Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN dạy học theo định hướng phát triển năng lực qua một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán cho học sinh lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.75 KB, 23 trang )

S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tên đề tài:
“DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC QUA MỘT
SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN CHO HỌC SINH LỚP
8”
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo
cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục
tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần
có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng này.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để thực hiện
được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp
dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến
thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải
chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra,
đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh
giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong q trình học tập để có tác động
kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.
Như chúng ta đã biết trong các mơn học ở nhà trường THCS thì mơn Ngữ


văn là mơn mang tính chất khoa học, tính nhân văn và nghệ thuật cao. Việc dạy
học văn địi hỏi phải có sự kết hợp nhiều phương pháp dạy học phù hợp với đặc
trưng bộ môn, nhằm đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giờ lên lớp.
Song trên thực tế làm thế nào để phát huy năng lực của học sinh trong giờ Văn
học để học sinh tự chiếm lĩnh được kiến thức và lĩnh hội chủ động đó là câu hỏi
luôn đặt ra đối với người đứng lớp. Đặc biệt trong khi tiếp cận với các tác phẩm
văn học hiện thực phê phán ở lớp 8, học sinh còn lúng túng chưa tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo trong giờ học. Vậy làm thế nào để giờ học trên lớp thực
1


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
sự có hiệu quả, nhằm tháo gỡ những khó khăn, xóa đi những mặc cảm ngại học
Ngữ văn: Đây chính là lí do để tơi chọn đề tài “Dạy học theo định hướng phát
triển năng lực qua một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán Ngữ văn 8”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Tìm hiểu, vận dụng những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm
tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học để góp
phần hình thành ở học sinh những năng lực cần hướng đến của môn Ngữ văn
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Phạm vi thực hiện:Trong phạm vi đề tài này tôi tập trung nghiên cứu một số
phương pháp dạy học theo theo định hướng phát triển năng lực của người học để
vận dụng vào việc dạy – học một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán cho
học sinh lớp 8.
Đối tượng: Học sinh lớp 8a1, 8a2.
Thời gian thực hiện: Học kì I năm học 2018-2019 Với thời lượng 9
tiết
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

*Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Phương pháp phân tích và tổng hợp.
*Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp thực nghiệm khoa học.
Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm.
Phương pháp thử nghiệm kiểm nghiệm một số kết quả mà đề tài đề xuấ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm năng lực.
Dạy học được xem là một q trình gồm tồn bộ các thao tác có tổ chức và
có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành
động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng,
các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải
quyết được các bài tốn thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người
học.
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên(NXB Đà Nẵng. 1998) có giải
thích: Năng lực là: “ Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực
hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả
năng hồn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”
2


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
Tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng
phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014
thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức
kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp

ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất
định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố(phẩm chất của người
lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá
nhân nhằm thực hiện một loại cơng việc nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố
cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng
lực chung, cốt lõi”. Định hướng chương trình giáo dục phổ thơng(GDPT) sau
năm 2015 đã xác định một số năng lực những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt
Nam cần phải có như:
Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: Năng lực tự học;
Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực quản lí bản thân.
Năng lực xã hội, bao gồm: Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
Năng lực công cụ, bao gồm: Năng lực tính tốn; Năng lực sử dụng ngơn
ngữ; Năng lực ứng dụng cơng nghệ thơng tin(ITC)
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất
cả những yếu tố chủ quan(mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập)
để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.
2. Các năng lực mà môn học Ngữ văn hướng đến:
Trên thực tế việc dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung giáo viên cần chú ý
đến các năng lực mà mơn học hướng tới. Đó là:
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực sáng tạo
Năng lực hợp tác
Năng lực tự quản bản thân
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Năng lực thưởng thức văn học cảm thụ thẩm mĩ
3. Văn học hiện thực phê phán Việt Nam .
Văn học hiện thực phê phán thuộc trào lưu hiện thực chủ nghĩa:
Chủ nghĩa hiện thực là thuật ngữ dùng để chỉ một phương pháp nghệ
thuật, một trào lưu văn học, đó là chủ nghĩa hiện thực phê phán. Chủ nghĩa hiện
thực phê phán là phản ánh hiện thực với cảm hứng phân tích phê phán hiện thực

(thuật ngữ này được Macxim Gorki sử dụng đầu tiên). Đây là trào lưu văn học
lớn xuất hiện vào những năm 30- 40 của thế kỷ XIX.
Văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945
3


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX dưới ách thống trị
của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật cùng với sự bóc lột của bọn cường hào, địa
chủ đã gây ra nhiều nỗi thống khổ cho nhân dân. Từ thành thị đến nông thôn đâu
đâu cũng gặp cảnh bất công, ngang trái, nhân dân bị đày đọa, bóc lột đến tận
xương tủy. Hiện thực cuộc sống tối tăm trong những năm trước cách mạng đã
được các nhà văn ghi lại với những nét bút chân thực tạo nên một trào lưu lớn
trong đời sống văn học lúc bấy giờ: Trào lưu văn học hiện thực phê phán.
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc, các nhà văn hiện thực đã dựng lên bao
cảnh đời, bao số phận đau thương của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội cũ.
Họ thấu hiểu những nỗi đau tận cùng, nhận thấy những kết cục bi thảm mà xã
hội dành cho những con người khốn khổ. Có thể nói, tư tưởng “nghệ thuật vị
nhân sinh” đã ăn sâu vào những nhà văn thuộc trào lưu văn học này.
4. Hệ thống các văn bản hiện thực phê phán trong chương trình Ngữ
văn 8.
Trong chương trình Ngữ văn 8 phần văn học hiện thực phê phán việt Nam
giai đoạn 1930-1945 các em được học 5 tiết gồm:
Đoạn trích “Trong lịng mẹ”trích trong “Những ngày thơ ấu”của nhà văn
Nguyên Hồng: 2 tiết
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích trong Tiểu thuyết “Tắt đèn”của nhà
văn Ngô Tất Tố: 1 tiết
Đoạn trích “Lão Hạc” trích trong “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao: 2 tiết
II. THỰC TRẠNG

Từ những thực tế nói trên vấn đề dạy học gắn với phát triển năng lực học
sinh đã được đề cập nhiều và đã được áp dụng ở các trường học, nhiều cơ sở
giáo dục. Ở trường THCS, vấn đề này cũng hết sức được quan tâm từ việc chỉ
đạo của nhà trường đến đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.
Trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp,
qua nhiều năm, tôi thấy việc dạy – học các văn bản hiện thực phê phán chưa
thật phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của học sinh. Điều đó thể hiện ở
những tồn tại sau:
Dạy học đọc – hiểu cịn mang nặng tính truyền thụ một chiều những cảm
nhận của giáo viên về văn bản. Nhìn chung vẫn là chú trọng dạy kiến thức hơn
là hình thành kĩ năng.
Dạy học tích hợp đã được chú trọng, tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn
mang tính khiên cưỡng, nội dung tích hợp vào bài học như giáo dục kỹ năng
sống, gắn với đời sống thực tế… một cách cứng nhắc. Chưa làm cho học sinh
huy động kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực… để giải quyết
4


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
các nhiệm vụ học tập. Việc tích hợp giữa các phần trong mơn Ngữ văn và tích
hợp liên mơn chưa thực sự hiệu quả, chính vì vậy chưa giúp học sinh hình thành
kiến thức, kỹ năng mới và tất nhiên các năng lực của học sinh chưa được phát
triển.
Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực cịn mang
tính hình thức. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn
dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn
dựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động. Hơn nữa giáo viên cứ nghĩ rằng học sinh
khơng có khả năng nên ngại đổi mới. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt
được tính dân chủ, mọi cá nhân chưa được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen

bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân.
Phương pháp đóng vai thực sự là phương pháp chưa được giáo viên chú
trọng. Nếu có thực hiện thì chỉ là dạng bài viết, việc xử lí tình huống giả định,
trình bày một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy mà học sinh ít có
cơ hội bày tỏ thái độ, chưa hứng thú, chưa hình thành được các kỹ năng và năng
lực của người học. Mặc dù đã có giáo viên thực hiện thay đổi phương pháp dạy
học, thay đổi cách thức tổ chức giờ học song kết quả chưa đạt được như mong
muốn mà nguyên nhân là:
Về phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không được
thực hiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về phương pháp truyền thống truyền
thụ một chiều. Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT trong dạy học cũng hạn chế một phần là do kỹ năng sử dụng máy chiếu hay bảng thông minh hạn chế, vì vậy
họ ngại áp dụng vì mất thời gian.
Về phía học sinh: Học sinh ở trường THCS việc tiếp cận và tìm tịi những
thơng tin thời sự phục vụ cho bài học còn hạn chế. Một số học sinh chưa có
phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực trong việc nghiên cứu bài học.
Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài
ST Lớp Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu- Kém
1
8a1
45
4 = 8,9% 10 = 22,2% 14 = 31,1% 17 = 37,8%
2

8a2

41


2 = 4,9%

9 = 21,9%

12 = 29,2%

18 = 44 %

III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ( Nội dung chính của đề tài)
1. Dạy học đọc – hiểu văn bản:
Dạy học đọc – hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới
phương pháp dạy học Ngữ văn trong việc tiếp nhận văn bản. Vậy thế nào là dạy
học đọc hiểu? Dạy học đọc – hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho học
sinh những cảm nhận của giáo viên về văn bản được học, mà hướng đến việc
cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội
5


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
dung và nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự đọc
một cách tích cực, chủ động có sắc thái cá nhân. Hoạt động đọc – hiểu cần được
thực hiện theo một trình tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, trải qua các giai đoạn
từ đọc đúng, đọc thông đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo. Khi hình
thành năng lực đọc – hiểu của học sinh cũng chính là hình thành năng lực cảm
thụ thẩm mỹ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng và tư duy. Năng lực đọc – hiểu
cịn là sự tích hợp kiến thức kỹ năng của các phân môn cũng như kinh nghiệm
sống của học sinh.
Môn Ngữ văn không chỉ hình thành năng lực đọc – hiểu ngơn ngữ mà còn

hướng dẫn học sinh cách đọc – hiểu các loại văn bản có hình thức biểu hiện phi
ngơn ngữ (sơ đồ, bảng biểu…).
Đọc hiểu tác phẩm văn học hiện thực phê phán thuộc loại truyện, giáo
viên cần lưu ý cho học sinh đọc tiểu dẫn về văn bản, đọc kĩ tác phẩm trước ở
nhà, đọc kĩ chú thích, đọc và trả lời hệ thống câu hỏi đọc hiểu. Cần lưu ý rằng
xét trên bình diện cấu trúc văn bản nghệ thuật thì mối liên hệ nội tại xuyên suốt
từ đầu đến cuối tác phẩm là tương quan giữa nội dung và hình thức. Giữa nội
dung và hình thức có sự thống nhất, hài hồ cao độ tập trung tìm hiểu một số
phương diện sau:
Đề tài: là phạm vi hiện thực mà nhà văn chọn lựa và miêu tả, thể hiện tạo
thành chất liệu của thế giới hình tượng trong tác phẩm đồng thời là cơ sở để từ
đó nhà văn đặt ra những vấn đề mà mình quan tâm. Đề tài chính là vấn đề được
thể hiện trong tác phẩm và trong nhiều trường hợp nó trùng khít với chủ đề. Còn
chủ đề: là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương diện chính yếu của đề tài. Nói
cách khác, chủ đề là những vấn đề được nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm, nêu
lên trong tác phẩm mà nhà văn cho là quan trọng nhất.
Cảm hứng nghệ thuật: là cảm hứng của nhà văn và cảm hứng tư tưởng của
tác phẩm. Nó có quan hệ mật thiết với nhau nhưng không phải là một. Cảm
hứng tư tưởng là tình cảm mãnh liệt, một ham muốn tích cực, là tư tưởng của
nhà văn được thể hiện cụ thể, sinh động trong hình tượng nghệ thuật của tác
phẩm
Nhân vật: Nhân vật là con người hoặc sự vật được nhà văn miêu tả trong
tác phẩm bằng phương tiện văn học. Nhân vật truyện ngắn có thể là con người
có tên, có thể là những người khơng có tên hay có thể là một đại từ nhân xưng
nào đó (như tơi, ta,...). Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính
ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề
nghiệp, những đặc điểm riêng...Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay
từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với
6



S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
những giới thiệu ban đầu đó. Nhân vật có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh
động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc,
giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc khơng ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác
phẩm. Các nhà văn hiện thực xây dựng được những nhân vật có tính cách điển
hình trong hồn cảnh điển hình.
Cốt truyện: Trong văn học truyền thống cốt truyện là vấn đề quan tâm
hàng đầu của nhà văn bởi vì nó là yếu tố hàng đầu tạo nên sự hấp dẫn của tác
phẩm. Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động
trong tác phẩm song những sự kiện ấy phải mang hướng điển hình hóa nhằm thể
hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Thông qua cốt truyện, nhà văn vừa khái quát
những xung đột xã hội, vừa thể hiện tâm hồn, tình cảm và sự đánh giá chủ quan
của họ đối với cuộc sống. Vì vậy, cốt truyện là sự hiện thực hóa cuộc đời vào tác
phẩm nhưng có sáng tạo và mang tính chủ quan. Mỗi nhà văn lại xây dựng
những cốt truyện khác nhau nhằm thể hiện quan điểm, thái độ, ý đồ tư tưởng,
phong cách nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn đối với cuộc sống, dù họ
cùng xuất phát từ một xung đột xã hội giống nhau.
Kết cấu: Tất cả những yếu tố, bộ phận đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức
theo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất
định..gọi là kết cấu. Nói cách khác, kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh
động, phức tạp của tác phẩm văn học. Kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác
phẩm.
Lời văn nghệ thuật: chính là ngơn từ trong tác phẩm. Thứ nhất là nó có
tính chính xác, trong sáng. Chỉ với những lời văn chính xác, trong sáng, nhà văn
mới có thể biểu hiện một cách đúng đắn và đầy đủ những sắc thái, cảm xúc,
những điều mà nhà văn muốn diễn đạt. Thứ hai, nó có tính hàm súc, là sử dụng
một số lượng chất liệu tối thiểu mà đạt được hiệu quả nghệ thuật tối đa.
Các nhiệm vụ cơ bản của người học khi đọc – hiểu:

Tìm kiếm thơng tin từ văn bản
Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối…thông tin để tạo nên
hiểu biết chung về văn bản.
Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản.
Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc vào việc đọc các loại
văn bản khác nhau, đáp ứng những mục đích học tập và đời sống.
1.1. Tìm kiếm thơng tin từ văn bản.
Đây là những thơng tin mà có sẵn ở trong văn bản. Giáo viên yêu cầu học
sinh tìm hiểu và chuẩn bị.
Ví dụ minh họa
7


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản “Trong lịng mẹ”trích “Những
ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng giáo viên cho học sinh tìm hiểu các câu hỏi
+ Giới thiệu một vài nét về tác giả, tác phẩm ?
+ Hãy tóm tắt văn bản bằng một đoạn văn khoảng 8 đến 10 dòng?
Học sinh đọc trước văn bản ở nhà, tóm tắt được văn bản; huy động những
hiểu biết đã có về tác giả, tác phẩm, đặc biệt đây là tác phẩm hồi kí tự truyện
Nguyên Hồng đã “ghi lại những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”.
Học sinh tìm hiểu về chế độ thực dân nửa phong kiến giai đoạn 1930 -1945 để
từ đó những kiến thức hiểu biết về những quan niệm, những hủ tục lạc hậu của
xã hội phong kiến lúc bấy giờ . Học sinh cần chú ý những nét chính về cuộc đời,
con người nhà văn có ảnh hưởng tới những sáng tác của Nguyên Hồng.
Văn bản Lão Hạc- Nam Cao
+ Hãy nêu một vài nét mà em biết về tác giả Nam Cao. Em ấn tượng nhất
điều gì tác giả và những tác phẩm của ơng?
+Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Lão Hạc ?

Học sinh đọc và tóm tắt văn bản, có những hiểu biết về nhà văn và tác
phẩm Lão Hạc. Nam Cao là một trong những nhà văn nhân đạo chủ nghĩa vào
bậc nhất của văn học Việt Nam thế kỉ XX. Chủ nghĩa nhân đạo trong con người
và sáng tác của Nam Cao thể hiện cực kì sâu sắc trên hai nội dung cơ bản: sự
yêu thương rất mực và sự trân trọng đề cao rất mực đối với con người. Nam Cao
yêu thương và tin tưởng ở con người. Viết về người nông dân là một trong
những đề tài thành công nhất của Nam Cao. Lão Hạc là tác phẩm tiêu biểu nhất
của Nam Cao vừa mang tính chất chung của tác phẩm viết về người nơng dân,
vừa có những đặc sắc riêng.
1.2. Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối…thông tin để tạo
nên hiểu biết chung về văn bản.
Trên cơ sở những nội dung vấn đề của tác phẩm học sinh đã tìm hiểu, giáo
viên hướng dẫn học sinh biết cách giải thích, cắt nghĩa, giải thích các vấn đề, nội
dung liên quan đến tác phẩm.
Ví dụ minh họa:
Văn bản “Tức nước vỡ bờ”
Câu hỏi 1: Em hiểu gì về nhan đề “ Tức nước vỡ bờ”?
Câu hỏi 2: Tìm những chi tiết để làm nổi bật bản chất của Cai lệ và người
nhà lý trưởng?
Câu hỏi 3: Tìm những chi tiết cho thấy được những phẩm chất tốt đẹp
của chị Dậu và sức phản kháng tiềm tàng ở nhân vật chị Dậu?

8


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
Từ những câu hỏi giáo viên có thể lần lượt hướng dẫn học sinh với các
nội dung:
Giải thích ý nghĩa, tác dụng nhan đề “Tức nước vỡ bờ” là câu tục ngữ

lấy một quy luật tự nhiên- nước bị dồn sẽ làm vỡ bờ ngăn- để nói đến một quy
luật xã hội có áp bức, có đấu tranh. Tiêu đề thể hiện đúng lơ-gic hiện thực “ tức
nước vỡ bờ” ở hoàn cảnh chị Dậu: bị dồn nén, áp bức, đày đọa quá mức. chị đã
vùng lên phản kháng, đánh lại người nhà nước, làm sáng lên chân lí con đường
sống của quần chúng bị áp bức đau khổ chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự
giải phóng. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” cho thấy cảm quan hiện thực sâu sắc
của nhà văn Ngô Tất Tố: không những thấy được xu thế “ tức nước vỡ vờ” và
sức mạnh khôn lường của sự “ vỡ bờ” đó, mà cịn như dự báo sức mạnh “vỡ bờ”
vô cùng to lớn của người nông dân sau này khi góp phần làm nên Cách mạng
tháng Tám năm 1945 long trời lở đất.
Những chi tiết ở trong tác phẩm đã làm nổi bật được tính cách của nhân
vật. Nhân vật cai lệ hành động như một cái máy đã được “lập trình” sẵn. “lập
trình” về phận sự và cơng việc: đánh, trói người thiếu thuế. Mục tiêu duy nhất
của hắn là nhằm vào anh Dậu. Vì vậy, hắn bất chấp hoàn cảnh anh Dậu đang đau
ốm nặng, bất chấp những lời van xin có lí có tình của chị Dậu, vẫn sai người
xơng vào bắt trói anh Dậu. Khi người nhà lí trưởng “hình như khơng dám hành
hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra gì” thì cai lệ trực tiếp ra tay. Cai lệ là kẻ
mất hết tính người, tàn bạo hơn cả dã thú ( bản chất dã thú bộc lộ qua lời nói “
thét”, “quát”, “hầm hè”, “nham nhảm thét”, qua hành động “sầm sập tiến vào”,
“trợn ngược hai mắt”, “giật phắt cái thừng”, “chạy sầm sập đến”, “ bịch luôn
vào ngực”, “tát vào mặt”,…)
Cần lưu ý cai lệ là viên chỉ huy cấp thất nhất, là một tên tay sai hạng quèn
mà còn tác oai tác quái đến thế, quyền hành ngang ngược đến thế thì đủ biết bộ
máy quan lại và tồn bộ chế độ xã hội khi đó xấu xa, tàn bạo đến chừng nào.
Trọng tâm của đoạn trích là phẩm chất cao đẹp của chị Dậu. Cần tập
trung vào hai nội dung cơ bản là tình yêu thương và sức mạnh phản kháng mãnh
liệt của chị Dậu.
Về tình yêu thương của chị Dậu: chăm sóc chồng ốm đau tận tình ( hành
động quạt cháo cho chóng nguội, “rón rén” bưng bát cháo lên cho anh Dậu: tâm
trạng hồi hộp chờ xem chồng có ăn ngon miệng khơng), bảo vệ anh Dậu bằng

mọi giá.
Về sức mạnh phản kháng của chị Dậu: quá trình từ thấp đến cao, phù hợp
với diễn biến của hoàn cảnh và tâm trạng. Ban đầu là cố van xin: “cháu van ông,
nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho”. Tiếp đến là “cự lại” bằng lí
9


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
lẽ: “Chồng tơi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cuối cùng là giáng trả
bằng hành động nghiến hai hàm răng “ mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”,
túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn ngã chỏng qo trên mặt đất, túm tóc
người nhà lí tưởng “lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.
Hành động phản kháng của chị Dậu tuy chỉ là bộc phát và căn bản chưa
giải thoát khỏi bế tắc nhưng đã cho thấy con người bị áp bức đau khổ khơng cịn
cam chịu, mặc cho cái ác chà đạp. Nếu anh Dậu nói lên cái lí, cái sự thật của
một xã hội khơng hề có cơng lí “người ta đánh mình khơng sao, mình đánh
người ta thì mình phải tù phải tội” thì chị Dậu đã phủ nhận cái lí hết sức vơ lí đó
bằng lời nói và hành động phản kháng: “Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm
tội mãi thế, tơi khơng chịu được …”
Bản chất tính cách của chị Dậu là người phụ nữ mộc mạc, hiền dịu, khiêm
nhường, giàu lòng yêu thương, biết nhẫn nhục chịu đựng, nhưng khơng hồn
tồn yếu đuối mà trái lại, ln tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, một tinh thần
phản kháng mạnh mẽ. Chị Dậu là nhân vật điển hình cho vẻ đẹp truyền thồng
của người phụ nữ Việt Nam.
Đưa ra kết luận về văn bản: Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” thể hiện tập
trung chủ đề của tác phẩm: lên án, tố cáo hiện thực, xấu xa, tàn bạo, thương cảm
và khẳng định, đề cao người lao động bị áp bức
Văn bản “Lão Hạc” trích trong “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao
Câu hỏi 1: Hãy nêu những sự việc chính xảy ra đối với Lão Hạc?

Câu hỏi 2: Việc lão Hạc bán con chó Vàng là một tình huống quan trọng
trong truyện. Vì sao lão Hạc phải bán chó? Hãy phân tích diễn biến tâm trạng
của Lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như
thế nào?
Câu hỏi 3: Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc?
Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy “ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết,
em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão?
Câu hỏi 4: Trong truyện, nhân vật “tơi” ( có thể là tác giả) đã có những
lời nói, cử chỉ, thái độ như thế nào đối với Lão Hạc? Em nghĩ như thế nào về
nhân vật này?
Câu hỏi 5: Khi nghe Binh Tư cho biết Lão hạc xin hắn bả chó để bắt một
con chó hàng xóm thì nhân vật “tơi” cảm thấy “cuộc đời quả thật.. đáng buồn”,
nhưng khi chúng kiến cái chết đau đớn của Lão Hạc. “tôi” lại nghĩ: “Không!
Cuộc đời chưa hẳn … nghĩa khác.” Em hiểu ý nghĩ của nhân vật “tôi” như thế
nào?

10


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
Câu hỏi 6: Hãy khái quát nghệ thuật xây dựng nhân vật Lão Hạc trong
truyện
Ở câu hỏi 1 học sinh cần xác định được ý chính của văn bản: Mặc dù chỉ
đọc hiểu sâu đoạn trích phần in chữ to trong văn bản nhưng vẫn cần cho học
sinh nắm được toàn bộ nội dung truyện ngắn Lão Hạc. Có như vậy mới thấy
được hết tình tình cảnh bi thảm và phẩm chất cao đẹp của lão Hạc. Về phần này
học sinh nắm được các ý chính: Tình cảnh đáng thương của lão Hạc: nhà nghèo,
sống trong cảnh gà trống ni con, con trai phẫn chí do khơng có tiền cưới vợ,
bỏ đi làm đồn điền cao su. Tình cảm của lão Hạc với con chó Vàng: u q “

cậu Vàng” vì đó là người bạn giải khy trong cuộc sống, hơn nữa đó cịn là kỉ
vật của người con trai. Tình cảnh túng quẫn, lão ốm sức khóe ngày một sa sút,
thêm nữa trận bão tàn phá hoa màu cịn lại. Lão đành tính chuyện bán “ cậu
Vàng”. Khi phải bán “ cậu Vàng”, lão Hạc vơ cùng xót xa, đau đớn, ân hận. Nỗi
ân hận, đau đớn, xót xa thể hiện qua cử chỉ: cười như mếu, đôi mắt ầng ậng
nước, mặt đột nhiên co rúm lại, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém
mếu như con nít, lão hu hu khóc… thể hiện qua lời nói “ Thì ra tơi già bằng này
tuổi đầu rồi cịn đánh lừa một con chó, nó khơng ngờ tơi nỡ tâm lừa nó”. Sau khi
bán cậu Vàng lão Hạc tự tìm đến cái chết bi thảm. Lão đã nhờ ông giáo là người
nhiều chữ nghĩa giữ giúp mảnh vườn cho con, để lại những đồng tiền chắt chiu
dành dụm, nhờ bà con hàng xóm lo hậu sự, nếu chẳng may lão chết. Lão Hạc
chết chính là cách để giải thốt cho mình. Tuy nhiên đây là cái chết hết sức bi
thảm: tự tử bằng cách ăn bả chó. Phải chăng cái chết này bao hàm ý nghĩa lão
Hạc tự trừng phạt mình bằng hình phạt đau đớn nhất.
Những phẩm chất cao đẹp của người nông dân lương thiện qua nhân vật
lão Hạc: tâm hồn yêu thương của lão Hạc thể hiện qua tình cảm của lão đối với “
cậu Vàng” và đặc biệt là tình yêu thương sâu nặng đối với người con.
Với câu hỏi 2 và 3 giáo viên hướng dẫn học sinh. Qua lời nói, cử chỉ của
lão Hạc đối với “ cậu Vàng” có thể thấy “cậu Vàng” là người bạn tri âm, tri kỉ,
người bạn được yêu thương tới mức nuông chiều. Chỉ trong hoàn cảnh cùng cực
nhất lão Hạc mới đứt ruột bán “cậu Vàng” và sau khi bán “cậu Vàng” lão phải
sống trong địa ngục của sự cô đơn, ân hận.
Tình cảm sâu nặng đối với “cậu Vàng” có nguồn gốc sâu xa là tình
thương con của lão Hạc: “cậu Vàng” như một kỉ vật thiêng liêng của người cha
để lại. Tình phụ tử ở lão Hạc vơ cùng lớn lao, cảm động. Lão Hạc sống vì con,
chết cũng vì con.
Bên trong cái hình hài khắc khổ méo mó của lão Hạc là một nhân cách hết
sức cao đẹp. Lão Hạc là người có lịng tự trọng đáng kính. Tự trọng khi tự trừng
11



S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
phạt mình đã lừa bán “cậu Vàng”. Tự trọng khi để lại tiền nhờ bà con hàng xóm
lo việc hậu sự. Tự trọng khi từ chối tất cả sự giúp đỡ của ông giáo. Tự trọng đến
mức thà chết chứ nhất định không tơ hào một xu trong số tiền và mảnh vườn
quyết giữ chọn cho con. Cái chết của lão Hạc là sự khẳng định sức sống bất diệt
của nhân cách.
Trong câu hỏi 4, 5 đây là những câu hỏi tương đối khó giáo viên cần cắt
nghĩa, lí giải để học sinh hiểu. Trong truyện ngắn lão Hạc yêu cầu học sinh chú
ý đến nhân vật “ tơi ”
Nhân vật “ tơi” có thể xem là chính tác giả có sự đồng cảm sâu sắc với
cảnh ngộ đáng thương của lão Hạc: an ủi lão khi phải bán chó, ân cần chia sẻ
những nỗi buồn của lão Hạc, cố gắng làm cho lão khuây khỏa ý nghĩ về số kiếp
tội nghiệp, nhận giúp đỡ lão giữ gìn số tiền và mảnh vườn để trao tận tay cho
người con trai lão, “thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc” và khi lão Hạc từ
chối thì nghĩ “ lão không hiểu tôi” , “tôi càng buồn lắm”
Không những cảm thương, nhân vật “ tơi” cịn rất trân trọng, ngợi ca vẻ
đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong hồn cảnh khốn cùng vẫn giàu tình u
thương, giàu lịng tự trọng. Khi nghe chuyện lão Hạc xin ít bả chó, nhân vật
“tơi” thống chút nghi ngờ nhân cách một con người mà mình từng kính phục.
Nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, nhân vật “ tôi ” tự thốt lên với chính
mình: “ Khơng! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn hơn
nhưng lại theo một nghĩa khác”. Nghĩa khác ấy là một con người có nhân cách
cao đẹp lại phải chết vật vã đau đớn đến như vậy và cái chết kia lại càng làm
ngời sáng nhân cách một con người.
Cảm xúc suy nghĩ của tác giả: Thông qua truyện ngắn lão Hạc đã cho
người đọc thấy được chủ nghĩa nhân đạo đích thực của Nam Cao là khơng chỉ
u thương, q trọng con người mà còn tin tưởng ở con người.
Câu hỏi 6 giáo viên hướng dẫn học sinh để chi ra được phong cách của tác

giả: Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao vừa đa dạng, vừa độc đáo, đặc sắc, vừa
chân thực, cụ thể, vừa mang tầm khái quát sâu xa, vừa thắm thiết, trữ tình, vừa
đậm đà ý nghĩa triết lí; đặc biệt là sở trường trong miêu tả tâm lí con người,
ngơn ngữ bình dị mà tinh tế, gần với khẩu ngữ quần chúng mới mẻ sáng tạo.
1.3. Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản.
Đoạn trích “Trong lịng mẹ”: Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn
bản: Trong thế giới nhân vật của Nguyên Hồng, nổi bật lên hình ảnh những trẻ
em nghèo và người phụ nữ. Nguyên Hồng cảm thông sâu sắc và có những quan
điểm đặc biệt tiến bộ trong việc thể hiện nỗi đau khổ và những khát vọng tình
cảm của người phụ nữ. Tác phẩm có những nét độc đáo không chỉ miêu tả
12


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
chân thực những tháng ngày tủi cực của bé Hồng mà chứng kiến sự tàn tạ của
gia đình, cha mất, mẹ đi tha hương kiếm sống mà người đọc còn thấy được
Nguyên Hồng đã trút bỏ hết cả những thành kiến đặt mình lên trên tất cả dư
luận. Một tấm lòng, trong trắng trẻ thơ, hồn nhiên, nhân hậu, một tâm hồn thơm
thảo tình người, tình đời.
Trong lịng mẹ trích trong Những ngày thơ ấu thể hiện rõ nét phong cách
nghệ thuật Nguyên Hồng. Một tấm lòng yêu thương, thiết tha, chân thành, một
bút pháp chân thực mà thắm đượm trữ tình.
Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”. Đánh giá các thông tin, các cảm xúc, suy
nghĩ của người viết: Nhà văn đã thể hiện cái nhìn đầy thương xót về thân phận
con người, thương yêu, trân trọng, đề cao người lao động nghèo khổ.
Làm rõ phong cách của người viết: Ngôn ngữ đời thường, chân thực
mang hơi thở của đời sống. Tác giả đã sử dụng lời ăn, tiếng nói hàng ngày rất
đời thường, bình dị đã khắc họa tính cách nhân vật, ngơn ngữ giàu chất hiện
thực.

1.4. Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc vào việc đọc các
loại văn bản khác nhau, đáp ứng những mục đích học tập và đời sống.
Văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao: Giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu
thêm một số truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao viết về người nơng dân như: Chí
Phèo, Một đám cưới, Một bữa no…đó đều là những tác phẩm Nam Cao đã dựng
lên bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam bần cùng, thê thảm trước Cách
mạng tháng tám năm 1945.
Giải quyết được những tình huống có vấn đề trong cuộc sống chẳng hạn
vấn đề: Từ nội dung của truyện ngắn học sinh có thể thấy được tình phụ tử đáng
trọng ở lão Hạc. Đặc biệt đó là lịng nhân hậu đáng kính, giàu lòng tự trọng của
lão Hạc. Và hơn nữa còn là tình người, niềm tin tưởng ở con người của những
con người nghèo khổ.
2. Dạy học tích hợp
Để đáp ứng với yêu cầu dạy học Ngữ văn theo hướng hình thành và phát
triển năng lực, cần chú ý đến việc tổ chức dạy học mơn Ngữ văn theo hướng tích
hợp. Q trình dạy học tích hợp lấy chủ thể người học làm xuất phát điểm và
đích đến, trong đó tích hợp là việc tổ chức nội dung dạy học của giáo viên sao
cho học sinh có thể huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành
những kiến thức, kĩ năng mới, từ đó phát triển được những năng lực cần thiết.
Trong mơn học Ngữ văn, dạy học tích hợp là việc tổ chức các nội dung của các
phân môn văn học, tiếng Việt, làm văn trong các bài học, giúp Học sinh từng
13


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
bước nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong việc tiếp nhận và tạo lập các
văn bản thuộc các kiểu loại và phương thức biểu đạt. Bởi tác phẩm văn học vẫn
luôn được coi là nghệ thuật của ngôn từ, việc tiếp nhận văn bản văn học trước

hết là tiếp xúc với phương tiện biểu đạt là ngôn ngữ; mặt khác, việc thực hành
tạo lập các văn bản thông dụng trong nhà trường và xã hội cũng sử dụng ngôn
ngữ làm công cụ. Như vậy, cả ba nội dung văn học, tiếng Việt và tập làm văn
trong mơn học này đều có điểm đồng quy là tiếng Việt và đều có mục đích là
hình thành cho học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt trong tiếp nhận và tạo lập
văn bản. ,…
Mặt khác, tính tích hợp của chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn cịn
thể hiện ở mối liên thơng giữa kiến thức sách vở và kiến thức đời sống, liên
thông giữa kiến thức, kĩ năng của môn Ngữ văn với các môn học thuộc ngành
khoa học xã hội nhân văn và các ngành học khác, nhằm giúp học sinh có được
kiến thức và kĩ năng thực hành tồn diện, góp phần giáo dục đạo đức công dân,
kĩ năng sống, hiểu biết xã hội,… Tích hợp trong mơn học Ngữ văn đó là phối
hợp các kiến thức và kĩ năng của tiếng Việt trong việc đọc – hiểu tác phẩm văn
học. HS cần vận dụng tổng hợp những hiểu biết về ngôn ngữ, văn hố, văn học,
lịch sử, địa lí, phong tục, vốn sống, vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân.
Điều này cũng thể hiện rõ một trong những nhiệm vụ của mơn học là hướng đến
việc cá thể hố người học.
Tích hợp với những kiến thức liên quan đến Tiếng việt, Tập làm văn
Ví dụ minh họa
Văn bản Trong lịng mẹ- Nguyên Hồng
Khi dạy về văn bản “Trong lòng mẹ” giáo viên cần tìm hiểu một số
bài thơ viết về tình cảm với mẹ như: bài thơ “ Mẹ tơi” của Lộc Tịnh, “ Mẹ
là tất cả ” của Vũ Thắm. So sánh với những bài thơ viết về mẹ cho thấy tình
mẫu tử thiêng liêng, tha thiết của nhà văn Ngun Hồng.
Trích đoạn “Trong lịng mẹ” thuộc chương 4 của cuốn hồi ký. Đây được
xem là đoạn hồi ký sâu sắc, mang đậm văn phong và tâm hồn nghệ thuật của
Nguyên Hồng. Gần như, phụ nữ và trẻ em là hai hình ảnh mang lại cảm hứng
xuyên suốt sự nghiệp văn đàn của ông.Văn học nghệ thuật đứng được trong lịng
cơng chúng chỉ khi qua lăng kính của tác giả một hình ảnh, một chi tiết, một
người hay cộng đồng người… được lột tả chân thực nhất. Phụ nữ và trẻ em là

chủ đề rất rộng để nhiều tác giả khai thác. Rất dễ để có một tác phẩm về người
phụ nữ và nhi đồng nhưng cũng rất khó để hay, để rung động và để nhớ mãi.
Nguyên Hồng viết về phụ nữ và trẻ em với nguồn cảm hứng rất tự nhiên có,

14


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
những cảm xúc rất thật, rất gần và rất sâu. Không phải tự nhiên để nhắc tới đề tài
phụ nữ và trẻ em, mọi thế hệ độc giả nhớ ngay đến Nguyên Hồng.
Đặc biệt Nguyên Hồng đã sử dụng từ láy, biện pháp tu từ so sánh. Giáo
viên cần vận dụng kiến thức của tiếng việt để hướng dẫn học sinh. Trong cuộc
đối thoại giữa bé Hồng và người cô, bé Hồng đã bộc lộ những cảm xúc và suy
nghĩ của mình về những hủ tục lạc hậu của xã hội phong kiến qua những so sánh
liên tiếp trong câu văn “giá như những cổ tục đã đày đọa mẹ tơi như hồn đá hay
cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến
cho kì nát vụn mới thôi.”. Đây là một câu văn biểu cảm dài, nhịp văn dồn dập,
liên tiếp nhiều động từ mạnh, liệt kê, tăng tiến, so sánh, cách nói phóng đại, qua
đó thể hiện một ý nghĩa táo tợn, bất cần đầy phẫn nộ đang trào sơi như một cơn
giơng tố trong lịng cậu bé. Đó là tâm trạng đau đớn, ấm ức, căm giận đến tột
cùng, các động từ ” cắn”, ” nhai”, “nghiền” nằm trong một trường nghĩa đặc tả
tâm trạng uất ức của nhân vật. Càng căm giận bao nhiêu, bé Hồng càng thương
mẹ, tin tưởng mẹ bấy nhiêu, từ tình yêu thương với mẹ đã khiến người con hiếu
thảo ấy suy nghĩ sâu sắc hơn. Hay đó có thể là hình ảnh so sánh “Nếu người
quay lại là người khác, khác gì cái ảo ảnh của một dịng nước trong suốt chảy
dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục
giữa xa mạc”. Đây là một so sánh giả định, độc đáo, mới lạ và phù hợp với việc
bộc lộ tâm trạng từ hi vọng tột cùng đến tuyệt vọng tột cùng. Bóng dáng người
mẹ xuất hiện trước cặp mắt trơng đợi, mỏi mòn của đứa con giống như dòng

suối trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của
người bộ hành ngã gục giữa xa mạc. So sánh nhằm diễn tả nỗi khát khao được
gặp mẹ một cách mãnh liệt và tột bậc, nỗi khát khao tình mẹ đang cháy sơi trong
tâm hồn non nướt của đứa trẻ mô côi. Cũng như những bộ hành kia nếu đó
khơng phải là mẹ thì đứa con tội nghiệp ấy sẽ gục ngã, qụy xuống kiệt sức trong
nỗi khát thèm, trong sự tuyệt vọng đến tột cùng.
Văn bản Lão Hạc
Trong tác phẩm truyện có rất nhiều đoạn văn miêu tả. Học sinh cần xác
định được được các đoạn văn miêu tả làm nổi bật ngoại hình và tính cách của
của nhân vật.
Đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm
trạng đau khổ trong truyện Lão Hạc của Nam Cao : “Hôm sau lão Hạc sang nhà
tôi. Vừa thấy tôi, lào bảo ngay : - Cậu Vàng rồi rồi ông giáo ạ ! ... Lão hu hu
khóc”... Đoạn văn kết hợp miêu tả và biểu cảm là : “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ.
Nhưng trông lào cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ơm
chồng lấy lão mà ịa lên khóc. Bây giờ thì tơi khơng xót xa năm quyển sách của
15


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
tơi q như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.” “Mặt lão tự nhiên co rúm
lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo
về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc’’
Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao thế hiện được hình ảnh,
tâm trạng, tính cách nhân vật một cách sâu sắc, chân thực và sinh động.
Tích hợp với lịch sử
Văn bản Tức nước vỡ bờ - Trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố và văn bản
Lão Hạc của Nam Cao
Các văn bản đều có điểm chung về hồn cảnh sáng tác. Giáo viên cần tích

hợp với hồn cảnh lịch sử giai đoạn 1930-1945. Như chúng ta đã biết trước khi
cách mạng ra đời cũng như trước khi cách mạng tháng 8 thành cơng thì nhân
dân ta đặc biệt là người nông dân phải chịu cùng một lúc chế độ “một cổ hai
tròng - vừa bị thực dân phong kiến đơ hộ vừa bị xã hội phong kiến bóc lột.
Hồn cảnh gia đình nghèo khổ, đáng thương: “nhất nhì trong hạng cùng
đinh". Chị phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền đóng thuế. Rồi phải nộp xuất
sưu cho em chồng đã chết. Nên chồng chị bị đánh đập, hành hạ. Chị phải bán
con, bán chó, đi ở mướn cho người khác, bị chủ lợi dụng...
Khi đọc "Lão Hạc" của Nam Cao ta lại càng thương cảm và xót xa cho số
phận của người nơng dân với cuộc sống mịn mỏi trong chờ đợi và hy vọng
mong manh mà cuộc sống cô đơn gặm nhấm tâm hồn và thể xác già nua của lão
Hạc. Lão phải sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con, lão chỉ có "cậu
Vàng" làm bạn. "Vàng" là kỷ vật thiêng liêng của đứa con để lại, càng thương
nhớ con lão càng quý mến con Vàng. Lão âu yếm trị chuyện với nó như người
ơng hiền hậu ân cần với đứa cháu ngoan. Yêu thương cậu vàng như vậy nhưng
bị dồn vào nước đường cùng, lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán nó đi.
Khi kể lại với ơng giáo, lão đau đớn xót xa tột cùng: "Mặt lão đột nhiên co rúm
lại. Những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một
bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít...”. Lão khổ tâm dằn vặt vì
chuyện bán chó. Và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối,
rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xong. Cuối cùng lão
phải kết liễu cuộc đời bằng liều bả chó xin được của Binh Tư. Ôi cái chết thật
đau đớn và dữ dội, lão "vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch,
lão tru tréo, bọt mép sùi ra...". Hình ảnh lão Hạc gợi trong ta ký ức buồn đau của
thảm cảnh hai triệu người chết đói năm 1945 ở miền Bắc trước cách mạng tháng
Tám.
Người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến là những người
nghèo khổ, chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống...nhưng họ vẫn giữ được những
16



S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
phẩm chất cao đẹp của những người nơng dân lương thiện, hiền lành, giàu tình
u tương, giàu lịng tự trọng và ln tiềm tàng trong mình sự phản kháng mạnh
mẽ đối với thế lực bị đàn áp...Có thể nói đây là những điển hình đẹp về những
người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Ngồi ra trong q trình dạy giáo viên cịn có thể hướng dẫn học sinh tích
hợp với các bộ mơn khác như Địa lý, Mỹ thuật, Âm nhạc, Giáo dục cơng dân...
3. Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tạo được sự
tham gia tích cực của học sinh trong học tập. Trong thảo luận nhóm, học sinh
được tham gia trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cùng
quan tâm. Thảo luận nhóm cịn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi
cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết
đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn
luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn.
Thảo luận nhóm là phương pháp có thể áp dụng với nhiều bài học, điều
quan trọng ta phải chú ý là đề tài cho học sinh thảo luận phải là đề tài có tính
phức hợp, có vấn đề, cần huy động sự suy nghĩ của nhiều người.
Văn bản Tức nước vỡ bờ trích trong “Tắt đèn” của Ngơ Tất Tố
Dạy văn bản này có thể cho học sinh thảo luận về nội dung “suy nghĩ về
ngôn ngữ xưng hô của chị Dậu với cai lệ và người nhà lý trưởng để từ đó
thấy được tính cách và phẩm chất của nhân vật”.
Một con người hiền lành, nhiều lúc nhẫn nhục chịu đựng như chị Dậu
nhưng khi bị áp bức quá nặng nề đã vùng dậy với sức mạnh phản kháng quyết
liệt. Tính cách này của chị Dậu thể hiện rõ qua ngôn ngữ đối thoại giữa chị và
tên cai lệ nhất là qua lớp đại từ nhân xưng:
Khi van xin: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha
cho” (chị Dậu xưng “cháu”, gọi cai lệ là “ông”, thể hiện vị thế của kẻ dưới đối

với người trên, của người yếu đối với kẻ mạnh).
Khi cự lại: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” ( chị Dậu
xưng “tôi” khơng cịn xưng “cháu” như trước, thể hiện vị thế ngang bằng, nhìn
thẳng vào mặt đối thủ).
Khi vùng lên quyết liệt: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”
(chị Dậu xưng “bà”, gọi tên cai lệ là “mày”, thể hiện tư thế “đứng trên đầu thù”,
sẵn sàng đè bẹp đối phương).
Ngôn ngữ giàu chất hiện thực, mang hiện thực của đời sống: Tác giả đã sử
dụng lời ăn, tiếng nói của người dân trong cuộc sống hằng ngày, rất đời thường
bình dị. Lớp từ khẩu ngữ thơ lỗ, tục tằn của cai lệ phù hợp với tính cách của hắn:
17


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
“Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm
xin khất!”. Khẩu ngữ của người nông dân trong lời nói của chị Dậu: “cảm ơn cụ,
nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như
vẫn mỏi mệt lắm”,”cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu”, “Thà ngồi tù.
Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” (các từ ngữ, các
thành ngữ dân dã trong câu nói của chị Dậu: lề bề lệt bệt, bỏ bễ, làm tình làm
tội).
Văn bản “Lão Hạc” trích “Lão Hạc” của Nam Cao
Trong văn bản Lão Hạc có những đoạn văn câu văn mang tính triết lí sâu
sắc và đặc biệt là tình huống truyện có những bước ngoặt ở phần cuối truyện.
Đây là phần khó giáo viên có thể cho học sinh thảo luận: Hãy chỉ ra tình huống
truyện có những bước ngoặt làm thay đổi diễn biến câu chuyện khá bất ngờ,
tập trung sự chú ý người đọc. Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm và rút ra
những nội dung chính: Chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có vị trí trong
tồn bộ câu chuyện. Nó có ý nghĩa “ đánh lừa” chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông

giáo và người đọc về phía lão Hạc sang một chiều hướng ngược lại: “Con người
đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ?...” Tuy nhiên cái chết
của lão Hạc lại là một bước ngoặt nữa, làm xoay chuyển ý nghĩ của tác giả: “
Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng
buồn theo một nghĩa khác”. Ở những bước ngoặt ấy, tính cách nhân vật được
bộc lộ và chất trữ tình đã hịa quyện với chất triết lí.
4. Đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày
những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một “vai giả định”. Đây là phương
pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách
đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ
thể mà các em quan sát được từ vai của mình. Phương pháp đóng vai giúp học
sinh rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong mơi
trường an tồn trước khi thực hành trong thực tiễn; gây hứng thú và chú ý cho
học sinh; học sinh hình thành kĩ năng giao tiếp, có cơ hội bộc lộ cảm xúc; tạo
điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh; khích lệ sự thay đổi thái độ,
hành vi của học sinh theo hướng tích cực; có thể thấy ngay tác động và hiệu quả
của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
Tổ chức cho học sinh nhập một vai giả định để trình bày những suy nghĩ
và cảm nhận của mình, giúp các em suy nghĩ sâu sắc hơn.

18


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
Ví dụ với “Trong lịng mẹ “ta có thể giao một số nhiệm vụ cho học sinh
đóng vai như: trong vai nhân vật bé Hồng kể lại đoạn phần cuối truyện bé Hồng
gặp mẹ và niềm hạnh phúc vơ bờ khi được ở trong lịng mẹ
5. Bài tập vận dụng phát huy năng lực học sinh.

Giáo viên có thể lần lượt đưa ra các bài tập vận dụng ở các mức độ khác
nhau để học sinh có thể phát huy năng lực của bản thân mình.
Bài tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tơi nghe. Có một bà họ nội xa
vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con
bú ở bên rổ bóng đèn. Mẹ tơi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy
rạc đi, thaáy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tơi vội quay đi,
lấy nón che..
Cơ tơi chưa dứt câu, cổ họng tơi đã nghẹn ứ khóc khong ra tiếng. Giá
những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,
đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát
vụn mới thơi.”
( Trích Những ngày thơ ấu – Nguyên
Hồng)
a. Đoạn trích trên được kể theo ngơi thứ mấy? Việc lựa chọn ngơi kể đó
có ý nghĩa gì?
b. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu in đậm?
c. Nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử thiêng liêng bằng một đoạn văn
khoảng 8 đến 10 câu?
Với bài tập này tôi cũng đưa ra các câu hỏi với các mức độ khác nhau, và
tích hợp với tiếng việt, tập làm văn để học sinh phát huy năng lực của mình một
cách tổng hợp.
Giáo viên gợi ý:
a. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất ( người kể chuyện xưng tôi).
- Với ngôi thứ nhất, chuyện được kể sẽ hiện lên cụ thể, chân thực, rõ ràng,
đồng thời người kể cịn bộc lộ được tình cảm, thái độ của mình trước câu chuyện
được kể.
b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu in đậm: So sánh (những cổ tục
đã đày đọa mẹ tơi là một vật như hịn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ ), liệt kê
(hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ; vồ, cắn, nhai, nghiến), điệp từ mà

Tác dụng: Hình ảnh so sánh: “ những cổ tục” đó là những hủ tục lạc hậu,
những thành kiến bất công của xã hội cũ đè nặng lên con người, ngăn cản hạnh
phúc chính đáng của con người . những cổ tục ấy vốn là những thứ vốn vơ hình ,
vơ ảnh mà sức hủy hoại của nó thì khơn lường.
19


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
Hình ảnh được so sánh : “ cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, hòn đá” là những
vật khô, cứng nhọn , sắc. Hành động nhân vật “nhai, cắn, nghiến” quyết liệt ,
dứt khoát thể hiện ý nghĩ táo tợn nièm căm phẫn cao độ đang trào sơi như một
cơn dơng tố trong lịng cậu bé .ý chí và sự quyết tâm lớn của chú bé Hồng
c. Về nội dung: Suy nghĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.
Tình mẫu tử trước hết được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của cậu bé
Hồng khi mẹ đi xa, khi nói chuyện với cơ ruột. Tình mẫu tử cịn được thể hiện
thơng qua tâm trạng của Hồng khi gặp lại mẹ sau bao ngày xa cách
Suy nghĩ về tình mẫu tử: Đó là tình cảm thiêng liêng cao đẹp, khơng gì
có thể xâm phạm, vấy bẩn. Đó là tình cảm chân thành, mãnh liệt nhất, khơng gì
hủy diệt được. Tình mẫu tử càng mãnh liệt, sâu nặng hơn qua những thử thách
của thời gian. Chỉ có tình máu mủ ruột thịt mới giúp con người mạnh mẽ hơn,
cũng khiến con người cảm thấy an toàn và ấm áp hơn hết.
Bài tập 2: Cho đoạn văn sau: “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn
xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái
miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão huhu khóc..” ( Trích Lão Hạc –
Nam Cao)
a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên và xác định ý nghĩa giữa các vế
trong câu ghép?
b. Chỉ rõ các từ tượng hình, các từ tượng thanh và phân tích tác dụng của
các từ tượng hình, từ tượng thanh đó?

c. Viết đoạn văn diễn dịch từ 8-10 câu với câu chủ đề: Lão Hạc là người
cha rất thương con, trong đó có sử dụng 1 câu ghép và 1 trợ từ
Gợi ý trả lời:
a.Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão
mếu như con nít. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép là quan hệ đồng thời.
b. Các từ tượng hình, từ tượng thanh: móm mém, hu hu…
Qua các từ ngữ tượng hình, tượng thanh gợi hình ảnh một lão Hạc già nua,
đau khổ, bất hạnh.
c. Đoạn văn tham khảo: Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương
con.(1)Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để
con đi cao su.(2) Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô
đơn, bệnh tật.(3) Ở một mình, lão dành rất nhiều u thương cho con chó Vàng:
gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa
nó để bán...(4) Lão u con chó Vàng đơn thuần vì lão rất u lồi chó ư?(5)
Khơng, lão u nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại .(6) Đặc biệt, cuối
cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết
20


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
bằng bả chó. (7)Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai
mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống.(8)
Trong đoạn văn có câu ghép “câu 5” và trợ từ “ư”
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
Khi áp dụng các giải pháp, biện pháp trên để “Dạy học theo định hướng
phát triển năng lực qua một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán cho học
sinh lớp 8” năm học 2018 – 2019 tôi thấy học sinh tiến bộ rõ rệt, bài kiểm tra
sau điểm cao hơn bài kiểm tra trước, kết quả được nâng cao. Quan trọng hơn là
học sinh đã phát huy được năng lực của cá nhân, chủ động trong bài học. Tìm

tịi, biết mở rộng kiến thức và vận dụng vào văn có hiệu quả tốt.
Kết quả cụ thể như sau:
Trước khi thực hiện đề tài
Lớ
ST
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu- Kém
p
1
8a1
45
4 = 8,9%
10 = 22,2%
14 = 31,1% 17 = 37,8%
2

8a2
41
2 = 4,9%
Sau khi thực hiện đề tài

9 = 21,9%

13 = 31,7%

17 = 41,5 %
Yếu- Kém


ST

Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình

1

8a1

45

20 = 44,4%

20 = 44,4%

5= 11,2%

8a2

41

8 = 19,5%


20 = 48,7%

13 = 31,8%

2

Trong đợt khảo sát chất lượng HSG khối 8 cấp Huyện lớp tơi dạy có 3
học sinh đạt giải: 2 em đạt giải Ba, 1 em đạt giải Khuyến khích mơn Ngữ văn.
IV. PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
* Đối với giáo viên: Người giáo viên gương mẫu, tâm huyết với nghề; trong
dạy học giáo viên cần linh hoạt, luôn đổi mới phương pháp, tìm tịi sáng tạo,
phát huy tính tích cực năng động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức
nhanh, hiểu bài sâu hơn. Bên cạnh những kiến thức sách vở cần nắm chắc: nắm
chắc các kiến thức cơ bản: thể loại, năm sáng tác, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, đề
tài giá trị nội dung, nghệ thuật; thơ cần học thuộc lòng văn bản, tác phẩm văn
xi cần tóm tắt được văn bản… Bên cạnh những kiến thức sách vở cần nắm
chắc tôi cũng gợi ý các em xem các chương trình thực tế như: chuyển động 24h,
chương trình thời sự tổng hợp, người đương thời…để mở rộng hiểu biết nắm bắt
những kiến thức mang hơi thở của cuộc sống hiện tại. Nếu có điều kiện cùng
bạn bè, gia đình, thầy cơ đi tham quan du lịch. Từ những kiến thức từ sách vở,
những kiến thức về thực tế các em sẽ có vốn sống phong phú vận dụng vào
21


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019
trong bài viết của mình. Giáo viên cũng cần tích cực học hỏi kinh nghiệm ở
đồng nghiệp; tự bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

chi tiết, thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra; gần gũi, thân thiện với học sinh để
tìm hiểu tâm lí, từ đó động viên giúp đỡ, uốn nắn thường xuyên trong học tập;
Lắng nghe ý kiến từ phía học sinh, phụ huynh, ln trao đổi hai chiều nhà
trường – gia đình để kết hợp cùng giáo dục học sinh. Kiên trì rèn luyện cho học
sinh, chấm trả bài nghiêm túc chỉ ra các lỗi cụ thể đối với từng bài, từng em để
các em rút kinh nghiệm cho những bài viết sau.
* Về phía học sinh:Cần ý thức được vai trò của việc học văn, viết văn đặc
biệt là phát huy được các năng lực của học sinh. Kiên trì rèn luyện theo hướng
dẫn của giáo viên vừa luyện tập trên lớp và luyện tập ở nhà. Học sinh cần học
tập nghiêm túc, phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình để làm bài đạt kết
quả tốt.
2. Kiến nghị:
Là giáo viên dạy Ngữ văn với kinh nghiệm chưa nhiều tôi rất mong hội
đồng khoa học và q thầy cơ đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến kinh
nghiệm có khả năng thực thi hơn trong thực tế. Và tôi cũng mạnh dạn đề nghị
với quý trường, quý phòng giáo dục sẽ tổ chức nhiều hơn những buổi sinh hoạt
chuyên đề hướng vào các chun đề bồi dưỡng Ngữ văn, để chúng tơi có dịp
học hỏi, được trao đổi để rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình dạy học,
đặc biệt trong việc bồi dưỡng Ngữ văn.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi qua việc thực hiện đề tài. Tuy
nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm mang tính chủ quan của bản thân và mới áp dụng
trong phạm vi hẹp. Rất mong sự đóng góp ý kiến, trao đổi, bổ sung của bạn bè
đồng nghiệp để sáng kiến hồn thiện hơn góp phần nâng cao kĩ năng viết văn,
ham muốn học văn.
Tôi xin cam đoan đề tài sáng kiến kinh nghiệm trên là do cá nhân tơi viết,
có tham khảo các tài liệu. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm
Xin chân thành cám ơn!
Ngày 20 tháng 3 năm 2019
Tác giả kí tên


22


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Năm học 2018-2019

23



×