Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 23 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN
ĐỀ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển KH - KT và đem
lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân, trong công cuộc đổi mới giáo dục
phải được bắt đầu ngay từ bậc học mầm non, Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc
sinh thời cũng đã nói lời tâm huyết " Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" trẻ em
là những chủ nhân tương lai của đất nước. Mỗi giáo viên chúng ta đều có trách
nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn
diện: Đức - Trí - Thể - Mỹ. Trường MN là nơi đầu tiên hình thành nhân cách,
giáo dục MN là tiền đề cho giáo dục tiểu học, với nhiệm vụ chăm sóc giáo dục
trẻ từ 0-5 tuổi một lứa tuổi vô cùng quan trọng Nhà tâm lý học người Nga
MaCaRenCơ đã nói: Những cái khơng có được ở trẻ em trước 5 tuổi thì sau
này rất khó hình thành và nhân cách đã sai lệch từ nhỏ thì sau này khó cải
tạo.
Xuất phát từ vị trí, vai trị quan trọng của giáo dục mầm non, trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng đầu
tư phát triển giáo dục, thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nói chung
và giáo dục mầm non nói riêng. Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn
2006-2015 của Chính phủ ra ngày 08/11/2005 đã xác định một trong những
nhiệm vụ và giải pháp về nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trong giai đoạn
mới đó là: “Xây dựng và triển khai chương trình giáo dục mầm non mới theo
hướng tích hợp các nội dung chăm sóc giáo dục theo chủ đề, tổ chức các hoạt
động cho trẻ đặc biệt là hoạt động vui chơi phù hợp với sự phát triển tâm sinh
lý lứa tuổi và yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ.…”.
Trong các mặt giáo dục thì giáo dục phát triển vận động là một trong
những nội dung phát triển toàn diện cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm
non các bài tập vận động có tác dụng rèn luyện thể lực sức khỏe. Mục tiêu
chung trong kế hoạch triển khai chuyên đề “ nâng cao chất lượng giáo dục phát
triển vận động trong trường MN giai đoạn 2013-2016 ( kèm theo công văn số
808 /BGDĐT – GDMN ngày 25 tháng 2 năm 2014), cũng đã đề ra “Nâng cao


chất lượng GDPTVĐ giúp cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo
léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam.
Đối với trẻ mầm non phát triển vận động có ý nghĩa nó không chỉ là sự
phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài của trẻ mà nó cịn là ́u tớ để giúp trẻ
phát triển toàn diện các mặt khác như: nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm xã
hội, thẩm mỹ. Hơn nữa giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non càng có ý
nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ
xương hình thành nhanh bộ máy hơ hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu
dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng
đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không
thể khắc phục được. Chúng ta đều biết tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngày
bởi vì cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn, đang phát triển không ngừng theo từng
1


giai đoạn. Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển
của trẻ như: kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống, song yếu tớ chính vẫn
là hình thức tổ chức giáo dục vận động cho trẻ. Như vậy việc tìm hiểu cách tổ
chức các hình thức phát triển vận động cho trẻ để từ đó tìm ra một sớ giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ là một việc làm rất quan trọng trong
việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của trẻ, một đứa trẻ có thể chất tớt thì mới có trí
tuệ tớt, có vận động thì cơ thể mới phát triển khỏe mạnh.
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của bậc học mầm non, trong những
năm qua thực hiện chủ trương của Đảng, ngành học, bậc học mầm non về đổi
mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là triển khai nâng cao chất lượng
chuyên đề phát triển vận động (PTVĐ) cho tất cả các trường mầm non, mẫu
giáo. Trường MN Đại Minh đã xây dựng kế hoạch và có nhiều giải pháp tổ
chức thực hiện: Tổ chức chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ, từng
bước đầu tư cơ sở vật chất - thiết bị, đồ dùng, triển khai thực hiện chương trình
giáo dục mầm non, ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học…góp phần nâng

chất lượng chuyên đề PTVĐ tại đơn vị.
Từ thực trạng trên, là người quản lý chuyên môn, qua thực tế chỉ đạo thực
hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường, bản thân tôi nghiên cứu và áp dụng
có hiệu quả “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên đề phát
triển vận động trong trường mầm non”
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Từ khi sinh ra đến 6 tuổi, trẻ ln thích hoạt động, vận động tích cực. Vận
động là sự chuyển động của cơ thể con người, trong đó có sự tham gia của hệ
cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp
cùng phối hợp vận động và phát triển. Do đó vận động có ý nghĩa đối với sự
phát triển thể lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển.
Phát triển vận động cho trẻ mầm non được thực hiện bằng các hình thức khác
nhau. Hình thức phát triển vận động ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục
về những hoạt động vận động nhiều dạng khác nhau của trẻ, mà cơ bản là tính
tích cực vận động. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận
động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức
khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non, thường sử dụng hình thức phát triển vận động
qua các tiết học thể dục, hoạt động ngoài trời, thể dục buổi sáng.
“Nhà sáng lập lý luận giáo dục ở nước Nga, ông P.ph.Lexgáp cho rằng, cơ sở
để lựa chọn bài tập vận động là phải tính đến những đặc điểm giải phẫu sinh lý
và tâm lý, mức độ khó dần và đa dạng của bài tập. Sự phát triển thể chất có mới
quan hệ với sự phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và hoạt động lao động. Quá
trình thực hiện bài tập vận động ơng coi như là một quá trình thớng nhất giữa sự
hoàn thiện tinh thần và thể chất. Ông yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị và tiến
hành có hệ thống các tiết học. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tăng dần
sức chịu đựng của cơ thể, thay đổi bài tập và đa dạng hoá chúng. Ông nghiên
cứu lý luận và phương pháp tiến hành trò chơi vận động, coi trò chơi vận động
2



như là “bài tập” mà nhờ đó trẻ chuẩn bị cho cuộc sớng sau này. Trong những trị
chơi vận động, trẻ lĩnh hội kỹ năng, thói quen, hành vi tính cách của nó. Quy tắc
của trò chơi có ý nghĩa như quy luật, thái độ của trẻ cần phải có ý thức, tự giác
và có trách nhiệm. Nhiệm vụ quy tắc này đặt ra đới với tất cả trẻ, vì thế chúng có
ý nghĩa giáo dục lớn. Trò chơi làm phát triển những phẩm chất đạo đức, tính kỷ
luật, trung thực, cơng bằng, giúp đỡ lẫn nhau. Ơng coi trị chơi như phương tiện
giáo dục nhân cách”.
Hoạt động ngoài trời, thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với
tất cả các lớp mầm non, các hoạt động thể chất và các bài tập thể dục có ý nghĩa
quan trọng với trẻ, trẻ cần được tập luyện phát triển các kỹ năng giúp trẻ có thể
điều khiển mọi hoạt động của bản thân và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Chúng ta biết rằng cấu trúc cơ thể người là một khối thống nhất, các cơ quan của
cơ thể liên quan với nhau do vậy khi ta vận động không chỉ các hệ vận động (cơ,
xương, khớp) hoạt động mà các cơ quan khác cũng hoạt động . Chính vì vậy các
hoạt động rèn luyện vận động, phát triển thể chất cho trẻ đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển toàn diện của trẻ.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Năm 2016-2017 là năm tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng chuyên đề
phát triển vận động trong Trường mầm non.
Nhờ sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa
phương, nhà trường đã tiến hành nâng cấp, tu sửa các cụm lớp, phòng học
thoáng mát, đủ diện tích cho trẻ tham gia các hoạt động và được hỗ trợ thiết bị,
đồ dùng, đồ chơi cho các lớp 5 tuổi.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, yêu nghề, mến trẻ, đoàn kết, luôn
sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ nhau về chuyên môn.
Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn đều có năng lực chuyên môn vững, nhiệt
tình năng động, 100% cán bộ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn
Nhận thức của phụ huynh ngày được nâng cao.
Có đủ đồ dùng cho các lớp theo thông tư 34/2013/TT-BGDĐT sửa đổi
quy định tại Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho

giáo dục mầm non kèm theo Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo nhu cầu của lớp.
Tuy nhiên, việc thực hiện nâng cao chất lượng PTVĐ trẻ của nhà trường
trong thời gian qua đã gặp khơng ít những khó khăn và cịn một sớ hạn chế nhất
định như : Diện tích sân chơi cụm lẻ cịn hẹp. điểm lẻ nhiều, ít đồ chơi ngoài trời
nên sự phân bổ các khu vui chơi, vận động cho trẻ ở các khối lớp trong cùng
một thời gian chưa phù hợp. (tất cả chỉ có một sân ở phía trước các lớp), đồ
dùng dụng cụ thể dục ít.
Một sớ giáo viên vận dụng phương pháp dạy học, tổ chức xây dựng môi
trường lớp học còn hạn chế, đồ dùng ́cho chuyên đề cịn nghèo nàn, một sớ dụng
cụ thể dục chưa phù hợp và đầy đủ với số lượng trẻ trong lớp. Qua các tiết dự
3


giờ giáo viên, tôi thấy một số giáo viên tập các động tác thể dục chưa dứt khoát,
phân tích động tác chưa chuẩn.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non là chuyên đề
hết sức quan trọng, chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn
là tiền đề cho mọi tài năng. Vì vậy, là một người quản lí về chun mơn nên tơi
ln suy nghĩ tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên đề phát
triển vận động .
1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ:
a.Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây
dựng góc vận động
Dựa trên kế hoạch của nhà trường và căn cứ vào nội dung trong chương
trình theo độ tuổi, căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập, căn cứ vào
mức độ phát triển khả năng thực tế của trẻ để xây dựng kế hoạch nội dung các
vận động tập luyện của trẻ xác định độ khó của từng bài tập đảm bảo củng cố
phát triển những vận động trẻ đã biết đồng thời chuẩn bị những kỹ năng vận

động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận
động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó đồng thời phù hợp với từng chủ đề
chủ điểm phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện
Theo đó, trẻ sẽ được tập các động tác phát triển nhóm cơ thể, hô hấp như
các động tác thở, động tác tay, cơ, bả vai… và các động tác cơ bản như bò,
trườn, đi, chạy… Tùy thuộc vào độ tuổi, giáo viên sẽ hướng dẫn, tổ chức cho trẻ
chơi những trò chơi phù hợp với khả năng vận động của các cháu. Ngoài việc
được chơi các trò chơi từ đồ chơi có sẵn, giáo viên còn tự tạo ra các dụng cụ để
sáng tạo ra các trò mới như trò cổng chui được làm từ lốp xe hỏng…, giúp trẻ
hứng thú hơn trong các hoạt động trải nghiệm thực tế.
Hướng dẫn xây dựng góc vận động: Góc vận động là một phần quan trọng
trong môi trường phát triển của trẻ, đây là môi trường vận động thu nhỏ trong
phạm vi lớp học mà trước đây chưa được các trường mầm non chú ý đến. Tôi đã
chỉ đạo 100% các lớp trong trường sắp xếp lại lớp học và bớ trí góc vận động
hợp lý để tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn sử dụng đồ vật, đồ chơi,
tham gia vào góc chơi, đồng thời thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên. Ngoài
ra tơi hướng dẫn giáo viên trang trí góc vận động của lớp sao cho phù hợp và
đẹp mắt để thu hút trẻ. Xây dựng góc vận động để thuận tiện cho trẻ vận động
và tuyên truyền đến phụ huynh mỗi lớp để trước cửa lớp sắp xếp các đồ dùng
dụng cụ cho trẻ dễ lấy dễ sử dụng đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, thể dục
giờ học, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với từng
vận động khi cô yêu cầu ngoài ra trẻ có thể tự vận động khi ba mẹ đến đón và
cho chơi ngoài sân trẻ rủ bạn cùng tập.. Việc tạo môi trường và tạo góc vận
động, làm đồ dùng cho trẻ cũng là một trong những cách để động viên, khích lệ
trẻ tham gia vận động.
4


Môi trường cho trẻ luyện tập các kỹ năng vận động phải an toàn. Tạo cho
trẻ cảm giác an toàn, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện mình thơng qua vận động

và phối hợp các giác quan. 
b) Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên:
Trước khi vào năm học chúng tôi đã tổ chức cho giáo viên các lớp tham
dự lớp học bồi dưỡng chuyên môn do trường tổ chức với hình thức tổ chức theo
khới lớp. Bồi dưỡng cho giáo viên biết về nội dung phát triển vận động bao
gồm:
Phát thiển các nhóm cơ: cơ hô hấp, cơ tay, cơ lưng, cơ bụng…
Phát triển các vận động cơ bản (vận động thô) Đi, chạy, nhảy, ném, bật,
leo trèo nhanh, chậm, thăng bằng… Trẻ vận động các vận động theo nhạc, nhịp
điệu và hiệu lệnh bằng lời, với các dụng cụ như vịng, bóng, gậy, dây nơ, quả
bơng…Phát triển các vận động tinh: Vận động khéo léo của bàn tay, các ngón
tay, phối hợp vận động mắt – tay và kỹ năng sử dụng các đồ dùng như. Bút, kéo,
đồ dùng, đồ chơi.
Bồi dưỡng cách hướng dẫn và tập các động tác thể dục đúng, về phương
pháp tổ chức các hoạt động, cách xây dựng kế hoạch theo chủ đề, hướng dẫn
tích hợp lồng ghép vào trong các hoạt động và tạo góc vận động cho trẻ.
Cho giáo viên kiến tập các hoạt động phát triển vận động tổ chức tốt.
Hàng tháng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo khối để giáo viên trao đổi
học tập lẫn nhau.
Kết hợp nhân viên y tế bồi dưỡng sơ cứu ban đầu khi gặp sự cố không an
toàn cho trẻ.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi đã tổ chức cho giáo viên ôn lại
phương pháp thực hiện hoạt động phát triển vận động.
Các hình thức nhằm phát triển vận động cho trẻ trong giờ thể dục buổi
sáng, giờ thể dục, trò chơi vận động, dạo chơi, tham quan. Cụ thể như:
Thể dục buổi sáng. Là hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt hàng
ngày, tập thể dục buổi sáng giúp trẻ ham thích thể dục, thể thao, ham thích vận
động, kỹ năng sử dụng đồ dùng theo từng chủ đề. Thể dục sáng mang lại sức
khỏe sự dẻo dai, và tinh thần lạc quan, thoải mái, mang lại nguồn sức lực để
bước vào một ngày mới với các hoạt động tích cực và hiệu quả. Việc lựa chọn

nhạc, các dụng cụ và bài tập cho trẻ tập luyện để đạt hiệu quả cao nhất vô cùng
quan trọng, Trẻ hoạt động một cách tích cực nhất với các dụng cụ mới lạ, đẹp.
hấp dẫn, với những khúc nhạc sôi động và những động tác khỏe khắn dứt khoát.
Giờ thể dục: Là hình thức cơ bản trong các hình thức phát triển vận động
cho trẻ. Trong giờ thể dục cung cấp và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho trẻ
Trò chơi vận động: Vừa là hình thức tổ chức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực,
vừa là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện, tổ chức cho trẻ đi bộ, đi
xe đạp trong hoặc ngoài trường. Trên đường đi giáo viên có thể cho trẻ dừng
5


chân tập các bài tập như nhảy qua rãnh nước, bật qua śi chơi các trị chơi vận
động, chơi với bóng, tắm nắng…
Các hình thức trên đều góp phần rèn luyện và phát triển vận động cho trẻ,
trong đó trò chơi vận động là hình thức phát triển vận động có hiệu quả nhất, trò
chơi vận động thu hút nhiều trẻ cùng tham gia và còn có tác dụng hoàn thiện kỹ
năng vận động cho trẻ. Vì vậy giáo viên cần quan tâm đến trị chơi vận động một
cách tới đa
Ví dụ: Để hồn thiện vận động chạy cho trẻ, giáo viên có thể củng cố
bằng trị chơi “Ơ tơ và chim sẻ”;
Ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để trẻ rèn luyện các tố chất
và phát triển thể lực
Ví dụ: trị chơi Mèo đuổi chuột; trị chơi đuổi bắt. Qua trị chơi trẻ được
rèn luyện tính nhanh nhẹn, luồn khéo.
Chỉ đạo giáo viên liên kết xây dựng các hội thi vào các hoạt động giáo
dục thể chất để mọi trẻ đều được tham gia tích cực vào các hội thi đó
Ví dụ: Với hoạt động giáo dục thể chất là: Bị zích zắc qua 5 hộp cách
nhau 60 cm. Trò chơi: tung bóng
+ Khởi động: Màn chào hỏi
+ Bài tập phát triển chung: Phần thi đồng diễn (trẻ tập các động tác thể dục theo

hiệu lệnh của cô hoặc theo lời bài hát về chủ đề này)
+ Vận động cơ bản: Phần thi tài năng (trẻ bị dích dắc qua 5 hộp cách nhau 60
cm)
+ Trị chơi: Phần thi đồng đội (trẻ tung bóng)
+ Hồi tĩnh: (đi nhẹ nhàng)
* Tổ chức các chuyên đề, hội thi:
- Chuyên đề:
Nhằm phát huy hiệu quả trong việc tổ chức các chuyên đề, tôi phối hợp
với các tổ chuyên môn rà soát lại những điểm khuyết trong chuyên đề phát triển
vận động mà các giáo viên còn hạn chế từ đó xây dựng kế hoạch tổ chức thực
hiện. Phân công trách nhiệm cụ thể đối với tổ chuyên môn, giáo viên để có kế
hoạch đầu tư nâng cao chất lượng chuyên đề. Trong năm tổ chức chuyên đề phát
triển vận động cấp trường kết hợp bồi dưỡng lý thuyết và phương pháp thực
hành qua tiết dạy. Từ đầu năm đến nay, tôi đã tổ chức được chuyên đề phát triển
vận động cấp trường hầu hết các tiết dạy có sự đầu tư cao, thực hiện đổi mới
hình thức tổ chức và phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy hiệu
quả bài giảng điện tử qua các hoạt động dạy học nâng cao chất lượng giờ học.
Chỉ đạo cho giáo viên dạy thao giảng lại chuyên đề trường tổ chức. Qua tiết dạy
người dự đã nắm được phương pháp của hoạt động, hình thức lên lớp, cách lấy,
cất đồ dùng dụng cụ, cách làm đồ dùng tự tạo trong hoạt động vận động cho trẻ.
6


Song song với việc bồi dưỡng lý thuyết chuyên đề và tổ chức các tiết dạy
thực hành cho giáo viên, để nắm bắt đánh giá kết quả công tác bồi dưỡng và
kiến thức và kỹ năng thực hành của giáo viên thì ngoài cơng tác dự giờ thăm lớp
kiểm tra tiết dạy chun đề ra, tơi cịn xây dựng một số nội dung để giáo viên
thảo luận qua đó giúp giáo viên nắm bắt kiến thức được tốt hơn và giúp cho
người quản lý nắm mức độ năng lực hiểu biết của từng giáo viên để từ đó điều
chỉnh nội dung bồi dưỡng tiếp theo cho phù hợp với tình hình thực tế.

Ví dụ:
+ Đới với trẻ mầm non phát triển vận động có ý nghĩa như thế nào?
+ Trong trường mầm non có những hoạt động phát triển vận động nào?
Đối với hoạt động học tôi đưa ra một số câu hỏi thảo luận như sau:
+ Cách lựa chọn trò chơi hỗ trợ cho hoạt động giờ học thể dục?
+ Để tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ giáo viên phải làm gì?
- Tổ chức hội thi trong năm như: hội thi “Hội khỏe măng non” “bé khỏe
bé tài năng”, là một hoạt động thể dục thể thao bổ ích của trường mầm non giúp
trẻ được giao lưu học hỏi với các bạn trong trường góp phần khẳng định những
thành tích trong phong trào rèn luyện thân thể, đồng thời là động lực để đẩy
mạnh hoạt động giáo dục thể chất và tinh thần, mạnh dạn tự tin, tích cực tham
gia các hoạt động, chuẩn bị tớt tâm thế để sẵn sàng bước vào lớp một. Thông
qua hội thi giúp trẻ nhận thức sâu hơn về bản thân, về nhà trường. Phát triển khả
năng vận động thô, vận động tinh, khả năng xử lý các tình h́ng thường gặp
trong cuộc sống.
Với các nội dung xuyên suốt trong hội thi của ngày hội như vậy trẻ thể
hiện và hứng thú tích cực tham gia hoạt động.
Hội thi hồ sơ sổ sách tốt, hội thi giáo viên giỏi… nhằm giúp cho giáo viên
nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động phát triển vận
động cho trẻ trong trường mầm non, ứng dụng CNTT và giao lưu trao đổi kinh
nghiệm. Đầu năm học tổ chức hội thi làm đồ dùng phục vụ cho chuyên đề phát
triển vận động, qua hội thi, phát huy sự đầu tư, khả năng tìm tịi học hỏi và sáng
tạo của giáo viên trong việc làm đồ dùng phục vụ cho chuyên đề.
Tổ chức rút kinh nghiệm qua chuyên đề, hội thi, tăng cường công tác
kiểm tra đánh giá việc thực hiện chuyên đề để việc chỉ đạo được sâu sát và hiệu
quả hơn.
* Giao lưu học hỏi:
- Để tạo điều kiện cho giáo viên giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong việc
tổ chức các hoạt động phát triển vận động, ngoài chuyên đề cấp trường và tổ
chuyên môn tổ chức, ngay từ đầu năm tơi cịn chú trọng chỉ đạo tăng cường giao

lưu chuyên môn giữa các giáo viên trong trường, trong cụm lớp, tổ chuyên môn:
mỗi tháng mỗi giáo viên sẽ đăng ký tổ chức ít nhất 1 tiết học trở lên mời các
giáo viên trong trường đến dự giao lưu, từng giáo viên sẽ đăng ký dự giao lưu
7


chun mơn về các hoạt động mà bản thân cịn hạn chế; bộ phận chuyên môn có
kế hoạch phân công và dàn xếp thời gian để giáo viên đó được tham dự giao lưu
mỗi tháng ít nhất 1- 2 lần trở lên. Công việc này được tiến hành thường xuyên
các tháng trong năm học và được đưa vào tiêu chí thi đua để đánh giá giáo viên
nhằm phát huy hiệu quả hoạt động này.
Dự sinh hoạt tổ khối với giáo viên là cần thiết đối với tôi, tạo cho giáo
viên được thảo luận về những khó khăn trong chuyên môn. Như môn thể dục:
giáo viên sẽ cùng nhau ôn luyện các kỹ năng khó, trò chơi vận động, chọn lựa cơ
bản chủ đạo phù hợp với kỹ năng, tập kỹ các động tác khó để thực hiện chính
xác hơn .
Mở rộng giao lưu chuyên môn với các trường trong và ngoài huyện, tạo
điều kiện để giáo viên có cơ hội giao lưu, trao đổi chuyên môn.
2. Sáng tạo 1 số bài tập trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ:
Sáng tạo trong vận động cơ bản là hết sức cần thiết để dạy kỹ năng cho
trẻ việc sáng tạo cho trẻ trong những vận động cơ bản là sáng tạo trong hình
thức tổ chức dạy trẻ.
VD: cũng là bài bước lên xuống bục cao nhưng lựa chọn bục là những
khối gỗ xếp bục tạo cảnh như khu rừng trẻ được hóa vai làm các con vật sống
trong khu rừng để thực hiện vận động bước lên xuống khối gỗ. Hay với bài tập
bật xa 25-30cm của lứa tuổi mẫu giáo bé giáo viên cho trẻ làm những chú ếch
chơi trong đầm sen, làm động tác bật nhảy của họ nhà ếch để bật qua những
chiếc lá sen được thiết kế có kích thước đúng 25-30cm như qui định…
Các trị chơi vận động luôn luôn mang lại cho trẻ niềm đam mê và sự
thích thú, trẻ vận động tích cực nhất thơng qua các trị chơi vận động. Trong

sáng kiến kinh nghiệm này các trò chơi vận động được thiết kế cho tất cả các độ
tuổi trẻ mẫu giáo. Tùy vào độ tuổi và kỹ năng của trẻ giáo viên đưa ra yêu cầu
và mức độ chơi cho trẻ. Các trị chơi vận động như: Gia đình tài giỏi, Chủn
trứng, quả bóng nảy, khỉ đi lấy chuối, kiến về tổ, đi ǵc dài, đua thùn, chú
sâu ngộ nghĩnh, chủn vịng....
Hướng dẫn trị chơi: Chủn trứng
+ Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo, khả năng giữ thăng bằng
cho trẻ. Rèn luyệ các nhóm cơ tay
+ Cách chơi: Hai bạn đóng vai làm những chú chim ác ngồi vào hai ghế,
tay cầm cây phất trần là cành lá Các bạn còn lại hóa vai làm những chú gà hoặc
những chú vịt để chuyển trứng về tổ bằng cách đặt quả trứng lên trên một chiếc
vợt cầu lông cầm tay vào cán của vợt di chuyển mang về tổ.Khi đi về phải đi
qua cổng nhà chim ác, các chú chim ác cầm cây phất trần sẽ cản đường chuyển
trứng về nhà của các chú gà hoặc vịt bằng cách gẩy, đập những quả trứng cho
trứng rơi xuống đất. Những quả trứng nào bị rơi thì sẽ phải mang quay trở lại và
thực hiện lại việc chuyển từ đầu. Sau một bản nhạc trò chơi kết thúc và chú gà
mang nhiều trứng về nhà sẽ chiến thắng.
8


Luật chơi: Khơng dùng tay giữ trứng khi di chủn
Trị chơi: Kiến về tổ.
Mục đích: Rèn kỹ năng bị bằng bàn tay và cẳng chân và khả năng phối
hợp vận động theo nhóm khi chơi trò chơi “Kiến về tổ”.
+ Cách chơi: Bạn đóng làm đầu kiến sẽ đội mũ kiến và được bò bằng cả
tay và cẳng chân, bạn làm thân của con kiến thì chỉ được bị bằng cẳng chân cịn
tay thì bám vào eo của bạn trước Khi có tiếng nhạc và hiệu lệnh tất cả các chú
kiến của hai đội cùng bò. Và sau khi nhạc kết thúc các chú kiến của đội nào về
nhà trước và nhanh thì đội đó chiến thắng.
Bài tập với những dải lụa màu :Các giải lụa với màu sắc rực rỡ và mềm

mại thì việc lựa chọn, thiết kế các động tác, các vận động phù hợp là vô cùng
cần thiết để tăng hứng thú cho trẻ. Vì vậy tơi lựa chọn vận động nhẹ nhàng
nhưng vẫn đảm bảo tính dứt khoát của những động tác thể dục. Trẻ cầm giải lụa
tập động tác tay, đưa ra trước, gập cổ tay,hay hai tay thay nhau lên cao, những
giải lụa màu bay như những làn sóng nhấp nhô, lúc con sóng nhỏ lăn tăn, lúc hai
tay thay nhau lên cao ra tạo ra những con sóng to và mạnh mẽ nhìn rất đẹp mắt.
3. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học
tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
Như nhà giáo dục người Ý Maria Montessori đã nói “Chỉ khi ở trong
một môi trường thuận lợi đứa trẻ mới có cơ hội phát triển đầy đủ và bộc lộ
những tính cách tiềm ẩn của mình”. Mơi trường ln đặt ra cho trẻ những thử
thách, tìm tịi, khám phá trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp
dẫn, lơi ćn trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự
giác. Môi trường cung cấp cho trẻ em nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động
phát triển vận động phù hợp. Mơi trường kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử
thách khả năng vận động của trẻ.
Đối với trẻ mầm non đồ dùng đồ chơi rất quan trọng, đặc biệt là đồ dùng
cho trẻ vận động. Chính vì vậy trước khi vào năm học ban giám hiệu đã triển
khai nội dung họp phụ huynh đến giáo viên cần phải tun trùn phịng chớng
suy dinh dưỡng, giảm nguy cơ béo phì ở trẻ. Song song với các chuyên đề khác
năm học 2014-2015 và 2015-2016, 2016-2017 nhà trường đã tổ chức đi sâu vào
thực hiện chuyên đề phát triển vận động. Nhà trường đã đưa vào kế hoạch trong
năm học sẽ tổ chức Trò chơi dân gian, các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt
động PTVĐ cho trẻ mẫu giáo.
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên đề:
Tuy cịn nhiều khó khăn về kinh phí nhưng với sự cố gắng tham mưu cấp
trên của nhà trường, đồng thời tiết kiệm nguồn kinh phí hoạt động trong năm,
cho đến nay các điểm lớp trên địa bàn đều được trang bị dụng cụ thể dục, đồ
chơi ngoài trời phục vụ cho chuyên đề phát triển vận động
Trong hoạt động phát triển vận động, dụng cụ sử dụng cho hoạt động hết

sức quan trọng, nếu như không có dụng cụ tiết học sẽ đơn điệu, trẻ nhàm
9


chán.....yêu cầu tiết dạy sẽ không đạt cao. Như vậy, việc bổ sung các dụng cụ thể
dục cho các lớp như vòng, gậy thể dục, cổng chui .... là hết sức quan trọng.
Trong những năm qua, nhà trường cũng đã bổ sung: tất cả các lớp đều có ghế
băng, bóng, cổng thể dục nhưng số lượng chưa đáp ứng với tình hình thực tế của
lớp nên ngoài những đồ dùng nhà trường phát, giáo viên còn vận động phụ
huynh làm những dụng cụ thể dục đơn giản, dễ làm từ những nguyên liệu dễ tìm
ở địa phương cho trẻ thực hành ở lớp, đóng góp những nguyên liệu như tre, mây
để làm dụng cụ thể dục. Ngoài những đồ dùng đồ chơi mua sẵn nhà trường còn
phát động giáo viên làm đồ dùng tự tạo bằng các vật liệu, phế liệu phụ huynh và
giáo viên mang đến.
Ví dụ: Làm túi cát, quả bông bằng dây li lông, dây nơ bằng vải vụn, quả
tạ bằng bóng nhựa và ống nước, đường dích dắc bằng ống nước, cổng chui
bằng lốp xe,cổng chui bằng bình su su, xich đu bằng gỗ và dây dù treo cây
bàng, tháp leo bằng lốp xe ô tô…
Kết quả: 100% trẻ có vòng, gậy thể dục để cháu tham gia vào giờ học,
100% cụm lớp có đồ dùng cho trẻ thực hành, sân chơi có thêm nhiều đồ chơi.
b) Bồi dưỡng kỹ năng làm đồ dùng dạy học phục vụ chuyên đề:
Do điều kiện kinh phí của trường cịn rất hạn hẹp, kinh phí tiết kiệm từ
hoạt động cũng như kinh phí huy động từ phụ huynh chủ yếu là để xây dựng
trường lớp và mua sắm các trang thiết bị cần thiết nên kinh phí để mua sắm đồ
dùng dạy học cịn ở mức độ khiêm tớn. Ngoài những nguồn đồ dùng phục vụ
cho chuyên đề vận động phụ huynh đóng góp, nhà trường còn tập trung vận
động đội ngũ tích cực trong việc làm đồ dùng dạy học từ những nguyên vật liệu
sẵn có ở địa phương, các loại phế liệu đã qua sử dụng để đáp ứng kịp thời về đồ
dùng dạy học nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động, đồng thời phát
huy tính sáng tạo trong mỗi cán bộ giáo viên. Nhờ vậy, trong những năm qua,

việc làm đồ dùng dạy học đã đem lại sự đa dạng phong phú về đồ dùng dạy học
ở từng thời điểm lớp trên địa bàn trường học.
-Đích quay thơng minh
“Đích quay thơng minh” được làm từ gỗ, bóng nhựa, vịng, ớng nhựa
dẻo, mút xớp…
Làm thanh gỗ có trục quay gắn ống nhựa PV vào làm đầu con vật gắn lên
ống nhựa, cắt ống nước nhỏ làm vịng.
-Cổng chui
Bình C2 đục lỗ. lấy thép xâu vào , ći mỗi bình C2 cắt xớp trang trí bên
ngoài cho đẹp
- Đồ dùng bằng vải vụn, cát, bao lát:
Dùng vải vụn theo các màu phù hợp, cắt và may tạo thành những cái túi
có chừa khe hở. Sau đó dùng cát bỏ vào tạo thành túi cát cho cháu thực hiện các
bài tập thể dục như ném xa, ném trúng đích .....
10


- Dùng dây lát nhiều màu, cắt quấn tạo thành hoa tua cho trẻ tập thể dục
buổi sáng, thể dục erobic ....nhằm tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động
- Đồ dùng làm từ nguyên vật liệu ống nước, tre:
- Cưa ống nước phế liệu thành từng cây gậy có kích thước đã quy định
của mơn thể dục; sau đó, để cho đồ dùng hấp dẫn đối với trẻ cô giáo có thể dán
đề can nhiều màu để trang trí.
- Làm đồ chơi cho trẻ thực hiện vận động chui:
Đồ chơi này được làm từ lốp xe ô tơ và ớng nước để tạo thành hình các
con vật như con hươu cao cổ, con ngựa vằn.
Phần thân của con vật chính là nơi để trẻ thực hiện vận động chui, sử
dụng ớc vít để bắn cớ định x́ng sân nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham
gia
chơi.

Sau khi đã hoàn thành xong các đồ chơi cần thiết, tôi đã chỉ đạo giáo viên
trong trường sắp xếp tạo thành khu vui chơi liên hoàn trong đó tôi cũng đã kết
hợp tận dụng cả đồ chơi liên hoàn sẵn có của nhà trường. Các đồ chơi tự tạo
được bố trí sắp xếp hợp lý lý và được đánh sớ thứ tự chỉ dẫn gợi ý trẻ biết nên
chơi thiết bị nào trước thiết bị nào sau.
- Ngoài ra, cô giáo có thể làm vòng thể dục bằng tre hay mây cho trẻ. Tre,
mây là nguyên liệu dễ tìm.
4. Xây dựng mơi trường kích thích tính tích cực vận động của trẻ:
Để kích thích trẻ vận động tích cực chuyên đề thì mơi trường ln đặt ra
cho trẻ những thử thách, tìm tịi, khám phá trong các hình thức hoạt động phát
triển vận động hấp dẫn, lơi ćn trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động một
cách tự nguyện và tự giác: Môi trường luôn cung cấp cho trẻ em nhiều cơ hội để
trẻ thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp và hứng thú. Đúng như
câu nói “Chỉ khi ở trong một môi trường thuận lợi, đứa trẻ mới có cơ hội phát
triển đầy đủ và bộc lộ những tính cách tiềm ẩn của mình” (M.Montessori). Mơi
trường ln kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của
trẻ trong các hoạt động.
Với mong ḿn xây dựng mơi trường cho trẻ tích cực vận động thì bản
thân giáo viên phải xác định môi trường trẻ cần hoạt động như thế nào?
Môi trường trong lớp: Cần sắp xếp một khoảng không gian đủ rộng, có
thể tận dụng hành lang để trẻ có thể tăng cường vận động như tổ chức những
vận động rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, rèn luyện cơ tay, phát triển tớ chất
khéo léo, mạnh mẽ, ném cịn, đi thăng bằng trên ghế thể dục, ném vòng vào cổ
chai. Ngoài ra nên treo các quả bóng ở độ cao thấp khác nhau để trẻ có thể nhảy
lên đánh bóng, một vài thùng giấy để trẻ bò chui qua đường hầm, chui qua cổng,
những hình khới để trẻ có thể tự sắp xếp leo trèo, bật nhảy…ngoài rèn luyện sự
khéo léo đơi tay ra cịn rèn luyện các kỹ năng thể dục như leo trèo, bật .....mà trẻ
được học trong giờ học.
11



Ngoài mơi trường trong lớp thì mơi trường ngoài trời cũng hết sức quan
trọng trong quá trình kích thích tính tích cực vận động của trẻ. Mơi trường ngoài
trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội được trải nghiệm thử thách vận động. Tất cả những
trò chơi ngoài trời đều giúp trẻ phát triển cơ tay, cơ chân và sự thăng bằng, dẻo
dai, khả năng phối hợp. Đồ chơi để trẻ vui chơi leo trèo phải được đảm bảo an
toàn tuyệt đới. Khoảng đất phía dưới đồ chơi phải mềm để đỡ cho trẻ khi ngã.
Ngoài những đồ chơi ngoài trời còn có những đồ chơi để trẻ leo trèo như: Thang
leo từng bực, thang leo hình chữ A bằng dây thừng, dây thừng thắt nút. Ngoài ra,
chúng ta có thể tận dụng các lốp xe đã qua sử dụng để trẻ cho trẻ chơi như có thể
cho trẻ chơi bò chui hoặc làm xích đu cho trẻ vui chơi.
5. Chỉ đạo hướng dẫn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động phát triển
vận động cho trẻ.
Khi tổ chức các hoạt động phát triển vận động cần cho trẻ có thời gian để
trẻ luyện tập và kiên trì theo đuổi một hoạt động nào đó mà trẻ muốn trải nghiệm
thành công. Trẻ ở giai đoạn này rất hiếu động nhưng chúng ta không thể coi rằng
trẻ đã phát triển tất cả các kỹ năng vận động một cách tự nhiên. Khi hướng dẫn
cho trẻ, không nhất thiết một nội dung nào giáo viên cũng phải thực hiện đầy đủ
các bước như tập mẫu, cho 1,2 trẻ lên tập thử, lần lượt từng cá nhân, từng nhóm,
từng tổ lên thực hiện, mà căn cứ vào khả năng của trẻ, giáo viên có thể lựa chọn
các bước để tổ chức thực hiện cho phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia
vận động tích cực, thoải mái. Tránh để trẻ phải đứng chờ đợi theo thứ tự mới đến
lượt được tham gia vận động. Những trò chơi trẻ đã hiểu luật chơi. Sau khi gọi tên
trò chơi giáo viên chỉ cần giải thích sơ lược và nhắc lại những điều cơ bản của trị
chơi, có thể đưa thêm một sớ u cầu cao hơn trước để trẻ thực hiện. Đối với trẻ
nhút nhát, rụt rè giáo viên cần chia nhỏ nhiệm vụ và thực hiện cùng với trẻ, giúp
trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin. Với những hoạt động khó, giáo viên có thể hạ thấp
mức độ để trẻ được tận hưởng cảm giác thành công và hứng thú đến với những
hoạt động khác.
Để giúp trẻ được tham gia tập thể ở các hoạt động trong ngày tôi đã chỉ

đạo đến các lớp đưa nội dung tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các lớp trong
khối, trong khu vào các ngày không có hoạt động vận động để tránh sự quá sức
đới với trẻ. Các trị chơi trong hoạt động giao lưu được xen kẽ hoạt động động
và hoạt động tĩnh. Các hoạt động tĩnh thường phát triển nhiều các cơ nhỏ như trò
chơi chyền bóng, lăn bóng và di chyển theo bóng...., trò chơi dân gian “Cắp cua
bỏ giỏ”
Qua thực hiện các buổi giao lưu GV đã nắm được phương pháp, thực
hành tớt cách thức tổ chức trị chơi cho trẻ ở các lứa tuổi mẫu giáo.
Các trò chơi nhằm phát triển cơ lớp như: Nhảy cao, Nhảy xa, nhảy lò cò,
chạy... các trò chơi dân gian như: Nhảy bao bố; Kéo co; Ném bóng rổ; Đua
thuyền…
Để thực hiện được các hoạt động phát triển vận động chủ yếu nhằm phát
triển các cơ nhỏ và sự linh hoạt khéo kéo kết hợp trí tưởng tượng của trẻ. Tơi đã
chỉ đạo giáo viên không chỉ tổ chức cho trẻ đựoc vận động ở ngoài sân mà còn
12


được thực hiện ở hoạt động góc. Qua hoạt động góc trẻ được thực hiện và phối
hợp các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt với các bài tập.
Ví dụ: Ở góc tốn. Trẻ thực hiện gập, mở lần lượt từng ngón tay để đếm, thêm,
bớt, tạo ra các hình học...
Việc lồng ghép các hoạt động vận động nhằm củng cố bài học và thay đổi
tư thế, hình thức trong hoạt động là rất cần thiết, chính vì vậy tơi đã chỉ đạo giáo
viên đưa các nội dung vận động vào các hoạt động trong ngày, thay đổi trạng
thái động tĩnh bằng các trò chơi động, trò chơi dân gian.Mỗi giáo viên lồng ghép
các hoạt động phù hợp với lớp của mình với từng hoạt động, phát triển vận động
bao gồm nhiều nội dung như đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung, vận
động cơ bản, trò chơi vận động. Những nội dung này rất đa dạng, đòi hỏi người
giáo viên phải có biện pháp phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong các tiết
dạy. Trên thực tế, nội dung vận động cơ bản là nội dung mấu chốt nhất trong các

nội dung vì khi dạy vận động cơ bản cho trẻ giúp trẻ có kỹ năng kỹ xảo vận
động đồng thời phát triển các tố chất thể lực cho trẻ. Đây là mục tiêu đầu tiên
khi dạy vận động cơ bản cho trẻ. Giáo viên biết phối kết hợp, lựa chọn lồng
ghép các vận động cơ bản vào từng đề tài, từng chủ đề một cách linh hoạt, sáng
tạo phù hợp với đặc điểm tình hình lớp. Nội dung chương trình được đưa vào từ
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với sự phát triển của trẻ.
Ví dụ: Vẫn là bài bò thấp - chui qua cổng.
Giáo viên đưa vào chủ đề "Ngành nghề - chủ đề nhánh "Chú bộ đội".
Cho trẻ xem tranh về các hình ảnh chú bộ đội tập luyện trên thao trường sau đó
cho cháu bắt chước các chú bộ đội làm động tác bị và chui qua cổng thép gai và
tạo tình h́ng nếu bạn nào bị chạm cổng sẽ khơng nhận được cờ. Trong lúc trẻ
bị, cơ có thể mở một bài hát về chủ đề, trẻ vừa bò rèn luyện kỹ năng vừa lại
được nghe nhạc, trẻ học một cách nhẹ nhàng, vận động thấy thoải mái, không
mệt mỏi...
Giáo viên biết phối hợp nhiều biện pháp linh hoạt, gợi mở một cách nhẹ
nhàng thì trẻ sẽ hứng thú, vận động khơng nhàm chán. Nội dung phong phú
được đan quyện chặt chẽ trong một hệ thớng nhất, giúp cho quá trình giáo dục
phù hợp với quá trình nhận thức và phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ cảm thấy
thực sự học bằng chơi - chơi mà học.
Với những bài tập tổng hợp bao gồm từ 2 - 3 động tác mà yêu cầu kỹ
năng địi hỏi phới hợp nhiều, trẻ phải thực hiện liên hoàn các động tác mà không
bị gián đoạn giáo viên nên sử dụng biện pháp tổ chức hội thi "Bé khỏe - bé
ngoan", "Hội khỏe măng non"....theo một chủ đề chẳng hạn.
6. Làm tốt công tác kiểm tra đánh giá giáo viên để có biện pháp chỉ
đạo khắc phục những hạn chế và phát huy những mặt làm được.
Công tác kiểm tra chuyên đề là một việc làm rất quan trọng không thể
thiếu trong công tác quản lý giáo dục. Mục đích là vì sự tiến bộ của cá nhân và
tập thể trong công tác, nhằm phát huy những mặc tớt, mặc tích cực, ngăn chặn
13



uốn nắn những lệch lạc của cá nhân và tập thể qua đó nâng cao tinh thần và ý
thức trách nhiệm của họ khi tiến hành công việc.
Sau mỗi tiết dự giờ, kiểm tra, thao giảng, tôi luôn tạo cơ hội cho tất cả
giáo viên được dự đầy đủ và rút kinh nghiệm thống nhất cách thực hiện kịp thời
để giáo viên dạy đạt hiệu quả cao hơn. Kết quả kiểm tra là căn cứ giúp cho
người quản lý nắm bắt được tình hình, năng lực đội ngũ, đánh giá lại cơng tác
chỉ đạo bồi dưỡng của mình, tìm ra những nguyên nhân tích cực và hạn chế, rút
kinh nghiệm và đề ra những giải pháp mới hiệu quả hơn.
Công tác kiểm tra chuyên đề được thực hiện dưới nhiều hình thức; tùy
vào từng nội dung, yêu cầu vận động mà có hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp
và khoa học: thông qua: hồ sơ sổ sách, kết quả các hội thi, hội giảng, thao giảng
chuyên đề, dự giờ hoạt động trên lớp, kết quả trên trẻ.v.v…
Qua kiểm tra, góp ý cụ thể từng nội dung vận động về những mặt hạn chế
để khắc phục và phát huy hơn nữa mặt tích cực để giúp giáo viên tiến bộ hơn.
Việc học tập nâng cao chuyên môn là việc làm cần thiết của hầu hết mọi
người, do đó, tôi luôn nghiên cứu tập san, sách báo, thông tin trên mạng để gợi
ý, tạo cơ hội cho giáo viên sưu tầm, cập nhật, chọn lọc áp dụng vào thực tế cho
phong phú hấp dẫn giờ học hơn…
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Quá trình thực tế áp dụng bổ sung các biện pháp trên đã đem lại kết quả
như sau:
- Đối với cháu: Các cháu rất hứng thú tham gia giờ học, các kỹ năng
luyện tập đối với trẻ nhẹ nhàng thoải mái hơn, kiến thức, kỹ năng được nâng cao
rõ rệt. Kết quả nhận thức trên trẻ, đạt chất lượng hơn 94% trẻ thực hiện thành
thạo kỹ năng vận động ở từng lứa tuổi. Đặc biệt là các giờ học thể dục mang tính
tổng hợp trẻ thực hiện tớt các u cầu về kiến thức và kỹ năng.
Qua một năm học thực hiện đề tài, sức khỏe của trẻ như sau:
Quý I : 304 trẻ
Nặng hơn


Bình thường

SDD nhẹ

Sớ lượng

Tỷ lệ

Sớ lượng

Tỷ lệ

13

4.3

264

86.9

SDD nặng

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
26

8.5

1


0.3

Quý III : 306 trẻ
Nặng hơn

Bình thường

SDD nhẹ

Sớ lượng

Tỷ lệ

Sớ lượng

Tỷ lệ

17

5.6

283

92.4

14

SDD nặng

Sớ lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

6

2

0

0


- Phụ huynh: Có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề giáo dục của giáo viên
đối với trẻ, phụ huynh biết quan tâm về vấn đề giáo dục với trẻ nhiều hơn, đặc
biệt là biết phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc làm đồ dùng đồ chơi
không những phục vụ cho chuyên đề phát triển vận động mà còn trong các hoạt
động giáo dục khác.
- Đối với giáo viên: Giáo viên triển khai các hoạt động vận động trong
lĩnh vực phát triển thể chất chyển biến một cách rõ nét, giáo viên có kinh
nghiệm nhiều hơn trong việc dạy các hoạt động vận động và tổ chức trị chơi
vận động.
100% giáo viên đã nắm vững trình tự và phương pháp bộ mơn dạy thể
dục tập chính xác các động tác, hướng dẫn kỹ năng cho trẻ rõ ràng, biết chọn lựa
cơ chủ đạo phù hợp với kỹ năng vận động, đặc biệt là biết khéo léo trong việc
chọn lựa các hình thức tổ chức gây hấp dẫn trẻ tham gia tích cực vào giờ học tạo
cho bộ mơn thể dục khơng cịn là một bộ mơn cứng nhắc mà càng thích thú với
mơn học này. Đa sớ giáo viên biết lựa chọn những trò chơi phù hợp nhằm phát
triển kỹ năng cho trẻ trong các hoạt động thể dục buổi sáng, ngoài trời…
-Đối với nhà trường:
Đã hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức học tập bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên, tổ chức tiết kiến tập, đã đầu tư đồ dùng đồ chơi để làm góc vận động,
thú nhún, mâm quay hình con giớng, cổng chui, cầu thăng bằng, xích đu…. Tại
điểm chính và các điểm lẻ có khu vận động riêng sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt, có

nhiều đồ chơi ngoài trời, các đồ dùng thể dục, đồ chơi ngoài trời, tổng trị giá
trên 100 triệu đồng.
VI. KẾT LUẬN:
Để thực hiện tốt “nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động trẻ
trong trường mầm non” đòi hỏi người cán bộ quản lý phải nắm bắt tình hình đội
ngũ để xây dựng kế hoạch và có giải pháp tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho
đội ngũ một cách phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Nâng cao ý thức tự học tập rèn luyện của mỗi cá nhân, gắn với các cuộc
vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc vận
động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong
trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, lấy hiệu quả
chăm sóc giáo dục làm thước đo để đánh giá chất lượng đội ngũ.
Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn về chuyên đề phát triển
vận động cho đội ngũ giúp cho đội ngũ nắm bắt và thực hiện tốt chuyên đề phát
triển vận động. Chú trọng bồi dưỡng chun mơn cho đội ngũ, đổi mới hình
thức tổ chức các hoạt động giáo dục, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy
học, tổ chức tốt các hoạt động phát triển vận động cho trẻ.
Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng làm đồ dùng dạy học phục vụ cho chun
đề,cho giáo viên.
Xây dựng mơi trường kích thích tính tích cực vận động của trẻ
15


Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề nhằm đánh giá năng lực chuyên
môn đội ngũ, chất lượng giáo dục, đánh gia công tác chỉ đạo và bồi dưỡng
chuyên môn chuyên đề, giúp cho người cán bộ quản lý điều chỉnh kế hoạch và
đưa ra biện pháp thực hiện tiếp theo đạt hiệu quả hơn.
Làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình- nhà trường trong việc chăm
lo xây dựng cơ sở vật chất trường lớp và phối hợp nâng cao trách nhiệm của phụ
huynh trong công tác chăm sóc và phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà

trường và gia đình góp phần nâng cao chất lượng chuyên đề.
Nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong nhà
trường là một vấn đề hết sức quan trọng phát triển vận động chính là việc thông
qua vận động để học và ngược lại trẻ phải được học vận động đúng cách và phù
hợp sẽ phát triển toàn diện về mọi mặt trí tuệ và thể chất.
VII. ĐỀ NGHỊ:
- Đề nghị các cấp lãnh đạo huyện, phịng giáo dục hỗ trợ kinh phí để
trường tiếp tục được đầu tư nâng cấp CSVC, bổ sung thêm các thiết bị và đồ
dùng dạy học, đồ chơi ngoài trời phục vụ cho chuyên đề.
Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi về “ Một số biện pháp
chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động trong trường
mầm non” rất mong Hội đồng khoa học cấp trên xem xét, bổ sung giúp đỡ để
sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Đại Minh, ngày 28 tháng 02 năm 2017
Người viết

Lê Thị Thu Thảo

16


VIII. PHỤ LỤC
Tổ chức chuyên đề PTVĐ trong năm

17


Hình ảnh đồ dùng tự làm của giáo viên phục vụ cho chuyên đề.

18



Hình ảnh trị chơi vận động (Minh họa trang 9): gia đình tài giỏi, chuyển
trứng, khỉ đi lấy chuối

19


20


IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1/Hướng dẫn tổ chức các hoạt động phát triển vận động trong trường MN
2/Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non hè 2009, 2010,
2011, 2012
3/ Sách hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo
các độ tuổi.
4/ Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo
5/ Các tạp chí giáo dục mầm non.
6/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II (2004-2007).
7/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2014-2017.
8/ Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý và giáo viên mầm non tháng 3 năm
2015

21


X. MỤC LỤC:
TT


NỘI DUNG

Trang

I

ĐẶT VẤN ĐỀ

1-2

II

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2

III

CƠ SỞ THỰC TIỄN

3

IV

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ.


4-8

2

Sáng tạo 1 số bài tập trò chơi nhằm phát triển vận động
cho trẻ

8-9

3

- Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng
dạy học tạo môi trường cho trẻ hoạt động

9-11

4

- Xây dựng mơi trường kích thích tính tích cực vận động
của trẻ.

5

- Chỉ đạo hướng dẫn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động
PTVĐ

12-13

6


- Làm tốt công tác kiểm tra đánh giá giáo viên để có biện
pháp chỉ đạo khắc phục những hạn chế và phát huy những
mặt làm được.

13-14

V

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

14-15

VI

KẾT LUẬN

15-16

11-12

VII ĐỀ NGHỊ

16

VIII PHỤ LỤC

17-20

IX


TÀI LIỆU THAM KHẢO

21

X

MỤC LỤC

22

22


23



×