Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư lĩnh vực bất động sản tại ngân hàng TMCP quân đội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.57 KB, 5 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
“Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) được thành lập từ năm 1994, tiền thân thành lập
nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp Bộ quốc phòng. Trải qua hơn 20 năm trưởng thành
và phát triển, Ngân hàng MB đã dần khẳng định được vị thế của mình trong ngành ngân
hàng ở Việt Nam, trong đó tham gia tài trợ nhiều ngành then chốt của nền kinh tế, trong
đó có ngành bất động sản. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, việc tài trợ cho các dự án
BĐS tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thực tế ở Việt Nam giai đoạn vừa qua, hệ thống ngân hàng đã
được tái cấu trúc mạnh mẽ, đã có hàng loạt các ngân hàng phải sáp nhập hoặc mua lại
hoàn toàn bởi nhà nước do có những sai phạm trong hoạt động cấp tín dụng, trong đó có
việc tài trợ ngành bất động sản. Do đó, vấn đề nghiên cứu về cơng tác đánh giá rủi ro
trong thẩm định dự án đầu tư BĐS là vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
cho vay BĐS, giảm nợ xấu, giúp ngân hàng phát triển bền vững”
“Bên cạnh đó, qua q trình cơng tác và nhiên cứu “đánh giá rủi ro trong thẩm định
dự án” BĐS tại MB, nhận thấy công việc này còn một số hạn chế. Với mong muốn đi sâu
nghiên cứu, trên cơ sở đó đưa ra những điểm hạn chế cịn tồn tại và tìm ra giải pháp
thích hợp với điều kiện hiện có của MB, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hồn thiện cơng tác
đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư lĩnh vực bất động sản tại Ngân hàng
TMCP Quân đội” làm đề tài nghiên cứu của mình.”
Luận văn được chia làm 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Lý luận chung về đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định dự án đầu tư
lĩnh vực bất động sản
Chương 3: Thực trạng đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định dự án đầu tư lĩnh
vực bất động sản tại Ngân hàng TMCP Quân đội
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định dự án
đầu tư lĩnh vực bất động sản tại Ngân hàng TMCP Quân đội


CHƯƠNG 2:


LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trong chương 2, tác giả tập trung nghiên cứu các lý luận về đánh giá rủi ro trong
thẩm định dự án đầu tư lĩnh vực BĐS rại các NHTM
Thứ nhất, luận văn trình bày về rủi ro trong các dự án đầu tư bất động sản bao gồm
các khái niệm, đặc điểm dự án đầu tư BĐS và các loại rủi ro đối với dự án đầu tư BĐS
“Nội dung này, tác nêu lên những lý luận về dự án đầu tư nói chung, dự án đầu tư
BĐS nói riêng. Trong đó nêu lên những đặc điểm của dự án đầu tư BĐS xét trong mối
quan hệ với đánh giá rủi do khi thẩm định dự án. Khi phân tích nội dung này, tác giả đã
làm rõ những đặc trưng về dự án đầu tư BĐS và đi kèm với những đặc trưng đó là những
rủi ro có thể xảy ra mà các NHTM khi thẩm định/đánh giá rủi ro phải rất lưu ý. Một số
rủi ro khách quan có thể gặp phải đối với dự án đầu tư BĐS như rủi ro về chính trị, chủ
trương, chính sách của nhà nước; rủi ro về môi trường, xã hội; rủi ro về thiên tai. Hay
những rủi ro xuất phát từ chủ đầu tư dự án vay vốn và rủi ro xuất phát từ chính dự án đầu
tư. Những rủi ro này được tác giả phân tích, làm rõ và là cơ sở để phân tích cho các
chương sau.”
Thứ hai, nghiên cứu trình bày những lý luận về đánh giá rủi ro dự án BĐS trong các
NHTM.
“Luận văn đã nêu lên sự cần thiết phải đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư
BĐS tại các NHTM, chỉ ra vai trị của cơng tác đánh giá rủi ro trong các NHTM là rất
quan trọng. Luận văn cũng nhấn mạnh việc đánh giá rủi ro sẽ giúp ngân hàng nhận diện
được các rủi ro, từ đó đánh giá, đưa ra biện pháp để có quyết định tài trợ đúng đắn, giúp
cho ngân hàng hoạt động hiệu quả và an toàn hơn”
Luận văn nêu lên lý luận chung nhất về quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự
án đầu tư BĐS tại NHTM. Trong đó, quy trình đánh giá rủi ro được chia thành 4 bước là
Phân chia dự án thành từng nội dung, khía cạnh liên quan; Nhận diện rủi ro; Đánh giá
mức đọ thiệt hại; Xác định biện pháp kiểm soát rủi ro.


Chương này tác giả trình bày về các phương pháp được áp dụng chính trong cơng

tác đánh giá rủi ro ở các NHTM. Hai phương pháp chính được tác giả phân tích là
phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
Ngoài ra, tác giả cũng nêu lên những nội dung chính trong cơng tác đánh giá rủi ro.
Theo đó các NHTM đều thực hiện đánh giá rủi ro ở nội dung là: đánh giá rủi ro về khách
hàng vay vốn; đánh giá rủi ro về dự án đầu tư; đánh giá rủi ro về tài sản bảo đảm. Với
mỗi nội dung, nghiên cứu nêu lên những rủi ro có thể gặp phải, từ đó đánh giá mức độ
thiệt hại của rủi ro và đưa ra biện pháp hạn chế hoặc phòng tránh rủi ri
Thứ ba, nghiên cứu cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến công tác đánh giá rủi
ro, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách
quan chủ yếu ảnh hưởng đến cơng tác đánh giá rủi ro của NHTM đó là những thay đổi
của cơ quan nhà nước, hay xuất phát từ chính chủ đầu tư dự án BĐS. Những nguyên nhân
chủ quan ảnh hưởng đến công tác đánh giá rủi ro của các NHTM có thể kể đến như
nguyên nhân xuất phát từ quy trình, con người, hệ thống, cơ sở vật chất, nguồn thông
tin...
CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
Trong chương 3, tác giả đã đi sâu vào phân tích thực trạng đánh giá rủi ro trong
cơng tác thẩm định dự án đầu tư BĐS tại Ngân hàng TMCP Quân đội.
Trước hết, luận văn nêu lên những thông tin tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân
đội. Được thành lập từ năm 1994 với sứ mệnh ban đầu phục vụ cho các doanh nghiệp
thuộc Bộ quốc phòng, hiện nay Ngân hàng MB đã 253 điểm giao dịch, 81 chi nhánh
trong nước, tổng tài sản năm 2015 đạt hơn 200 ngàn tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt trên
3000 tỷ, xếp top đầu trong nhóm các Ngân hàng TMCP ngồi quốc doanh. Với những kết
quả đó là sự triển khai và cải tổ mạnh mẽ các sáng kiến dưới sự tư vấn của các đơn vị tư
vấn hàng đầu thế giới.


“Thứ hai, nghiên cứu đã tập trung làm rõ thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong
thẩm định các dự án BĐS tại MB giai đoạn 2013-2015. Trong đó, nghiên cứu đã tập

trung đánh giá và phân tích quy trình, phương pháp, nội dung đánh giá rủi ro hiện nay
đang được áp dụng tại Ngân hàng quân đội như thế nào. So sánh với nội dung lý thuyết,
tác giả nêu lên những ưu điểm và hạn chế trong công tác đánh giá rủi ro, từ đó đưa ra
những khuyến nghị để ngân hàng hồn thiện hơn.”
Ngồi những ví dụ nhỏ lẻ, tác giả cũng dẫn chứng một dự án đầu tư BĐS vay vốn
tại MB để minh họa cho công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án BĐS. Thơng qua
ví dụ, tác giả chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế còn tồn tại ở MB.
“Thứ ba, luận văn đánh giá thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự
án đầu tư BĐS tại MB. Với các chỉ tiêu đánh giá gồm số lượng các dự án BĐS bị từ chối
từ công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định; Thời gian bình quân đánh giá rủi ro một dự
án BĐS tại MB; Chất lượng tín dụng dư nợ dự án BĐS tại MB luận văn đã chỉ ra những
hạn chế, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân cho những thực trạng đó. Đây là cơ sở để
tác giả tiếp tục đưa ra những giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác đánh giá rủi ro trong
thẩm định dự án BĐS tại Ngân hàng MB”
CHƯƠNG 4:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN LĨNH VỰC BĐS TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
Trong chương 4, luận văn đưa ra 05 giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác đánh giá
rủi ro trong thẩm định dự án BĐS tại Ngân hàng MB. Trong đó, tác giả nêu lên những
giải pháp sau:
- “Giải pháp nâng cao nhận thức vai trị của cơng tác đánh giá rủi ro trong thẩm định
dự án BĐS. Với giải pháp này, Ngân hàng MB cần nhấn mạnh vai trị và tầm quan trọng
của cơng tác đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án qua quy trình, định hướng
tín dụng hàng kỳ. Tổ chức các module đào tạo về đánh giá rủi ro cho tất cả các cá nhân
tham gia vào quy trình , đồng thời tiến hành truyền thông rộng rãi và thường xuyên về vai


trò, phương pháp và các bài học thực tế về công tác quản trị rủi ro trong thẩm định dự án
BĐS để các cá nhân tham gia quy trình hiểu và nâng cao kinh nghiệm, nghiệp vụ.”
- “Giải pháp hoàn thiện phương pháp và nội dung đánh giá rủi ro. Với nhóm giải

pháp hồn thiện phương pháp, tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể sau:”
+ Tăng cường kỹ năng xây dựng các kịch bản, dự đốn các tình huống rủi ro, kỹ
năng dự báo cho đội ngũ CVTĐ
+ Tăng cường đổi mới, nâng cấp phần mềm xử lý dữ liệu
+ Ngồi ra, có thể sử dụng thêm các phương pháp phân tích định tính như phương
pháp SWOT. phương pháp phân tích theo kịch bản, phương pháp phân tích xác suất
Với nhóm giải pháp hồn thiện nội dung đánh giá rủi ro, tác giả cũng kiến nghị MB
cần tập trung đánh giá rủi ro đầy đủ ở tất cả các nội dung: khách hàng vay vốn, dự án đầu
tư, tài sản đảm bảo…
- “Giải pháp về công tác đào tạo nguồn nhân lực: giải pháp này luận văn tập
trung vào công tác tuyển dụng, đào tạo, giám sát chất lượng nhân sự tham gia vào quy
trình đánh giá rủi ro. Trong đó, tập trung vào cơng tác đào tạo định kỳ, nhằm tăng cường
kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn cho các CVTĐ”
Giải pháp nâng cao chất lượng công nghệ tập trung vào việc cải tiến hệ thống
CORE BANKING, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro, hệ thống
giám sát và quản trị rủi ro theo xu hướng ngân hàng hiện đại.
Giải pháp về đổi mới mơ hình đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định dự án
đầu tư gắn liền với định hướng hoàn thiện 02 trụ cột là Quản trị rủi ro hàng đầu và thẩm
định tín dụng vượt trội; Văn hóa thực thi nhanh hướng tới khách hàng theo tiêu chuẩn
BASEL II



×