
được hỗ trợ bởi các bằng chứng thực nghiệm đều cho rằng chính sách tài khóa
của chính phủ, cụ thể là tài trợ và các ưu đãi thuế, có tác động tích cực đến
mức đầu tư của DN cho KHCN [56];
(iv) Vị trí và cơ hội tiếp cận nguồn tri thức: Khoảng cách địa lý của DN
với nguồn tri thức là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động KHCN.
Sự tác động này được thực hiện thơng qua ba yếu tố chính: khả năng tiếp
nhận tri thức lan toả từ các cơ sở nghiên cứu, hoạt động hợp tác nghiên cứu
chung và sự dồi dào của nguồn nhân lực chất lượng cao [56];
(v) Sự lan tỏa tri thức từ hoạt động KHCN nước ngồi: Các DN FDI
thường có trình độ cơng nghệ tiên tiến hơn các DN trong nước và có thể
chuyển giao công nghệ cho các DN ở nước sở tại. Ví dụ chi nhánh ở nước
ngồi của các tập đồn đa quốc gia có thể nhận chuyển giao cơng nghệ, tri
thức từ cơng ty mẹ, sau đó chuyển giao cho các DN bản địa thông qua các
hoạt động trực tiếp như các hợp đồng nghiên cứu, hợp đồng cấp quyền hoặc
một cách gián tiếp qua hiệu ứng lan tỏa tri thức [56].
Tác giả Quan Minh Nhựt có các bài viết phân tích thực trạng và nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ đầu tư KHCN vào sản xuất kinh doanh của các DN tại
Thành phố Cần Thơ trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ (2014) và nông
nghiệp (2015). Kết quả khảo sát các DN cho thấy tỷ trọng đầu tư cho KHCN
trong tổng nguồn vốn của DN còn tương đối thấp và khơng hiệu quả. Theo tác

giả, có bốn yếu tố có ý nghĩa thống kê tác động đến quyết định đầu tư cho
KHCN của DN nông nghiệp là: Vốn chủ sở hữu, hiệu suất máy móc thiết bị,
lao động và số năm hoạt động của DN [36]; còn đối với DN thương mại-dịch
vụ có ba yếu tố tác động là: lợi nhuận, vốn chủ sở hữu và số năm hoạt động
của DN [37]. Tác giả Trần Ngọc Ca (2000) nhấn mạnh đến tầm quan trọng
của nhân lực và bổ sung yếu tố thuận lợi của thị trường đối với sản phẩm là sự
khích lệ DN đầu tư cho hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên cứu và phát
12


triển [13]. Theo Nguyễn Sỹ Lộc và cộng sự (2006), các yếu tố tác động trực
tiếp và gián tiếp đến đầu tư cho hoạt động KHCN của DN bao gồm nhóm yếu
tố về nhu cầu cơng nghệ và nhóm yếu tố về nguồn cung công nghệ [33], tuy
vậy các tác giả chưa nêu được tầm quan trọng của các yếu tố này đối với hoạt
động đổi mới công nghệ của DN.
Một số các cơng trình nghiên cứu khác trong nước cũng có các nội
dung đánh giá thực trạng cơng nghệ của các DN Việt Nam bao gồm trình độ
cơng nghệ, khả năng xuất khẩu và cạnh tranh của các DN công nghiệp, lực
lượng cán bộ KHCN của các DN công nghiệp với các nội dung qui mơ cơ cấu
theo trình độ và sự phân bố theo lĩnh vực hoạt động KHCN của lực lượng
này, tình hình nghiên cứu khoa học và đổi mới KHCN của các DN công
nghiệp, mối quan hệ gia nghiên cứu KHCN với các yếu tố sản xuất kinh
doanh ([15], [23]).
Các nghiên cứu trên thế giới nhận định sâu sắc hơn về các trở ngại của
DN, đặc biệt là trở ngại tài chính đối với DN nhỏ. Lý do được Berger đưa ra
là cả ngân hàng và các nhà đầu tư mạo hiểm-những nhà đầu tư tư nhân truyền
thống vào các DN nhỏ-thường rất kén chọn khi tiến hành đầu tư, trong khi
bản thân DN lại rất khó được tiếp cận thường xuyên vào thị trường vốn. Tính
bất đối xứng thơng tin và mức độ rủi ro cao là nguyên nhân khiến các DN nhỏ
gặp bất lợi trong việc thu hút vốn đầu tư [54]. Việc sử dụng vốn dựa trên

nguồn vốn nghiên cứu và phát triển càng làm mối quan ngại về tình trạng bất
đối xứng thông tin và gia tăng rủi ro trở nên trầm trọng. Nguồn lợi nhuận mơ
hồ, không ổn định, bất lợi trong nắm bắt thông tin và các nhà đầu tư không đủ
năng lực định giá các dự án ĐMST đã khiến cho các DN vừa và nhỏ
(DNVVN) khó tiếp cận nguồn vốn cho đổi mới [66]. Hơn nữa, tài sản ĐMST
khơng có chức năng như tài sản thế chấp, càng khiến ngân hàng thêm lo ngại
về những rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, khả năng các DNVVN sẽ bị hạn chế tín
dụng khi tiến hành các hoạt động R&D [69]. Thực tế, nghiên cứu thực
nghiệm cho thấy một phần đáng kể các DN nhỏ xem vấn đề tài chính/vốn đầu
tư như một trở ngại cho việc thực hiện đổi mới [113]. Định mức tín dụng
13


thường được tiến hành cho các DN thâm dụng kỹ thuật nói riêng ([131],
[171]) và các DN đổi mới nói chung [151]. Đối mặt với trở ngại về tài chính
cho các dự án ĐMST, các DN có khả năng phải từ bỏ hoặc thu nhỏ quy mô
của những dự án này [94], từ đó cản trở phát triển việc làm, doanh thu, xuất
khẩu và phúc lợi kinh tế.
1.2. Các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ
Nhiều nghiên cứu ([175], [131], [135]) đã chỉ ra rằng do các thất bại
của thị trường, đầu tư từ khu vực tư nhân cho KHCN thường thấp hơn
ngưỡng tối ưu của xã hội. Bên cạnh đó, năng lực ĐMST của các DN phụ
thuộc vào hệ thống thể chế mà tại đó DN hoạt động. Do đó, vai trị của nhà
nước và cơng cụ chính sách là đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư
từ khu vực DN cho hoạt động KHCN.
Từ năm 1995, Buisseret đã đưa ra nhận định sự hỗ trợ của Chính phủ
có thể gây ra hiệu ứng bổ sung hành vi; Nó có thể thay đổi hành vi của một
DN nhỏ, hay tác động vào hành vi của các DN khác lên các DNVVN trong
vấn đề đầu tư cho KHCN [64]. Narayanan (2000) cũng đồng ý rằng những
động thái liên quan đến các cơ quan Chính phủ như cấp bằng sáng chế hay

trao trợ cấp, có thể đóng vai trị như là một tín hiệu thơng tin tích cực về DN
gửi đến các nhà đầu tư [192]. Takalo và Tanayama (2010) đề xuất một mơ
hình lý thuyết trong đó cho thấy trợ cấp cơng vào R&D có thể tạo ra những
dấu hiệu tích cực cho các nhà đầu tư trên thị trường và giảm thiểu các trở ngại
tài chính. Việc nhận được trợ cấp cịn chứa thơng tin giả định rằng quyết định
của nhà nước khơng hồn tồn là ngẫu nhiên, các cơ quan cấp kinh phí có thể
được định hướng để sàng lọc và lựa chọn các dự án tốt hơn các nhà đầu tư
trên thị trường. Thêm vào đó, Chính phủ là cơ quan tập trung nhận được
nhiều nguồn thông tin, từ đó có cái nhìn tổng quan chính xác hơn về tất cả các
lĩnh vực, có thể có lợi thế về mặt thông tin hơn các nhà đầu tư tư nhân [190].
Lerner (2002) cho rằng cũng là chính đáng khi các chun gia của Chính phủ
có thể vượt qua những trở ngại về mặt thông tin trong khi các nhà đầu tư nhân
thì khơng thể [129].
14


×