Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

chuyên đề một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 đọc diễn cảm trong phân môn tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.14 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 ĐỌC DIỄN CẢM TRONG
PHÂN MƠN TẬP ĐỌC ”
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học
đã được cán bộ quản lí, giáo viên trực tiếp giảng dạy đặc biệt quan tâm. Đổi mới
PPDH là sự kết hợp nhuần nhuyễn sáng tạo giữa kinh nghiệm của giáo viên với
những yếu tố mới của PPDH hiện đại, nhằm gây hứng thú học tập, tạo niềm tin,
niềm vui, hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt:
nghe, nói, đọc, viết để học sinh giao tiếp. Thơng qua việc dạy Tiếng Việt góp phần
rèn luyện thao tác tư duy.
Tiếng Việt là tiếng ghi âm, nghĩa là viết như thế nào thì đọc như thế ấy, có đọc
được thì mới hiểu nội dung. Vì thế phân mơn Tập đọc có vị trí đặc biệt trong
chương trình Tiểu học. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh
kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh tiểu học đồng thời làm cơ sở, nền móng
cho sự pháp triển.
Nhờ đọc mà con người bày tỏ ý kiến của mình. Từ đó con người có điều kiện tự
học và hiểu biết các mơn học khác. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự
học, học cả đời. Bởi vậy dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn
cảm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng.


Trong thực tế hiện nay, dạy đọc ở trường Tiểu học, bên cạnh những thành cơng
cịn nhiều hạn chế. Các giờ Tập đọc thì hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng,
đọc trơn, số lượng học sinh biết đọc diễn cảm tốt có rất hữu hạn. Giáo viên cịn
lúng túng khi dạy tập đọc đồng thời những phương pháp cụ thể hướng dẫn rèn đọc
diễn cảm cho học sinh tiểu học cũng rất ít được quan tâm.
Vậy để giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, hiểu và cảm thụ được bài văn, bài
thơ thì địi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng
mới đó là “Mọi học sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt động học tập”.
Do đó với mong muốn làm thế nào để chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm của


học sinh lớp 2 ngày càng nâng cao, tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp giúp học
sinh lớp 2 đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc”.
II. THỰC TRẠNG:
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát chất lượng phân môn Tập đọc của
học sinh lớp 2 bản thân tôi nhận thấy: một số học sinh mới chỉ ở mức độ đọc đúng,
đọc trơn.
Đa số các em phát âm theo phương ngữ, thường phát âm lệch chuẩn viết, cụ thể
các em thường mắc lỗi sau:
• Các lỗi về thanh: Các em đọc cịn nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh hỏi

Ví dụ: suy nghĩ/ suy nghỉ, mạnh mẽ/ mạnh mẻ...
• Các lỗi phát âm: Các vần có âm cuối c/t, n/ng, i/y

Ví dụ: buốt/buốc, lan/lang, …


• Do các em chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa biết nhấn

giọng, lên giọng, hạ giọng những từ cần thiết.
• Do các em lười đọc sách, khơng chịu khó rèn đọc dẫn đến đọc cịn chậm.

III. NỘI DUNG
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp.
Như chúng ta đã biết đọc diễn cảm chỉ thực hiện trên cơ sở học sinh đã đọc đúng
và đọc lưu lốt. Đọc đúng khơng đọc thừa, khơng sót tiếng. Đọc đúng phải thể hiện
được hệ thống ngôn ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Bởi vậy việc rèn đọc
cho học sinh luyện đọc đúng là khâu đầu tiên của việc rèn đọc diễn cảm và đã thực
hiện ở các lớp dưới. Đối với học sinh lớp 2 thì việc luyện đọc đúng được rèn luyện
như sau:
a. Luyện đọc đúng:

- Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, khơng có
lỗi. Đọc đúng là khơng đọc thừa, khơng sót từng âm, vần, tiếng. Đọc đúng phải thể
hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Nói cách khác là
không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn. Đọc đúng bao gồm việc đọc
đúng các âm thanh(đúng các âm vị), ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Dựa vào số câu, giáo viên chỉ định trước số học sinh tham gia đọc nối tiếp ở
mỗi vòng đọc. Để củng cố kĩ năng đọc trơn đã được rèn ở các lớp dưới, giáo viên
nên hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp:


• Qua những học sinh đọc nối tiếp câu, giáo viên nghe và phát hiện những hạn

chế và cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ khó, câu khó, từ đó có biện
pháp hướng dẫn đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả lớp để học
sinh đạt yêu cầu đọc đúng và đọc rành mạch.


Học sinh đọc nối tiếp đoạn, kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải trong
SGK, nó có tác dụng nâng cao kĩ năng đọc hiểu ( việc tìm hiểu nghĩa của từ có
thể xen kẽ trong q trình đọc nối tiếp hoặc sau khi đọc hết bài). Nếu học sinh
đọc chưa đúng, giáo viên vẫn tiếp tục hướng dẫn, sửa chữa.

- Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị Tiếng Việt.
Việc luyện đọc từng câu, đoạn nối tiếp tạo điều kiện cho nhiều học sinh được
thực hành đọc. Qua thực hành mà học sinh được giáo viên chỉ dẫn, uốn nắn, động
viên, khích lệ để đạt được vững chắc kĩ năng đọc, chuẩn bị luyện tập kĩ năng mới
đọc diễn cảm.
b) Luyện đọc hay ( đọc diễn cảm)
Đối với loại hình văn bản nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn
cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở giúp học sinh hiểu biết thể hiện tình cảm, thái

độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh cảm xúc, tính cách nhân vật trong
bài...(Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc về ngữ điệu, về tốc độ, trường độ và
âm sắc, diễn tả đúng nội dung). Tuy nhiên, học sinh đọc diễn cảm như thế nào phụ
thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng em, giáo viên không nên áp đặt học sinh
một cách theo khuôn mẫu.


c) Các hình thức luyện đọc
Để hướng dẫn học sinh luyện đọc thành tiếng, giáo viên có thể tổ chức cho
học sinh hoạt động theo các hình thức sau:
- Đọc cá nhân ( đọc riêng lẻ hoặc nối tiếp từng câu).
- Đọc theo nhóm đơi ( theo cặp ) giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ đoạn bài cần học
thuộc lịng, thay đổi hoạt động, tạo khơng khí hào hứng cho lớp học.
- Đọc theo vai ( nhiều học sinh hợp tác đọc theo lời nhân vật mình đóng vai, tham
gia các trò chơi luyện đọc).
- Thi đọc diễn cảm
2. Các giải pháp chủ yếu:
a) Hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh.
* Đọc đúng các âm dễ lẫn:
Đọc đúng là phát âm đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Nói cách khác là phải đọc
đúng chính âm ( không đọc theo cách phát âm địa phương ). Đọc đúng thể hiện
chính xác âm vị. Ln ln nhắc nhở các em rèn đọc đúng không chỉ trong các
tiết rèn đọc mà cả trong các giao tiếp hàng ngày.
Trong giờ tập đọc giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh kèm cặp nhau đọc, đọc
trong nhóm, giáo viên yêu cầu học sinh đọc tốt kèm cho học sinh đọc chưa tốt,
cho các em phát hiện, so sánh, phân biệt để từ đó các em phát âm đúng hay đọc
đúng các âm đầu trong các bài đọc và trong giao tiếp. Nhắc nhở các em cùng bảo


nhau có ý thức phát âm đúng trong mọi tình huống. Tập cho học sinh quan sát lời

nói của giáo viên, của bản thân mình để đọc, nói cho đúng
+ Ví dụ: Khi dạy bài “ Trên chiếc bè” – Tiếng Việt lớp 2- Tập 1- Trang 28
Tôi đã hướng dẫn cho hs phát hiện, phân biệt để đọc đúng phụ âm đầu hay lẫn
như sau: Các tiếng có chứa phụ âm đầu “ tr/ch” .
- Yêu cầu học sinh đọc các từ hay lẫn trong bài đó là: “Dế Trũi” không đọc là “Dế
Chũi”, “trong vắt” không đọc là “chong vắt”
+ Ví dụ: Khi dạy bài “ Mẫu giấy vụn” – Tiếng Việt lớp 2- Tập 1-Trang 48
Các tiếng có chứa phụ âm đầu “ d/v” .
- Yêu cầu học sinh đọc các từ hay lẫn trong bài đó là: “vào lớp” không đọc là “ dào
lớp”, “vui quá” không đọc là “dui quá”
* Đọc đúng các vần:
Cần rèn cho các em đọc đúng những vần khó, tiếng khó, vần có ngun âm đơi
mà các em hay phát âm sai, tơi hướng dẫn như sau:
+ Ví dụ : Khi gọi các em đọc bài giáo viên cùng học sinh theo dõi, nếu học sinh đọc
sai ghi lên bảng và sửa sai cho học sinh: “ uống rượu” vần “ ươu” không đọc là “
uống riệu”, “ thuyền” không đọc là “ thiền” hoặc “ quả chuối” không đọc “ quả
chúi” Yêu cầu học sinh đọc đúng các vần có âm cuối c/t, n/ng, i/y


+ Ví dụ: Khi gọi các em đọc bài “ Bàn tay dịu dàng” giáo viên cùng học sinh theo
dõi, nếu học sinh đọc sai ghi lên bảng và sửa sai cho học sinh: “ vuốt ve ” vần “ uôt
” không đọc là “ uôc ”. “nỗi buồn” vần “uôn” không đọc là “ uông ”.
“ bàn tay” vần “ ay ” không đọc là “ ai ”.
* Đọc đúng dấu thanh:
Học sinh vẫn cịn có em chưa phát âm đúng, đọc đúng dấu thanh do nhiều yếu tố
mang lại. Trong đó có yếu tố đặc biệt do vùng miền nên khi đọc các em thường đọc
sai dấu thanh. Chính vì thế chúng ta cần rèn cho các em đọc đúng dấu thanh trong
bài tập đọc.
+ Ví dụ: Khi dạy bài “Bàn tay dịu dàng” Tiếng Việt lớp 2. Tập I. Trang 66.
Giáo viên đưa ra các tiếng có dấu thanh hay lẫn và gọi một số học sinh đọc. Gọi

học sinh khác nhận xét bạn đọc đúng dấu thanh chưa, nếu vẫn còn học sinh đọc
chưa đúng, giáo viên đọc mẫu và phân tích cho học sinh đọc chẳng hạn như:
“ lặng lẽ” thanh ngã không đọc là “ lặng lẻ” thanh hỏi.
“ nỗi buồn” thanh ngã không đọc là “ nổi buồn” thanh hỏi.
+ Ví dụ: Khi dạy bài “Bàn tay dịu dàng” Tiếng Việt lớp 2. Tập I. Trang 66
b) Hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng chỗ:
- Đọc đúng bao gồm đúng cả tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Việc ngắt
nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu : Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu
chấm. Tôi đã dựa vào nghĩa của từ và quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp
cho đúng các câu, nghỉ hơi giữa các cum từ.


- Khi đọc nối tiếp đoạn theo tôi nên cho các em một số câu hỏi gợi mở để các em
thảo luận tìm ra cách đọc cho mỗi đoạn (hoặc giọng đọc của các nhân vật) sau đó
giáo viên sẽ là người chốt lại cách đọc. Khi đọc đoạn gọi một học sinh đọc, gọi học
sinh nhận xét bạn, chú ý đọc ngắt, nghỉ cho phù hợp.
- Tùy vào từng bài từng mức độ đọc của học sinh mà tổ chức cho học sinh đọc
đồng thanh cả bài hoặc 1-2 đoạn.
- Hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc thầm
theo. Ngoài ra, còn dùng biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm. Đồng thời cho
học sinh thảo luận cách đọc
+ Ví dụ : Bài “ Mẹ” .Tiếng Việt lớp 2 - Tập 1-Trang 101 . Giáo viên cần hướng dẫn
học sinh đọc theo từng tốc độ, cách ngắt nhịp.
Mẹ
Lặng rồi cả tiếng con ve/
Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi//
Nhà em vẫn tiếng ạ ời/
Kẽo cà tiếng võng/ mẹ ngồi mẹ ru//…
Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng điệu, ngữ điệu
phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ của tác giả đối với

nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. Sau khi tìm hiểu và nắm được nội
dung, ý nghĩa bài đọc. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn nhằm
“thăm dò” khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh.


Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy những
ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tự tìm ra cách đọc hợp lý.Ví dụ: Đoạn vừa
rồi đọc với giọng điệu như thế nào? Để nêu đặc điểm của nhân vật em cần chú ý
nhấn giọng ở những từ ngữ nào? Hoặc qua nội dung bài, em hãy xác định giọng
đọc chung của toàn bài? Học sinh thảo luận và trả lời –sau đó giáo viên rút ra kết
luận chung .
c) Hướng dẫn học sinh đọc nhấn mạnh các từ quan trọng.
Giúp học sinh biết đọc nhấn giọng các từ quan trọng ( từ ngữ gợi tả, gợi cảm, từ
ngữ làm nổi bật ý chính).
- Giáo viên cần xác định để đọc hay được bài đọc đó thì cần chú ý đến những yếu
tố cơ bản như nhấn giọng những từ ngữ nào hay đọc với giọng ra sao thì phù hợp
với cảm xúc trong bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hay thông qua việc dẫn dắt gợi mở để học
sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh cảm xúc trong
bài.
+ Ví dụ : Bài : “ Bàn tay dịu dàng”. Tiếng Việt lớp 2 -Tập 1- Trang 66.
Chú ý khi đọc cần nhấn giọng một số từ gợi tả được gạch dưới trong đoạn văn sau:
Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập.
Nhưng sáng mai em sẽ làm ạ! Tốt lắm! Thầy biết em nhất định sẽ làm


Thầy khẽ nói với An.
Cần nhấn giọng ở các từ ngữ được gạch chân để thể hiện thái độ ân cần, thương
yêu của thầy.
d) Hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời của các nhân vật.

Biết phân biệt lời của các nhân vật chú ý đến tư thế, tác phong của người
đọc. Học sinh cấn bình tĩnh, tự nhiên, giọng đọc có âm độ vang vừa phải, khơng to
q hoặc quá nhỏ. Một sắc thái rạng rỡ, vui tươi trên nét mặt, một nụ cười hay một
thoáng trầm tư phù hợp với từng câu, đoạn trong bài sẽ góp phần tăng thêm cái
hay, cái đẹp trong tác phẩm dễ đi vào lịng người, ánh mắt khơng phải lúc nào cũng
nhìn chăm chăm vào sách mà đơi lúc nhìn vào người nghe, lôi cuốn sự chú ý của
mọi người.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cụ thể trong từng câu chuyện.Cần xác
định được truyện có những nhân vật nào. Trước tiên cần biết đọc phân biệt lời dẫn
chuyện với lời của các nhân vật trong truyện. Sau đó tìm hiểu tính cách của từng
nhân vật ra sao để có giọng đọc thích hợp và thay đổi giọng đọc như thế nào trong
từng văn cảnh cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.Bước đầu biết làm chủ
được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, đọc cao giọng hay thấp giọng, âm sắc
nhằm diễn tả đúng nội dung bài.
Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu các em đọc theo hình thức
phân vai. Học sinh luyện tập nhiều lần theo hướng dẫn của giáo viên.


Giáo viên mời 1 nhóm đọc trước lớp, cả lớp lắng nghe và nhận xét cách đọc
của từng nhân vật sau đó 2 đến 3 nhóm thi đọc để chọn ra nhóm, cá nhân đọc hay
nhất.
+ Ví dụ : Bài “ Bàn tay dịu dàng” Tiếng Việt 2.Tập . Trang 66 .
An : Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập.
Nhưng sáng mai em sẽ làm ạ!
( Giọng nhẹ nhàng, một cách chân thành.)
Thầy giáo : Tốt lắm! Thầy biết em nhất định sẽ làm
( Giọng nhẹ nhàng, đầy trìu mến của ngời thầy).
IV/ KẾT LUẬN:
Trong các năm học gần đây dạy đọc diễn cảm cho học sinh tiểu học là một vấn
đề hết sức cần thiết, nó có ý nghĩa rất lớn để kích thích óc sáng tạo của học sinh,

mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh. Qua
các bài tập đọc, học sinh còn được cung cấp vốn từ ngữ, năng lực diễn đạt, những
hiểu biết về tác phẩm văn học. Từ đó nâng cao trình độ văn hố nói chung và trình
độ Tiếng việt nói riêng.
Vậy để nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 2, đòi hỏi mỗi giáo
viên chúng ta phải nổ lực hết mình, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư
suy nghĩ sáng tạo làm cho các em say mê, hứng thú hoạt động học tập
Việc áp dụng các biện pháp trên thường xuyên ở các tiết tập đọc, học sinh đọc
diễn cảm của lớp tôi tăng lên rõ rệt.


Trên đây là một số biện pháp của tôi xin đề ra để vận dụng vào việc giúp
HS đọc diễn cảm trong phân môn tập đọc lớp 2. Rất mong sự đóng góp của quý
đồng nghiệp để chuyên đề ngày càng hồn chỉnh hơn.

V. QUY TRÌNH GIẢNG DẠY:
HĐ 1. Khởi động
HĐ 2. Bài mới
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn luyện đọc.
- Đọc mẫu toàn bài
- Đọc nối tiếp câu( lượt 1)
+ Luyện đọc từ khó, câu dài
- Đọc nối tiếp câu( lượt 2)
- Chia đoạn
- Đọc nối tiếp đoạn
+ Giải nghĩa từ
- Luyện đọc nhóm
- Thi đọc nhóm



- Đọc đồng thanh
- 1 HS đọc tồn bài
3. Tìm hiểu bài.
- Tìm hiểu các câu hỏi
- Nội dung bài
4. Đọc diễn cảm
- Chọn đoạn luyện đọc diễn cảm.
- Đọc mẫu
- Học sinh đọc. Tìm giọng đọc
- Luyện đọc nhóm.
- Thi đọc diễn cảm. Bình chọn
- Đọc phân vai
5. Củng cố - Dặn dò:
- LHGD :
- Nêu lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học

Đại Hòa, ngày 15 tháng 11 năm
2020
Người viết


Đinh Trường Ngân Hằng



×