Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Sự chuẩn bị của sinh viên đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố hồ chí minh cho nghề nghiệp tương lai trong thời kì hội nhập cộng đồng kinh tế asean 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƢỜNG NĂM 2017
SỰ CHUẨN BỊ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHO NGHỀ NGHIỆP TƢƠNG LAI
TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

Ngƣời thực hiện:
Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Thảo, Xã hội học, 2014-2018
Thành viên: Phạm Giao Tiểu Ái, Xã hội học, 2014-2018
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan
Lĩnh vực chuyên môn: Xã hội học
Đơn vị công tác: Khoa Xã hội học, KHXH&NV HCM

Hồ Chí Minh, tháng 4 – năm 2017


LỜI CẢM ƠN

-

Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, Nhóm nghiên cứu xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa
Xã Hội Học – Trƣờng Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn đã cùng với tri
thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian làm nghiên cứu tại trƣờng.

-


Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan đã tận tâm
hƣớng dẫn Nhóm nghiên cứu qua những buổi thảo luận, góp ý về lĩnh vực chun
mơn trong nghiên cứu khoa học.

-

Với nền kiến thức cịn hạn chế, bài viết khơng tránh khỏi những thiếu sót là điều
chắc chắn, rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp q báu của q Thầy Cơ
để kiến thức của Nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực này đƣợc hồn thiện hơn.


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
AEC: Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
ĐHKHXHNV – ĐHQGHCM: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia
Hồ Chí Minh.
SV: Sinh viên


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Đề tài : “Sự chuẩn bị của sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành
phố Hồ Chí Minh cho nghề nghiệp tƣơng lai trong thời kì hội nhập Cộng đồng Kinh tế
ASEAN 2015” hƣớng đến tìm hiểu sự chuẩn bị các kĩ năng, kiến thức của sinh viên cho
nghề nghiệp tƣơng lai trong thời kì hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhƣ thế nào.
Qua đó, giúp sinh viên có thái độ học tập đúng đắn và phù hợp.
Với đề tài trên, nhóm nghiên cứu dùng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng nhằm
tìm hiểu về sự chuẩn bị cho nghề nghiệp tƣơng lai của sinh viên trong thời kì hội nhập
Cộng đồng Kinh tế Asean 2015. Bên cạnh đó, tìm ra một số yếu tố tác động đến mức độ
chuẩn bị của sinh viên.
Qua q trình nghiên cứu có thể thấy thực trạng hiểu biết và quan tâm của sinh
viên vẫn cịn mơ hồ. Bên cạnh đó, sinh viên có chọn lọc các yếu tố ảnh hƣởng đến cơ hội

việc làm của mình sau khi hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, nhƣng hầu hết bản thân
sinh viên vẫn chƣa có sự chuẩn bị tốt những yếu tố để sẵn sàng cho việc cạnh tranh việc
làm trong quá trình hội nhập. Từ những kết quả nghiên cứu trên, nhóm đã đề xuất một số
khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên đối với quá trình hội nhập Cộng
đồng Kinh tế ASEAN.
Từ khóa : Cộng đồng kinh tế ASEAN; việc làm sinh viên; Cơ hội và thách thức
đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN.


Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................... 4
2.1.

Các nghiên cứu về cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập AEC .... 4

2.2.

Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam đối với AEC ....................................... 6

2.3.

Đánh giá chung................................................................................................ 7

3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài................................................................................ 8
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 9
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ......................................................................... 9
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 10
6.1.


Phƣơng pháp luận nghiên cứu ....................................................................... 10

6.2.

Phƣơng pháp thu thập thông tin và xử lý dữ liệu .......................................... 10

7. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................................... 14
8. Hạn chế của đề tài nghiên cứu ................................................................................... 15
9. Lý thuyết áp dụng .................................................................................................... 15
9.1.Thuyết hành động xã hội ...................................................................................... 15
9.2.Thuyết hành động xã hội ...................................................................................... 17
9.3. Khung phân tích .................................................................................................... 119
10. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 119
11. Vài nét về AEC ............................................................................................................ 19
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................ 25
CHƢƠNG I. TÌM HIỂU MỘT VÀI HIỂU BIẾT CỦA SINH VIÊN VỀ AEC ............... 26
1. Sự tham gia vào các chƣơng trình liên quan đến AEC .............................................. 26
1.1. Ngành học......................................................................................................... 26
1.2. Năm học .......................................................................................................... 27
2. Sự hiểu biết của sinh viên về một số kiến thức về AEC ............................................ 28


3. Nhận định của sinh viên về sự lồng ghép nội dung AEC trong chƣơng trình đào tạo
…………………………………………………………………………………….32
3.1. Năm học ........................................................................................................... 32
3.2. Ngành học......................................................................................................... 33
4. Sự lo lắng của sinh viên khi Việt Nam tham gia AEC .............................................. 33
CHƢƠNG II. SỰ CHUẨN BỊ CỦA SINH VIÊN CHO NGHỀ NGHIỆP ....................... 35
KHI VIỆT NAM HỘI NHẬP AEC................................................................................... 35

CHƢƠNG II. MỘT SỐ YẾU TỐ TAC ĐỘNG ................................................................ 35
1.

Ngành học .................................................................................................. 42

2.

Niên khóa học ............................................................................................ 43

3.

Mức độ lo lắng khi Việt Nam tham gia AEC ............................................ 44

4.

Học lực ....................................................................................................... 45

5.

Điều kiện sống ........................................................................................... 45

6.

Khu vực sống ............................................................................................. 46

7.

Việc đi làm thêm ........................................................................................ 46

8.


Mong muốn của sinh viên .......................................................................... 46

KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................... 48
1.Kết luận........................................................................................................................... 49
2.Khuyến nghị ................................................................................................................... 49
2.1. Đẩy mạnh phổ biến hiểu biết về AEC đến phụ huynh và giáo viên bậc phổ thơng 50
2.2. Củng cố mục đích, động cơ cho sự chuẩn bị nghề nghiệp hội nhập AEC .............. 50
2.3. Tổ chức nhiều hoạt động tìm hiểu về AEC ............................................................. 50
2.4. Chuẩn hóa chất lƣợng đào tạo đại học theo tiêu chí AUN-QA ............................... 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 52
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Khoa bộ môn (Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của đề tài) ...................... 11
Biểu đồ 2. Tỷ lệ nam nữ (Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của đề tài) ...................... 11
Biểu đồ 3. Niên khóa (Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của đề tài) ........................... 12
Biểu đồ 4. Điều kiện gia đình (Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của đề tài) .............. 13
Biểu đồ 5. Nơi sinh sống (Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của đề tài) ..................... 13
Biểu đồ 6. Sinh viên làm thêm (Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của đề tài) ............ 13
Biểu đồ 7. Học lực trung bình học kỳ gần nhất ................................................................. 14
Biểu đồ 8. Nghe nói về AEC ............................................................................................. 28
Biểu đồ 9. Sự hiểu biết về AEC......................................................................................... 29
Biểu đồ 10. Nguồn thông tin ............................................................................................. 31
Biểu đồ 11. Sự chuẩn bị của sinh viên về một số kỹ năng ................................................ 35


1


PHẦN MỞ ĐẦU


2

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 31/12/2015 cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức hoạt động
với mục tiêu tạo ra một khu vực kinh tế thịnh vƣợng, ổn định và có tính cạnh tranh
cao. Đây sẽ là thị trƣờng có quy mơ dân số lớn thứ 3 trên thế giới với hơn 600
triệu ngƣời, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Việc hội nhập AEC đem lại cơ hội
phát triển kinh kế đồng thời cũng mang lại rủi ro, thách thức cho các nƣớc thành
viên. Trƣớc bối cảnh đó, Việt Nam hội nhập AEC khơng chỉ là một cơ hội tốt
thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế quốc gia, tạo tiền đề
quan trọng cho việc hội nhập về văn hóa, chính trị, xã hội với các nƣớc trong khu
vực.
Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội sau 30
năm đổi mới với sự cải cách toàn diện nền kinh tế và chủ động đẩy mạnh hội nhập
kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, giữa Việt Nam và các nƣớc ASEAN cịn có sự chênh
lệch về trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh. Tính theo GDP bình quân đầu
ngƣời, Việt Nam chỉ cao hơn Lào, Campuchia và Myanmar, và thấp hơn nhiều so
với Singapore (Võ Trí Thành 2015a). Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) cũng có
sự khác biệt lớn giữa Việt Nam và các nƣớc ASEAN. Theo bảng xếp hạng của
Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc năm 2013, Việt Nam xếp hạng 121, cao
hơn Lào (139), Campuchia (136), Myanma (150) nhƣng thấp hơn nhiều so với
Singapore (9), Brunei (30) và Malaysia (62) [UNDP 2014]. Để hội nhập kinh tế
quốc tế hiệu quả, đóng góp chung vào xây dựng AEC, Việt Nam và các nƣớc
ASEAN cần có những điều chỉnh phù hợp để thu hẹp khoảng cách phát triển và
nâng cao năng lực cạnh tranh hiệu quả hơn.
Có thể nói, nguồn lực lao động trẻ đặc biệt là bộ phận sinh viên đóng vai

trị vơ cùng quan trọng. Hằng năm, có khoảng 1,2 - 1,6 triệu thanh niên bƣớc vào
tuổi lao động. Năm 2008, số thanh niên hoạt động kinh tế của cả nƣớc hơn 16 triệu
ngƣời chiếm 38,7% lực lƣợng lao động xã hội; năm 2009, số thanh niên hoạt động
kinh tế tăng lên gần 18 triệu ngƣời 36,6% lực lƣợng lao động xã hội; năm 2010


3

con số đó là 17,1 triệu ngƣời, chiếm 33,7% lực lƣợng lao động xã hội) 1. Có thể
nói, nguồn lực và tiềm lực của thanh niên là rất lớn.
Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của thanh niên hiện nay
ngày càng tăng. Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi lao động thiếu việc làm tăng từ 3%
năm 2008 lên 5,6% năm 2009 và 4,1% năm 2010. Trong đó, khu vực thành thị là
2%, khu vực nơng thơn là 4,9%. Tình trạng thất nghiệp cũng có xu hƣớng tăng
mạnh, tập trung chủ yếu ở nhóm thanh niên đơ thị. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp
chiếm 4,2% năm 2008, 4,1% năm 2009 và tăng lên 5,2% năm 2010, trong đó ở
khu vực đơ thị là 7,8%, cao gần gấp hai lần khu vực nông thôn (4,3%). Số đối
tƣợng hƣởng trợ cấp thất nghiệp ở nhóm thanh niên cũng chiếm tỷ lệ khá cao.
Trong số những ngƣời hƣởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng, số ngƣời ở độ tuổi
dƣới 24 là 12.275 ngƣời (chiếm 24,5%); từ 25 - 40 tuổi là 31.366 ngƣời (chiếm
62,7%); trên 40 tuổi là 6.416 ngƣời (chiếm 12,8%)2. Lực lƣợng lao động là thanh
niên có trình độ trình độ cao đẳng, đại học tăng nhanh từ 5,5% năm 2008 lên 7,8%
năm 2009 và 8,7% năm 2010. Mỗi năm có từ 70 đến 80 nghìn sinh viên hệ cao
đẳng và 143 đến 160 nghìn sinh viên đại học tốt nghiệp, bổ sung cho lực lƣợng lao
động xã hội(3). Nhƣ vậy, lực lƣợng lao động là thanh niên đƣợc đào tạo ngày càng
tăng lên, nhƣng tỷ lệ vẫn rất thấp so với tổng số lao động thanh niên (chƣa đến
10%).
Xu thế hội nhập tồn cầu hóa khiến lao động nƣớc ngồi (đặc biệt là lao
động có kỹ thuật, trình độ quản lý,…) tham gia vào thị trƣờng lao động Việt Nam
nhiều hơn, cạnh tranh về lao động trình độ cao ngày càng gay gắt. Do vậy, sinh

viên Việt Nam ngồi việc phải nâng cao trình độ chun mơn thì các yêu cầu khác
về chất lƣợng nguồn nhân lực đang đƣợc đặt ra. Đó là yêu cầu về ngoại ngữ, tin
học, tác phong và văn hóa ứng xử cơng nghiệp, hiểu biết về luật pháp và thông lệ

1

Xem: , Một số vấn đề về lao động và việc làm của thanh niên hiện nay của GS, TS Đặng
Cảnh Khanh.
2
Xem: , Một số vấn đề về lao động và việc làm của thanh niên hiện nay của GS, TS Đặng
Cảnh Khanh.


4

quốc tế,… Điều này đòi hỏi sinh viên phải nhanh chóng học tập những cái mới
những cũng cần phải loại bỏ những yếu tố khơng phù hợp.
Bên cạnh đó, nhận thức của nhiều sinh viên về hội nhập quốc tế cịn đơn
giản, thiếu tồn diện. Phó thủ tƣớng, bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã
nói tại buổi tọa đàm “Hội nhập quốc tế về một số vấn đề đặt ra đối với nƣớc ta từ
2015” rằng thực tế VN đã sống trong cộng đồng AEC từ nhiều năm qua, tuy nhiên
ngƣời dân chƣa nắm và hiểu rõ quá trình mà VN đã thực hiện. Theo Phó thủ
tƣớng, so với các nƣớc trong khu vực, tỉ lệ ngƣời dân VN hiểu rõ những lợi ích
đem lại từ AEC cịn rất thấp, khoảng 60-70% ngƣời đƣợc hỏi không hiểu về AEC.
Sự chuẩn bị của mỗi cá nhân góp phần quan trọng trong việc tìm nghề
nghiệp tƣơng lai. Điều đó khơng những chỉ có ý nghĩa đối với bản thân sinh viên
ấy mà cịn có ý nghĩa đến phát triển nguồn nhân lực cho cả nƣớc. Thông thƣờng sự
chuẩn bị khi còn ngồi trên giảng đƣờng là quan trọng và rèn luyện trong thời gian
dài. Từ những thực tế trên, đề tài tiến hành nghiên cứu sự chuẩn bị cho nghề
nghiệp tƣơng lai của SV ĐH KHXH&NV TPHCM, phân tích một vài hiểu biết

của sinh viên về AEC, tìm hiểu về sự chuẩn bị của sinh viên cho nghề nghiệp
tƣơng lai trƣớc sự hội nhập của Việt Nam vào AEC và một số yếu tố tác động đến
sự chuẩn bị của sinh viên.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Việt Nam gia nhập AEC chính thức vào ngày 31/12/2015 nhƣng việc định
hƣớng hình thành AEC đã đƣợc thơng qua từ 12/1997. Từ thời điểm này, vấn đề
về AEC đã bắt đầu thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các tổ chức
nghiên cứu của các nƣớc trên nhiều lĩnh vực khoa học quan tâm. Các cơng trình có
thể tạm phân thành hai chủ đề:
2.1.

Các nghiên cứu về cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập
AEC

Về cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập AEC thì có những
nghiên cứu sau: “Tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN và những tác động đến


5

thƣơng mại quốc tế của Việt Nam” của Hà Văn Hội đăng trên Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 4 (2013) , ngày 23/12/2013 cho
thấy tác động tích cực và tiêu cực của AEC đối với thƣơng mại Việt Nam.Tác
động tích cực gồm: Thứ nhất, tham gia AEC sẽ giúp Việt Nam tăng thêm khối
lƣợng trao đổi thƣơng mại với các nƣớc trong khu vực. Thứ hai, tác động của AEC
tới tăng trƣởng xuất khẩu. Thứ ba, tham gia AEC sẽ tác động tới việc thay đổi cơ
cấu sản phẩm xuất khẩu theo chiều hƣớng tích cực. Thứ tƣ, tham gia AEC sẽ tác
động tích cực tới việc mở rộng thị phần của hàng hóa Việt Nam trên các thị trƣờng
có liên quan, thể hiện rõ nhất là tại các nƣớc ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Thứ năm, tham gia AEC sẽ gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt

Nam. Tác động tiêu cực gồm: Thứ nhất, với việc đẩy mạnh tự do hóa thƣơng mại
nội khối, hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia thành viên AEC
sẽ dần xóa bỏ Thứ hai, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với
sự cạnh tranh của hàng hóa các nƣớc khác trên thị trƣờng ASEAN. Thứ ba, thuận
lợi hóa thƣơng mại trong AEC sẽ tạo ra sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu đối
với các sản phẩm, ngành hay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ngay tại thị trƣờng
Việt Nam. Hiện nay, tại các thành phố lớn của Việt Nam nhƣ Hà Nội, Đà Nẵng,
Thành phố Hồ Chí Minh, các sản phẩm có nguồn gốc từ ASEAN xuất hiện ngày
càng nhiều.
Bên cạnh đó, có những bài viết về AEC cũng đƣợc đăng trên trang web của
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cụ thể là bài viết : “Thiếu kỹ năng và hiểu biết
về cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 – mối lo ngại lớn của doanh nghiệp”.Trong
đó, đề cập một xu hƣớng đáng chú ý là tốc độ tăng của năng suất lao động giảm đi
tại Việt Nam. Một cuộc khảo sát về nhu cầu về kỹ năng với hơn 200 doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở khu vực miền trung Việt Nam, tất cả chủ lao
động đều cho rằng sinh viên tốt nghiệp các trƣờng dạy nghề không đáp ứng đƣợc
yêu cầu của họ. Nguyên nhân là vì thiếu sự tham gia của doanh nghiệp vào quá
trình đào tạo .


6

Báo cáo “Cộng đồng ASEAN 2015 : quản lý hội nhập hƣớng tới việc làm
tốt hơn và thịnh vƣợng chung” do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng
Phát triển Châu Á (ADB) thực hiện, nghiên cứu tác động của AEC đối với các thị
trƣờng lao động bằng cách mơ phỏng những mơ hình kinh tế.
2.2.

Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam đối với AEC


Ngoài việc nghiên cứu về các cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp
nhƣ bài báo cáo “Con đƣờng đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015: Những thách
thức và cơ hội đối với các doanh nghiệp”, một số cơng trình khác cũng viết về vấn
đề này nhƣng đi theo hƣớng khác nhƣ nhận xét đánh giá về nguồn nhân lực, điển
hình nhƣ: Hội thảo khoa học “Cộng đồng kinh tế ASEAN Cơ hội và thách chức
cho thị trƣờng lao động TP.HCM” do Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức
ngày 25/8, Trung tâm WTO – VCCI, cũng đã có bài “Đánh giá nguồn nhân lực
Việt Nam khi tham gia AEC” đăng vào ngày 2/7/2015 hay bài viết “Chất lƣợng
nguồn nhân lực ở Việt Nam” của ThS. Hà Huy Ngọc,..
Dù là vấn đề doanh nghiệp hay nhân lực thì cả hai hƣớng đều nhìn nhận
thực trạng các nhân tố để phát triển kinh tế của Việt Nam còn quá nhiều hạn chế.
Hội thảo “Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách chức cho thị trƣờng
lao động TP.HCM” của TS Trần Văn Thận đƣa ra những mặt yếu kém của nguồn
nhân lực nƣớc ta rất rõ ràng, cụ thế để ngƣời đọc dễ dàng nắm bắt những thơng tin
cốt lõi. Bên cạnh đó bài “Đánh giá nguồn nhân lực Việt Nam khi tham gia AEC”
đăng vào ngày 2/7/2015 đánh giá khách quan hơn về ƣu khuyết điểm của lao động
Việt Nam so với Hội thảo khoa học “Cộng đồng kinh tế ASEAN Cơ hội và thách
chức cho thị trƣờng lao động TP.HCM”.
Cả hai bài viết đều nhìn thẳng vào thực trạng trình độ lao động của Việt
Nam, không trốn tránh việc nguồn nhân lực nƣớc ta còn quá yếu kém về nhiều
mặt. Song chỉ dừng lại ở mức độ khái quát mà không đi sâu vào các mặt yếu kém
đó là gì? Tại sao lại yếu kém? Cả hai bài viết đều nhìn nhận đúng đắn vấn đề
nhƣng lại không nêu ra đƣợc yếu kém nhƣ thế nào, so với khu vực thì trình độ
nguồn nhân lực của nƣớc ta xếp thứ mấy, để giải quyết có hiệu quả thì hƣớng giải


7

quyết đi theo hƣớng ra sao.... Do đó cả hai bài đều chỉ dừng lại ở mức là báo cáo
tình hình, nhận xét và đƣa ra hƣớng giải quyết trƣớc mắt.

Mặt khác bài viết: “Chất lƣợng nguồn nhân lực ở Việt Nam“ của ThS. Hà
Huy Ngọc cũng bàn về vấn đề này, tuy nhiên bài viết đã bổ sung đƣợc những mặt
hạn chế của hai bài viết trên. Những số liệu cụ thể giúp bài viết có mức độ tin cậy
cao hơn, đồng thời nhấn mạnh đƣợc những mặt hạn chế của nguồn nhân lực Việt
Nam, giúp ngƣời đọc có ấn tƣợng mạnh về các luận điểm, lý luận mà tác giả đƣa
ra. Tuy nhiên, bài viết này chỉ đƣa ra các thực trạng mà lại không đề xuất các
khuyến nghị và hƣớng giải quyết cho từng vấn đề mình đƣa ra.
Các bài viết về cơ hội, thách thức của AEC đối với Việt Nam cùng với
những bài về thực trạng nguồn nhân lực đều cho thấy thực trạng về trình độ lao
động của nƣớc ta cịn q thấp. Song mỗi tác giả với góc nhìn khác nhau sẽ có
những nhận xét, đánh giá của riêng mình nhƣng chúng sẽ bổ sung cho nhau. Từ đó
làm đa dạng hơn các cơng trình nghiên cứu về đề tài này. Nhìn về các nhà doanh
nghiệp thì chúng ta vẫn cịn nhiều mặt hạn chế, nhìn về nguồn nhân lực chúng ta
cũng cịn tồn tại q nhiều khó khăn, các cơng trình cho ta cái nhìn hồn thiện hơn
về thực trạng các yếu tố xã hội của Việt Nam khi hội nhập ASEAN.
Nhìn chung các bài viết đều phản ánh đúng hiện thực, nhƣng hầu hết đều
chỉ tập trung vào khía cạnh kinh tế nhƣ: doanh nghiệp, nguồn nhân lực, thị trƣờng,
lao động... mà khơng đi sâu tìm hiểu sinh viên _ nguồn nhân lực có triển vọng
nhất. Đa số các bài nghiên cứu chỉ quan tâm về các vấn đề của sinh viên hiện nay
nhƣ: sống ảo, sống thử, vô cảm, thiếu kỹ năng sống, lƣời đọc, vơ lễ...mà chƣa nói
nhiều về mức độ quan tâm của sinh viên đến các vấn đề xã hội, đặc biệt là việc hội
nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hiện nay. Do đó nhóm chúng tôi tiến hành
đề tài “Mức độ quan tâm của sinh viên trƣờng ĐHKHXH&NV về cơ hội việc làm
trong thời kì hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015” nhằm góp thêm một cách
nhìn khác cho các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này.


8

2.3.


Đánh giá chung

Các bài viết, các cuộc nghiên cứu trên đây cho thấy cái nhìn tổng quan về
sự hình thành AEC, chỉ rõ các cơ hội, thách thức cũng nhƣ đánh giá một cách rõ
ràng về nguồn nhân lực khi Việt Nam hội nhập AEC. Nhìn chung các bài viết đều
phản ánh đúng hiện thực, nhƣng hầu hết đều chỉ tập trung vào khía cạnh kinh tế
nhƣ: doanh nghiệp, nguồn nhân lực, thị trƣờng, lao động... Khách thể nghiên cứu
của các cơng trình tập trung vào ngƣời lao động nói chung và các doanh nghiệp,
doanh nhân mà chƣa có nghiên cứu cụ thể đối với sinh viên, nguồn nhân lực có
triển vọng nhất.
Đa số các bài nghiên cứu chỉ quan tâm về các vấn đề của sinh viên hiện nay
nhƣ: sống ảo, sống thử, vô cảm, thiếu kỹ năng sống, lƣời đọc, vơ lễ...mà chƣa nói
nhiều về mức độ quan tâm của sinh viên đến các vấn đề xã hội, đặc biệt là việc hội
nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hiện nay. Do đó nhóm chúng tơi tiến hành
đề tài “Mức độ quan tâm của sinh viên trƣờng ĐHKHXH&NV về cơ hội việc làm
trong thời kì hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015” nhằm góp thêm một cách
nhìn khác cho các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1.

Mục tiêu của đề tài.

Nghiên cứu nhằm nhận diện những khó khăn, thách thức mà sinh viên đang
phải đối mặt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập AEC, đồng thời tìm hiểu sự chuẩn
bị của sinh viên KHXHNVHCM cho nghề nghiệp tƣơng lai.
3.2.

Nhiệm vụ của đề tài.


Với đề tài “Sự chuẩn bị của SV ĐH KHXHNVHCM cho nghề nghiệp
tƣơng lai trong thời kì hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN”, nhóm nghiên cứu tập
trung làm rõ 3 mục tiêu chính sau:
- Tìm hiểu một vài hiểu biết của sinh viên về AEC.
- Tìm hiểu về sự chuẩn bị của sinh viên cho nghề nghiệp tƣơng lai trƣớc sự
hội nhập của Việt Nam vào AEC.
- Tìm hiểu một số yếu tố tác động đến sự chuẩn bị của sinh viên.


9

4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tƣợng nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm làm rõ sự chuẩn bị của sinh viên cho nghề nghiệp tƣơng
lai trong thời kì hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015.
4.2.

Khách thể nghiên cứu

Khách thể mà đề tài hƣớng đến là sinh viên trƣờng ĐH KHXHNVĐHQGHCM. Nhóm nghiên cứu nhắm đến các khoa/bộ mơn chịu nhiều tác động
bởi q trình hội nhập AEC nhất. Trong tổng số 27 khoa/bộ môn đang đào tạo tại
trƣờng, khoa Du lịch, Đông phƣơng và Quan hệ quốc tế là những ngành mang tính
đặc thù, đóng vai trị tích cực trong việc đào tạo nhân lực cho cả nƣớc và hƣớng tới
hội nhập thị trƣờng khu vực ASEAN, cung ứng nguồn nhân lực trình độ cao và có
bản sắc riêng, địi hỏi sinh viên sẵn sàng hồ nhập với cộng đồng khu vực Đơng
Nam Á nói riêng và quốc tế nói chung. Bên cạnh đó, một số khoa/bộ mơn khác
cũng chịu ảnh hƣởng lớn từ q trình hội nhập, tuy nhiên, vì nguồn lực cịn hạn

chế, đề tài chỉ nghiên cứu thử trên 3 khoa đã nêu với mong muốn thực hiện nghiên
cứu mang tính phát hiện vấn đề là chủ yếu.
4.3.

Phạm vi nghiên cứu

Khơng gian: nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát tại trƣờng ĐHKHXHNVĐHQGHCM.
Thời gian: năm học 2016 – 2017.
Phạm vi nghiên cứu là sinh viên đại học chính quy thuộc 3 khối ngành Du
lịch, Đơng phƣơng và Quan hệ quốc tế của trƣờng ĐHKHXHNV – ĐHQGHCM.
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
5.1.

Ý nghĩa lý luận

Đóng góp một tri thức mới về sự chuẩn bị của sinh viên cho nghề nghiệp tƣơng
lai trong quá trình hội nhập.
5.2.

Ý nghĩa thực tiễn

Dựa trên những kết quả và những dự báo của cơng trình nghiên cứu thì các tổ
chức giáo dục nói chung cũng nhƣ Nhà trƣờng nói riêng sẽ có những chính sách


10

giáo dục phù hợp giúp nâng cao cơ hội việc làm của sinh viên trong trƣờng cũng
nhƣ sinh viên Việt Nam.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng kết hợp với phƣơng pháp
định tính. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng có kết quả là những con số phản
ánh những đặc trƣng cần nghiên cứu của tổng thể, cho cái nhìn chung, bao quát về
toàn bộ đối tƣợng nghiên cứu. Qua đó giúp nhóm tác giả đƣa ra những bằng chứng
chứng minh và kiểm nghiệm lại các giả thuyết. Bên cạnh đó, phƣơng pháp nghiên
cứu định tính nhằm giúp hiểu sâu về đặc tính, tính chất, bản chất của đối tƣợng
nghiên cứu. Để giải thích sự chuẩn bị khác nhau giữa các nhóm sinh viên thì
khơng chỉ tìm hiểu những yếu tố tác động từ bên ngoài qua tỷ lệ, qua con số mà
phải tìm hiểu cả những yếu tố bên trong khách thể nghiên cứu là sinh viên để có
cách lý giải xác đáng. Chính vì vậy, trong đề tài này, nhóm tác giả đã có sự kết
hợp cả hai phƣơng pháp trên.
6.2.

Phƣơng pháp thu thập thông tin và xử lý dữ liệu

Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập, tổng hợp từ các nguồn tài liệu, tƣ liệu khác nhau
nhƣ tạp chí chuyên ngành. Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ phỏng vấn theo bảng
hỏi 158 SV ĐH KHXH&NV và phỏng vấn sâu 3 trƣờng hợp.
Đối với phƣơng pháp định lƣợng, nghiên cứu này sử dụng công cụ thu thập
thông tin bằng bảng hỏi đƣợc thực hiện cho các nội dung về sự am hiểu, quan tâm,
nhận thức và sự chuẩn bị của sinh viên cho nghề nghiệp tƣơng lai, đồng thời có
những câu hỏi về nhân khẩu đề cho thấy sự tác động từ các yếu tố đến sự chuẩn bị
của sinh viên. Đề tài sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là mẫu
chỉ tiêu. Qua nhận thực một cách chủ quan của nhóm tác giả về mức độ chịu tác
động của các khoa mạnh nhất từ việc hội nhập của Việt Nam vào AEC, chọn ra 3
Khoa là Du lịch, Đông phƣơng và Quan hệ quốc tế. Sau đó, dựa trên lịch học của
các khoa, tiến hành đến và thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi.



11

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 158 sinh viên, bao gồm các sinh viên thuộc 3
khoa/bộ môn: Du lịch 23%, Đông phƣơng học 45%, Quan hệ quốc tế 32%. Trong
số đó có 22,8% sinh viên nam và 77,2% sinh viên nữ. Tỷ lệ nam nữ không đồng
đều là đặc điểm nổi bật của sinh viên trƣờng ĐH KHXH&NV và duy trì trong
nhiều năm qua. Trong các năm học, sinh viên năm 4 chiếm số lƣợng nhiều nhất là
34%, sinh viên năm nhất, năm hai và năm ba có số lƣợng trả lời gần bằng nhau lần
lƣợt là 21%, 23% và 22% sinh viên.

32%

23%

Du lịch

Đông phƣơng

45%

Quan hệ quốc tế

Biểu đồ 1. Khoa bộ môn (Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của đề tài)

Nam,
22.8
Nữ,
77.2

Biểu đồ 2. Tỷ lệ nam nữ (Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của đề tài)

Để lý giải các yếu tố tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên
trong việc chuẩn bị cho nghề nghiệp tƣơng lai thời kì hội nhập AEC, Nhóm nghiên


12

cứu đã khảo sát một số đặc điểm nhân khẩu nhƣ: điều kiện gia đình, khu vực sống,
đi làm thêm hay khơng và học lực trung bình của sinh viên. Trong nghiên cứu này,
tỷ lệ sinh viên có điều kiện gia đình trung bình (do SV tự đánh giá) chiếm tỷ lệ cao
nhất 70%, đứng nhì là mức khá chiếm tỷ lệ 23% và thấp nhất là mức nghèo chiếm
7%. Nhìn chung, sinh viên có điều kiện gia đình khá tƣơng đồng, hầu hết đều trên
mức trung bình. Một bộ phận lớn sinh viên đến từ các vùng nông thôn, chiếm
54%. Số lƣợng sinh viên sinh sống ở nông thôn và thành thị không chênh lệch quá
lớn. Số lƣợng sinh viên làm thêm và khơng làm thêm khơng có nhiều sự khác biệt.
Số sinh viên làm thêm chiếm 46% và số sinh viên khơng làm thêm chiếm 54%.
Nhìn vào kết quả học lực trung bình học kỳ vừa qua, ta thấy học lực của sinh viên
rất đa dạng từ trung bình khá đến khá và giỏi- xuất sắc. Trong đó, số sinh viên có
học lực khá chiếm tỷ lệ cao nhất 56%, thứ nhì là số sinh viên có học lực trung bình
khá, chiếm 30% và thấp nhất là sinh viên có học lực giỏi- xuất sắc 14%.

34%

21%
23%

22%

năm 1
năm 2
năm 3

năm 4

Biểu đồ 3. Niên khóa (Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của đề tài)


13

7%
23%

Nghèo
Trung bình
Khá giả

70%

Biểu đồ 4. Điều kiện gia đình (Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của đề
tài)

46%

Nơng thơn

54%

Thành thị

Biểu đồ 5. Nơi sinh sống (Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của đề tài)

Làm thêm

46%
54%

Khơng làm
thêm

Biểu đồ 6. Sinh viên làm thêm (Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của
đề tài)


14

14%

30%

Trung bình khá
Khá

56%

Giỏi và xuất sắc

Biểu đồ 7. Học lực trung bình học kỳ gần nhất (Nguồn: Số liệu điều tra và
phân tích của đề tài)
Đồng thời, phƣơng pháp định tính cho phép sử dụng cơng cụ phỏng vấn sâu
thơng qua các câu hỏi tập trung vào việc tìm hiểu các yếu tố tác động, mức độ ảnh
hƣởng, những lý giải từ chính những câu hỏi trong phƣơng pháp định lƣợng.
Phỏng vấn sâu đối với 3 sinh viên, trong đó có 2 sinh viên là năm thứ nhất và năm
thứ 4 thuộc khoa Đông phƣơng và một sinh viên năm 3 thuộc khoa Quan hệ quốc

tế.
Phƣơng pháp xử lý dữ liệu đƣợc sử dụng chủ yếu là phần mềm SPSS kết hợp
với Excel để thống kê mô tả, bảng phối hợp 2 biến và vẽ biểu đồ.
7. Cấu trúc của đề tài
Cấu trúc đề tài gồm 3 chƣơng. Nội dung mỗi chƣơng nhằm làm sáng tỏ các
mục tiêu ban đầu đặt ra. Đầu tiên, chƣơng 1 tìm hiểu một vài hiểu biết của sinh
viên về AEC thông qua việc đo lƣờng sự tham gia của sinh viên vào các chƣơng
trình về AEC, sự lồng ghép các nội dung về AEC trong chƣơng trình đào tạo và
mức độ lo lắng khi Việt Nam hội nhập AEC. Đây là cơ sở hình thành bức tranh
tổng quát về thực trạng quan tâm đến quá trình hội nhập AEC của VN ở SV.
Kế đến, nội dung chƣơng 2 nhằm tìm hiểu về sự chuẩn bị của sinh viên cho
nghề nghiệp tƣơng lai trƣớc sự hội nhập của Việt Nam vào AEC. Sự chuẩn bị này
do sinh viên tự đánh giá lần lƣợt về kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng mềm và kỹ năng
chuyên môn của bản thân và đã có những trang nhƣ thế nào để gia nhập thị trƣờng
lao động trong khu vực Đông Nam Á.
Từ những phát hiện thực trạng ở chƣơng 1 và chƣơng 2, chƣơng 3 chỉ ra một
số yếu tố có tác động đến sự chuẩn bị của sinh viên từ đó giúp ngƣời đọc hiểu


15

đƣợc các đặc điểm nhƣ ngành học, niên khóa, học lực, khu vực sống có ảnh hƣởng
gì đến hiểu biết và sự chuẩn bị của SV.
Ngoài ra, dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đƣa ra những kết luận
ban đầu và đề xuất một số kiến nghị mang tính tham khảo.
8. Hạn chế của đề tài nghiên cứu
Mặc dù đã cố gắng thực hiện thật trọn vẹn nhƣng đề tài vẫn cịn nhiều thiếu sót
xuất phát từ các yếu tố khách quan và chủ quan. Do nguồn lực và tài lực có hạn
nên nghiên cứu chỉ thực hiện tại 3 khoa/bộ môn của trƣờng ĐHKHXHNVĐHQGHCM với mục tiêu nghiên cứu phát hiện vấn đề, làm cơ sở cho những
nghiên cứu lớn hơn sau này, chƣa khái quát đƣợc cho tồn bộ sinh viên nói chung.

9. Lý thuyết áp dụng
9.1. Thuyết hành động xã hội
Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân. Các
cá nhân hành động chính là thể hiện hoạt động sống của mình. Hành động xã hội ln
gắn với tính tích cực của các cá nhân, bị quy định bởi hàng loạt các yếu tố nhƣ nhu cầu,
lợi ích, định hƣớng giá trị của chủ thể hành động.
Khái niệm hành động xã hội đƣợc coi là hoàn chỉnh nhất là định nghĩa của nhà xã
hội học ngƣời Đức Max Weber (1864-1920): “Hành động xã hội là một hành vi mà chủ
thể gán cho một ý nghĩa chủ quan nhất định”. Nhƣ vậy, hành động bao giờ cũng có động
cơ nhất định. Nhƣng không phải hành động nào cũng là hành động xã hội.
Hành động luôn đƣợc xác định bởi những động cơ đằng sau nó, ngƣời ta thực hiện
hành động khi muốn một cái gì đó, để đạt một cái gì đó.
Một số kết quả nghiên cứu rút ra từ đề tài có thể đƣợc lý giải theo lý thuyết hành
động xã hội. Số liệu điều tra và phỏng vấn chỉ ra rằng phần đơng sinh viên có sự chuẩn bị
cho việc hội nhập AEC ở mức trung bình và tốt (trên 50%). Trong bối cảnh nƣớc ta đang
trong gia đoạn hội nhập vào nền kinh tế khu vực, cơ hội việc làm đƣợc mở rộng tuy nhiên
đi cùng với nó là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nƣớc trong khu vực. Hành động chuẩn bị
này xuất phát từ nhu cầu có đƣợc việc làm tốt sau khi tốt nghiệp đại học, phù hợp với sở


16

thích, năng lực, mức thu nhập cao, mơi trƣờng làm việc năng động, thích ứng tốt với q
trình hội nhập kinh tế.
Cơng thức hành động xã hội: Hồn cảnh tác động tới cá nhân nhƣng cá nhân trƣớc
khi hành động suy nghĩ về những nhu cầu, những động cơ của mình về hành động đó, Từ
đó sẽ tính tốn những phƣơng cách thực hiện các mục tiêu. (Trần Thị Kim Xuyến,
Nguyễn Thị Hồng Xoan, 2007)
Tƣơng tự, khi xu hƣớng toàn cầu hóa tác động đến nhận thức, sinh viên trƣờng
ĐH KHXH&NV đã có những suy nghĩ và tính tốn riêng trƣớc khi có những hành động

cụ thể nhằm phản ứng lại với các tác động từ bên ngoài. Cụ thể sinh viên trƣờng ĐH
KHXH&NV đã đề ra các mục tiêu kèm theo đó là phƣơng thức thực hiện các mục tiêu
đó.
Những hành động của sinh viên chủ yếu đƣợc phần thành 2 loại chính đó là hành
động mang tính truyền thống và hành động hợp mục đích.
Hành động mang tính truyền thống là hành động tuân thủ theo những thói quen,
nghi lễ, phong tục tập quán. Điều này giúp giải thích vì sao đa số sinh viên năm 1 và năm
2 có thái độ kém quan tâm và chuẩn bị cho việc hội nhập. Đó là vì ở mơi trƣờng trƣớc khi
vào đại học, việc giáo dục về AEC chƣa đƣợc các trƣờng THPT và gia đình chú ý đƣa
vào giảng dạy, rèn luyện. Nhiều sinh viên cho biết lần đầu tiên đƣợc nghe nói đến AEC
qua các bài giảng đƣợc học trên giảng đƣờng đại học.
Hành động hợp mục đích là hành động thực hiện có cân nhắc, tính tốn, lựa chọn
cơng cụ, phƣơng tiện, mục đích sao cho hiệu quả nhất. Một số sinh viên xác định đƣợc
mục tiêu nghề nghiệp của mình do đó đã có những chuẩn bị cụ thể. Tuy vậy, phần đông
sinh viên vẫn chƣa xác định đƣợc công việc phù hợp sau khi ra trƣờng. Những sinh viên
này vẫn tham gia các chƣơng trình về AEC, hoặc các lớp học tăng cƣờng kỹ năng nhƣ
lớp tiếng Anh, lớp tin học nhƣng mục tiêu của các bạn chủ yếu là để có đƣợc giấy chứng
nhận, điểm rèn luyện hoặc do bắt buộc thực hiện theo yêu cầu của chƣơng trình đào tạo
để đủ điều kiện tốt nghiệp đại học,...
Tóm lại, theo thuyết Hành động hợp lý, thái độ quan tâm và sự chuẩn bị của sinh
viên chịu ảnh hƣởng bởi các tác nhân bên ngoài (xu hƣớng hội nhập AEC) và sự lý giải


17

chủ quan của bản thân sinh viên đó. Sinh viên mới vào trƣờng có thái độ quan tâm và sự
chuẩn bị hội nhập AEC chƣa cao do ảnh hƣởng từ truyền thống gia đình và mơi trƣờng
THPT (hành động mang tính truyền thống). Ngƣợc lại, sinh viên có sự quan tâm và chuẩn
bị tốt chủ yếu là nhóm sinh viên năm 3, năm 4. Tuy vậy, động cơ hành động của họ rất
khác nhau. Một số sinh viên quan tâm đến việc hội nhập AEC nhằm chuẩn bị cho công

việc tƣơng lai. Bên cạnh đó nhiều sinh viên quan tâm việc hội nhập AEC chỉ để có đƣợc
thành tích cao trong thi đua.
9.2. Thuyết xã hội hóa
Xã hội hóa là một khái niệm của xã hội học đƣợc định nghĩa là một quá trình
tƣơng tác xã hội kéo dài suốt đời qua đó cá nhân phát triển khả năng con ngƣời và học
hỏi các mẫu văn hóa của mình (Macionis John, J, 1987). Nói một cách khác, đó chính là
q trình con ngƣời liên tục tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình để sống trong xã
hội nhƣ là một thành viên. Xã hội hóa là nền tảng quan trọng của lồi ngƣời, khơng nhƣ
các sinh vật khác, con ngƣời cần phải có hiểu biết xã hội để sống.
Gia đình là tác nhân xã hội hóa đầu tiên và quan trọng, khi mới sinh ra, con ngƣời
hoàn toàn phụ thuộc vào ngƣời khác trong việc đáp ứng các nhu cầu của mình. Đối với
hầu hết các cá nhân, gia đình là tập thể cơ bản đầu tiên, dạy cho trẻ em những kinh
nghiệm xã hội, các giá trị, tiêu chuẩn văn hóa và dần dần trẻ em kết hợp đƣợc nó vào ý
thức của cá nhân.
Nhà trƣờng là nơi con ngƣời bắt đầu đƣợc tiếp xúc với tính đa dạng xã hội, tƣơng
tác với những thành viên không phải trong tập thể cơ bản làgia đình mình, đƣợc dạy dỗ
nhiều điều khác với nền tảng trong gia đình. Nhà trƣờng cung cấp cho trẻ em những kiến
thức và kỹ năng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp mà có những thứ khơng phải
các thành viên lớn tuổi trong gia đình của chúng đã đƣợc hấp thụ.
Nhóm tƣơng đƣơng là nhóm bạn cùng lứa tuổi có ảnh hƣởng quan trọng đến q
trình xã hội hóa. Hầu hết trẻ em đã có nhóm bạn, thƣờng là cùng lứa tuổi, cùng mối quan
tâm và quan điểm xã hội ở trƣờng học hay gần nơi cƣ trú. Đây là bối cảnh khác với gia
đình, trƣờng học khi mà trẻ có thể tham gia các hoạt động khơng hoặc ít có sự giám sát
trực tiếp của ngƣời lớn.


18

Có thể thấy, gia đình, nhà trƣờng và bạn bè là những yếu tố có ảnh hƣởng rất lớn
đến nhận thức, hành vi của mỗi ngƣời, đặc biệt trong giai đoạn còn nhỏ tuổi. Tuy nhiên,

trong giai đoạn này, mối quan tâm của phụ huynh, gia đình và bạn bè về vấn đề chuẩn bị
cho nghề nghiệp tƣơng lai cũng nhƣ xu hƣớng hội nhập quốc tế còn rất hạn chế. Khi bƣớc
chân vào môi trƣờng đại học, sinh viên bắt đầu có những ý thức ban đầu về việc hội nhập
AEC qua các bài giảng của thầy cô và trong q trình tìm kiếm việc làm. Trong đó, bài
giảng của thầy cơ có ảnh hƣởng sớm và mạnh mẽ nhất đến nhận thức, thái độ và hành vi
của sinh viên.


×