Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN một vài biện pháp giúp học sinh lớp một rèn chữ viết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 15 trang )

I/ TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT RÈN CHỮ VIẾT
II/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/ Tầm quan trọng của vấn đề:
Học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp Một nói riêng, Tiếng Việt là mơn
học rất quan trọng đối với các em. Yêu cầu cơ bản của phân môn Tiếng Việt lớp
một là rèn cho các em bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên hai kĩ năng
học sinh bắt đầu hình thành ở mơi trường nhà trường là đọc, viết được ưu tiên
hình thành và phát triển nhiều hơn, nhằm giúp học sinh cuối cấp Một có thể đọc
thơng viết thạo Tiếng Việt.
2/ Tình hình thực trạng
*Ưu điểm: Phụ huynh học sinh quan tâm sắm đủ dụng cụ học tập cho các em
(bút chì, bút mực, bảng con, phấn, khăn xóa bảng, vở tập viết, vở rèn chữ).
*Tồn tại: Thực tế hiện nay, chữ viết của các em học sinh Tiểu học chưa được
đẹp, chưa đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết giữa các chữ cái
chưa chuẩn, tốc độ viết cịn chậm. Đây là một mảng quan trọng có ảnh hưởng
lớn đến chất lượng học sinh và được các thầy cô giáo quan tâm, trăn trở.
Trong ngôn ngữ viết có chức năng giao tiếp và được quy định thống nhất. Mặc
dù xác định được tầm quan trọng như vậy nhưng thực tế cho thấy phân môn tập
viết trong trường tiểu học còn chưa được coi trọng. Sách giáo viên, tài liệu tham
khảo chưa cụ thể, rõ ràng như những mơn học khác nên việc dạy phân mơn tập
viết cịn hạn chế.
3/ Lí do chọn đề tài:
Chúng ta đang ở trong thời đại mới, thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Thời đại cơng nghệ thơng tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc
máy vi tính của mình để soạn thảo văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Việc
rèn chữ viết của mọi người bị chìm vào quên lãng. Ở trong trường Tiểu học cũng
vậy, trong những năm gần đây, học sinh viết chữ xấu là tình trạng đáng báo
động. Hiện nay, học sinh lựa chọn đủ loại bút để viết. Đặc biệt các em rất thích
viết bút bi hơn là các loại bút chấm mực như ngày xưa. Việc rèn chữ viết cho học
sinh chính là bồi dưỡng cho các em những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, tinh


thần kỉ luật và óc thẩm mĩ. Học chữ chính là cơng việc đầu tiên khi các em đến
trường. Vì vậy dạy chữ chính là dạy người.
Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết
người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện
cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lịng tự trọng đối với mình cũng như đối
với thầy và bạn mình”.
Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã
trăn trở, góp cơng, góp sức để cải tiến kiểu chữ để giúp các em viết đúng, viết
1


đẹp. Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm. Điều đó ảnh
hưởng khơng nhỏ tới các môn học khác.
Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết Tiếng Việt là chúng ta
đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là
công cụ để các em vận dụng suốt đời.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tơi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một vài biện
pháp giúp học sinh lớp một rèn chữ viết”. Qua một năm trải nghiệm, áp dụng các
biện pháp dạy học, tôi nhận thấy chất lượng chữ viết của học sinh lớp tơi có tiến
bộ. Tơi mạnh dạn đăng kí đề tài này, nhằm chia sẻ cùng đồng nghiệp ý tưởng nho
nhỏ để giúp học sinh lớp Một rèn chữ viết có hiệu quả.
4/ Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng: học sinh lớp 1C, thôn Trúc Hà.( năm học 2011 – 2012), học sinh
lớp 1TS, thôn Thái Sơn ( Năm học 2015 – 2016)
Đơn vị: Trường Tiểu học Trương Đình Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Tiếng Việt lớp Một
III/ CỚ SỞ LÍ LUẬN:
Tập viết là một trong những phân mơn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học,
nhất là đối với học sinh các lớp đầu cấp. Tập viết khơng những có quan hệ mật
thiết tới chất lượng học tập của các môn học khác mà cịn góp phàn rèn luyện

một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường.
Muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, giáo viên cần nắm vững:
a/ Yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 1:
+ Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dịng kẻ, độ
cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa
các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số.
+ Kỹ năng: Viết đúng quy trình- nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo
thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dịng
kẻ. Ngồi ra học sinh cịn được rèn luyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách
cầm bút, để vở…
b/ Cơ sở tâm lí:
Tâm lý tình cảm có ảnh hưởng rất lớn tới q trình nhận thức. Nếu trẻ được
viết trong tư thế thoải mái, tâm trạng phấn khởi thì dễ có kết quả tốt. Ngược lại,
nếu trẻ buồn phiền thì chữ viết cũng bị ảnh hưởng.
* Đặc điểm đôi tay trẻ khi viết:
- Tay trực tiếp điều khiển quá trình viết của trẻ. Các cơ và xương bàn tay của
trẻ đang độ phát triển nhiều chỗ cịn sụn nên cử động các ngón tay vụng về,
chóng mệt mỏi.
- Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi. Điều này gây nên một phản ứng tự
nhiên là các em cầm bút chặt, các cơ tay cứng nên khó di chuyển.
2


- Muốn có thói quen viết chữ nhẹ nhàng, thoải mái, trước hết học sinh phải
biết kỹ thuật cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), bàn tay
phải có điểm tựa là mép cùi của bàn tay. Cầm bút phải tự nhiên, đừng quá chặt sẽ
khó vận động, nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được bút.
- Nếu các em cầm bút sai kỹ thuật bằng 4 đến 5 ngón tay, khi viết vận động cổ
tay, cánh tay thì các em sẽ mau mệt mỏi, sức chú ý kém, kết quả chữ viết không
đúng và nhanh được.

* Đặc điểm đôi mắt trẻ khi viết: Trẻ tiếp thu hình ảnh chữ viết qua mắt nhìn.
Vì vậy, nếu chữ viết được trình bày với kích thước q nhỏ hoặc ánh sáng kém
thì các em phải cúi sát xuống để nhìn cho rõ chữ, từ đó dẫn đến cận thị.
- Trong thời gian đầu, có thể các em nhận ra đúng hình chữ nhưng bàn tay chưa
ghi lại đầy đủ hình dáng của mẫu chữ. Chỉ sau khi luyện tập, số lần nhắc đi nhắc
lại nhiều hay ít tuỳ theo từng học sinh, thì các em mới chép đúng mẫu.
IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Năm học 2011 – 2012, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 1C. Năm
học 2015 – 2016, tôi lại được phân công phụ trách lớp 1TS. Đây là các lớp học
đầu cấp, từ mẫu giáo vào lớp một. Dạy cho các em cầm bút đã khó, dạy cho các
em viết đúng, viết đẹp lại cịn khó hơn.
Thực tế vào đầu năm học, chữ viết của các em học sinh lớp tôi đang dạy chưa
được đẹp, chưa đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết giữa các chữ
cái chưa chuẩn, tốc độ viết còn chậm. Đã qua bốn tuần rồi mà các em vẫn viết
chưa đúng các nét, chữ cao, chữ thấp rất khó nhìn.
* Ngun nhân:
Đi sâu vào nghiên cứu nhiều năm, tơi thấy có hai ngun nhân dẫn đến thực
trạng này.
+ Nguyên nhân khách quan:
- Trẻ em ở độ tuổi lớp một hay lơ đảng, ít tập trung nghe thầy cơ giáo giảng
bài. Các em lại có tính hay quên, ở tuổi các em vui chơi là chính.
+ Nguyên nhân chủ quan:
- Các em chưa nắm được các nét cơ bản của chữ viết, chưa nắm được độ cao
của con chữ. Hơn nữa các em chưa biết cách viết liền mạch, kĩ thuật lia bút, rê
bút. Xác định dòng kẻ ngang, dòng kẻ dọc cũng rất quan trọng. Các em chưa xác
định được điểm đặt bút, điểm dừng bút. Chính vì lí do trên, tơi bắt tay ngay vào
việc rèn chữ viết cho các em. Tôi phân chia các nhóm đối tượng học sinh như
sau:
1/Nhóm chưa nắm được hệ thống các nét viết.
2/ Nhóm chưa nắm được độ cao của các con chữ.

3/Nhóm chưa nắm được cách viết liền mạch.
4/ Nhóm chưa nắm được điểm dừng bút, đặt bút.
3


V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1/ Giúp học sinh nắm vững các nét cơ bản:
* Nguyên nhân: Đại đa số học sinh lớp tôi chưa nắm được các nét cơ bản.
Thực hiện cho nhóm chưa nắm được hệ thống các nét.
* Cách thực hiện: Giúp học sinh nắm được cấu tạo của chữ cái Tiếng Việt.
Về hệ thống các nét.
* Nét thẳng: thẳng đứng( ),nét ngang (), nét xiên ( /, \)
* Nét cong: cong hở (cong phải, cong trái ), cong khép kín O.
- Với cách xác định chữ như trên, việc phân tích các chữ trở nên gọn và dễ
hiểu.
Sau đây là danh sách các nét phối hợp cần được thống nhất để dạy viết nét và
viết chữ cái tiếng Việt:
* Nét móc: Nét móc xi, nét móc ngược, nét móc 2 đầu.
* Nét thắt: Nét thắt giữa, nét thắt trên.
* Nét khuyết: - nét khuyết trên, nét khuyết dưới.
Cách sắp xếp các chữ cái có hình dáng tương tự vào cùng bài dạy xuất phát từ
quan niệm muốn dùng thao tác tương đồng để dạy chữ cái và dạy viết theo thứ tự
từ đơn giản đến phức tạp xét về cấu tạo nét chữ.
+ Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x.
+ Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc
(hoặc nét thẳng): a, ă, â, d, đ, g.
+ Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n.
+ Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối
hợp với nét móc,nét thắt): l, h, k, b, y, g.
+ Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt: r,v,s

Trong tiết dạy tập viết, cũng như dạy học vần ( phần viết), GV nên hướng dẫn
các em phân tích nét trước khi viết.
- Ví dụ: dạy chữ h
- GV nêu câu hỏi: Chữ h gồm có mấy nét ? Gồm những nét nào?
- HS nêu: có 2 nét: nét khuyết trên và nét móc 2 đầu.
- Qua nhiều lần như vậy HS sẽ nắm chắc các nét và viết không sai. Điều quan
trọng là việc làm đó phải thường xuyên mới tạo được kĩ năng, kĩ xảo ở các em.
Phần viết bảng con của học sinh rất quan trọng, học sinh viết trên bảng con, giáo
viên theo dõi, quán xuyến cả lớp và kịp thời sửa sai, uốn nắn cho các em.
Trị chơi học tập cũng giúp ích rất nhiều cho các em.Vừa chơi vừa học các em
hưng phấn sẽ nhớ bài lâu hơn.
Ví dụ: Đố bạn chữ k có mấy nét, gồm những nét gì?....
* Kết quả: Qua một thời gian thực hiện ở lớp, tôi thấy các em đã có tiến bộ
rõ rệt. Số lượng các em viết sai các nét cơ bản khơng cịn nữa.
2/ Giúp học sinh nắm vững độ cao của từng con chữ:
* Nguyên nhân: Một số học sinh yếu lớp tôi chưa nắm được độ cao con chữ.
4


+ Nhóm chưa nắm được độ cao của các con chữ(Viết chữ cỡ nhở).
- Những chữ cái có đơ cao( dài) 5 ô li: h, l, k, g, b, y
- Những chữ cái có độ cao (dài) 4 ơ li: d, đ, p, q
- Chữ cái có độ cao 3 ô li: t
- Những chữ cái có độ cao 2 ô li: a, ă, â, c,e,ê, i, m, n, o, ô,ơ, u, ư, v, , x
- Những chữ cái có độ cao 2,5 ô li: s, r
* Cách thực hiện:
Trong giờ dạy học vần (phần luyện viết) cũng như dạy tập viết, GV nên nhắc
nhở các em về độ cao của các con chữ, vì ở lứa tuổi của các em dễ nhớ nhưng
cũng mau quên nên việc gì cũng cần thực hiện thường xuyên. Chữ viết mẫu của
GV cũng rất quan trọng. Chữ mẫu phải đúng quy định và rõ ràng, đẹp.

- Thực hành qua bảng con(học vần tiết 1+ tiết tập viết).
- Thực hành trong vở tập viết (học vần tiết 2 + tiết tập viết)
- Thực hành thường xuyên trong vở rèn chữ.
- GV thường xuyên treo mẫu chữ viết trên tường để học sinh quan sát và viết
theo.
+ Trong giờ tập viết, tôi chia lớp thành bốn nhóm nhỏ. Tơi cho các nhóm thi
đua với nhau, nhóm nào viết đúng độ cao của các con chữ, bài viết đẹp thì sẽ
được tuyên dương, khen thưởng.
* Kết quả: Đến cuối học kì một HS đã nắm được độ cao của các con chữ.
Việc viết sai độ cao đã hạn chế đáng kể.
3/ Giúp học sinh nắm được cách viết liền mạch, kĩ thuật lia bút, kĩ thuật rê
bút:
* Nguyên nhân: Nhiều HS khi viết cứ nhấc bút lên làm cho chữ có khoảng
trống rất xấu, chữ có dấu khấc không đẹp.
* Cách thực hiện:
Viết liền mạch là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng
trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau. Các nét liền mạch khi viết không nhấc
bút. Viết liền nét làm cho chữ viết đẹp hơn.
+Viết chữ ghi vần:
- Ví dụ: a nối với m
am
+ Viết chữ ghi tiếng:
- Ví dụ: x nối với inh
xinh
+ Viết chữ ghi từ:
- Ví dụ: chữ viết

5



Các nét viết liền mạch khi viết không nhấc bút.
- Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ giúp học sinh nắm được thứ tự các
nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong 1 chữ nhằm đảm bảo yêu
cầu viết liền mạch, viết nhanh.
- Cần hướng dẫn học sinh về độ rộng của các con chữ, khoảng cách giữa các
tiếng.
*Kỹ thuật lia bút:
Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái
với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn)
không chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng). Thao tác đưa bút trên khơng gọi là
lia bút.
Ví dụ: tr nối với ai
trái
=> Từ tr
a không viết liền được ta viết chữ tr sau đó lia bút sang
điểm bắt đầu của chữ a.

* Kỹ thuật rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét
chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) chạy
nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau.
-Ví dụ: Khi viết chữ m phải viết nét thẳng của chữ, sau đó khơng nhấc bút để
viết mà rê ngược bút lên đường kẻ ngang thứ 2 để viết nét móc trên rồi tiếp tục
rê bút để viết nét móc 2 đầu.
* Kết quả:
- Sau khi học sinh nắm được kĩ thuật viết, chữ viết đều nét và đẹp hơn. 60%
chữ viết đạt loại A.
4/Giúp học sinh nhận biết đường kẻ ngang, đường kẻ dọc, điểm đặt bút,
điểm dừng bút.
* Nguyên nhân: Nhiều học sinh yếu không nhận biết đâu là đường kẻ ngang,
đâu là đường kẻ dọc cứ viết xiên xẹo chữ trồi chữ sụt trơng rất khó nhìn. Các em

đặt bút, dừng bút rất tùy tiện.
* Cách thực hiện:
+ Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Để học sinh
nắm chắc tơi chia ra như sau:
- Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang hoặc không nằm trên đường
kẻ ngang.
Điểm đặt bút nằm trên đường kẻ ngang:
VD: h, k, l, b, s, r, p, …
6


Điểm đặt bút không nằm trên đường kẻ ngang:
VD: n, m, v, o, d, đ, t, x,…
+ Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúccủa nét chữ trong một chữ cái.
Điểm dừng bút không nằm trên đường kẻ ngang:
VD: các chữ: v, e, ê, s, …
Điểm dừng bút trùng với điểm đặt bút:
VD: các chữ o, ô, ơ, …
-> Đường kẻ ngang

Đường kẻ dọc
Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết, giáo viên cần hướng dẫn
tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng viết của từng bài (chữ mẫu, các dấu chỉ
khoảng cách giữa các chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét…) giúp các em
viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết.
Sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng ở tất cả các môn học là cần
thiết. Có như thế, việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ và thường
xuyên. Việc làm này yêu cầu người giáo viên ngoài những hiểu biết về chun
mơn cịn cần có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề - mến trẻ.
* Kết quả:

Nhờ sự quan tâm đúng mực của GV mà các em đã viết tốt hơn.
* Một số điều cần lưu ý khi dạy tập viết:
*Tập viết chữ vào bảng con của học sinh: Học sinh luyện tập viết bằng phấn
(hoặc bút bảng) vào bảng con trước khi viết vào vở. Học sinh có thể viết chữ cái,
vần, chữ khó vào bảng. Khi sử dụng bảng, giáo viên phải hướng dẫn học sinh cả
cách lau bảng, cách giơ bảng, cách sử dụng và bảo quản phấn…
* Thực hiện đúng qui định khi viết chữ:
* Tư thế ngồi viết: Tư thế lưng thẳng, khơng tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt
cách vở 25 – 30cm; nên cầm bút tay phải, tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết
khơng bị xê dịch; hai chân để song song, thoải mái (tham khảo hình vẽ minh hoạ
ở trang 2, vở Tập viết 1 – tập 1)
* Cách cầm bút: Học sinh cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và
ngón giữa) với độ chắc vừa phải (không cầm bút chặt quá hay lỏng quá): khi
viết, dùng ba ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng, từ trái sang phải, cán bút
nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo, mềm mại, thoải
mái.
* Cách để vở, xê dịch vở khi viết: Khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở
ngay ngắn trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng
7


sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ.
Khi viết độ nghiêng của nét chữ cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vng
90 độ. Như vậy, dù viết theo kiểu chữ đứng hay kiểu chữ nghiêng, nét chữ luôn
thẳng đứng trước mặt (chỉ khác nhau về cách để vở).
* Cách trình bày bài: Học sinh nhìn và viết đúng theo mẫu trong vở tập viết;
viết theo yêu cầu được giáo viên hướng dẫn tránh viết dở dang chữ ghi tiếng
hoặc viết chịi ra mép vở khơng có dịng kẻ li; khi viết sai chữ, khơng được tẩy
xố mà cần để cách một khoảng ngắn rồi viết lại.
VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

Qua thực hiện bốn biện pháp trên, học sinh lớp tơi có tiến bộ rõ rệt, các em đã
viết đúng mẫu, đều và đẹp.
*Kết quả cụ thể như sau:
Xếp loại
Giai đoạn
Sau bốn tuần
Giữa học kỳ I
Cuối học kỳ I
Giữa học kỳ II
Cuối năm
Xếp loại
Giai đoạn
Sau bốn tuần
Giữa học kỳ I
Cuối học kỳ I

A
10%
25%
30%
40%
50%
A
10%
30%
40%

Năm học: 2011 – 2012
B
15%

40%
35%
40%
40%
Năm học 2015 – 2016
B
20%
40%
40%

C
75%
35%
35%
20%
10%
C
70%
30%
20%

VII/KẾT LUẬN:
Qua một thời gian áp dụng, tôi thấy học sinh lớp tơi có những chuyển biến rõ
rệt về chữ viết. Viết nắn nót, cẩn thận đã thành thói quen của học sinh. Các em
luôn tự giác trong học tập, sách vở luôn giữ sạch đẹp. Tốc độ viết của các em
bây giờ đã nhanh hơn trước nhiều. Các em viết chính tả ít sai lỗi, chữ viết sạch
đẹp.
* Bài học kinh nghiệm:
Đúc kết quá trình thực hiện rèn chữ viết cho học sinh, tôi rút ra được những
bài học kinh nghiệm như sau:

- Xác định mục tiêu, nội dung tối thiểu của việc rèn chữ viết cho học sinh.
8


- Muốn các em viết chữ đúng và đẹp giáo viên phải biết được nguyên nhân
các em viết sai để kịp thời giúp các em rèn luyện chữ viết.
- Thường xuyên uốn nắn và giúp các em rèn chữ.
- Chữ viết của giáo viên phải đẹp và đúng mẫu.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh để giúp các em rèn thêm chữ viết ở nhà.
VIII/ĐỀ NGHỊ:
- Nâng cao chất lượng vở tập viết( giấy quá mỏng, bìa mỏng dễ quăn góc, các
em viết dễ bị nhịe chữ)
- Ngành giáo dục và nhà trường cung cấp thêm trang thiết bị, đồ dùng dạy học,
tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học môn tập viết tốt hơn.
- Trung tâm thiết bị dạy học cần nghiên cứu để có thể bán tận tay cho học sinh
những loại bảng con có chất lượng cao, vì hiện nay bảng con mà các em đang sử
dụng viết rất trơn, khơng ăn phấn, dịng kẻ mờ.
- Bàn ghế học sinh ngồi phải đúng quy cách.
- Phịng học phải đảm bảo thống mát và đủ ánh sáng cho học sinh học.
Trên đây là một số ý kiến của tơi rất mong sự đóng góp nhiệt tình của các cấp
lãnh đạo, để đề tài của tơi hồn hảo hơn. Tôi xin chân thành cám ơn.
Đại Hưng, ngày 2 tháng 12 năm 2015
Người thực hiện

Đỗ Thị Lệ

9


IX/ PHỤ LỤC:

- Phòng học đủ ánh sáng.
- Bàn ghế phải đúng quy cách.
- Tư thế ngồi viết.

10


Bài viết của học sinh đầu năm học
Bốn tuần đầu

Giữa kì một

11


Cuối kì một

Giữa kì hai

12


X/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tên sách
Tiếng Việt Một(SGV, SGK)
Phương pháp dạy Tiếng Việt
Tâm lí trẻ 6 tuổi(GDH)
Vở tập viết chữ đẹp
Mẫu chữ viết


Tác giả
Đặng Thị Lanh
Trần T.Minh Phượng
Trần Mạnh Hường

Nhà xuất bản
NXBGD
NXGD
BDTX
NXBGD
NXBGD

13


XI/ MỤC LỤC:
STT
1

TIÊU ĐÊ
TÊN ĐỀ TÀI

TRANG
1

2

ĐẶT VẤN ĐỀ

1-2


3

CƠ SỞ LÍ LUẬN

2-3

4

CƠ SỞ THỰC TIỄN

5

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4-8

6

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

8

7

KẾT LUẬN

8

ĐỀ NGHỊ


9

9

PHỤ LỤC

10

10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

11

11

MỤC LỤC

12

12

PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SKKN

3

8-9

14



15



×