Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN dạy các tiết luyện tập, ôn tập để nâng cao chất lượng đại trà bộ môn tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.92 KB, 13 trang )

TRƯỜNG THCS TÂY SƠN
TỔ XÃ HỘI
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CẤP TỔ
“ DẠY CÁC TIẾT LUYỆN TẬP, ÔN TẬP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI
TRÀ BỘ MÔN TIẾNG ANH ”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, từ chỗ quan tâm đến
việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc
học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc
chuyển từ phương pháp dạy học theo lối ‘truyền thụ một chiều” sang dạy cách
học, cách rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú, phát triển phẩm chất, năng lực cho người học,
đồng thời phải coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh
giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao
chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Với chương trình đổi mới SGK theo Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 (gọi tắt là đề án ngoại ngữ 2020) với sự
cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả
1


giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học.Trường THCS Tây Sơn và
tổ Xã hội đã có kế hoạch cụ thể cho chuyên đề từng tháng cho từng môn học để
tiếp cận việc dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát
triển năng lực HS.
Theo kế hoạch của BGH, của tổ Xã hội, nhóm tiếng Anh lên kế hoạchthực
hiện chuyên đề trong tháng 04 năm học 2017-2018 là “Dạy các tiết luyện tập, ôn
tập theo hướng phát triển năng lục học sinh để nâng cao chất lượng đại trà.“
Sau đây là những suy nghĩ và việc làm của nhóm T.A trong việc thực hiện chuyên
đề trên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của tất cả các đồng chí để nhóm


T.A làm tốt hơn nhiệm vụ của mình.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng vấn đề:
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của giáo dục phổ thông
hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, đã được quan tâm và thu được những kết
quả trên các mặt:
- Đông đảo GV có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học, nhiều
GV đã vận dụng được các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá tích cực trong
dạy học, kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin- truyền
thông trong hoạt động tổ chức dạy học được nâng cao, vận dụng được qui trình

2


kiểm tra đánh giá mới. Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được việc đổi
mới phương pháp ở trường THCS vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục là:
Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS chưa mang lại hiệu
quả cao.Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của
nhiều GV. Số GV thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp
các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy
tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về
truyền thụ kiến thức lý thuyết. Việc rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các
tình huống cho HS thơng qua vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan
tâm, việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sử dụng các phương tiện
dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong các trường THCS.
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là nhiều HS (đặc biệt là HS trường THCS
Tây Sơn) còn thụ động trong việc học tập; khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng
tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tế cuộc sống cịn hạn chế.
2. Giải quyết vấn đề:
Khơng có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và

nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu nhược điểm và riêng.Vì vậy việc việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và
nâng cao chất lượng dạy học.
3


Việc đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực HS
khơng chỉ chú ý tích cực hố hoạt động trí tuệ của HS mà cịn chú ý rèn luyện năng
lực giải quyết vấn đề gắn với tình huống cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ
với hoạt động thực hành, thực tiễn.Tăng cường việc học tập trong nhóm, đối mới
quan hệ GV và HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển
năng lực xã hội cho HS .
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học
thuộc chương trình định hướng phát triển năng lực là:
-

Phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động của người học, hình thành và
phát triển năng lực tự học (như sử dụng SGK, nghe, ghi chép, tìm kiếm
thơng tin...) trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng
tạo của tư duy.

-

Khi sử dụng bất kì một phương pháp nào cũng phải đảm bảo nguyên tắc
“HS tự mình hồn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức hướng dẫn của
GV „

-

Việc sử dụng PPDH gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ

theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có hình thức tổ
chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm...

Sau khi nghiên cứu thực trạng và thảo luận các vấn đề về định hướng đổi
mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS nhóm T.A
4


chúng tôi đã lựa chọn bài dạy thử nghiệm là bài: Looking back and Project tiếng
Anh 6 và 7 chương trình mới.
Bản thân tơi đi sâu vào nghiên cứu bài dạy,

dạng bài, mục

tiêu, phương tiện, phương pháp, nội dung kiến thức và cách thức tổ chức tiết học
như sau:
1/ Xác định dạng bài:
Dạng bài: ôn tập sau một Unit (Looking back and Project)
2/ Xác định mục tiêu, phương tiện, phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức
dạy học
A. Mục tiêu bài học:
- Về kiến thức: - HS được ôn tập củng cố các kiến thức đã học cụ thể như sau:
1. Với Unit 10 Grade 6: HS cần nắm:
+ Vocabulary: HS phải biết các loại Houses: houseboat (nhà thuyền), villa (biệt
thự), UFO (vật thể lạ/ đĩa bay), motorhome (nhà xe di động), skyscraper (nhà chọc
trời), palace (cung điện)... Các trạng từ chỉ nơi chốn liên quan cho các loại nhà
như: in the countryside/ city/ mountains/ space, on the ocean/ Moon, under the
ground, by the sea...các loại trang thiết bị hiện đại trong tương lai như wireless TV,
high-tech robots, modern fridges, automatic dishwashers, automatic washing
machines, smart clocks, super cars...Nắm cho được từ vựng liên quan đến công

5


dụng của mỗi trang thiết bị trong nhà như do housework, clean the floors, cook
meals, wash clothes, water flowers, surf the Internet, send and receive emails, take
care of children...
+ Grammar: Nắm cho được 3 thể (+), (-), (?) của động từ Will và Might và cách
dùng của chúng trong từng tình huống.
+ Pronunciation: Nắm cho được cách phát âm âm /tr/ : tree, strick, treat,
troop,...và /dr/: drive, dream, dread, drop...
2. Với Unit 10 Grade 7: HS cần nắm:
+ Vocabulary: HS phải biết các loại nguồn năng lượng renewable energy (wind,
solar energy, water, biogas, nuclear, hydro), non- renewable energy ( coals, oil,
natural gas)...Các tính từ liên quan đến sự thuận lợi và bất lợi của chúng như
Advantages (abundant=pletiful (nhiều), clean, safe, renewable, available (sẵn có),
cheap, convenient, easy, unlimited...) Disadvantages ( non-renewable, limited, not
available, expensive, harmful, polluting, dangerous, exhaustible (cạn kiệt)...)
+ Grammar: Nắm cho được 3 thể (+), (-), (?) của thì tương lai tiếp diễn (the future
continuous), thể bị động ở thì tương lai đơn (the future simple passive) và cách
dùng của chúng trong từng tình huống.
+ Pronunciation: Nắm cho được cách phát âm và qui tắc đặt dấu nhấn âm đối với
những từ có 3 âm tiết:
6


Quy tắc 1: Nếu âm tiết cuối của động từ có kết thúc bằng hơn 1 phụ âm, thì âm
tiết đó được nhận trọng âm hay nói cách khác trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3.
Ví dụ:
recommend /ˌrekəˈmend/ (giới thiệu, đề nghị)
understand /ˌʌndəˈstænd/ (hiểu)

contradict /ˌkɒntrəˈdɪkt/ (mâu thuẫn)
interact /ˌɪntərˈækt/ (tương tác)
Quy tắc 2: Nếu âm tiết cuối chứa 1 nguyên âm ngắn và âm tiết thứ 2 chứa
nguyên âm dài hoặc ngun âm đơi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ:
banana /bəˈnɑːnə/ (quả chuối)
disaster /dɪˈzɑːstə(r)/ (thảm họa)
accountant /əˈkaʊntənt/ (kế toán)
repayment /rɪˈpeɪmənt/ (sự trả lại)
- Về kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức trên vào làm bài tập.
- Về tư duy: Rèn tư duy khái quát, tư duy logic.
- Về năng lực: Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp
tác.Trong đó chú trọng năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
B. Phương tiện dạy học

7


- GV: Laptop, TV.
- HS: SGK, SBT, bảng nhóm
C. Phương pháp và nội dung
Trong phạm vi bài học này GV đã phối hợp và vận dụng các phương pháp dạy
học tích cực vào đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực HS.
* PP dạy học của GV được thể hiện theo bốn đặc trưng cơ bản của PP dạy học
mới. Đó là:
+ Với đặc trưng thứ nhất : Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học
tập, từ đó giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp
thu những tri thức được sắp đặt sẵn.
+ Đặc trưng thứ 2: Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo
phương châm “tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận

nhiều hơn„ .Lớp học trở thành mơi trường giao tiếp thầy –trị và trò-trò nhằm vận
dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các
nhiệm vụ học tập chung. HS được tham gia các bước bàn luận, nêu chính kiến và
thống nhất, kết luận. Qua đó HS được phát triển năng lực thể hiện chính kiến, phát
triển ngơn ngữ, giao tiếp và năng lực quản lí.
+ Đặc trưng thứ 3: Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong
suốt tiến trình dạy học thơng qua hệ thống câu hỏi bài tập được phân loại theo
8


định hướng năng lực gồm các loại bài tập: bài tập dạng trắc nghiệm, BT vận dụng,
BT giải quyết vấn đề, BT gắn với bối cảnh, với các đặc điểm của BT có yêu cầu
mức độ khác nhau, BT kết nối với kinh nghiệm sống, BT có những con đường và
giải pháp khác nhau. Làm như vậy HS được phát triển năng lực tự học, sáng tạo,
năng lực khẳng định bản thân.
Trong bài GV đã đưa ra bài tập có kết nối với kinh nghiệm sống của HS. Qua đó
hình thành năng lực thích ứng với hồn cảnh cho HS. Các nội dung này được thể
hiện ở từng hoạt động như sau:
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết.
+B1: Xác định rõ cần đánh giá KT-KN gì từ HS ( thể hiện ở mục tiêu vừa nêu)
+B2: GV đã lựa chọn các hình thức đánh giá là phối hợp các hình thức đánh giá
lớp học gồm : đánh giá thông qua HS làm bài kiểm tra, thông qua vấn đáp, HS tự
đánh giá, thông qua quan sát lớp học.
+B3: GV Thu thập thông tin từ kết quả làm bài và chuẩn bị bài về nhà của HS,
từ việc quan sát thái độ, tinh thần xây dựng bài, từ kết quả trả lời các câu hỏi vấn
đáp, kết quả tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS.
+B4: Sau khi thu thập thông tin, GV đánh giá và quyết định những điều cần thay
đổi và thực hiện.

9



+B5: Giải thích cho HS biết các em đã học được gì và sử dụng chúng như thế
nào.
- Ở các bước này GV đã thực hiện rất tốt thể hiện ở chỗ sau khi thu thơng tin bằng
nhiều hình thức: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ôn tập ở nhà qua bản đồ tư duy, qua
thuyết trình nội dung kiến thức cơ bản từ bản đồ tư duy, qua việc vận dụng kiến
thức làm bài tập trắc nghiệm, GV đã đánh giá và nhận xét cho các em biết các em
đã nắm vững các kiến thức cơ bản. KT còn hỏng, chưa chắc là do đâu GV đa ra
những yêu cầu cần thay đổi và thực hiện tiếp theo cho HS (yêu cầu HS học lại và
nắm cho vững)
Như vậy HS đã được giúp đỡ, định hướng để học tập tốt hơn.Cách đánh giá này
của GV đã tập trung vào việc quan sát và cải thiện việc học giúp cho chất lượng
học tập của người học tốt hơn.Thông qua cách phối hợp các hình thức đánh giá ở
từng hoạt động một gồm đánh giá giữa GV và HS giữa HS và HS , HS được củng
cố nắm vững chắc nội dung kiến thức cơ bản, kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn
nhau được thực hiện tốt qua đó phát triển năng lực tự học, hợp tác, năng lực đánh
giá giữa ngời học với nhau, năng lực vận dụng kiến thức giải quyết tình huống
thức tiễn cho HS cũng được nâng lên. GV thì so sánh được năng lực của HS
đối với chuẩn kiến thức và kĩ năng để từ đó cải thiện kip thời hoạt động dạy và
hoạt động học ở các bài sau.
* Đối với hoạt động 2: Ôn các dạng bài tập cơ bản

10


Ngoài đánh giá lớp học theo 5 bước trên GV đã phối hợp với PP đánh giá quá
trình và đánh giá tổng kết.
Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm. Qua đó rèn kỹ năng sử dụng ngơn ngữ cho
học sinh đồng thời học sinh có cơ hội đánh giá lẫn nhau.

Bài tập 3 dùng kĩ thuật khăn trải bàn GV xác định đây là hoạt động nhằm phát
triển nhiều năng lực cho HS gồm năng lực hợp tác, quản lí, phát triển ngơn ngữ,
năng lực giải quyết vấn đề, phát triển tư duy sáng tạo do đó GV dùng hình thức
đánh giá lớp học thơng qua vấn đáp và thảo luận nhóm .Thơng qua kiểm tra cách
trình bày, diễn đạt, các cách làm khác nhau của từng nhóm, kết hợp với đánh giá
của GV làm cho năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề của HS đợc phát
triển, HS thấy rõ mình có được kĩ năng nào tốt, chưa tốt cần khắc phục và rút
kinh nghiệm , đồng thời HS thấy rõ với việc thực hiện cùng một nhiệm vụ có thể
có những cách giải quyết khác nhau nhưng cần chọn cách giải quyết hợp lí nhất,
hiệu quả nhất.
- Trong bài GV cịn đánh giá HS khơng chỉ đánh giá kết quả mà đã chú ý đến cả
q trình học tập. GV Đánh giá thành tích học tập của HS theo cả bài học,
chương học GV đã chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong việc giải
quyết các nhiệm vụ phức hợp thông qua việc làm dạng bài tập tổng hợp cuối
chương.
III. KẾT LUẬN
11


Việc đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực của HS thực chất
là: Chuyển từ: “dạy - học” sang “tổ chức dạy - học” . Thay đổi các thói quen
truyền thống về: Khơng gian lớp học, hình thức tổ chức, cấu trúc nội dung theo bài,
mục, đối tượng, mục tiêu sử dụng đồ dùng, TTBDH, phân vai, phân nhiệm vụ, Kỹ
thuật tương tác HS – GV; HS – HS, HS – môi trường học tập, Phân bổ thời lượng .
Ở tiết dạy thể nghiệm đã thể hiện được một số điểm đổi mới trên như thay đổi các
thói quen truyền thống về: Khơng gian lớp học, hình thức tổ chức dạy học. Khi tổ
chức các hoạt động học tập sử dụng các PPDH, kỹ thuật dạy học mới; phân nhiệm
vụ “đúng người đúng việc” điều chỉnh kịp thời tương tác GV – HS; HS – HS; phát
huy môi trường học tập ở gia đình. Ngồi ra GV đã phân loại dạng bài học. Mục
tiêu bài học đã lựa chọn để bổ sung một số phẩm chất, năng lực vào bài. Thiết kế

giáo án theo các hoạt động học của HS.Tuy nhiên việc đổi mới PPDH theo hướng
phát triển năng lực HS còn mới với GV và chưa quen với HS. Do đó việc thực hiện
của chúng tơi cịn rất nhiều hạn chế về chuyên môn cũng như tiết dạy thể nghiệm
và báo cáo chuyên đề rất mong được sự đóng góp của tồn thể các đồng chí .
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí!
Đại Sơn, ngày 05 tháng 4 năm 2018.
Người viết báo cáo.

Hà Công Binh
12


13



×